Luận văn: Khái quát về marketing tại Trường Đại học FPT

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về marketing tại Trường Đại học FPT hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Hoạt động marketing thông tin thư viện trực tuyến tại Trường Đại học FPT dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Nội dung của marketing trực tuyến tại Thư viện trường Đại học FPT

2.1.1. Sản phẩm và dịch vụ thông tin

Hiện nay, Thư viện đã và đang cung cấp các sản phẩm thông tin trực tuyến gồm: CSDL thư mục, CSDL nội sinh Dspace, CSDL sách trực tuyến Books24x7

CSDL thư mục: CSDL thư mục được tạo lập và quản lý bởi phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol phiên bản 6.0. CSDL này được tra cứu bởi hệ thống mục lục tra cứu trực tuyến (OPAC) với liên kết là: http://libol.fpt.edu.vn/opac/. Hiện nay, tổng số tên sách NDT có thể tra cứu qua OPAC là khoảng 10.000 tên tài liệu với khoảng 66.000 bản. Nhờ có CSDL này, thư viện cũng có thể đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ mượn liên thư viện, đáp ứng tốt hơn NCT của NDT. Luận văn: Khái quát về marketing tại Trường Đại học FPT

CSDL nội sinh Dspace: Đây là CSDL toàn văn quản lý các tài nguyên nội sinh của Trường. Liên kết dẫn tới CSDL này là: http://ds.libol.fpt.edu.vn/. Điểm bất cập của CSDL này là độ tương thích với các trình duyệt phổ biến hiện nay như: Google Chrome, Firefox,… chưa thực sự tốt. Để xem được toàn văn, NDT phải sử dụng máy tính và bắt buộc phải tiến hành điều chỉnh Flash của trình duyệt. Không chỉ vậy, NDT không thể xem toàn văn các tài liệu có trong CSDL này qua các thiết bị di động như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng… Điều này cũng gây ra những bất tiện cho NDT trong quá trình họ khai thác CSDL này.

Hạn chế tiếp theo của CSDL này là bộ sưu tập các bài báo khoa học chưa đầy đủ. Trước đây, để phục vụ kiểm định, thư viện cùng nhà trường đã tập hợp các bài báo khoa học của các cán bộ giảng viên trong trường để quản lý tập trung. Tuy nhiên từ năm 2013 đến nay, thư viện không tiếp tục triển khai hoạt động này.

CSDL sách trực tuyến Books24x7: Đây là CSDL toàn văn do trường ĐH FPT mua quyền sử dụng hàng năm. Liên kết dẫn tới CSDL này là: https://library.books24x7.com. Trong CSDL này gồm 3 bộ sưu tập là ITpro, Engineering Pro và Business Pro. Tổng số tên tài liệu trong CSDL này là khoảng 76.000, các tài liệu được cập nhật hàng tuần. Việc sử dụng CSDL Books24x7 cũng có trở ngại như: Không truy cập được CSDL này trên điện thoại thông minh, máy tính bảng,… ngoài ra, để truy cập CSDL này khi ở ngoài trường, NDT cần đặt proxy cho trình duyệt. Tất cả những trở ngại này làm NDT không muốn truy cập và sử dụng.

Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng các sản phẩm thông tin của người dùng tin

Qua thống kê cho thấy, NDT tại trường ĐH FPT chủ yếu sử dụng các thiết bị di động như: Laptop, điện thoại thông minh, ipad,… để truy cập, khai thác các sản phẩm thông tin của thư viện. Độ kém tương thích của các sản phẩm thông tin với các thiết bị di động sẽ là một hạn chế rất lớn, ảnh hướng xấu tới chất lượng của các sản phẩm thông tin mà thư viện cung cấp.

Máy tính để bàn

Các thiết bị di động (Laptop, smartphone, ipad,…)

Biểu đồ 2.2: Phương tiện công nghệ NDT sử dụng để khai thác SP&DV

Cũng theo kết quả khảo sát NDT cho thấy, đa số các nhóm NDT (Lãnh đạo, Quản lý 38.89%; Cán bộ, Giảng viên 53.42%; Sinh viên 62.82%; Học sinh 65.96%) đều ý kiến về việc các sản phẩm thông tin trực tuyến chưa tương thích tốt với các thiết bị di động phổ biến: Điện thoại thông minh, ipad,…

Đối với các dịch vụ thông tin: Hiện tại thư viện đang triển khai các dịch vụ thông tin trực tuyến gồm: Dịch vụ mượn trả và gia hạn tài liệu; dịch vụ tra cứu và khai thác thông tin; dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu; dịch vụ đào tạo, tập huấn; dịch vụ đề nghị bổ sung tài liệu.

