Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội tại Tổng Công ty Đông Bắc dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Đông Bắc
2.1.1. Giới thiệu về Tổng Công ty Đông Bắc Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc
Lịch sử hình thành của Tổng Công ty Đông Bắc
Tổng công ty Đông Bắc đuợc thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1994; là doanh nghiệp Kinh tế – Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc Phòng có chức năng và nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh và quân sự quốc phòng. Hiện nay, Tổng Công ty có 09 Công ty TNHH; 07 đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ; các công ty cổ phần; 02 Lữ đoàn dự bị động viên và 11 Phòng, Ban nghiệp vụ, với tổng quân số trên 12.000 cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên chức, lao động. Địa bàn hoạt động của Tổng công ty trải khắp các tỉnh, thành trong cả nuớc, chủ yếu là những địa bàn trọng điểm, chiến lược góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước và củng cố quốc phòng an ninh.
Năm 1995 (năm đầu tiên đi vào hoạt động) Đông Bắc có số vốn 19 tỷ đồng, sản lượng than khai thác mới đạt trên 600.000 tấn, doanh thu trên 200 tỷ đồng, thu nhập bình quân trên 600.000đ/người/tháng. Đến nay, sau hơn hai thập kỷ xây dựng và trưởng thành, bình quân sản lượng than khai thác của Tổng công ty đã đạt con số trên triệu tấn/năm, chiếm 12 – 14% sản lượng than của toàn quốc, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. So với năm 1995, tổng doanh thu hiện nay của Tổng công ty tăng gấp 50 lần, lợi nhuận tăng gấp 96 lần, nộp ngân sách nhà nước tăng gấp 345 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 18 lần; đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên chức, lao động không ngừng được nâng cao.
Đặc biệt, từ năm 2000 đến nay, Tổng công ty Đông Bắc có sự phát triển và tăng trưởng nhanh về mọi mặt. Xác định quan tâm chăm lo xây dựng nguồn lực con người là vấn đề chiến lược, đảm bảo cho Tổng công ty phát triển ổn định, lâu dài nên hàng năm đơn vị đã cử hàng trăm cán bộ, công nhân viên chức đi đào tạo đại học các chuyên ngành khai thác mỏ và quản lý kinh tế, hàng nghìn công nhân được huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề của Tổng công ty luôn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh. Bên cạnh đó Tổng công ty đặc biệt quan tâm đầu tư chiều sâu cho sản xuất, hàng năm đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho mua sắm các phương tiện, trang thiết bị tiến tiến, hiện đại, đồng bộ để đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Tổng công ty có trên 1.000 xe máy các loại hiện đại công suất lớn như: Máy khoan thuỷ lực, máy xúc thuỷ lực từ 5,7 – 6,7 m3, ôtô vận tải từ 15 – 58 tấn. Trong khai thác hầm lò đã từng bước thực hiện cơ giới hoá như: áp dụng công nghệ đưa cột chống thuỷ lực đơn, dàn giá thuỷ lực di động ZH, GK vào chống giữ trong hầm lò; máy COMBAI đào lò AM 50Z, máy khoan trong lò, băng tải dốc, tàu điện ắc quy, máng cào; hệ thống cảnh báo khi mê tan tự động đảm bảo an toàn trong khai thác than hầm lò; quan tâm đầu tư mở rộng và hiện đại hoá các cụm cảng phục vụ công tác chế biến, tiêu thụ than.
Thực hiện chủ trương phát triển sản xuất kinh doanh trên nền sản xuất than, Tổng công ty đã và đang triển khai các hoạt động thăm dò, khai thác các khoáng sản khác ngoài than như: Sắt tại Tỉnh Hà Giang, Đồng tại Tỉnh Điện Biên, Mỏ Đá Trắng ở huyện Tân Kỳ, Nghệ An… cùng với đó là việc thành lập Trung tâm bom mìn và đưa vào hoạt động có hiệu quả.
Có thể nói, thương hiệu ‘Đông Bắc’ đã hội tụ được trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết (Đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất) và lan tỏa không chỉ trong sản xuất than – đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà đã thành công với vai trò là Nhà thầu trong thi công các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, nhiệt điện, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, các công trình QP – AN của đất nước. Đáng kể đến là: Dự án san gạt mặt bằng Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, Binh Thuận với việc trị thủy, hợp long thành công tuyến đê bao chắn sóng lớn và hiện đại nhất Việt Nam; Dự án hạ tầng Nhà máy sản xuất Amon Nitrat ở Thái Bình, Thủy điện Đồng Nai 5; tham gia Dự án Đuờng cao tốc nối thành phố Hạ Long với Hải Phòng – một công trình tầm cỡ quốc gia được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế… giai đoạn hiện nay, Tổng công ty Đông Bắc đã thực sự trở thành một doanh nghiệp đạt đến sự phát triển toàn diện, vững chắc. Thương hiệu ‘Đông Bắc” luôn được đánh giá và xếp hạng Top đầu của các doanh nghiệp quân đội và Top 100 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam.
Không chỉ thường xuyên quan tâm chăm lo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường làm việc của người lao động, Tổng công ty Đông Bắc luôn thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Chỉ tính từ năm 2014 đến nay Tổng công ty đã tham gia các chương trình phát triển kinh tế, xây dựng các công trình an sinh xã hội, hoạt động chính sách nhân đạo, từ thiện với tổng số tiền hàng trăm tỷ đồng. Qua đó tăng cường mối quan hệ đoàn kết máu thịt với nhân dân, giúp người dân địa phương nhất là ở vùng sâu, vùng xa từng bước khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố vững chắc tuyến phòng thủ ở địa phương.
Con người ‘Đông Bắc’ đã và đang phấn đấu trở thành hình ảnh của sự thân thiện với môi trường, hài hoà với cộng đồng, nghĩa tình, thủy chung với đồng đội, tràn đầy niềm tin và khát vọng vươn lên tầm cao mới, xứng đáng với sự mong đợi của các cấp lãnh đạo, của bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước, xứng danh ‘Bộ đội Cụ Hồ’. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động, 4 Huân chương các loại, 7 Cờ thi đua của Chính phủ; 28 Cờ thi đua của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; được bình chọn và tôn vinh “Vì sự nghiệp xóa đói giảm nghèo” và Danh hiệu “Vi môi trường xanh quốc gia” cùng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý khác.
Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Đông Bắc
Mô hình tổ chức của Tổng Công ty Đông Bắc được phân chia thành 03 khối cơ bản dưới sự điều hành của Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty dưới sự điều hành của Chủ tịch Tổng công ty, Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc và chịu kiểm soát của Cục Kinh tế – Bộ Quốc phòng. Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc
Khối văn phòng: Gồm 11 phòng ban chức năng chuyên môn bao gồm: Văn phòng, Phòng Chính trị, Phòng Cơ điện – Vận tải, Phòng An toàn, Phòng Kỹ thuật – Công nghệ, Phòng Đầu tư – Xây dựng, Phòng Kinh doanh, Phòng Kế hoạch, Phòng TC- KT, Phòng Tổ chức Lao động, Phòng Thanh tra.
