Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

4.1 Phân tích thng kê mô t gia các biến trong mô hình

Bảng thống kê gồm các CTNY được đưa vào mẫu nghiên cứu được phân chia theo ngành nghề như sau:

Bng 4.1.1 Thng kê ngành ngh công ty trong mu nghiên cu

Dựa vào bảng thống kê các ngành nghề công ty trong mẫu nghiên cứu, gồm 15 ngành nghề, tác giả nhận thấy nhóm ngành Xây dựng/ Vật liệu xây dựng chiếm tỷ lệ lớn 29 % trên toàn mẫu. Nhóm ngành Công Nghệ Viễn Thông chỉ với 6 công ty chiếm tỷ lệ 1% là thấp nhất. Các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ từ 2% đến 9% trong tổng số các công ty được lấy mẫu trên sàn HOSE. Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

Thống kê mô tả giúp tác giả có các nhìn tổng quan về dữ liệu, phát hiện những quan sát sai biệt trong cỡ mẫu, kết quả trình bày theo bảng thống kê mô tả trong bảng 4.1.2 dưới đây:

Bng 4.1.2: Thng kê mô t gia các biến trong mô hình

Có tất cả 2616 mẫu dữ liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian 2012-2017 của 8 biến trong mô hình nghiên cứu của luận văn bao gồm 1 biến phụ thuộc, 7 biến độc lập. Qua kết quả thống kê từ bảng trên cho thấy trong 2616 quan sát, giá cổ phiếu trung bình là 9.213, dao động giữa các công ty qua các năm độ lệch chuẩn là 0.856, giá trị lớn nhất là 12.487 và giá trị nhỏ nhất là 6.599. Biến EPS có giá trị trung bình là 1.800, mức độ phân tán là 2.48 , đạt giá trị lớn nhất là 23.090 và giá trị nhỏ nhất -11.874. Biến BVPS có giá trị trung bình là 13.632, có mức độ dao động giữa các công ty qua các năm là 7.928, giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhất là 95.475. Biến DPS có giá trị trung bình là 0.871, độ lệch chuẩn là 0.989, giá trị nhỏ nhất 0, giá trị lớn nhất là 8.932. Biến ROA có giá trị trung bình là 0.057, giá trị nhỏ nhất -0.988 đến giá trị lớn nhất là 0.722 với độ lệch chuẩn là 0.079. Biến FL có giá trị trung bình là 2.893, độ lệch chuẩn là 2.603 giữa các công ty qua các năm,giá trị nhỏ nhất 1.002, giá trị lớn nhất là 34.001. Biến Size có giá trị trung bình là 11.729, giá trị nhỏ nhất 10.132 đến giá trị lớn nhất là 13.863 với độ lệch chuẩn là 0.638. Biến Salegrowth có giá trị trung bình là 1.193, mức độ dao động giữa các công ty qua các năm là 2.667 ,giá trị nhỏ nhất 0 và giá trị lớn nhất là 128.457. Bảng 4.1 ta thấy các biến trong mô hình có dao động ổn định, giá trị độ lệch chuẩn của mẫu nhỏ hơn giá trị trung bình. Cỡ mẫu gồm 2616 quan sát là cỡ mẫu lớn phù hợp để thực hiện các kiểm định thống kê và hồi quy.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

4.2 Kim định s tương quan các biến trong mô hình và đa cng tuyến Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

4.2.1 Ma trn tương quan đơn tuyến tính gia các cp biến Pearson

Tác giả sẽ phân tích mối tương quan giữa các biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mô hình và mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau.

Bng 4.2.1: Ma trn tương quan tuyến tính đơn gia các cp biến

Bảng 4.2.1 cho thấy biến độc lập P có tương quan mạnh nhất với biến EPS (0.6558) và tương quan yếu nhất với biến FL (-0.16131). Biến P có tương quan thuận chiều với biến EPS, BVPS, DPS, SIZE, SALEGROWTH và tương quan nghịch chiều với biến FL, hệ số tương quan của biến phụ thuộc với các biến độc lập dao động từ -0.2972 đến 0.745. Kết quả phân tích ma trận tự tương quan giữa các biến trong mô hình theo bảng 4.2.1 cho thấy không tồn tại các hệ số tự tương quan cặp giữa các biến lớn hơn 0.8 do đó không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng với tiêu chuẩn tương quan cặp tuyến tính theo dữ liệu thu thập.

