Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về dịch vụ Ngân hàng CBbank hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
2.1.1 Khuôn khổ pháp lý cho giao dịch điện tử
Trên cở sở tham mưu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ đã từng bước củng cố khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán ngân hàng nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển của một nền kinh tế ổn định và vững chắc. Luận văn: Khái quát về dịch vụ Ngân hàng CBbank
Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tạo khuôn khổ pháp lý chung cho các hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, làm cơ sở cho các tổ chức này ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán trong từng hệ thống của mình, giúp hoạt động thanh toán an toàn và nhanh chóng, ổn định. Ngày 22/11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt (thay thế cho Nghị định 64/2001/NĐ-CP) có hiệu lực từ ngày 26/03/2013, quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, về đối tượng tham gia và điều kiện để triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán.
Đặc biệt đối với ứng dụng công nghệ tin học vào lĩnh vực thanh toán của các ngân hàng, Chính phủ đã rất chú trọng đến việc tạo lập một hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động thanh toán có ứng dụng công nghệ điện tử. Ngày 16/05/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP (thay thế Nghị định cùng tên số 57/2006/NĐ-CP ban hành ngày 09/06/2006) quy định một cách toàn diện về các hoạt động TMĐT, quy định một số biện pháp quản lý đối với hoạt động TMĐT, đặc biệt là những mô hình kinh doanh TMĐT đặc thù. Một trong những mục tiêu của Chính phủ là giảm thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế bằng việc thúc đẩy sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngày 15/05/2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN về Quy chế ban hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng (thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN). Phạm vi và đối tượng điều chỉnh đã rộng hơn, với các tổ chức tín dụng là ngân hàng, việc phát hành thẻ không cần phải xin cấp phép từ NHNN, nhưng để phát hành hoặc thanh toán thẻ, các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được Quy chế quy định, và NHNN đánh giá sự tuân thủ của các tổ chức đó. Đối tượng phát hành thẻ không chỉ là các ngân hàng, mà còn là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các tổ chức không phải tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng cũng có thể được phát hành thẻ.
Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ tiếp tục được hoàn thiện: Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, ban hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về TTKDTM; đây là các văn bản quan trọng định hướng trong lĩnh vực TTKDTM nói chung và hoạt động thẻ ngân hàng nói riêng. Ngày 28/12/2012, NHNN đã ban hành Thông tư 35 quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, trong đó quy định nguyên tắc thu phí, biểu khung phí theo lộ trình, tổ chức phát hành thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể liên quan, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển bền vững. Ngày 01/01/2013, NHNN ban hành Thông tư 36 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của ATM nhằm thực hiện song hành đồng bộ với Thông tư 35, qua đó tăng cường nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng ATM của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trang bị ATM và các đơn vị liên quan. Liên quan đến hoạt động thẻ, trước đây Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng; Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30/10/2007 về Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã Tổ chức phát hành thẻ ngân hàng; Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN ngày 09/07/2007 về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng
2.1.2 Dịch vụ ngân hàng điện tử tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn: Khái quát về dịch vụ Ngân hàng CBbank
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam không những gia tăng về số lượng ngân hàng mà chất lượng hoạt động kinh doanh cũng được nâng lên, cơ sở vật chất cho các dịch vụ ngân hàng ngày càng đầy đủ và hiện đại, cơ hội tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển về dịch vụ ngân hàng ngày càng mở rộng. Hoạt động của các NHTM ngày càng mang tính chuyên nghiệp và có uy tín hơn đối với trong nước và quốc tế. Hầu hết các NHTM đều kinh doanh đa năng, các chủng loại dịch vụ đa dạng hơn và có chất lượng cao hơn, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử.
2.1.2.1 Dịch vụ thanh toán thẻ
Trong những giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, việc phát triển thị trường thẻ thanh toán là mấu chốt quan trọng, đặt tiền đề cho việc triển khai các dịch vụ thanh toán hiện đại trên nền tảng ứng dụng CNTT và TMĐT.
