Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giảp pháp HĐ công bố thông tin của CTy đại chúng hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán
Để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK Việt Nam, trước hết cần phải đặt yêu cầu minh bạch hóa thông tin trong bối cảnh thị trường hiện nay và từ thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng, qua đó để thấy rõ sự cần thiết phải có các giải pháp toàn diện, đồng bộ cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng nói riêng và nâng cao tính công khai, minh bạch của TTCK nói chung.
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về công bố thông tin trước yêu cầu phát triển thị trường chứng khoán và hội nhập quốc tế Luận văn: Giảp pháp HĐ công bố thông tin của CTy đại chúng
Qua hơn 14 năm hoạt động, TTCK đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và giá trị giao dịch. Tính đến ngày 31/12/2013, giá trị vốn hóa thị trường đạt 964 nghìn tỷ đồng, bằng 31% GDP, giá trị giao dịch bình quân trong sáu tháng đạt 2.962 tỷ đồng/phiên, tổng giá trị huy động vốn trên thị trường ước đạt 179 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2102. Ngoài ra, tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển trên TTCK năm 2013 cũng tăng 54% và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012. Sự phát triển này cũng đặt ra yêu cầu ngày càng cao về tính công khai, minh bạch bởi cũng như bất kỳ thị trường nào, minh bạch là điều kiện quan trọng nhất cho TTCK phát triển bền vững. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành và thực trạng áp dụng pháp luật về CBTT trên TTCK nói chung và pháp luật về CBTT của công ty đại chúng nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng đến sức hút của TTCK đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Do đó, minh bạch hóa thông tin là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Ngoài ra, bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ cũng đặt ra nhiều thách thức đối với TTCK Việt Nam như (i) khả năng dịch chuyển rất nhanh của luồng tiền; sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước; (iii) yêu cầu hoàn thiện môi trường pháp lý… Vì thế, tại Đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định 252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01 tháng 03 năm 2012 đã đặt ra trọng tâm là phải phát triển TTCK nhiều cấp độ, đồng bộ cả về cung và cầu chứng khoán, cả về quy mô và chất lượng hoạt động; đồng thời phải hoàn thiện chính sách pháp luật theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất; tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; chủ động hội nhập với TTCK quốc tế mà trước mắt là khu vực ASEAN. Để thực hiện mục tiêu hội nhập TTCK, Việt Nam đã tham gia Dự án “Liên kết giao dịch ASEAN” (Asean Trading Link) – một phần chiến lược thống nhất thị trường vốn 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, và là một trong sáu thành viên đầu tiên (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) niêm yết chứng khoán trên SGDCK ASEAN với 30 công ty có vốn hóa lớn nhất trên SGDCK Hà Nội và SGDCK TP. Hồ Chí Minh. Tham gia thị trường này, đòi hỏi các chính sách pháp luật phải đáp ứng tiêu chuẩn chung của khối ASEAN, trong đó có các quy định về quản trị công ty, công bố thông tin…; đồng thời bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải nâng cao tính minh bạch, nhằm tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực, qua đó tăng khả năng thu hút vốn cũng như tiếp thị thương hiệu của công ty.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng để khắc phục những vướng mắc, bất cập hiện hành Luận văn: Giảp pháp HĐ công bố thông tin của CTy đại chúng
Như đã phân tích ở Chương 2, thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK còn nhiều bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng, gây khó khăn cho quá trình thực thi nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng; đồng thời một số quy định hiện hành cũng chưa theo kịp chuẩn mực quốc tế. Do đó, cần có giải pháp hoàn thiện các quy định hiện hành, góp phần giải quyết những bất cập trên thực tế, cụ thể như sau:
Một là, cần sửa đổi một số quy định tại Thông tư 52/2012/TT-BTC theo hướng rõ ràng hơn, cụ thể:
- Đối với các Báo cáo tài chính: Cần quy định thời hạn CBTT Báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp đặc thù, hạn chế cơ chế “xin – cho” đối với các trường hợp xin gia hạn CBTT Báo cáo tài chính (như trường hợp thực tế của công ty chứng khoán Sài Gòn hoặc một số công ty thuộc tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam…). Ngoài ra, cần quy định cụ thể về việc công ty đại chúng phải công bố giải trình ý kiến ngoại trừ, lưu ý của kiểm toán đối với BCTC năm đồng thời với việc công bố BCTC đó, hạn chế tình trạng hiện nay các giải trình được công ty công bố quá lâu so với các Báo cáo tài chính khiến cho việc giải trình không còn ý nghĩa hay tình trạng mỗi công ty lại công bố các giải trình về kiến kiểm toán với các thời gian khác nhau.
- Quy định rõ hơn một số nghĩa vụ CBTT bất thường của công ty đại chúng khi xảy ra các sự kiện bất thường ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty, tránh trường hợp công ty “lách” thực hiện nghĩa vụ CBTT như: yêu cầu công ty đại chúng phải CBTT trong vòng 24 giờ khi có quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu chiếm từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên (quy định cụ thể đây là giá trị một khoản vay hoặc là tổng giá trị các khoản vay trong vòng 12 tháng…) hoặc khi công ty đại chúng bị tổn thất tài sản có giá trị từ 10% vốn chủ sở hữu trở lên (quy định rõ tổn thất tài sản do nguyên nhân khách quan hoặc không tính việc khấu hao tài sản cố định vào giá trị tổn thất…).