4.2.2 Kim định đa cng tuyến trong mô hình Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

Bng 4.2.2: Kết qu kim tra đa cng tuyến vi nhân t phóng đại phương sai

Bảng 4.2.2 cho thấy kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai, giá trị trung bình VIF của các biến trong mô hình là 2.04 nhỏ hơn 10. Đồng thời các biến đều có VIF nhỏ hơn 10, nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến mạnh trong mô hình dữ liệu nghiên cứu.

Các nhân tố nghiên cứu không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến cho thấy các nhân tố này là độc lập và tách biệt, phù hợp đưa vào nghiên cứu định lượng. Tác giả tiếp tục đưa các biến vào mô hình và thực hiện các kiểm định ước lượng.

4.3 Kim định la chn mô hình Pooled OLS và FEM

Giả định của kiểm đinh là các quan sát giữa các công ty qua các năm không tìm thấy sự khác biệt, mô hình Pooled phù hợp với dữ liệu. Khi dữ liệu mẫu tồn tại sự khác biệt các công ty qua các năm thì dữ liệu bảng FEM phù hợp với mẫu nghiên cứu hơn.

Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và FEM.

Giải thuyết H0: Mô hình Pooled OLS phù hợp với mẫu nghiên cứu.

Giả thuyết H1: Mô hình FEM phù hợp với mẫu nghiên cứu.

Bng 4.3: Kết qu kim định la chn Pooled OLS và FEM

Kiểm định cho p-value của mô hình nhỏ hơn 0.01 cho thấy mô hình hồi quy theo FEM sẽ phù hợp so với mô hình Pooled OLS hơn.

4.4 Kim định la chn mô hình Pooled OLS và REM

Tác giả tiếp tục kiểm định Breusch, T. S. và A. R. Pagan. (1980) lựa chọn mô hình Pooled và REM với giả thuyết như sau:

Giả thuyết H0: Mô hình Pooled OLS phù hợp dữ liệu mẫu hơn REM

Giả thuyết H1: Mô hình REM phù hợp dữ liệu mẫu hơn Pooled OLS

Bng 4.4: Kết qu kim định la chn Pooled và REM

Kiểm định cho giá trị p-value của mô hình nhỏ hơn 0.01, nên chúng ta đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0. Vậy mô hình REM phù hợp hơn mô hình Pooled OLS

4.5 Kim định la chn mô hình FEM và REM Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

Tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định Hausman nhằm lựa chọn giữa hai mô hình REM và FEM với giả thuyết dữ kiện như sau:

Giả thuyết H0: Mô hình REM phù hợp dữ liệu mẫu hơn FEM

Giả thuyết H1: Mô hình FEM phù hợp dữ liệu mẫu hơn REM

Bng 4.5: Kết qu kim định la chn FEM và REM

Kiểm định cho p-value cho từng mô hình nhỏ hơn 0.01 cho thấy mô hình FEM hiệu ứng tác động cố định phù hợp với dữ liệu mẫu hơn mô hình REM.

4.6 Kim định hin tượng phương sai thay đổi phn dư trên d liu bng – Greene (2000)

Tác giả tiến hành kiểm định phương sai số thay đổi bằng phương pháp kiểm định Greene (2000) với giả thuyết như sau:

Gi thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi

Gi thuyết H1: Mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi

Bng 4.6: Kết qu kim tra phương sai thay đổi ca 2 mô hình

Từ bảng 4.6 kết quả kiểm định Greene (2000) bằng phần mềm Stata cho thấy kết quả với p-value đều bằng 0.0000 < α = 0.01, cho thấy tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình dữ liệu nghiên cứu ở mức ý nghĩa 1%.

4.7 Kim định hin tượng t tương quan phn dư trên d liu bng– Wooldridge (2002) và Drukker (2003) Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

Tác giả sử dụng phương Wooldridge (2002) và Drukker (2003) để kiểm tra hiện tượng tự tương quan và đặt giả thuyết kiểm định như sau:

Gi thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc 1

Gi thuyết H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan bậc 1

Bng 4.7 : Kết qu kim tra t tương quan 2 mô hình

Kết quả kiểm định bằng phần mềm Stata13 ở bảng 4.7 cho kết quả của mô hình với P-value có giá trị < α = 0.01, cho thấy tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 1 trong mô hình dữ liệu nghiên cứu với mức ý nghĩa 1%.

Sau khi thực hiện các phương pháp kiểm tra tính tương quan, đa cộng tuyến, phương sai của nhiễu và tự tương quan trong mô hình, tác giả tiến hành phân tích kết quả hồi quy thực nghiệm. Phương pháp hồi quy được áp dụng bắt đầu từ mô hình hồi quy Pooled tới mô hình tác động cố định – FEM, tác động ngẫu nhiên REM sau đó so sánh với các phương pháp đối chiếu ước lượng bằng GMM.