Khối Công ty thành viên: Gồm 15 Công ty thành viên, bao gồm: Công ty TNHH 1TV 35, Công ty TNHH 1TV 45, Công ty TNHH 1TV 86, Công ty TNHH 1TV 91, Công ty Cổ phần 397, Công ty TNHH 1TV 618, Công ty TNHH 1TV 790, Công ty TNHH 1TV Khe Sim, Công ty TNHH 1TV Khai thác Khoảng sản, Công ty TNHH 1TV Thăng Long, Công ty Cổ phần Vận tải và Chế biến than Đông Bắc, Công ty XD Công nghiệp mỏ – Chi nhánh TCT Đông Bắc, Công ty Cảng – Chi nhánh TCT Đông Bắc, Công ty CP Than Sông Hồng, Công ty Kinh doanh than Đông Bắc Miền Nam – Chi nhánh TCT Đông Bắc.
Khối Trung tâm, bao gồm 02 trung tâm: Trung tâm Giám định, Trung tâm Quản lý Đường vận tải Mỏ
Con người ‘Đông Bắc’ đã và đang phấn đấu trở thành hình ảnh của sự thân thiện với môi trường, hài hoà với cộng đồng, nghĩa tình, thủy chung với đồng đội, tràn đầy niềm tin và khát vọng vươn lên tầm cao mới, xứng đáng với sự mong đợi của các cấp lãnh đạo, của bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước, xứng danh ‘Bộ đội Cụ Hồ’.
Tầm nhìn: Trở thành Tổng Công ty hàng đầu trong lĩnh vực khai thác than và khoáng sản của Việt Nam, phấn đầu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực khai thác than trong khu vực Đông Nam Á đến hết năm 2030.
Sứ mệnh: Cung cấp đầu vào, khởi tạo năng lượng, bảo vệ môi trường
Phương châm văn hóa kinh doanh: phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” giàu chữ tâm, chữ tín, mang sắc màu chiến thắng.
Giá trị cốt lõi: Đoàn kết, sáng tạo, tiên tiến, hiệu quả
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh
2.1.2. Đặc điểm về môi trường kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh
Tổng công ty Đông Bắc hoạt động trong lĩnh vực khai thác than và khoáng sản dưới sự quản lý và chỉ đạo của Bộ Quốc Phòng nên có những đặc điểm cơ bản sau:
- Hoạt động sản xuất – kinh doanh đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc Phòng và cơ quan quản lý các cấp và chính quyền địa phương nên mọi hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng gắn chặt với các yêu cầu của các đơn vị có liên quan.
- Lĩnh vực kinh doanh khoáng sản là lĩnh vực kinh doanh đặc thù:
- Môi trường kinh doanh của Tổng công ty Đông Bắc gắn chặt với môi trường kinh doanh của ngành than và khoáng sản. Đặc biệt, các sản phẩm đầu ra của Tổng công ty chủ yếu được cung ứng cho các nhà máy điện (ngành điện) trong nước và một phần phục vụ cho hoạt động xuất khẩu sang một số nước mà Tổng công ty có mối quan hệ kinh doanh lâu dài như Trung Quốc, …
2.2. Hoạt động trách nhiệm xã hội của Tổng Công ty Đông Bắc
2.2.1. Quan điểm và chủ trương của Tổng Công ty Đông Bắc đối với trách nhiệm xã hội
Quan điểm chiến lược định hướng CSR của Tổng Công ty Đông Bắc
Quan điểm của Tổng Công ty Đông Bắc trong việc phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh dựa trên nền tảng: “đổi mới toàn diện, chăm lo phát triển nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới thiết bị, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, không ngừng cung cấp các sản phẩm có chất lượng cùng với các mô hình dịch vụ năng động nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi khách hàng, bảo vệ môi trường và thực hiện các trách nhiệm với cộng đồng xã hội”.
Với quan điểm chiến lược trên, Tổng Công ty Đông Bắc thể hiện rõ định hướng phát triển của doanh nghiệp dựa trên các trụ cột: nguồn nhân lực, công nghệ, mô hình quản trị, dịch vụ tiên tiến, bảo vệ môi trường, trách nhiệm cộng đồng và khách hàng làm trung tâm. Đây vừa là phương tiện và vừa là mục tiêu mà Tổng Công ty Đông Bắc định hướng xây dựng trong thời gian tới để đảm bảo chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững thực hiện tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn mà Tổng Công ty đã đề ra.
Triết lý CSR của Tổng Công ty Đông Bắc
Từ quan điểm chiến lược CSR đã nêu trên của Tổng Công ty Đông Bắc, có thể thấy rằng triết lý CSR của Tổng Công ty cũng đã dần được hình thành tập trung qua tâm tới cách khía cạnh: con người, khách hàng, đối tác, môi trường, chính quyền địa phương và hoạt động từ thiện. Đây cũng chính là các yếu tố then chốt trong mô hình CSR tổng thể đã được đề cập ở khung lý thuyết tại Chương 1.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty Đông Bắc còn coi CSR là công cụ để gắn kết cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Hay nói một cách khác, khi thực hiện tốt triết lý CSR ở Tổng Công ty Đông Bắc thì càng giúp cho sự gắn kết cán bộ, nhân viên ở doanh nghiệp càng tăng lên, giúp cho người lao động ổn định tâm lý và có thái độ tốt trong công việc, tỷ lệ nhạy việc, bỏ việc sẽ giảm đi và nhân viên cảm thấy hài lòng hơn với công việc của mình (nội dung này sẽ được kiểm chứng và phân tích thông qua mô hình định lượng ở mục sau của Chương 2).
2.2.2. Mô hình trách nhiệm xã hội của Tổng Công ty Đông Bắc Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc
Mô hình CSR tại Tổng Công ty Đông Bắc
Mô hình trách nhiệm xã hội của Tổng Công ty Đông Bắc dựa trên nền tảng triết lý của Tổng Công ty đã tuyên bố và cam kết với cộng đồng dựa trên nền tảng “hình ảnh của sự thân thiện với môi trường, hài hoà với cộng đồng, nghĩa tình, thủy chung với đồng đội, tràn đầy niềm tin và khát vọng vươn lên tầm cao mới, xứng đáng với sự mong đợi của các cấp lãnh đạo, của bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước, xứng danh ‘Bộ đội Cụ Hồ’”. Trên nền tảng triết lý kinh doanh của Tổng Công ty, các giá trị cốt lõi và giá trị văn hóa được hun đúc và hình thành tạo chỗ dựa và căn cứ vững chắc để xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Đông Bắc trong ngắn hạn và dài hạn. Các mục tiêu cốt lõi của chiến lược kinh doanh và mọi giải pháp và lỗ lực hoàn thành mục tiêu đều dựa trên quan điểm và đều định hướng trách nhiệm xã hội.
Tác giả tổng hợp từ nguồn Tổ chức – Nhân sự, năm 2019 Trách nhiệm xã hội giữa vai trò trung tâm của mọi hoạt động chiến lược và hành động triển khai trong sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Đông Bắc, dựa trên giải quyết hài hòa các nội dung và chủ thể cụ thể bao gồm: Đảm bảo thực hiện đúng chính sách pháp luật; Tôn trọng quyền con người và giá trị con người; Lấy khách hàng làm trung tâm; Hợp tác và chia sẻ với đối tác và nhà cung cấp; Bảo vệ môi trường; và quan hệ hài hòa với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội.
Mô hình tổ chức và bộ phận CSR
Tác giả tổng hợp từ nguồn Văn phòng TCT Đông Bắc, năm 2019 Mô hình tổ chức CSR của TCT Đông Bắc là mô hình phối hợp các phòng ban chức năng với sự tham gia của 8 phòng ban chức năng bao gồm: Phòng chính trị,
Phòng an toàn, Phòng kỹ thuật – Công nghệ, Phòng kinh doanh, Phòng tổ chức lao động, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng thanh tra và Văn phòng. Trong mô hình tổ chức này, Văn phòng Tổng Công ty có vai trò đầu mối và giúp việc cho Phó Tổng giám đốc phụ trách an toàn lao động và CSR trong việc hoạch định, kế hoạch, triển khai hoạt động và chế độ báo cáo với các thành viên Tổng giám đốc.
