Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội tại Tổng Công ty Đông Bắc dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề nóng đang được công luận đề cập ngày càng nhiều tại Việt Nam. Thực hiện trách nhiệm xã hội là con đường để phát triển kinh doanh bền vững, đồng thời là bước đệm quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam vươn xa tới sân chơi hội nhập quốc tế (Hiền & Cộng sự, 2018). Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

Tổng Công ty Đông Bắc là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng thực hiện nhiệm vụ chính trị là khai thác, chế biến và kinh doanh than, đáp ứng than cho nền kinh tế, chủ yếu cho sản xuất điện, góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng là lĩnh vực đặc thù một mặt cần đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn của ngành đặt ra, đặc biệt vấn đề về môi trường. Mặt khác, Tổng Công ty cần đảm bảo thực hiện các yêu cầu về mặt quy trình, an toàn, môi trường làm việc và các công tác liên quan tới người lao động. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động sản xuất và kinh doanh của Tổng Công ty Đông Bắc có liên hệ mật thiết với rất nhiều bên có liên quan như đơn vị chủ quản, người lao động, nhà cung cấp, khách hàng, chính quyền địa phương, cộng đồng xã hội và môi trường. Điều này dẫn đến đòi hỏi về việc thực hiện các hoạt động và chương trình trách nhiệm xã hội tại Tổng Công ty Đông Bắc càng trở nên cấp thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. Hay nói một cách khác, chỉ có thể thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì Tổng Công ty Đông Bắc mới có thể thực hiện tốt sứ mệnh, vai trò và nhiệm vụ của mình đã được Bộ Quốc Phòng đặt ra và đây cũng là con đường để Tổng Công Ty Đông Bắc có thể phát triển và tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Với những lý do trên, Cao học viên lựa chọn đề tài “Thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Đông Bắc” làm chủ đề nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:   

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Các nghiên cứu ở nước ngoài Carroll (1979) định nghĩa: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm các kỳ vọng của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và thiện nguyện mà một doanh nghiệp cần đáp ứng tại một thời điểm nhất định”. Sau khi đưa ra định nghĩa, Carroll (1991) xây dựng một khung khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo mô hình kim tự tháp, giải thích cụ thể hơn:

Trách nhiệm về mặt kinh tế: Mọi trách nhiệm khác đều phải được điểu chỉnh để phù hợp với nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp, bởi nếu không đảm bảo được nghĩa vụ này “tất cả những thứ khác đều trở nên không hợp lý” (Carroll, 1991). Trách nhiệm trước pháp luật: Carroll chỉ ra rằng, nghĩa vụ đối với pháp luật của doanh nghiệp cần phải được thực hiện song song với nghĩa vụ tạo ra lợi nhuận và doanh nghiệp cần phải theo đuổi mục đích kinh tế trong phạm vi cho phép của pháp luật. Trách nhiệm về mặt đạo đức: Trách nhiệm đạo đức bao gồm các tiêu chuẩn và chuẩn mực liên quan đến đạo đức mà khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng kỳ vọng vào doanh nghiệp. Nghĩa vụ làm ra lợi nhuận và tôn trọng pháp luật đã có thể được xem như là hai chuẩn mực của người làm kinh doanh. Tuy nhiên, hai chuẩn mực này vẫn chưa bao hàm được khái niệm đạo đức, bởi một số “hoạt động có thể sẽ được chấp nhận hoặc phản đổi bởi xã hội, dù chúng vẫn chưa được pháp luật quy định”.

Trách nhiệm thiện nguyện: Đây là mức trách nhiệm do xã hội mong muốn, bao gồm các hoạt động đóng góp nguồn lực tài chính hoặc thời gian cho giáo dục, cộng đồng, nâng cao phúc lợi xã hội. Khác với trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm thiện nguyện không được xét trên phương diện đạo đức, tức là nếu doanh nghiệp chưa thực hiện được trách nhiệm này, xã hội cũng sẽ không xem doanh nghiệp đó là doanh nghiệp thiếu đạo đức. Vì vậy, Carroll (1991) cũng khẳng định, trách nhiệm thứ tư này mang tính chất tự nguyện và ít quan trọng hơn so với ba loại trách nhiệm kia. Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau song đều cho thấy khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đề cập đến mối quan hệ và sự tương tác giữa doanh nghiệp và các bên liên quan tới lợi ích của doanh nghiệp trên cơ sở tự nguyện. Một số nhận định cho rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn liền với điều kiện văn hóa, kinh tế và chính trị mỗi nước (Matten & Moon, 2008).

Vì vậy, sẽ luôn có những khác biệt trong quan niệm thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giữa các quốc gia. Năm 1992, báo cáo Cadbury được Ủy ban Cadbury (là tên gọi tắt của Ủy ban về các khía cạnh của quản trị doanh nghiệp trong tài chính) công bố, từ đó các công ty hàng đầu trên thế giới cho ra các bộ quy tắc ứng xử và hướng dẫn quản trị doanh nghiệp (corporate governance) định hướng theo các nguyên tắc của trách nhiệm xã hội. Có những quốc gia như Ấn Độ có quy định bắt buộc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ví dụ, luật công ty năm 2013 của Ấn Độ quy định những công ty có doanh thu hơn 10 tỷ ru-pi trong năm phải chi 2% lợi nhuận ròng cho hoạt động từ thiện. Không giống các hoạt động đầu tư tài chính khác, ảnh hưởng của thực hiện trách nhiệm xã hội tới doanh nghiệp thường được quan sát dựa trên phản ứng của các bên có lợi ích liên quan tới doanh nghiệp như nhân viên, cộng đồng, quỹ từ thiện, các nhà hoạt động xã hội, cơ quan truyền thông (Freeman, 1984). Phản ứng đó có thể tích cực, tiêu cực hay trung lập Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

2.2. Các nghiên cứu ở trong nước

Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự gắn kết của nhân viên: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp du lịch tại Quảng Ninh (Trần Thị Hiền và Cộng sự, 2018) đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên thông qua việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội trong 5 nội dung về quản trị tổ chức, quyền con người, phát triển cộng đồng, môi trường và thực tiễn công bằng dựa trên 7 chủ đề cốt lõi theo hướng dẫn của Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000. Tuy nhiên, người lao động trong ngành du lịch vẫn chưa cảm nhận rõ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong 2 nội dung là tập quán lao động và bảo vệ người tiêu dùng.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản lý tới nhận thức và cam kết của nhân viên (Sharma, 2000). Trần Thị Hiền & Nguyễn Thị Thảo (2017) sử dụng các báo cáo phát triển bền vững và báo cáo tích hợp của các doanh nghiệp hàng đầu trên hai sàn chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) để nghiên cứu đưa ra kết luận mô hình quản trị các bên liên quan tới lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn sơ sài. Tổng quan các nghiên cứu trong nước cho thấy có khoảng trống nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp du lịch. Địa hình tự nhiên, khí hậu thuận lợi mà Việt Nam đang có hiện nay tạo ra nhiều điểm du lịch nổi bật vươn tầm thế giới. Mặt khác, con người chính là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho ngành du lịch Việt Nam. Song, hạn chế của các nghiên cứu trong nước chính là chưa có nghiên cứu nào đánh giá được mức độ gắn kết của nhân viên đối với doanh nghiệp du lịch chịu ảnh hưởng như thế nào từ cảm nhận của chính nhân viên với việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp nơi mình đang làm việc. Tổng quan các nghiên cứu trong nước cũng cho thấy một điểm quan trọng nữa là các nghiên cứu đi trước như Trần Thị Minh Hòa & Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014), Lê Chí Công (2016), Bùi Nhật Quỳnh & cộng sự (2018), Hoàng Anh Viện (2018) dùng nhiều thước đo khác nhau để đo lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hiện nay chưa có một thước đo chính thức nào về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở nước ta được thiết kế dựa trên hướng dẫn về 7 chủ đề cốt lõi theo ISO 26000. Các chủ đề cốt lõi này là Quản trị tổ chức, Quyền con người, Tập quán lao động, Thực tiễn công bằng, Môi trường, Tham gia phát triển cộng đồng, Bảo vệ người tiêu dùng. Xuất phát từ thực tế chưa có một thước đo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chung trong các nghiên cứu trước đây.

