Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát tình hình địa phương tại tỉnh Bắc Ninh hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Trách nhiệm pháp lý của Công chứng viên trong các giao dịch về quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1 Khái quát tình hình địa phương liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Tình hình phát triển nông thôn và đô thị tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn: Khái quát tình hình địa phương tại tỉnh Bắc Ninh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, chỉ cách trung tâm Thủ đô khoảng 30km, là đầu mối quan trọng giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, nằm trên hành lang kinh tế Việt – Trung và trong tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển về mọi mặt. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh Bắc Ninh ước tăng 10,6% so với năm 2017, tiếp tục khẳng định vững chắc là cực tăng trưởng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Được mệnh danh là “Thủ phủ FDI”, Bắc Ninh đón nhận được đầu tư khủng từ nhiều tập đoàn lớn và thương hiệu toàn cầu như: Cannon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan), Pepsico (Hoa Kỳ), ABB (Thụy Điển). Không chỉ các doanh nghiệp FDI, các tên tuổi lớn của Việt Nam như: Vinamik, Vinasoy, Kinh Đô… cũng góp mặt tại đây hình thành lên các khu công nghiệp lớn như: Tiên Sơn, Quế Võ, Thuận Thành, Yên Sơn, Gia Bình. Đây chính là một trong những xúc tác quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của miền đất Kinh Bắc đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng vạn lao động từ khắp cả nước đến sinh sống và làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn có thế mạnh về hệ thống giao thông đồng bộ và thông suốt với rất nhiều trục giao thông lớn chạy qua bao gồm: QL1A, QL1B mới, QL18, QL38, đường cao tốc đi Sân bay quốc tế Nội Bài, đường đi đến cảng nước sâu Cái Lân – Quảng Ninh, tuyến đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc giúp Bắc Ninh dễ dàng kết nối với các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và thương mại phía Bắc. Song song với hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội của Bắc Ninh cũng đã và đang được đồng bộ hóa toàn diện. Từ hệ thống đường xá như đường H2, đường vành đai đến những con đường liên xã liên thôn đều được xây dựng đồng bộ. Đặc biệt, theo kế hoạch đến năm 2022, Thành phố Bắc Ninh sẽ phấn đấu xây dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh sẽ được đẩy mạnh. Điều này không chỉ là một bước tiến mới cho Thành phố Bắc Ninh mà còn tạo ra những tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực khác, trong đó bất động sản được đánh giá là sẽ có nhiều biến động tích cực. Dự báo trong năm 2019, các giao dịch về bất động sản tại Bắc Ninh sẽ tạo được sức bật lớn.
Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh nêu rõ, theo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020), tỉnh được Chính phủ phê duyệt cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trong đó chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp giảm 11.110ha; chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp tăng 11.326ha; ưu tiên cho đất khu công nghiệp 3.695ha, đất phát triển hạ tầng 3.166ha, đất ở tại nông thôn 992ha, đất cụm công nghiệp 262ha, đất thương mại, dịch vụ 335ha. Đặc biệt, hiện có 41/43 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, đạt tỷ lệ hơn 95%, trong đó cấp tỉnh 36/36 thủ tục, cấp huyện 5/6 thủ tục; 100% thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, cấp huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã. Các thủ tục được triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, liên thông điện tử, trong đó có hai thủ tục được thực hiện “bốn tại chỗ” tại Trung tâm Hành chính công tỉnh. Tính từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2019, tỉnh đã tiếp nhận 2.085 hồ sơ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, đã giải quyết được 1.997 hồ sơ, đạt 95,78%; 53.185 hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, đã giải quyết được 45.704 hồ sơ, đạt 85,93%.