4.8 Phân tích kết qu hi quy

Tác giả sử dụng từ mô hình đơn giản đến mô hình tốt hơn với mục đích là khắc phục các nhược điểm kiểm định của mô hình hồi quy ban đầu. Mở đầu với các mô hình hồi quy dữ liệu bảng, ước lượng hồi quy nguyên sơ – Pooled OLS, và mô hình FEM. Phương pháp Pooled OLS phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến giá cổ phiếu với giả định không có sự khác biệt giữa các công ty, không quan tâm tới thông số không gian trên dữ liệu bảng. Trong khi mô hình FEM quan tâm tới sự khác biệt giữa các công ty. Tuy nhiên, cả hai mô hình Pooled và FEM không thể kiểm soát được hiện tượng phương sai thay đổi của nhiễu và tự tương quan của phần dư, do đó tác giả sẽ tiến hành hồi quy thêm phương pháp sai phân GMM. Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

Phương pháp ước lượng GMM sai phân của Arellano và Bond (1991) được thiết kế thích hợp với dữ liệu bảng trong khoảng thời gian không dài và nhiều đối tượng (cổ phiếu). Loại bỏ hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan cũng như vấn đề nội sinh trong mô hình. Sự hợp lí của các biến công cụ được sử dụng ở phương pháp GMM được kiểm định qua thống kê của Arellano-Bond, Sargan test và Hansen(robust). Đánh giá qua Sargan & Hansen giúp xác định được tính chất hợp lí của các biến công cụ trong mô hình GMM.

Bng 4.8: Kết qu hi quy mô hình vi biến ph thuc bng phương pháp Pooled OLS, REM, FEM, GMM

Phân tích kết qu hi quy Pooled OLS

Dựa vào kết quả bảng 4.5 phương trình hồi quy theo mô hình Pooled OLS được viết lại như sau:

P = 29.79 + 22.73BVPS + 15.93DPS + 14.13ROA – 1.95FL + 9.84SIZE + 1.86SALEGROWTH + UXY

Kết quả hồi quy cho thấy 7 biến phụ thuộc thì biến EPS không tác động đến giá cổ phiếu, các biến còn lại BVPS, DPS, ROA, FL, SIZE và SALEGROWTH đều có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với giá cổ phiếu. Trong đó biến BVPS, DPS, ROA, SIZE, SALEGROWTH có mối quan hệ thuận chiều với giá cổ phiếu , nghĩa là các chỉ số EPS, BVPS, DPS, ROA, SIZE, SALEGROWTH càng cao thì giá cổ phiếu càng cao. Còn biến FL lại có mối quan hệ ngược chiều với giá cổ phiếu.

Phân tích kết qu hi quy theo mô hình REM

Dựa vào kết quả bảng 4.5 phương trình hồi quy theo mô hình REM được viết lại như sau:

P = 16.93 + 2.02EPS + 23.48BVPS + 14.10DPS + 9.84ROA + 8.42SIZE + 1.98SALEGROWTH + UXY

Kết quả xử lý dữ liệu bảng của mô hình REM cho thấy biến FL không có tác động đến giá cổ phiếu còn lại các biến EPS, BVPS, DPS, ROA, SIZE, SALEGROWTH có mối quan hệ thuận chiều với giá cổ phiếu .

Phân tích kết qu hi quy theo mô hình FEM

Dựa vào kết quả bảng 4.5 phương trình hồi quy theo mô hình FEM được viết lại như sau:

P = -1.34 + 2.21EPS + 18.79BVPS + 9.52DPS + 6.15ROA + 11.27SIZE + UXY Kết quả xử lý dữ liệu bảng của mô hình FEM cho thấy biến FL ,

SALEGROWTH không tác động đến giá cổ phiếu , các biến còn lại EPS, BVPS, DPS, ROA, SIZE có mối quan hệ thuận chiều với giá cổ phiếu .

Phân tích kết qu hi quy theo mô hình GMM

Dựa vào kết quả bảng 4.5 phương trình hồi quy theo mô hình GMM được viết lại như sau:

P = -0.28 + 3.17BVPS + 7.61DPS + 1.82ROA -2.82FL + 3.25SIZE + 1.7SALEGROWTH + UXY

Kết quả xử lý dữ liệu bảng của mô hình GMM cho thấy biến EPS không có tác động đến giá cổ phiếu, các biến còn lại BVPS, DPS, ROA, SIZE, SALEGROWTH có mối quan hệ thuận chiều với giá cổ phiếu, riêng biến FL có mối tương quan nghịch với giá cổ phiếu.