2.3. Khoảng trống nghiên cứu

Về cơ bản khung lý thuyết về Trách nhiệm xã hội đã được định hình mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận về nội hàm và góc độ tiếp cận. Các nghiên cứu trong và ngoài nước hầu hết đều tiếp cận ở góc độ tổng quát trên bình diện khung lý thuyết tổng thể hoặc tiếp cận ở góc độ ngành mà chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp hoặc tập đoàn cụ thể. Đặc biệt là tại Tổng Công ty Đông Bắc – Vốn là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản của Bộ Quốc Phòng, là một lĩnh vực có nhiều tác động đến các chủ thể và các bên liên quan trong xã hội. Do đó, việc sử dụng các mô hình nghiên cứu trước đây để tiếp tục triển khai nghiên cứu tại một doanh nghiệp cụ thể như Tổng Công ty Đông Bắc sẽ tiếp tục kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu để củng cố vững chắc hơn các lý thuyết đã kiểm chứng của các tác giả ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, việc xem xét mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự gắn kết của nhân viên tại Tổng Công ty Đông Bắc là khoảng trống nghiên cứu cần phải lấp đầy bằng việc kiểm chứng từ phía cán bộ, nhân viên của Tổng Công ty Đông Bắc thông qua các hoạt động trách nhiệm xã hội mà đơn vị đã thực hiện trong suốt thời gian qua.

2.4. Câu hỏi nghiên cứu

Để có cách tiếp cận vấn đề một cách khoa học, tác giả xác định các câu hỏi nghiên cứu cần phải giải đáp trong đề tài nghiên cứu, cụ thể:

  • Về bản chất, dưới góc độ doanh nghiệp, khái niệm, vai trò của trách nhiệm xã hội cần được hiểu như thế nào?
  • Trên thế giới có những mô hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nào đã triển khai thành công có thể áp dụng cho Tổng Công ty Đông Bắc?
  • Thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội và hiệu quả đem lại tại Tổng Công ty Đông Bắc như thế nào?
  • Có mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự gắn kết của nhân viên tại Tổng Công ty Đông Bắc hay không?
  • Để thực hiện tốt trách nhiệm xã hội tại Tổng Công ty Đông Bắc những giải pháp cơ bản là gì?

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ khung lý luận về hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; tổng hợp, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã hội tại Tổng Công ty Đông Bắc.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn cần phải thực hiện được các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên cơ sở làm rõ các nội dung như: khái niệm, vai trò, mô hình, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhằm củng cố khung lý thuyết và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.

Thứ hai, tổng hợp các hoạt động và cách thức triển khai các hoạt động trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Đông Bắc, thu thập, xử lý dữ liệu khảo sát để kiểm định mô hình; phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai các hoạt động trách nhiệm xã hội tại Tổng Công ty Đông Bắc.

Thứ ba, đưa ra định hướng và chiến lược phát triển của Tổng Công ty Đông Bắc gắn với trách nhiệm xã hội doanh nghiệp; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp; đưa ra các kiến nghị đối với các đơn vị có liên quan.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động trách nhiệm xã hội tại Tổng Công ty Đông Bắc dưới các khía cạnh: lý luận, thực trạng và giải pháp thực hiện.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

  • Về mặt không gian: đề tài nghiên cứu các hoạt động trách nhiệm xã hội của Tổng công ty Đông Bắc tại các tỉnh thành của Việt Nam, đặc biệt tại Quảng Ninh là địa phương Tổng công ty Đông Bắc đóng trụ sở.
  • Về mặt thời gian: đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2016-2018 gắn với các hoạt động trách nhiệm xã hội mà Tổng công ty Đông Bắc thực hiện trong thời gian qua.
  • Về mặt nội dung: đề tài tập trung vào các nội dung liên quan tới hoạt động triển khai trách nhiệm xã hội của Tổng công ty Đông Bắc và xem xét, đánh giá tác động của việc thực hiện hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự hài lòng và tin tưởng của nhân viên đối với Tổng công ty Đông Bắc.

5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

Nền tảng lý luận của Luận án là Chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế, về hội nhập kinh tế quốc tế, về phát triển kinh tế bền vững là kim chỉ nam phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của Luận văn.

Cụ thể, Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp phân tích – tổng hợp, đối chiếu – so sánh, diễn giải – quy nạp, khảo sát thực tế, phương pháp định lượng, v, v….Bên cạnh đó, Luận văn cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế giới để rút ra các bài học kinh nghiệm cho Tổng công ty Đông Bắc.

Phương pháp phân tích – tổng hợp, được sử dụng chủ yếu ở Chương 1, 2 và Chương 3 với mục đích làm rõ các vấn đề liên quan tới cơ sở khoa học về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và đề xuất giải pháp một cách đồng bộ và khả thi.

Phương pháp đối chiếu – so sánh và khảo sát thực tế, chủ yếu được sử dụng ở Chương 2 nhằm làm rõ các vấn đề về thực trạng và đưa ra các nhận xét một cách cụ thể đối với công tác triển khai các hoạt động trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Đông Bắc là tiền đề đề xuất ra các giải pháp ở Chương 3.

Phương pháp diễn giải – quy nạp được sử dụng ở tất cả các chương của Luận văn.

Phương pháp nghiên cứu tình huống, chủ yếu được sử dụng ở Chương 1 để phân tích các điển hình thành công trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của một số doanh nghiệp tiêu biểu nhằm rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp cho Tổng công ty Đông Bắc.

Phương pháp điều tra xã hội học và định lượng được sử dụng ở Chương 2 của Luận văn để kiểm chứng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra ở Chương 1.

6. Kết cấu của Luận văn 

Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Đông Bắc

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Đông Bắc

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

Carroll (1979, trang 500) định nghĩa: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm các kì vọng của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và thiện nguyện mà một doanh nghiệp cần đáp ứng tại một thời điểm nhất định”. Sau khi đưa ra định nghĩa, Carroll (1991) xây dựng một khung khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo mô hình kim tự tháp, giải thích cụ thể hơn: trách nhiệm về mặt kinh tế; trách nhiệm trước pháp luật; trách nhiệm về mặt đạo đức; trách nhiệm thiện nguyện. Vì vậy, Carroll (1991, trang 42) cũng khẳng định, trách nhiệm thứ tư này mang tính chất tự nguyện và ít quan trọng hơn so với ba loại trách nhiệm kia. Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau song đều cho thấy khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đề cập đến mối quan hệ và sự tương tác giữa doanh nghiệp và các bên liên quan tới lợi ích của doanh nghiệp trên cơ sở tự nguyện. Một số nhận định cho rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn liền với điều kiện văn hóa, kinh tế và chính trị mỗi nước (Matten & Moon, 2008). Vì vậy sẽ luôn có những khác biệt trong quan niệm thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giữa các quốc gia. Năm 1992, báo cáo Cadbury được Ủy ban Cadbury (là tên gọi tắt của Ủy ban về các khía cạnh của quản trị doanh nghiệp trong tài chính) công bố, từ đó các công ty hàng đầu trên thế giới cho ra các bộ quy tắc ứng xử và hướng dẫn quản trị doanh nghiệp (corporate governance) định hướng theo các nguyên tắc của trách nhiệm xã hội. Có những quốc gia như Ấn Độ có quy định bắt buộc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ví dụ, luật công ty năm 2013 của Ấn Độ quy định những công ty có doanh thu hơn 10 tỷ ru-pi trong năm phải chi 2% lợi nhuận ròng cho hoạt động từ thiện. Không giống các hoạt động đầu tư tài chính khác, ảnh hưởng của thực hiện trách nhiệm xã hội tới doanh nghiệp thường được quan sát dựa trên phản ứng của các bên có lợi ích liên quan tới doanh nghiệp như nhân viên, cộng đồng, quỹ từ thiện, các nhà hoạt động xã hội, cơ quan truyền thông (Freeman, 1984). Phản ứng đó có thể tích cực, tiêu cực hay trung lập. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể trở thành một động lực mạnh mẽ cho nhân viên nói riêng và doanh nghiệp nói chung xây dựng sức mạnh trong kinh doanh, đồng thời cũng có thể đóng vai trò là tác nhân thúc đẩy sự cam kết trung thành của nhân viên. Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

Bên cạnh các nghiên cứu có ý nghĩa nền tảng như trên, một số quan điểm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cũng được đưa ra ở nhiều khía cạnh khác nhau:

Có quan điểm cho rằng, thực chất phải thay khái nhiệm CSR bằng khái niệm SR (Social Responsibility) “trách nhiệm xã hội nói chung” chứ không dừng ở trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong xã hội ngày nay, để thực sự có một xã hội tốt đẹp cần đến trách nhiệm của tất cả các chủ thể và khách thể trên hành tinh trong việc duy trì và phát triển đối với các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường.

