Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp quản trị Cty trên sàn giao dịch chứng khoán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
4.1 Phân tích thống kê mô tả
Kết quả phân tích thống kê mô tả các biến định lượng được trình bày trong bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả cho các biến định lượng của mô hình Descriptive Statistics
Số ngày từ khi kết thúc năm tài chính cho đến ngày kí báo cáo kiểm toán của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM trong mẫu nghiên cứu giao động từ 26 ngày đến 103 ngày, thời hạn phát hành báo cáo kiểm toán trung bình là 75 ngày. Độ lệch chuẩn phản ánh mức chênh lệch bình quân giữa thời hạn phát hành báo cáo kiểm toán của các công ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu xấp xỉ 13 ngày. Như vậy, có thể thấy được rằng một số công ty niêm yết chưa công bố báo cáo tài chính năm đã kiểm toán kịp thời, và có sự khác biệt đáng kể về thời hạn phát hành báo cáo tài chính đã kiểm toán giữa các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM.
Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành của các công ty niêm yết giao động từ 0% đến 100%, tỷ lệ bình quân là 60,18%. Độ lệch chuẩn phản ánh mức chênh lệch bình quân của tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành của các công ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu xấp xỉ 20,7%. Như vậy, còn một số công ty chưa thực hiện đúng quy định về cơ cấu của thành viên HĐQT không điều hành và có sự khác biệt lớn giữa cơ cấu thành viên HĐQT không điều hành của các công ty niêm yết.
Tỷ lệ thành viên ban kiểm soát có trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán của các công ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu giao động từ 0% đến 100%, tỷ lệ bình quân là 55,75% và độ lệch chuẩn xấp xỉ 26,64% cho thấy mức chênh lệch về tỷ lệ thành viên ban kiểm soát có trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán giữa các công ty lớn.
Tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi cổ đông lớn của các công ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu giao động ở mức 0% đến 97%, tỷ lệ bình quân là 51,92% và độ lệch chuẩn xấp xỉ 22,81% phản ánh mức chênh lệch bình quân giữ tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi cổ đông lớn của các công ty niêm yết cho thấy sự khác biệt lớn giữa mức độ phân tán quyền sở hữu cổ phần của các công ty niêm yết.
Kết quả thống kê của các biến định danh, đại diện cho các nhân tố thuộc về quản trị công ty được tổng hợp trong bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2 Kết quả phân tích thống kê mô tả cho các biến định danh của mô hình
Theo kết quả thống kê trong bảng 4.2, trong số 98 công ty niêm yết thuộc mẫu nghiên cứu thì có 74 công ty không có sự kiêm nhiệm đồng thời hai vị trí CEO và chủ tịch HĐQT (chiếm tỷ lệ 76%); 24 công ty cho phép kiêm nhiệm cả 2 vị trí này (chiếm tỷ lệ 24%). Số lượng công ty niêm yết có Trưởng ban kiểm soát là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về kế toán kiểm toán là 57 công ty (chiếm tỷ lệ 58%), 41 công ty có trưởng ban kiểm soát là người không có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về kế toán, kiểm toán. Chỉ có 29 công ty niêm yết (chiếm tỷ lệ 30%) trong mẫu nghiên cứu có thành lập ban kiểm toán nội bộ, còn lại 69 công ty niêm yết không thành lập bộ phận này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
4.2 Phân tích hồi quy. Luận văn: Giải pháp quản trị Cty trên sàn giao dịch chứng khoán
4.2.1 Phân tích kết quả các kiểm định.
Kiểm định hệ số hồi quy:
Bảng 4.3 Hệ số hồi quy Coefficientsa
Các biến độc lập BIND, TBKS và biến kiểm soát BCTC, YKKT có mức ý nghĩa (sig) nhỏ hơn 0,05. Do đó, các biến này tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc TIME với độ tin cậy lớn hơn 95%. Cụ thể:
Biến BIND có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa -13,280, quan hệ ngược chiều với biến TIME chứng tỏ khi tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT tăng 1% thì thời hạn hoàn thành báo cáo kiểm toán của công ty niêm yết sẽ giảm xấp xỉ 13 ngày.
