Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing Mix thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) đến năm 2020 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã trải qua khá nhiều biến động từ sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hiện nay Việt Nam đang trên đà phục hồi tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ với nhiều chính sách và chủ trương hỗ trợ của Chính phủ. Trong bối cảnh này, sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính NH nói riêng là điều không thể tránh khỏi. Các NH buộc phải lựa chọn tái cấu trúc và thay đổi chính sách điều hành kinh doanh cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của NH trên thị trường. Trong số đó, hoạt động kinh doanh Thẻ nói chung và Thẻ tín dụng nói riêng rất được các NH chú trọng đầu tư trong thời gian qua. Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
Tuy nhiên một thực tế đáng quan ngại rằng rất nhiều người tiêu dùng có tâm lý dè dặt khi sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng. Hiện Việt Nam có hơn 3 triệu thẻ tín dụng đã được phát hành. Tuy nhiên, con số thực được đưa vào khai thác thường xuyên chắc chắn còn ít hơn nữa. Trong khi đó, ở các nước phát triển, loại hình thanh toán bằng thẻ tín dụng khá phổ biến. Tỷ lệ sử dụng phương thức thanh toán tiền mặt trung bình trên toàn thế giới chỉ vào khoảng 5%. Còn ở nước ta, phương thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn đang chiếm tỉ trọng 60% mặc dù từ năm 2006, đề án thanh toán không dùng tiền mặt của NH Nhà nước được Chính phủ phê duyệt và bắt đầu đưa vào hoạt động nhằm hướng đến việc thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân. Thị trường thẻ tín dụng Việt Nam đang cần hoàn thiện hoá chất lượng dịch vụ, các NH biết đặt mình vào góc độ của KH, tạo ra những giá trị khác biệt về tiện ích lâu dài để kích thích người tiêu dùng mở và sử dụng thẻ tín dụng.
Với tuổi đời non trẻ và chưa được nhiều KH biết đến trên thị trường, sản phẩm thẻ tín dụng Viet Capital Visa trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn dưới sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ khác trên thị trường. Trong khoảng 20 tháng kể từ ngày ra mắt sản phẩm (12/11/2023 – 31/08/2017), Viet Capital Bank chỉ mới phát hành được 16,700 thẻ tín dụng Viet Capital Visa, trong đó số lượng thẻ kích hoạt chỉ chiếm 64%, doanh số thanh toán qua thẻ đạt 347 tỷ đồng. Đây là một con số khá khiêm tốn so với thị trường thẻ tín dụng đầy tiềm năng tại Việt Nam như hiện nay. Nhằm cải thiện tình hình kinh doanh thẻ tín dụng, nâng cao vị thế cạnh tranh, tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho NH trong thời gian tới thì những giải pháp mới cho hoạt động Marketing đang là yêu cầu đặt ra đối với Viet Capital Bank.
Với những lý do nêu trên, tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) đến năm 2020” về thực trạng hiện nay Tâm Thẻ và đồng thời ra nhằm cung cấp cho Ban lãnh đạo NH có cái nhìn khái quát hơn của việc vận hành hoạt động Marketing thẻ tín dụng tại Trung đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn đã đặt.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing
2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
Mục tiêu tổng quát của đề tài là hoàn thiện hoạt động Marketing Mix thẻ tín dụng tại Viet Capital Bank. Các mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động Marketing Mix thẻ tín dụng tại Viet Capital Bank và kiến giải nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học để hoàn thiện hoạt động Marketing thẻ tín dụng tại Viet Capital Bank.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Marketing Mix thẻ tín dụng tại Viet Capital Bank.
Đối tượng khảo sát:
Phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về thời gian và trong phạm vi khuôn khổ của luận văn nên việc nghiên cứu sẽ được giới hạn như sau:
- Về không gian: Thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian nghiên cứu luận văn dựa trên số liệu được thu thập đến tháng 08/2016. Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu 7P của Marketing NH bao gồm: sản phẩm (product), giá (price), phân phối (place), chiêu thị (promotion), con người (people), quy trình (process) và cơ sở vật chất (physical enviroment)
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận nghiên cứu: nghiên cứu định tính có khảo sát định lượng.
Nguồn dữ liệu:
Dữ liệu sơ cấp:
- Khảo sát thăm dò đối tượng KH đang sử dụng thẻ tín dụng Viet Capital Visa đang sinh sống, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh để lấy ý kiến KH.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua việc phát phiếu điều tra với phương pháp chọn mẫu phi xác suất, thuận tiện. Sau khi thu thập, số liệu được tổng hợp qua phần mềm SPSS.
Dữ liệu thứ cấp:
- Các số liệu về thu được từ các Báo cáo thường niên, bảng công bố thông tin, cơ quan thống kê, tạp chí, …
- Các đề tài nghiên cứu trước đó.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp phân tích định tính thông qua tìm hiểu, nghiên cứu, hệ thống hóa lý thuyết về Marketing Mix để phân tích, đánh giá hoạt động Marketing tại Viet Capital Bank.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, thống kê, so sánh và xử lý số liệu thứ cấp thu được từ các báo cáo thường niên, bảng công bố thông tin, cơ quan thống kê, tạp chí, …
- Phương pháp phân tích định lượng, lấy mẫu phi xác suất thuận tiện, thông qua bảng câu hỏi lấy kết quả bởi khảo sát KH nhằm đánh giá và phân tích những ưu điểm và hạn chế của hoạt động Marketing Mix sản phẩm thẻ tín dụng tại Viet Capital Bank.
- Phương pháp xử lý số liệu và biện luận: thống kê mô tả, kiểm định cronbach’s alpha và phân tích nhân tố EFA.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
Việc nghiên cứu luận văn có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Nghiên cứu này cung cấp cho Viet Capital Bank các đánh giá cũng như các yêu cầu của KH đối với thẻ tín dụng của Viet Capital Bank và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing Mix thẻ tín dụng, góp phần giúp NH đạt được mục tiêu định hướng tới năm 2020.