- Ngoài ra, cần xem xét thời điểm bắt đầu phát sinh nghĩa vụ CBTT bất thường trong một số trường hợp: khi có thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động; khi có quyết định khởi tố, bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến hoạt động của công ty; hoặc khi có thông báo của Tòa án về thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản… Theo quy định hiện hành tại Thông tư 52/2012/TT-BTC, các công ty đại chúng phải CBTT trong vòng 24 giờ, kể từ khi xảy ra sự kiện. Quy định này trên thực tế là không khả thi, vì các công ty chỉ có thể công bố khi nhận được các thông tin từ phía cơ quan có thẩm quyền. Do đó, nên bổ sung nguyên tắc đối với các thông tin cần có sự chấp thuận hoặc văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền, công ty đại chúng phải CBTT trong vòng 24 giờ, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Hai là, bổ sung nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng để tránh bỏ sót các thông tin quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của công ty; đồng thời hoàn thiện các quy định hiện hành về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK theo thông lệ quốc tế, đáp ứng các yêu cầu về hội nhập và phát triển TTCK:
Về Báo cáo tài chính:
Cần hoàn thiện các quy định về pháp luật có liên quan về chế độ kế toán, mở rộng áp dụng các chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS) và Báo cáo tài chính (IFRS) nhằm nâng cao hiệu quả cũng như tính minh bạch của Báo cáo tài chính. Điều này vô cùng cần thiết bởi nâng cao chất lượng Báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế không những giúp nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp mà còn giúp cho các công ty trong việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đi huy động vốn quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài cũng sẵn sàng trả giá cao gấp 3 – 4 lần giá thị trường cũng không phải hiếm. Tuy nhiên, do các Báo cáo tài chính vẫn bị coi là thiếu minh bạch nên doanh nghiệp Việt hiện mới chỉ dám huy động tại các thị trường “kém tiếng”, chưa dám ra “bảng lớn” như New York hay London…
Về ngôn ngữ công bố thông tin trên TTCK:
Môi trường đầu tư minh bạch và các thông tin liên quan đến chính sách pháp luật, thông tin về doanh nghiệp có thể được tiếp cận một cách dễ dàng là chìa khóa để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt với TTCK niêm yết, khi các giao dịch chứng khoán được thực hiện thường xuyên trên cơ sở chủ yếu là thông tin thì việc yêu cầu các công ty phải CBTT bằng tiếng Anh là điều cần thiết để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để nâng hạng TTCK Việt Nam theo tiêu chí của MSCI. Việc nâng hạng thị trường có ý nghĩa rất lớn trong thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, do một số các tổ chức đầu tư nước ngoài có quy mô lớn có các tiêu chí đầu tư cụ thể và thường không đầu tư vào TTCK có rủi ro cao như các TTCK mới nổi, trong đó có Việt Nam. Trước mắt có thể yêu cầu một số công ty niêm yết có vốn hóa lớn (có vốn điều lệ từ 500 tỷ trở lên) hoặc công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài đạt đến mức nhất định (như các công ty niêm yết có vốn sở hữu nước ngoài từ 10% trở lên trong một năm liên tục) phải công bố tất cả các thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Đối với các công ty niêm yết khác phải công bố một số thông tin đặc biệt quan trọng (gồm Báo cáo tài chính và Báo cáo thường niên, họp Đại hội đồng cổ đông) bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Luận văn: Giảp pháp HĐ công bố thông tin của CTy đại chúng
Về các thông tin liên quan đến phát triển bền vững của doanh nghiệp:
Báo cáo phát triển bền vững (bao gồm các thông tin về lĩnh vực kinh tế, trách nhiệm về môi trường và xã hội của công ty) là công cụ cho thấy trách nhiệm của công ty với các bên (trong và ngoài công ty) về các hoạt động của mình nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Xu hướng tại nhiều quốc gia hiện nay là các doanh nghiệp cung cấp Báo cáo phát triển bền vững và lồng ghép các thông tin về môi trường, xã hội và quản trị công ty vào Báo cáo thường niên, từ đó giúp nhà đầu tư đánh giá được mối tương quan giữa phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, UBCKNN đã phối hợp cùng các SGDCK và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) ban hành Sổ tay hướng dẫn lập Báo cáo phát triển bền vững. Tại các giải thưởng về Báo cáo thường niên được SGDCK tổ chức hàng năm đã có giải về lập Báo cáo phát triển bền vững. Tuy nhiên, các quy định hiện hành lại chưa đề cập đến vấn đề này. Do đó, cần nghiên cứu bổ sung yêu cầu các CTĐC phải CBTT liên quan đến phát triển bền vững, nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam với môi trường và cộng đồng. Bước đầu có thể quy định theo hướng chỉ yêu cầu CTĐC nêu những đánh giá của HĐQT, Ban giám đốc về các ảnh hưởng trong hoạt động của công ty đến các vấn đề môi trường (năng lượng tiêu thụ, nguồn nguyên liệu…), lao động (số lượng, mức lương trung bình, các tai nạn lao động, chính sách đào tạo…), xã hội (các ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương) tại Báo cáo thường niên; đồng thời áp dụng nguyên tắc “Chọn/Bỏ”, nghĩa là CTĐC có thể công bố hoặc không công bố các thông tin này, nhưng nếu không công bố, công ty phải giải trình rõ nguyên nhân (theo kinh nghiệm của Brazil). Do lo ngại của việc giải trình đến hình ảnh của doanh nghiệp, nên đa số các công ty sẽ lựa chọn CBTT về phát triển bền vững. Về lâu dài, có thể quy định việc lập Báo cáo phát triển bền vững là điều kiện bắt buộc để các công ty được niêm yết trên SGDCK.