Biến TBKS có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa -6,798, quan hệ ngược chiều với biến TIME chứng tỏ khi trưởng BKS công ty niêm yết có trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán thì thời hạn hoàn thành báo cáo kiểm toán của công ty niêm yết sẽ giảm xấp xỉ 7 ngày.
Biến BCTC có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là +9,485, quan hệ cùng chiều với biến TIME chứng tỏ đối với loại báo cáo tài chính hợp nhất thì thời hạn hoàn thành báo cáo kiểm toán của công ty niêm yết sẽ tăng xấp xỉ 9 ngày.
Biến YKKT có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là -8,408, quan hệ ngược chiều với biến TIME chứng tỏ báo cáo tài chính có ý kiến kiểm toán là chấp nhận toàn phần thì thời hạn hoàn thành báo cáo kiểm toán của công ty niêm yết sẽ giảm xấp xỉ 8 ngày.
Các biến độc lập DUAL, ACEXP, AUDIT, CDL và biến kiểm soát QMO, ROA, CTY có mức ý nghĩa (sig) lớn hơn 0,05 cho thấy các biến này tương quan không có ý nghĩa với biến phụ thuộc TIME.
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình:
Về mức độ giải thích của mô hình:
Bảng 4.4 Tóm tắt mô hình Model Summaryb
Trong bảng 4.4 Tóm tắt mô hình, chỉ số R2 hiệu chỉnh là 0,225. Như vậy các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đề xuất giải thích được 22,5% thay đổi của thời hạn hoàn thành báo cáo kiểm toán độc lập, đại diện cho tính kịp thời của báo cáo tài chính. Điều này chứng tỏ còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Tuy mức độ giải thích của mô hình tương đối thấp, nhưng cao hơn so với các nghiên cứu Al Daoud et al. (2014), Mohamad- Nor (2010), Abdulla (2006) và xấp xỉ với nghiên cứu của Ika và Ghazali (2012).
Về mức độ phù hợp của mô hình:
Bảng 4.5 Phân tích phương sai ANOVAa
Trong bảng 4.5 Phân tích phương sai, mức ý nghĩa của mô hình (sig) nhỏ hơn 0,01 cho thấy mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế, hay các biến độc lập và biến kiểm soát có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%.
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập:
Trong mô hình hồi quy đa biến, giả thiết các biến độc lập không có tương quan hoàn toàn với nhau được đưa ra. Do đó, khi ước lượng mô hình hồi quy đa biến, phải kiểm tra giả thiết này thông qua kiểm tra hệ số phóng đại phương sai (VIF). Theo lý thuyết, khi VIF < 10 thì không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Đinh Phi Hổ, 2014); tuy nhiên, trong thực tế nghiên cứu chỉ số VIF cần phải không vượt quá 2 để chắc chắn hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra (Nguyễn Đình Thọ, 2014)
Trong bảng 4.3, độ phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 2. Như vậy, các biến độc lập không có tương quan hoàn toàn với nhau hay mô hình hồi quy đa biến không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Kiểm định hiện tượng tự tương quan:
Trong bảng 4.4, trị số d của mô hình là 1,977
Mô hình nghiên cứu có 6 biến độc lập và 5 biến kiểm soát; quy mô mẫu là 98, tra bảng thống kê Durbin – Watson với mức ý nghĩa 5% có dL = 1,439 và dU = 1,923.
Vì dụ < d < 4 – dL cho nên có thể kết luận không có hiện tượng tự tương quan trong phần dư.
Kiểm định phương sai của phần dư thay đổi:
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định SpearmanCorrelations
Theo kết quả kiểm định Spearman trong bảng 4.6, các biến độc lập BIND, TBKS và biến kiểm soát BCTC, YKKT đều có mức ý nghĩa (sig) lớn hơn 0,05. Như vậy, kiểm định Spearman cho biết phương sai có phần dư không thay đổi, tức là các giá trị phần dư có phân phối giống nhau và giá trị phương sai như nhau.
Như vậy, có thể kết luận ước lượng OLS của các hệ số hồi quy hiệu quả, các kiểm định giả thuyết có giá trị và các dự báo hiệu quả.