6. Kết cấu luận văn Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
Chương này, bài nghiên cứu cung cấp một số khái niệm về thẻ tín dụng, các lý thuyết liên quan đến Marketing Mix nói chung và Marketing Mix thẻ tín dụng nói riêng.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động Marketing Mix thẻ tín dụng tại Viet Capital Bank.
Chương này, bài nghiên cứu giới thiệu chung về Viet Capital Bank, phân tích kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động Marketing Mix thẻ tín dụng tại Viet Capital Bank.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing Mix thẻ tín dụng tại Viet Capital Bank.
Dựa trên cơ sở phương hướng, mục tiêu hoạt động của công ty và thực trạng hoạt động Marketing Mix thẻ tín dụng tại Viet Capital Bank để đề xuất giải pháp.
Kết luận
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING MIX VÀ VAI TRÒ CỦA THẺ TÍN DỤNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
1.1.1 Lịch sử hình thành thẻ tín dụng quốc tế
Trong quá trình phát triển, con người vì nhu cầu tìm kiếm phương tiện trung gian trong trao đổi, giao dịch hàng hóa đã phát minh ra tiền xu, tiền giấy, ngân phiếu, chi phiếu…Thẻ NH ra đời đã mang lại một cuộc cách mạng trong hoạt động thanh toán của hệ thống NH bằng việc ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin tiên tiến nhất. Thẻ NH là một phương thức thay thế tiền mặt hàng đầu trong các giao dịch tiêu dùng. Tốc độ phát hành và thanh toán thẻ liên tục tăng ở mức kỷ lục trong các năm qua.
Xuất phát từ một ý tưởng về một loại phương tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt có thể sử dụng ở nhiều nơi, vào năm 1949 ông Frank MC Namara – một doanh nhân người Mỹ đã mày mò sáng tạo và đã cho ra đời loại thẻ mang tên “Diners Club”. Với lệ phí hằng năm là 5 USD, những chủ thẻ Diners Club có thể ghi nợ khi ăn ở 27 nhà hàng sang trọng nằm trong hoặc ven thành phố New York. Những tiện ích mà những chiếc thẻ đầu tiên mang lại đã nhanh chóng chinh phục được đông đảo KH. Các KH – chủ thẻ rất hài lòng về sự tiện lợi khi sử dụng thẻ cũng như các khoản vay từ thẻ. Người tiêu dùng khi sở hữu phương tiện thanh toán này có thể mua hàng hóa, dịch vụ trước mà không phải trả tiền mặt ngay khi đó. Mặc dù hàng tháng họ phải hoàn trả toàn bộ hoặc một phần các khoản chi tiêu nhưng họ đã có được một khoản ứng trước không phải trả lãi trong thời gian tối đa lên đến 45 ngày.
Về phía các cơ sở cung ứng hàng hóa dịch vụ, phương thức thanh toán này cũng hấp dẫn họ. Họ nhận thấy rằng mặc dù phải trả phí trên mỗi món hàng bán ra nhưng bù lại các KH – chủ thẻ dường như thoải mái hơn trong các quyết định mua hàng hóa dịch vụ và thực sự đã mua nhiều hàng hóa dịch vụ hơn so với khi dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, việc sử dụng hệ thống tín dụng của các tổ chức NH sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với việc thiết lập một mạng lưới tín dụng cục bộ.
Đến năm 1951 hơn 1 triệu Dollars được tính nợ và số lượng thẻ ngày càng tăng lên, công ty phát hành thẻ Diners Club nhanh chóng thu lãi. Tiếp nối thành công của thẻ Diners Club, năm 1955 hàng loạt thẻ mới ra đời như: Trip Charge, GoldenKey, Gourment Club, Esquire lub. Đến năm 1958 Carte Blanche và American Express ra đời và thống lĩnh thị trường.
Visa tiền thân là Bank Americard do Bank of American phát hành vào năm 1960 khi NH nhận thấy rằng phần lớn thẻ lúc bấy giờ chỉ dành cho giới doanh nhân giàu có trong khi đó nhân viên văn phòng mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu cho thị trường tương lai. Bank Americard phát triển rộng khắp và ngày càng nhiều các tổ chức tài chính NH trở thành thành viên của Bank Americard. Thành công của Bank Americard đã thúc đẩy các nhà phát triển thẻ khác trên khắp nước Mỹ bắt đầu tìm kiếm phương thức cạnh tranh với loại thẻ này. Năm 1977, Bank Americard đổi tên thành Visa. Ngày nay thẻ Visa là loại thẻ có quy mô phát triển lớn nhất toàn cầu.
Master Card ra đời vào năm 1966 với tên gọi ban đầu là Master Charge do hiệp hội NH gọi tắt là ICA (Interbank Card Assciation) phát hành thông qua các thành viên trên thế giới (Master Charge đổi tên thành Mastercard vào năm 1979).
JCB xuất phát từ Nhật Bản, ra đời vào năm 1961 bởi NH Sanwa, mục tiêu khai thác thị trường du lịch và giải trí. Người Nhật đã chứng tỏ công nghệ thẻ không phải là độc quyền tuyệt đối của các tổ chức Mỹ. Năm 1981, với mục tiêu mở rộng hơn nữa việc chấp nhận JCB card, JCB quyết định chuyển mình trở thành loại thẻ tín dụng do Nhật Bản phát hành được chấp nhận trên toàn thế giới.
Bảng 1.1 So sánh sự phát triển của thẻ Visa, Mastercard và JCB
Hiện nay thẻ tín dụng được xem như một công cụ thanh toán hiện đại, văn minh, thuận tiện, đặc biệt tại các nước phát triển. Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã liên tục cải tiến và hoàn thiện hơn tính năng của thẻ tín dụng, giúp cho thẻ tín dụng trở thành phương thức thanh toán nhanh gọn, chính xác, an toàn, tiện lợi.
