Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Marketing sản phẩm in ấn logo giày da tại Công ty TNHH Patel Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay, có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang mở rộng cánh cửa chào đón tất cả các nhà đầu tư trên thế giới thì mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất giày da nói riêng ngày càng gay gắt hơn. Hơn nữa, nhu cầu và sự thoả mãn của khách hàng đòi hỏi phải được nâng cao hơn tạo nên động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng tầm chất lượng, dịch vụ sản phẩm lên để có thể linh hoạt đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng và giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Trên thực tế, người tiêu dùng luôn đứng trước tình trạng có rất nhiều sản phẩm với nhiều chủng loại, nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau đựơc tạo ra có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, nhưng mỗi khách hàng lại có nhu cầu và thị hiếu khác nhau đối với mỗi sản phẩm và dịch vụ. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ, thu nhập của con nguời tăng lên kéo theo sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua sắm. Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải gia tăng thông tin về số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm để khách hàng có sự lựa chọn khi quyết định mua hàng và khi hoạt động của công ty được mở rộng trên phạm vi toàn quốc thì nhu cầu thông tin cần lớn hơn và rộng hơn.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều doanh nghiệp gia công giày da xuất khẩu, nhiều tập đoàn đầu tư xưởng sản xuất tại Việt Nam như Nike, Under Armour, Adidas, Crocs,… tập trung các khu công nghiệp trên cả nước sản xuất theo tập đoàn, chuỗi cung ứng và gia công ngoài là chủ yếu nên mức độ cạnh tranh trong ngành cao, khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất có nhiều khó nên các nhà quản trị cần phải tập trung thông tin đa dạng hơn và tốt hơn về khách hàng khi thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi yêu cầu thúc đẩy hoạt động marketing ngày càng tốt hơn là hết sức cần thiết và cấp bách.

Công ty TNHH Patel Việt Nam là một trong những doanh nghiệp gia công hàng giày gia xuất khẩu, sản phẩm chính là in ấn logo trên giày da xuất khẩu. Mục tiêu quan trọng của công ty là nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do đó, để cạnh tranh được với thị trường, cần phải xây dựng chiến lược Marketing phù hợp với công ty và tình hình thị trường. Bên cạnh những thành công đạt được, việc quảng bá sản phẩm in ấn của Công ty còn nhiều hạn chế như: có nhiều đơn vị kinh doanh cạnh tranh cùng lĩnh vực, số lượng hàng tồn kho vẫn còn trên mức tối đa, chưa chủ động tìm kiếm khách hang mới, khách hang chủ yếu là khách hang truyền thống có sãn, khách hàng mới vẫn còn băn khoăn khi đặt hàng…. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh? Làm thế nào để mở rộng thị trường? Làm thế nào để công ty trở thành một đơn vị dẫn đầu về giá cả, giảm hàng tồn kho, đảm bảo mục tiêu lợi nhuận? Làm thế nào để khách hàng sẵn sàng lựa chọn sản phẩm của công ty? Đó là những câu hỏi cần phải giải đáp để công ty kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững. Xuất phát từ những nhận định trên, tác giả lựa chọn đề tài “Marketing sản phẩm in ấn logo giày da tại Công ty TNHH Patel Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh là hết sức cần thiết đáp ứng yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn trong hoạt động marketing sản phẩm của Công ty TNHH Patel Việt Nam.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing

2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở hệ thống lý luận về hoạt động marketing và phân tích đánh giá thực trạng hoạt động Marketing sản phẩm in ấn logo giày da tại Công ty TNHH Patel Việt Nam, tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động Marketing sản phẩm in ấn logo giày da tại Công ty TNHH Patel Việt Nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Marketing sản phẩm.

Phân tích thực trạng hoạt động Marketing sản phẩm in ấn logo giày da tại Công ty TNHH Patel Việt Nam.

Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động Marketing sản phẩm in ấn logo giày da tại Công ty TNHH Patel Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động Marketing sản phẩm in ấn logo giày da tại doanh nghiệp.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian:

Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH Patel Việt Nam.

 Phạm vi về thời gian:

Số liệu thứ cấp: nghiên cứu phân tích từ năm 2017 đến năm 2019.

Số liệu sơ cấp: nghiên cứu khảo sát từ tháng 09 đến tháng 12 năm 2020.

5. Quy trình nghiên cứu

Xác định mục tiêu nghiên cứu: Cụ thể là nghiên cứu các hoạt động marketing của Công ty TNHH Patel Việt Nam.

Thu thập thông tin nghiên cứu:

Thu thập thông tin thứ cấp: Là nguồn dữ liệu có sẵn là báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, số liệu thống kê của các cơ quan, tổ chức có uy tín,…

Thu thập thông tin sơ cấp: Là nguồn dữ liệu mà tác giả tự thu thập được thông qua bảng hỏi.

Tổng hợp và xử lý thông tin thu thập được: Qua các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, dự báo.

Phân tích và đánh giá các hoạt động Marketing của Công ty TNHH Patel Việt Nam dựa trên kết quả tổng hợp và xử lý thông tin thu thập được.

Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động Marketing sản phẩm in ấn logo giày da của Công TNHH Patel Việt Nam dựa trên những phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động Marketing sản phẩm in ấn logo giày da của Công ty TNHH Patel Việt Nam.

6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

nghiên cứu luận văn được tác giả thu thập từ Công ty TNHH Patel Việt Nam như Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2017-2019 và một số tài liệu khác.

Ngoài ra, tác giả còn thu thập các báo cáo, thống kê liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của các cơ quan thống kê hay các tổ chức có uy tín cao. Đồng thời, tham khảo tài liệu, sách báo, tạp chí, giáo trình học tập liên quan đến hoạt động Marketing …

Nguồn dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn và khảo sát bằng bảng hỏi với khách hàng nhằm thu thập được những dữ liệu thích hợp với mục đích và nội dung nghiên cứu.

6.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Tác giả xử lý và phân tích dữ liệu thông qua các phương pháp:

Phương pháp thông kê mô tả: Thông qua các con số thống kê được từ việc phân tích dữ liệu sơ cấp, thứ cấp để thấy được ý kiến của người được hỏi đối với các vấn đề nghiên cứu, từ đó tác giả phân tích quan điểm của họ về các vấn đề nghiên cứu làm cơ sở đánh giá hoạt động Marketing tại Công ty.

Phương pháp so sánh: So sánh giữa nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm in ấn logo giày da với khả năng đáp ứng của công ty, so sánh tình hình cạnh tranh giữa công ty với các doanh nghiệp khác, so sánh tình hình kinh doanh của công ty qua các năm. Trên cơ sở so sánh, có những đánh giá và có các nhận định đánh giá phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Phương pháp dự báo: Sử dụng kết quả phân tích các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để dự báo và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động Marketing sản phẩm in ấn logo giày da cho Công ty, nâng cao giá trị thực tiễn của nghiên cứu.

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Vấn đề về hoạt động marketing đã được nhiều tác giả, tổ chức nghiên cứu, làm rõ trong các đề tài, dự án, hội thảo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của đề tài, tác giả chỉ lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu là hoạt động marketing ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau để bổ sung cho cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu của đề tài. Tổng quan tài liệu nghiên cứu được tóm tắt như sau:

Đề tài nghiên cứu: “Xây dựng chính sách marketing cho sản phẩm giày tại Công ty TNHH Thương mại BQ” của tác giả Nguyễn Hồng Tâm năm 2012. Thông qua

việc phân tích thực trạng về chính sách marketing tại Công ty TNHH Thương mại BQ và nhìn nhận những giá trị chính sách marketing mà Công ty cần phải thay đổi và xây dựng mới để đề xuất được hệ thống chính sách marketing tại Công ty. Từ đó từng bước làm thay đổi nhận thức, quan niệm của lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Công ty về chính sách marketing. Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn của Công ty tiến hành xây dựng một số giải pháp để bước đầu xây dựng chính sách marketing tại Công ty. Cần phải tiếp tục phát huy những chính sách marketing phù hợp hiện có của Công ty bên cạnh đó tạo nên những chính sách marketing mới phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới của Công ty.

Đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện chính sách Marketing mix tại công ty Bảo Minh Quảng Bình” của tác giả Trương Minh Đạo đã hệ thống những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về marketing – mix trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tính tất yếu khách quan việc vận dụng chính sách marketing-mix trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Tác giả Ngô Thị Bảo Trang, đã thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài:

“Hoàn thiện chính sách marketing cho sản phẩm nước ngọt có ga Chánh Thắng – Bidiphar tại Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn”, đề tài đã hệ thống hóa những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về marketing, chính sách marketing; Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing cho công ty.

Tác giả Phùng Thị Trà My, đã thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài:

“Chính sách marketing của Công ty Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định”, đề tài đã hệ thống một số vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn về marketing. Trên cơ sở đó, đánh giá và phân tích thực trạng về chính sách marketing của công ty. Từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing của Công ty Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định.

5) Tác giả Đoàn Mai Anh nghiên cứu đề tài: “Marketing – Mix thời trang công sở tại Công ty TNHH sản xuất, thương mại và đầu tư Tân Phát” năm 2015. Đề tài làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động Marketing Mix cho sản phẩm thời trang. Từ đó, phân tích tình hình hoạt động Marketing Mix sản phẩm thời trang công sở tại công ty Tân Phát giai đoạn 2012- 2014, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty nhằm đề xuất giải pháp Marketing Mix phù hợp với chiến lược kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận đã định trong thời gian tiếp theo.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

Về khoa học: Đề tài góp phần nghiên cứu sâu hơn về thực trạng công tác Marketing tại các doanh nghiệp hiện nay.

Về thực tiễn: Đề tài góp phần đánh giá thực trạng hoạt động Marketing sản phẩm in ấn logo giày da tại Công ty TNHH Patel Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hoạt động Marketing sản phẩm in ấn logo giày da tại Công ty TNHH Patel Việt Nam trong thời gian tới.

9. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

Chương 2. Thực trạng hoạt động Marketing sản phẩm in ấn logo giày da tại Công ty TNHH Patel Việt Nam.

Chương 3. Giải pháp nâng cao hoạt động Marketing sản phẩm in ấn logo giày da tại Công ty TNHH Patel Việt Nam.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan về Marketing

Hiện nay, các doanh nghiệp hoat động trong một môi trường kinh doanh đầy biến động, phức tạp và có nhiều rủi ro. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực trên phạm vi rộng. Điều này buộc mỗi doanh nghiệp phải gắn mọi hoạt động của mình với thị trường, lấy thị trường làm cơ sở cho các quyết định của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động theo định hướng thị trường thì vai trò của hoạt động marketing rất quan trọng.

1.1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Khái niệm Marketing

Trên thực tế, có nhiều cách hiểu khác nhau về marketing như: Marketing là việc xây dựng lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa do công ty sản xuất ra; Marketing là việc tổ chức quảng cáo và khuyến mãi; Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường hay Marketing là làm thị trường, nghiên cứu thị trường để thỏa mãn nó… Tùy theo từng quan điểm, góc độ nhìn nhận mà có những sự khác nhau đó, tuy nhiên, mỗi cách hiểu ấy mới chỉ nhận ra một khía cạnh nào đó của marketing. Để có thể hiểu một cách đầy đủ hơn về marketing xin đưa ra một số khái niệm như sau:

Viện nghiên cứu Marketing của Anh định nghĩa “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh, từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một hàng hóa cụ thể, đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùn nhằm đảm bảo công ty thu được lợi nhuận dự kiến” (Quản trị Marketing, Philip Kotler, 1997, NXB Thống Kê, trang 20)

Khái niệm này cho ta thấy rằng Marketing là một hoạt động tổng hợp, quản lý công ty về mặt tổ chức cũng như về hoạt động, bản chất của marketing là tìm kiếm, phát hiện và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng về một loại sản phẩm nào đó, đồng thời sản xuất, hoàn thiện sản phẩm và phân phối nó đến tay người dùng cuối cùng nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận mà công ty đề ra.Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ thì “Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện nội dung sản phẩm, định giá, xúc tiến và phân phối cho sản phẩm, dịch vụ và tư tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức” (Quản trị Marketing, Philip Kotler, 1997, NXB Thống Kê, trang 20).

Khái niệm này đã mô tả một cách đầy đủ các hoạt động của Marketing đó là việc lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch về sản xuất sản phẩm, xác định giá, đề ra các chương trình xúc tiến và xây dựng mạng lưới phân phối cho sản phẩm nhằm mục đích đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đạt được những mục tiêu mà công ty mong muốn.

Theo Philip Kotler (2005) thì “Marketing là hoạt động của con người hướng tới thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua quá trình trao đổi.”

Tóm lại, các khái niệm marketing về cơ bản đều dựa trên những khái niệm cốt lõi về nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, về sản phẩm, về giá trị, chi phí và sự hài lòng, về trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ về thị trường.

1.1.1.2. Khái niệm Marketing Mix

Marketing Mix (hay Marketing hỗn hợp) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Thuật ngữ này được đề cập lần đầu tiên vào năm 1953 bởi Neil Borden – là chủ tịch của hiệp hội marketing Hòa Kỳ khi đó.

Theo Philip Kotler thì “Marketing Mix là tập hợp các biến số mà công ty có thể kiểm soát và quản trị được. Nó được sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn từ thị trường mục tiêu”. (Philip Kotler, 2007, trang 48).

Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1990 Khái niệm 4P được hiểu là tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm: sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place), xúc tiến (Promotion) đã được sử dụng rộng rãi và giải thích trong sách giáo khoa về marketing.

Ngày nay, 4P vẫn tiếp tục tồn tại trong hầu hết các lớp học về marketing, từ những khóa cơ bản ngắn hạn để bổ sung kiến thức cho đến các lớp chuyên ngành trong đại học và thậm chí ngay cả trong các chương trình đào tạo MBA dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tương lai.

Lý do 4P vẫn tồn tại được trong gần nữa thế kỷ qua là vì nó đã chứa đựng được toàn bộ các yếu tố của một chiến lược tiếp thị một cách đơn giản nhất mà vẫn đầy đủ. Tuy nhiên, 4P hiện nay được hiểu rộng hơn để phù hợp với thời đại.

Product: Quản lý các yếu tố của sản phẩm/dịch vụ (thương hiệu, chất lượng, thiết kế, bao bì, dịch vụ kèm theo, chế độ bảo hành, …) và lập kế hoạch phát triển sản phẩm/dịch vụ ra thị trường.

Price: Quyết định về giá sản phẩm ngoại trừ các chi phí sản xuất, điều hành còn tính tới các yếu tố khác (giá hiện tại của sản phẩm cạnh tranh, giá khuyến mãi, giá cho các đại lý, giá áp dụng cho các hình thức thanh toán khác…) để xác định giá niêm yết cho sản phẩm.

Place: Chọn lựa và quản lý các kênh thương mại để sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu đúng thời điểm và phát triển hệ thống hậu cần (logistics) và vận chuyển sản phẩm.

Promotion: Giới thiệu và thuyết phục thị trường tiềm năng dùng sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các loại hình quảng bá (quảng cáo qua báo chí hoặc internet…, khuyến mại, quan hệ công chúng bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp).

1.1.2. Vai trò của Marketing Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

Theo quá trình phát triển kinh tế xã hội, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức cao về vai trò của marketing trong kinh doanh. Nếu trước đây người ta xem marketing có vai trò ngang bằng như các yếu tố khác của doanh nghiệp như yếu tố sản xuất, tài chính, nhân sự, thì bây giờ vai trò của marketing đã được xem trọng hơn, marketing trở thành triết lý mới trong kinh doanh. Vai trò của marketing có thể khái quát như sau:

Trước hết, marketing hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp.

Thứ hai, marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi ích của doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội.

Thứ ba, marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường.

Thứ tư, marketing trở thành “trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc vào phần lớn các quyết định marketing như: sản xuất sản phẩm gì, cho thị trường nào, sản xuất như thế nào.