Kim định Hansen với giả thuyết H0 biến công cụ trong mô hình hồi quy là đầy đủ và phù hợp. Vì vậy giá trị p-value của Hansen càng lớn thì càng tốt, cụ thể là lớn hơn 0.1. Ở bảng 4.8 này giá trị của Hansen 2 mô hình đều thỏa mãn, tương tự đối với chỉ số p-value của AR(1) < 0.1 và AR(2) > 0.1 đều hợp lệ. Mô hình hồi quy với các biến công cụ tương đối đầy đủ và có độ tin cậy cao.

Theo kết quả hồi quy mô hình ở bảng 4.8 cho thấy mối quan hệ tác động giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc giá cổ phiếu, trong kết quả 4 mô hình OLS, REM, FEM, GMM tác giả chọn kết quả mô hình GMM đưa ra kết luận cuối cùng vì mô hình GMM tin cậy nhất, mô hình OLS, FEM, REM để so sánh đối chiếu. Như vậy theo mô hình GMM các giả thiết sau đây được chấp nhận:

  • Giả thiết H2: BPVS có ảnh hưởng tích cực với giá cổ phiếu của các CTNY trên HOSE.
  • Giả thiết H3: DPS có ảnh hưởng tích cực với giá cổ phiếu của các CTNY trên HOSE.
  • Giả thiết H4: ROA có ảnh hưởng tích cực với giá cổ phiếu của các CTNY trên HOSE.
  • Giả thiết H5: FL có ảnh hưởng tiêu cực với giá cổ phiếu của các CTNY trên HOSE.
  • Giả thiết H6: SIZE có ảnh hưởng tích cực với giá cổ phiếu của các CTNY trên HOSE.
  • Giả thiết H7: SALEGRWOTH có ảnh hưởng tích cực với giá cổ phiếu của các CTNY trên HOSE.

4.9 Bàn lun kết quLuận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

Sau khi lựa chọn mô hình GMM và khắc phục khuyết tật, tác giả tổng hợp tác động của 7 thông tin kế toán trong mô hình theo bảng 4.9 và bàn luận về các giả thuyết nghiên cứu đã được đề cập đến chương 3.

Bng 4.9 Tng hp tác động ca các nhân t trong mô hình

Nhân t 1: EPS

Theo kết quả hồi quy, trong khoảng thời gian 6 năm 2012 -2017 ta thấy biến EPS tác động dương đến giá cổ phiếu trong mô hình mô hình REM và FEM với mức ý nghĩa là 5% nhưng lại không tìm thấy sự tương quan với giá cổ phiếu trong mô hình OLS, GMM.

Thực nghiệm tại HOSE trong giai đoạn nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết 1.

Nhân t 2: BVPS

Kết quả phân tích quy cho thấy biến BVPS có ý tác động dương đến giá cổ phiếu ở cả 4 mô hình và mức ý nghĩa đều cao là 1%. Điều này cho thấy Giả thiết H2: BPVS có ảnh hưởng tích cực với giá cổ phiếu của các CTNY trên HOSE là phù hợp. Đồng nhất với các nghiên cứu trước của Ohlson (1995), Collins và cộng sự (1997), King và Langli (1998), Pandey (2001), Chen và cộng sự (2001).

Nhân t 3: DPS

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến DPS có ý tác động dương đến giá cổ phiếu ở cả 4 mô hình và mức ý nghĩa đều cao là 1%. Điều này cho thấy Giả thiết H3: DPS có ảnh hưởng tích cực với giá cổ phiếu của các CTNY trên HOSE phù hợp. Đồng nhất với các nghiên cứu trước của Emanuel, D.M (1983), Rees (1997), Irfan và Nishat (2000), Gitman, Lawrence (2004), Sanjeet Sharma (2011), Asma Rafique Chughtai, Aamir Azeem, Amara, Shahid Ali (2013), Sharif và cộng sự (2015).

Nhân t 4: ROA

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến ROA có tác động dương ở cả 4 mô hình với mức ý nghĩa cao 1% ở 3 mô hình OLS, FEM, GMM , tuy nhiên trong mô GMM có mức ý nghĩa thấp hơn 10%. Điều này chứng minh Giả thiết H4: ROA có ảnh hưởng tích cực với giá cổ phiếu của các CTNY trên HOSE là phù hợp. Tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty có ROA càng cao thì giá cổ phiếu càng cao.Đồng nhất với các nghiên cứu trước của Kabajch, Nu’aimat, Dalmash (2012).