Với số lượng hồ sơ đất đai rất lớn, việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận, giải quyết thủ tục hành chính. Các bước giải quyết được công khai, minh bạch loại bỏ tình trạng sách nhiễu, gây phiền hà của đội ngũ công chức thực thi công vụ, giảm số hồ sơ phải yêu cầu bổ sung và trễ hẹn trả kết quả. Theo nhu cầu của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 đăng ký 1.544 dự án, tổng diện tích thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất khoảng hơn 6.891ha. Cụ thể, thành phố Bắc Ninh 233 dự án, diện tích trên 941ha; thị xã Từ Sơn 269 dự án, diện tích hơn 1.291ha; huyện Tiên Du 262 dự án, diện tích hơn 1.139ha; Quế Võ 189 dự án, diện tích gần 516ha; Gia Bình 153 dự án, diện tích gần 395ha; Lương Tài 58 dự án, diện tích hơn 125ha; Thuận Thành 192 dự án, diện tích 1.206ha; Yên Phong 161 dự án, diện tích hơn 1.278ha. Bên cạnh việc bám sát sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Chính phủ, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu với Ủy ban Nhân dân tỉnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về đất đai. Bắc Ninh tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng đối với công tác tuyên truyền quản lý đất đai, nhất là công tác quản lý đất đai ở cấp xã, thôn. Nhờ đó, việc thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn Bắc Ninh thực hiện đúng trình tự, thủ tục, công khai, dân chủ và đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, các cơ quan chức năng của Bắc Ninh tiến hành rà soát các dự án BT, dự án giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để có phương án giải quyết hợp lý; tập trung thẩm định, tham mưu với tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của các huyện, thị xã, thành phố, danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất dưới 10ha đất trồng lúa năm 2019 và 2020. Tỉnh thực hiện kiểm kê đất đai năm 2019, hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2018 và lập dự án, tổ chức xây dựng bảng giá đất năm năm (2020-2024) sát với thực tế. Các huyện, thị xã, thành phố tích cực giải quyết việc giao đất dân cư, dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp theo chỉ đạo của Trung ương và tỉnh. Tỉnh điều tra, đánh giá sát chất lượng, tiềm năng đất đai, có phương án sử dụng hợp lý, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội theo hướng an toàn, bền vững. Luận văn: Khái quát tình hình địa phương tại tỉnh Bắc Ninh
Tiêu biểu như việc giải quyết “điểm nóng” về đất đai tại xã Đông Tiến, huyện Yên Phong. Từ nhiều năm trước, vi phạm Luật Đất đai ở xã Đông Tiến đã xảy ra nhưng không được giải quyết dứt điểm, nhiều cuộc cưỡng chế không thành, đặc biệt là ở thôn Ô Cách đã gây ra sự bức xúc của người dân đối với công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương. Với mục tiêu giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn, năm 2018 Đảng ủy xã Đông Tiến đã xác định đây là một trong ba nhiệm vụ chính trị trọng tâm của xã cần tập trung thực hiện. Đảng ủy xã đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề và tập trung rà soát toàn bộ các hộ vi phạm luật đất đai trên địa bàn, tổ chức lực lượng cưỡng chế thành công 61 trường hợp xây dựng trái phép trên đất vi phạm, tập trung chủ yếu ở thôn Ô Cách; kịp thời lập biên bản và ngăn chặn hàng chục lượt vi phạm đất đai, tổ chức tuyên truyền, vận động ba trường hợp vi phạm mới tự giác tháo dỡ công trình vi phạm, trả lại mặt bằng cho địa phương quản lý. Đến nay, cơ bản tình trạng vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn xã được kiểm soát, 100% các trường hợp vi phạm Luật đã lập biên bản, công tác quản lý đi vào nền nếp, có hiệu quả. Để có được kết quả này, cấp ủy, chính quyền xã Đông Tiến đã đoàn kết, thống nhất nội bộ, đưa ra các giải pháp, mục tiêu cụ thể để thực hiện. Xã phân công rõ người rõ việc, giao thời gian hoàn thành công việc, đặc biệt chú trọng việc quy trách nhiệm cho người đứng đầu. Khi tổ chức cưỡng chế, chuẩn bị mọi phương án, không để bị động, được người dân trong xã đồng tình ủng hộ.
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Đại Đồng khẳng định từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, tỉnh Bắc Ninh thực hiện quản lý, quy hoạch đất đô thị có sự thống nhất cao giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất. Theo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh, đã có sự gắn kết với quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng. Đây là cơ sở pháp lý trong công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đô thị. Hiện tỉnh đã hoàn thành việc đo đạc bản đồ địa chính diện tích 82.271ha, đạt 100% diện tích tự nhiên, trong đó bản đồ tỷ lệ 1/500 diện tích 3.960,9ha; bản đồ tỷ lệ 1/1000 diện tích 39.462,65ha; bản đồ tỷ lệ 1/2000 diện tích 38.847,6ha. Tổng số thửa đất đã đo đạc, lập bản đồ địa chính là 1.008.765 thửa. Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất được thực hiện đúng trình tự, thủ tục và đúng quy định về quản lý, sử dụng đất. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện công khai, dân chủ, lấy ý kiến của người có đất bị thu hồi, ít để xảy ra khiếu kiện. Công tác đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất bảo đảm tính pháp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất, ngăn chặn kịp thời các giao dịch không đăng ký tại cơ quan nhà nước.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Luật Kinh Tế
2.1.2 Nhu cầu công chứng các giao dịch về quyền sử dụng đất