SER (Social and Environmental Responsibility): Trách nhiệm xã hội và môi trường, mở rộng ở hai khía cạnh bao gồm cả trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đối với môi trường. Con người không phải là chủ thể duy nhất tồn tại trên hành tinh, nhưng trên thực tế con người đang tự cho mình quyền kiểm soát và quyết định mọi thứ trong hệ sinh thái của trái đất mà quên đi sự tồn tại và ý nghĩa của các động vật và cá thể sống khác. Vấn đề môi trường đang là vấn đề sống còn của xã hội ngày nay khi mà xã hội-môi trường đang chứa chất quá nhiều điều bất ổn từ các quyết định một cách tự do thậm chí vô ý thức của con người nhằm thực hiện nhiệm vụ “cải thiện và nâng cao” chất lượng cuộc sống của riêng họ mà không quan tâm tới sự tồn tại của môi trường và muôn loài trên trái đất. Trách nhiệm xã hội và môi trường là khái niệm bao quát đầy đủ nhất, tuy nhiên, chính vì sự toàn diện của khái niệm này nên phạm vi ảnh hưởng và tính thực tiễn lại tương đối khó khả thi bởi có quá nhiều đối tượng cần tham gia và đóng góp trách nhiệm thực thi.

CSR (Corporate Social Responsibility): là sự bao hàm của ba khái niệm; doanh nghiệp, xã hội và trách nhiệm. CSR chỉ ra mối liên hệ giữa doanh nghiệp (hoặc các tổ chức) và cộng đồng xã hội có liên quan. Theo đó, “xã hội” được hiểu theo một nghĩa rộng bao gồm nhiều cấp khác nhau trong đó có cả các bên hữu quan có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Xét về bản chất, CSR có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan bên trong và bên ngoài coi là đúng đắn và công bằng, hưởng ứng lại sự mong đợi của xã hội về quyền công dân, hoặc bao gồm các chương trình đang hoạt động nhằm thúc đẩy phúc lợi của con người.

Một số khái niệm khác về CSR cũng được các tác giả khác nhau đề cập tới trong các tác phẩm của mình. Theo Porter và Kramer (2011), CSR là những giá trị được chia sẻ (shared value), là sự hòa nhập, hội nhập của doanh nghiệp với xã hội (corporate social integration). Còn theo tác giả Wood (2010), CSR được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đồng thời có ba cấp độ phân tích về CSR là cá nhân, tổ chức và thể chế, tương ứng với trách nhiệm xã hội về đạo đức, xã hội và kinh tế.

Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự phát triển Bền vững (World Business Council for Sustainable Development) cũng đã đưa ra một định nghĩa về CSR, đó là “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, anh toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm tốt chất lượng sản phẩm,… theo cách có lợi cho doanh nghiệp cũng như cho sự phát triển chung của xã hội”.

Nói tóm lại, CSR là một khái niệm rộng có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên, xét về mặt tổng quát thì CSR chính là việc doanh nghiệp thực hiện một cách tự nguyện các hoạt động vì mục đích xã hội như: tuân thủ pháp luật, thực hiện và đảm bảo quyền con người, phục vụ cộng đồng địa phương, sử dụng tài nguyên hợp lý và bảo vệ môi trường.

1.2. Vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp luôn là chủ đề được doanh nghiệp xem xét ở góc độ vai trò, không có ít quan điểm cho rằng đó bản chất là hoạt động từ thiện và việc tích cực thực hiện hay không sẽ phụ thuộc vào từng doanh nghiệp và là hoạt động không mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau đây:

Kiến tạo xã hội và tái cân bằng lợi ích xã hội

Thực hiện CSR là một việc làm tốt đẹp đối với cộng đồng và môi trường nơi mà các doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, đây không chỉ là hành động có tính nhất thời mà là đích đến mà các doanh nghiệp cần đạt được. Thực chất, CSR chính là sự hài hòa, đảm bảo lợi ích và sự ứng xử tốt đẹp cho tất cả các chủ thể trong xã hội với một thái độ và hành vi tích cực nhất. Thay cho việc thỏa mãn lợi ích hoặc tối đa hóa lợi ích của một nhóm các đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp như cổ đông, người quản lý hay người lao động, CSR luôn đảm bảo sự cân bằng lợi ích cho các chủ thể trong xã hội thông qua các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tất cả các đối tượng có liên quan. Chính điều này đã nói lên tinh thần kiến tạo xã hội và tái cân bằng lợi ích xã hội mà CSR mang lại.

Tạo lập một thói quen kinh doanh vì xã hội, vì cộng đồng thay cho chỉ vì cá nhân, vì cổ đông

Mục tiêu lớn nhất của mỗi doanh nghiệp không phải là doanh thu và lợi nhuận, mà đó chính là những đóng góp và cống hiến cho xã hội. Khi mục tiêu cống hiến và đóng góp cho xã hội đạt được thì mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cũng dần trở thành hiện thực. Chính vì vậy, ngay từ khi thành lập, một doanh nghiệp đã có ý thức và thói quen kinh doanh vì xã hội, vì cộng đồng sẽ tạo lập được một nền tảng vững chắc và sẽ tạo nên sự kết nối tốt nhất tới các nguồn lực và chủ thể có liên quan tới doanh nghiệp. CSR sẽ không thể tự nhiên xuất hiện ở mỗi doanh nghiệp khi không có sự quan tâm, nhận thức và hành động từ những việc làm nhỏ nhất đối với các chủ thể trong nội bộ doanh nghiệp cho tới những hoạt động có tính quy mô đối với tất cả các chủ thể bên ngoài môi trường doanh nghiệp.

Tạo sự phát triển lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp

Khi một doanh nghiệp thực hiện tốt CSR và doanh nghiệp được xã hội và cộng đồng đánh giá cao có nghĩa rằng ở doanh nghiệp đó, lợi ích của cổ đông được bảo đảm, lợi ích của người lao động được quan tâm và duy trì ổn định, lợi ích của khách hàng được tối đa hóa, lợi ích của đối tác được cân bằng và ổn định, lợi ích của chính quyền địa phương được cải thiện, môi trường sống của địa phương và xã hội được đảm bảo và các lợi ích khác rất được quan tâm thì chắc chắn doanh nghiệp đó là doanh nghiệp phát triển và có khả năng tồn tại lâu dài. Do vậy, tổng giá trị lợi ích mà doanh nghiệp đó mang lại cho xã hội sẽ cao hơn rất nhiều so với giá trị lợi ích của những doanh nghiệp hoạt động chỉ vì một nhóm lợi ích nhỏ nào đó. Bên cạnh đó, chính sự cân bằng lợi ích này mới là điểm mấu chốt cho sự phát triển bên vững và lâu dài của doanh nghiệp. Chính vì vậy, CSR như là “nhân tâm” được “gieo” trong doanh nghiệp để tạo nên “quả ngọt”.

Xây dựng ý thức hệ cho đội ngũ doanh nhân và những người làm kinh doanh theo hướng cống hiến cho một xã hội tốt đẹp

CSR có được thực hiện ở doanh nghiệp hay không, điều trước tiên sẽ phụ thuộc vào nhận thức của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp nào có lãnh đạo sớm nhận thức và ý thức về CSR, coi CSR như là một vấn đề có tính sống còn và là đích đến của doanh nghiệp thì trong doanh nghiệp đó chắc chắn CSR được quan tâm thực hiện, đồng thời mô hình hoạt động và quản trị của doanh nghiệp cũng được thiết lập hoặc điều chỉnh theo hướng CSR thay cho hướng “tư bản thuần túy”[1]. Ý thức của đội ngũ doanh nhân CSR còn được hình thành thông qua hoạt động đào tạo ngay từ thời điểm ngồi trên ghế nhà trường hoặc các hoạt động đào tạo thực tế khác nữa. Chính vì vậy, đào tạo về CSR luôn có một vai trò rất quan trọng để có thể hình thành hệ ý thức CSR cho đội ngũ doanh nhân trẻ của mỗi quốc gia để có được một thế hệ doanh nhân kinh doanh theo hướng cống hiến cho một xã hội phát triển bền vững và tốt đẹp hơn.

1.3. Mô hình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

1.3.1. Mô hình CSR tổng thể

Dựa trên nền tảng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là Carroll (1991) đã đưa ra, mô hình CSR gồm có bốn trụ cột chính, bao gồm:

Trách nhiệm kinh tế: Đây được coi là trách nhiệm nền tảng, bởi suy cho cùng, một doanh nghiệp hoạt động (ngoại trừ doanh nghiệp xã hội) cần phải đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Một doanh nghiệp có sử dụng nguồn lực của xã hội mà không đem lại lợi nhuận thì đó là sự vi phạm (hoặc không đạt mục tiêu) đầu tiên dưới góc độ CSR. Do vậy, các mục tiêu kinh tế như tối đa hóa lợi nhuận/lợi ích, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, doanh nghiệp phải đạt được mục tiêu kinh tế mới có thể thực hiện những mục tiêu khác của CSR. Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

Là khái niệm với hàm ý rằng tư bản chỉ quan tâm tới lợi nhuận và đặt vấn đề lợi nhuận là trên hết.

