Luận văn: Giải pháp nâng cao sức khỏe cán bộ tại Cao Bằng

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp nâng cao sức khỏe cán bộ tại Cao Bằng hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo giới

Nhận xét: Tỉ lệ nam giới trong nghiên cứu chiếm 75,9%, cao hơn tỉ lệ nữ giới chiếm 24,1%.

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới

Nhận xét: Số đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 60-69 chiếm cao nhất (46,5%); tiếp theo đó là nhóm tuổi từ 70-79 (32,7%), số đối tượng thuộc nhóm tuổi từ 50 – 59 và nhóm 80 chiếm 10,4%.

Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc

Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Tày (70%); số đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Kinh chiếm 17,5%, Nùng chiếm 11,4% và các dân tộc khác chiếm 1,1%.

Bảng 3.2. Giá trị một số chỉ tiêu nhân trắc của đối tượng nghiên cứu ở hai giới

Nhận xét: Cân nặng, chiều cao, BMI, vòng eo trung bình, vòng mông và chỉ số WHR của cán bộ nam lần lượt là 63,9±8,9 kg, 162,3±5,6 cm, 24,2±2,9 kg/m2 , 86,3±6,9 cm, 94,3±4,3 cm, 94,3±4,3. Nhìn chung các chỉ số nhân trắc ở nam cao hơn ở nữ.

Bảng 3.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo BMI

(Thiếu cân: BMI < 18,5, Bình thường: 18,5 ≤ BMI < 23;

Thừa cân: 23 ≤ BMI < 25; Béo phì: BMI ≥ 25).

Nhận xét: Qua kết quả bảng 3.4 tỷ lệ nhóm BMI béo phì chiếm cao nhất 33,9%, tiếp theo là nhóm BMI bình thường chiếm 32,2%, nhóm BMI thừa cân chiếm 30,1%, nhóm BMI thiếu cân chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,8%.

Bảng 3.4. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo phân độ THA của Hội tim mạch Việt Nam năm 2018

(Tiền tăng huyết áp: Kết hợp HA bình thường và Bình thường cao, nghĩa là HATT từ 120- 139 mmHg và HATTr từ 80-90 mmHg.)

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân tiền THA chiếm cao nhất 41,5%, tiếp theo là nhóm bệnh nhân THA độ I chiếm 37,7%, nhóm THA độ II chiếm 14,8%, nhóm HA bình thường chiếm 6,0%.

Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo giới

Nhận xét: Tỷ lệ mắc HCCH của nhóm đối tượng nghiên cứu chiếm 30,05%. Trong đó tỷ lệ mắc HCCH ở nam cao hơn nữ (nam 33,8%; nữ 18,2%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Bảng 3.6.Tỷ lệ mắc các yếu tố chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa xếp theo nhóm tuổi

Nhận xét: Tỷ lệ cán bộ hưu thuộc ban BVCSSK được chẩn đoán là có HCCH theo tiêu chuẩn NCEP – ATP III (có từ 3 yếu tố trở lên) là 30,1%. Tỷ lệ không mắc yếu tố nào chiếm 7,7%, mắc 1 yếu tố chẩn đoán chiếm 31,7%, mắc 2 yếu tố chẩn đoán chiếm 30,6%.

Tỷ lệ mắc HCCH cao nhất ở nhóm tuổi từ 60 – 69 chiếm 37,6%, thấp nhất ở hai nhóm tuổi từ 50 -59 và ≥ 80 tuổi chiếm 21,1%.

Với tỷ lệ mắc 2 yếu tố chẩn đoán HCCH thì cao nhất là nhóm tuổi từ 50 – 59 và ≥ 80 tuổi chiếm 42,1%, tiếp theo là nhóm 60 -69 tuổi chiếm 31,8%, thấp nhất là nhóm từ 70 – 79 tuổi chiếm 21,7%.

Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc từng yếu tố chẩn đoán HCCH theo giới

Sự khác biệt giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Nhận xét: Trong các yếu tố chẩn đoán HCCH, yếu tố huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 76%, tiếp theo là yếu tố béo bụng chiếm 43,2%, thấp nhất là yếu tố Triglycerid chiếm 21,3%. Tỷ lệ tăng huyết áp ở nam cao hơn nữ ( nam 80,6%, nữ 61,4%), tỷ lệ rối loạn glucose máu, yếu tố triglycerid ở nam (26,6%; 22,3%; ) cao hơn nữ (13,6%; 18,2%), tỷ lệ béo bụng, yếu tố HDL-C ở nữ (47,7%; 31,8%) cao hơn nam ( 41,7%; 22,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Y Học

3.2. Một số yếu tố liên quan với hội chứng rối loạn chuyển hóa Luận văn: Giải pháp nâng cao sức khỏe cán bộ tại Cao Bằng

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa chỉ số BMI và hội chứng chuyển hóa

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng có BMI ≥ 23 có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 4,1 lần so với đối tượng có BMI < 23 có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa giới và hội chứng chuyển hóa

Nhận xét : Tỷ lệ mắc HCCH theo tiêu chuẩn NCEP – ATP III nam và nữ lần lượt là 33,8% và 18,2%, nam có nguy cơ cao gấp 2,3 lần so với nữ với p < 0,05.

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa độ tuổi và hội chứng chuyển hóa HCCH

Nhận xét: Tỷ lệ mắc HCCH cao nhất ở độ tuổi 60 – 69 (37,6%), 70-79 (25%), 50-59 và ≥ 80 (21,1%). Mối liên quan giữa độ tuổi và HCCH chưa có ý nghĩa thống kê, p>0,05.

