Luận văn: Thực trạng giá cổ phiếu tại các Cty niêm yết

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng giá cổ phiếu tại các Cty niêm yết hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1 Quy trình nghiên cu:

Quy trình nghiên cứu trình tự như sau:

  • Xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu
  • Nghiên cứu các lý thuyết liên quan và giới thiệu các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trước đó
  • Xây dựng mô hình nghiên cứu
  • Thu thập dữ liệu nghiên cứu
  • Phân tích dữ liệu nghiên cứu
  • Trình bày các kết quả nghiên cứu
  • Kết luận, hàm ý chính sách

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Luận văn: Thực trạng giá cổ phiếu tại các Cty niêm yết

Theo hình 3.1 thì quy trình nghiên cứu sẽ thực hiện qua 7 bước:

Bước 1: Tiến hành phân tích tình hình thực tế để tìm hiểu vấn đề, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, sau đó xem xét các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở trong và ngoài nước, từ đó tìm ra khe hổng nghiên cứu.

Bước 2: Tìm hiểu các lý thuyết nền liên quan và các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp và giả thuyết nghiên cứu.

Bước 3: Đưa ra mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, xác định phương pháp đo lường và cách tính toán các biến trong mô hình .

Bước 4: Mô tả cách lấy mẫu, phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu, từ đó đưa dữ liệu vào phần mềm STATA 13 để xử lý.

Bước 5: Tiến hành sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả, phân tích tương quan, hồi quy đa biến, kiểm định các khuyết tật của mô hình …

Bước 6: Trình bày kết quả nghiên cứu và bàn luận

Bước 7: Kết luận và đưa ra hàm ý chính sách.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

3.2 Mô hình nghiên cu Luận văn: Thực trạng giá cổ phiếu tại các Cty niêm yết

Dựa trên mô hình Ohlson (1995) với hai thông tin kế toán trên BCTC là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu tác động đến giá cổ phiếu và các nghiên cứu gần đây của MSA Mondal, MS Imran (2010), Sharif và cộng sự (2015). Tác giả đề xuất mô hình mới bổ sung thêm 5 thông tin kế toán đó là DPS, ROA, FL, SIZE, SALEGROWT như sau:

  • Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS)
  • Lợi nhu ận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
  • Cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS)
  • Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)
  • Hệ số đòn bẩy tài chính (FL)
  • Quy mô công ty (SIZE)
  • Sự tăng trưởng (SALEGROWTH)
  • Giá thị trường của cổ phiếu (P)

Hình 3.2 Mô hình nghiên cu đề xut

Mô hình nghiên cứu này có dạng như sau:

P = α0 + α1EPS + α2BVPS + α3DPS + α4ROA + α5FL + α6SIZE+ α7SALEGROWTH + UXY

3.3 Mô t các biến và gi thuyết nghiên cu

3.3.1 Giá th trường ca mi c phiếu (P)

Giá trị thị trường của một cổ phiếu là giá giao dịch của chính cổ phiếu đó trên TTCK, là mức giá mà người mua và người bán xác lập khi thực hiện giao dịch cổ phiếu đó. Phản ánh sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về hiệu suất hoạt động của một công ty trong tương lai và được theo dõi sát sao bởi các các nhà đầu tư, nhà phân tích và các công ty.

Cách xác định:

= Giá đóng cửa hằng năm tại ngày 31/12

3.3.2 Thu nhp trên mi c phiếu (EPS) Luận văn: Thực trạng giá cổ phiếu tại các Cty niêm yết

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là phần lợi nhuận của công ty được phân bổ cho mỗi cổ phiếu phổ thông. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu đóng vai trò như một chỉ số về khả năng sinh lời của công ty. Nhiều tác giả đã sử dụng EPS như một chỉ số biến phụ thuộc đo lường ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như Ball và Brown (1968), Ohlson (1995), King và Langli (1998), Chen và cộng sự (2001), Nirmala và cộng sự (2011), Khan và cộng sự (2011) và cho thấy rằng EPS tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu. Nghĩa là EPS càng cao thì giá cổ phiếu càng có xu hướng tăng cao và ngược lại.

Cách xác định:

EPS = Lợi nhuận sau thuế / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành. Tác giả đưa ra giả thuyết:

Gi thiết H1: EPS cónh hưởng tích cc vi giá c phiếu ca các CTNY trên sàn HOSE.

