Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát hợp dồng ủy quyền thực tiễn tại Tp HCM hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Công chứng hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Một số đặc điểm của văn bản ủy quyền cần lưu ý khi thực hiện công chứng
2.1.1.Về chủ thể
Quan hệ ủy quyền luôn liên quan đến 2 loại chủ thể bao gồm: người ủy quyền (bên ủy quyền) và người được ủy quyền ( bên dược ủy quyền). Trong đó:
- Người ủy quyền có những dấu hiệu như sau:
- Nếu là pháp nhân thì việc ủy quyền dược thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
- Nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 47 LCC 2014 “Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự”. Do đó, để tham gia vào quan hệ ủy quyền, chủ thể phải đạt độ tuổi mà pháp luật quy định có năng lực trách nhiệm pháp lý và có trạng thái thần kinh bình thường (không mắc bệnh tâm thần và các căn bệnh khác mà không điều chỉnh được hành vi của mình). Người có năng lực hành vi dân sự, theo Điều 21 và Điều 22 BLDS 2015 bao gồm: Người chưa thành niên, từ đủ 18 tuổi trở lên (có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) và người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (có năng lực hành vi dân sự một phần). Do đó, CCV xác định chủ thể có khả năng tham gia vào quan hệ ủy quyền với tư cách bên ủy quyền thì trước hết phải dựa trên các quy định của BLDS để xác định năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Luận văn: Khái quát hợp dồng ủy quyền thực tiễn tại Tp HCM
Ngoài yêu cầu phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật, người ủy quyền còn phải có tư cách chủ thể bên ủy quyền, tức là phải có “quyền năng” nào đó hoặc “quyền thực hiện công việc” nào đó để giao lại cho chủ thể khác. Có thể thấy rằng, muốn xác lập quan hệ ủy quyền thì điều kiện tiên quyết đối với bên ủy quyền là họ phải nắm giữ một “quyền” nào đó hoặc là người có”quyền thực hiện một công việc” nào đó để giao lại “quyền” hay “quyền thực hiện công việc” đó cho người khác thực hiện thay mình. Ví dụ: Ông A chỉ có thể ủy quyền cho ông B đi đòi nợ với ông C thay cho mình, khi ông A có cho ông C vay nợ và có các giấy tờ chứng minh về việc ông C có vay nợ mình (bằng giấy vay tiền, giấy nhận nợ của C)
Người nhận đề nghị công chứng văn bản ủy quyền sẽ không có tư cách chủ thể tham gia vào quan hệ ủy quyền khi không chứng minh được mình là người có quyền đó. Ví dụ, nhà đất thuộc quyền sở hữu của ông A và bà B bị thu hồi. Gia đình ông A không đồng ý với quyết định giải tỏa, đền bù nên không chấp hành. Ông C là con của ông A và bà B được gia đình cử đi khiếu nại quyết định thu hồi đất nhưng do bận việc nên đã ủy quyền việc khiếu nại cho luật sư thực hiện. Trong tình huống này, do C không phải là chủ thể bị gây thiệt hại do quyết định thu hồi đất xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp (C không là chủ sở hữu nhà đất) nên bản thân C sẽ không có tư cách khiếu nại đối với quyết định này. Do đó, C không thể giao (ủy quyền) lại quyền này cho luật sư thực hiện thay cho mình. Nhưng nếu trường hợp đất của hộ gia đình và C là thành viên của hộ gia đình thì C lại có quyền khiếu nại và có thể ủy quyền khiếu nại cho luật sư thực hiện thay cho mình.
Người ủy quyền không thể giao lại cho người khác “quyền” hay công việc vượt quá phạm vi mà mình có quyền thực hiện. Ví dụ: trong trường hợp nhà là tài sản chung của vợ chồng hoặc là di sản thừa kế của nhiều người, song một người đứng ra ủy quyền đối với toàn bộ nhà đất là đã vượt quá “quyền” mà bên ủy quyền được làm đối với nhà đất này và CCV không thể chứng nhận được yêu cầu này.