Nhân t 5: FL

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến FL bài nghiên cứu chỉ ra tác động âm đến giá cổ phiếu trong 4 mô hình OLS, FEM, REM nhưng không có ý nghĩa thống kê ở mô hình REM và FEM, ở mô hình GMM biến FL tìm thấy tác động âm có ý nghĩa cao là 1%. Điều này chứng minh Giả thiết H5: FL có ảnh hưởng tiêu cực với giá cổ phiếu của các CTNY trên HOSE là phù hợp. Đồng nhất với các nghiên cứu trước Kumar và Hundal (1986), Pandey (2001),MSA Mondal, MS Imran (2010). Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

Nhân t 6: SIZE

Kết quả phân tích  hồi quy cho thấy biến SIZE có tác động dương với có mức nghĩa cao là 1% trong cả 4 mô hình OLS, FEM, REM. Điều này chứng minh Giả thiết 6: Quy mô công ty có ảnh hưởng tích cực với giá cổ phiếu của các CTNY trên HOSE là phù hợp. Có nghĩa là các công ty có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính cũng như năng lực cạnh tranh lớn, đồng thời có uy tín cao trên thị trường nên dễ dàng huy động được lượng vốn lớn từ nhà đầu tư với giá cổ phiếu cao.Đồng nhất với các nghiên cứu trước đây của MSA Mondal, MS Imran (2010), Sanjeet Sharma (2011), Sharif và cộng sự (2015).

Nhân t 7: SALEGROWTH

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến Salegrowth bài nghiên cứu tìm thấy tác động dương ở mô hình OLS và GMM với mức ý nghĩa cao là 1%. Điều này chứng minh là Giả thiết 7: SALEGROWTH có ảnh hưởng tích cực với giá cổ phiếu của các CTNY trên HOSE phù hợp. Đồng nhất với các nghiên cứu trước đây của Collins & Kothari (1989), MSA Mondal, MS Imran (2010).

Kết lun: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại TTCK TP.HCM trong giai đoạn 2012- 2017 theo mô hình GMM cho thấy rằng giá cổ phiếu bị tác động bởi các thông tin kế toán BVPS, DPS, ROA, FL, SIZE và SALEGROWTH. Trong đó có BVPS, DPS, ROA, SIZE, SALEGROWTH có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu. Điều này cho thấy một công ty có các thông tin trên BCTC như BVPS, DPS, ROA, SIZE, SALEGROWTH cao thì P sẽ có giá trị cao. Riêng FL có tác động tiêu cực đến P, đều này có nghĩa là FL càng cao thì P sẽ càng thấp. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để góp phần giúp các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà nghiên cứu nhận định rõ hơn về sự tác động của các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

TÓM TT CHƯƠNG 4

Chương 4 tác giả đã phân tích để ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu các CTNY trên sàn HOSE, tiến hành thu thập dữ liệu và phân tích thống kê mô tả, thực hiện hồi quy, phân tích tương quan và kết luận mô hình phù hợp.

Tác giả sử dụng các phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng bao gồm OLS, FEM, REM, tiếp đó là GMM và phần mềm STATA 13. Kết quả nghiên cứu cuối cùng dựa trên phương pháp GMM cho thấy giá cổ phiếu (P) bị tác động bởi BVPS, DPS, ROA, FL, SIZE và SALEGROWTH. Trong đó có BVPS, DPS, ROA, SIZE , SALEGROWTH tác động cùng chiều với P, riêng FL tác động ngược chiều và không tìm thấy sự tương quan của biến EPS đến P.

CHƯƠNG 5: KT LUN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Chương 5 tổng kết lại những điểm chính của luận văn và nêu ra một số hàm ý cho các nhà đầu tư và nhà quản trị nhằm tăng trưởng lợi nhuận, xem xét các quyết định đầu tư. Sau đó, tác giả nêu những hạn chế và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1 Kết lun

Luận văn “ Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM” được nghiên cứu xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ngày càng có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến thị trường chứng khoán, quan tâm đến các thông tin kế toán trên báo cáo tài chính cho mục đích đầu tư chứng khoán. Tác giả đã chọn đề tài này để nghiên cứu với mục tiêu xác định rõ mối quan hệ ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu các CTNY trên sàn HOSE giai đoạn năm 2012 -2017. Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