Ngoài ra, bổ sung yêu cầu công ty đại chúng phải cung cấp thông tin về sở hữu cổ phần của các nhân sự quản lý tại các công ty khác, năng lực, kinh nghiệm của họ tại Báo cáo quản trị công ty, nhằm giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về đội ngũ lãnh đạo công ty. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét bổ sung một số trường hợp công ty đại chúng phải CBTT bất thường như: khi công ty bị xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực môi trường, sở hữu trí tuệ, lao động; hoặc khi có quyết định của Trọng tài đối với công ty hoặc khi công ty ký kết các hợp đồng có giá trị lớn (có giá trị từ 10% trở lên vốn chủ sở hữu); quyết định thay đổi phương pháp kế toán, kỳ kế toán áp dụng; các quyết định đầu tư lớn (có giá trị từ 50% tổng số vốn của công ty)…
Ba là, hoàn thiện pháp luật về điều chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK với cơ chế bảo vệ nhà đầu tư hiệu quả, cụ thể:
- Cần quy định nguyên tắc cho phép nhà đầu tư yêu cầu công ty đại chúng cung cấp các thông tin đã công bố trước đó trong một khoảng thời gian dài (từ 3- 5 năm đối với các thông tin được công bố bất thường và 10 năm đối với các thông tin định kỳ như BCTC hoặc Báo cáo thường niên), trong trường hợp họ không thể tìm kiếm được các thông tin này trên trang thông tin điện tử của CTĐC. Điều này đảm bảo nhà đầu tư có thể đánh giá được công ty trong một khoảng thời gian liên tục, giúp họ đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.
- Xem xét sửa đổi thời hạn CBTT bất thường của công ty đại chúng, bởi nếu đa số pháp luật các nước đều yêu cầu công ty đại chúng phải công bố “ngay lập tức” khi phát sinh sự kiện bất thường thì tại Việt Nam, các thông tin bất thường chủ yếu phải công bố trong vòng 24 giờ, có trường hợp là 72 giờ. Khoảng thời gian này có thể đem lại rủi ro cho nhà đầu tư trước nguy cơ trục lợi từ những người có được thông tin nội bộ. Trước mắt, có thể tiếp thu kinh nghiệm Hàn Quốc trong quy định nghĩa vụ CBTT bất thường như yêu cầu công ty đại chúng công bố ngay lập tức khi phát sinh một số sự kiện có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty (như khi có quyết định đầu tư, quyết định vay hoặc ký hợp đồng có giá trị lớn; có quyết định tổ chức lại hoặc giải thể, phá sản doanh nghiệp; quyết định tăng, giảm vốn điều lệ; quyết định tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh…), một số thông tin khác, công ty có thể công bố trong vòng 24 giờ (như thông tin về thay đổi địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh; có thay đổi nội dung liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…).
Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành các công ty đại chúng phải CBTT theo yêu cầu của UBCKNN, SGDCK khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư hoặc khi có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán. Việc chỉ quy định nghĩa vụ CBTT của công ty khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý trong các trường hợp này chưa bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư. Qua nghiên cứu thông lệ quốc tế cho thấy thông thường trong các trường hợp khi xuất hiện các sự kiện ảnh hưởng lớn đến công ty hoặc đến giá chứng khoán, công ty đại chúng phải chủ động xác nhận thông tin đó và thông báo tức thời cho công chúng đầu tư, giúp hạn chế tối đa các thiệt hại cho nhà đầu tư. Do đó, kiến nghị bổ sung trách nhiệm chủ động công bố và giải trình của công ty đại chúng khi xảy ra các sự kiện nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của nhà đầu tư hoặc giá chứng khoán mà không đợi đến khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhằm đảm bảo tính kịp thời của thông tin; ngoài ra bổ sung quy định về cách ứng phó với “tin đồn” đối với các công ty niêm yết, hạn chế tối đa các tác động của “tin đồn” lên thị trường.