Tóm lại, qua phân tích kết quả các kiểm định cho thấy mô hình đề xuất có biến BIND, TBKS, BCTC và YKKT tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính với độ tin cậy là 95%. Phương trình ước lượng mức độ ảnh hưởng như sau:
TIME = 117,262 – 13,28BIND – 6,798TBKS + 9,485BCTC -8,408YKKY 4.2.2 Thảo luận kết quả hồi quy
4.2.2.1 Thảo luận về kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Luận văn: Giải pháp quản trị Cty trên sàn giao dịch chứng khoán
Theo bảng 4.3, căn cứ trên hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa cho thấy kết quả phân tích của mô hình ủng hộ giả thuyết H1 và giả thuyết H3b ; bác bỏ giả thuyết H2, H3a, H4, H5 ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể:
Giả thuyết H1 dự báo mối tương quan thuận giữa sự độc lập của HĐQT và tính kịp thời của báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Kết quả phân tích hồi quy củng cố giả thuyết này ở mức ý nghĩa 5%, tức là HĐQT của các công ty niêm yết có tỷ lệ thành viên không điều hành càng lớn thì công ty niêm yết càng kịp thời công bố báo cáo tài chính. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Afif (2009) và Abdulla (2006) nhưng ngược với kết quả nghiên cứu của Tauringana eti al. (2008) và Mohamad-Nor et al. (2010).
Giả thuyết H2 dự báo mối tương quan nghịch giữa sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch HĐQT và tính kịp thời của báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mối tương quan thuận, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; tức là sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch HĐQT không ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Mohamad – Nor et al. (2010), Sultana et al. (2014) và Arbernathy et al. (2014) nhưng ngược với kết quả nghiên cứu của Afif (2009).
Giả thuyết H3a dự báo mối tương quan thuận giữa tỷ lệ thành viên BKS có trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán và tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mối tương quan nghịch, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; tức là tỷ lệ thành viên BKS có trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán không ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Mohamad – Nor et al. (2010), ngược với kết quả nghiên cứu của Sultana et al. (2014) và Abernathy et al. (2014).
Giả thuyết H3b dự báo mối tương quan thuận giữa trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán của trưởng BKS và tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Kết quả phân tích hồi quy khẳng định giả thuyết này đúng ở mức ý nghĩa 5%; tức là trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán của trưởng BKS ảnh hưởng tích cực đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Abernathy et al. (2014).
Giả thuyết H4 dự báo mối tương quan thuận giữa sự hiện diện của ban kiểm soát nội bộ, ban kiểm toán nội bộ và tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Kết quả phân tích hồi quy bác bỏ giả thuyết này ở mức ý nghĩa 5%; tức là sự hiện diện của ban kiểm soát nội bộ, ban kiểm toán nội không ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Kết quả này ngược với nghiên cứu của Afif (2009) và nghiên cứu của Wan-Hussin và Bamahros (2013).
Giả thuyết H5 dự báo mối tương quan giữa cơ cấu cổ đông tập trung và tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mối tương quan thuận nhưng không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; tức là mức độ phân tán của cơ cấu cổ đông không ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Leventis et al. (2005) và Afif (2009) nhưng ngược với nghiên cứu của Bamber et al.
Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy ảnh hưởng của hai nhân tố đóng vai trò biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu là loại báo cáo tài chính và loại ý kiến kiểm toán đến tính kịp thời của báo cáo tài chính các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Cụ thể, loại báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất có thời hạn công bố dài hơn và báo cáo kiểm toán có ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần có thời hạn công bố ngắn hơn các loại báo cáo khác.
4.2.2.2 Thảo luận về vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê
Theo bảng 4.3, giá trị tuyệt đối hệ số hồi quy chuẩn hóa của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê như sau: Biến BIND: 0,205 và biến TBKS 0,251. Như vậy, trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán của trưởng ban kiểm soát có mức độ ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính lớn hơn nhân tố sự độc lập của HĐQT.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Thông qua năm bước kiểm định của phương pháp phân tích hồi quy sử dụng dữ liệu thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo kiểm toán của 98 công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM năm 2014 có thể khẳng định rằng mô hình nghiên cứu của đề tài phù hợp và có ý nghĩa giải thích tác động của các nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính năm 2014 của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Tuy nhiên, mức độ giải thích của các biến trong mô hình còn thấp. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được ảnh hưởng của sự độc lập của HĐQT và trình độ chuyên môn về kế toán của trưởng BKS đến thời hạn phát hành báo cáo kiểm toán cho báo cáo tài chính năm của các công ty niêm yết. Kết quả nghiên cứu này là nền tảng để nghiên cứu kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao tính kịp thời của báo cáo tài chính cũng như hiệu quả quản trị công ty của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM nói riêng và các công ty niêm yết ở Việt Nam nói chung.