1.1.3. Chính sách Marketing của doanh nghiệp

a) Chính sách sản phẩm

“Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng. Đó có thể là những vật thể hữu hình, dịch vụ mặt bằng, tổ chức và ý tưởng.” (Philip Kotler, 1997, trang 523).

Chính sách sản phẩm là phương thức kinh doanh, dựa trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng trong thời kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm các quyết định của công ty về nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, cải tiến, đổi mới hoàn thiện sản phẩm, tung sản phẩm vào thị trường và làm cho sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường, tăng cường sức sống và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Khi thực hiện chính sách sản phẩm, đòi hỏi doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp sản xuất cái gì, cho ai và cho thị trường nào?

Có 4 quyết định về sản phẩm đó là: Xác định chủng loại sản phẩm, các đặc tính của sản phẩm, quyết định về nhãn hàng, bao bì sản phẩm và dịch vụ khách hàng.

Xác định chủng loại sản phẩm là xem xét chiều rộng, chiều sâu, tính liên quan tổ hợp. Xem xét chiều rộng là xem xét về việc tăng thêm loại sản phẩm mở rộng phạm vi kinh doanh. Xem xét chiều sâu tức là tăng thêm hạng mục sản phẩm có thể đón nhận nhiều nhu cầu khác nhau của các nhóm tiêu dùng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Tính liên quan tổ hợp là làm cho các loại sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc sử dụng.

Các đặc tính của sản phẩm: Cải tiến về chất lượng: mục đích là làm tăng độ tin cậy như độ bền, thời gian, thời hạn sử dụng. Cải tiến kiểu dáng, mẫu mã: mục đích là làm thay đổi hình thức, thẩm mỹ, màu sắc, thiết kế bao bì, kết cấu sản phẩm, kích cỡ sản phẩm khác nhau. Cải tiến tính năng, bổ sung thêm giá trị sử dụng sản phẩm: làm cho sản phẩm dễ sử dụng, dễ bảo quản, nhiều công dụng, dễ mua phụ tùng thay thế. Quyết định về nhãn hàng và bao bì sản phẩm. Nhãn hàng là yếu tố dùng để phân biệt sản phẩm như tên gọi, ký hiệu, biểu tượng của một hoặc một nhóm chủ hàng và định hướng để phân biệt với một nhóm chủ hàng và người cạnh tranh khác. Các quyết định về nhãn hàng bao gồm: Tên gọi sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, biểu tượng sản phẩm. Bao bì sản phẩm là cái vỏ bao bọc bên ngoài cho sản phẩm (những cái dùng để đựng và giữ sản phẩm). Bao bì gồm: Bao bì sơ cấp, bao bì thứ cấp và bao bì chuyên chở.

Quyết định về dịch vụ khách hàng: Các yếu tố dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi và khả năng mà công ty có thể cung cấp là gì? Tầm quan trọng từng yếu tố dịch vụ đó?.Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

Công ty phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng đến mức độ nào so với các đối thủ cạnh tranh. Chi phí dịch vụ, tức là khách hàng được cung cấp dịch vụ miễn phí hay theo mức giá cả nào. Lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ: công ty tự tổ chức lực lượng cung cấp dịch vụ hay thuê các trung gian buôn bán hoặc tổ chức độc lập bên ngoài công ty cung cấp. Trong trường hợp cụ thể cần phân tích đầy đủ ưu nhược điểm của chúng để lựa chọn hình thức phù hợp.

b) Chính sách giá

Giá cả là yếu tố duy nhất trong Marketing tạo ra doanh thu, các yếu tố khác thì tạo ra giá thành. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã mắc sai lầm trong việc định giá, xử lý giá: Phổ biến nhất là định hướng quá nhiều vào chi phí, ít thay đổi giá cho phù hợp với những biến đổi giá của thị trường, giá được tung ra độc lập với các yếu tố khác của Marketing, không điều chỉnh giá linh hoạt, đúng mức theo những phân đoạn thị trường khác nhau.

Trước đây giá là một yếu tố quyết định sự lựa chọn của người mua, song ngày nay, các yếu tố phi giá cả cũng trở nên quan trọng trong việc lựa chọn của người tiêu dùng.

Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận.

Những quyết định về giá

Đó là những vấn đề thường đề cập, song không phải tất cả đều phụ thuộc mục tiêu định giá. Để thực hiện định giá có hiệu quả, doanh nghiệp phải quyết định các vấn đề có liên quan tới những nội dung như: Vị trí dịch vụ trên thị trường; mục tiêu Marketing của doanh nghiệp; Chu kỳ sống của dịch vụ; Độ co dãn của nhu cầu; Các yếu tố cấu thành chi phí; Những yếu tố đầu vào của dịch vụ; Hiện trạng của nền kinh tế; Khả năng cung ứng dịch vụ.

Chọn phương pháp định giá: Một số phương pháp định giá như sau: * Định giá bằng chi phí cộng thêm.

Định giá với mục tiêu thu hồi vốn.

Định giá dựa vào cạnh tranh.

Cạnh tranh chi phối sự hình thành giá. Trong công nghiệp dịch vụ, chi phí cố định luôn có xu hướng hạ thấp trong mỗi đơn vị dịch vụ. Nếu không có cạnh tranh giá cả có thể hạ gần tới mức chi phí cố định. Ngược lại, nếu có cạnh tranh sự hạ giá sẽ đối lập với các hãng cạnh tranh để duy trì khối lượng bán. Kết quả dẫn tới sự cạnh tranh về giá với quy mô lớn và dây chuyền.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu chi phí và phương thức định giá của các hãng cạnh tranh, mức giá và lợi nhuận của họ. Cần so sánh các mức giá và chất lượng dịch vụ của các hãng cạnh tranh chính với doanh nghiệp trên mỗi đoạn thị trường. Việc nắm được chi phí và chi phí cơ hội của các hãng cạnh tranh là những yếu tố quan trọng trong phân tích, đánh giá và đưa ra những quyết định về giá cả của doanh nghiệp thực hiện cạnh tranh trên thị trường.Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

Định giá trọn gói dịch vụ

Giá trọn gói: Một số ngành dịch vụ đã tận dụng khai thác chi phí cố định, tăng hiệu quả của chi phí đầu tư nên hoạt động nhiều loại dịch vụ kết hợp, các dịch vụ có thể san sẻ những chi phí chung cho nhau. dịch vụ tác động lẫn nhau trong cung ứng và tiêu dùng phổ biến là dịch vụ trọn gói.

Để xác định được giá trọn gói, ngân hàng phải thực hiện sao cho mang lại lợi ích nhiều hơn cho Khách hàng khi họ mua trọn gói. Hơn nữa phải tạo ra được thặng dư tiêu thụ giữa các loại dịch vụ, đó là hiệu quả kinh tế của sự trọn gói.

Định giá kiểm soát nhu cầu

Giá kiểm soát nhu cầu. Nhu cầu dịch vụ rất khó dự đoán và thường thay đổi đột ngột, khi cao khi thấp. Giá cả được xác định nhằm khuyến khích khác hàng dịch chuyển nhu cầu, từ kỳ cao điểm xuống thấp điểm, tạo nên nhu cầu ổn định hơn, thuận tiện cho hoạt động cung ứng. Để thực hiện nhiệm vụ này, doanh nghiệp thực hiện mức giá thấp trong thời gian ít khách và giá cao khi đông khách đồng thời hình thành một cấu trúc dịch vụ hợp lý.