3.3.3 Giá tr s sách vn ch s hu trên mi c phn (BVPS)

Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phần (BVPS), được sử dụng trong phân tích cơ bản để so sánh số vốn của một cổ đông của công ty với số cổ phần còn lại của nó. Các nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ này để đánh giá giá cổ phiếu của công ty và cho dù đó là định giá quá cao hay bị đánh giá thấp. BVPS là một chỉ số có thể cho giá trị cổ phiếu của công ty. Nếu giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu lớn hơn BVPS, nó có thể cho thấy một tín hiệu mua vào. Biến BVPS được chứng minh trong các nghiên cứu của Ohlson (1995), Collins và cộng sự (1997), King và Langli (1998), M.Pandey (2001), Chen và cộng sự (2001) cho thấy BVPS tác động cùng chiều với giá cổ phiếu. Nghĩa là BVPS cao thì tác động làm giá cổ phiếu cao và ngược lại.

Cách xác định:

BVPS = ( Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Nợ)/ Số lượng cổ phiếu phát hành

Tác giả đưa ra giả thuyết:

Gi thiết H2: BPVS cónh hưởng tích cc vi giá c phiếu ca các CTNY trên HOSE.

3.3.4 C tc trên mi c phn (DPS)

Cổ tức trên mỗi cổ phần (DPS) là tổng số cổ tức được quy cho mỗi cổ phiếu đang lưu hành của một công ty. Tính toán cổ tức trên mỗi cổ phiếu cho phép một nhà đầu tư xác định thu nhập từ công ty mà họ sẽ nhận được trên cơ sở trên mỗi cổ phiếu. Theo các nghiên cứu của Emanuel, D.M (1983), Rees (1997), Irfan và Nishat (2000), Gitman, Lawrence (2004), Sanjeet Sharma (2011), Asma Rafique Chughtai, Aamir Azeem, Amara, Shahid Ali (2013), Sharif và cộng sự (2015) cho thấy DPS tác động cùng chiều với giá cổ phiếu. Nghĩa là DPS cao thì giá cổ phiếu sẽ cao và ngược lại.

Cách xác định:

DPS = Tổng số cổ tức được trả / Cổ phiếu đang lưu hành.

Tác giả đưa ra giả thuyết:

Gi thiết H3: DPS cónh hưởng tích cc vi giá c phiếu ca các CTNY trên HOSE.

3.3.5 T s li nhun trên tng tài sn (ROA) Luận văn: Thực trạng giá cổ phiếu tại các Cty niêm yết

ROA đo lợi nhuận thu được trên mỗi đồng tài sản và phản ánh công ty quản lý, sử dụng đầu tư nguồn lực để thực sự tạo ra lợi nhuận như thế nào. ROA là một thước đo hiệu suất hoạt động với lý do rằng nó trực tiếp liên quan đến lợi nhuận của các công ty. Nói chung, ROA cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản và thực hiện quản lý tốt hơn trong khi ROA thấp có nghĩa là sử dụng không hiệu quả tài sản. Trong nghiên cứu của Kabajch, Nu’aimat, Dalmash (2012) thấy được ROA tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu. Nghĩa là ROA cao thì sẽ tác động làm cho giá cổ phiếu cao và ngược lại

Cách xác định:

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

Tác giả đưa ra giả thuyết:

Gi thiết H4: ROA cónh hưởng tích cc vi giá c phiếu ca các CTNY trên HOSE.

3.3.6 Đòn by tài chính (FL)

Đòn bẩy tài chính là mức độ mà một công ty sử dụng chứng khoán có thu nhập cố định như nợ và vốn chủ sở hữu. Công ty càng sử dụng nhiều khoản nợ, đòn bẩy tài chính của công ty càng cao. Mức độ đòn bẩy tài chính cao có nghĩa là thanh toán lãi suất cao, ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công ty. Theo nghiên cứu của Kumar và Hundal (1986), M.Pandey (2001), MSA Mondal, MS Imran (2010) thấy được FL tác động ngược chiều với giá cổ phiếu. Nghĩa là FL cao thì giá cổ phiếu sẽ thấp và ngược lại.