3.2. Các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Luận văn: Giảp pháp HĐ công bố thông tin của CTy đại chúng
3.2.1. Xây dựng bộ chỉ số minh bạch thông tin đối với công ty niêm yết
Hàng năm, các SGDCK đã tổ chức chấm điểm Báo cáo thường niên của các công ty niêm yết, với các tiêu chí như có nội dung về quản trị công ty tốt nhất, giải giành cho Báo cáo phát triển bền vững…, nhằm khích lệ các công ty trong thực hiện CBTT. Tuy nhiên, việc đánh giá Báo cáo thường niên chưa đủ để xác định một doanh nghiệp có minh bạch hay không. Theo thông lệ tại nhiều nước, mức độ minh bạch của các công ty niêm yết được dựa trên chỉ số riêng về minh bạch thông tin. Tại Hoa Kỳ, chỉ số xếp hạng tính minh bạch và CBTT (Transparency and Disclosure – T&D) được tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Standard and Poor’s đưa ra năm 2001 nhằm đánh giá tính minh bạch của công ty niêm yết dựa trên 98 câu hỏi liên quan đến cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư; các thông tin tài chính; và hoạt động của HĐQT (dựa trên các báo cáo mà công ty niêm yết gửi cho SGDCK). Còn tại Singapore, tờ Business Times, Trung tâm quản trị công ty (CGIO), Trường Kinh doanh – Đại học Quốc gia Singapore đã phối hợp cùng xây dựng và đưa ra Chỉ số quản trị và minh bạch thông tin (Governance and Transparency Index – GTI) vào năm 2009, thay thế cho chỉ số minh bạch thông tin công ty (Coporate Transparency Index – CTI), theo đó chủ yếu đánh giá mức độ minh bạch về quản trị công ty của công ty niêm yết dựa trên các tiêu chí về chính sách lương thưởng, hoạt động của HĐQT và Ban giám đốc, vấn đề kế toán và kiểm toán và quyền lợi của nhà đầu tư. Hay tại Đài Loan, đã có Hệ thống xếp hạng mức độ công bố và minh bạch hóa thông tin (Information Disclosure and Transparency Ranking System -IDTRS) do Viện nghiên cứu Chứng khoán và Hợp đồng tương lai (Securities and Futures Institute SFI) xây dựng, để đo lường mức độ minh bạch hóa thông tin của tất cả công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán TWSE (Taiwan Stock Exchange) và GTSM (Gretai Stock Exchange) của Đài Loan, trên cơ sở xem xét mức độ tuân thủ nghĩa vụ CBTT bắt buộc và ý thức CBTT tự nguyện của các công ty. Việc xây dựng chỉ số minh bạch thông tin giúp nhà đầu tư nhận thức rõ hơn về công ty và các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, đồng thời nó cũng giúp cải thiện tình trạng minh bạch thông tin trên TTCK, qua đó góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp, tạo lập và giữ vững niềm tin của các nhà đầu tư đối với thị trường.
Tại Việt Nam, kể từ khi TTCK chính thức hoạt động vào năm 2000 cho đến nay chưa có bất kỳ bộ chỉ số minh bạch thông tin nào được áp dụng để đo lường mức độ minh bạch của các công ty niêm yết. Chính vì thế, Việt Nam cũng cần sớm nghiên cứu xây dựng chỉ số minh bạch thông tin đối với các công ty niêm yết trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các nước. Việc đánh giá tính minh bạch của công ty niêm yết nên được thực hiện bởi một cơ quan độc lập và dựa trên các thông tin cơ bản như cơ cấu sở hữu, hoạt động và quyền lợi của nhân sự quản lý, quyền và nghĩa vụ của cổ đông; hoạt động tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ tiếp cận thông tin của nhà đầu tư…
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế công bố thông tin của công ty đại chúng Luận văn: Giảp pháp HĐ công bố thông tin của CTy đại chúng
Hoạt động công bố thông tin của công ty đại nhằm giúp việc tìm kiếm và thu thập thông tin cho các bên được dễ dàng. Xem xét cách thức thực hiện CBTT của công ty đại chúng tại một số quốc gia cho thấy công ty đại chúng có thể thực hiện công bố thông tin qua hai cơ chế sau:
Công bố thông tin trực tiếp: là hình thức công ty đại chúng CBTT trực tiếp ra công chúng (qua website) song song với báo cáo cho cơ quan quản lý như Uỷ ban chứng khoán, SGDCK… Cơ chế CBTT này áp dụng đối với những nước có quy mô TTCK lớn, các công ty đã có tập quán CBTT.
Công bố thông tin gián tiếp: là hình thức công ty đại chúng CBTT qua cơ quan quản lý như Uỷ ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, tiếp đó cơ quan quản lý sẽ kiểm tra thông tin và CBTT ra thị trường. Đây là cơ chế được phổ biến áp dụng với những nước có quy mô thị trường nhỏ, các công ty chưa quen với việc công bố thông tin và khung pháp lý chưa rõ ràng, đầy đủ.
Cơ chế CBTT nào cũng có những thuận lợi và bất cập đi kèm. Tại một số nước như Đức, Anh… việc CBTT của công ty đại chúng được thực hiện kết hợp giữa hai cơ chế trên, cụ thể là các công ty đại chúng CBTT trực tiếp ra công chúng song song với báo cáo cơ quan quản lý, ngoại trừ một số thông tin nhạy cảm công ty phải báo cáo cơ quan quản lý như UBCKNN, SGDCK để kiểm tra về mức độ chính xác thông tin, rồi mới được công bố ra công chúng. Thời hạn để cơ quan quản lý kiểm tra thông tin được quy định rất nghiêm ngặt (chỉ khoảng từ 1/2 tiếng đến 1 tiếng), nhằm tránh việc lợi dụng thông tin kiếm lời.