1.1.2 Khái niệm về thẻ tín dụng Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực NH. Thẻ tín dụng là công cụ thanh toán do NH phát hành thẻ cấp cho KH sử dụng thanh toán hàng hóa dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ tín dụng còn dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ ATM. Đây là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp, được thực hiện dựa trên uy tín của KH.
Thẻ tín dụng được làm theo kích cỡ tiêu chuẩn quốc tế và bao gồm các yếu tố: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên là logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực và tên của chủ thẻ. Ngoài ra trên thẻ còn có thể có tên công ty phát hành thẻ hoặc thêm một số yếu tố khác theo tiêu chuẩn của tổ chức hoặc tập đoàn thẻ quốc tế.
Trong Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ NH được ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 của thống đốc NH Nhà nước có đưa ra các khái niệm sau:
- “Thẻ quốc tế”: Là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong và ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoặc là thẻ được tổ chức nước ngoài phát hành và giao dịch trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Khoản 3 Điều 2).
- “Thẻ tín dụng”: Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tính dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
Dựa vào các khái niệm nêu trên, tổng hợp lại “Thẻ tín dụng quốc tế”: là phương tiện thanh toán trên toàn thế giới do NH phát hành theo thỏa thuận với chủ thẻ để đáp ứng các nhu cầu tín dụng, thanh toán trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được xác định trước.
Thẻ tín dụng quốc tế được coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng đối với các chủ thẻ. Thẻ tín dụng quốc tế khác với bất kỳ hình thức tín dụng nào trước đó bởi vì nó là một sản phẩm kết hợp của tín dụng và thanh toán. Trong các hình thức tín dụng trước đây, khi NH đồng ý cho KH vay tức là giao cho KH trực tiếp quyền sử dụng một lượng vốn nhất định. Còn khi NH cấp cho KH một thẻ tín dụng quốc tế thì chưa có một lượng tiền thực tế nào được giải ngân. NH chỉ đưa ra một sự đảm bảo về quyền được sử dụng một lượng tiền trong phạm vi hạn mức của KH. Việc KH có thực sự vay hay không phụ thuộc vào quá trình sử dụng thẻ của KH sau đó.
Khi KH sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hóa và dịch vụ tức là họ đang sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua NH. NH đảm nhận vai trò kế toán hộ cho các chủ thẻ trên tài khoản tín dụng. Số tiền thanh toán sẽ được ghi vào bên Nợ của tài khoản, được hiểu là một khoản cho vay. KH phải tiến hành thanh toán cho sao kê khi đến hạn. Tín dụng thẻ có tính tuần hoàn và cho phép người sử dụng mở rộng khả năng tài chính trong ngắn hạn. Chỉ cần KH tuân thủ đúng các quy định trong hợp đồng sử dụng thẻ thì sẽ luôn có quyền sử dụng thẻ.
1.1.3 Hình thức sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng
KH sử dụng thẻ tín dụng khi thanh toán mua hàng hóa trực tiếp tại các điểm bán hàng, KH cam kết sẽ trả tiền cho NH phát hành thẻ. Chủ thẻ thể hiện cam kết này cách ký tên lên hóa đơn có ghi chi tiết của thẻ cùng với số tiền, hoặc bằng cách nhập một mật mã cá nhân (PIN). Chủ thẻ cũng có thể rút tiền mặt từ tài khoản thẻ tín dụng (tiền mặt ứng trước) nếu muốn.
Khi KH sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán mua hàng trực tuyến, website mua hàng sẽ sử dụng nhiều hệ thống điện tử để xác minh tính hợp lệ của thẻ cũng như kiểm tra xem hạn mức tín dụng của thẻ còn đủ chi trả cho lần mua sắm đó không. Việc xác minh được thực hiện bằng một đầu đọc thẻ (POS – Point of Sale) kết nối vào NH thu nhận (acquiring bank) của người bán hàng.
Hàng tháng, chủ thẻ nhận được một bảng kê trong đó thể hiện các giao dịch thực hiện bằng thẻ, các khoản phí và tổng số tiền nợ. Sau khi nhận bảng kê, chủ thẻ có quyền khiếu nại bác bỏ một số giao dịch mà chủ thẻ cho là không đúng. Nếu không khiếu nại gì, trước ngày đến hạn, chủ thẻ phải chi trả ít nhất phần thanh toán tối thiểu (để tránh việc tính phí chậm trả do không thanh toán đúng hẹn) hoặc trả hết phần nợ. NH phát hành thẻ tín dụng sẽ tính lãi trên phần còn nợ (thường là với lãi suất cao hơn lãi suất của hầu hết những hình thức vay nợ khác).
1.1.4 Vai trò của thẻ tín dụng Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế xã hội
Giảm khối lượng tiền mặt lưu thông.
Có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách vĩ mô của nhà nước và kích cầu tiêu dùng cho nền kinh tế.
1.1.4.2 Đối với người sử dụng thẻ
- Mang lại sự tiện lợi và linh hoạt hơn so với các phương tiện thanh toán khác.
- Góp phần hạn chế việc mang theo tiền mặt bên người nên giảm thiểu các rủi ro mất cắp cũng như liên quan đến sự an toàn của người tiêu dùng.
- Giúp chủ thẻ chủ động được các kế hoạch tài chính cá nhân trong tương lai.
- Giúp người sử dụng quản lý được việc chi tiêu hàng tháng thông qua thẻ.
1.1.4.3 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ
- Đảm bảo an toàn trong quá trình giao dịch, giảm chi phí bán hàng và tiết kiệm thời gian.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Tăng doanh thu bằng việc tạo ra nhiều sự lựa chọn thanh toán cho KH.