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
5.1 Các kiến nghị Luận văn: Giải pháp quản trị Cty trên sàn giao dịch chứng khoán
5.1.1 Kiến nghị đối với công ty niêm yết
Có thể nói chậm công bố thông tin báo cáo tài chính luôn là vấn đề nóng đối với các công ty ty niêm yết tại Việt Nam. Kết thúc thời hạn công bố thông tin luôn có tình trạng các Sở Giao dịch chứng khoán phải nêu tên, ra văn bản nhắc nhở các doanh nghiệp vi phạm. Đối với các doanh nghiệp công bố thông tin đúng hạn thì rất đông trong số đó chờ đến ngày cuối mới công bố báo cáo tài chính. Ngoài ra, lỗi vi phạm về công bố thông tin tình hình quản trị công ty của các công ty niêm yết cũng khá phổ biến (Bùi Kim Yến, 2013). Hơn thế nữa, theo kết quả của dự án chấm điểm quản trị công ty do IFC tiến hành, so với các nước trong khu vực, điểm số thẻ điểm quản trị của các công ty Việt Nam đứng ở vị trí cuối bảng xếp hạn trong các nước Asean; điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, các công ty niêm yết đóng vai trò là chủ thể trong việc thiết kế, vận hành cơ chế quản trị công ty cũng như chủ thể công bố thông tin báo cáo tài chính cần phải chủ động thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu các sai phạm liên quan đến công bố thông tin cũng như quản trị công ty. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính, tác giả xin gợi ý các giải pháp như sau:
Thứ nhất, cần tăng cường tính độc lập của HĐQT công ty niêm yết thông qua việc bổ nhiệm các thành viên không điều hành trong HĐQT.
Trong cơ cấu tổ chức của công ty niêm yết, HĐQT công ty niêm yết giữ vai trò là chủ thể quản lý công ty, có trách nhiệm định hướng và quyết định các chính sách về hệ thống kiểm soát phòng ngừa rủi ro (Nguyễn Trọng Nguyên, 2007). Qua kết quả khảo sát cho thấy trong thực tế, hầu hết các công ty cổ phần thành viên HĐQT là các cổ đông lớn, hoặc là đại diện các cổ đông lớn của công ty. Hơn thế nữa, nhiều thành viên HĐQT còn là thành viên của ban điều hành, trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của công ty và có sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và Giám đốc (Tổng giám đốc). Như vậy, vị thế thực tế của HĐQT đã bị xem nhẹ và HĐQT công ty đã không thực hiện đầy đủ vai trò cốt yếu của mình là duy trì cơ chế phòng ngừa rủi ro, các thành viên HĐQT phần lớn chịu sự chi phối về lợi ích của cổ đông lớn hơn là phục vụ cho lợi ích của công ty và các cổ đông nhỏ lẻ. Tỷ lệ hiện diện của thành viên HĐQT không điều hành sẽ tăng cường sự độc lập của HĐQT và hiệu quả quản lý, giám sát công ty niêm yết từ đó nâng cao thành quả hoạt động công ty và tính minh bạch trong quản lý, điều hành và công bố thông tin của doanh nghiệp.