Tại Việt Nam, công ty đại chúng thực hiện CBTT theo cơ chế trực tiếp, nghĩa là việc CBTT được tiến hành song song với báo cáo cơ quan quản lý. Cơ chế CBTT này mang lại sự kịp thời về thông tin tới nhà đầu tư. Tuy nhiên do không được kiểm duyệt trước khi công bố nên các công ty có thể công bố một lượng lớn thông tin không có giá trị ra thị trường, những thông tin quan trọng có thể bị che đậy bởi các thông tin không thích hợp. Chẳng hạn, công ty có thể CBTT về việc bổ nhiệm Tổng giám đốc mới hay công bố về cơ cấu chủ sở hữu của công ty theo yêu cầu của pháp luật, tuy nhiên Tổng giám đốc mới được bổ nhiệm không đạt đúng tiêu chuẩn như quy định hoặc cơ cấu chủ sở hữu thực sự của công ty lại có sự khác biệt so với thông tin đã công bố. Nếu các thông tin sai lệch không được phát hiện sẽ tạo ra cái nhìn sai lệch của nhà đầu tư với công ty và có thể gây hậu quả không tốt đối với chính các nhà đầu tư trên thị trường.
Việc phát hiện thông tin sai lệch có thể thực hiện trước hoặc sau khi thông tin được công bố ra thị trường. Muốn phát hiện thông tin sai lệch trước khi thông tin công bố ra thị trường, đòi hỏi phải áp dụng cơ chế CBTT gián tiếp, tức là cơ quan quản lý kiểm tra thông tin trước khi nó được công bố ra thị trường. Với cơ chế CBTT trực tiếp, các thông tin sai lệch được phát hiện sau khi được công bố ra thị trường thông qua công tác giám sát từ cơ quan quản lý. Chính vì vậy một cơ chế CBTT hiệu quả khuyến khích sự minh bạch của công ty đại chúng tại Việt Nam nên là sự kết hợp giữa cơ chế CBTT trực tiếp và gián tiếp, kèm theo đó là công tác giám sát thị trường của cơ quan quản lý. Ngoài ra, pháp luật cũng cần quy định chặt chẽ và rõ ràng về việc công ty đại chúng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra đối với các nhà đầu tư liên quan đến việc cung cấp những thông tin sai lệch, không đầy đủ hoặc bị bóp méo và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gây ra khi CBTT không đầy đủ và thiếu chính xác.
3.2.3. Hoàn thiện phương tiện công bố thông tin Luận văn: Giảp pháp HĐ công bố thông tin của CTy đại chúng
Để thực hiện CBTT có hiệu quả, tại các TTCK phát triển, công ty đại chúng thường thực hiện công bố thông tin trên những hệ thống chuyên biệt nhờ sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin theo những quy trình chặt chẽ và cụ thể, giúp cho người sử dụng dễ dàng tiếp cận đến thông tin. Tại Việt Nam, công ty đại chúng thực hiện cơ chế công bố thông tin trực tiếp thông qua website. Tuy nhiên, hạ tầng công nghệ tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hiện đại và hiện chưa có một Trung tâm dữ liệu lưu trữ thông tin công bố. Do vậy, kiến nghị về phương tiện, hình thức công bố thông tin như sau:
- Thứ nhất, cơ quan quản lý và công ty đại chúng cần đồng thời phát triển một hệ thống CBTT số hóa dựa trên nền Web. Hiện nay, UBCKNN đã xây dựng hệ thống CBTT dành cho công ty đại chúng (IDS), SGDCK Hà Nội đã triển khai hệ thống CBTT tự động CIMS, và SGDCK Tp.HCM đang hoàn thiện hệ thống CBTT điện tử. Tuy nhiên, hệ thống CBTT giữa các SGDCK và UBCKNN chưa đồng bộ, nên cùng một thông tin công bố, các công ty phải thực hiện các cách thức báo cáo khác nhau (tại UBCKNN, công ty đại chúng phải gửi các thông tin dưới dạng file điện tử theo mẫu quy định lên hệ thống IDS; tại HNX, công ty niêm yết/đăng ký giao dịch phải nhập trực tiếp thông tin trên hệ thống CIMS; còn tại HOSE, công ty niêm yết phải gửi bản giấy hoặc file .pdf đến Sở khi có nội dung cần công bố). Điều này gây mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, cần có giải pháp để liên thông giữa các hệ thống này để công ty chỉ cần gửi báo cáo một lần, đảm bảo cho cả SGDCK và UBCKK đều có được thông tin; hoặc có phương án thống nhất về định dạng, mẫu biểu tài liệu giúp cho công ty thuận lợi hơn trong thực hiện nghĩa vụ báo cáo cho cơ quan quản lý.
- Thứ hai, cơ quan quản lý thị trường cần xây dựng một Trung tâm lưu giữ thông tin công bố, phục vụ cho công tác giám sát thị trường hiệu quả hơn. Trên thế giới, trung tâm này có thể đặt tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc đặt tại Cơ quan quản lý giám sát thị trường, tùy vào lựa chọn của từng nước. Đối với Việt Nam, việc đặt Trung tâm lưu trữ thông tin nên thuộc về UBCKNN do cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý thông tin của toàn bộ công ty đại chúng, trong khi SGDCK chỉ quản lý thông tin của công ty đại chúng niêm yết.