Cách xác định:

FL = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn

Tác giả đưa ra giả thuyết:

Gi thiết H5: FL cónh hưởng tiêu cc vi giá c phiếu ca các CTNY trên HOSE.

3.3.7 Quy mô công ty (SIZE) Luận văn: Thực trạng giá cổ phiếu tại các Cty niêm yết

Quy mô công ty đo bằng tổng tài sản hàng năm. Theo nghiên cứu của MSA Mondal, MS Imran (2010), Sanjeet Sharma (2011), Sharif và cộng sự (2015) SIZE tác động cùng chiều với giá cổ phiếu.

Cách xác định

SIZE = log (tổng tài sản)

Tác giả đưa ra giả thuyết:

Gi thiết H6: Quy mô công ty cónh hưởng tích cc vi giá c phiếu ccác CTNY trên HOSE.

3.3.8 S tăng trưởng (SALEGROWTH)

Sự tăng trưởng đo lường bằng giá trị thị trường chia cho giá sổ sách. Trong nghiên của Collins & Kothari (1989), MSA Mondal, MS Imran (2010) cho thấy SALEGROWTH tác động cùng chiều với giá cổ phiếu.

Cách xác định:

SALEGROWTH = Giá trị thị trường / Giá trị sổ sách

Tác giả đưa ra giả thuyết:

Gi thiết H7: S tăng trưởng cónh hưởng tích cc vi giá c phiếu ccác CTNY trên HOSE.

Bng tóm tt các biến s dng trong mô hình

3.4 Phương pháp nghiên cu. Luận văn: Thực trạng giá cổ phiếu tại các Cty niêm yết

3.4.1 Chn mu nghiên cu:

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu mẫu bao gồm cổ phiếu của các CTNY trên sàn HOSE trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2017.

Các CTNY được chọn vào mẫu thỏa mãn các tiêu chí sau:

Có đầy đủ ít nhất 1 năm các thông tin cần thiết về số liệu tài chính trên bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn nghiên cứu từ 2012-2017.

Các cổ phiếu được niêm yết liên tục trong giai đoạn từ 2012 đến 2017.

Tất cả các công ty tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, các quỹ do đặc thù của những ngành này không phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu nên bị loại ra khỏi mẫu, là một thực tế phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu tài chính.

Sau khi loại bỏ các công ty tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, các quỹ ra và loại bỏ các công ty không đầy đủ các thông tin cần thiết với tối thiểu 1 năm về số liệu tài chính trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán thì số công ty sau cùng gồm 436 công ty.

Từ cách làm trên, tác giả thu thập được một bảng dữ liệu trong vòng 6 năm từ 2012-2017 tạo thành bảng gồm 2616 mẫu quan sát.

Theo Tabachnick và Fidell (2001), trong nghiên cứu định lượng thì số mẫu cho hồi qui đa biến: n > 50+8*k (n: số mẫu, k: số biến độc lập). Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu của bài luận văn này gồm 2616 quan sát là phù hợp và kết quả thống kê có thể xem là kết quả của toàn công ty trên sàn HOSE.

3.4.2 Phương pháp thu thp d liu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp được thu thập từ TTCK, BCTC hằng năm của các CTNY trên sàn HOSE. Trong đó giá thị trường của mỗi cổ phiếu (P) tại ngày cuối cùng của năm (31/12) trên sàn HOSE trong giai đoạn 2012 -2017 được công bố trên web www.cophieu68.vn. Chỉ tiêu EPS lấy trên web www.cophieu68.vn đã được tính sẵn. Chỉ tiêu BVPS bao gồm vốn chủ sở hữu, tài sản vô hình được lấy từ BCĐKT, tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành lấy từ BKQHĐKD. Chỉ tiêu DPS bao gồm tổng số cổ tức được trả và số lượng cổ phiếu đang lưu hành lấy từ BKQHĐKD. Chỉ tiêu ROA bao gồm lợi nhuận sau thuế lấy từ BKQHĐKD và tổng tài sản lấy từ BCĐKT. Chỉ tiêu FL bào gồm nợ phải trả và tổng nguồn vốn lấy từ BCĐKT. Chỉ tiêu SIZE log tổng tài sản lấy từ BCĐKT. Chỉ tiêu SALEGROWTH lấy từ web www.cophieu68.vn.