1.1.4.4 Đối với ngân hàng
- Tăng lợi nhuận cho NH.
- Tham gia vào mạng lưới cung cấp dịch vụ toàn cầu.
- Gia tăng độ phong phú danh mục các sản phẩm, dịch vụ NH cung cấp đến KH.
- Hiện đại hóa công nghệ NH.
1.2 Marketing Mix trong lĩnh vực thẻ tín dụng
1.2.1 Giới thiệu về Marketing Mix Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
Năm 1948, giáo sư James Culliton đầu tiên giới thiệu về khái niệm Marketing Mix trong một bài báo nghiên cứu của ông. Đến năm 1953, khái niệm Marketing Mix được Nei H.Borden – vị cựu chủ tịch Hiệp Hội Marketing Hoa Kỳ chính thức đưa ra và sử dụng trong các bài giảng tại trường Harvard: Đó là tập hợp những công cụ tiếp thị mà công ty có thể sử dụng để đạt được trung tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Theo giáo sư Neil H.Borden, các công cụ tiếp thị này gồm có:
- Product Planing (chiến lược xây dựng và phân phối sản phẩm).
- Pricing (chiến lược giá).
- Branding (chiến lược quản lý nhãn hàng).
- Channel of Distribution (kênh phân phối).
- Personal Selling (chiến lược bán hàng).
- Advertising (chiến lược quảng cáo).
- Promotions (chiến lược xúc tiến bán hàng – khuyến mãi – khuyến khích mua).
- Packaging (chiến lược đóng gói – bao bì).
- Display (hình ảnh).
- Servicing (dịch vụ).
- Physical Handling (vận chuyển, lưu kho, logistic…).
Thuật ngữ Marketing Mix bắt đầu phổ biến toàn cầu sau khi Neil H.Border xuất bản bài báo “Các khái niệm Marketing Mix (The concept of the Marketing Mix)” vào năm 1964 (Borden, 1964).
Nhận thấy có quá nhiều công cụ tiếp thị trong phương pháp, giáo sư và là nhà tư vấn nổi tiếng Jerome McCarthy đã tóm gọn các yếu tố này vào 4 chữ P là:
- Product – chọn đúng sản phẩm cho đối tượng mua.
- Place – chọn đúng chỗ để tiếp cận đối tượng mua và bán hàng.
- Promotion – chọn đúng cách để nói cho người mua biết về mặt hàng của mình và bán hàng.
- Price – chọn đúng giá để thuận lòng người mua, vừa lòng người bán.
Tuy vậy, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học đặc biệt là internet, blog, forum, mạng xã hội … mô hình 4P này đã bị chỉ trích khá nhiều là lỗi thời. Ngay từ thập niên 1960 người ta đã thêm vào 2P là Politic (môi trường chính trị) và Public Onion (ý kiến của cộng đồng).
Kotler, vị cha đẻ của Marketing hiện đại đã có một số thay đổi nhỏ về khái niệm Marketing Mix, và gần như khái niệm này đã được chấp nhận rộng rãi. Theo ông, Marketing Mix là tập hợp những công cụ Marketing, mà những công cụ này được doanh nghiệp sử dụng để đạt được các mục tiêu trong một thị trường mà doanh nghiệp đã lựa chọn (Kotler, 1984).
Theo Trương Đình Chiến (2023, trang 5), “Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là một tập hợp các biến số mà công ty có thể kiểm soát và quản lý được và nó được sử dụng để cố gắng đạt tới những tác động và gây được những ảnh hưởng có lợi cho KH mục tiêu. Các bộ phận cấu thành của Marketing Mix được biết đến như là 4P: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến”.
Marketing trong thế kỷ 21 không còn bó hẹp trong công thức 4P truyền thống nữa mà còn mở rộng ra với 3P mới thành công thức 7P. Theo tác giả Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ bao gồm 7 yếu tố cơ bản: Sản phẩm dịch vụ (Product Services), giá cả (Price), truyền thông khuếch trương (Promotion), phân phối (Place), con người (People), quá trình dịch vụ (Processes) và dịch vụ KH (Provision for customer services). People (Con người), physical evidence (yếu tố hữu hình) và process (quy trình) là những nhân tố riêng biệt bởi vì chúng quan trọng một cách đặc biệt cho ngành dịch vụ, chúng nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp và bất cứ nhân tố nào hoặc cả ba nhân tố có thể ảnh hưởng đến quyết định ban đầu của KH cho việc mua hàng cũng như mức độ thỏa mãn và quyết định mua lại của họ (Zeithaml và cộng sự, 2021).
1.2.2 Giới thiệu về Marketing Mix trong lĩnh vực thẻ tín dụng Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
1.2.2.1 Chính sách sản phẩm (Product)
Theo Trịnh Quốc Trung (2008, trang 329), “Sản phẩm, dịch vụ NH là một dạng hoạt động, một quá trình, một kinh nghiệm được cung ứng bởi NH nhằm đáp ứng một nhu cầu và mong muốn của KH mục tiêu. Như vậy sản phẩm dịch vụ NH tồn tại dưới dạng dịch vụ mang tính chất tài chính”.
“Sản phẩm dịch vụ NH là tập hợp những đặc điểm, tính năng, công dụng do NH tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn nhất định của KH trên thị trường tài chính” (Nguyễn Thị Minh Hiền và cộng sự, 2007, trang 66).