Với chủ trương và quyết tâm đó của Chính phủ, trong 5 năm qua số lượng thẻ ngân hàng tại Việt Nam đã tăng trường nhanh, trở thành một phương tiện thanh toán phổ biến. Tính đến cuối tháng 3/2013, đã có 52 tổ chức đăng ký phát hành thẻ, số lượng thẻ đạt trên 57,1 triệu thẻ, tăng gấp 6 lần so với năm 2007 (9,34 triệu thẻ), trong đó hầu hết là thẻ ghi nợ (93,6%), thẻ tín dụng (3,1%); tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện thanh khoán không dùng tiền mặt khác đang có xu hướng tăng lên. Dịch vụ thẻ ngân hàng phát triển đã giúp NHTM có thêm kênh huy động vốn và phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng với nhiều tiện ích khách nhau cung cấp cho khách hàng. (phụ lục 3)
Bên cạnh việc phát triển số lượng thẻ, các NHTM ngày càng quan tâm đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ bằng việc tăng khả năng thanh toán cho chủ thẻ thông qua phát hành thẻ thanh toán đồng thương hiệu và đa ứng dụng có liên kết với các tổ chức khác, như trường học, hãng taxi, hãng hàng không…; chú trọng tăng độ an toàn, bảo mật của thẻ thanh toán như ứng dụng công nghệ Chip trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, như phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ chip chuẩn EMV.
Cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ cũng được cải thiện đáng kể, tính đến tháng 06/2013 có 14.410 máy ATM được lắp đặt trên toàn quốc, tăng hơn 3 lần so với năm 2007 và khoảng 110.021 thiết bị chấp nhận thẻ (POS) đang hoạt động, tăng hơn 5 lần so với năm 2006. (phụ lục 3)
2.1.2.2 Dịch vụ Internet Banking Luận văn: Khái quát về dịch vụ Ngân hàng CBbank
Đây là dịch vụ ngân hàng qua Internet, chỉ cần một chiếc máy tính hay một thiết bị điện tử cầm tay có truy cập Internet cùng với mã truy cập do ngân hàng cung cấp, người truy cập có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Nếu năm 2004, mới chỉ có 3 ngân hàng tham gia cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến, thì đến năm 2007 con số này đã lên đến 18 ngân hàng và cho đến thời điểm cuối năm 2012 có tới 46 ngân hàng cung cấp dịch vụ Internet Banking, chiếm 90% trong tổng số 49 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam.
2.1.2.3 Dịch vụ Mobile banking
Theo kết quả khảo sát của Cục TMĐT và CNTT năm 2012, trong tổng số 49 ngân hàng hiện đang hoạt động, có 40 ngân hàng (chiếm 82%) cung cấp dịch vụ Mobile banking. Tuy nhiên dịch vụ này phần lớn chỉ dừng ở mức truy vấn thông tin chung của ngân hàng và thông tin tài khoản qua kênh SMS. Mỗi khi có giao dịch thực hiện trên tài khoản của mình, tổng đài của ngân hàng sẽ tự động gửi tin nhắn thông báo đến điện thoại di động của khách hàng.
Về phần hoạt động thanh toán qua mạng điện thoại ở Việt Nam còn chưa phổ biến, do hình thức này cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bên tham gia như: Trung tâm bưu chính viễn thông, hệ thống ngân hàng. Nếu hình thức này phổ biến sẽ tạo điều kiện phát triển mạng lưới TTKDTM tại các điểm thanh toán hàng hóa, cung ứng dịch vụ lưu động như: dịch vụ taxi, điểm bán hàng lưu động hoặc giao hàng tại nhà…
2.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB) Luận văn: Khái quát về dịch vụ Ngân hàng CBbank
2.2.1 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đại Tín (tên khác TRUSTBank) chính thức thành lập vào năm 1989, với tên gọi là Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến – ngân hàng cổ phần đầu tiên của tỉnh Long An được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993.
Ngân hàng TMCP Nông thôn Rạch Kiến được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động Ngân hàng Thương mại cổ phần Đô thị và đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín theo quyết định số 2136/QĐ-NHNN ngày 17/09/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Việc chấp thuận cho Ngân hàng Đại Tín chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của TRUSTBank với mục tiêu phấn đấu trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng từ cơ bản đến cao cấp, hoàn thành mục tiêu đưa TRUSTBank trở thành một trong số các ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất tại Việt Nam.
Ngày 23/5/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1161 về việc thay đổi tên gọi của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Tín (TrustBank). Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho TrustBank được đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam (Vietnam Construction Bank)
Sau khi đổi tên cùng với việc triển khai chiến lược mới, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam vẫn là một Ngân hàng đô thị đa năng, hoạt động theo Luật các TCTD và các quy định của NHNN như các Ngân hàng TMCP khác của Việt Nam
Các hoạt động chủ yếu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín:
- Hoạt động huy động vốn: nhận tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, các tổ chức và người nước ngoài ở Việt Nam.