Thứ hai, bổ nhiệm Trưởng BKS là người có trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm tóan và tăng cường hiệu quả của ban kiểm soát công ty
Theo quy định hiện hành, tất cả các công ty niêm yết phải thành lập ban kiểm soát. Nhiệm vụ của Ban kiểm soát là giám sát Hội động quản trị và Ban điều hành, nghĩa là giám sát quá trình thiết lập lập hệ thống kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát; phát hiện quá trình lập và công bố và báo cáo tài chính; tuy nhiên trong thực tế, vai trò của ban kiểm soát công ty niêm yết đối với chất lượng báo cáo tài chính rất mờ nhạt vì rất nhiều lý do tính độc lập của các thành viên Ban kiểm soát chưa cao vì hầu hết thành viên Ban kiểm soát là nhân viên công ty hay trình độ chuyên môn của thành viên ban kiểm soát chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn (Nguyễn Trọng Nguyên, 2012). Hơn thế nữa, theo khảo sát của tác giả trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu, ban kiểm soát của một số công ty niêm yết được thành lập cốt yếu để có sự hiện diện về mặt hình thức theo quy định về quản trị công ty. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty niêm yết nên có sự đầu tư đáng kể cho việc xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả của Ban kiểm soát như quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát công ty; cần trao quyền cho trưởng ban kiểm soát nhiều hơn; có quy định cụ thể về cơ chế bổ nhiệm thành viên ban kiểm soát cũng như năng lực của người được bổ nhiệm; trưởng ban kiểm soát của công ty niêm yết phải là người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về kế toán, kiểm toán, v.v…
Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác lập và trình bày báo cáo tài chính, đặc biệt là loại báo cáo tài chính hợp nhất
Kết quả phân tích hồi quy của nghiên cứu cho thấy, loại báo cáo tài chính và loại ý kiến kiểm toán cũng có ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Cụ thể, loại báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính có ý kiến kiểm toán không tốt thì có thời hạn phát hành báo cáo tài chính dài hơn. Do đó, để góp phần nâng cao tính kịp thời của báo cáo tài chính, các đơn vị báo cáo đặc biệt là các công ty mẹ cần phải ban hành quy trình lập và công bố báo cáo tài chính một cách khoa học, thống nhất, phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình. Cụ thể: các doanh nghiệp cần đồng nhất về các thủ tục kiểm soát nội bộ, chính sách kế toán áp dụng để ghi nhận và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như hệ thống sổ sách kế toán, mẫu biểu báo cáo; điều này góp phần đảm bảo số liệu ghi nhận giữa các đơn vị hạch toán của tập đoàn có sự tương đồng, thuận tiện cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất. Ngoài ra, cần phải quy định về thời hạn hoàn thành báo cáo giữa các công ty con, đơn vị hạch toán phụ thuộc. Song song với đó, cần xây dựng cơ chế hướng dẫn, giám sát thực hiện và phải đầu tư nâng cao chất lượng các nguồn lực liên quan đến công tác hạch toán, báo cáo kế toán như đội ngũ nhân viên kế toán, cơ sở vật chất hệ thống thông tin kế toán hiện đại, tích hợp giữa các bộ phận báo cáo nhằm thu thập thông tin một cách nhanh chóng, chính xác.
Cuối cùng, các công ty niêm yết cần có nhận thức đúng đắn về tác động tích cực của công bố thông tin tài chính một cách trung thực, kịp thời đến hiệu quả hoạt động của công ty; nó là phương tiện quảng bá tốt nhất, khách quan nhất về hình ảnh, thương hiệu và uy tín của công ty; từ đó mang lại một mức giá cao xứng đáng cho cổ phiếu của họ (Bùi Kim Yến, 2012).
5.1.2 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý và ban hành chính sách Luận văn: Giải pháp quản trị Cty trên sàn giao dịch chứng khoán
Bên cạnh các kiến nghị về quản trị công ty liên quan đến kết quả nghiên cứu, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý và ban hành chính sách cũng như nhà đầu tư dựa trên hiểu biết của tác giả khi nghiên cứu vấn đề về tính kịp thời của báo cáo tài chính như sau:
5.1.2.1 Đối với cơ quan quản lý chứng khoán.
Theo Nguyễn An Nhiên (2009), các Sở giao dịch chứng khoán là đối tượng đầu tiên cần được định hướng hoạt động một cách hiệu quả bởi, cùng với Ủy ban chứng khoán nhà nước, đây là cơ quan quản lý trực tiếp mọi đối tượng trên thị trường chứng khoán. Chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng như chất lượng cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết chịu tác động không nhỏ từ sự quản lý của Sở Giao dịch.