Chủ thể ủy quyền có thể là một hoặc nhiều người và luôn xuất hiện trong văn bản ủy quyền (“Hợp đồng ủy quyền” hay “Giấy ủy quyền”). Trong khi đó, bên được ủy quyền sẽ không xuất hiện để ký khi hình thức văn bản là “Giấy ủy quyền”.
Bên ủy quyền có những dấu hiệu cần lưu ý, làm rõ như sau:
Về năng lực hành vi dân sự của cá nhân được đại diện: Khoản 3 Điều 134 và Khoản 3 Điều 138 BLDS 2015 quy định người đại diện (người được ủy quyền): “Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện” và “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”. Như vậy, về nguyên tắc, người được ủy quyền có thể từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu pháp luật không bắt buộc việc thực hiện công việc hay việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể nào đó phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên thực hiện. Do đó, đối với trường hợp bên ủy quyền từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, cần phải rà soát, đối chiếu lại các văn bản pháp luật liên quan để quy định nào ràng buộc công việc phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện hay không.
Ví dụ Khoản 3, 4, 5, 6 Điều 69 BLTTDS 2015 quy định:
- Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
- Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
- Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
- Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
- Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của
- Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Việc pháp nhân là bên được ủy quyền:
Khoản 1 Điều 134 BLDS 2015 quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Do đó, theo quy định này, pháp nhân hoàn tòa có thể đại diện theo ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác. Luận văn: Khái quát hợp dồng ủy quyền thực tiễn tại Tp HCM
Về số người được ủy quyền:
Trước đây, BLDS 2005 quy định theo hướng chỉ có một người tại khoản 1 Điều 139. Đến nay, khái niệm về đại diện tại khoản 1 Điều 134 BLDS 2015 đã không còn ràng buộc việc đại diện chỉ có thể là một người. Quy định này là tương thích với việc BLDS quy định một số trường hợp bên đại diện là nhiều người như cha, mẹ đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên; ông, bà cùng giám hộ cũng là đồng đại diện cho cháu…
Bên cạnh đó, một số cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ hợp pháp luật có quy định khác (Khoản 3 Điều 141 BLDS 2015).
Về một số hạn chế đối với chủ thể được thực hiện công việc ủy quyền: Thực tế cho thấy một trong vài lĩnh vực nhất định, pháp luật có quy định một số điều kiện, hạn chế về đối tượng chủ thể người thực hiện công việc phải tuân thủ, kể cả khi được ủy quyền. Ví dụ: Điều 87 BLTTDS 2015 cấm một số người không được làm đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự gồm:
- Khi họ cùng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ dối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người đại diện;
- Khi họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của dương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
Ví dụ: Anh B là người đại diện theo pháp luật cho người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự, thì không thể làm người đại diện theo ủy quyền cho em ruột của mình là người chưa thành niên trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ và người em là đối lập nhau. Trong trường hợp này anh B chỉ là người đại diện cho người vợ trong tố tụng dân sự .
Cán bộ, công chức trong cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trường hợp họ tham gia với tư cách là người đại diện cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Do đó, nếu nội dung ủy quyền liên quan đến việc tham gia tố tụng dân sự thì nên kiểm tra, xác định việc ủy quyền có vi phạm điều cấm nêu trên hay không. Điều này là hợp lý nhằm đảm bảo cho nguyên tắc của pháp luật dân sự về chế định ủy quyền: người đại diện phải hành động hết mình, nhân danh vì lợi ích của người ủy quyền để thực hiện các công việc được đại diện giao cho có lợi nhất. Chính vì vậy, khoản 3 Điều 141 BLDS 2015 có quy định người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó. Điều này cũng cho thấy người đại diện và người được đại diện không thể là những người có quyền, lợi ích trái ngược, xung đột.