  • Giá chiết khấu
  • Chiết khấu tiền mặt: Chiết khấu tiền mặt là sự giảm giá cho những người mua nào thanh toán sớm.
  • Chiết khấu số lượng là sự giảm giá cho những người mua nhiều.
  • Chiết khấu chức năng còn được gọi là chiết khấu thương mại được nhà sản xuất giành cho các thành viên trong kênh phân phối nhằm kích thích họ hoàn thành tốt các công việc của họ.
  • Chiến lược giá phân biệt: Các nhóm người khác nhau trả những mức giá khác nhau cho cùng một dịch vụ. Khách hàng mua dịch vụ ở nhóm nào chỉ được tiêu dùng tại nhóm đó và đoạn nhu cầu phải đủ lớn để có thể tổ chức kinh doanh. Khách hàng không bị nhầm lẫn khi sử dụng các giá khác nhau.

c) Chính sách phân phối

Khái quát về kênh phân phối dịch vụ: kênh phân phối trong dịch vụ có khái niệm rộng hơn nhiều so với kênh phân phối thông thường. kênh phân phối được hình thành bắt nguồn từ các yếu tố: sản phẩm dịch vụ, thương lượng, thông tin, sở hữu, hoạt động xúc tiến.

Kênh phân phối trong dịch vụ thông thường là những kênh ngắn, kênh trực tiếp, kênh phân phối thực chất là việc tham gia tác động trực tiếp vào việc đưa khách hàng tới tiêu dùng. Thành viên trong kênh gồm: người cung cấp dịch vụ, các trung gian (các văn phòng, chi nhánh hay các đại lý) và người tiêu dùng.

Có 3 phần chính biểu hiện trong kênh, mỗi thành viên thực hiện những chức năng nhất định, làm tăng thêm giá trị của dịch vụ. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và trung gian thường nổi lên những mâu thuẫn về quyền lực và lợi ích trong phân phối. Mối quan hệ giữa trung gian và khách hàng ít mâu thuẫn hơn, mức độ cũng không gay gắt, cả hai đều có những lợi thế riêng và có thể buộc đối phương thực hiện những yêu cầu nào đó của mình.

Một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ có thể sử dụng phác đồ kênh phân phối để minh họa những sự khác biệt giữa hệ thống kênh phân phối của mình với các đối thủ cạnh tranh, người lập kế hoạch sử dụng phác đồ để thiết kế các chiến lược thay thế của các kênh phân phối .

Định hướng chiến lược kênh

Marketing đa chiều xuất hiện khi một hãng dịch vụ thực hiện đa dạng hóa dịch vụ, đa dạng hóa trung gian, đa dạng hóa khách hàng mục tiêu.

Hội tụ: với phương cách tiếp cận này hãng dịch vụ bán một loại dịch vụ qua nhiều dạng trung gian, đến một loại khách hàng. Một doanh nghiệp sử dụng cách này muốn đạt đến cùng một loại khách hàng mục tiêu qua mỗi phương tiện có sẵn.

Thích nghi: trong cách tiếp cận này doanh nghiệp bán một loại dịch vụ cụ thể qua một số loại trung gian và dạng kênh phân phối đến nhiều loại khách hàng khác nhau. Với chiến lược này cho phép doanh nghiệp thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường, phát triển sang các đoạn thị trường khác nhau với nhóm khách hàng khác nhau. Phương pháp này gây hạn chế cho doanh nghiệp trong việc tìm hiểu một số đoạn thị trường riêng biệt.

Mở rộng hệ thống: theo cách tiếp cận này một doanh nghiệp bán những dịch vụ khác nhau qua nhiều loại kênh phân phối khác nhau đến một loại khách hàng . Nếu doanh nghiệp có sự hiểu biết tốt về khách hàng thì cách tiếp cận này là có hiệu quả.

Lấp đầy đường ống: Trong cách tiếp cận này doanh nghiệp bán nhiều loại dịch vụ qua một loại trung gian đến những đoạn thị trường khác nhau. Những người trung gian thành công sẽ tạo ra được thế lực với các hãng dịch vụ.

Tràn ngập thị trường: theo cách tiếp cận này doanh nghiệp phân phối những dịch vụ khác nhau qua nhiều loại trung gian khác nhau đến những thị trường khác nhau. Chiến lược này cho phép doanh nghiệp chiếm lĩnh toàn bộ thị trường với các dịch vụ của mình. Hệ thống kênh phân phối này rất rộng lớn, cả trong phạm vi không gian và thời gian. Bất lợi của phương thức này là khâu tổ chức.

Hệ thống kênh phân phối trong dịch vụ: gồm các loại sau:

Kênh phân phối trực tiếp: Loại kênh này thích hợp nhất đối với doanh nghiệp. Kênh trực tiếp có hai loại là kênh phân phối tại doanh nghiệp và kênh phân phối tới tận nhà khách hàng theo hợp đồng. Hai loại kênh này thích hợp với dịch vụ thuần tuý, mức độ quan hệ giữa người cung ứng và người tiêu dùng cao.Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

d) Chính sách xúc tiến bán hàng

Chính sách này giữ vai trò rất quan trọng trong Marketing hỗn hợp: Nó cung cấp thông tin cho khách hàng và những giải pháp về những mối quan hệ nội bộ cũng như mối quan hệ thị trường. Giao tiếp thiết lập sự rõ ràng, sự định vị và giúp khách hàng nhận thức đầy đủ hơn giá trị dịch vụ.

Nó bao gồm các hoạt động: quảng cáo, giao tiếp cá nhân dịch vụ, khuyến khích tiêu thụ, truyền miệng, hoạt động giao tế.

Quảng cáo: Chức năng quảng cáo trong dịch vụ là xác định thông tin về dịch vụ, định vị dịch vụ, phát triển khái niệm dich vụ, nhận thức tốt hơn về số lượng và chất lượng dịch vụ, hình thành mức độ mong đợi và thuyết phục khách hàng mua hàng.

Do đặc điểm không hiện hữu của dịch vụ đã mang lại nhiều khó khăn cho hoạt động quảng cáo. Quảng cáo không trực tiếp vào dịch vụ nên phải tập trung vào các đầu mối hữu hình vào các dấu hiệu vật chất nhằm giúp các đối tượng nhận tin nhận dạng rõ nét về dịch vụ.

Truyền miệng trong chuyển giao dịch vụ: Thông tin truyền miệng rất thích hợp trong hoạt động giao tiếp dịch vụ giữa nhân viên cung ứng và khách hàng, phát huy khả năng tiếp thu của khách hàng và hỗ trợ cho cá nhân hoá. Hơn nữa trong giao tiếp cá nhân, thông tin truyền miệng còn cung cấp những đầu mối hữu hình về dịch vụ, giảm rủi ro trong tiêu dùng cho khách hàng.

Giao tiếp cá nhân: Được coi là bán hàng trong dịch vụ. Đó là quá trình trực hiện chuyển giao dịch vu giữa nhân viên cung ứng dịch vụ với khách hàng. Giao tiếp cá nhân phải đảm nhận đồng thời các chức năng là bán hàng, hoạt động tạo ra dịch vụ và kiểm soát dịch vụ trên cơ sở đó truyền tin cho khách hàng.

Khuyến khích tiêu thụ

Hoạt động khuyến khích tiêu thụ trong dịch vụ bao gồm việc sử dụng các công cụ cùng những giải pháp thích hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ trong ngắn hạn. Các công cụ kích thích tiêu thụ tập trung vào khuyến khích khách hàng tiêu dùng nhiều hơn dịch vụ của doanh nghiệp bằng việc tạo ra những lợi ích phụ thêm như tặng quà, tặng thêm giá trị cho người sử dụng, phiếu dự thưởng, giải thưởng, các cuộc thi và bảo hành miễn phí.

1.1.4. Môi trường marketing của doanh nghiệp

Sự thành công về marketing tùy thuộc vào việc xây dựng chiến lược và các chính sách marketing đúng đắn (các biểu số có thể kiểm soát được) phù hợp với những thay đổi của môi trường marketing (các biểu số không thể kiểm soát được). Môi trường marketing tiêu biểu cho một loạt các thế lực không chỉ kiểm soát được mà doanh nghiệp phải dựa vào đó để xây dựng chiến lược và chính sách marketing thích hợp.

Theo P. Kotler, môi trường marketing của một doanh nghiệp bao gồm những tác nhân và những lực lượng nằm ngoài chức năng quản trị marketing của doanh nghiệp và tác động đến khả năng quản trị marketing, trong việc phát triển cũng như duy trì các trao đổi có lợi đối với các khách hàng mục tiêu.