Kết quả nghiên cứu tìm ra bằng chứng thực nghiệm ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của các CTNY trên sàn HOSE giai đoạn 2012 – 2017. Tác giả đã dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây xây dựng mô hình nghiên cứu, sử dụng dữ liệu bảng, phân tích thông kế mô tả, vận dụng các phương pháp hồi quy tuyến tính OLS, FEM, REM và GMM gồm 7 biến độc lập EPS, BVPS, DPS, ROA, FL, SIZE, SALEGROWTH và 1 biến phụ thuộc P. Sau quá trình phân tích và xử lý bằng phần mềm STATA 13, kết quả dựa trên phương pháp GMM cho thấy giá cổ phiếu bị tác động bởi các thông tin kế toán BVPS ,DPS, ROA, FL, SIZE và SALEGROWTH .Trong đó có BVPS, DPS, SIZE với mức ý nghĩa 1% và ROA , SALEGROWTH với mức ý nghĩa 10% có tác động cùng chiều với P, còn biến FL với mức ý nghĩa 1 % có tác động tiêu cực đến P, riêng EPS không thấy sự tương quan trong mối quan hệ với P. Thông qua kết quả nghiên cứu thì thấy được tầm quan trọng của thông tin trên BCTC đến việc đầu tư chứng khoán, cụ thể qua 7 biến độc lập: EPS, BPVS, DPS,ROA, FL, SIZE, SALEGROWTH đều có tác động đến giá cổ phiếu. EPS được xem là biến số quan trọng khi tính toán giá cổ phiếu, EPS càng cao phản ánh năng lực kinh doanh của công ty càng mạnh, khả năng trả cổ tức là cao và giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng cao. BVPS là yếu tố quan trọng được dùng để so sánh giá cổ phiếu trên thị trường với giá trị sổ sách (giá trị đích thực) của doanh nghiệp. DPS tăng hằng năm, là một minh chứng giúp doanh nghiệp thể hiện rằng doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho cổ đông. Thông thường, việc doanh nghiệp chi trả 1 tỷ lệ cổ tức một cổ phần (DPS) cao thường tạo tâm lý tích cực cho cổ đông, giúp giá cổ phiếu tăng. ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản), hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn của chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng. FL là tỉ số đòn bẩy cho thấy ảnh hưởng của một khoản nợ vay xác định đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty. Mỗi biến đều có ảnh hưởng quan trọng đến giá cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của các tác giả như Ball và Brown (1968), Ohlson (1995), King và Langli (1998), Chen và cộng sự (2001), Nirmala và cộng sự (2011), Shahid Ali (2013), Kabajch, Nu’aimat, Dalmash (2012), MSA Mondal, MS Imran (2010), Sharif và cộng sự (2015).

Kết quả nghiên cứu là cơ sở để góp phần giúp các nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà nghiên cứu nhận định rõ hơn về sự tác động của các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các CTNY trên sàn HOSE. Từ đó đưa ra hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC trong mối quan hệ với giá cổ phiếu.

5.2 Hàm ý chính sách Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

Từ phân tích kết quả ở chương 4 về ảnh hưởng của chất lượng thông tin trên BCTC đến giá cổ phiếu của CTNY trên sàn HOSE tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách như sau:

5.2.1 Đối vi công ty niêm yết

Các CTNY cần trình bày rõ ràng và chính xác các thông tin kế toán trên BCTC cụ thể:

Đảm bảo công bố thông tin kịp thời và chính xác về các vấn đề thực tế liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị chất lượng. Thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng là một môi trường phức tạp, đòi hỏi thông tin phải được công bố đầy đủ. Người sử dụng thông tin cũng cần được đảm bảo về độ tin cậy của thông tin. Cơ chế công bố thông tin tốt là cơ sở để thu hút vốn và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Ngược lại, một cơ chế công bố thông tin kém hiệu quả và thiếu minh bạch có thể dẫn đến những hành vi vi phạm đạo đức gây hậu quả xấu cho công ty, cổ đông và cả nền kinh tế.

Đảm bảo định hướng chiến lược của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản trị của hội đồng quản trị, và trách nhiệm của hội đồng quản trị với công ty và cổ đông. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất bởi trách nhiệm thực thi quản trị chất lượng đầu tiên và trên hết thuộc về hội đồng quản trị. Nguyên tắc này nhấn mạnh hội đồng quản trị cần làm việc vì quyền lợi tối cao của các cổ đông, tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đông cũng như những người có liên quan, trách nhiệm công bố và minh bạch thông tin.

Bổ sung quy định các công ty niêm yết phải có chính sách về vai trò, quyền lợi của khách hàng, nhà cung cấp/đối tác kinh doanh minh bạch, rõ ràng và có thể tiếp cận được.