Hoặc theo Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: “Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý”. Do đó đói với loại việc thỏa thuận mang thai hộ thì pháp luật chỉ cho phép ủy quyền của vợ chồng cho nhau mà thôi, không cho phép ủy quyền cho người ngoài.
Tóm lại, các hạn chế hay điều kiện đối với chủ thể được thực hiện công việc ủy quyền không được pháp luật quy định tập trung, thống nhất mà được quy định rải rác trong từng lĩnh vực bởi các văn bản khác nhau, cho nên, do đó cần phải thường xuyên cập nhật và kiểm tra để đảm bảo tư cách chủ thể cho các bên tham gia vào quan hệ ủy quyền.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Luật Kinh Tế
2.1.2.Về đối tượng Luận văn: Khái quát hợp dồng ủy quyền thực tiễn tại Tp HCM
Ủy quyền là việc một người giao cho người khác nhân danh mình để thực hiện công việc, thực hiện một hoặc một số quyền năng nào đó. Do đó, cần lưu ý một số vấn đề về đối tượng ủy quyền như sau:
Đối tượng của văn bản ủy quyền chỉ đơn thuần là công việc phải thực hiện chứ không phải bản thân tài sản hay “quyền” của chủ thể. Có thể, công việc được ủy quyền sẽ liên quan đến một tài sản hay một “quyền” nào đó, như ủy quyền với nội dung người được ủy quyền quản lý, chuyển nhượng nhà đất. Tuy nhiên, tài sản lại không phải là đối tượng của hợp đồng ủy quyền. Ví dụ: Trong quan hệ ủy quyền bán nhà, việc mà các bên trực tiếp nhắm vào khi xác lập ủy quyền chính là hành vi, công việc cụ thể để sau này bên được ủy quyền sẽ tiến tới việc chuyển quyền sở hữu nhà, mà không phải chính bản thân việc chuyển quyền sở hữu nhà (khi ủy quyền được xác lập, nhà vẫn chưa được bán và thuộc sở hữu của bên ủy quyền).
Do vậy, giao dịch về ủy quyền không bị ràng buộc bởi quy định về địa hạt khi thực hiện công chứng. Theo Điều 42 LCC: “Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”. Nói cách khác, CCV không được từ chối công chứng nếu quan hệ ủy quyền có liên quan đến tài sản là bất động sản không nằm trên địa bàn tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở.
Với tư cách là đối tượng của ủy quyền, một khi “công việc” không tồn tại hay không còn tồn tại thì việc ủy quyền không được xác lập hay sẽ bị chấm dứt. Chính vì vậy, cần lưu ý việc người ủy quyền chỉ có thể ủy quyền nếu họ là người có quyền thực hiện các công việc, hành vi đó và trách nhiệm của họ là phải chứng minh được việc mình hoàn toàn có quyền thực hiện công việc này. Việc chứng minh thường được thực hiện thông qua các giấy tờ, tài liệu ghi nhận về quyền của chủ thể hay có thể là giấy tờ có liên quan đến tư cách chủ thể.
2.1.3.Về nội dung ủy quyền Luận văn: Khái quát hợp dồng ủy quyền thực tiễn tại Tp HCM
Nội dung ủy quyền được hiểu là nội dung về những công việc, việc thực hiện những “quyền” mà bên ủy quyền giao lại cho người được ủy quyền thực hiện, cùng với phạm vi thực hiện những quyền, công việc này. Về mặc nguyên tắc, bên ủy quyền chỉ thực hiện những công việc do người ủy quyền giao lại trong phần nội dung văn bản ủy quyền. Do đó, để tránh nhầm lẫn, hiểu sai và thực hiện không đúng công việc được giao, cũng như tránh việc lạm quyền của người được ủy quyền, thì CCV lưu ý một số vấn đề liên quan đến cách thức thể hiện nội dung ủy quyền như sau:
- Công việc và phạm vi công việc được giao phải phù hợp với quyền của chủ thể (có căn cứ chứng minh).