Phó Tổng giám đốc phụ trách an toàn và CSR: Phó Tổng giám đốc được giao phụ trách cho hoạt động an toàn và CSR thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: Ban hành chính sách CSR tới các đơn vị phòng ban và đơn vị thành viên; Xây dựng kế hoạch CSR; triển khai kế hoạch và mục tiêu CSR; giám sát hoạt động CSR thông qua Ban thư ký; đánh giá và đo lường hiệu quả CSR.
Ban Thư ký CSR: Ban thư ký được giao cho Văn phòng trực tiếp triển khai hoạt động, bao gồm: Thực hiện công tác kế hoạch và triển khai CSR cho Tổng Công ty; Kết nối các phòng ban chuyên môn trong công tác triển khai hoạt động; xây dựng các chương trình và chỉ tiêu có liên quan tới CSR; điều phối các hoạt động dưới sự lãnh đạo của Phó Tổng giám đốc; tổng kết và đánh giá hiệu quả hoạt động CSR; triển khai đào tạo và tập huấn các nội dung liên quan đến CSR.
Phòng chính trị: Phụ trách công tác tư tưởng CSR; giúp Ban thư ký xây dựng phương châm hành động CSR; tổ chức đào tạo, tập huấn về CSR; kiểm soát và đánh giá tư tưởng và thái độ CSR, thực hiện các báo cáo có liên quan.
Phòng an toàn: Phụ trách công tác an toàn về con người, công nghệ và tiêu chuẩn lao động và bảo vệ môi trường; phụ trách công tác đổi mới công nghệ gắn với bảo vệ môi trường; phối hợp với phòng chức năng trong công tác tạo lập môi trường lao động và làm việc an toàn, thân thiện; thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy; đảm bảo thực hiện tiêu chuẩn ISO 26000.
Phòng kỹ thuật – công nghệ: Phụ trách vấn đề công nghệ an toàn và bảo vệ môi trường; nghiên cứu và đổi mới công nghệ đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường; thực hiện tiêu chuẩn ISO 26000; tập huấn và hướng dẫn lao động sử dụng máy móc, thiết bị an toàn và hiệu quả.
Phòng kinh doanh: Đảm bảo kinh doanh trên cơ sở lấy khách hàng làm trung tâm; kiểm soát các chỉ số hài lòng khách hàng; cải thiện chỉ số phàn nàn của khách hàng; thiết lập và kiểm soát kênh thông tin với khách hàng; tổ chức hội nghị khách hàng và các sự kiện khác.
Phòng tổ chức lao động: Đảm bảo nguồn nhân lực đúng, đủ và kịp thời; trang bị kiến thức và kỹ năng đầy đủ và đảm bảo an toàn cho người lao động ở mỗi vị trí làm việc; đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và thân thiện; đảm bảo cơ chế tiền lương, thưởng và thu lao tương xứng với vị trí, năng lực và khả năng đóng góp của người lao động; xây dựng văn hóa CSR trong Tổng Công ty; kiểm soát chỉ số hài lòng của người lao động trong Tổng Công ty; thường xuyên đánh giá sự gắn kết của người lao động với Tổng Công ty.
Phòng Tài chính – Kế toán: đảm bảo dự toán ngân sách đủ và kịp thời cho hoạt động CSR của Tổng Công ty; kiểm soát các khoản chi và đo lường hiệu quả các khoản chi cho hoạt động CSR; giải ngân và quyết toán kịp thời các khoản chi cho CSR.
Phòng thanh tra: thực hiện công tác thanh tra đối với các phòng ban chức năng và đơn vị thành viên đối với công tác thực hiện phương châm hành động và các chỉ số CSR của Tổng Công ty; đề xuất các phương án xử lý hoặc các tiêu chuẩn cần thiết ban hành để thực hiện tốt hoạt động CSR. Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc
Các chủ thể liên quan trong mô hình CSR của Tổng Công ty Đông Bắc
Để đưa triết lý CSR và thực tiễn, Tổng Công ty Đông Bắc đã xây dựng chương trình hành động CSR dựa trên 06 mảng hoạt động quan trọng, bao gồm:
Chính sách pháp luật: Để thực hiện tốt CSR, Tổng Công ty quan tâm đến sự tuân thủ tuyệt đối chính sách pháp luật trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, chính sách pháp luật hiện tại Tổng Công ty đang tuân thủ bao gồm cả những chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Quốc Phòng và các quy định của các văn bản luật có liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà Tổng Công ty đang thực hiện. Đặc biệt, ở khía cạnh CSR, Tổng Công ty phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Khoáng sản (năm 2010), Luật Tài nguyên, môi trường biển và Hải đảo (2015), Luật doanh nghiệp (2014), Luật thương mại (2005) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Giá trị con người: Tổng Công ty Đông Bắc hoạt động dựa trên phương châm lấy giá trị con người là trung tâm của mọi hoạt động, tất cả các mục tiêu đều nhắm tới con người trong tổ chức và con người của toàn xã hội. Những quan điểm và mục tiêu nào không đúng phương châm này đều bị loại bỏ và không nhận được sự ủng hộ của Lãnh đạo Tổng Công ty. Việc giao trách nhiệm cho Phó Tổng Giám đốc trực tiếp phụ trách công tác an toàn và CSR cũng đảm bảo việc thực hiện phương châm hành động này. Trên cơ sở đó, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng xã hội được trao đổi thông tin thông qua các phương tiện điện tử hoặc trực tiếp tại Tổng Công ty để đảm bảo quyền lợi trong công tác và giao dịch. Các chế độ, chính sách lương, thưởng, phụ cấp đối với người lao động luôn được quan tâm và thường xuyên đánh giá, điều chỉnh theo vị trí, năng lực và sự đóng góp của người lao động.
Khách hàng làm trung tâm: Mặc dù là Tổng Công thuộc Bộ Quốc Phòng nhưng phương châm sản xuất và kinh doanh doanh của Tổng Công ty đều dựa trên quan điểm “khách hàng là trung tâm”, mọi hành động chỉ đem lại giá trị khi được khách hàng cảm nhận, đo lường và đánh giá hữu ích. Kênh thông tin giữa Tổng Công ty và khách hàng được thiết lập để có trao đổi thường xuyên thông qua trang web của Tổng Công ty tại địa chỉ tên miền www.tongcongtydongbac.com.vn.
Đối tác và nhà cung cấp: Quan điểm về đối tác của Tổng Công ty Đông Bắc là hợp tác và chia sẻ giá trị, lợi ích, đối tác là thành viên quan trọng của Tổng Công ty và không tách rời chuỗi giá trị mà Tổng Công ty đang vận hành. Mọi tiêu chuẩn giữa Tổng Công ty Đông Bắc với đối tác và nhà cung cấp đều được xây dựng trên cơ sở đôi bên cùng hợp tác và có lợi nhưng không làm phương hại đến những bên có liên quan và cộng đồng xã hội, Tổng Công ty cũng ưu tiên các đối tác có chính sách và phương châm hành động hướng CSR để lựa chọn làm đối tác cho hoạt động của mình.