Sản phẩm dịch vụ thẻ là một tập hợp các hoạt động bao gồm các nhân tố hữu hình, và vô hình, tạo ra chuỗi giá trị và mang lại lợi ích tổng thể, dịch vụ được phân ra hai mức: dịch vụ cốt lõi (dịch vụ cơ bản) và các dịch vụ bao quanh. Chính sách sản phẩm là chính sách bộ phận quan trọng nhất trong chính sách Marketing hỗn hợp của NH. Vì vậy, mục tiêu của chính sách sản phẩm phải nhằm vào thực hiện mục tiêu của chiến lược Marketing, đó là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của KH, nâng cao vị thế và hình ảnh của NH, tạo sự khác biết của sản phẩm dịch vụ NH, tăng số lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, mở rộng thị phần, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm dịch vụ cung ứng cho từng thị trường và từng nhóm KH.
Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ NH dễ bị sao chép nên Marketing NH cần chú trọng tạo ra sự khác biệt. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NH đã đặt ra một yêu cầu tất yếu luôn đổi mới, cải thiện sản phẩm, điều chỉnh và hợp lý hóa danh mục sản phẩm. Việc tăng cường đưa ra sản phẩm dịch vụ mới dựa trên công nghệ tiên tiến đang trở thành xu hướng của hoạt động NH.
Bên cạnh đó, NH còn phải thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ mới nhằm thỏa mãn được những nhu cầu mới phát sinh của KH, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của NH trên thị trường.
1.2.2.2 Chính sách giá (Price)
Giá cả của sản phẩm dịch vụ NH là số tiền mà KH hay NH phải trả để có được quyền sử dụng một khoản tiền trong thời gian nhất định hoặc sử dụng các sản phẩm dịch vụ do NH cung cấp. Trên thực tế, giá sản phẩm NH được biểu hiện dưới 3 hình thức phổ biến là: lãi suất (lãi tiền gửi và tiền vay), phí (phí chuyển tiền, phí nhờ thu…) và tiền hoa hồng (trả cho các dịch vụ môi giới như môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán). (Trịnh Quốc Trung, 2008). Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
Giá của sản phẩm dịch vụ NH gồm ba loại phổ biến: lãi, phí và hoa hồng. Với sản phẩm thẻ tín dụng, giá của dịch vụ NH cung cấp cho KH được xác định là các khoản phí: phí thường niên, phí phát hành, phí rút tiền tại máy POS, máy ATM; phí sử dụng NH điện tử; lãi suất chậm thanh toán, … Các loại phí của thẻ tín dụng được NH quy định cụ thể và công khai. Khi thực hiện xác định các loại phí liên quan đến dịch vụ thẻ tín dụng, NH phải ăn cứ vào: (1) chi phí các nguồn lực phải bỏ ra để duy trì hoạt động và cung cấp sản phẩm cho KH, (2) các rủi ro có thể phát sinh, (3) đặc điểm cầu của KH, trong tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát, nên KH ngày càng nhạy cảm về giá, việc xây dựng giá cho thẻ NH không thể ở mức cao, (4) giá của NH đối thủ cạnh tranh.
Giá cả sản phẩm dịch vụ NH là yếu tố linh hoạt, năng động, phụ thuộc vào KH, loại sản phẩm và điều kiện giao dịch cụ thể. Giá có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào chi phí hoạt động của mỗi NHTM, quan hệ cung – cầu tiền tệ trên thị trường và cũng có thể tùy thuộc vào những mục tiêu kích thích hay hạn chế đầu tư ở ngành này hay ngành khác, cũng như mục tiêu chính sách tiền tệ của NH nhà nước trong từng thời kỳ. Việc xây dựng chính sách giá sản phẩm dịch vụ NH phải dựa trên những căn cứ sau:
- Dưới góc độ của người mua, người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì giá của một sản phẩm dịch vụ được xem là một khoản phí tổn đối với KH. Bên cạnh đó giá cũng được xem là đại diện cho giá trị mà KH đánh giá về một sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang sử dụng.
- Dưới góc nhìn của NH, thì giá là giá trị thể hiện sự rủi ro, thực chất là các khoản chi phí tiềm ẩn. Khi rủi ro phát sinh, nó sẽ trở thành các khoản chi phí thực mà NH phải bù đắp trong quá trình hoạt động.
- Giá được xem xét dựa trên đặc điểm của nhu cầu KH. Các nhóm KH khác nhau thường có đặc điểm cầu khác nhau và có phản ứng khác nhau với những thay đổi về giá.
- Giá được xem xét dựa trên giá của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nếu một NH định giá cao trong khi chất lượng sản phẩm dịch vụ không có gì vượt trội, sức hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ lại thấp thì chắc chắn sẽ có nhiều KH chuyển sang sử dụng sản phẩm dịch vụ của NH khác có giá trị thích hợp hơn.
Bốn mục tiêu chính tác động đến việc hình thành giá của các sản phẩm NH:
- Tối đa hóa lợi nhuận/doanh thu thường xuyên.
- Duy trì lòng trung thành của KH.
- Tối đa hóa tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường, thu hút KH tương lai và ngăn chặn cạnh tranh. NH phải chấp nhận một mức giá thấp để hấp dẫn KH mới và giành lấy thị trường.
- Đi đầu về chất lượng bằng việc đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nhất – điều đó cũng có nghĩa là KH phải trả một mức phí tương xứng cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ đó.
1.2.2.3 Chính sách phân phối (Place) Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
Theo Trịnh Quốc Trung (2008), kênh phân phối là một tập hợp các yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình đưa sản phẩm dịch vụ của NH đến KH. Hệ thống kênh phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm dịch vụ từ NH đến KH, hoàn thành việc trao đổi giữa KH và NH trên thị trường.
Bên cạnh đó, chức năng phân phối vừa cung cấp cho NH các phương tiện giao tiếp hiệu quả với KH, và vừa giúp KH có thể giao tiếp với NH một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.
Các kênh phân phối có thể chia thành kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Kênh phân phối trực tiếp là hình thức bán sản phẩm một cách trực tiếp của nhà cung cấp và KH trong mạng lưới CN và đội ngũ bán hàng trực tiếp của nhà cung cấp. Trong khi đó, kênh phân phối gián tiếp là dòng vận động của sản phẩm lưu chuyển thông qua các trung gian.