Trách nhiệm pháp lý: Được hiểu là trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật. Quy định của pháp luật là văn bản chuẩn mực hóa lại các nguyên tắc ứng xử trong xã hội nên việc tuân thủ pháp luật là yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Mức độ đánh giá sẽ càng cao đối với việc thực hiện CSR nếu các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn so với các chuẩn mực của pháp luật đưa ra. Trong quá trình tìm kiếm các mục tiêu về kinh tế, doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Do đó, trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý là hai thành tố cơ bản, không thể thiếu của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

  • Từ thiện
  • Đạo đức
  • Pháp lý
  • Kinh tế

Trách nhiệm đạo đức: Đạo đức được hiểu là những quy tắc ứng xử tồn tại trong cộng đồng xã hội có tính lâu đời và chi phối trong các hoạt động của cộng đồng nhưng chưa được thể chế hóa hoặc không thể thể chế hóa thành các quy định có tính pháp lý. Trong thực tế, tùy theo địa bàn và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp mà theo đó trách nhiệm đạo đức sẽ được mở rộng. Những chuẩn mực đạo đức của các địa phương, vùng miền, lãnh thổ, của các quốc gia khác nhau sẽ có nhiều điểm khác nhau. Cũng chính vì lý do này mà vấn đề CSR cũng gắn liền với nội hàm “đa dạng hóa”.

Trách nhiệm từ thiện: Doanh nghiệp là một tế bào của xã hội và chỉ tồn tại khi xã hội tồn tại. Suy cho cùng, khách hàng và cộng đồng xã hội chính là đối tượng đem lại sự phồn vinh hoặc dẫn tới sự suy vong của mỗi doanh nghiệp. Việc phát triển cộng đồng địa phương, hoạt động xã hội, bên cạnh việc thỏa mãn sự mong đợi của xã hội còn là hoạt động giúp cho cộng đồng hưng thịnh và phát triển, đời sống được nâng lên và là tiền đề tiếp theo cho sự phát triển của doanh nghiệp. Các hoạt động từ thiện ngày nay cũng rất đa dạng và đa mục đích. Có những doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm từ thiện luôn gắn với hoạt động quảng bá, quảng cáo (hay nói một cách khác là vẫn gắn với lợi ích của doanh nghiệp), đồng thời cũng có những doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm từ thiện này một cách vô điều kiện. Các hoạt động hỗ trợ người nghèo, quyên góp xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt, tài trợ trẻ em vùng sâu vùng xa, là những hoạt động từ thiện phổ biến. Trong một số nghiên cứu điển hình về CSR cũng đã đề cập nhiều đến khía cạnh này.

Từ giai đoạn cuối năm 1990 đến đầu 2000, CSR dịch chuyển từ việc đóng góp cho xã hội thông qua cách làm từ thiện sang cấp độ chiến lược, tức là gắn hoạt động xã hội với mục tiêu của doanh nghiệp (Banerjee, 2006). Theo các tác giả Aguilera & Williams (2006) thì lúc này hành động của doanh nghiệp đã tập trung hướng tới giải quyết các vấn đề vượt quá quy định/yêu cầu luật pháp, kỹ thuật và kinh tế trong phạm chật hẹp của doanh nghiệp, nghĩa là các doanh nghiệp đã nhận thức được rõ ràng hơn vai trò của CSR trong phát triển bền vững.

1.3.2. Mô hình CSR dưới góc độ kết nối nhân viên Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự gắn kết của nhân viên (Garavan & Mcguire, 2010; Trevino & Nelson, 2016). Có nghiên cứu đã chỉ ra nhân viên mà được tiếp xúc và nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thực hiện trong nội bộ nhiều hơn những nhân viên chỉ biết đến khái niệm sơ bộ bên ngoài sẽ gắn kết với doanh nghiệp hơn (Ferreira Oliveira, 2014). Một vài nghiên cứu khác đã xác định mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự gắn kết của nhân viên, sự trung thành với tổ chức, hành vi ứng xử và mục đích làm việc là cùng chiều với nhau. Ferreira & Oliveira (2014) đưa ra một trong các giả thuyết là “Sự gắn kết của nhân viên sẽ là cao hơn khi nhân viên đó cảm nhận được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhiều hơn”. Các công trình nghiên cứu đi trước đã có mô hình về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự gắn kết của nhân viên. Dưới đây là hai mô hình nghiên cứu nổi bật:

Mô hình nghiên cứu của Zientara và cộng sự (2015) (Hình 2) mô tả đường dẫn bên trong mối quan hệ giữa các khái niệm. Mô hình này cho thấy giả định rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thay vì trực tiếp ảnh hưởng đến sự gắn kết trong công việc thì lại có tác động tới sự hài lòng của nhân viên và các cam kết của doanh nghiệp, hai yếu tố này dẫn tới người lao động gắn kết hơn trong công việc tại doanh nghiệp.

Mô hình của Ferreira & Oliveira (2014) biểu diễn mối quan hệ giữa sự gắn kết của nhân viên và doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm với bên trong nội bộ doanh nghiệp và với bên ngoài doanh nghiệp. Nghiên cứu đưa ra trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tiền đề hay cơ sở của sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp (Hình 3).

Mức độ hài lòng TNXH trong trong công việc chính DN

Sự gắn kết trong công việc TNXH ngoài DN Cam kết của tổ chức

sự gắn kết của nhân viên

Nguồn: Ferreira & Oliveira (2014)

Từ các nghiên cứu đi trước về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự gắn kết của nhân viên, kết hợp với việc thử nghiệm thước đo mới, Luận văn này sẽ kiểm định mối quan hệ giữa nhiều khía cạnh của khái niệm trách nhiệm xã hội của Tổng Công ty Đông Bắc và sự gắn kết của nhân viên. Các giả thuyết của Luận văn đặt ra xoay quanh sự ảnh hưởng của những gì nhân viên cảm nhận được về các khía cạnh của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại nơi mình đang làm việc tới sự mong muốn gắn kết với doanh nghiệp đó (các nội dung giả thuyết sẽ được trình bày cụ thể ở Chương 2 của Luận văn để thuận tiện cho việc trình bày các kết quả nghiên cứu).

1.4. Chỉ số đo lường trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Hiện nay, có một số tổ chức quốc tế đã đưa ra bộ công cụ và các chỉ số để đo lường trách nhiệm xã hội doanh nghiệp làm thước đo để đánh giá và xếp hạng các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có quy mô và thị trường hoạt động trên các quốc gia.

1.4.1. Hướng dẫn của OECD về tập đoàn đa quốc gia Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

Bản hướng dẫn đầu tiên của OECD về tập đoàn đa quốc gia là vào năm 1976, đến năm 2011 đã 5 lần được đề cập, bổ sung; có mục tiêu tăng cường cơ sở tin tưởng lẫn nhau giữa các doanh nghiệp xã hội, giúp cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, đóng góp vào sự phát triển bền vững. Nhật Bản là thành viên tích cực của OECD nên có trách nhiệm thực hiện bản hướng dẫn này (CIEM, 2014).

OECD đã đưa ra các chỉ dẫn cho các tập đoàn đa quốc gia (MNEs) có 40 năm hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội một cách toàn diện. Hướng dẫn này mang tính tự nguyện để thúc đẩy sự phát triển bền vững thông qua hoạt động CSR của các tập đoàn đa quốc gia. Các khía cạnh CSR cần thực hiện đó là:

  • Công bố thông tin: Thông tin cần được công bố và được minh bạch hóa cho các bên có liên quan và cho toàn xã hội.
  • Quyền con người: Hoạt động của doanh nghiệp phải đảm bảo quyền con người.
  • Lao động: tạo môi trường lao động tốt, quan tâm bảo vệ lợi ích của người lao động.

Môi trường: đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp không làm tổn hại đến môi trường.

  • Chống tham nhũng (hối lộ)
  • Đảm bảo lợi ích người tiêu dùng
  • Ứng dụng khoa học và công nghệ
  • Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh
  • Thực hiện chuỗi cung ứng có hiệu quả.

1.4.2. Thỏa ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UNGC)

UNGC (United Nations Global Compact) là một bộ quy tắc ứng xử gồm 10 nguyên tắc mà các bên cam kết tôn trọng, yêu cầu các doanh nghiệp phải nhận thức, hỗ trợ và thực hiện các nguyên tắc ứng xử cốt lõi về bảo vệ quyền con người, tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường và chống tham nhũng. Đến năm 2013, đã có trên 10.000 đối tác ký vào Thỏa ước, trong đó có khoảng 7.000 doanh nghiệp (192 trong số đó là doanh nghiệp Nhật Bản) (CIEM, 2014).

Đối với vấn đề quyền con người (Nguyên tắc 1 và 2)

  • Nguyên tắc 1: Việc kinh doanh của doanh nghiệp phải hỗ trợ và tôn trọng việc bảo vệ quyền con người đã được quốc tế công bố.
  • Nguyên tắc 2: Đảm bảo tôn trọng quyền con người.