Bảo vệ môi trường: Tổng Công ty Đông Bắc coi đây là một hành động then chốt của các hành động CSR vì lĩnh vực/ngành nghề mà Tổng Công ty đang triển khai sản xuất kinh doanh liên quan và tác động trực tiếp đến môi trường ở địa phương và các vùng lân cận. Để đảm bảo môi trường khi khai thác, Tổng Công ty đã nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ khai thác và vận chuyển tiên tiến, hiện đại nhất theo tiêu chuẩn ISO 26000 đảm bảo cho cả người lao động khai thác, vận chuyển và môi trường sống của cư dân địa phương. Công tác an toàn và môi trường luôn là hoạt động trọng tâm mà Tổng Công ty quan tâm để cải tiến, đổi mới trong suốt thời gian qua.
Chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội: Quan điểm của Tổng Công ty
Đông Bắc ở khía cạnh này là rất rõ ràng, địa bàn hoạt động của Tổng Công ty đặt tại Quảng Ninh nên Tổng Công ty phải có trách nhiệm với chính quyền địa phương về việc đóng góp ngân sách, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cộng đồng dân cư, thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo, chung tay cùng với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc miền núi, dân tộc thiểu số.
2.2.3. Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng Công ty Đông Bắc
2.2.3.1. Mục tiêu chiến lược định hướng CSR Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc
Mục tiêu CSR của Tổng Công ty Đông Bắc tập trung vào các khía cạnh: đóng góp nghĩa vụ tài chính cho nhà nước; đảm bảo chế độ, tiền lương, tiền thưởng cho người lao động; đảm bảo công bằng cho nhà thầu và nhà cung cấp; đảm bảo các mục tiêu công ích và trách nhiệm xã hội; bảo vệ môi trường, cụ thể:
- Mục tiêu tài chính tổng quát: đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận đề ra, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho ngân sách nhà nước nhà nước và ngân sách địa phương thường niên.
- Mục tiêu về tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động: phấn đấu nâng cao thu nhập cho người lao động qua các năm, đảm bảo mức thu nhập ngang bằng với các doanh nghiệp có mức thu nhập khá ở Quảng Ninh.
- Mục tiêu về trách nhiệm xã hội: thực hiện tốt công tác từ thiện, hỗ trợ, thăm hỏi, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà văn hóa theo định mức và ngân sách của từng năm. 2.3.2.2. Các chương trình hành động CSR của Tổng Công ty Đông Bắc
- Về góc độ kinh tế và đóng góp ngân sách
- Mục tiêu tổng quát của Tổng Công ty Đông Bắc là: An toàn, Đổi mới, Hiệu quả, Phát triển.
Trong điểm 03 khâu đột phá: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động; Đổi mới phương thức quản lý và tác phong làm việc; Tiết kiệm triệt để chi phí sán xuất.
Phương hướng
Duy trì sản xuất ổn định, sản xuất phải đáp ứng theo nhu cầu thị trường; tăng cường mở rộng quan hệ với các đối tượng trong và ngoài nước để tổ chức nhập khẩu than, đảm bảo đa dạng nguồn than chất lượng cho nhu cầu sử dụng trong nước, trọng tâm cấp cho sản xuất điện.
Tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế, để tăng năng suất lao động, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, thực hiện các phương án nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát công tác khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ than các đơn vị trong Tổng Công ty. Tăng cường công tác quản trị, tiết kiệm chi phí trong từng công đoạn sản xuất, từng đơn vị và toàn Tổng Công ty, nhằm nâng cao hiệu quả SXKD với chi phí sản xuất thấp nhất, chất lượng và giá thành sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.
Xây dựng, củng cố và phát triển thương hiệu Tổng Công ty Đông Bắc uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chính sách đối với người lao động
Tăng cường đảm bảo vệ mọi mặt để đảm bảo thực hiện công tác an toàn trên tất cả các lĩnh vực từ các đơn vị thành viên đến Tổng Công ty.
Xây dựng các mục tiêu cụ thể để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng kịp thời tiến trình phát triển; đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường chế độ đãi ngộ để thu hút lực lượng lao động thợ lò.
Tiếp tục xây dựng nền nếp chính quy gắn với nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp, duy trì tốt công tác hậu cần đời sống, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên chức lao động, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động chính sách xã hội; xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Công tác tài nguyên và môi trường
- Tuân thủ và chấp hành nghiêm các quy định của Pháp luật về đất đai, tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh than của các đơn vị và toàn Tổng Công ty.
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt
Nam đến năm 2020, có xét đến triển vọng năm 2030. Tập trung đa dạng hóa nguồn lực để thực hiện đầu tư các dự án trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả thiết thực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ SXKD theo định hướng phát triển Tổng Công ty.
- Về chế độ tiền lương, tiền thưởng cho người lao động
- Nguyên tắc xác định trả lương, thưởng, thù lao của Tổng Công ty Đông Bắc Quản lý tiền lương phải đảm bảo lợi ích phù hợp của Chủ sở hữu, đơn vị và người lao động, xây dựng mối quan hệ về lao động tích cực, hài hòa (trong đó có chính sách về tiền lương) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và phát triển đơn vị bền vững.
Gắn chính sách tiền lương với chính sách tinh giản lao động, từng bước thay đổi cơ cấu, chất lượng lao động, không tạo ra gánh nặng về giải quyết lao động cho các giai đoạn sau. Khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động hợp lý, trả lương cao, tạo động lực tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh của đơn vị để thực hiện mục tiêu “doanh nghiệp năng suất cao”.
Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động (làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì được trả tiền lương theo công việc đó, chức vụ đó). Trả lương theo vị trí, chức danh công việc mà mức độ hoàn thành nhiệm vụ của vị trí, chức danh công việc đó.
Đãi ngộ thỏa đáng (không hạn chế mức độ tối đa) đối với người lao động có tài năng, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao mang lại hiệu quả tích cực cho đơn vị.
Tiền lương trả cho tập thể hay cá nhân người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn lao động, an toàn đối với vốn, tài sản của chủ sở hữu, của đơn vị và mức độ đóng góp của tập thể hay cá nhân người lao động vào kết quả kinh doanh chung của đơn vị.
Mức tiền lương bình quân của người lao động phụ thuộc vào đơn giá tiền lương, mức độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, mức tiền lương bình quân kế hoạch và điều chỉnh theo năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện trong năm đó so với năng suất lao động và lợi nhuận kế hoạch.
Nguyên tắc xác định trả lương, thưởng, thù lao đối với người quản lý doanh nghiệp.
Tiền lương đối với người quản lý chuyên trách được xác định và trả lương gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát và có khống chế mức hưởng tối đa.
Thù lao đối với người quản lý không chuyên trách tại công ty được tính theo công việc và thời gian làm việc. Mức thù lao do công ty xác định, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của người quản lý chuyên trách tương ứng.
Quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý được xác định theo năm, tách riêng với quỹ tiền lương của người lao động. Căn cứ vào quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch do công ty xác định, hàng tháng người quản lý được tạm ứng bằng 80% của số tiền lương, thù lao tạm tính cho tháng đó; 20% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm.
Quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch, quỹ tiền lương, thù lao thực hiện của người quản lý do công ty xác định theo quy chế của Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; quỹ tiền lương, thù lao thực hiện của người quản lý phải trình chủ sở hữu phê duyệt trước khi thực hiện.
Chính sách phân phối tiền lương, tiền thưởng, thù lao của Tổng Công ty Đông Bắc
Chính sách phân phối tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc
Căn cứ quỹ tiền lương kế hoạch, tình hình sử dụng quỹ tiền lương của năm trước liền kề, các đơn vị phải kế hoạch hóa quỹ tiền lương các đầu mối tổ chức và tổ chức giao khoán quỹ tiền lương, đơn giá tiền lương cho người lao động và người quản lý.