Một số kênh phân phối đặc trưng của NH:
- Các mạng lưới CN: đây là một trong những giải pháp NH thường sử dụng để mở rộng phạm vị, địa bàn kinh doanh và cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ khác. Việc sở hữu các CN, quầy giao dịch tại các điểm thuận tiện, giàn trải rộng khắp nhiều địa bàn sẽ nhằm thu hút các KH cá nhân nhỏ lẻ, tạo điều kiện cho NH thực hiện quá trình mở rộng các sản phẩm dịch vụ tiền gửi, cho vay sang các thị trường hiện hữu và tiềm năng.
- Đội ngũ bán hàng trực tiếp: Đội ngũ bán hàng trực tiếp đóng vai trò cầu nối trung gian giữa KH với NH. Bên cạnh vai trò bán hàng thì đội ngũ bán hàng còn là người tham gia giải quyết các vấn đề trong nhiều tình huống, xây dựng và phục vụ mối quan hệ lâu dài và bán chéo các sản phẩm khác. NH sử dụng phương pháp trả công phù hợp đối với đội ngũ bán hàng để thu hút, động viên và giữ được những nhân viên bán hàng xuất sắc. Các phương pháp trả công bao gồm hoa hồng, lương hoặc kết hợp cả hai.
- Các kênh phân phối hiện đại: sự phát triển của công nghệ đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc đến việc phân phối sản phẩm dịch vụ NH. Danh mục các kênh phân phối hiện đại này phải kể đến các kênh:
- Máy ATM.
- EFTPOS (Electronic Funds Transfer At Poin Of Sale) là một hệ thống thanh toán điện tử sử dụng chuyển tiền từ tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán khi giao dịch mua sắm hàng hóa trên mạng.
- Dịch vụ NH điện thoại (Telebanking) – thực hiện hoạt động tài khoản thông qua điện thoại. Việc sử dụng điện thoại dễ dàng và nhanh chóng nên nó cũng giúp cho mức độ tương tác của KH qua dịch vụ này cao hơn mức có thể đạt được của hoạt động kinh doanh tại CN, đồng thời tiết kiệm được chi phí ở một mức đáng kể.
- Dịch vụ NH trực tuyến bao gồm các dịch vụ NH tại nhà và dịch vụ Internet Banking đang trên đà gia tăng trong thời gian gần đây.
1.2.2.4 Chính sách chiêu thị (Promotion) Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
Chính sách chiêu thị hay còn được gọi là chính sách xúc tiến hỗn hợp là tiến trình xây dựng và duy trì một hỗn hợp truyền thông nhằm vào thị trường mục tiêu để thu hút KH, đóng góp vào mục đích ngắn hạn cũng như dài hạn của NH. Nội dung của chính sách này bao gồm: quảng cáo, hoạt động khuyến mãi, tuyên truyền hoạt động của NH trong xã hội, Marketing trực tiếp, các hoạt động tài trợ. Xúc tiến hỗn hợp thực chất là quá trình truyền thông có mục đích thông báo, thuyết phục KH sử dụng sản phẩm dịch vụ và duy trì mối quan hệ giữa NH với KH thông qua các thông điệp về sản phẩm dịch vụ NH, các ưu điểm và cách thức sử dụng của các sản phẩm dịch vụ NH. Nội dung của một thông điệp cần nhấn mạnh những thuộc tính về lợi ích của sản phẩm dịch vụ một cách cụ thể, tạo cho KH sự hiểu biết, gậy được sự chú ý của họ và khuyến khích họ lựa chọn sản phẩm dịch vụ của NH mình (Trịnh Quốc Trung, 2008).
Các công cụ sử dụng trong hoạt động chiêu thị bao gồm:
- Quảng cáo: NH sử dụng quảng cáo dưới hình thức giới thiệu công cộng nhằm giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy cầu về sản phẩm của NH đối với thị trường mục tiêu. Một điều đặt ra là các sản phẩm của NH không có hình thái vật chất do đó nó không dễ dàng được người tiêu dùng nhận biết, do vậy sử dụng quảng cáo là điều cần thiết để KH nhận biết rõ ràng về sản phẩm của NH và những lợi ích mà họ nhận được khi sử dụng các sản phẩm do NH cung ứng.
- Tuyên truyền: Đây là bộ phận công tác quan trọng nhất về mối quan hệ xã hội, là hoạt động có tổ chức của NH với mục đích hình thành những hình ảnh tốt đẹp về NH trong con mắt công chúng bằng cách cung cấp các tông tin quan trọng và đáng tin cậy về các hoạt động của nó trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các chiến dịch tuyên truyền thường được NH nhằm mục đích giải quyết các nhiệm vụ Marketing như: hình thành, củng cố hay sửa chữa hình tượng NH; tuyên truyền và các sản phẩm của NH đảm bảo sự ủng hộ từ phía các nhóm KH khác nhau…
- Hoạt động kích thích tiêu thụ: Bao gồm việc thực hiện tổ hợp các công cụ nhằm thúc đẩy sự phản hồi của công chúng mục tiêu với các biện pháp khác nhau trong phạm vi chiến lược Marketing và chiến lược thông tin của KH. Kích thích tiêu thụ không có khả năng được thực hiện một cách thường xuyên đối với các sản phẩm của NH và thu hút thêm KH mới để tạo mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên hiệu quả do nó mang lại tương đối nhanh hơn so với các biện pháp tác động khác. Ngày nay NH thường sử dụng các công cụ kích thích tiêu thụ theo 3 hướng chính:
- Kích thích người tiêu dùng: dùng các biện pháp như thi tuyển, trưng bày, trao giải thưởng, hạ giá, tuyên truyền các hình mẫu …
- Kích thích lĩnh vực thương nghiệp: được thực hiện khi các dịch vụ của NH được cung cấp gián tiếp, thông qua bên thứ 3. Các công cụ kích thích trong lĩnh vực này bao gồm: hạ giá đặc biệt, triển lãm chung, cung ứng hàng hóa miễn phí, phần thưởng cho những người môi giới, quà lưu niệm hay các quà tặng khác…
- Kích thích nhân viên NH: giúp nâng cao chất lượng phục vụ KH và phát triển kỹ năng thực hiện nghiệp vụ bằng các biện pháp như: sử dụng các loại phần thưởng, thi đua, quà tặng… Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
- Bán hàng cá nhân: Bán hàng cá nhân là việc cung cấp các sản phẩm NH bằng các cuộc tiếp xúc với cá nhân giữa người đại diện của NH với KH. Thông qua các cuộc tiếp xúc, NH hiểu biết rõ hơn về KH và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của họ. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt và rủi ro cao, công cụ này ngày càng được các NH chú trọng. Song chi phí về các cuộc tiếp xúc khá cao nên chỉ được áp dụng trong việc phục vụ các KH lớn.
