Luận văn: Thực trạng nghiên cứu cổ tức của các Cty niêm yết

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng nghiên cứu cổ tức của các Cty niêm yết hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Dữ liệu 

Dữ liệu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây khá nhiều. Tuy nhiên dữ liệu chưa đầy đủ, việc thu thập dữ liệu tương đối khó khăn bởi vì không có một đơn vị hay trang web nào thống kê chính thức các số liệu liên quan đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán như là ở một số quốc gia khác trên thế giới. “Chẳng hạn, trang www.dividend.com thống kê số liệu các công ty niêm yết trên thị trường Mỹ, Anh, Canada hay trang www.asx.com.au thống kê các công ty của Úc hoặc một hệ thống lưu trữ dữ liệu như dịch vụ dữ liệu GTA của Trung Quốc, hay hệ thống dữ liệu Datastream (Danish Stock Data) liên quan đến các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Copenhaghen của Đan Mạch” (Đặng Thùy Vân Trang, 2010, trang 35). Luận văn: Thực trạng nghiên cứu cổ tức của các Cty niêm yết

Luận văn tập hợp các dữ liệu liên quan đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp thông qua việc tổng hợp số liệu từ các báo cáo tài chính qua các năm, bản cáo bạch, báo cáo thường niên, các nghị quyết hội đồng cổ đông thường niên hằng năm, công bố chi trả cổ tức của doanh nghiệp trên các trang web thông tin của Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Mẫu dữ liệu khảo sát ban đầu gồm 701 công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tính đến hết ngày 15/03/2012. Mẫu dữ liệu được lấy trong khoản thời gian từ 2007 – 2011, đây là giai đoạn có nhiều công ty niêm yết và số liệu của các công ty tương đối đầy đủ hơn giai đoạn trước đó. Tiêu chí lựa chọn là chọn là các công ty phi tài chính,các công ty này phải có lợi nhuận dương và phải trả cổ tức trong giai đoạn năm 2007 – 2011. Sau khi loại bỏ những mẫu công ty không đạt yêu cầu, mẫu dữ liệu thu được 161 công ty với 805 quan sát.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

3.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Thực trạng nghiên cứu cổ tức của các Cty niêm yết

Để kiểm tra lý thuyết dòng tiền mặt tự do và lý thuyết vòng đời doanh nghiệp, dùng mô hình OLS để tính:

DIVPAY= α + β1RE/TE + β2FCF+ β3ROA+ β4SIZE+ β5AGR+ β6MTB+ β7LEV+ε

Trong đó, cổ tức chi trả (DIVPAY) là tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) hoặc tỷ suất cổ tức (YLD). Tất cả các biến độc lập được lấy lùi một năm để tối thiểu hóa vấn đề nội sinh và các biến được mô tả trong phần 3.3 bên dưới.

3.3. Định nghĩa biến 

Biến phụ thuộc

Tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR), được đo lường bằng cổ tức chia lợi nhuận sau thuế, và tỷ suất cổ tức được đo lường bằng cổ tức chia giá trị thị trường của cổ phiếu, cả hai đại diện cho chính sách cổ tức.

Biến độc lập

Lợi nhuận giữ lại trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (RE/TE). Giả thuyết vòng đời kinh doanh khẳng định rằng công ty trong giai đoạn bão hòa có nhiều lợi nhuận tích lũy có xu hướng trả cổ tức nhiều. Vì vậy, RE/TE, đại diện cho chu kỳ sống của công ty, dự đoán sẽ có mối quan hệ dương với cổ tức được chi trả. Luận văn: Thực trạng nghiên cứu cổ tức của các Cty niêm yết

Dòng tiền mặt tự do (FCF) được tính bằng dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo Baba (2009). Nếu nhà quản lý trả cổ tức để giảm chi phí đại diện của dòng tiền mặt tự do, dự báo có mối quan hệ dương giữa dòng tiền mặt tự do và cổ tức được chi trả. Mặt khác, mối quan hệ âm giữa dòng tiền mặt tự do và cổ tức được chi trả cho thấy vấn đề đại diện.

Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chia cho tổng tài sản. ROA được sử dụng để kiểm soát khả năng sinh lợi của công ty. Những công ty có khả năng sinh lời cao có khả năng tạo ra dòng tiền mặt tự do lớn, vì vậy thực hiện chi trả cổ tức nhiều. Điều này dẫn đến giả thuyết dòng tiền mặt tự do dự báo mối quan hệ dương giữa khả năng sinh lời và cổ tức được chi trả.

Quy mô công ty (SIZE) được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Giả thuyết dòng tiền mặt tự do và vòng đời kinh doanh khẳng định, so sánh với những công ty nhỏ hơn, những công ty lớn có xu hướng trưởng thành hơn và có dòng tiền mặt tự do cao hơn, do đó những công ty này có khả năng trả cổ tức cao hơn. Vì vậy, giả thuyết dòng tiền mặt tự do và vòng đời kinh doanh dự báo mối quan hệ dương giữa quy mô công ty và cổ tức chi trả.

Tỷ lệ tài sản tăng trưởng (AGR) được tính là phần trăm tăng trưởng của tổng tài sản và giá thị trường trên giá sổ sách (MTB) được tính là giá trị thị trường của cổ phần chi cho giá trị sổ sách của cổ phần. Theo Fama và French (2001), AGR và MTB được sử dụng để đại diện cho cơ hội đầu tư ở hiện tại và tương lai tương ứng. Giả thuyết dòng tiền tự do và vòng đời kinh doanh dự báo mối quan hệ ngược chiều giữa cơ hội đầu tư và cổ tức chi trả.

Đòn bẩy tài chính (LEV) là tổng nợ chia cho tổng giá trị sổ sách của tổng tài sản. Khi các công ty có chỉ số nợ cao hơn có nhiều khả năng bị kiềm chế tài chính và ít có khả năng trả cổ tức, giả thuyết dòng tiền tự do dự báo mối quan hệ ngược chiều giữa chỉ số nợ và cổ tức chi trả.

Dự báo về những quan hệ giữa cổ tức chi trả và giải thích các biến theo giả thuyết dòng tiền mặt tự do và vòng đời kinh doanh được tóm tắt trong bảng bên dưới.

Bảng 3-1: Kỳ vọng về mối quan hệ giữa các biến độc lập và chính sách cổ tức

Trong đó DPR là tỷ lệ chi trả cổ tức và YLD là tỷ suất cổ tức, bằng cổ tức chia cho giá thị trường của cổ phiếu, hai biến này đại diện cho chính sách cổ tức. AGR là tỷ lệ thay đổi tổng tài sản qua từng năm, FCF là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng tài sản, LEV là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, MTB là giá trị thị trường chia cho giá trị sổ sách của cổ phiếu, RE/TE là lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu, ROA là lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân, SIZE là logarit tự nhiên của tổng tài sản. Luận văn: Thực trạng nghiên cứu cổ tức của các Cty niêm yết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận văn: Giải pháp NC chính sách cổ tức của các Cty niêm yết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x