Biểu đồ 2.3: Mức độ sử dụng các dịch vụ thông tin của người dùng tin

Tuy rằng mức độ sử dụng các dịch vụ thông tin của NDT còn chưa cao (trừ dịch vụ mượn trả và gia hạn tài liệu), nhưng đánh giá của NDT về các dịch vụ này là khá tốt. Điều đó chứng tỏ rằng đội ngũ nhân viên thư viện đã triển khai tốt các dịch vụ thông tin này, hạn chế là còn nhiều NDT chưa biết đến và sử dụng. Do vậy, trong thời gian tới thư viện nên đẩy mạnh hoạt động truyền thông các SP&DV tới NDT.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing

2.1.2. Giả cả của sản phẩm và dịch vụ thông tin Luận văn: Khái quát về marketing tại Trường Đại học FPT

Trường ĐH FPT là trường ĐH tư thục, quan điểm chỉ đạo của Nhà trường về vấn đề kinh tế, tài chính là phải được quản lý tập trung, nhất quán. Thư viện cũng như các phòng, ban khác chưa được nhà trường đồng ý về việc thu phí trực tiếp từ NDT trong bất cứ trường hợp nào. Các khoản phí sẽ được thu tập trung tại phòng Kế toán. Vì vậy, mặc dù giá cả của SP&DV là vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động marketing trực tuyến nói riêng và hoạt động marketing nói chung nhưng thư viện chưa triển khai được nội dung này.

Qua khảo sát ý kiến của các nhân viên thư viện, phần lớn cho rằng yếu tố giá cả của SP&DV là rất quan trọng đối với hoạt động thư viện.

Biểu đồ 2.4: Ý kiến của nhân viên thư viện về nội dung giá cả SP&DV

Hiện nay, thư viện trường ĐH FPT đang cung cấp và phục vụ miễn phí toàn bộ các SP&DV tới NDT. Mặc dù đa số các nhân viên thư viện đều cho rằng yếu tố giá cả của SP&DV là rất quan trọng (40%) và quan trọng (40%) đối với hoạt động thư viện, nhưng thư viện vẫn chưa định giá được cho các SP&DV của mình.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ người dùng tin sẵn sàng/không sẵn sàng trả thêm phí

Khi lấy ý kiến của NDT về việc phải trả thêm chi phí để có những thông tin, tài liệu có chất lượng cao thì tỷ lệ NDT đồng ý là rất cao, nhất là 2 nhóm NDT là lãnh đạo, quản lý và cán bộ, giảng viên. 2 nhóm NDT này thường có ít thời gian để tìm kiếm thông tin, tài liệu. Nhóm NDT là học sinh có tỷ lệ sẵn sàng trả thêm chi phí thấp nhất (15.56%), lý do vì hoạt động nghiên cứu ở nhóm NDT này chưa cao dẫn tới nhu cầu về thông tin, tài liệu thấp hơn các nhóm NDT khác. Đây là cơ sở để thư viện triển khai hoạt động định giá cho SP&DV trong tương lai.

2.1.3. Phân phối các sản phẩm và dịch vụ thông tin Luận văn: Khái quát về marketing tại Trường Đại học FPT

Hiện nay, có rất nhiều kênh phân phối trực tuyến có thể sử dụng để chuyển tải SP&DV tới NDT như: Website, Email, các MXH (Facebook, Twitter, Youtube,…), nhật ký web (blog),… hiện tại, thư viện đang sử dụng các kênh: Fanpage Facebook, Website, Email, Youtube để phân phối SP&DV tới NDT. Do số lượng các kênh phân phối được thư viện sử dụng cũng chưa nhiều, nên hầu hết các kênh đều được sử dụng khá thường xuyên. Việc ứng dụng đa dạng các kênh phân phối cũng tạo điều kiện cho NDT có thể tiếp nhận thông tin từ thư viện qua nhiều kênh khác nhau, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông.

Về phía NDT: thông qua việc lấy ý kiến về mức độ sử dụng phần mềm xã hội của NDT cho thấy, ngoài kênh Facebook, Youtube thì số lượng NDT sử dụng mạng xã hội Twitter, và dịch vụ Instant messenger cũng không nhỏ.