Các mục tiêu của hoạt động truyền thông xúc tiến bao gồm:
- Nhận biết: công cụ thực hiện là các nguồn truyền thông đại chúng, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Quan tâm: làm cho người tiêu dùng biết được sự tồn tại của một sản phẩm hoặc dịch vụ thì truyền thông cần phải thu hút được sự đánh giá mang tính cảm xúc của KH. Nguồn truyền thông đại chúng có thể tiếp tục được sử dụng để thúc đẩy sự quan tâm đến sản phẩm.
- Ưa thích: khuấy động sự quan tâm đến sản phẩm có thể làm cho người tiêu dùng thích sản phẩm nhưng có thể không làm cho họ muốn nó hơn hoặc nhiều hơn những sản phẩm cạnh tranh khác. Mục tiêu của xúc tiến – truyền thông là làm cho người tiêu dùng yêu thích sản phẩm hơn.
- Dùng thử: Một khi đã phát triển được thái độ yêu thích hơn trong tâm trí của KH mục tiêu về NH và sản phẩm NH thì hoạt động xúc tiến truyền thông thúc đẩy KH đến hành động mua hàng.
- Chấp nhận: Mục đích cuối cùng của hoạt động xúc tiến – truyền thông là sự chấp nhận của KH về NH, sản phẩm, dịch vụ do NH cung cấp. Tuy nhiên việc chấp nhận của KH không đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động xúc tiến – truyền thống với KH. Do đó vai trò hoạt động xúc tiến – truyền thông vẫn còn quan trọng trong suốt thời gian tồi tại của mối quan hệ giữa NH và KH thông qua những sản phẩm và dịch vụ KH sử dụng.
Bên cạnh đó, để một hoạt động truyền thông phát huy được hết giá trị của nó thì cần phải có một thông điệp truyền thông mang tính chuyên nghiệp và ý nghĩa. Các yếu tố luôn được đảm bảo trong thông điệp truyền thông đó là tính hợp lý, tạo ra tính cảm xúc cao và cuối cùng là tính đạo đức.
1.2.2.5 Đội ngũ nhân lực (People)
Trong hoạt động kinh doanh NH nói chung và kinh doanh thẻ tín dụng nói riêng thì đây là một ngành liên quan đến con người (nhân viên) cung cấp dịch vụ cho con người (KH), những người này lại chia sẻ dịch vụ với những người khác (những KH khác). Vì vậy có thể nói trong quản trị NH thì đội ngũ nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm giúp NH hoạch định, thực thi và quản lý các chiến lược kinh doanh, hướng đến xây dựng và duy trì mối quan hệ với KH. KH có ấn tượng tốt hay xấu với dịch vụ của NH phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận của họ khi tiếp xúc với các nhân viên tác nghiệp cung ứng dịch vụ cho KH. Vì vậy NH cần phải tập trung đầu tư vào công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ, động viên và quản lý nhân sự, đặc biệt là đội ngũ nhân sự thường xuyên tiếp xúc với KH.
Tuy nhiên, thực tế nhân sự NH cũng như các ngành khác là một trong những nguồn lực thiếu ổn định đặc biệt đối với những nhân sự có năng lực và giàu kinh nghiệm. Để chọn người và giữ chân người tài, các NH phải có những chiến lược sau:
- Quy trình tuyển dụng bài bản.
- Cơ chế đào tạo chuyên nghiệp.
- Chế độ đãi ngộ hợp lý, khuyến khích nhân viên phát huy hết năng lực và lòng trung thành với NH.
1.2.2.6 Quy trình (Process) Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
“Quá trình dịch vụ bao gồm tập hợp các hệ thống hoạt động với những tác động tương hỗ giữa các yếu tố, tác động tuyến tính giữa các khâu, các bước của hệ thống trong mối quan hệ mật thiết với những quy chế quy tắc, lịch trình thời gian và cơ chế hoạt động. Ở đó một sản phẩm dịch vụ cụ thể hoặc tổng thể được tạo ra và chuyển tới KH” (Lưu Văn Nghiêm và cộng sự, 1997, Trang 307).
Quy trình đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ của NH sẽ được đánh giá cao khi các khâu được chuẩn hóa và được giải quyết nhanh chóng hiệu quả. Các biện pháp cần thực hiện để đảm bảo tính hiệu quả của công việc:
- Rút ngắn các quy trình tác nghiệp nhằm tạo ra tiện lợi hơn cho KH.
- Đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ mới, quy trình sản xuất mới.
- Thu hồi thiết bị, quy trình sản xuất lạc hậu.