- Ba là, khuyến khích hoạt động của các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp, nhất là khi TTCK phát triển.
Trên TTCK Mỹ – thị trường được coi là phát triển bậc nhất hiện nay, đội ngũ các hãng thông tin chuyên nghiệp phát triển khá hùng hậu. Các hãng này có vai trò quan trọng, cung cấp các thông tin rất phong phú cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới, giúp nhà đầu tư có thể tìm hiểu về bất kỳ các công ty nào mà họ muốn đầu tư, từ đó nhà đầu tư rút gọn được thời gian tìm hiểu và đưa ra chiến lược đầu tư kịp thời. Chính vì thế, TTCK Mỹ luôn thu hút rất lớn số lượng nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Tại Việt Nam, việc thu hút một cách lâu dài nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là rất cần thiết cho doanh nghiệp cũng như cho cả nền kinh tế, do đó việc phát triển hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp sẽ là nhu cầu tất yếu trong tương lai.
3.2.4. Các giải pháp khác Luận văn: Giảp pháp HĐ công bố thông tin của CTy đại chúng
Nâng cao trách nhiệm của công ty đại chúng:
Có thể thấy trong vấn đề tăng cường tính công khai, minh bạch của TTCK điều cần nhất là tính chủ động, ý thức tuân thủ pháp luật của chính các chủ thể tham gia thị trường. Cơ quan quản lý cũng cần tuyên truyền để các công ty đại chúng ý thức hơn nữa lợi ích của việc CBTT. Chỉ khi bản thân các công ty công bố thông tin một cách có trách nhiệm thì các thông tin trên thị trường mới “có chất lượng” và quyền lợi nhà đầu tư mới được đảm bảo. Ngoài ra, công tác thanh tra, giám sát của UBCKNN cũng cần đạt hiệu quả, có các biện pháp xử lý vi phạm nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng một cách kịp thời, tạo tính răn đe đối với các hành vi vi phạm, từ đó nâng cao tính minh bạch thông tin của công ty đại chúng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm thành lập các quỹ bảo vệ nhà đầu tư tại một số nước. Các quỹ này ngoài vai trò bảo vệ nhà đầu tư, còn có trách nhiệm lên án các vi phạm nghĩa vụ CBTT của các công ty đại chúng, họ kêu gọi công chúng đầu tư tẩy chay công ty đó. Sự quay lưng của nhà đầu tư, của khách hàng chính là “vũ khí” hữu hiệu có thể sử dụng để hạn chế các hành vi vi phạm nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng.
Nâng cao năng lực và vị thế của cơ quan quản lý:
Hiện nay vai trò của UBCKNN chưa đủ mạnh nên không giải quyết được vấn đề nảy sinh đòi hỏi sự phản ứng nhanh, mạnh của cơ quan quản lý, giám sát thị trường. Do không có đủ thẩm quyền nên phản ứng của UBCKNN đôi khi chậm, chưa hiệu quả. Ở rất nhiều nước, việc quản lý, giám sát TTCK được thực hiện bởi một cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, với thẩm quyền tương đối rộng. Chẳng hạn, ở Mỹ, theo Luật Chứng khoán 1933, Ủy ban chứng khoán (SEC) là một cơ quan độc lập thuộc chính phủ. Ở Anh, Cơ quan Quản lý các dịch vụ tài chính (FSA) là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập theo Luật Các thị trường và dịch vụ tài chính năm 2000. Ban điều hành FSA do Bộ Tài chính bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Cơ quan này hoàn toàn độc lập với chính phủ về tổ chức và kinh phí hoạt động. Tại Trung Quốc, Thái Lan, UBCK cũng đều là cơ quan thuộc chính phủ, có thẩm quyền tương đương với một bộ và người đứng đầu UBCK là thành viên Chính phủ. Trong khi đó ở Việt Nam, UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính (tương đương một Vụ thuộc Bộ). Do đó, vị thế của UBCKNN không cao, mặt khác cơ quan này cũng không có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh các bằng chứng về các hành vi gian lận, đầu cơ, thao túng thị trường trong hoạt động đầu tư chứng khoán nên hiệu quả giám sát thị trường của UBCKNN còn hạn chế. Do đó, cần xem xét nâng vị thế cho cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán (UBCKNN) với đầy đủ chức năng lập quy, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi. Luận văn: Giảp pháp HĐ công bố thông tin của CTy đại chúng
Ngoài ra, liên quan đến việc quản lý công ty đại chúng có thể thấy, hiện nay UBCKNN chưa quản lý chặt đến các công ty đại chúng chưa niêm yết. Nhiều công ty đã đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng nhưng chưa đăng ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán, vì thế cũng không thực hiện nghĩa vụ CBTT nhưng khó có cơ sở để kiểm soát được các công ty này. Do đó, cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa UBCKNN với cơ quan quản lý doanh nghiệp để các quy định pháp lý có tính thực thi hiệu quả trên thực tế. Bên cạnh đó, TTCK càng phát triển thì phạm vi, đối tượng của hoạt động giám sát, thanh tra trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng mở rộng. Vì thế, đội ngũ cán bộ quản lý của UBCKNN, SGDCK, TTLKCK cũng cần có năng lực để phát hiện những vi phạm hay dấu hiệu bất thường trong giao dịch cũng như trong hoạt động và những gian lận tại Báo cáo tài chính của các công ty.