Xây dựng bộ quy tắc cho hoạt động quản trị chất lượng bao gồm hệ thống chỉ tiêu đánh giá, phân loại; bộ quy tắc về hành vi đạo đức kinh doanh áp dụng cho thành viên Ban quản trị và toàn thể lãnh đạo, nhân viên công ty. Đồng thời, quy định bổ sung các hình thức xử lý vi phạm tương ứng cụ thể cho tập thể và từng cá nhân.

Bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của Kiểm soát nội bộ giúp ngăn ngừa và phát hiện sớm những khiếm khuyết trong quản trị chất lượng để có giải pháp khắc phục kịp thời và ít tốn kém.

Khuyến khích các công ty hướng tới sự tách bạch giữa Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc công ty để phát huy chức năng giám sát và điều hành của từng bộ phận.

5.2.2 Đối vi công ty kim toán Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

Nâng cao vai trò ca kim toán độc lp

Kiểm toán viên kiểm tra báo cáo tài chính và đưa ra ý kiến về bản báo cáo tài chính đó có trung thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán hay không, hoặc có phù hợp với luật lệ của quốc gia sở tại hay không? Khi phát hiện những vấn đề không phù hợp, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến dạng loại trừ hoặc không chấp nhận đối với các số liệu báo cáo tài chính cụ thể.

Phải coi việc nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ kiểm toán là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Mỗi doanh nghiệp kiểm toán cần xây dựng và thực thi nghiêm túc Quy chế quản lý, kiểm soát chất lượng, xác định rõ trách nhiệm thực thi, trách nhiệm soát xét, kiểm soát chất lượng qua từng khâu công việc, từng cấp độ nhân viên.

Đối vi kế toán viên , kim toán viên.

Mỗi kiểm toán viên, kế toán viên cần hiểu rõ và ghi nhớ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của mình trong mọi trường hợp. Khi ý thức được các yếu tố đe dọa hành vi đạo đức của bản thân, các kế toán – kiểm toán viên có thể có biện pháp bảo vệ, loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức thấp nhất.

Kế toán và kiểm toán viên phải thường xuyên cập nhật những kiến thức chuyên môn mới nhằm không bị lạc hậu về chuyên môn, xử lý công việc theo chế độ kế toán, chuẩn mực chuyên môn quy định hiện hành. Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

Để giúp mỗi kế toán viên, kiểm toán viên được thực hành đạo đức nghề nghiệp của mình và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho chính bản thân mình, cần có một chương trình thực hành đạo đức nghề nghiệp trong kế toán – kiểm toán là điều cực kỳ cần thiết. Đặc biệt, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với hàng loạt những mối đe dọa mang tính công nghệ đối với kế toán, kiểm toán, chương trình này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Chương trình thực hành đạo đức nghề nghiệp trong kế toán – kiểm toán nên được thiết kế với phần lý thuyết chung về các nguy cơ đe dọa, các chuẩn mực đạo đức, hướng giải quyết chung và có thiết kế các tình huống thực tế.

5.2.4 Đối vi nhà đầu tư

Đối với nhà đầu tư để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư, NĐT cần có kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính kế toán, thị trường chứng khoán. Từ kết quả nghiên cứu ở trên, thông tin kế toán trên BCTC như BVPS, DPS, ROA, SIZE, SALEGROWTH tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu và FL tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu , NĐT có thể dựa vào các thông tin này để xem xét và đưa ra các quyết định đầu tư. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần theo dõi từng thời kỳ, xâu chuỗi lại chọn thông tin thích hợp để thấy được tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế thấp nhất rủi ro. Nhà đầu tư cần có kiến thức nhất định trong việc xem xét báo cáo tài chính công ty mẹ, công ty con, thận trọng các chiêu làm đẹp sổ sách của các công ty. Bên cạnh đó xem xét thời điểm công bố BCTC công ty, việc công bố BCTC không đúng hạn đặt sự nghi ngờ về tính minh bạch của công ty.

5.2.5 Đối vi cơ quan qun lý và ban hành chính sách Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng Luật Chứng khoán đồng bộ với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trên thị trường.

Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp niêm yết và CTĐC, bổ sung các quy định về điều kiện thành lập và duy trì hoạt động của các công ty chứng khoán nhằm khơi thông cơ chế trong xử lý các công ty hoạt động kém hiệu quả,tăng cường minh bạch thông qua việc nâng cao chất lượng BCTC.

5.3 Hn chế ca đề tài

Luận văn đã cố gắng thực hiện với phạm vi và dữ liệu tối đa trong khả năng của mình. Tuy nhiên, bên cạnh các vấn đề được nghiên cứu trong bài vì điều kiện khách quan và chủ quan đề tài còn tồn tại một số hạn chế:

Thứ nhất, đề tài chỉ nghiên cứu một số CTNY nên tính khái quát cả thị trường chứng khoán chưa cao do đó mẫu nghiên cứu của luận văn còn bị giới hạn.