3.4.3 Phương pháp x lý d liu Luận văn: Thực trạng giá cổ phiếu tại các Cty niêm yết

Dữ liệu được trình bày dạng bảng theo năm thể hiện số liệu của các CTNY trên sàn HOSE trong giai đoạn 2012-2017.

Đầu tiên, tác giả thực hiện thống kê mô tả để thấy được một cái nhìn tổng quan về số liệu của các biến. Mỗi biến trong bảng thống kê bao gồm tên biến, số quan sát, giá trị trung bình, sai số chuẩn, giá trị thấp nhất và giá trị cao nhất.

Tiếp theo tác giả sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng với mô hình hồi quy tuyến tính. Có 4 mô hình hồi quy dùng để phân tích dữ liệu bảng là OLS, REM, FEM và GMM. Ngoài mô hình hồi quy kết hợp thông thường OLS, bài nghiên cứu còn tiến hành hồi quy cả trên ba mô hình đặc trưng của dữ liệu bảng là FEM, REM và GMM để có được một kết quả chính xác và đáng tin cậy hơn. Sau đó tiến hành các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp nhất với nghiên cứu thực nghiệm ở TTCK Việt Nam.

Mô hình hi quy gp (OLS)

Υit = β1+ β2X2it + β3X3it + … + βkXkit + uit (1)

Υit: Biến phụ thuộc của công ty thứ i trong năm t

Xkit: Biến phụ độc lập thứ k của công ty thứ i trong năm t.

β1: Hệ số tung độ gốc của mô hình

βk: Hệ số dốc của biến độc lập thứ k.

uit: Sai số của công ty thứ i trong năm t.

Hệ số β chỉ có một hay không có sự khác biệt giữa các cá nhân.. Và mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ khắc phục các nhược điểm của mô hình này.

Mô hình tác động cố định (FEM)

Υit = β1i+ β2X2it + β3X3it + … + βkXkit + uit (2)

β1i: Hệ số tung độ gốc của công ty thứ i.

Mô hình tác động ngu nhiên (REM)

Tưởng cơ bản là bắt đầu bằng phương trình (2), thay vì xem β1i là cố định, ta giả định đó là một biến ngẫu nhiên với một giá trị trung bình là β1 (không có ký hiệu i ở đây). Và giá trị tung độ gốc cho một công ty riêng lẻ có thể được biểu thị là: Luận văn: Thực trạng giá cổ phiếu tại các Cty niêm yết

β1i = β1 + εi  i = 1, 2, …, N trong đó εi là số hạng sai số ngẫu nhiên với một giá trị trung bình bằng 0 và phương sai bằng σε2

Các công ty đó có một giá trị trung bình chung đối với tung độ gốc (β1) và sự khác biệt cá nhân về giá trị tung độ gốc của từng công ty được phản ánh trong số hạng sai số εi.

Υit = β1+ β2X2it + β3X3it + … + βkXkit + εi + uit (3)

Phương pháp ước lượng GMM

Để giải quyết các vấn đề khuyết tật của mô hình như nội sinh, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, hiện tượng tự tương quan, năm 1982 Lars Peter Hansen đã phát triển đưa thêm biến công c (có quan hệ chặt với biến độc lập, phụ thuộc trong mô hình cũ nhưng không có quan hệ với phần dư) vào mô hình nghiên, cứu trong bài viết “Large Sample Properties of Generalized Methods of Moments Estimators” Econometrica, Vol. 50, page 1029-1054. Mô hình đưa thêm biến công cụ này vào có tên gọi là generalized method of moments (GMM) .

Để ước lượng được hệ số β, chúng ta cần một bộ L vector các biến công cụ (trong ước lượng GMM còn được gọi là các điều kiện moment) và số lượng biến công cụ phải không ít hơn số biến giải thích trong mô hình (L ≥ K).

Điều kiện để một biến được chọn là biến công cụ là nó không được tương quan với phần dư, điều này có nghĩa là:

?Z[4F\L] = 0

Thay thế giá trị các biến công cụ bằng giá trị trung bình của mẫu là ý tưởng chủ đạo của phương pháp GMM :

?Z[4F\L] = ­1 ` [4F\L = ­1 [′4F\L = 0 và đi tìm Vector β thõa mãn phương trình trên.