Người lao động (Nguyên tắc 3, 4, 5 và 6)

  • Nguyên tắc 3: Đảm bảo quyền tự do của hội và thừa nhận quyền thương lượng của tập thể.
  • Nguyên tắc 4: Loại bỏ lao động cưỡng bức và bóc lột.
  • Nguyên tắc 5: Không sử dụng lao động là trẻ em.
  • Nguyên tắc 6: Không phân biệt đối xử với người lao động và nghề nghiệp.

Vấn đề về môi trường (Nguyên tắc 7, 8, và 9)

  • Nguyên tắc 7: Hoạt động kinh doanh nên hỗ trợ một cách tích cực đối với những thách thức của môi trường.
  • Nguyên tắc 8: Cải tiến để thực hiện trách nhiệm môi trường cao hơn.
  • Nguyên tắc 9: Khuyến khích phát triển và phổ biến các công nghệ thân thiện với môi trường.

Vấn đề chống tham nhũng (Nguyên tắc 10)

  • Nguyên tắc 10: Chống tham nhũng dưới mọi hình thức, bao gồm cả tống tiền và hối lộ.

1.4.3. Tiêu chuẩn ISO 26000 Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

ISO 26000 (International Standard Organization 26000) là tiêu chuẩn CSR của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa được ban hành từ tháng 11 năm 2010. Theo bộ tiêu chuẩn này, CSR bao gồm các trách nhiệm đối với những ảnh hưởng từ hoạt động của doanh nghiệp đến xã hội và môi trường; được thực hiện qua các hành vi minh bạch và có đạo đức nhằm đóng góp cho sự phát triển bền vững (bao gồm cả chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội); quan tâm đến lợi ích của các bên có liên quan; tuân thủ luật pháp và phù hợp với các nguyên tắc ứng xử quốc tế; được tích hợp và thực hiện trong toàn bộ doanh nghiệp. Năm 2004, một ủy ban quốc gia về tiêu chuẩn ISO đã được thành lập trong Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản. Từ tháng 3 năm 2012, ISO 26000 là một tiêu chuẩn chính thức của Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản gồm 7 nội dung chính: quản trị công ty, quyền con người, lao động, môi trường, kinh doanh lành mạnh, quan hệ với người tiêu dùng, phục vụ cộng đồng (CIEM, 2014).

Bộ tiêu chuẩn ISO 26000 giúp các tổ chức không phân biệt quy mô, hoạt động hay vị trí thực hiện trách nhiệm xã hội bằng việc đưa ra các hướng dẫn về: Khái niệm, điều kiện và điều khoản liên quan đến trách nhiệm xã hội; Nền tảng, xu hướng và đặc điểm của trách nhiệm xã hội; Các nguyên tắc và thực hành liên quan đến trách nhiệm xã hội; Các đối tượng và vấn đề cốt lõi liên quan đến trách nhiệm xã hội; Tích hợp, thực hiện và thúc đẩy cách hành xử trách nhiệm xã hội thông qua tổ chức và các chính sách cũng như hoạt động của tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của nó; Xác định và lôi cuốn sự tham gia của các bên liên quan; Thông tin những cam kết, việc thực hiện và thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội.

1.4.4. Tiêu chuẩn GRI G4

Tổ chức Sáng kiến Báo cáo toàn cầu (GRI) do Liên minh và Chương trình môi trường của Liên Hợp quốc thành lập năm 1997 ở Boston (Mỹ), cung cấp các tiêu chí và hướng dẫn xây dựng báo cáo phát triển bền vững của các quốc gia. Từ tháng 3/2013, Hướng dẫn GRI G4 của tổ chức này đã đưa ra các tiêu chí sau đây để đánh giá về CSR (CIEM, 2014).

  • Các tiêu chí về kinh tế bao gồm: hiệu quả hoạt động kinh tế, sự hiện diện trên thị trường, ảnh hưởng gián tiếp về kinh tế, phương thức mua sắm.
  • Các tiêu chí về môi trường bao gồm: vật liệu, năng lượng, nước, đa dạng sinh thái, phát thải, nước thải và chất thải, thông tin và nhãn sản phẩm/dịch vụ, tính tuân thủ, vận chuyển, tổng thể, đánh giá của nhà cung cấp về vấn đề môi trường, cơ chế khiếu nại về môi trường.

Các tiêu chí về xã hội, bao gồm:

Tiêu chí về ứng xử với người lao động và việc làm bền vững: Mối quan hệ quản lý/lao động, an toàn và sức khỏe, giáo dục và đào tạo nghề, đa dạng hóa và cơ hội bình đẳng, thù lao công bằng cho nam và nữ, đánh giá của nhà cung cấp về cách đối xử với người lao động, cơ chế khiếu nại về cách đối xử với người lao động.

Tiêu chí về đảm bảo quyền con người: không phân biệt đối xử, đảm bảo quyền tự do lập hội và thỏa ước tập thể, vấn đề lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, các phương thức bảo vệ quyền tài sản, quyền của người bản địa, đánh giá của nhà cung cấp về quyền con người, cơ chế khiếu nại về quyền con người.

Tiêu chí xã hội: ý kiến của cộng đồng địa phương, chính sách chống tham nhũng, chính sách công, hành vi hạn chế cạnh tranh, tính tuân thủ, đánh giá của nhà cung cấp về tác động đối với xã hội, cơ chế khiếu nại về tác động đối với xã hội.

Trách nhiệm đối với sản phẩm: sự an toàn và sức khỏe của khách hàng, thông tin về nhãn sản phẩm và dịch vụ, truyền thông tiếp thị, đảm bảo quyền riêng tư của khách hàng, tính tuân thủ.

1.4.5. Tiêu chuẩn EU về CSR Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

Năm 2002, Liên minh Châu Âu (EU) đưa ra khái niệm CSR, yêu cầu các doanh nghiệp tích hợp các mối quan tâm của xã hội và môi trường vào hoạt động kinh doanh của mình; có sự tương tác với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện. Năm 2011, Chiến lược đổi mới CSR giai đoạn 2011-2014 của EU đã đưa ra khung mới, mở rộng phạm vi và các khía cạnh của CSR, ít nhất bao gồm các vấn đề: nhân quyền, lao động và việc làm (đào tạo, đa dạng hóa cơ hội, bình đẳng giới và sức khỏe lao động, phúc lợi doanh nghiệp), vấn đề môi trường (như đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên có hiệu quả, phòng ngừa ô nhiễm), chống hối lộ và tham nhũng. Sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ phát triển xã hội, bảo đảm khả năng hội nhập của người tàn tật, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng cũng là một phần không thể thiếu của CSR. EU coi việc thúc đẩy CSR và bảo vệ môi trường thông qua các chuỗi cung ứng, trách nhiệm công bố thông tin phi tài chính, đổi mới hoạt động quản trị về thuế (nâng cao tính minh bạch, trao đổi thông tin và cạnh tranh công bằng thuế) là những cách thức quan trọng để thực hiện Chiến lược CSR (CIEM, 2014).

1.4.6. Tiêu chuẩn CSR của Nhật Bản

Bên cạnh các tiêu chuẩn quốc tế, Nhật Bản cũng có hệ thống các tiêu chuẩn theo ngành, lĩnh vực do các hiệp hội, tổ chức đại diện ngành hàng, tổ chức dân sự trong nước, các định chế phi chính phủ khác đề ra, điển hình là trong Hiến chương Hành vi Doanh nghiệp của Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản (cập nhật tháng 9 năm 2010) đã ghi rõ: Công ty có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách tạo ra giá trị gia tăng, việc làm thông qua cạnh tranh công bằng; nên làm cho cuộc sống của mình có ích cho xã hội nói chung. Bất kể vị trí của mình thế nào, công ty cần tôn trọng nhân quyền, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, thực hiện các thông lệ quốc tế, có trách nhiệm xã hội với một ý thức mạnh mẽ về các giá trị đạo đức và đóng góp vào phát triển xã hội bền vững bằng cách hành động phù hợp với một nguyên tắc có tích hợp ISO 26000, bao gồm:

  • Xây dựng và cung cấp hàng hóa và dịch vụ xã hội có lợi và an toàn cho người tiêu dùng.
  • Tham gia vào các cuộc cạnh tranh công bằng, minh bạch và tự do.
  • Quan hệ với các cổ đông và công bố thông tin một cách tích cực và công bằng.
  • Tôn trọng tính đa dạng, tính cách và cá tính của nhân viên và đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và thoải mái.
  • Chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
  • Tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
  • Kiên quyết đấu tranh với các lực lượng và tổ chức gây hại cho xã hội.
  • Cùng toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh, cần đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương và xã hội.
  • Người quản lý cấp cao của doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của mình để thực hiện tinh thần của Hiến chương này.
  • Trong trường hợp Hiến chương bị vi phạm, người quản lý cấp cao của doanh nghiệp phải giải quyết kịp thời và thực hiện công bố thông tin đầy đủ.