Biểu đồ 2.6: Mức độ sử dụng các phần mềm xã hội của người dùng tin

Để có thể thấy rõ hơn thực trạng phân phối SP&DV, tác giả xin đi vào phân tích từng kênh phân phối mà thư viện đang sử dụng.

2.1.3.1. Website

Website được thư viện sử dụng từ năm 2013 với tên miền là: http://library.fpt.edu.vn. Ngôn ngữ được sử dụng trên website gồm tiếng Việt và tiếng Anh. Các thông tin được thư viện đăng tải trên website gồm: Những thông báo tới NDT, giới thiệu sách mới, nội quy thư viện, hướng dẫn truy cập các CSDL,…

Đối với các sản phẩm thông tin: Thư viện đã đưa liên kết tới các CSDL đặt tại menu của website. Tuy nhiên, thông tin giới thiệu về các CSDL này còn chưa đầy đủ. Thêm vào đó, vị trí liên kết dẫn tới 3 CSDL này trên menu website cũng chưa hợp lý. Việc không có thông tin giới thiệu về các CSDL sẽ gây khó khăn cho NDT, nhất là những NDT mới, vì có thể họ sẽ không hiểu các sản phẩm này là gì. Đối với những NDT đã biết tới các CSDL này, họ sẽ truy cập thẳng vào các CSDL theo liên kết trực tiếp mà không nhất thiết phải truy cập thông qua website. Luận văn: Khái quát về marketing tại Trường Đại học FPT

Thêm vào đó, website chưa được tích hợp tính năng tìm kiếm tập trung. Chức năng tìm kiếm hiện tại chỉ giới hạn tìm kiếm thông tin từ các bài đăng, chưa liên kết được tới các CSDL. Điều này có nghĩa rằng NDT chỉ có thể tìm kiếm riêng lẻ trong từng CSDL mà không thể tiến hành tìm kiếm từ một giao diện duy nhất. Dẫn đến, NDT mất nhiều thời gian khi khai thác thông tin.

Tiện ích thông báo sách mới chưa hoàn thiện: Website đã được tích hợp tiện ích thông báo sách mới, giao diện đẹp nhưng chỉ có khả năng hiển thị 10 tài liệu mới. Điều này gây bất lợi cho thư viện khi muốn giới thiệu nhiều tài liệu mới tới NDT.

Đối với các dịch vụ thông tin: Thư viện đã liệt kê tên các dịch vụ thông tin trên website. Tuy nhiên, chưa có thông tin giới thiệu về các dịch vụ này như dịch vụ này nhằm mục đích gì, cách thức thư viện triển khai dịch vụ này như thế nào,… Điều này sẽ làm NDT có thể hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ về các dịch vụ thông tin mà Thư viện cung cấp. Thêm vào đó, hiện nay thư viện đã không còn duy trì dịch vụ phòng học nhóm nữa. Do đó, Thư viện cần loại bỏ dịch vụ thông tin này trên website.

Việc website chưa được trang bị nhiều tính năng sẽ khiến thư viện gặp nhiều khó khăn khi triển khai các dịch vụ thông tin qua kênh này như: thiếu tính năng hỗ trợ trực tuyến; tính năng tương tác với bài viết; tính năng thăm dò ý kiến NDT,…

Thêm vào đó, các thông tin được đăng tải trên website cũng rất nghèo nàn. Thông tin được đăng tải chủ yếu là những thông báo: lịch mượn sách, đóng cửa thư viện,… thiếu những bài viết có nội dung thu hút NDT như: giới thiệu chuyên sâu về các SP&DV, chia sẻ các CSDL,… Do đó việc thu hút NDT gặp nhiều khó khăn hơn.

Ngoài ra, hình thức hiển thị thông tin trên website cũng chưa hợp lý. Nhiều bài viết được mặc định hiển thị toàn văn, trong khi nhiều bài viết chỉ hiển thị tiêu đề dẫn đến giao diện của website xấu, thiếu chuyên nghiệp.

Một điểm quan trọng nữa là website của Thư viện chưa tương thích tốt với các thiết bị di động như: smartphone, máy tính bảng,… gây bất tiện trong quá trình NDT truy cập qua các thiết bị di động này.

Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của website là: Website do chính nguồn nhân lực thư viện thiết kế, khả năng về CNTT còn hạn chế dẫn đến nhiều tính năng chưa được trang bị. Nhân sự của thư viện còn thiếu thốn, chưa có chuyên môn, kinh nghiệm về marketing trực tuyến dẫn dến chưa có nhiều nội dung hấp dẫn được đăng tải,… những nguyên nhân này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động marketing trực tuyến bởi vì đây là một trong những kênh phân phối trực tuyến quan trọng của Thư viện. Để có thể thu hút sự chú ý của NDT, website của Thư viện cần phải được chỉnh sửa lại một cách chuyên nghiệp hơn.

2.1.3.2. Email Luận văn: Khái quát về marketing tại Trường Đại học FPT

Ngay từ khi thành lập, Thư viện cũng đã sử dụng email như là một kênh giao tiếp với NDT. Địa chỉ email của thư viện là: thuvien_fu_hoalac@fpt.edu.vn.

Qua khảo sát từ nhân viên thư viện cho thấy, Thư viện đã triển khai hầu hết các dịch vụ thông tin (trừ dịch vụ số hóa tài liệu) qua kênh phân phối này. Trong số các dịch vụ được triển khai thì dịch vụ mượn trả, gia hạn tài liệu được thư viện thực hiện rất hiệu quả qua kênh phân phối email.

Biểu đồ 2.7: Thực trạng phân phối SP&DV qua email trong 9 tháng đầu năm 2018

Nhờ có kênh email này, dịch vụ mượn trả, gia hạn tài liệu của thư viện đã thu được những hiệu quả tốt. Nguyên nhân đạt được điều này do thư viện đã kết hợp cùng phòng CNTT phát triển thành công hệ thống email tự động. Hệ thống này sẽ gửi thư nhắc NDT hạn trả tài liệu ở các thời điểm: Trước 1 ngày; sau 1 ngày; sau 7 ngày; sau 14 ngày và sau 21 ngày. Khi NDT nhận được email tự động thông báo hạn trả, họ thường phản hồi lại thư viện để yêu cầu gia hạn tài liệu. Tuy nhiên, thư viện hiện đang gặp khó khăn vì hệ thống email tự động bị lỗi, các thư tự động đã không trích xuất được tên các tài liệu đến hạn, gây bất tiện cho NDT.

Ngoài dịch vụ mượn trả và gia hạn tài liệu, Thư viện cũng có triển khai các dịch vụ khác qua email nhưng chưa thực sự hiệu quả. Qua biểu đồ 2.7 cho thấy, số email thư viện gửi tới NDT nhằm phân phối các SP&DV là rất thấp. Thư viện chỉ bị động tiếp nhận, phản hồi những yêu cầu từ phía NDT như yêu cầu về gia hạn tài liệu (chủ yếu), yêu cầu bổ sung tài liệu,… mà chưa có nhiều email giới thiệu tới NDT những SP&DV của mình. Bên cạnh đó, kỹ năng và kinh nghiệm sử dụng email của nhân viên Thư viện cũng chưa thực sự tốt. Điều này được thể hiện ở các điểm sau:

Hoạt động xây dựng danh sách email của NDT chưa được Thư viện chú ý. Đối với kênh phân phối email, việc xây dựng danh sách email của NDT có ý nghĩa quan trọng. Nó sẽ giúp thư viện có thể chủ động phân phối thông tin tới toàn bộ hoặc một nhóm NDT rất dễ dàng, nhanh chóng. Nếu không xây dựng được danh sách email của từng nhóm NDT này, việc phân phối thông tin sẽ bị thiếu sót, kém hiệu quả.

Hoạt động thiết kế email còn đơn điệu, kém hấp dẫn. Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động email marketing dẫn đến những nội dung thư được Thư viện gửi đi có nội dung khá sơ sài, hình thức trình bày kém hấp dẫn người đọc. Các email được soạn chỉ dùng thuần văn bản, việc đưa vào nội dung thư các yếu tố đa phương tiện như hình ảnh, hình nền, định dạng chữ viết, video,… còn rất hạn chế. Điều này cũng làm giảm sức hút của NDT đối với nội dung thư.

Do chưa xây dựng được danh sách email nên việc gửi thư của Thư viện cũng còn nhiều hạn chế như: gửi thư chỉ mang tính cá nhân, đơn lẻ, chưa biết cách gửi tới toàn bộ NDT hoặc chưa có sự cá nhân hóa người nhận bằng cách thêm vào các yếu tố cá nhân của NDT,… hoạt động thống kê, đánh giá chưa được Thư viện triển khai.