Việc phân tích môi trường marketing sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện các cơ hội và đe dọa đối với hoạt động marketing, vì vậy doanh nghiệp cần phải vận dụng các khả năng nghiên cứu của mình để dự đoán những thay đổi của môi trường. Môi trường marketing được phân tích theo hai nhóm yếu tố: môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.

1.1.4.1. Môi trường vi mô Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

Mục tiêu phổ biến của mọi doanh nghiệp là phục vụ quyền lợi và thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu đã lựa chọn. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp phải liên kết với các nhà cung cấp và các trung gian marketing để tiếp cận khách hàng mục tiêu.

“Các nhà cung cấp – doanh nghiệp – trung gian marketing tạo nên hệ thống marketing cốt yếu của doanh nghiệp. Ngoài ra, hoạt động marketing của doanh nghiệp còn chịu sự tác động của các đối thủ cạnh tranh và công chúng”1.

Như vậy, môi trường vi mô của hoạt động marketing là tổng thể các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các trung gian marketing, các khác hàng và công chúng.

a) Doanh nghiệp

PGS TS Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, Chương 2 Tr.52

Phân tích doanh nghiệp với tư cách một tác nhân thuộc môi trường vi mô, nhà quản trị marketing sẽ xem xét vai trò của bộ phận marketing trong doanh nghiệp, mối quan hệ và tác động hỗ trợ của các bộ phận sản xuất, tài chính, nhân sự đối với bộ phận marketing.

Bộ phận marketing của doanh nghiệp có trách nhiệm hoạch định và triển khai thực hiện chiến lược, các kế hoạch, chính sách và chương trình marketing thông qua các hoạt động quản trị như nghiên cứu marketing, quản trị nhãn hiệu, quản trị lực lượng bán, …

Các nhà quản trị marketing cũng phải phối hợp hoạt động với các bộ phận chức năng khác như bộ phận tài chính để đảm bảo ngân sách cần thiết cho việc thực thi các kế hoạch marketing, phân bổ ngân sách cho các sản phẩm, nhãn hiệu khác nhau và các hoạt động marketing khác; bộ phận nghiên cứu và phát triển để nghiên cứu cải tiến hay thiết kế sản phẩm mới thành công; bộ phận sản xuất nhằm huy động năng lực sản xuất (thiết bị, nhân lực) đáp ứng yêu cầu sản xuất theo kế hoạch; bộ phận kế toán để hạch toán chi phí và thu nhập giúp cho việc điều hành hoạt động marketing có hiệu quả.

Ngoài ra, cần phải đánh giá khả năng marketing, những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động marketing của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh để lựa chọn chiến lược marketing cạnh tranh và thiết kế các chính sách marketing phù hợp.

b) Các nhà cung cấp

Nhà cung cấp là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh.

Để quyết định mua các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp cần xác định rõ đặc điểm của chúng, tìm kiếm nguồn cung cấp, chất lượng và lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất về chất lượng, uy tín giao hàng, độ tin cậy và đảm bảo giá hạ.

Những biến đổi trong môi trường cung cấp có thể tác động quan trọng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị marketing cần theo dõi các thay đổi về giá cả của những cơ sở cung cấp chính yếu của mình. Việc tăng giá phí cung cấp có thể buộc phải tăng giá cả, điều sẽ làm giảm sút doanh số dự liệu của doanh nghiệp. Các nhà quản trị marketing cần phải quan tâm đến mức độ có thể đáp ứng của các nhà cung cấp về nhu cầu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Sự khan hiếm nguồn cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tính đều đặn trong kinh doanh, và do vậy ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp thích mua từ nhiều nguồn cung cấp để tránh lệ thuộc vào một nhà cung ứng có thể dễ dàng nâng giá và cung cấp hạn chế. Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chủ yếu. Trong những thời kỳ khan hiếm, doanh nghiệp cũng cần phải làm marketing đối với các nhà cung cấp để mua được nguồn nguyên liệu cần thiết.Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

c) Các trung gian marketing

Các trung gia marketing là những cơ sở kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cổ động, bán hàng và giao hàng của doanh nghiệp đến tận tay người tiêu dùng. Họ bao gồm:

Các trung gian phân phối sản phẩm: các nhà buôn ( bán sỉ và lẻ ), đại lý, môi giới. Các trung gian phân phối tạo nên sự tiện lợi về địa điểm ( tồn trữ sản phẩm gần nơi khách hàng cư trú tạo nên sự sẳn có cho việc mua sắm), tiện lợi về thời gian (bằng cách mở cửa nhiều giờ hơn để khách hàng mua thuận tiện ), tiện lợi về chủng loại ( chuyên môn hóa cửa hàng hay sắp xếp, bố trí các quầy bày sản phẩm tiện cho việc lựa chọn của người mua ), tiện lợi về sở hữu ( bằng cách chuyển sản phẩm đến khách hàng theo các hình thức thanh toán dễ dàng như trả bằng thẻ tín dụng ).

Các cơ sở hỗ trợ hoạt động phân phối, bao gồm hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi và bảo quản; các cơ sở vận chuyển…giúp cho doanh nghiệp tồn trữ và vận chuyển sản phẩm từ điểm gốc đến nơi tiêu thụ. Các doanh nghiệp phải quyết định lựa chọn hình thức và phương tiện vận chuyển nào cho hiệu quả nhất trong sự so sánh về chi phí, giao hàng, tốc độ và an toàn.

Các cơ sở dịch vụ marketingnhư các cơ quan nghiên cứu marketing, các công ty quảng cáo, các hãng truyền thông và các hãng tư vấn về marketing hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc hoạch định và và cổ động sản phẩm đến đúng ngay thị trường.

Các trung gian tài chính: ngân hàng, các cơ sở tín dụng, các công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác có góp phần trong những cuộc giao dịch về tài chính, bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến công việc mua và bán sản phẩm.

Doanh nghiệp cần phân tích đặc điểm và tình hình hoạt động của các trung gian để có chính sách thích hợp nhằm thiết lập và duy trì các quan hệ tích cực, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể có các phản ứng cần thiết nhằm điều chỉnh, thay đổi chính sách phân phối sản phẩm thích hợp với các thay đổi trong hoạt động của các giới trung gian.

d) Khách hàng

Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường khách hàng của mình một Cách kỹ lưỡng. Doanh nghiệp có thể hoạt động trong 5 loại thị trường khách hàng:

Thị trường người tiêu dùng gồm những cá nhân và gia đình mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cho chính họ.

Thị trường kỹ nghệ hay thị trường doanh nghiệp sản xuất, bao gồm những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ cho công việc sản xuất của họ để kiếm lời, hoặc để hoàn thành các mục tiêu khác.Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

Thị trường người bán lại gồm những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ.

Thị trường chính quyền và các tổ chức phi lợi nhuận gồm có các cơ quan Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hóa và dịch vụ để tạo các dịch vụ công ích, hoặc để chuyển nhượng những hàng hóa và dịch vụ này cho những người cần đến chúng.

Thị trường quốc tế là những người mua ở nước ngoài gồm người tiêu dùng, người sản xuất, người bán lại, các cơ quan Nhà nước ở nước ngoài.

e) Các đối thủ cạnh tranh

Phân tích cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng và là cơ sở của hoạch định chiến lược. Khi phân tích cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định:

Ai là đối thủ cạnh tranh chủ yếu ?

Quan điểm để hiểu được thực chất của cạnh tranh là tìm cách phân tích đối thủ trong mối quan hệ với khách hàng. Người bán cần biết được quan điểm của khách hàng về nhu cầu, ước muốn, đặûc tính của sản phẩm và nhiều điều khác nữa trong sự giới hạn về khả năng mua sắm của họ. Có nhiều loại đối thủ cạnh tranh, bao gồm các đối thủ cạnh tranh về ước muốn (như phương tiện đi lại, du lịch, nhà ở …), đối thủ về chủng loại (xe hơi, xe máy, …), đối thủ về hình thức (xe máy đua, xe máy thông dụng, …), đối thủ về nhãn hiệu (Yamaha, Honda, Suzuki, …). Trên hình mô tả sự phân tích cạnh tranh theo quan điểm lựa chọn của khách hàng.

Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là gì

Sản phẩm, hệ thống phân phối, giá bán, quảng cáo…

Đặc điểm thị trường cạnh tranh (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh có độc quyền …).

Để cạnh tranh có hiệu quả, doanh nghiệp phải giữ bốn mức độ cơ bản trong tư duy, được gọi là 4 C của việc định vị thị trường. Phải xem xét đặc tính của người tiêu dùng, các hệ thống và việc cạnh tranh, cả đặc điểm riêng của nó như một doanh nghiệp. Marketing thành công chính là vấn đề phối hợp một cách hoàn hảo và hiệu quả của doanh nghiệp với khách hàng, hệ thống và các đối thủ cạnh tranh.

f) Công chúng

Doanh nghiệp không chỉ cần phải hiểu các đối thủ và tìm cách cạnh tranh thành công với họ để đáp ứng đồi hỏi của thị trường mục tiêu, mà còn phải nhận thức hàng loạt các vấn đề về lợi ích công cộng liên quan đến công chúng.

Một giới công chúng (publics) là bất kỳ nhóm người nào có liên quan thực sự hay tiềm tàng, hoặc có tác động đến khả năng của một tổ chức trong việc thành đạt các mục tiêu của tổ chức ấy.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các kế hoạch marketing đối với các giới công chúng cũng như đối với các thị trường người tiêu dùng.Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

1.1.4.2. Môi trường vĩ mô

Ngoài các tác nhân thuộc môi trường vi mô đã trình bày, doanh nghiệp cần phải phân tích những tác động và xu hướng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô để đảm bảo các kế hoạch và chiến lược marketing thích ứng với các tác động và sự biến đổi của môi trường.

Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội rộng lớn, có tác động đến toàn bộ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể kiểm soát, thay đổi được các yếu tố của môi trường vĩ mô. Các yếu tố trong môi trường vĩ mô mang lại những cơ hội mới cũng như các thách thức đối với các doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp không thể thay đổi được môi trường vĩ mô, do vậy phải tìm cách thích ứng với nó thì mới có thể tồn tại và phát triển được2.

Môi trường dân số học

Yếu tố môi trường vĩ mô đầu tiêu mà quản trị marketing cần quan tâm là dân số, vì dân số tạo nên thị trường. Người làm marketing cần chú ý khi nghiên cứu phân bố dân cư theo khu vực địa lý và mật độ dân cư; xu hướng di dân, phân bổ dân số theo độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ sinh đẻ, tỷ lệ tử vong, chủng tộc, cấu trúc tôn giáo.

Có những xu hướng biến đổi trong môi trường dân số học có tác động đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, do tác động đến lượng cầu về sản phẩm và làm thay đổi hành vi của người mua như: sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi của dân cư, sự thay đổi về đặc điểm gia đình, những thay đổi trong phân bố dân cư về đại lý, cơ cấu về trình độ học vấn của dân cư, …

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và cách thức tiêu dùng. Thị trường cần có sức mua cũng như người mua. Tổng sức mua tùy thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiền tiết kiệm và tín dụng. Những người làm marketing phải lưu ý các xu hướng chính trong thay đổi thu nhập và các động thái thay đổi tiêu dùng của khách hàng. Các thay đổi trong những biến số kinh tế chủ yếu như thu nhập, tỉ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu, tiền tiết kiệm hay vay mượn có một tác động rất lớn trên thị trường. Các doanh nghiệp có các sản phẩm giá trị lớn hoặc mức sinh lợi cao cần nghiên cứu kỷ lưỡng những xu hướng biến động của môi trường kinh tế để chủ động có những điều chỉnh thích ứng. Trong trường hợp nền kinh tế gặp khủng hoảng, các nhà quản trị marketing cần tiến hành các bước cần thiết để thay thế sản phẩm, giảm chi phí và vượt qua những trở ngại.Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

Môi trường tự nhiên

Các điều kiện xấu đi của môi trường tự nhiên là một trong các vấn đề chủ yếu mà các doanh nghiệp phải đối phó trong thập niên 1990.

Các nhà quản trị marketing cần xem xét các cơ hội và đe dọa có liên quan đến các xu hướng chính trong sự biến đổi của môi trường tự nhiên. Cụ thể là:

Philip Kotler (2009), Quản trị Marketing,tài liệu dịch, NXB Lao động Xã hội. Chương 4 Tr.

Sự khan hiếm các nguồn nguyên liệu:

Tài nguyên có tính chất vô tận, như không khí, nước đang có nguy cơ bị hủy hoại và trở thành vấn nạn ở một số nơi tên thế giới.

Tài nguyên có hạn nhưng tái tạo được, như tài nguyên rừng và thực phẩm cũng đang gặp phải những thách thức lớn: nạn tàn phá rừng, đất canh tác ngày càng bị thu hẹp và kém màu mỡ, có nơi bị sa mạc hóa, trong khi nhu cầu lương thực ngày càng tăng lên. Vấn đề an ninh lương thực đã trở thành vấn đề toàn cầu.

Tài nguyên có hạn và không thể tái tạo được, như dầu mỏ, than, kim loại và các khoáng sản khác đang cạn kiệt.

Về  phương  diện  marketing,  các  vấn  đề  trên  đặt  ra  cho  các  nhà  quản  trị marketing nhiều thách thức, đòi hỏi phải tư duy và tìm ra những định hướng phù hợp cho hoạt động marketing của mình.

Mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng:

Tại nhiều thành phố trên thế giới, sự ô nhiễm không khí và nước đã đến mức nguy hiểm. Mối lo ngại về các chất thải công nghiệp như chất hoá học, phóng xạ, độ thủy ngân trong nước biển, các hóa chất khác trong đất và các nguồn thực phẩm, các loại bao bì không phân hủy… đã tạo lỗ thủng trên tầng ozone có thể tạo nên tác động xấu làm hủy hoại màu xanh của môi trường sống và hiểm họa làm trái đất nóng lên.Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

Các công ty nhạy cảm với các vấn đề về ô nhiễm môi trường sẽ tìm thấy cơ hội cho một thị trường rộng lớn về các giải pháp kiểm soát ô nhiễm như máy lọc nước, xử lý chất thải, tái sinh nguyên liệu, sản xuất bao bì dễ phân hủy không gây hại cho môi trường.

Chi phí về năng lượng ngày càng gia tăng:

Trong khi chờ đợi tìm được những nguồn năng lượng mới thay thế có tính hiệu năng – chi phí hơn, dầu mỏ với đặc điểm không thể tái tạo đang và sẽ vẫn là nguồn nhiên liệu quan trọng nhất cung cấp năng lượng cho hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp. Vì vậy, sự lên xuống của giá cả dầu mỏ sẽ ảnh hưởng đến sự biến động chi phí sản xuất và do đó, đến giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp. Điều này mở ra triển vọng ứng dụng năng lượng mặt trời vào lĩnh chế tạo xe hơi và phục vụ đời sống.

Sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên:

Các doanh nghiệp có thể gặp phải sự kiểm soát của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội khác. Thay vì chống đối tất cả các hình thức điều tiết, doanh nghiệp nên giúp đỡ việc triển khai những giải pháp có thể chấp nhận được trong các vấn đề về nguyên liệu và năng lưọng đang đặt ra cho đất nước.

d) Môi trường công nghệ

Sức mạnh mãnh liệt nhất tác động đến cuộc sống con người là công nghệ. Công nghệ đã tạo ra những điều kỳ diệu như Penicilin, giải phẩu tim mạch, … Nó cũng đã đem lại sự khủng khiếp như bơm khinh khí, hơi độc… Đồng thời cũng cung ứng các tiện ích như xe hơi, video, bánh mì, … Thái độ của một người đối với công nghệ tùy theo việc họ bị tác động bởi những điều kỳ diệu của nó, hay là chịu sự chi phối bởi những điều sai lầm của nó.