Quỹ tiền lương tạm ứng được xác định theo các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh gắn với mức độ thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch, đảm bảo quỹ tiền lương trả cho người lao động không vượt quá 85% tổng quỹ tiền lương tính theo đơn giá kế hoạch.
Việc điều hành quỹ tiền lương hàng tháng của các đơn vị phải gắn với mức độ thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch, bảo đảm quỹ tiền lương trả cho người lao động không vượt quá quỹ tiền lương được quyết toán cuối năm.
Chính sách phân phối tiền lương, tiền thưởng, thù lao đối với người quản lý:
Căn cứ vào quỹ tiền lương và quỹ thù lao kế hoạch, công ty tạm ứng tiền lương, thù lao cho người quản lý bằng 80% của số tiền lương, thù lao tạm tính cho tháng đó.
Bổ sung tiền lương cho người quản lý nhân dịp ngày (lễ, tết, ngày truyền thống của ngành, truyền thống của quân đội, truyền thống của đơn vị); kết thúc quý/6 tháng/9 tháng/năm, công ty căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch, mức tiết kiệm chi phí và nguồn tiền lương, thù lao còn lại của người quản lý để quyết định bổ sung tiền lương cho người quản lý.
Đối với hoạt động từ thiện và công tác cộng đồng
Tổng công ty và các đơn vị thành viên tích cực chủ động trong phối hợp với cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể địa phương, thực hiện tốt công tác chính sách xã hội dịp lễ, Tết. Tổ chức thăm hỏi tặng quà các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng, các tổ chức chính trị xã hội, các đồng chí lão thành cách mạng, Hội cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, Cựu chiến binh, Hội nạn nhân chất độc da cam và con em các đồng chí quân nhân đã phục viên xuất ngũ nhiễm chất độc da cam; các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn, trợ cấp cho gia đình cán bộ, công nhân viên chức, lao động của đơn vị có hoàn cảnh khó khăn và tham gia thực hiện tốt phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”; hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà tình thương tặng các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
2.3.3.3. Tình hình hoạt động CSR tại Tổng Công ty
Kết quả về kinh doanh và đóng góp về mặt kinh tế
Trong suốt 4 năm vừa qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Đông Bắc đã có sự tăng trưởng đáng kể với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 8,5 % (năm 2016), 9,3% (năm 2017) và đặc biệt 16% năm 2018 đã tạo điều kiện để ra tăng mức lợi nhuận và đóng góp lớn cho Ngân sách Nhà nước và địa phương.
Tác giả tổng hợp từ nguồn Phòng Tài chính – Kế toán TCT, năm 2019 Trong 4 năm vừa qua, Tổng Công ty Đông Bắc đã rất tích cực tham gia đóng góp thông qua các khoản thuế nộp cho Ngân sách Nhà nước và Địa phương, cụ thể:
Năm 2015 nộp thuế 1.271 tỷ đồng, năm 2016 là 1.105 tỷ đồng do Tổng Công ty phải khắc phục một số vấn đề do trận lũ lịch sử đã xảy ra vào cuốn năm 2015. Các khoản đóng góp cho Ngân sách Nhà nước và Địa phương tiếp tục tăng lên mức 1.830 tỷ đồng vào năm 2017 và 1.992 tỷ đồng vào năm 2018. Tỷ lệ đóng góp vào Ngân sách Nhà nước và Địa phương hằng năm tăng 18%/năm đã khẳng định trách nhiệm xã hội của Tổng Công ty Đông Bắc dưới khía cạnh kinh tế luôn được đảm bảo.
Có được các con số đóng góp tích cực như trên một phần nhờ vào kết quả kinh doanh rất khả quan của Tổng Công ty suốt thời gian qua với mức độ tăng trưởng bình quân khoảng 13%. Tổng Công ty cũng đã giữa được mức ổn định lợi nhuận cho doanh nghiệp tăng từ 225 tỷ đồng vào năm 2015 lên 334 tỷ đồng năm 2018 với mức tăng 27% đây là điều kiện thuận lợi để Tổng Công ty Đông Bắc thực hiện các trách nhiệm của mình đối với cổ đông và các nhà đầu tư.
Trách nhiệm xã hội đối với người lao động
Khía cạnh trách nhiệm xã hội đối với người lao động được Tổng Công ty Đông Bắc thực hiện thông qua công tác cải cách chính sách tiền lương, tiền thưởng và thù lao của doanh nghiệp đối với cả tiền lương cho người lao động và cả tiền lương cho người quản lý.
Đối với tiền lương cho người lao động
Người lao động luôn được Tổng Công ty đặc biệt quan tâm và luôn đảm bảo đời sống cho người lao động tăng lên theo từng năm, thể hiện cụ thể qua Bảng 2.
Tác giả tổng hợp từ nguồn Phòng Kế toán – Tài Chính TCT, năm 2019 Qua số liệu Bảng 2 cho thấy, mức tiền lương bình quân và thù lao cho người lao động luôn được điều chỉnh tăng lên và đều vượt kế hoạch đề ra. Năm 2017, kế hoạch thu nhập bình quân/tháng đặt ra là 11,472 triệu đồng thực hiện là 11,783 triệu đồng và kết quả năm 2018 cũng đã tăng lên con số 13,110 triệu đồng vượt 10,7% so với kế hoạch. Mặc dù trong thực tế, năm 2018 kế hoạch về tiền lương bình quân không đạt được nhưng Tổng Công ty Đông Bắc đã thực hiện bổ sung thu nhập cho người lao động từ các nguồn thu khác để vẫn đảm bảo thu nhập bình quân của lao động vẫn có sự tăng lên nhằm cải thiện hơn nữa đời sống cho người lao động.
Bên cạnh các chỉ số về thu nhập đối với người lao động, Tổng Công ty cũng đã thực hiện đúng kế hoạch giảm biên chế và tinh gọn bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả và tăng năng suất lao động cho Tổng Công ty để đảm bảo lợi ích của các bên có liên quan, đặc biệt là lợi ích của chủ sở hữu, cổ đông và nhà đầu tư. Trong năm 2018, số lượng lao động tại Tổng Công ty Đông Bắc đã giảm đi 625 người và chỉ còn 10.442 lao động.
Đối với tiền lương cho nhà quản lý
Tác giả tổng hợp từ nguồn Phòng Kế toán – Tài Chính TCT, năm 2019 Qua Bảng số liệu trên cho thấy, Tổng Công ty Đông Bắc cũng rất quan tâm đến thu nhập của người quản lý và đánh giá cao sự đóng góp của người quản lý đến hiệu quả chung của cả Tổng Công ty. Thu nhập bình quân của các bộ quản lý luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và tăng từ 26,687 triệu đồng/người/tháng năm 2017 lên mức 33,963 triệu đồng/người/tháng tăng 27,2% và mức thu nhập này cũng là mức thu nhập khá so với các doanh nghiệp lớn tại địa bản Quảng Ninh.
Bên cạnh việc tăng thu nhập cho người quản lý, Tổng Công ty cũng đã thực hiện tinh gọn bộ máy quản lý đối với đội ngũ của Tổng Công ty từ 76 người năm 2017 xuống còn 70 người năm 2018. Việc giảm định biên của người quản lý mà vẫn đảm bảo tăng doanh thu và lợi nhuận thể hiện công tác quản trị của Tổng Công ty đã phát huy được hiệu quả thông qua việc tăng cường ứng dụng công cụ quản trị hiện đại và năng lực quản lý của cán bộ quản lý của Tổng Công ty.