2.1.3.3. Fanpage facebook

Kênh phân phối này được Thư viện sử dụng từ năm 2015 với địa chỉ là: https://www.facebook.com/thuvienfu/. Từ khi xây dựng Fanpage đến nay, Thư viện cũng đã luôn chủ động, cố gắng trong việc đăng bài. Số lượng bài đăng qua các năm được thể hiện:

Biểu đồ 2.8: Số lượng bài đăng trên Fanpage Facebook qua các năm

Qua biểu đồ 2.8 ta thấy tần suất đăng bài trung bình trên fanpage khoảng 8 bài/tháng, 100 bài/năm. Tần suất này là chưa cao. Nguyên nhân do thư viện thiếu thốn nhân lực, chưa có nhân sự chuyên trách hoạt động marketing. Thư viện chưa có kế hoạch, nội dung đăng bài cho từng tháng. Hoạt động đăng tin thường triển khai ngay sau khi có yêu cầu thực tế, dẫn đến nội dung các bài viết thường kém chu đáo. Các tin tức được đưa lên fanpage chủ yếu là các thông báo của Thư viện, chưa có nhiều bài giới thiệu chuyên sâu về các SP&DV. Luận văn: Khái quát về marketing tại Trường Đại học FPT

Fanpage hiện có 1.933 người theo dõi, 1.928 lượt thích trang (tính đến ngày 25/10/2018). Số lượng người theo dõi tăng dần qua từng năm.

Biểu đồ 2.9: Số lượng người theo dõi Fanpage qua các năm

Mặc dù Thư viện đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm quảng bá fanpage tới NDT nhưng hiệu quả đạt được chưa thực sự tốt. Số NDT thực tế tại trường ĐH FPT hiện tại khoảng 6800. Như vậy, tính đến tháng 10/2018 tỷ lệ NDT theo dõi fanpage chiếm khoảng 28%. Trong thực tế, tỷ lệ này có thể thấp hơn vì nhiều NDT là sinh viên đã ra trường nhưng vẫn tiếp tục theo dõi fanpage hoặc nhiều NDT theo dõi không thuộc nhà trường. Với tỷ lệ NDT theo dõi thấp như vậy, trong khi nhiều hoạt động quảng bá thông tin chỉ được Thư viện đăng tải trên fanpage thì chắc rằng rất nhiều NDT sẽ không nhận được thông tin mà Thư viện muốn chuyển tải.

Trong bảng thống kê người theo dõi fanpage theo quốc gia, ta thấy rằng ngoài người Việt còn có nhiều NDT là người nước ngoài quan tâm theo dõi fanpage của

Thư viện. Đây chính là những du học sinh quốc tế đang theo học tại trường. Số lượng tuy chưa nhiều nhưng nếu thư viện đưa ra được những chiến lược marketing hợp lý thì sẽ thu hút được đông đảo NDT quốc tế tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Thư viện chưa chú ý đến nhóm NDT này. Bằng chứng là các bài đăng trên fanpage chỉ có nội dung tiếng Việt, rất hiếm có bài được trình bày bằng cả tiếng Việt và ngoại văn.

Bảng 2.1: Bảng thống kê người theo dõi fanpage theo quốc gia

Về mức độ tương tác: Mức độ tương tác trung bình như lượt thích (like), chia sẻ (share), bình luận (comment) của NDT trong các bài đăng của Thư viện rất thấp. Lượt tiếp cận trung bình, lượt tương tác trung bình và tỷ lệ tương tác của từng loại bài viết được thể hiện qua bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2: Bảng so sánh lượt tiếp cận và lượt tương tác trung bình

Kết quả tỷ lệ tương tác của NDT với các bài đăng của Thư viện thấp chứng tỏ nội dung các bài đăng chưa thu hút được sự chú ý của NDT. Nguyên nhân do: Nội dung thông tin chưa hữu ích, chưa khai thác hết các tính năng của kênh phân phối này. Thư viện chưa biết cách tiếp cận NDT một cách rộng rãi, chủ động mà chủ yếu bị động tương tác khi bạn đọc phản hồi. Thời gian đăng tin ngẫu nhiên mà chưa phù hợp với thời gian xuất hiện nhu cầu tin của NDT trực tuyến.