Môi trường công nghệ tác động đến quản trị marketing rất đa dạng, tùy thuộc khả năng công nghệ của doanh nghiệp mà các tác động này có thể đem lại các cơ hội hoặc gây ra các mối đe dọa đối với việc đổi mới, thay thế sản phẩm; chu kỳ sống sản phẩm; chi phí sản xuất, … của doanh nghiệp. Khi phân tích môi trường công nghệ cần lưu ý một số xu hướng sau đây:

Sự thay đổi theo nhịp gia tốc của công nghệ:

Ngày nay có rất nhiều sản phẩm thông thường mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống, như máy vi tính cá nhân, đồng hồ đeo tay hiện số, máy fax hay điện thoại có hình, … cách đây vài ba chục năm là niềm mơ ước không tưởng của nhiều người. Alvin Toffler trong tác phẩm “Cú sốc tương lai” (Future Shock) đã nhìn thấy có sự tăng tốc trong việc phát minh, ứng dụng và truyền bá các công nghệ mới. Ngày càng có nhiều ý tưởng đem lại kết quả, và khoảng cách về thời gian giữa các ý tưởng mới đến việc áp dụng chúng thành công, cũng như giữa thời điểm giới thiệu đến thời điểm đỉnh cao của sản phẩm đang rút ngắn lại.

Các cơ hội để phát minh, cải tiến là vô hạn:

Hiện nay các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu nhiều công nghệ mới nhằm tạo ra một cuộc cách mạng đối với các sản phẩm và quá trình sản xuất nhằm phục vụ cho cuộc ssống của chúng ta, như trong lĩnh vực công nghệ sịnh học, điện tử chất rắn, robot học và các khoa học vật liệu. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu cách chữa bệnh, thuốc trường sinh, robot làm việc nhà,… Trong mọi trường hợp,

thách thức không chỉ về mặt kỷ thuật, mà cả về mặt thương mại, tức là phải phát triển được những sản phẩm hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng.

Chi phí dành cho việc nghiên cứu và phát triển ngày càng gia tăng: Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

Nước Mỹ dẫn đầu thế giới về ngân sách hàng năm dành cho nghiên cứu và phát triển (74 tỉ USD), trong đó có đến 60% dành cho quốc phòng, phần còn lại chủ yếu đầu tư cho việc nghiên cứu trong các lĩnh vực vật liệu mới, vi cơ khí và công nghệ sinh học. Trong khi đó Nhật Bản đang tăng chi phí cho nghiên cứu và phát triển với tốc độ ngày càng tăng và hiện nay đã lên đến 30 tỉ USD, và phần lớn dành cho nghiên cứu thăm dò những vấn đề cơ bản trong vật lý, lý sinh và khoa học máy tính.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu tạo ra những bước đột phá quan trọng trong khoa học công nghệ là do các tập đoàn công ty thực hiện chứ không phải từng công ty riêng lẻ.

Xu hướng tập trung vào những cải tiến thứ yếu:

Mặc dù có nhiều cơ hội để cho việc phát minh, sáng chế và mức độ thành công của các ý tưởng mới tăng lên, chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển cũng ngày càng tăng, nhưng ngày càng hiếm các sản phẩm mới về nguyên tắc, mà chủ yếu là các sản phẩm cải tiến hoặc hoàn thiện dựa trên sản phẩm nguyên mẫu.

Sự điều tiết của chính quyền ngày càng gia tăng

Công chúng và người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn về sự an toàn trong việc tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ. Các cơ quan chính quyền đưa ra các quy định pháp lý về các tiêu chuẩn sản xuất, thương mại và sử dụng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy định đó nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.

Những người làm marketing cần hiểu rõ những thay đổi trong môi trường công nghệ, phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia nghiên cứu và phát triển để khuyến khích việc nghiên cứu có tính chất định hướng vào thị trường nhiều hơn, đồng thời cảnh báo bất kỳ sự đổi mới nào làm phương hại đến lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

e) Môi trường chính trị và pháp luật

Các quyết định marketing chịu tác động mạnh mẽ của những biến đổi trong môi trường chính trị và pháp luật. Môi trường này được tạo ra từ hệ thống luật phápû, các tổ chức chính quyền và gây ảnh hưởng cũng như ràng buộc các hành vi của tổ chức lẫn cá nhân trong xã hội.

Có một số điểm khi phân tích môi trường chính trị cần được các nhà quản trị marketing quan tâm:

Hệ thống pháp luật tác động đến doanh nghiệp ngày càng gia tăng

Việc điều tiết đối với hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật là nhằm:

Bảo vệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Ví dụ, chống độc quyền.

Bảo vệ người tiêu dùng tránh các giao dịch buôn bán không công bằng.

Bảo vệ các lợi ích của xã hội, ngăn cản các hành vi kinh doanh trái pháp luật (chống gian lận thương mại, buôn lậu…).

Sự phát triển của các nhóm bảo vệ lợi ích công cộng Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

Chẳng hạn, các Hội bảo vệ người tiêu dùng, Hội bảo vệ sức khỏe… buộc các hoạt động marketing ngày càng phải quan tâm hơn và có trách nhiệm hơn đối với an toàn sản phẩm, quảng cáo trung thực và có văn hóa v.v…

f) Môi trường văn hóa

Xã hội, trong đó đó người ta sinh ra và lớn lên, là môi trường hình thành các niềm tin cơ bản, các giá trị và những tiêu chuẩn của chính họ cũng như những tiêu chuẩn được xã hội thừa nhận. Chính những điều đó sẽ xác định mối quan hệ của họ với người khác.

Những đặc điểm văn hóa sau đây có thể ảnh hưởng đến các quyết định marketing:

Tính bền vững của những giá trị văn hóa cốt lõi:

Dân chúng trong một xã hội nào đó đều gìn giữ một số giá trị và niềm tin cốt lõi có tính bền vững. Những niềm tin ấy khuôn định và lý giải cho thái độ và cách thức ứng xử đặc thù, diễn ra trong cuộc sống thường ngày của họ. Những niềm tin và giá trị cốt lõi ấy được truyền từ đời này sang đời khác, và được củng cố thêm qua các định chế quan trọng của xã hội như trường học, công sở, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp, …

Các niềm tin và giá trị thứ yếu của con người thì dễ đổi thay hơn. Vì thế, những người làm marketing thường tìm cách làm thay đổi các niềm tin và giá trị thứ yếu của con người, nhưng khó có thể làm thay đổi các niềm tin và giá trị cốt lõi của họ. Tin vào định chế hôn nhân là một niềm tin cốt lõi, tin vào việc lập gia đình sớm là niềm tin thứ yếu. Những người làm marketing về kế hoạch hóa gia đình có thể thuyết phục có hiệu quả rằng người ta nên kết hôn muộn, hơn là thuyết phục họ đừng nên kết hôn.

Các văn hóa đặc thù:

Ngoài những giá trị văn hóa chung, trong mỗi xã hội đều có những văn hóa đặc thù, tức những nhóm dân chúng cùng chia xẻ các hệ thống giá trị nảy sinh từ hoàn cảnh và kinh nghiệm sống trong cộng đồng của họ. Những người cùng một tầng lớp xã hội, những người ở cùng một lứa tuổi, tất cả đều tiêu biểu cho những văn hóa riêng biệt mà các thành viên của nó cùng chia xẻ những niềm tin, sở thích, cách cư xử như nhau. Những người làm marketing cần nhận thức được những xu hướng thay đổi trong văn hóa và văn hóa đặc thù để nhận dạng được các cơ hội và các đe dọa mới.

1.2. Khái quát sản phẩm in ấn Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

1.2.1 Giới thiệu sản phẩm in ấn

Ngay từ xa xưa việc lưu trữ thông tin là điều rất cần thiết do vậy từ thời trung hoa hình thức in ấn đó là việc chép lên những tập kinh bằng việc khắc bản gỗ. Tuy nhiên, từ năm 1430 người ta đã phát minh ra máy in làm thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp in ấn với hình thức in này tạo nên sự nhảy vọt trong kĩ thuật in từ đó phương thức in ấn hiện đại cũng được ra đời. Với sự phát triển này giúp ích rất nhiều cho con người trong công việc hàng ngày không còn mất quá nhiều thời gian cho việc sao chép thông tin và sao chép tài liệu.