Khi số lượng điều kiện moment lớn hơn số biến trong mô hình (L > K) thì phương trình không thể xác định một nghiệm chính xác duy nhất (có nhiều nghiệm có thể thõa mãn phương trình). Khi đó mô hình được gọi là overidentified. Trong trường hợp đó, chúng ta phải thực hiện tính toán lại nhằm xác định giá trị β làm cho điều kiện moment ?Z[4F\ L] “gần” bằng 0 nhất có thể, khái niệm “gần” được hiểu là khoảng cách với giá trị 0 là nhỏ nhất, khoảng cách đó được xác định như sau:

aZ\, cd] = ­1 4F\Le[. c=B[′4F\L

Ma trận ngẫu nhiên, cân xứng và không âm cd (kích thước L x L) được gọi là ma trận trọng số vì nó thể hiện mức đóng góp của các điều kiện moment khác nhau vào khoảng cách J. Phương pháp ước lượng GMM sẽ xác định giá trị ước lượng β để khoảng cách J là nhỏ nhất.

Phương pháp GMM cho ra kết quả là các giá trị ước lượng hiệu quả, nghĩa là giá trị phương sai trong mô hình ước lượng là nhỏ nhất.

3.5 Các kim định trong mô hình d liu bng Luận văn: Thực trạng giá cổ phiếu tại các Cty niêm yết

3.5.1 Kim định la chn mô hình tt nht

Kim định Breuch – Pagan LM

Kiểm định trên nhằm lựa chọn mô hình OLS hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu.

H0: mô hình OLS thì thích hợp

H1: mô hình REM thì thích hợp

Nếu p-value của kiểm định Breuch – Pagan LM có ý nghĩa thống kê cho phép kết luận giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó ta kết luận là REM phù hợp hơn để sử dụng. Ngược lại, OLS phù hợp cho mô hình nếu chấp nhận giả thuyết H0.

Kim định s tn tinh hưởng cố định

Kiểm định trên nhằm lựa chọn mô hình PM hay FEM phù hợp cho bộ dữ liệu của mẫu.

H0: mô hình PM thì thích hợp

H1: mô hình FEM thì thích hợp

Nếu p-value của kiểm định sự tồn tại ảnh hưởng cố định có ý nghĩa thống kê cho phép kết luận giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó ta kết luận là FEM phù hợp hơn để sử dụng. Ngược lại, PM phù hợp cho mô hình nếu chấp nhận giả thuyết H0.

Kim định Hausman

Kiểm định trên nhằm lựa chọn mô hình FEM hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu, dựa trên giả định không sự tương quan giữa biến giải thích và yếu tố ngẫu nhiên εi vì tương quan là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa FEM và REM.

H0: mô hình REM thì thích hợp

H1: mô hình FEM thì thích hợp

Nếu p-value của kiểm định Hausman có ý nghĩa thống kê cho phép kết luận giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó ta kết luận là FEM phù hợp hơn để sử dụng. Ngược lại, REM phù hợp cho mô hình nếu chấp nhận giả thuyết H0.

3.5.2 Kim định hin tượng đa cng tuyến Luận văn: Thực trạng giá cổ phiếu tại các Cty niêm yết

Có nhiều tiêu chuẩn để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, trong luận văn này tác giả sử dụng 2 tiêu chuẩn sau:

Tn ti tương quan cp cao gia các biến độc lp

Theo kinh nghiệm, hiện tượng đa cộng tuyến chỉ trở nên nghiêm trọng khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình từ 0.8 trở lên. Do đó, nếu hệ số tương quan giữa hai biến độc lập lớn hơn 0.8 thì mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên tiêu chuẩn này thường không chính xác, nên để có kết luận kiểm định chính xác hơn, người ta sử dụng thêm tiêu chuẩn nhân tử phóng đại phương sai.

Nhân t phóng đại phương sai (VIF: Variance Inflation Factor) ghij = B = Bkl m

Với Rj2 là hệ số xác định trong hồi quy phụ biến độc lập Xj theo các biến độc lập còn lại.

Quy tắc kinh nghiệm: VIFj > 10 ó Rj2 > 0,9 è có hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa biến độc lập Xj và các biến độc lập còn lại.