Hoạt động phân tích và tối ưu hóa: Facebook Insights cung cấp những công cụ, dữ liệu có giá trị để giúp người quản trị fanpage có được cái nhìn tổng quan về các chỉ số khác nhau như: Tóm tắt trang, thống kê lượt tương tác, phân tích người dùng,…

Những số liệu này ý nghĩa quan trọng, nó sẽ giúp Thư viện đánh giá được thực trạng fanpage, tận dụng các dữ liệu này cho việc lên kế hoạch nội dung cho các tháng tiếp theo. Nhìn chung, Thư viện mới chỉ dừng lại ở việc coi fanpage như một công cụ đăng tin, hoạt động thống kê, đánh giá hiệu quả của trang chưa được chú ý.

2.1.3.4. Youtube Luận văn: Khái quát về marketing tại Trường Đại học FPT

Kênh phân phối Youtube được thư viện xây dựng ngày 22/03/2017. Youtube được thư viện coi là một kênh marketing phụ, một công cụ hỗ trợ cho việc truyền tải thông tin trên Fanpage Facebook. Tính đến tháng 10/2018, kênh này chỉ có 3 video, 220 lượt xem (trung bình hơn 73 lượt/video), chủ yếu là thông qua các bài viết trên Fanpage. Hiện tại chưa có phản hồi hay một tài khoản nào theo dõi. Nguyên nhân do thư viện chưa có nhân lực có kỹ năng để chuyên trách, cùng với nguồn kinh phí hạn hẹp dẫn đến việc thư viện không thể duy trì kênh phân phối này

2.1.4. Truyền thông/quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông tin

Qua khảo sát NDT cho thấy, tỷ lệ NDT sử dụng các dịch vụ thông tin, thư viện qua các kênh trực tuyến là rất cao.

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ NDT sử dụng các SP&DV qua các kênh trực tuyến

Đồng thời, hoạt động truyền thông, quảng bá các SP&DV cũng được 100% nhân viên của Thư viện đánh giá là rất quan trọng. Các hoạt động truyền thông, quảng bá có thể kể đến như: Quảng cáo trực tuyến, các biện pháp nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đối với các SP&DV trực tuyến của Thư viện,…

Mặc dù hoạt động truyền thông, quảng bá được các nhân viên Thư viện đánh giá là rất quan trọng nhưng thực tế cho thấy, hoạt động này chỉ được Thư viện triển khai tự phát, chưa có chiến lược cụ thể và chưa tiến hành thường xuyên.

Thư viện chưa tiến hành áp dụng các biện pháp quảng cáo trực tuyến cho các SP&DV của mình. Hoạt động thiết kế các tài liệu truyền thông như: xây dựng các video clips, catalog sách mới,… chưa được thư viện thực sự quan tâm. Tính đến nay, thư viện mới chỉ tạo dựng được 3 videos giới thiệu về thư viện.

Mặt khác, hoạt động thiết kế các tài liệu truyền thông như xây dựng các video clips, catalog sách mới, poster giới thiệu SP&DV,… chưa được thư viện thực sự quan tâm. Tính đến nay, thư viện mới chỉ tạo dựng được 3 videos giới thiệu về thư viện.

Đối với hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Để phục vụ cho hoạt động xếp hạng trường đại học theo các tiêu chuẩn của tổ chức QS Stars. Nhà trường đã triển khai hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đối với tất cả các website có tên miền *.fpt.edu.vn từ năm 2012. Sau khi Nhà trường được tổ chức QS Stars công nhận xếp hạng quốc tế 3 sao (2012), hoạt động tối ưu hóa các website có đuôi *.fpt.edu.vn càng được chú trọng hơn nữa. Vì vậy, thứ hạng hiển thị các website của thư viện trong danh sách kết quả tìm kiếm là rất tốt. Có thể nói, trường ĐH FPT đã thực hiện tốt hoạt động tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm phổ biến.

2.1.5. Con người/nguồn nhân lực cho hoạt động marketing trực tuyến Luận văn: Khái quát về marketing tại Trường Đại học FPT 

Con người luôn được xem là yếu tố quyết định sự thành công của mọi hoạt động. Trong hoạt động marketing trực tuyến TTTV, yếu tố con người bao gồm nhân viên Thư viện và NDT.