So với sự ra đời đầu của ngành công nghiệp in ấn thì bây giờ công nghệ trong ngành in ấn đã phát triển hơn rất nhiều với nhiều kĩ thuật in hiện đại khắc phục được hạn chế của công nghệ in cũ như cho ra tài liệu nhanh hơn, mực in tốt hơn chất lượng sản phẩm in ấn cũng đạt chuẩn.

Những sản phẩm của ngành in được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như việc in ấn tài liệu, in decal, in danh thiếp, thiệp mời, in bảng chữ, bảng quảng cáo… mỗi sản phẩm của việc in ấn sẽ sử dụng những công nghệ in khác nhau phù hợp nhất cho ra những sản phẩm chất lượng nhất. Sau đây là các sản phẩm của ngành in ấn được phát triển bởi phổ biến hiện nay.

Những công nghệ trong ngành in ấn:

In offset: công nghệ in này sử dụng phổ biến trong việc in ấn các sản phẩm văn phòng phẩm, các bao bì nhãn mác cho đến các ấn phẩm truyền thông, quảng cáo.

In ống đồng: Đây được coi là một trong những công nghệ in ấn mà ngành in sử dụng để phục vụ cho việc in bao bì sản phẩm, in nhãn mác kinh doanh.

Công nghệ in phun kỹ thuật số: là hình thức in ấn kĩ thuật cao phục vụ in ấn các sản phẩm ngoài trời với máy in khổ lớn và in lấy ngay với máy in khổ nhỏ.

Công nghệ in lưới: đây là hình thức in ấn áp dụng với những sản phẩm có số lượng ít không theo hình thức công nghiệp.

1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm in ấn chất lượng

Tạo điểm nhấn ấn tượng cho sản phẩm in: đây là một vấn đề được xử lý tùy vào từng loại chất liệu mà ta sẽ có những sự lựa chọn khuôn thức, cách xử lý kiểu chữ, màu sắc… khác nhau.

Thiết kế hình ảnh, kiểu chữ với bố cục hợp lý cho tác phẩm in ấn: font chữ, cỡ chữ, lựa chọn hình ảnh in phải phù hợp và bố cục họa tiết lên trên bề mặt sản phẩm cần phải điều chỉnh sao cho hài hòa, ưa nhìn.

Phân bố tỷ lệ trên bản thiết kế và tỷ lệ thực tế của sản phẩm in. Nếu điều này được làm cách chính xác nhất sẽ giúp cho người tiêu dùng có cái nhìn chính xác hơn về sản phẩm trước khi mua và hài lòng hơn về sản phẩm sau khi mua.

Màu sắc trên sản phẩm cũng là một trong những điều quan trọng nhất của sản phẩm in và tùy vào từng lĩnh vực sử dụng mà lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp.

1.2.3. Kỹ thuật in ấn sản phẩm tem nhãn, logo hiện nay Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

In sắp chữ (Letterpress): là một kỹ thuật in truyền thống được áp dụng từ thế kỷ thứ 15 cho đến thế kỷ 20, các con chữ, hình ảnh đồ họa được khắc ngược lên trên gỗ, chì, sắp vào khuôn, nhúng mực sau đó ép lên trên giấy. Công việc này yêu cầu công nhân có tay nghề cao và mất nhiều thời gian. Với các kỹ thuật in ấn hiện đại hơn, ngày nay in sắp chữ không còn phổ biến nữa nhưng nó vẫn thường được áp dụng cho những thiết kế in thủ công mang tính mỹ thuật cao như in danh thiếp, thiếp mời, thiệp đám cưới . . . cho ra các sản phẩm đẹp.

Kỹ thuật dập khuôn hình ảnh (Die Cut): Đây không phải là kỹ thuật in mà là kỹ thuật tạo hình bản in, các dao cắt theo một đường viền hình ảnh được thiết kế trước, đưa bản in vào dập cắt rời ra. Kỹ thuật này tạo ra các hình ảnh độc đáo theo yêu cầu thiết kế . Áp dụng cho các thiết kế brochure, bìa sách, danh thiếp, mô hình quảng cáo…

Kỹ thuật in phủ cục bộ (Varnish): Phủ một lớp vật liệu mỏng lên trên bề mặt bản in hoặc đối tượng hình ảnh muốn làm nổi bật trên bản in. Có nhiều loại in phủ: phủ bóng (Gloss), phủ mờ (Matte), phủ UV (untraviolet) tăng độ bóng và tương phản cho đối tượng cần in. Zimia Design là chuyên gia thiết kế trong việc in phủ cục bộ này. Việc phủ Varnish này sẽ làm tăng độ chú ý cho người xem đến chi tiết của hình ảnh trong thiết kế.

In Dập nổi (Embossing), In dập chìm (debosing): Kỹ thuật in tác động lên phần hình ảnh đồ họa lên bề mặt vật liệu để tạo khối nổi hoặc chìm. Các cách thông thường là

Dùng khuôn tạo hình ép lên bề mặt

Dùng hóa chất phủ lên đối tượng tạo hình xong sấy khô

Dùng thiết bị CNC hay máy cắt khắc laser khắc vào bề mặt

Phương pháp dập nổi dập chìm này khá là tốn kém vậy khách hàng nên cân nhắc khi đặt hàng.

Cán bề mặt (Lamination): Phủ toàn bộ bề mặt bản in bằng một lớp nilon mỏng trong suốt cán bóng hoặc cán mờ hoặc phun lên toàn bộ bản in một lớp sơn mỏng trong suốt. Việc này để bảo vệ bề mặt bản in chống nước, ẩm, mặt sản phẩm trở nên nhẵn nhụi và màu sắc đẹp hơn. Thường hay sử dụng cho trang bìa sách, catalog, hoặc những sản phẩm đơn lẻ.

Dập nhũ (Foil): sử dụng một tờ giấy ánh kim, màu bạc, màu vàng . . . đưa vào khuôn dập xuống bản in, làm cho thiết kế sáng bóng màu kim loại khác hẳn với màu sắc thông thường.

Kỹ thuật này hay áp dụng cho in thiệp mời, in thiệp cưới, bìa catalog . . .

Khuôn dập nhủ có thể làm bằng chì, đồng . . . dùng công nghệ khắc CNC tạo khuôn sau đó đưa vào máy ép khuôn lên sản phẩm.

* In lụa hay in lưới (Silk printing/ screen printing): In lưới được phát triển từ lâu, sử dụng cho các bản in số lượng ít, in được lên nhiều loại vật liệu khác nhau như: giấy, nilon, nhựa, cao su da, … Đặc biệt in lưới còn phù hợp cho in các loại tem nhãn, decal, sticker, bao bì hàng hóa. Thiết bị cũng đơn giản không yêu cầu công nghệ cao.

Các tấm lưới được phủ keo âm dương bản theo mẫu – có lỗ nhỏ liti được căng chắc chắn vào khung – đổ màu lên theo thiết kế đặt lên bề mặt sản phẩm và kéo gạt bằng tay hoặc máy.

In chuyển nhiệt (Thermographic printing): Sử dụng máy ép nhiệt đưa hình ảnh từ giấy chuyển nhiệt lên vật liệu cần in. Kỹ thuật in này cho ra hình ảnh sắc nét chất lượng cao và bền màu, hay áp dụng cho in lên vải, gỗ, cao su, gạch men, thủy tinh được áp dụng phổ biến trong in quảng cáo, quà tặng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

chương này tác giả đã khái quát được hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến Marketing, các hoạt động của Marketing trong doanh nghiệp và khái quát sản phẩm in ấn hiện nay. Các nội dung trình bày ở chương này là cơ sở cần thiết để đánh giá thực trạng hoạt động Marketing sản phẩm in ấn logo giày da củ Công ty TNHH Patel Việt Nam sẽ trình bày ở chương 2 tiếp theo.Luận văn: Marketing sản phẩm giày da tại Công ty Patel

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing của Cty Patel

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x