Nâng cao trách nhiệm của nhà đầu tư trong tiếp cận, sử dụng thông tin:
Tại nhiều nước trên thế giới, các định chế tài chính, các tổ chức nghiên cứu, phân tích thị trường… được quyền đưa ra những nhận định về tình hình kinh tế cũng như những dự báo tầm xa về động thái điều hành chính sách vĩ mô của Chính phủ cũng như tình hình của các doanh nghiệp. Trên cơ sở những thông tin đa dạng, phong phú và nhiều chiều, nhà đầu tư có nhiều cơ sở tham khảo và tất yếu họ sẽ cẩn trọng, chọn lọc trong việc tiếp nhận thông tin. Ở nước ta thông tin dự báo để cho các nhà đầu tư tham khảo chưa nhiều và cơ sở số liệu đưa ra thông tin đó có tính thuyết phục không cao, nên khi xuất hiện bất cứ một thông tin mà thị trường trông chờ, nhà đầu tư dễ có phản ứng chấp nhận thông tin một cách đơn giản. Thực tế không chỉ đối với thông tin về chứng khoán mà các thông tin liên quan đến tỷ giá, chính sách vĩ mô… cũng đã tác động không nhỏ đến TTCK. Do đó, để đảm bảo an toàn cho đồng vốn, các quyết định đầu tư cần dựa trên việc tìm hiểu kỹ càng về sức khỏe doanh nghiệp; đồng thời bất kỳ thông tin nào được đưa ra, nhà đầu tư cần xem xét mức độ xác thực của thông tin đó, tránh đầu tư theo số đông.
Ngoài ra, tham gia TTCK Việt Nam hiện nay chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân đầu tư lướt sóng ngắn hạn, họ thường không có lợi thế về thông tin và bản thân nhà đầu tư không thể am tường hoạt động doanh nghiệp, nắm được khối lượng thông tin đồ sộ của cả thị trường như công ty chứng khoán, quỹ đầu tư…, vì thế họ cũng dễ bị tác động bởi thông tin. Điển hình như sự việc liên quan đến sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 tại biển Đông ngày 8/5/2014 vừa qua đã khiến TTCK lao dốc với mức giảm lịch sử (33,01 điểm (5,89%) – mức giảm lớn nhất trong lịch sử từ khi TTCK Việt Nam đi vào hoạt động). Mức giảm điểm này còn lớn hơn cả sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt (giảm 4,7%). Tiếp sau đó, ngày 12/05 chỉ số VNIndex tiếp tục giảm 24,61 điểm (4,54%). Tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư đã đưa VNIndex trở thành chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới (theo Bloomberg) vào thời gian này. Rõ ràng, trong sự việc này nhà đầu tư trong nước đã phản ứng một cách thái quá, không cần thiết. Trong khi đó, trái ngược với nhà đầu tư trong nước, tranh thủ tình trạng “hoảng loạn” trên TTCK, nhà đầu tư nước ngoài liên tiếp mua ròng các cổ phiếu giá rẻ, và kết quả là sau đó, khi nhà đầu tư bình tĩnh trở lại, thị trường tăng điểm thì nhà đầu tư nước ngoài đã thu về một khoảng lợi nhuận không hề nhỏ. Sự việc này cho thấy, tâm lý đám đông vẫn “lấn lướt” trên thị trường. Vì thế, nâng cao ý thức trong tiếp cận, phân tích và sử dụng thông tin với chính bản thân nhà đầu tư là cần thiết, nhằm giảm thiểu những rủi ro do thông tin đem lại cho chính họ. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần có nhiều chính sách thu hút sự tham gia của tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, mà điển hình là các tổ chức tài chính như các quỹ đầu tư, các ngân hàng thương mại…, giúp TTCK hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Tái cấu trúc lại cơ sở nhà đầu tư cũng chính là một trong bốn trụ cột nhằm tái cấu trúc TTCK Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
TTCK Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng trước yêu cầu ngày càng cao về tính minh bạch. Đây là cơ sở để thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, là động lực để phát triển thị trường. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng thiếu minh bạch thông tin vẫn đã và đang là một tồn tại khá lớn, gây cản trở sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường. Chính vì thế, nâng cao tính công khai, minh bạch của TTCK là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Luận văn: Giảp pháp HĐ công bố thông tin của CTy đại chúng
Đối với các công ty đại chúng, công bố thông tin chính là việc công ty tạo lập hình ảnh đối với nhà đầu tư, là trách nhiệm và cũng là cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Trên thực tế, hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng đã ngày càng tốt hơn nhưng vẫn còn các tồn tại, vướng mắc mà nguyên nhân của nó bao gồm cả từ phía chính sách pháp luật, hạ tầng công nghệ thông tin và ý thức chủ quan từ phía doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động CBTT của công ty đại chúng cần có những phương hướng, giải pháp đồng bộ đặt trong bối cảnh thực trạng TTCK Việt Nam hiện nay như hoàn thiện các quy định hiện hành theo hướng quy định rõ ràng hơn, tiếp thu các kinh nghiệm quốc tế về chính sách công bố thông tin; nâng cao ý thức của công ty đại chúng trong thực hiện CBTT và ý thức tiếp nhận thông tin từ phía nhà đầu tư… Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng nỗ lực minh bạch hóa thị trường không phải chỉ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước mà còn đòi hỏi sự chung tay của các công ty và nhà đầu tư trong việc tuân thủ quy định pháp luật về công bố thông tin một cách có trách nhiệm, bởi lẽ, khung pháp lý hiện nay đã có và điều chỉnh tương đối chặt chẽ nhưng nó là chưa đủ nếu như bản thân các doanh nghiệp không nghiêm túc tuân thủ và bỏ qua trách nhiệm xã hội đối với công chúng đầu tư.