1.4.7. Các tiêu chuẩn quốc tế khác

Ngoài các tiêu chuẩn nói trên, có một số chuẩn mực hoặc cam kết quốc tế về các lĩnh vực chuyên biệt có liên quan đến CSR mà Nhật Bản hiện nay đang tham gia như: Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh và quyền con người của Liên Hợp quốc, Bảo đảm điều kiện lao động của ILO, Tiêu chuẩn của IFC về môi trường và xã hội, v.v.

1.5. Một số điển hình thành công trên thế giới về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

1.5.1. Công ty TOKYO GAS Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

Lịch sử hình thành và phát triển

Tập đoàn Tokyo Gas, thành lập năm 1885, là nhà cung cấp ga lớn nhất Nhật Bản. Tokyo Gas nằm trong top 100 công ty lớn nhất Nhật Bản và là 1 trong 225 công ty thuộc nhóm Nikkei 225[2].

Triết lý hoạt động và phương châm hành động của tập đoàn

Triết lý hoạt động của Tập đoàn là “Tập đoàn Tokyo Gas, với tư cách là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là khí ga tự nhiên, luôn nỗ lực hết sức để xây dựng một cuộc sống thoải mái và những đô thị thân thiện với môi trường. Tập đoàn Tokyo Gas luôn nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng, nhà đầu tư, xã hội và không ngừng phát triển”.

Phương châm hành động:

  • Nhóm Nikkei là nhóm công ty có số vốn hóa lớn nhất thị trường trên sàn chứng khoán Nikkei Nhật Bản.
  • Nhận thức rõ về sứ mệnh phục vụ lợi ích công và trách nhiệm xã hội, từ đó nâng cao giá trị doanh nghiệp;
  • Mục tiêu nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đem lại nhiều giá trị;
  • Tuân thủ pháp luật, giữ vững đạo đức doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động kinh doanh minh bạch, công chính;
  • Góp phần giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu với tư cách là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực môi trường;
  • Nhận thức một cách sâu sắc tinh thần của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chân chính, góp phần xây dựng một xã hội giàu mạnh;
  • Không ngừng cải tiến để giảm chi phí hoạt động, xây dựng một doanh nghiệp bền vững, phát triển mạnh mẽ;
  • Tôn trọng và hát huy “năng lực, ý chí cầu tiến, sự sáng tạo” của mỗi cá nhân, từ đó xây dựng “một doanh nghiệp tràn đầy sức sống”.

Mô hình tổ chức, cấu trúc quản trị

Tập đoàn Tokyo Gas được chia thành 23 phòng ban và 1 hội đồng kiểm toán và giám sát độc lập, với các chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Tất cả các phòng ban đều đặt dưới sự quản lý của Ban Giám đốc. Ngoài ra còn có các công ty con và các đối tác về phân phối, giải pháp năng lượng, marketing, hệ thống đường ống.

Quan điểm và nội dung CSR của Tập đoàn Tokyo Gas

Quan điểm về CSR của Tập đoàn Gas Tokyo

Tập đoàn Tokyo Gas cho rằng nền tảng của CSR chính là việc hoàn thành các nhiệm vụ và trách nhiệm xã hội của mình thông qua các hoạt động kinh doanh, đồng thời tuân thủ triết lý hoạt động cũng như phương châm hành động của tập đoàn.

Tập đoàn Tokyo Gas giải quyết các vấn đề mà xã hội đang phải đối mặt thông qua các hoạt động kinh doanh của mình, từ đó đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của xã hội trong và ngoài nước Nhật. Tập đoàn luôn nỗ lực để trở thành một tập đoàn đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội, được khách hàng, nhà đầu tư và xã hội tin tưởng.

Điều hành và quản lý hoạt động CSR của Tập đoàn Tokyo Gas

Việc điều hành và quản lý hoạt động CSR của Tokyo Gas dựa trên 3 nền tảng cơ bản: Triết lý hoạt động, Phương châm hành động; mô hình PCDA và Hệ thống tăng cường hoạt động CSR.

Thực hiện Triết lý hoạt động và Phương châm hành động thông qua CSR: Với Tokyo Gas, tăng cường CSR chính là cách tốt nhất để thực hiện Triết lý hoạt động và Phương châm hành động của tập đoàn.

Tăng cường, đẩy mạnh CSR

Triết lý hoạt động

Phương châm hành động

Xác định tầm nhìn chiến lược đến năm 2020

Nhiệm vụ của từng bộ phận

Hoạt động của mỗi cá nhân

Quản lý hoạt động CSR thông qua mô hình PCDA

Tokyo Gas áp dụng mô hình PCDA nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động CSR của Tập đoàn và góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Tập đoàn cũng cải tiến liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu và mong đợi của xã hội và nhận điện ra các hành động CSR chủ chốt và các vấn đề đặc thù phù hợp và theo định hướng của chiến lược kinh doanh tổng thể.

P: Thiết lập các mục tiêu và hành động CSR (Ủy ban xúc tiến giao tiếp của Tập đoàn: Xác định/xem xét các hoạt động chính yếu và cơ sở thực hiện

D: Thực hiện: Hành động cụ thể của các phòng ban

Đánh giá: Theo dõi các mục tiêu đạt được, xuất bản báo cáo CSR, giao tiếp với cổ đông, thu thập thông tin

A: Điều chỉnh: trả lời cho cổ đông, đánh giá lại các hoạt động

Hệ thống tăng cường, đẩy mạnh hoạt động CSR

Năm 2004, Tokyo Gas thành lập Hội đồng thúc đẩy CSR gồm 15 giám đốc từ các bộ phận trong Tập đoàn, với nhiệm vụ tăng cường và đẩy mạnh hoạt động CSR. Hội đồng sẽ xem xét và quyết định các vấn đề chính liên quan đến CSR và trình lên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc để được xét duyệt. Với việc tham gia của các giám đốc từ nhiều bộ phần khác nhau trong Tập đoàn đã tạo ra được sự liên kết và thống nhất cao về quan điểm và hành động CSR tại Tập đoàn Tokyo Gas.

Đánh giá hoạt động CSR của Tập đoàn Tokyo Gas

Qui mô – đối tượng tham gia hoạt động CSR: Hoạt động CSR ở Toyota Gas đã có sự tham gia của tất cả các thành viên từ lãnh đạo công ty, nhân viên, khách hàng, các tổ chức xã hội. Nhờ có sự thống nhất cao từ triết lý CSR đến kế hoạch và phương châm hành động cùng với cách thức truyền thông CSR tới từng cá nhân, bộ phận đã huy động được toàn thể các bộ, công nhân viên tham gia vào quá trình thực hiện CSR.

Hình thức: Các hoạt động CSR đa dạng, phong phú, hướng đến nhiều đối tượng: Hành động nâng cao an toàn năng lượng, bảo vệ môi trường, đóng góp cho địa phương, tôn trọng quyền con người, tuân thủ pháp luật, tăng cường các hoạt động điều hành tập trung tới con người. Các đối tượng tập trung để thực hiện bao gồm: cán bộ, công nhân viên, khách hàng, đối tác, chính quyền địa phương, các cơ quan của Chính phủ.

Cách thức thực hiện: Để thực hiện tốt CSR ở Toyota Gas, Công ty đã nhận thức triệt để về tính tất yếu của CSR, thiết lập triết lý CSR, xây dựng mô hình tổ chức CSR độc lập và có sự tham gia của tất cả các giám đốc bộ phận, sử dụng các công cụ quản trị hiện đại như PDCA, xây dựng hệ thống KPIs (các chỉ số thực hiện chủ chốt về CSR), tổ chức thực hiện CSR theo quy trình cụ thể, lựa chọn tiêu chuẩn CSR của GRI G4 và ISO 26000 và các hướng dẫn quốc tế có liên quan, thiết lập các dự án và chương trình hành động cụ thể.

1.5.2. Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

Giới thiệu về Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản

Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản (JR) thành lập vào ngày 1/4/1987 với số vốn là 200 tỷ Yên. Qua quá trình xây dựng và phát triển, đến nay Công ty đường sắt miền Đông Nhật Bản đã là một trong những công ty hàng đầu Nhật Bản với số lượng cán bộ nhân viên là 58.551 người (tính đến ngày 1/4/2015) và doanh thu năm tài chính 2014 vào khoảng 3.000 tỷ Yên Nhật.