- Cấp tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống cán bộ nhân viên và dân cư.
- Bảo lãnh: bao gồm bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu …
- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: cung ứng phương tiện thanh toán bằng dịch vụ thanh toán séc, ủy nhiệm chi, thẻ ngân hàng … thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam Luận văn: Khái quát về dịch vụ Ngân hàng CBbank
Theo báo cáo tài chính năm 2011, VNCB có tổng tài sản 27.130 tỷ đồng, huy động vốn tăng 35% so với năm 2010, lợi nhuận trước thuế đạt 219 tỷ đồng . Trong đó, vốn điều lệ đạt 5.000 tỷ đồng, tăng gấp 14.793 lần so với ngày đầu thành lập, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 155%. Việc tăng vốn điều lệ tạo điều kiện tăng cường năng lực tài chính, đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh… Lợi nhuận trước thuế của VNCB đến cuối năm 2011 đạt 550 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 152%.
Tuy nhiên, VNCB đã rơi vào khó khăn từ năm 2011 khi lạm phát cao, chính sách tài khóa và tiền tệ bị thắt chặt, thị trường bất động sản đóng băng… Ngân hàng đã dành lượng vốn quá lớn để cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp bất động sản, nên thanh khoản suy kiệt và nợ xấu tăng cao. Từ đó bộc lộ sự yếu kém của hệ thống quản lý rủi ro cho hệ thống dẫn tới mất cân đối lớn trong bảng cân đối tài chính…
Trước thực trạng trên, ngân hàng buộc phải tái cơ cấu toàn diện nhằm khắc phục, chấn chỉnh và củng cố giúp ngân hàng thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tại.
Mục tiêu mà VNCB hướng tới là khắc phục tình hình thanh khoản yếu, xử lý chất lượng tài sản đang suy giảm, khắc phục vấn đề dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao. Đặc biệt ngân hàng sẽ xử lý triệt để vấn đề kém thanh khoản, đồng thời triệt tiêu việc cho vay các nhóm có lợi ích liên quan.
Với lộ trình đưa ra là ngân hàng sẽ nhanh chóng khắc phục vấn đề dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, thanh khoản kém nhằm bảo đảm an toàn, lành mạnh, hiệu quả và phát triển bền vững ngay từ đầu năm 2013. Trong chiến lược mới của mình, ngân hàng sẽ tập trung vào những thế mạnh của cổ đông mới để triển khai hoạt động tín dụng vào lĩnh vực xây dựng, cơ sở hạ tầng, sản xuất vật liệu xây dựng và thiết bị nội thất và các ngành công nghiệp phụ trợ… Trước đó, ngân hàng này đã tham gia triển khai các sản phẩm và dịch vụ cho ngành xây dựng, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, nhà trả chậm, bán vật liệu xây dựng trả chậm… với hạn trả đến 5 – 15 năm theo từng loại hình sản phẩm.
Đặc biệt trong chuỗi sản phẩm 4 nhà (ngân hàng, chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung ứng, sản xuất VLXD), VNCB tích cực hướng tới tham gia cung ứng các dịch vụ và sản phẩm liên quan, nhằm cùng các Ngân hàng quốc doanh hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. Như vậy, từ những định hướng phát triển mới, VNCB sẽ từng bước chuyển dịch cơ cấu, để tiến tới mục tiêu chuyên biệt hóa dịch vụ ngân hàng mang tính chất đặc thù của riêng mình.
VNCB đã đẩy mạnh huy động vốn nhằm đưa tăng trưởng lên tới 50%, đạt 25.349 tỷ đồng vào cuối 2013; vốn điều lệ đạt 7.500 tỷ đồng kể từ ngày 26/12/2013; giảm dần vay từ liên ngân hàng; các khách hàng là đối tác chiến lược và khách hàng nông nghiệp. Cơ cấu cho vay tập trung phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ; giảm cho vay bất động sản, phát triển ngân hàng bán lẻ và khách hàng tín dụng do ngân hàng tự tìm kiếm. Mục tiêu của ngân hàng là khắc phục tình trạng mất cân đối thanh khoản, xây dựng lại hệ thống quản trị rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới chi nhánh. Luận văn: Khái quát về dịch vụ Ngân hàng CBbank
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng dịch vụ điện tử tại Ngân hàng CBbank