Theo nhận định của Ông Nguyễn Băng Tâm, Phó Chủ nhiệm CLB các Doanh nghiệp niêm yết cho rằng có hai khả năng các cá nhân, DN không công bố thông tin xảy ra trên thị trường: một là họ không biết hoặc quên việc công bố thông tin; hai là rất nhiều trường hợp biết nhưng cố tình không công bố, chấp nhận chịu phạt vì thấy rằng bán “chui” lợi hơn mức chịu phạt (Theo Người Lao Động, 2015). Tác giả cũng đồng tình với nhận định này và cho rằng để góp phần xử lý tình trạng doanh nghiệp chậm trễ trong việc công bố thông tin, thiết nghĩ, các cơ quan quản lý về chứng khoán gồm Ủy ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán cần phải thực thi các biện pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin, tổ chức tập huấn và tuyên truyền về các quy định về công bố thông tin cho tất cả các doanh nghiệp, cổ đông, nhà đầu tư được biết; đồng thời phải có chế tài răn đe đủ mạnh để nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp. Luận văn: Giải pháp quản trị Cty trên sàn giao dịch chứng khoán
Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin của các doanh nghiệp
Hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tuân thủ theo quy định của thông tư 52/2012/TT-BTC ban hành 05/04/2012. Qua hơn ba năm áp dụng, thông tư này đã có đóng góp đáng kể trong việc tăng cường tính minh bạch thị trường, tuy nhiên vẫn còn một số điểm bất cập, hạn chế. Đặc biệt, Luật doanh nghiệp mới ban hành có hiệu lực thi thành từ tháng 7/2015 có những thay đổi liên quan đến công bố thông tin, quản trị công ty đòi hỏi các khung pháp lý về công bố thông tin và quản trị công ty cần phải cập nhật. Hơn thế nữa, cần phân định rạch ròi trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan, đặc biệt là trách nhiệm công bố thông tin bất thường tránh tình trạng nhập nhằng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Theo Bùi Kim Yến (2012), cần bổ sung điều khoản bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trước những thiệt hại do vi phạm công bố thông tin của các công ty niêm yết. Cụ thể quy định rõ quyền hạn của cac nhà đầu tư khi bị thiệt hại hoặc rủi ro do giao dịch chứng khoán của những công ty có những hành vi như chậm nộp báo cáo tài chính làm thông tin lạc hậu, báo cáo tài chính sai sự thật, công bố thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin bị rò rỉ, thông tin bất cân xứng. giao dịch nội gián … nhà đầu tư có quyền khởi kiện lên các cơ quan chức năng theo đúng quy trình và thủ tục được hướng dẫn. Nếu nhà đầu tư thắng kiện, công ty niêm yết phải đền bù những thiệt hại đã gây ra cho nhà đầu tư, ngoài ra công ty niêm yết còn phải chịu trách nhiệm với Sở Giao dịch Chứng khoán về các hành vi của mình, có thể bị phạt tiền, bị đình chỉ hoặc hủy bỏ niêm yết.
Thứ hai, tổ chức tập huấn và phổ biến rộng rãi các quy định về công bố thông tin
Các văn bản quy định được ban hành cần được thông tin rộng rãi trên trang điện tử của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán và các phương tiện thông tin đại chúng chính thống. Cùng với việc ban hành các quy định, cơ quan quản lý chứng khoán cần tổ chức phổ biến, tập huấn về các quy định công bố thông tin cho doanh nghiệp; tổ chức các kênh đối thoại để ghi nhận về thực trạng áp dụng các quy định và thông tin phản hồi của doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ các vướng mắc một cách nhanh chóng kịp thời. Bên cạnh đó, cần có giải pháp phổ biến nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết góp phần tạo ra mô hình kinh doanh công khai, minh bạch và bảo vệ nhà đầu tư.