Trách nhiệm xã hội và các hoạt động thiện nguyện
Đơn vị: Tỷ đồng
Tác giả tổng hợp từ nguồn Phòng Kế toán – Tài Chính TCT, năm 2019 Trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2018, Tổng Công ty Đông Bắc đã rất tích cực thực hiện nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội của mình dựa trên mô hình và triết lý CSR mà Tổng Công ty đã công bố. Số tiền Tổng Công ty đã hỗ trợ cho các hoạt động tổng cộng trong 3 năm (năm 2016, 2017 và 2018) là 109,163 tỷ đồng và hàng năm, Tổng Công ty cũng đã dành một tỷ trọng lớn ngân sách để thực hiện chính sách xã hội cho các bên liên quan và cộng đồng. Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc
Theo quy định của một số quốc gia phát triển, các tập đoàn đa quốc gia thường dành khoảng 2% lợi nhuận để thực hiện công tác trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, qua Bảng 3 cho thấy tỷ lệ % ngân sách Tổng Công ty Đông Bắc so với lợi nhuận trước thế luôn ở con số trên 10% và năm 2016 là 17,9% đây là một tỷ lệ rất lớn khẳng định sự quan tâm của Tổng Công ty tới hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với các bên có liên quan.
Các hoạt động CSR cụ thể tại Tổng Công ty Đông Bắc
Trong suốt thời gian qua, Tổng Công ty Đông Bắc đã rất tích cực triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, năm 2018, ủng hộ các quỹ chính sách xã hội do cấp trên và địa phương phát động; thăm hỏi, tặng quà 36 tổ chức, chính trị xã hội; 361 đối tượng chính sách và cán bộ, CNVC, lao động của TCT có hoàn cảnh khó khăn; trao tặng 01 xe ô tô chuyên dùng quét đường cho thành phố Cẩm Phả; hỗ trợ xây trường mầm non phường Cẩm Bình – Cẩm Phả; xây 03 nhà văn hóa huyện Bình Liêu; làm tuyến đường 1,7 km từ Hồ Nội Hoàng đến Tràng Bạch – thị xã Đông Triều; xây dựng 33 căn nhà nghĩa tình, nhà đồng đội, nhà tình thương; hỗ trợ tu sửa nghĩa trang liệt sĩ huyện Thanh Hà – Hải Dương, nghĩa trang Cẩm Phả; xây dựng cầu máng Bình Khê với tổng số tiền: 71,729 tỷ đồng, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương ghi nhận, đánh giá cao. Bên cạnh các hoạt động trên, Tổng Công ty cũng đã thực hiện rất nhiều hoạt động chính sách xã hội khác nhằm hỗ trợ cho các bên liên quan và cộng đồng.
Trong khoảng 3 năm vừa qua, các hoạt động CSR của Tổng Công ty Đông Bắc tập trung vào các hoạt động dành cho: Đối tượng chính sách xã hội và người lao động; Chính quyền địa phương; Đầu tư cơ sở vật chất cho đối tượng chính sách; xây dựng nhà văn hóa cho các địa phương; xây dựng cơ sở hạ tầng cho chính quyền địa phương. Tùy theo yêu cầu mà ngân sách của Tổng Công ty có mức độ giải ngân khác nhau. Tuy nhiên, Tổng Công ty rất quan tâm tới việc xây dựng hạ tầng cho chính quyền địa phương, năm 2016 Tổng Công ty đã dành 28 tỷ đồng, năm 2017 là 15 tỷ động và năm 2018 là 23 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động chính sách xã hội của Tổng Công ty dành ngân sách cho việc thăm tặng quà cá đối tượng chính sách nhân dịp lễ, tết, hỗ trợ tết cho các đối tượng, thăm hỏi cán bộ, đoàn viên công đoàn; đóng góp cho quỹ đền ơn, đáp nghĩa, quỹ ngày vì người nghèo; đỡ đầu cho các cháu bị nhiễm chất độc màu da cam. Xây dựng cơ sở vật chất cho các đối tượng chính sách gồm, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đồng đội, nhà cho người nghèo. Xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm nhà văn hóa, xây cầu, làm đường dân sinh (cụ thể các mục cho ngân sách thể hiện ở Phụ lục số 03 qua các năm 2016, 2017 và 2019 của Luận văn).
2.3. Tác động của hoạt động trách nhiệm xã hội đến đội ngũ nhân sự tại Tổng công ty Đông Bắc
2.3.1. Mô tả phương pháp điều tra và mẫu nghiên cứu Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc
Các giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đã đề cập ở Chương 1 (Hình 1.2 và Hình 1.3), tác giả đưa ra một số giả thuyết nghiên cứu, cụ thể như sau:
H1: Cảm nhận về doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội càng tăng thì nhân viên càng gắn kết với doanh nghiệp.
Thang đo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên hướng dẫn của ISO 26000 về 7 chủ đề cốt lõi là Quản trị tổ chức, Quyền con người, Tập quán lao động, Thực tiễn công bằng, Môi trường, Tham gia phát triển cộng đồng, Bảo vệ người tiêu dùng. ISO 26000 là sản phẩm của một ổ chuyên gia danh tiếng toàn cầu trong nhiều khía cạnh của CSR, có cả thực tiễn và hàn lâm. Do đó, tương ứng với giả thuyết H1 có 6 giả thuyết (vì tác giả thấy yếu tố tập quán lao động trong doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng tăng thì nhân viên càng gắn kết với doanh nghiệp tại Tổng Công ty Đông Bắc là chưa rõ ràng nên không sử dụng biến này trong nghiên cứu), cụ thể với từng chủ đề cốt lõi của ISO 26000 như sau:
H1a: Quản trị tổ chức trong doanh nghiệp tăng thì nhân viên càng gắn kết với doanh nghiệp.
H1b: Quyền con người trong doanh nghiệp tăng thì nhân viên càng gắn kết với doanh nghiệp.
H1c: Thực tiễn công bằng trong doanh nghiệp tăng thì nhân viên càng gắn kết với doanh nghiệp.
H1d: Môi trường trong doanh nghiệp tăng thì nhân viên càng gắn kết với doanh nghiệp.
H1e: Tham gia phát triển cộng đồng thì nhân viên càng gắn kết với doanh nghiệp.
Mô tả phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua khảo sát 254 nhân viên đang làm việc choTCT Đông Bắc. Với 254 phiếu khảo sát thu về hợp lệ trong thời điểm nghiên cứu từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2019. Các câu hỏi khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm, dựa trên hướng dẫn của tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000 – Hướng dẫn về Trách nhiệm xã hội. Trong phiếu khảo sát còn có các câu hỏi khảo sát về sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp và các câu hỏi để sử dụng làm biến kiểm soát trong mô hình hồi quy tuyến tính. Tác giả thiết kế các câu hỏi khảo sát này dựa vào nghiên cứu trước đây của Hackman & Oldham (1976), Danish & Usman (2010) và Rana & cộng sự (2014).
Quá trình nghiên cứu được chia thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ: Quá trình nghiên cứu sơ bộ gồm tìm kiếm những thông tin chung nhất về CSR bằng việc tìm hiểu các tài liệu có sẵn như tạp chí khoa học, sách, giáo trình. Từ đó, tác giả tổng hợp và chọn lọc tài liệu để xây dựng khung lý thuyết và bảng hỏi thử cho đề tài nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu thử nghiệm: Tác giả tiến hành nghiên cứu thử nghiệm với 50 nhân viên đang làm việc ở TCT Đông Bắc. Khảo sát đầu tiên bằng cách trả lời phiếu khảo sát trực tuyến (Google form) và phỏng vấn trực tiếp người được khảo sát. Từ nghiên cứu thử nghiệm nhóm đã tiến hành điều chỉnh nội dung câu hỏi khảo sát sao cho phù hợp nhất với mục đích và bối cảnh nghiên cứu.
Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức: Tác giả phát phiếu khảo sát tới 300 nhân viên đang làm việc ở TCT Đông Bắc và thu về 254 phiếu trả lời hợp lệ và tiến hành các bước tiếp theo cho phân tích dữ liệu khảo sát.
Mô tả mẫu khảo sát đốc/phó giám đốc trở lên)
2.3.2. Kết quả nghiên cứu Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc
Đánh giá độ tin cậy thang đo thuộc các nhân tố ảnh hưởng
Đầu tiên, tác giả thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo sơ bộ để loại bỏ những biến quan sát không đủ độ tin cậy và các biến không cần thiết. Bảng 7 dưới cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo tổng thể đều lớn hơn 0.6 vì vậy các biến tổng trên là tương thích, tuy nhiên, các biến phải loại bỏ để hệ số tin cậy của biến tổng cao hơn là:
- TCCB1: biến tổng TCCB có hệ số tin cậy là 0.674, tuy nhiên, khi loại bỏ biến TCCB1 thì hệ số này tăng lên 0.694 nên ta có thể xem xét loại bỏ biến này.
- MT1: biến tổng MT có hệ số tin cậy là 0.647, tuy nhiên, khi loại bỏ biến MT1 thì hệ số này tăng lên 0.663 nên ta có thể xem xét loại bỏ biến này.
- DDLV4: biến tổng DLLV có hệ số tin cậy là 0.699, tuy nhiên, khi loại bỏ biến DLLV4 thì hệ số này tăng lên 0.757 nên ta có thể xem xét loại bỏ biến này.
Sau khi chạy EFA để phân tích nhân tố, các biến quan sát có thể giải thích ít hơn 0,5 phương sai của nhân tố được loại bỏ, các nhân tố loại bỏ ở đây gồm: TCCB1, MT1, DLLV4.
Kiểm định Bartlett’s có sig. = 0,000 cho thấy điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là đạt yêu cầu. Chỉ số KMO = 0,882 > 0,5 cho thấy điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. Kết quả kiếm định Barlett là 1834.012 với mức ý nghĩa là 0.000 < 0.05, bác bỏ giả thuyết H0 (giả thuyết các biến quan sát không tương quan với nhau trong tổng thể). Vì vậy, giải thuyết nhân tố không phù hợp với mô hình bị loại bỏ, dữ liệu dùng phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Kết quả chạy phần mềm định lượng SPSS22, năm 2019 Qua bảng trên ta thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố như: PTCSD1, PTCD4, QCN4 đều không vượt quá 50% nên ta có thể loại bỏ để kết quả được chính xác hơn. Tổng phương sai trích của mô hình là 55.83 cho thấy các nhân tố này giải thích được 55.83% sự biến thiên của dữ liệu có trong Bảng 8.
Các hệ số Beta đều lớn hơn 0 và có mức ý nghĩa < 0,01 cho thấy các biến độc lập tác động thuận chiều đến sự gắn kết của người lao động với công ty. Kết quả khẳng định cho dù có thêm biến DLLV làm biến kiểm soát trong mô hình thì các biến giải thích chính trong mô hình vẫn có tác động thuận chiều tới biến phụ thuộc với khoảng tin cậy là 99%. Với hệ số Beta của các biến giải thích chính phản ánh mức độ tác động của 5 khía cạnh của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tới sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp đều mang dấu dương nên các giả thuyết đề ra ban đầu là H1, H1a, H1b, H1c, H1d, H1e đều được khẳng định và có ý nghĩa thống kê trong thực nghiệm.
Từ bảng tương quan các nhân tố có trong mô hình ta có thể thấy, SIG.=0.000 cho thấy được mức độ tương qua giữa các biến có trong mô hình tức là các biến độc lập có thể giải thích được kết quả của biến phụ thuộc có trong mô hình. Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc
Cuối cùng, nhóm tác giả thu được kết quả gồm 27 biến tương ứng với 5 nhân tố về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tóm lại, mô hình đánh giá cảm nhận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự gắn kết của nhân viên tại TCT Đông Bắc được điều chỉnh gồm 6 nhân tố ảnh hưởng: Quyền con người (QCN); Quản trị tổ chức (QTTC); Phát triển cộng đồng (PTCD); Môi trường (MT); Thực tiễn công bằng (TTCB) và Phát triển cộng đồng (PTCD)
Phân tích hồi quy đa biến
Đề thực hiện nghiên cứu, tác giả đề xuất phương trình hồi quy dưới đây:
GKNLDi = β0+ β1 QCNi + β2 QTTCi + β3 PTCDi + β4 MTi + β5 TTCBi + β6 DLLVi
Trong đó:
- GKNLD: là biến phụ thuộc
- QCN, QTTC, PTCD, MT, TTCB: là các biến giải thích chính
- DLLV: là biến kiểm soát
- β i: là các hệ số chặn
- ɛ: sai số
Mặc dù, biến MT và TCCB có Sig.=0.119 và 0.112 lớn hơn 0.05 nhung không phải hoàn toàn không có ý nghĩa trong mô hình mà chỉ có thể giải thích các yếu tố này có ảnh hưởng nhỏ trong mô hình CSR của Tổng Công ty Đông Bắc. Biến QTTC có hệ số chặn beta lớn nhất nên đây là biến ảnh hưởng lớn nhất đến biến phụ thuộc hay quản trị tổ chức là biến có ảnh hưởng lớn nhất tới sự gắn kết lao động trong tổng công ty Đông Bắc. Kiểm tra đa cộng tuyến ta thấy VIF của các biến độc lập đều bé hơn 2 chứng tỏ các biến trên đây không bị đa cộng tuyến.
2.3.3. Một số kết luận đưa ra
Để hoạt động trách nhiệm xã hội tại TCT Đông Bắc đạt hiệu quả cao là yêu cầu cấn thiết đòi hỏi TCT phải có sự lựa chọn mô hình CSR hợp lý và thực tế. Không có một công thức chung nào cho tất cả doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp cần tự điều chỉnh cho phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nghiên cứu ở khía cạnh định lượng đã chỉ ra rằng, khi TCT Đông Bắc thực hiện trách nhiệm xã hội tốt khiến nhân viên tự hào và muốn gắn bó lâu dài hơn. Người lao động được đánh giá là một bên liên quan tới lợi ích của doanh nghiệp quan trọng nhất, cần được quan tâm nhiều vì đây là đối tượng nội bộ phản ánh trực tiếp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Sự trung thành của người lao động đối với tổ chức cũng thể hiện sự thành công của TCT. Thêm vào đó, bên ngoài doanh nghiệp, khách hàng là đối tượng trực tiếp sử dụng dịch vụ, là nhóm đối tượng liên quan mật thiết tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì cần có khách hàng, đăc biệt là khách hàng trung thành gắn kết.
Ứng xử đẹp với khách hàng cũng là một phần thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đối xử với khách hàng như thế nào cũng ít nhiều có sự khác nhau vì nó có sự ảnh hưởng từ cảm xúc của nhân viên. Nếu nhân viên hôm đó có tâm trạng tốt việc phục vụ khách hàng sẽ chu đáo và làm khách hàng hài lòng hơn; ngược lại, tâm trạng không tốt thì cũng khó giữ vui vẻ để phục vụ khách hàng. Do vậy, việc cảm nhận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở mảng này có phần khó đánh giá.