- Công việc được giao phải rõ ràng, cụ thể, tránh sử dụng các cụm từ thể hiện tính liệt kê mang tính suy diễn như “v/v”, “…”. Do về nguyên lý, người đại diện chỉ được phép thực hiện chính xác các công việc được ghi trong hợp đồng ủy quyền và không được thực hiện những công việc không được ghi trong nội dung hợp đồng ủy quyền.
- Đi đôi với việc làm rõ về công việc được giao, còn phải xác định cụ thể những quyền và nghĩa vụ liên quan mà các bên cần phải tuân thủ để thực hiện công việc được giao. Cần tránh tình trạng bỏ lửng để các bên tự suy diễn, tùy tiện thực hiện công việc theo cách hiểu của mỗi người trong quá trình thực hiện ủy quyền. Ví dụ: Nội dung ủy quyền chỉ ghi nhận: “Bên A ủy quyền cho bên B thay mặt bên A vay tiền tại ngân hàng” mà không xác định cụ thể phạm vi số tiền, mức độ về lãi suất, về thời hạn vay , trả nợ là chưa chặt chẽ và có khả năng tranh chấp và xảy ra tình trạng gian dối trong quá trình thực hiện ủy quyền.
Có thể thấy tình trạng này thông qua thực tế việc một số cơ quan thuế không chấp nhận cho bên được ủy quyền là thủ tục xin cấp mã số thuế khi nội dung ủy quyền chỉ thể hiện: “ủy quyền đóng thuế đối với việc mua bán nhà đất” (không ghi cụ thể phạm vi công việc, trách nhiệm kèm theo để thực hiện công việc); hoặc tình trạng ủy quyền ký hợp đồng cho thuê nhà, nhưng khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung thậm chí chấm dứt hợp đồng cho thuê trước thời hạn thì các bên cũng lũng túng khi sử dụng ủy quyền này làm căn cứ cho bên được ủy quyền được sửa đổi bổ sung hay chấm dứt hợp đồng thuê. Về nguyên tắc, không thể suy luận hay biện hộ rằng các công việc phát sinh này có liên quan đến những công việc được ủy quyền thì được phép thực hiện. Luận văn: Khái quát hợp dồng ủy quyền thực tiễn tại Tp HCM
Do đó, khi soạn nội dung ủy quyền phải dự liệu được đầy đủ các hành vi mà người được ủy quyền được làm nhằm thực hiện được nội dung ủy quyền, từ đó tư vấn cho các bên thoả thuận trong văn bản ủy quyền. Ngoài ra, để làm tốt yêu cầu này, cần phải nắm vững các khái niệm, thuật ngữ pháp lý để thực hiện chính xác trong văn bản.
Ví vụ: các bên muốn ủy quyền liên quan đến việc vay tiền ngân hàng, trong đó có sử dụng tài sản bảo đảm. Tuy nhiên khi soạn thảo nội dung ủy quyền, nếu chỉ dùng cụm từ “ủy quyền thế chấp để vay tiền ngân hàng” thì chưa chính xác, chưa chuyển tải đầy hết ý chí và sự thoả thuận của các bên, do việc giao kết hợp đồng vay tiền (hợp đồng tín dụng) và giao kết biện pháp bảo đảm bằng tài sản (thế chấp) là hai công việc, hai loại giao dịch khác nhau.