Cuối cùng, các cơ quan quản lý chứng khoán cần quy định chế tài xử lý vi phạm mang tính răn đe đủ mạnh để nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp
Hầu hết, các ý kiến chuyên gia đều cho rằng, mức phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn, hành vi báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của UBCKNN theo quy định của nghị định 108/NĐ-CP ban hành ngày 23/9/2013 là chưa đủ răn đe, nhất là khi đây là khoản phạt doanh nghiệp chứ không phải phạt cá nhân. Bên cạnh đó, trong khi các sai phạm về chậm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán nước ngoài bị xử phạt rất nghiêm khắc và nhanh chóng; tiêu biểu như trường hợp mã cổ phiếu CAVO của Tập đoàn Cavico Việt Nam bị hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ (Mỹ) do không nộp báo cáo tài chính năm 2010 đúng hạn thì các lỗi vi phạm về chậm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa được xử lý kịp thời, triệt để gây hiệu quả nghiêm trọng. Cụ thể, công ty chứng khoán SME né tránh công bố thông tin trong gần cả năm 2012 nhưng tới cuối tháng 10 năm 2013, Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM mới có quyết định hủy niêm yết cổ phiếu SME. Hay trường hợp của Công ty Cổ phần dược Viễn Đông (mã cổ phiếu DVD), mặc dù công ty này chậm công bố thông tin báo cáo tài chính suốt một thời gian dài nhưng Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM chỉ ra thông báo nhắc nhở, không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào liên quan cho các nhà đầu tư được biết cũng như giám sát việc công bố thông tin của doanh nghiệp; dẫn đến tình trạng ban lãnh đạo công ty ém nhẹm thông tin công ty phá sản, các cổ đông lớn bán tháo cổ phiếu gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư.
5.1.2.2 Đối với các cơ quan ban hành chính sách về kế toán
Hệ thống các văn bản luật kế toán, chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn về kế toán của Việt Nam mang tính tuân thủ cao, quy định chi tiết về cách xử lý và ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh. Tuy nhiên, hệ thống quy định về kế toán được ban hành khá lâu, một số quy định không đáp ứng được yêu cầu xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hiện nay như các giao dịch của hoạt động mua bán, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp, v.v… chưa kể đến nhiều quy định còn mang nặng tính hình thức, chồng chéo nhau giữa các văn bản ban hành. Chính những bất cập này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng báo cáo tài chính nói chung và tính kịp thời của báo cáo tài chính nói riêng. Do đó, các cơ quan quản lý có trách nhiệm ban hành các chính sách về kế toán cần phải tổ chức rà soát, đánh giá và sửa đổi, cập nhật hệ thống các quy định về kế toán cho phù hợp với những thay đổi của thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.
5.1.3 Kiến nghị đối với nhà đầu tư: Luận văn: Giải pháp quản trị Cty trên sàn giao dịch chứng khoán
Rõ ràng việc chậm công bố thông tin sẽ dẫn đến bất bình đẳng về thông tin đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đồng thời dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư khi ra các quyết định giao dịch chứng khoán vì thiếu thông tin, đặc biệt là các nguồn thông tin mang tính chất quan trọng như báo cáo tài chính đã kiểm toán. Do đó, các nhà đầu tư cần lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của mình và góp phần hạn chế các sai phạm liên quan đến hành vi che giấu, trì hoãn công bố thông tin.
Các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, cần chủ động tìm kiếm các thông tin liên quan đến hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp, tìm hiểu kỹ tình hình tình hình doanh nghiệp, trước khi ra quyết định đầu tư tránh tình trạng mua phải các chứng khoán có rủi ro cao.
5.2. Kết luận về đóng góp của đề tài, hạn chế của đề tài và đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.2.1 Đóng góp của đề tài.
Nghiên cứu đã khái quát được các vấn đề lý thuyết liên quan đến tính kịp thời của báo cáo tài chính và quản trị công ty, đồng thời đóng góp vào kho tài liệu nghiên cứu bằng chứng thực nghiệm về tác động của các nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính năm đã kiểm toán của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của tính độc lập của HĐQT và trình độ chuyên môn của trưởng ban kiểm soát đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu củng cố tác động của nhân tố thuộc về đặc điểm công ty là loại báo cáo tài chính và loại ý kiến kiểm toán, đóng vai trò nhân tố kiểm soát trong mô hình nghiên cứu. Căn cứ trên kết quả này, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường tính kịp thời của báo cáo tài chính và hiệu quả quản trị công ty của các công ty niêm yết. Tuy được thực hiện dựa trên nền tảng đảm bảo ý nghĩa khoa học nhưng nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế. Để tháo gở những hạn chế này, nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo đã được đề xuất để làm rõ đề tài nghiên cứu.