Thống kê số liệu hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất từ năm 2014 đến năm 2018 thì số lượng các hợp đồng, giao dịch có nhu cầu công chứng đều tăng qua từng năm. Các tổ chức hành nghề công chứng và hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng trung bình mỗi năm chứng nhận gần 40 nghìn hợp đồng giao dịch, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại. Hoạt động công chứng không chỉ giúp giảm tải cho các phòng công chứng nhà nước, mà còn giúp hoạt động công chứng chuyển dần từ độc quyền nhà nước sang hoạt động dịch vụ với mục tiêu phục vụ khách hàng. Việc mở ra nhiều văn phòng công chứng đã tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa văn phòng công chứng và phòng công chứng của Nhà nước, cũng như chính các văn phòng công chứng với nhau. Các tổ chức công chứng cũng buộc phải thay đổi cung cách phục vụ theo hướng linh hoạt, thuận tiện, nhanh chóng hơn, để có được khách hàng và những phần việc cụ thể. Một vấn đề cấp bách được đặt ra hiện nay là mặc dù có tới 90% số lượng hợp đồng công chứng liên quan đến các giao dịch bất động sản
2.2 Văn phòng công chứng, phòng công chứng tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn: Khái quát tình hình địa phương tại tỉnh Bắc Ninh
Công tác tuyên truyền pháp luật nói chung, pháp luật về công chứng nói riêng được đẩy mạnh thông qua nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các Hội nghị tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp cơ sở hoạt động tiếp công dân, tổ chức của các tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan tư pháp các cấp, các tổ chức hành nghề luật sư… nhằm góp phần đưa pháp luật công chứng đi vào đời sống, nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của công chứng trong xã hội.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa công chứng, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Đề án “Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011- 2020” theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 10.02.2010 và Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 17.02.2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 [61]; ban hành Quyết định số 144/2009/QĐ-UBND ngày 16.9.2009 của UBND tỉnh về việc chuyển giao thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch sang tổ chức hành nghề công chứng [66]; thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định thành lập các Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật. Số lượng tổ chức chức hành nghề công chứng và công chứng viên đều tăng lên rõ rệt. Chất lượng hoạt động công chứng cũng có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng chuyên nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp, góp phần đảm bảo an toàn pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hợp đồng, giao dịch. Trước năm 2014, toàn tỉnh chỉ có 3 Phòng công chứng Nhà nước, với 5- 7 Công chứng viên và 8 Văn phòng công chứng tư nhân với 16 Công chứng viên. Đến nay cả tỉnh đã có 19 tổ chức hành nghề công chứng (3 Phòng Công chứng, 16 Văn phòng Công chứng), với 46 Công chứng viên và được phân bổ tại 8 đơn vị hành chính cấp huyện. Tính từ ngày 01/01/2016 đến ngày 01/01/2019, các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện được 85.706 việc làm công chứng, chứng thực 132.353 bản sao, giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động.
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường cơ chế giám sát, minh bạch hóa hoạt động công chứng, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ban thường vụ Tỉnh ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Sở ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh hoạt động công chứng; tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với các tổ chức hành nghề công chứng; giao ban chuyên đề công chứng định kỳ hàng quý để đánh giá, kiểm điểm, trao đổi nghiệp vụ; yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng niêm yết công khai trình tự, thủ tục công chứng, lịch làm việc, nội quy công chứng, bảng thu phí, thù lao công chứng, thực hiện tư vấn và hướng dẫn, giải đáp cho người yêu cầu công chứng.
Ngoài ra, Sở Tư pháp còn yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng phải niêm yết Thông tin đường dây nóng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát, phản ánh về hoạt động công chứng. Sở cũng đề nghị Công an tỉnh, Đoàn Luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu phản ánh về hoạt động công chứng, nhất là những giao dịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật do Công chứng viên thực hiện. Việc niêm yết công khai thông tin đường dây nóng phản ánh về hoạt động công chứng đã phát huy tác dụng rất tốt. Nhiều tổ chức, cá nhân đã thông tin phản ánh về hoạt động công chứng một cách kịp thời, toàn diện hơn. Qua đó giúp Sở Tư pháp có thêm cơ chế giám sát thường trực đối với hoạt động công chứng và tiếp nhận nhiều thông tin bổ ích trong công tác quản lý, đồng thời cũng trở thành kênh thông tin tư vấn, giải thích, tuyên truyền pháp luật khá hiệu quả, giảm bớt khiếu kiện đối với hoạt động công chứng.
Tuy nhiên, hoạt động công chứng trong những năm qua còn một số tồn tại, khó khăn như: Nhận thức của một bộ phận nhân dân, cán bộ về ý nghĩa, giá trị pháp lý của công chứng còn hạn chế; thể chế về công chứng chưa hoàn thiện; quy mô của tổ chức hành nghề công chứng còn nhỏ, một số công chứng viên, nhân viên không qua đào tạo nghề công chứng nên nghiệp vụ, kinh nghiệm và kỹ năng nghề công chứng còn hạn chế; quy định pháp luật liên quan đến công chứng đang trong quá trình hoàn thiện, có rất nhiều vấn đề chồng chéo, bất cập, thủ tục hành chính còn rườm rà… khiến người dân gặp khó khăn khi phải hoàn thiện hồ sơ yêu cầu công chứng và cảm thấy rất phiền hà.
Trong thời gian tới, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu công chứng của xã hội thì công tác tuyên truyền pháp luật về công chứng cần được tiếp tục đẩy mạnh; nhà nước sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về công chứng; các tổ chức hành nghề công chứng cần chủ động và tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Bên cạnh đó, nhà nước thường xuyên quan tâm đến các biện pháp hỗ trợ, phát triển nghề công chứng cũng như tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng. Luận văn: Khái quát tình hình địa phương tại tỉnh Bắc Ninh
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng công chứng viên trong giao đất tại Bắc Ninh