Việc thực hiện công việc ủy quyền bị hạn chế về thời gian, do đó trong nội dung về công việc được giao, các bên cần làm rõ về thời hạn, thời điểm phát sinh của hiệu lực thực hiện công việc cũng như thời điểm chấm dứt công việc. Cần tránh bỏ lửng thời hạn ủy quyền trong văn bản ủy quyền vì sẽ ảnh hưởng đến thời hạn thực hiện công việc của các bên. Bởi vì, theo Điều 563 BLDS về thời hạn ủy quyền: “Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền”. Thực tế cho thấy, ngoại trừ những trường hợp do pháp luật quy định, thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận có 2 cách thể hiện:
Cách thứ nhất: thời hạn được xác định trong một khoảng thời gian nhất định (mà các bên dự tính là hợp lý để thực hiện ủy quyền), như trong thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 5 năm… Kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Cách thỏa thuận này chỉ quan tâm đến thời gian thực hiện công việc mà không quan tâm nhiều đến kết quả thực hiện công việc. Sau khi hết thời hạn này, cho dù công việc có được hoàn thành hay không thì ủy quyền cũng chấm dứt, bên ủy quyền không còn nhân danh và đại diện người ủy quyền thực hiện công việc đó nữa. Cách quy định này có ưu điểm là xác rõ thời hạn cụ thể, không có xảy ra tranh chấp về thời hạn, nhưng sẽ gây khó khăn cho người được ủy quyền hoàn thành công việc trong thời hạn quy định, nhất là khi thực hiện bị ảnh hưởng, cản trở bởi những nguyên nhân khách quan.
Cách thứ hai: Thời hạn ủy quyền được xác định theo hướng phù hợp với kết quả thực hiện ủy quyền (không ấn định theo một thời hạn cụ thể). Cách thỏa thuận này theo hướng “mở”, chú trọng vào kết quả thực hiện công việc mà không quan tâm và không hạn chế thời hạn ủy quyền bằng một khoảng thười hạn cụ thể. Ví dụ: “thời hạn ủy quyền: kể từ ngày ủy quyền có hiệu lực cho đến khi thực hiện xong công việc ủy quyền”.
Bên cạnh đó, khi thiết kế điều khoản về thời hạn ủy quyền, cần lưu ý đối với việc dùng cụm từ “cho đến khi thực hiện xong công việc được ủy quyền”, đặc biệt là khi sử dụng đối với những công việc không mang tính chất chuyển quyền sở hữu. Ví dụ: ủy quyền đối với công việc cho thuê nhà có nội dung: “thời hạn ủy quyền: cho đến khi thực hiện xong công việc được ủy quyền” cũng đồng nghĩa với việc bên ủy quyền chỉ được thay mặt chủ sở hữu cho thuê nhà chỉ một lần và theo đó, chỉ cần bên ủy quyền cho thuê nhà và thanh lý hợp đồng thuê thì không thể sử dụng ủy quyền này để tiếp tục thực hiện việc cho thuê nhà lần nữa.
Cách này có ưu điểm là thuận lợi cho bên được ủy quyền để thực hiện xong công việc được ủy quyền, nhưng sẽ gây ra cách hiểu khác nhau về thời hạn ủy quyền giữa các bên của quan hệ ủy quyền, với người thứ ba có liên quan (đặc biệt là trong trường hợp nội dung ủy quyền có từ 2 công việc phải thực hiện trở lên, như việc ủy quyền cho thuê, thế chấp, bán hoặc tặng cho nhà đất).
Do mỗi cách xác định đều có ưu và nhược điểm nhất định nêu trên, do đó, các bên cần phải cân nhắc về cách thể hiện thời hạn hợp đồng trong ủy quyền của họ. Đối với những loại công việc thực hiện theo định kỳ hay xác định được khoảng thời gian thực hiện cụ thể thì cần ghi nhận một thời hạn ủy quyền cụ thể. Chẳng hạn, do nhu cầu bán nhà trong khoảng thời gian đi công tác đến hết tháng 10 năm 2015 thì các bên có thể thỏa thuận thời hạn ủy quyền “từ ngày ủy quyền cho đến hết ngày 31/10/2015”. Tuy nhiên, đối với những công việc mà thời gian không hoàn toàn xác định được một thời hạn cụ thể thì không nên ấn định một mốc thời gian cụ thể cho hiệu lực của ủy quyền. Chằng hạn, việc ủy quyền thế chấp đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Luận văn: Khái quát hợp dồng ủy quyền thực tiễn tại Tp HCM
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng công chứng văn bản ủy quyền tại VN