Nhân viên thư viện

Hiện nay, thư viện trường ĐH FPT gồm 5 thành viên. Trong đó có 3 nhân viên có trình độ cử nhân (60%) và 2 nhân viên có trình độ thạc sĩ (40%).

Về mặt chuyên môn: 100% nguồn nhân lực có chuyên môn TTTV. Thư viện chưa có nhân viên có chuyên môn về marketing trực tuyến, dẫn đến các hoạt động được triển khai chỉ mang tính tự phát, chưa xây dựng được chiến lược phù hợp, điều này thể hiện qua sự nhận xét của nhân viên thư viện trong biểu đồ 2.11 có 80% cho rằng hoạt động marketing trực tuyến chưa hiệu quả. Mặt khác, nguồn nhân lực chưa có sự am hiểu sâu sắc về các chuyên ngành đào tạo trong Trường. Điều này cũng gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình phát triển nguồn lực thông tin.

Người dùng tin

NDT là đối tượng phục vụ mà Thư viện hướng tới. Mọi hoạt động của Thư viện đều nhằm mục đích cao nhất là thỏa mãn tối đa NCT của NDT. Hoạt động marketing trực tuyến được Thư viện trường ĐH FPT triển khai cũng không ngoài mục đích này.

Theo khảo sát cho thấy, NDT biết đến Thư viện qua nhiều kênh khác nhau.

Biểu đồ 2.12: Những kênh thông tin giúp NDT biết đến thư viện

Qua biểu đồ 2.12 ta thấy, hoạt động truyền thông quảng bá của Thư viện qua các kênh phân phối trực tuyến cũng chưa thực sự tốt. Vì tỷ lệ những NDT ban đầu biết đến Thư viện qua các kênh trực tuyến như website, mạng xã hội khá thấp (học sinh là 6.38%, lãnh đạo, quản lý là 11.11%), mặt khác số NDT tự biết và tự đến Thư viện cũng chiếm tỷ lệ rất cao (nhóm NDT là lãnh đạo, quản lý là 100%).

Nhận xét về nguồn lực thông tin hiện nay của Thư viện thì đa số NDT cho rằng nguồn lực thông tin hiện có là khá đầy đủ. Riêng có nhóm NDT là cán bộ, giảng viên cho rằng nguồn lực thông tin là chưa thực sự đầy đủ (50.68%). Điều này có thể lý giải rằng thư viện chưa có nhiều các tài liệu chuyên môn sâu để phục vụ họ trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy.

Biểu đồ 2.13: Nhận xét của NDT về nguồn lực thông tin của thư viện

Bên cạnh đó, theo số liệu khảo sát về mức độ đáp ứng NCT của NDT cho thấy mức độ đáp ứng tốt nhất của thư viện dành cho NDT là từ 25% tới dưới 50%. Để có thể tăng tỷ lệ này, Thư viện cần quan tâm hơn nữa tới việc nghiên cứu NCT, ngoài ra hoạt động đào tạo, tập huấn cho NDT biết và sử dụng các SP&DV cũng cần phải được coi trọng hơn.

2.1.6. Quy trình hoạt động marketing trực tuyến tại Thư viện Luận văn: Khái quát về marketing tại Trường Đại học FPT

Theo đánh giá của nhân viên thư viện, 60% ý kiến cho rằng yếu tố quy trình giữ vị trí rất quan trọng đối với hoạt động marketing trực tuyến và 40% ý kiến còn lại cho rằng quan trọng.

Thư viện trường ĐH FPT đã xây dựng được quy trình hoạt động cho bộ phận mình. Quy trình trình bày khá chi tiết đối với các hoạt động trong dây truyền thông tin tư liệu. Song các nội dung liên quan đến marketing và marketing trực tuyến còn rất sơ sài, chưa đầy đủ. Trong quy trình, thư viện không sử dụng thuật ngữ marketing mà sử dụng cụm từ “Quảng bá thư viện”, điều này thể hiện sự nhận thức chưa đầy đủ về marketing. Quy trình về marketing trực tuyến như sau:

  • Cán bộ thư viện gửi thông tin truyền thông qua email đến bạn đọc, đồng thời trả lời thắc mắc của bạn đọc về các hoạt động của Thư viện.
  • Thư viện thông tin đến bạn đọc tình hình trả và mượn sách, thời gian trả…
  • Gửi email nhắc hạn mượn sách cho bạn đọc.
  • Cập nhật các chương trình hoạt động của Thư viện trên trang CMS.
  • Việc giới thiệu sách mới hàng tuần (bao gồm 2 tựa sách mới đã nhập của tháng đó và một số tựa mới cập nhật từ trang books24x7) được thực hiện vào thứ hai, đăng qua trang CMS của trường và trưng bày ngay tại quầy làm việc.
  • Lập và duy trì hoạt động của Fanpage Thư viện, thu thập nhu cầu tin và tiếp nhận đóng góp của sinh viên thông qua trang fanpage này. Luận văn: Khái quát về marketing tại Trường Đại học FPT
  • Thống kê số lượng truy cập page hàng tháng, mức độ tương tác qua page này để đánh giá mức độ hiệu quả của page. Mức độ hiệu quả của page chính là số lượng sinh viên sử dụng dịch vụ thư viện tăng lên.
  • Đối với trang thư viện online books24x7 việc hướng dẫn sử dụng trang này được đăng trong tờ rơi của Thư viện, đăng hàng tuần cùng việc giới thiệu sách mới, cập nhật trên trang fanpage…”

Như vậy, quy trình chỉ liệt kê các hoạt động marketing trực tuyến mà thư viện có thể thực hiện. Thư viện không triển khai tất cả các hoạt động kể trên mà chỉ lựa chọn triển khai những hoạt động phù hợp như: Gửi thư nhắc NDT hạn trả sách (tự động); đăng tin trên fanpage facebook, website khi cần. Mặt khác, các thông tin được trình bày trong quy trình cũng chưa có tính bắt buộc. Hiệu quả quy trình chưa cao.

Điểm đáng nói ở đây là quy trình mới chỉ liệt kê các nội dung marketing, chưa nêu được các bước cần thực hiện để triển khai hiệu quả các nội dung đã đề ra như:

Mục tiêu cần đạt được, yêu cầu về kế hoạch triển khai, lựa chọn kênh phân phối trực tuyến nào để đạt hiệu quả tốt nhất, quảng cáo, kiểm tra đánh giá,… Thực tế này xuất phát sự nhận thức chưa đầy đủ của đội ngũ nhân viên thư viện về vai trò, tầm quan trọng của quy trình đối với hoạt động marketing trực tuyến.

2.1.7. Yếu tố vật chất sử dụng cho hoạt động marketing trực tuyến

Về mặt không gian của thư viện: Hiện tại đang gặp khó khăn về không gian sử dụng. Diện tích ban đầu của Thư viện là 650 m2 nhưng do thiếu phòng học nên Nhà trường đã chuyển hội trường vào không gian thư viện. Dẫn đến, diện tích sử dụng của thư viện giảm xuống còn khoảng 300 m2, rất chật hẹp. Điểm đáng nói là mỗi khi có sự kiện tại hội trường, Thư viện sẽ rất ồn do không được thiết kế cách âm, điều này gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động thu hút sự chú ý của NDT. Vì cơ sở vật chất còn chưa hoàn thiện dẫn đến NDT không muốn tới Thư viện.

Về mặt hạ tầng công nghệ thông tin: Thư viện được trang bị đầy đủ wifi, máy chủ để cài đặt, lưu trữ phần mềm, CSDL. Đây là điều kiện thuận lợi để thư viện triển khai marketing trực tuyến.

Tại thư viện, các nhân viên sử dụng máy tính của cá nhân để làm việc, các máy tính này có cấu hình khá thấp, nếu chỉ thực hiện các hoạt động văn phòng thì các máy tính này vẫn có thể đảm bảo, nhưng khi thực hiện các hoạt động liên quan thiết kế đồ họa thì tốc độ rất chậm. Mặt khác, các phần mềm thiết kế hỗ trợ cho hoạt động marketing thường không có bản quyền cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của hoạt động thiết kế tài liệu truyền thông marketing.

Ngoài ra, các thiết bị điện tử khác như: Máy ảnh, máy quay phim,… chưa được đầu tư. Do đó khi muốn tạo dựng các videos thì Thư viện phải thuê nhân lực bên ngoài. Nhưng với nguồn tài chính hạn hẹp của Thư viện dẫn đến nhiều hoạt động không thể triển khai. Luận văn: Khái quát về marketing tại Trường Đại học FPT

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Thực trạng marketing trực tuyến tại Đại học FPT

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x