Thứ hai, luận văn kiểm định ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của các CTNY chưa phân loại theo nhóm, ngành nghề.

Thứ ba, luận văn chỉ nghiên cứu đến 7 thông tin trên BCTC ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và còn rất nhiều thông tin khác chưa nghiên cứu đế như vốn được sử dụng trên mỗi cổ phiếu (CEPS), dòng tiền thuần hoạt động trên mỗi cổ phiếu (NOCEFPS), giá trị kinh tế tăng thêm (EVA)…

Thứ tư, phân tích được lựa chọn dựa trên mẫu ngẫu nhiên trên danh sách các CTNY nhưng kết quả được lấy cho tổng thể. Điều này cần được xem xét và đánh giá thận trọng.

5.4 Hướng nghiên cu trong tương lai Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

Để thêm củng cố và đóng góp trả lời câu hỏi nghiên cứu từ những hạn chế của đề tài, tác giả xin nêu các hướng nghiên cứu có thể thực hiện trong tương lai :

Thứ nhất, cần tăng số lượng CTNY trên TTCK Việt Nam để nghiên cứu nhằm mở rộng cỡ mẫu quan sát kết hợp với mở rộng số năm trong các năm tiếp theo.

Thứ hai, nghiên cứu tập trung phân tích ảnh hưởng của thông tin trên BCTC đến giá cổ phiếu của các CTNY phân theo nhóm, ngành nghề như tài bất động sản, xây dựng, viễn thông, thực phẩm, đồ uống…

Thứ ba, nghiên cứu mở rộng thêm các thông tin trên BCTC như vốn được sử dụng trên mỗi cổ phiếu (CEPS), dòng tiền thuần hoạt động trên mỗi cổ phiếu (NOCEFPS), giá trị kinh tế tăng thêm (EVA)… ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Tóm lại hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ nghiên cứu sâu hơn, mở rộng hoặc tập trung vào các hướng nghiên cứu đã nêu trên, nhằm mục đích giúp cho các quản trị và các nhà đầu tư có được các thông tin chính xác, hữu ích để đưa ra các chiến lược đầu tư và kinh doanh phù hợp thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn và bền vững .

TÓM TT CHƯƠNG 5

Chương 5 dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả trình bày những đóng góp của đề tài nghiên cứu về lý thuyết góp phần bổ sung về cơ sở lý luận đang còn thiếu ở Việt Nam và về thực tiễn là cơ sở để góp phần giúp các nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà nghiên cứu nhận định rõ hơn về sự tác động của các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các CTNY trên sàn HOSE. Từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách đối với nhà đầu tư, CTNY, công ty kiểm toán, cơ quan quản lý và ban hành chính nhằm giảm rủi ro thông tin, nâng cao chất lượng BCTC đem lại lợi nhuận khi đầu tư. Cũng như những đề tài khác, luận văn cũng tồn tại những hạn chế nhất định về thời gian, không gian và đối tượng nghiên cứu, tác giả nhận thấy được những điều đó và gợi ra những hướng nghiên cứu tiếp theo.

KT LUN CHUNG

Thị trường chứng khoán (TTCK) những năm qua đã thể hiện vai trò đắc lực trong việc thu hút vốn trong và ngoài nước. Cùng với dòng vốn ngân hàng, TTCK tạo ra kênh dẫn vốn ngắn hạn và dài hạn cho sự tăng trưởng, phát triển đất nước. Trên TTCK, thông tin công bố của các CTNY có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các NTĐ. Do đó các CTNY cần tuân thủ các quy định về công bố thông tin đảm bảo thông tin được công bố chính xác, đầy đủ, kịp thời, giám sát chặt chẽ và thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với các NĐT. Điều này sẽ làm tăng lòng tin của các NĐT vào các thông tin kế toán được CTNY công bố. Luận văn đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm ảnh hưởng của các thông tin trên BCTC như BVPS, DPS, ROA, FL, SIZE và SALEGROWTH đến giá cổ phiếu. Góp phần giúp các nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà nghiên cứu nhận định rõ hơn về sự tác động của các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các CTNY. Từ đó đưa ra hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC trong mối quan hệ với giá cổ phiếu. Bên cạnh đó cũng còn những hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu trong tương lai. Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận văn: Thông tin kế toán đến giá cổ phiếu tại Cty niêm yết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x