5.2.2 Hạn chế của đề tài. Luận văn: Giải pháp quản trị Cty trên sàn giao dịch chứng khoán
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết khoa học nhưng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm mà bất kỳ nghiên cứu thực nghiệm nào tại Việt Nam hiện nay cũng mắc phải, liên quan đến việc xây dựng mô hình nghiên cứu, thu thập dữ liệu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu còn được tiến hành khảo sát trên mẫu nghiên cứu chứ không phải toàn bộ tổng thể. Cụ thể các hạn chế của đề tài như sau:
Thứ nhất, hạn chế liên quan đến việc xây dựng mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên kết quả các nghiên cứu liên quan và khung lý thuyết về quản trị công ty. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng có thể được đo lường một cách dễ dàng dẫn đến việc bỏ qua những biến khác có khả năng có ý nghĩa giải tích tính kịp thời của báo cáo tài chính, đã được chứng minh trong các nghiên cứu liên quan như sự độc lập của ban kiểm soát, số cuộc họp của ban kiểm soát, hiệu quả của ban kiểm soát, v.v… Bên cạnh đó, tính kịp thời của báo cáo tài chính chỉ mới được đo lường theo thước đo phổ biến trong các nghiên cứu liên quan là số ngày từ khi kết thúc năm tài chính cho ngày kí báo cáo kiểm toán.
Thứ hai, hạn chế liên quan đến phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên những dữ liệu được thu thập chỉ trong năm 2014, do đó kết quả nghiên cứu chưa phản ánh được xu hướng của tính kịp thời báo cáo tài chính và xu hướng tác động của các nhân tố thuộc về đặc điểm quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Các công ty niêm yết thuộc lĩnh vực tài chính bị loại khỏi đối tượng khảo sát và nghiên cứu chỉ nhắm đến loại báo cáo tài chính năm đã kiểm toán.
Thứ ba, hạn chế liên quan đến việc giải thích kết qua nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được liên hệ với kết quả của các nghiên cứu liên quan đã được tiến hành. Tuy nhiên, cần thận trọng khi đưa ra các kết luận vì kết quả nghiên cứu còn phụ thuộc vào môi trường nghiên cứu cụ thể và thời kỳ tiến hành nghiên cứu.
Cuối cùng, nghiên cứu thực hiện phân tích chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên danh sách các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM nhưng kết luận được suy rộng cho tổng thể. Tuy cỡ mẫu có thể đảm bảo tính đại diện, căn cứ trên cơ sở khoa học nhưng kết quả cũng cần được xem xét, đánh giá thận trọng.
5.2.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo.
Nhằm khắc phục các hạn chế được trình bày ở trên, nghiên cứu đưa ra một số hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện mô hình nghiên cứu, đưa thêm vào mô hình nghiên cứu các nhân tố thuộc về đặc điểm quản trị công ty liên quan đến hội đồng quản trị như các tiểu ban trực thuộc hội đồng quản trị, các nhân tố mới thuộc về ban kiểm soát, đặc điểm công ty và đặc điểm liên quan đến kiểm toán độc lập.
Thứ hai, Mở rộng phạm vi nghiên cứu. Các nghiên cứu sau có thể nghiên cứu về tính kịp thời của các loại báo cáo tài chính khác như báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo tài chính quý. Thời gian nghiên cứu có thể được khảo sát qua nhiều năm nhằm đưa ra các đánh giá về xu hướng biến động của tính kịp thời của báo cáo tài chính và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Mẫu nghiên cứu nên được mở rộng.
Thứ ba, tác giả đề xuất các nghiên cứu sau nên đánh giá việc lựa chọn các phương pháp phân tích định lượng và kỹ thật thống kê tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu. Hiện nay, ngoài phần mềm thống kê SPSS còn có các phần mễm hỗ trợ khác như STATA, SAS; mỗi loại đều có những ưu điểm nổi bật riêng. Luận văn: Giải pháp quản trị Cty trên sàn giao dịch chứng khoán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Ảnh hưởng báo cáo tài chính của các ty chứng khoán