Triết lý kinh doanh của Công ty:

“Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản (JR) lấy việc các doanh nghiệp ga tàu và đường ray tàu điện làm cốt lõi, hướng đến góp phần vào tăng trưởng phồn thịnh của khu vực miền Đông Nhật Bản bằng cách cung cấp các dịch vụ có chất lượng hàng đầu cho khách hàng và cộng đồng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục chấp nhận các thách thức trong việc cải cách chất lượng đến “mức độ an toàn cao nhất”. Thông qua sự đổi mới công nghệ và toàn cầu hóa, chúng tôi sẽ phấn đấu để đạt các mục tiêu như nuôi dưỡng nhân viên với một quan điểm rộng, thúc đẩy sự cải tiến của đường sắt và làm cho các khu vực chờ tàu trở nên hấp dẫn và tiện lợi hơn. Công ty sẽ tiếp tục theo đuổi tiềm năng không giới hạn của ngành. Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

Chúng tôi hướng đến việc phát triển trong khi đáp ứng các trách nhiệm xã hội với tư cách là một tập đoàn tạo ra các dịch vụ đáng tin cậy.”

Công ty có ba nguyên tắc cơ bản: cùng với khách hàng và cộng đồng; tăng cường an toàn và chất lượng; và theo đuổi tiềm năng không giới hạn.

Hành động của Công ty

Quan điểm về CSR của Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản:

“Công ty Đường sắt miền Đông được dựa trên hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt liên quan đến tính mạng của những khách hàng và nó quan trọng với xã hội và cộng đồng. Với một trách nhiệm cộng đồng, chúng tôi cam kết đáp ứng các trách nhiệm xã hội của mình bằng cách thực hiện các hoạt động kinh doanh của chúng tôi bằng cách đảm bảo dịch vụ đường sắt an toàn và dịch vụ vận tải đáng tin cậy.

Về nhiệm vụ xã hội của chúng tôi, Triết lý kinh doanh của chúng tôi hướng tới “việc phát triển trong khi đáp ứng các trách nhiệm xã hội với tư cách là một tập đoàn tạo ra các dịch vụ đáng tin cậy”. Chúng tôi quyết tâm xây dựng một công ty có khả năng đáp ứng mong đợi của xã hội và duy trì niềm tin của các bên liên quan bằng cách theo đuổi các hoạt động kinh doanh phù hợp với triết lý đó”.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản vẫn duy trì được sự phát triển lâu dài và bền vững là do triết lý kinh doanh của Công ty luôn đề cao tầm quan trọng và luôn phát triển cùng với các hoạt động CSR của Công ty.

Hoạt động CSR của Công ty được chia làm ba mảng lớn là: Sự an toàn, Xã hội và Môi trường.

Sự an toàn

Điều ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp đó là sự an toàn của khách hàng, để có thể giảm tỷ lệ thương vong về gần số 0 nhất có thể, việc đầu tư của Công ty cho sự an toàn là nhiều nhất, trong tổng đầu tư cho CSR của Công ty, chỉ riêng vốn đầu tư cho tính an toàn đã chiếm khoảng 50%. Trong thời gian là 28 năm, Công ty đã đầu tư hơn 3.000 tỷ Yên cho các biện pháp và cơ sở để đảm bảo cho sự an toàn. Thực tế, việc duy trì mức đầu tư này là rất lớn và có thể gặp trở ngại từ phía các cổng đông và nhà đầu tư tham gia góp vốn. Tuy nhiên, bản thân các cổ đông và các nhà đầu tư hiểu rõ được triết lý CSR của công ty với tôn chỉ “sự an toàn” mới là những đối tượng mà JR hướng tới.

Những nỗ lực nghiêm túc, học hỏi từ các tai nạn đáng tiếc trong quá khứ đã góp phần giúp cho Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản tiếp tục các hoạt động phòng chống tai nạn trong tương lai, với sự phát triển trong cả hai khía cạnh là hữu hình và vô hình.

Công ty có 5 văn hóa về an toàn:

  • Văn hóa về việc báo cáo đúng: Việc báo cáo kịp thời và đúng đắn về tai nạn và sự cố và việc ngăn chặn sự tái diễn các tai nạn.
  • Văn hóa ghi nhận: Việc ghi nhận và chia sẻ thông tin liên quan đến những nguyên nhân của tai nạn để ngăn ngừa tai nạn và sự cố.
  • Văn hóa gặp mặt và trao đổi: Việc thảo luận cởi mở và trung thực trao đổi ý kiến trong việc điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn và sự cố để xác định nguyên nhân của vụ tai nạn thực sự có hiệu quả đối với việc ngăn ngừa tái diễn.
  • Văn hóa học hỏi: Việc học hỏi liên tục từ các tai nạn, sự cố xảy ra ở các nơi làm việc, không chỉ ở trong nơi làm việc của mình và việc thực hiện các biện pháp đối phó thích hợp.
  • Văn hóa hành động: An toàn có thể đảm bảo khi làm những việc an toàn.

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi hành động, đây là điều cốt lõi cho sự an toàn.

Công ty chủ động ngăn ngừa tai nạn bằng cách kiểm tra kỹ các chi tiết về máy móc, tiếp đến là giảm thiếu tối đa các sai lầm do con người gây ra.

Theo thống kê của Công ty, trong năm tài chính 2015, Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản đã ghi lại được tổng cộng là 210 vụ tai nạn đường sắt, trong đó có 3 vụ tai nạn tàu, 44 vụ tai nạn ở đường giao và 163 vụ là do người gây ra. Không chỉ năm 2015 mà năm nào việc tai nạn đường sắt do người gây ra cũng chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số các vụ tai nạn. Trong hầu hết các sự việc tai nạn do người gây ra lại là do việc tự sát ở các đường ray. Để giảm thiểu các sự việc như vậy, Công ty đã có những giải pháp như xây các hệ thống cửa tự động ở chỗ chờ tàu. Có thể nói việc xây dựng thêm các cửa tự động đã giúp giảm được một số lượng lớn các vụ tự sát ở đây, tuy nhiên vẫn chưa thể triệt để, do tình hình vốn đầu tư của Công ty chưa đủ nên không thể xây các cửa chắn tự động ở tất cả các nhà ga.

Công ty còn có các biện pháp ứng phó với các thảm họa thiên nhiên như ứng phó với động đất:

  • Dừng tàu khẩn cấp
  • Ngăn chặn thiệt hại về cấu trúc
  • Giảm thiểu các tai nạn phát sinh sau khi trật bánh

Còn có rất nhiều các phương thức khác đã và đang được thực hiện để giảm thiểu thiệt hại, nâng mức độ an toàn lên và hạn chế số lượng thương vong xuống còn 0 như là các biện pháp đối phó với sóng thần, nâng cao trình độ cũng như ý thức về an toàn của các nhân viên Công ty, dạy về các phương pháp sơ cứu tạm thời cho các nhân viên. Ngoài ra còn có rất nhiều các phương án đang được nghiên cứu đầu tư để đảm bảo cho sự an toàn của khách hàng, cộng đồng.

Các hành động của Công ty đã đem lại rất nhiều sự tiện lợi cho khách hàng, cho cộng đồng. Sự an toàn của tuyến đường sắt tại Nhật Bản đến nay đã nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, với triết lý của Công ty, khi mà vẫn còn tai nạn thì vẫn còn cần phải sửa đổi, đến khi nào mà tỉ lệ thương vong phải trở về đến con số 0.

Đối với xã hội

Trong những ngày đầu tiên hoạt động của Công ty đường sắt miền Đông Nhật Bản, các chuyến tàu khó theo dõi, thời gian đó nếu như tàu đến chậm 10 phút sẽ được tính là chậm tàu. Sau thời gian dài nghiên cứu cải thiện, tàu đến chậm 5 phút sẽ được tính là chậm tàu, và đến bây giờ, độ chính xác về giờ giấc của các tuyến đường sắt Nhật Bản đã nổi tiếng đến khắp thế giới.

Tại các ga tàu, Công ty luôn nỗ lực hướng đến sự hoàn hảo hóa các dịch vụ. Khi đi đến các ga tàu điện ở Nhật Bản, khách hàng có thể thấy rất nhiều các dịch vụ như cửa hàng đồ ăn, các máy bán nước tự động. Hay thậm chí ở các ga trung tâm, các ga lớn trong thành phố còn có cả một khu thương mại cho mọi người mua sắm trong lúc chờ tàu.

Đến nay Công ty đã phát triển thêm rất nhiều các dịch vụ khác như thông báo khi tàu chậm (lý do đến chậm, dự kiến đến chậm trong bao nhiêu lâu,…) ở các cửa soát vé ở các ga tàu, hay thậm chí lịch tàu chạy được làm chính xác đến từng phút đã có thể xem được trên các dòng điện thoại thông minh.