KẾT LUẬN
Thị trường chứng khoán được xem là thị trường của thông tin và minh bạch thông tin chính là động lực cơ bản để phát triển thị trường lành mạnh, bền vững. Với vai trò là chủ thể cung cấp hàng hóa trên TTCK, chế định pháp luật đặc biệt chú trọng đến nghĩa vụ CBTT của các công ty đại chúng bởi các thông tin do công ty đại chúng cung cấp là tấm gương phản chiếu tình hình kinh doanh của công ty, là động lực để công ty hoàn thiện chế độ quản trị, phát triển thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh doanh; đồng thời cũng là cơ sở để hình thành giá chứng khoán. Công ty đại chúng CBTT càng minh bạch thì giá chứng khoán càng được phản ánh chính xác, TTCK phát triển bền vững và quyền lợi của nhà đầu tư càng được đảm bảo.
Do vai trò quan trọng của vấn đề công khai, minh bạch thông tin trên TTCK nên ngay từ những ngày đầu hình thành thị trường, chế định pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin đã được chú trọng. Hệ thống pháp luật điều chỉnh về hoạt động CBTT trên TTCK đã song hành cùng các bước phát triển của thị trường. Tại các văn bản đầu tiên như Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 thay thế Nghị định số 44/1998//NĐ-CP về chứng khoán và TTCK, Thông tư số 57/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004 hướng dẫn CBTT trên TTCK, nghĩa vụ CBTT của các công ty niêm yết đã được quy định chi tiết. Năm 2006, một nội dung quan trọng đã được Luật hóa, đó là việc đưa khái niệm “công ty đại chúng” vào Luật Chứng khoán và yêu cầu các công ty này cũng phải thực hiện nghĩa vụ CBTT (trong khi nghĩa vụ CBTT trước đó vốn chỉ dành cho các công ty niêm yết). Từ khi ban hành Thông tư số 38/2007/TT-BTC hướng dẫn CBTT trên TTCK để cụ thể hóa các quy định tại Luật Chứng khoán cho đến nay, nghĩa vụ CBTT của các công ty đại chúng ngày càng được điều chỉnh theo hướng chặt chẽ hơn, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho đông đảo nhà đầu tư. Hiện nay, nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng được quy định cụ thể tại
Thông tư 52/2012/TT-BTC. Các quy định hiện hành được đánh giá là khá đầy đủ và tiệm cận thông lệ quốc tế cả về loại thông tin cần công bố, cách thức và thời hạn CBTT. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật CBTT của công ty đại chúng cho thấy, mặc dù Thông tư 52/2012/TT-BTC mới được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2012 nhưng đã có những tồn tại về kỹ thuật pháp lý cũng như nhiều nội dung quy định còn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các công ty trong quá trình thực thi nghĩa vụ công khai thông tin; mặt khác cũng cần bổ sung, sửa đổi một số quy định để phù hợp với yêu cầu phát triển TTCK gắn với hội nhập hiện nay (như yêu cầu công ty niêm yết CBTT bằng tiếng Anh hoặc việc lập Báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế…). Do đó, việc hoàn thiện các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại chúng là hết sức cần thiết.
Ngoài ra, thực tế cho thấy có đến khoảng 70% các công ty niêm yết vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin và bị nhắc nhở bằng văn bản từ các SGDCK, trong đó nhiều vi phạm liên quan đến CBTT các Báo cáo tài chính, chưa kể đến chất lượng các BCTC của các công ty đại chúng cũng không đảm bảo độ trung thực. Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về CBTT của công ty đại chúng cần các giải pháp tổng thể như nâng cao năng lực, khả năng giám sát của cơ quan quản lý; hoàn thiện hệ thống CBTT; nâng cao ý thức CBTT của công ty đại chúng và năng lực tiếp nhận, đánh giá thông tin của nhà đầu tư; xây dựng bộ chỉ số minh bạch thông tin cho các công ty niêm yết; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, đào tạo về chứng khoán và TTCK… Các giải pháp này sẽ giúp công ty đại chúng nói riêng và TTCK nói chung công khai, minh bạch hơn, từ đó xây dựng được hình ảnh và nâng cao vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Đây chính là động lực giúp TTCK phát triển, trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút đông đảo nhà đầu tư trong và ngoài nước; đồng thời khẳng định được vai trò là kênh huy động vốn quan trọng và hiệu quả cho nền kinh tế. Luận văn: Giảp pháp HĐ công bố thông tin của CTy đại chúng
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thông tin của Cty đại chúng trên thị trường CK