3.5.3 Kim định hin tượng t tương quan

Tự tương quan là hiện tượng có sự tương quan giữa các quan sát trong cùng bảng số liệu

Cov (U i , U j | X ) ≠ 0

Hiện tượng này thường xảy ra đối với dữ liệu chuỗi thời gian. Vì tự tương quan thường xảy ra với số liệu theo thời gian nên phương trình hồi quy là :

Yt = β1 + β2X2t + β3X3t + …+ βkXkt + Ut

Nếu sai số Ut chỉ tương quan với Ut-1 (sai số một kỳ trước đó ) thì ta có hiện tượng t tương quan bc nht , ký hiệu là AR(1)

Phương trình tự tương quan bậc nhất như sau :

hệ số tự tương quan

εt  : Sai số ngẫu nhiên không còn tự tương quan

Nếu Ut tương quan với m kỳ trước đó thì ta có hiện tượng t tương quan bc m , ký hiệu là AR(m) :

t = ρ1Ut 1 + ρ2Ut 2 + … + ρ mUt m + ε t

Nguyên nhân của tự tương quan: do việc xử lý số liệu (phương pháp trung bình trượt, làm trơn số liệu ….) , do việc nội suy số liệu ( số liệu dân số, sản lượng bánh trung thu .v.v…) , do lập mô hình ( bỏ sót biến, do dạng hàm v.v…)

Hậu quả của tự tương quan: Các hệ số hồi quy ước lượng được không còn tính BLUE. Các ước lượng tính được bằng OLS không còn là ước lượng hiệu quả.

Các phương pháp kiểm tra hiện tượng tự tương quan:

Kiểm định tự tương quan với dữ liệu bảng : Dùng kiểm định Wooldridge (2002) và Drukker (2003) đặt giả thuyết như sau :

Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc 1

Giả thuyết H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan bậc 1

Với giá trị Prob>F >5% của kiểm định Wooldridge như trên, ta kết luận chấp nhận giả thiết H0, có nghĩa là không có hiện tượng tự tương quan và ngược lại.

Đối với dữ liệu thời gian: kiểm định Durbin-Watson, kiểm định Breusch-Godfrey.

3.5.4 Kim định hin tượng phương sai sai s thay đổi Luận văn: Thực trạng giá cổ phiếu tại các Cty niêm yết

Phương sai thay đổi nghĩa là phương sai của các phần dư là không phải hằng số, nghĩa là chúng khác nhau ở các quan sát khác nhau.

Nguyên nhân của phương sai thay đổi: Do bản chất của mối quan hệ kinh tế, do kỹ thuật thu thập, xử lý số liệu được cải tiến thì sai số có xu hướng giảm dần, việc tích luỹ kinh nghiệm từ quá khứ, hoặc do việc thu thập dữ liệu chưa chuẩn xác

Hậu quả của phương sai thay đổi: Các ước lượng theo phương pháp OLS không còn là ước lượng hiệu quả nữa (không còn BLUE). Ước lượng của các phương sai sẽ bị chệch, do đó các kiểm định mức ý nghĩa và khoảng tin cậy dựa theo phân phối t và F không còn ý nghĩa.

Phát hiện phương sai thay đổi bằng phương pháp kiếm định Goldfeld-Quandt, Breusch-Pagan, White, Park trên OLS và phương pháp Greene (2000) trên dữ liệu bảng.

TÓM TT CHƯƠNG 3

Chương 3 tác giả trình bày quy trình nghiên cứu để người đọc hình dung khái quát quá trình nghiên cứu của luận văn. Sau đó đi sâu vào từng bước nghiên cứu bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng mô hình, giả thiết nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu cách lấy dữ liệu của các biến, các phương pháp phân tích dữ liệu và kiểm định mô hình.

Tác giả sử dụng phương pháp định lượng, mẫu là 2616 quan sát của các CTNY trong 6 năm 2012-2017 bao gồm các biến EPS, BVPS, DPS, ROA, FL, SIZE, SALEGROWTH, công cụ hỗ trợ xử lý dữ liệu là phần mềm STATA 13 và excel 2010. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương tiếp theo. Luận văn: Thực trạng giá cổ phiếu tại các Cty niêm yết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận văn: Giải pháp NC thông tin kế toán tại các Cty niêm yết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x