Bên cạnh đó, việc tổ chức xây dựng các nhà trông trẻ tại các nhà ga cũng là một hoạt động quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho các gia đình, đặc biệt các bà mẹ đang trong độ tuổi sinh nở có thể gửi và đón con một cách thuận tiện khi phải đi làm trở lại sau khi sinh, đây cũng là một hoạt động nhằm hạn chế việc nghỉ làm của phụ nữ Nhật Bản sau mỗi lần sinh con.

Hệ thống đường dành riêng cho người khiếm thị và người khuyết tật được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế và luôn có nhân viên hỗ trợ mỗi khi cần. Khi quan sát hệ thống này tại các nhà ga tại Nhật Bản, mặc dù số lượng người khuyết tật hoặc khiếm thị sử dụng dịch vụ rất ít nhưng dịch vụ này chưa bao giờ bị quên lãng. Thêm vào đó, tại các khoang tàu đều có khu vực chỗ ngồi dành riêng cho những người khuyết tật được thiết kế một cách riêng biệt và an toàn khi tàu di chuyển.

Có thể nói, Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản luôn nỗ lực cải thiện dịch vụ dựa trên ý kiến đóng góp của khách hàng, từ đó phát triển nhân sự và tổ chức theo hướng chủ động suy nghĩ và hành động theo quan điểm của khách hàng. Không chỉ các dịch vụ ở sân ga khi chờ tàu, mà ngay cả khi đang ở trên tàu, trong thời gian di chuyển, điển hình là ở các tuyến tàu Shinkansen đều có thể thấy các dòng chữ chạy ở đầu toa với nội dung là các tin tức về kinh tế, chính trị xã hội, hay đơn giản hơn là địa điểm, địa danh mà tàu sắp đi qua hay sắp đến.

Nhằm đem đến sự tiện lợi và thỏa mãn nhất cho khác hàng, Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản đã kết hợp vé đi tàu với các thẻ visa để sử dụng cho công việc mua bán, trao đổi hàng hóa có thể tiện lợi hơn ở các ga tàu, bên cạnh đó các cửa hàng 24/24 ở Nhật cũng có thể sử dụng loại thẻ này.

Công ty còn cung cấp những dịch vụ mang tính xã hội hơn như là tổ chức các lớp học cho trẻ em để nâng cao hiêu biết về tàu điện, các tuyến tàu điện. Nổi trội nhất có thể kể đến việc Công ty đã đầu tư để xây dựng các nhà trẻ ngay cạnh các ga tàu để tiện lợi hơn cho các bậc phu huynh khi đi làm cũng như đưa đón con cái đi học.

Đối với nhân viên, Công ty luôn có phương châm là “không phải người ta có lỗi là mình sẽ phạt, điều quan trọng đầu tiên là phải báo cáo chính xác”. Tiếp theo, để tránh sự nhàm chán trong công việc, cứ vài năm Công ty sẽ có một lần luân chuyển công việc cho nhân viên, để cho nhân viên làm thử nhiều loại công việc.

Đối với môi trường

Triết lý cơ bản của Công ty đối với hoạt động CSR cho môi trường:

“Toàn bộ Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản, với tư cách một thành viên của xã hội, sẽ nỗ lực phấn đấu cân bằng việc bảo vệ môi trường với các hoạt động kinh doanh của mình”. Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

Trên cơ sở đó, Công ty đã có rất nhiều các biện pháp đối với môi trường như:

Để ngăn chặn tình trạng nóng lên trên toàn cầu

Điện tiêu thụ bởi Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản (bao gồm điện hoạt động tàu, điện chiếu sáng, bật điều hòa ở các nhà ga cũng như điều hòa ở các văn phòng) đều được cung cấp bởi các nhà máy điện của chính Công ty. Bên cạnh điện, Công ty cũng đang nghiên cứu và sử dụng nhiên liệu là dầu diesel và dầu hỏa để chạy tàu diesel và chạy các máy điều hòa ở nhà ga và văn phòng, nhờ đó giảm thiểu được lượng khí CO2 thải ra ngoài môi trường. Ngoài ra hiện nay, Công ty đang nghiên cứu để chế tạo ra các phương tiện vận chuyển tiêu thụ ít nhiên liệu hơn.

Những nỗ lực tái chế tài nguyên

Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản tạo ra nhiều loại chất thải thông qua việc vận hành đường sắt, các loại chất thải rất đa dạng, bao gồm chất thải từ tàu điện, từ nhà ga, từ các dịch vụ đời sống hay từ các cửa hàng ăn. Để giảm các loại chất thải từ các doanh nghiệp và việc kinh doanh dịch vụ, Công ty sử dụng phương pháp 3R – Reduce, Reuse, Recycle. Đối với phương pháp tái chế, Công ty sử dụng việc phân loại rác trước khi vứt bỏ (có thể thấy thùng rác luôn có nhiều ngăn, để chai lọ riêng, để các đồ khác riêng).

Đảm bảo tính đa dạng sinh học

Công ty có rất nhiều chương trình trồng cây xanh như chương trình “Trồng rừng ở quê hương”, bắt đầu từ năm 2004 đến năm 2009 trồng cây gây rừng ở tỉnh Fukushima và từ năm 2010 đến năm 2014 ở tỉnh Niigata. Chương trình phát triển cây bên đường ga bắt đầu từ năm 1992, và đến năm tài chính 2015, có khoảng 49.000 người đã tham gia và đã trồng được khoảng 331.000 cây. Với Chương trình phát triển “Rừng đường sắt”, Công ty đã cho trồng rừng ở một số tuyến đường sắt để ngăn chặn, bảo vệ tàu khỏi các thảm họa tự nhiên. Hiện nay, Công ty có khoảng 5,8 triệu cây, khoảng 3.900 ha và khoảng 1.080 địa điểm đã được trồng rừng đường sắt. Theo số liệu năm tài chính 2015, số lượng cây nói trên đã hấp thụ 15.000 tấn CO2, bằng khoảng 0,7% lượng CO2 của năm tài chính 2014 mà Công ty thải ra ngoài môi trường. Năm 2008, Công ty đã bắt đầu một dự án thay thế các cây cần phải thay thế trong 20 năm tới.

Những biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

Trong quá trình tàu vận chuyển, tiếng ồn được phát sinh bởi việc tàu di chuyển giữa không khí, tiếng bánh xe lăn trên đường ray, tiếng của mô-tơ khi vận hành. Để giảm thiểu các tiếng ồn này, Công ty đã làm việc và cải thiện cả tàu và các thiết bị mặt đất bằng nhiều phương pháp. Công ty có các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn khi vận hành tàu Shinkansen như cài đặt tường cách âm và các vật liệu hấp thụ âm thanh, đặc biệt là khi đi qua khu dân cư, tiếng ồn được hạ xuống 75 dB hoặc thấp hơn. Đối với các tuyến tàu điện thông thường, Công ty đã cho xây dựng và lắp đặt các đường ray dài để giảm thiểu âm thanh khi tàu đi qua khớp nối 2 ray tàu.

Quản lý chất hóa học

Để làm giảm và thay thế các chất làm suy giảm tầng ozone, Công ty đã có những biện pháp cụ thể như thay thế toàn bộ các máy làm mát, máy điều hòa sử dụng hệ thống chất khí Freon (CFC – Chloro Fluoro Carbons) bằng các máy móc không sử dụng chất khí Freon vào cuối năm tài chính 2008. Đối với các bình chữa cháy sử dụng khí Halon, Công ty đang có kế hoạch thay toàn bộ sang bình không sử dụng khí Halon.

Truyền thông môi trường

Công ty đã xây dựng các viện bảo tàng về đường sắt, mở các lớp học hướng đến các đối tượng là trẻ em và giảng dạy về tàu điện, và các vấn đề quan trọng của môi trường có liên quan. Công ty cũng có các sự kiện kết hợp với các công ty khác, nói chuyện về các hoạt động CSR của mình đến với khách hàng.

Tóm tắt Chương 1

Chương 1, Luận văn đã khái quát hóa cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với các khía cạnh như khái niệm, vai trò về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, mô hình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và các tiêu chuẩn và tiêu chí đo lường trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để làm rõ các nội hàm có liên quan. Bên cạnh đó, Chương 1 cũng đã tập trung phân tích hai mô hình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp điển hình của Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản và Công ty Tokyo Gas là hai công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh có mối quan hệ tương đồng với Tổng Công ty Đông Bắc. Chương 1, luận văn cũng đã tổng hợp và làm rõ mô hình nghiên cứu mối quan hệ gắn kết giữa nhân viên với hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở khía cạnh mô hình lý thuyết làm tiền đề để triển khai các hoạt động thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích hoạt động trách nhiệm xã hội của Tổng Công ty Đông Bắc ở Chương 2. Luận văn: Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty Đông Bắc

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Luận văn: Khái quát chung hoạt động của công ty Đông Bắc

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x