- Trong những trường hợp cần thiết, để giảm thiểu mức độ quá lệ thuộc vào yếu tố con người, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như NH cần phải chú trọng đến yếu tố quy trình, xây dựng các quy trình chuẩn, kèm theo những bộ tài liệu hướng dẫn chi tiết, cụ thể sao cho bất kỳ nhân viên nào, mới hay cũ, ở bất kỳ trạng thái nào cũng có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho KH theo quy định NH như: quy trình cấp thẻ tín dụng, quy trình giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của KH, quy trình báo mất thẻ,…
1.2.2.7 Cơ sở vật chất (Physical Evidence)
Là môi trường mà dịch vụ được thực hiện và là nơi mà doanh nghiệp và KH tương tác, giống như các thành phần hữu hình khác nó làm cho việc thực hiện hoặc truyền thông của dịch vụ được dễ dàng.
Yếu tố hữu hình của dịch vụ bao gồm tất cả các đại diện hữu hình của dịch vụ như là tờ rơi, tiêu đề, danh thiếp, báo cáo, biểu tượng, thiết bị và website. Trong một vài trường hợp nó bao gồm các phương tiện hữu hình mà dịch vụ được cung cấp – “không gian dịch vụ”. Đặc biệt là khi KH chưa có trải nghiệm để đánh giá chất lượng thực sự của dịch vụ, họ sẽ dựa vào những dấu hiệu này, cũng giống như họ dựa vào các dấu hiệu khác được cung cấp bởi con người và quy trình dịch vụ. Các chứng cứ hữu hình cung cấp những cơ hội hoàn hảo cho công ty cung cấp thông điệp mạnh mẽ và nhất quán về mục đích của doanh nghiệp, phân khúc thị trường mục tiêu, và bản chất của dịch vụ (Zeithalm, 2021).
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing Mix Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
1.3.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là những yếu tố xã hội rộng lớn tác động đến các yếu tố môi trường vi mô của doanh nghiệp. Bao gồm: dân số, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, phát luật và văn hóa (Đinh Tiên Minh và cộng sự, 2022).
Môi trường dân số bao gồm quy mô dân số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp… Đây là những khía cạnh mà các nhà làm Marketing quan tâm nhiều nhất, bởi nó liên quan trực tiếp đến con người – tác nhân tạo ra thị trường.
Môi trường kinh tế gồm những yếu tố tác động đến khả năng chi tiêu của KH, cũng như tạo ra những mẫu tiêu dùng khác biệt. Việc hiểu thị trường không chỉ là biết được mong muốn của con người mà còn cần phải nắm được khả năng chi tiêu của họ. Do đó, nhà Marketing cần phải nhận biết được các xu hướng chính về thu nhập trong dân chúng và những thay đổi về chi tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đây cũng là nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung, hoạt động Marketing nói riêng. Bên cạnh đó, các tiến bộ khoa học tác động đến thị trường ở nhiều mặt, và việc áp dụng công nghệ mới giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới góp phần làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển cao thì khả năng kiếm lời cũng sẽ cao hơn.
Ngoài ra, các quyết định Marketing của doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những diễn biến trong môi trường chính trị – pháp luật. Môi trường này được hình thành từ các cơ quan nhà nước các cấp, các nhóm áp lực và từ hệ thống pháp luật của quốc gia đó.
Con người sinh ra và lớn lên trong một xã hội cụ thể, vì vậy để tiếp cận, thu phục một thị trường thì các nhà Marketing phải thấu hiểu được nền văn hóa riêng biệt của thị trường đó, tránh những hoạt động không tương thích với giá trị văn hóa ở đó. Doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được môi trường vĩ mô, do đó các doanh nghiệp, cụ thể là các nhà làm Marketing cần nghiên cứu các yếu đó của môi trường vĩ mô để có thể phản ứng kịp thời, điều chỉnh các hoạt động Marketing Mix cho phù hợp.
1.3.2 Môi trường vi mô Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
Môi trường vi mô gắn liền và tác động trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Michael Porter đã đưa ra mô hình năm áp lực cạnh tranh chi phối mạnh trong một ngành kinh doanh gồm: sức mạnh mặc cả của người mua, đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành, sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp, mối đe dọa từ sự xuất hiện của các đối thủ mới, mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế. Doanh nghiệp cần nghiên cứu hiện trạng và xu hướng của các áp lực cạnh tranh, căn cứ vào các điều kiện bên trong của mình để xác định vị trí trong ngành và có các chiến lược hoạt động Marketing Mix thích hợp để đối phó một cách tốt nhất.
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, tác giả đã khái quát lên được các khái niệm quan trọng về thẻ tín dụng, các yếu tố liên quan đến thẻ tín dụng. Chương này cũng đã giới thiệu về các nội dung của Marketing Mix nói chung và Marketing Mix thẻ tín dụng nói riêng. Bên cạnh đó, các khái niệm về Marketing Mix và vận dụng Marketing Mix vào hoạt động kinh doanh NH, thẻ tín dụng được tác giả khái quát vắn tắt về đặc điểm cũng như những mục tiêu mà mỗi hoạt động cần đặt ra cho từng hoạt động kinh doanh. Đây là bước quan trọng, đặt nền tảng để tác giả thực hiện các bước tiếp theo: từ nghiên cứu định tính và định lượng, phân tích thực trạng và tiến hành khảo sát thực tế để đi đến mục đích cuối cùng là đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing Mix thẻ tín dụng của NH TMCP Bản Việt nhằm đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho KH của NH trong thời gian tới.
Đây là những cơ sở lý thuyết quan trọng sẽ giúp tác giả làm rõ được các vấn đề hoạt động Marketing Mix ảnh hưởng như thế nào trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng thời gian qua tại ngân hàng TMCP Bản Việt, nội dung này sẽ được trình bày trong chương tiếp theo. Luận văn: Hoạt động Marketing tín dụng của Viet Capital Bank
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng về thẻ tín dụng tại Viet Capital Bank