2.4. Đánh giá hoạt động trách nhiệm xã hội tại Tổng Công ty Đông Bắc
2.3.1. Những thành quả đạt được Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc
Thứ nhất, Tổng Công ty Đông Bắc đã hình thành được triết lý doanh nghiệp và triết lý CSR, đây là nền tảng quan trọng cho mọi hành đồng CSR và mô hình CSR được triển khai.
Thứ hai, mô hình CSR có tính phổ quát và bao trùm các khía cạnh: pháp luật, kinh tế, đạo đức và từ thiện tiếp cận tới nhiều chủ thể: người lao động, khách hàng, đối tác – nhà cung cấp, môi trường, chính quyền địa phương và cộng đồng.
Thứ ba, các hoạt động CSR của Tổng Công ty Đông Bắc được triển khai có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng và thể hiện rất rõ qua ngân sách đóng góp và việc sử dụng các quỹ hỗ trợ cho các hoạt động chính sách xã hội và từ thiện cho các đối tượng có liên quan.
Thứ tư, mặc dù ngân sách dành cho CSR có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng kết quả doanh thu và lợi nhuận của Tổng Công ty Đông Bắc lại không hề giảm xuống mà vẫn đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa việc thực hiện tốt hoạt động CSR và tác động tích cực tới hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ năm, cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Đông Bắc đã có sự xuất hiện của chức năng CSR mà người phụ trách trực tiếp là Phó Tổng Giám đốc với sự giúp việc của Ban thư ký và sự tham gia của các phòng/ban có liên quan.
Thứ sáu, hoạt động CSR không chỉ thực hiện ở cấp Tổng Công ty mà còn được lan tỏa tới các các Phòng/Ban, các công ty thành viên và trung tâm thuộc Tổng Công ty và thường xuyên được tổng hợp và báo cáo bằng “báo cáo nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội” qua các năm.
Thứ bảy, hiệu quả hoạt động CSR ngoài việc thúc đẩy các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận còn có ý nghĩa như là công cụ kết nối và thỏa mãn nhu cầu của người lao động và người quản lý trong Tổng Công ty, thể hiện thông qua kết quả của mô hình nghiên cứu định lượng đã trình bày ở trên.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân * Những tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, mặc dù mô hình CSR và công tác tổ chức CSR đã được Tổng Công ty xây dựng nhưng các hành động CSR Tổng Công ty đang thực hiện chưa thực sự đầy đủ các khía cạnh và đối tưởng đã đề ra.
Thứ hai, hành động CSR triển khai mặc dù có kế hoạch nhưng vẫn chủ yếu xuất phát từ nhu cầu và đề xuất của các bên liên quan chứ Tổng Công ty chưa có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc từ thực tiễn để có kế hoạch hành động một cách khoa học.
Thứ ba, chức năng và vai trò của Ban thư ký CSR và các Phòng/Ban, đơn vị là chưa rõ ràng, chưa có lộ trình, kế hoạch phối hợp hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, hoạt động CSR của các đơn vị thành viên còn mang tính tự phát. Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc
Thứ tư, ngân sách CSR và ngân sách dành cho chính quyền địa phương vẫn trên cơ sở yêu cầu của cấp trên, mang nặng tính “đóng góp” nhiều hơn là yêu cầu thực tiễn.
Thứ năm, công cụ đo lường hiệu quả của các hành động, ngân sách cho CSR vẫn chưa được thực sự khoa học, mới chỉ dừng lại ở các số công trình thực hiện hoặc số người tiếp nhận quà hoặc các khoản trợ cấp. Từ đó, Tổng Công ty cũng chưa chỉ ra được các hoạt động CSR trọng tâm cần ưu tiên triển khai.
Thứ sáu, các hoạt động CSR còn chưa được triển khai rộng rãi ở tất cả các đơn vị thành viên mà vẫn chỉ tập trung ở một số công ty và vẫn bị động trong công tác triển khai.
Nguyên nhân hạn chế
Thứ nhất, nhận thức về CSR của Tổng Công ty Đông Bắc vẫn còn hạn chế, mặc dù Ban lãnh đạo của Tổng Công ty rất quan tâm tới hoạt động CSR và hiểu rõ đây là nhiệm vụ cần phải thực hiện không phải vì mục đích quảng cáo hay P/R cho Tổng Công ty nhưng nhận thức về CSR ở cấp Phòng/Ban và đơn vị của Tổng Công ty lại chưa thực sự nhất quán.
Thứ hai, chưa có chiến lược và mục tiêu dài hạn đối với hoạt động CSR ở cấp Tổng Công ty và cấp Phòng/Ban, đơn vị thành viên nên mọi hành động vẫn chỉ mang tính ngắn hạn và sự vụ.
Thứ ba, chưa thực sự gắn CSR trong công tác hoạch định chiến lược và mục tiêu chiến lược mà đang tách CSR như là một hoạt động riêng lẻ với ngân sách dự kiến cho các hoạt động công ích và trách nhiệm xã hội với đối tượng gắn với các chương trình của địa phương và của Nhà nước. Thực chất, hoạt động CSR cần phải định hướng và gắn bó mật thiết với công tác chiến lược và mục tiêu chiến lược.
Thứ tư, trình độ và đội ngũ nhân sự chuyên trách về CSR của Tổng Công ty Đông Bắc chưa được hình thành, phần lớn nhân sự thực hiện đều kiêm nhiệm và vẫn coi đây chưa phải là hoạt động chính mà là các công việc bổ trợ, hỗ trợ thêm mà thôi.
Thứ năm, chưa có công cụ đo lường hiệu quả và tác động của các hoạt động CSR đến các chủ thể có liên quan để có ưu tiên hoặc sự tập trung cả về ngân sách và hành động CSR cho phù hợp.
Thứ sáu, hoạt động CSR vẫn còn bị sự tri phối và can thiệp của cơ quan cấp trên, cụ thể ở đây là Bộ Quốc Phòng và Tỉnh Quảng Ninh, có nhiều hành động vẫn thực hiện theo yêu cầu và mệnh lệnh.
Tóm tắt Chương 2
Chương 2 đã tổng hợp, phân tích và trình bày một cách khái quát về Tổng Công ty Đông Bắc. Đặc biệt, Luận văn đã phân tích chi tiết triết lý doanh nghiệp, triết lý CSR, mô hình CSR và công tác tổ chức CSR tại Tổng Công ty Đông Bắc. Chương cũng đã tổng hợp số liệu và các hoạt động CSR đã thực hiện tại Tổng Công ty trong 02 năm (từ 2016-2018) ở các khía cạnh như mô hình CSR mà Tổng Công ty đã lựa chọn. Bên cạnh đó, Chương 2 cũng đã trình bày, phân tích và đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa hoạt động CSR với sự gắn bó của người lao động thông qua mô hình nghiên cứu định lượng với các giả thuyết nghiên cứu trên cơ sở số liệu khảo sát đã thực hiện. Với kết quả trên đã chỉ ra rằng: hoạt động CSR có mối quan hệ thuận triều với sự gắn bó của người lao động và kết quả doanh thu, lợi nhuận mà Tổng Công ty đã đạt được trong suốt thời gian qua. Chương 2 cũng đã đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân đối với hoạt động CSR tại Tổng Công ty Đông Bắc. Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao hoạt động của công ty Đông Bắc