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa mức độ hoạt động thể lực với HCCH

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không mắc HCCH có hoạt động thể lực chiếm 56,4% cao hơn tỷ lệ có hoạt động thể lực mắc HCCH 43,6% có ý nghĩa thống kê p < 0,001; với tỉ suất chênh OR = 3,1 (Cl: 1,6-5,9).

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với HCCH

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có hút thuốc (52,1%) cao hơn tỷ lệ có HCCH có hút thuốc (47,9%) có ý nghĩa thống kê p < 0,002; với tỉ suất chênh OR = 2,96 (Cl: 1,5-5,9).

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa stress với HCCH

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH không có stress (66,7%) cao hơn tỷ lệ có HCCH có stress (33,3%) không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn với HCCH

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có ăn mặn (62,0%) cao hơn tỷ lệ có HCCH có ăn mặn (38%) không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thói quen ăn nhiều đạm với HCCH

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có ăn nhiều đạm (61,4%) cao hơn tỷ lệ có HCCH có ăn nhiều đạm (38,6%) không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tiền sử tăng huyết áp với HCCH

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có HCCH cóTHA (54,3%) cao hơn tỷ lệ không có HCCH có THA (45,7%) có ý nghĩa thống kê p < 0,05; với tỉ suất chênh OR = 4,2 (Cl: 2,1-8,6).

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tiền sử đái tháo đường với HCCH

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có HCCH có tiền sử ĐTĐ (52,2%) cao hơn tỷ lệ không có HCCH có tiền sử ĐTĐ (47,8%) có ý nghĩa thống kê p < 0,05; với tỉ suất chênh OR = 2,9 (Cl: 1,2 – 7,2).

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tiền sử gan nhiễm mỡ với HCCH

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có tiền sử gan nhiễm mỡ (54,5%) cao hơn tỷ lệ có HCCH có tiền sử gan nhiễm mỡ (45,5%) có ý nghĩa thống kê p < 0,05; với tỉ suất chênh OR = 2,5 (Cl: 1,2-5,0).

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh tim mạch với HCCH

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có tiền sử tim mạch (68,2%) cao hơn tỷ lệ có HCCH có tiền sử tim mạch (31,8%) không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tiền sử tai biến mạch máu não với HCCH

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có HCCH có tiền sử tai biến (57,1%) cao hơn tỷ lệ không có HCCH có tiền sử tai biến (42,9%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; với tỉ suất chênh OR = 3,5 (Cl: 1,1 – 10,5).

BÀN LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 183 cán bộ chủ yếu là cán bộ hưu trí ở đang được quản lý sức khỏe tại Ban bảo vệ sức khỏe tỉnh Cao Bằng. Đây là đối tượng cần phải được quan tâm nghiên cứu vì ở họ có nhiều yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch, thần kinh, những bệnh lý nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nghiên cứu của chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

4.1. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng. Luận văn: Giải pháp nâng cao sức khỏe cán bộ tại Cao Bằng

4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.1 cho thấy, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam giới chiếm 75,9%; nữ giới chiếm 24,1%. Tỷ lệ mắc HCCH theo giới cũng khác nhau theo các nghiên cứu khác nhau, kết quả của chúng tôi cũng phù hợp so với các nghiên của Trang Mộng Hải Yến, tác giả tiến hành nghiên cứu trên 379 cán bộ diện tỉnh ủy quản lý tại Long An, kết quả cho thấy nam giới chiếm 87,07% và nữ giới chỉ chiếm 12,93% [39]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhóm tác giả ở Hàn Quốc thì lệ mắc HCCH ở nam và nữ gần tương đương nhau [72]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cảnh Phú trên đối tượng cán bộ hưu trí tỉnh Nghệ An năm 2012 cho thấy tỷ lệ nữ giới chiếm 57,1% cao hơn so với nam giới chiếm 42,9%; tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê [24]. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Đình Châu năm 2010 [8].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 60 – 69 chiếm cao nhất (46,5%); tiếp theo đó là nhóm tuổi từ 70 – 79 (32,7%), nhóm tuổi từ 50 – 59 và nhóm 80 chiếm tỷ lệ thấp nhất là 10,4%. Trong kết quả của Nguyễn Văn Thành (2013), độ tuổi 60 – 69 cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên thấp hơn so với của chúng tôi (25,3%).

Tỷ lệ độ tuổi 60 – 69 của nghiên cứu này thấp vì nghiên cứu của tác giả có số lượng lớn n= 683 và độ tuổi rộng từ dưới 40 tuổi đến trên 80 tuổi [31]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Trang Mộng Hải Yến thì số lượng cán bộ mắc HCCH chiếm tỷ lệ cao ở độ tuổi 50 – 60 (65,96%), còn độ tuổi 60 – 70 có tỷ lệ thấp (1,06%) [39]. Trong một nghiên cứu về mối liên quan giữa HCCH với tuổi, tác giả Alexander CM (2003) cũng nhận thấy lứa tuổi 50 – 60 tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn NCEP – ATP III là 43,5%, nhóm tuổi 60 – 70 tỷ lệ > 50% [43]. Nghiên cứu HCCH ở người trưởng thành, tuổi trung niên tại Hàn Quốc, thì tỷ lệ HCCH thay đổi theo tuổi: nhóm tuổi 40 – 49 có 21,15%, nhóm tuổi 50 – 59 có 16,3%, nhóm tuổi 60 – 69 có 16,95% và nhóm >70 tuổi là 12,8%. Trong các nghiên cứu trên dân số chung thì tỷ lệ HCCH cũng tăng dần theo lứa tuổi và tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi >60 [70].

Phần lớn đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Tày (70%); số đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Kinh chiếm 17,5%, Nùng chiếm 11,4% và các dân tộc khác chiếm 1,1%.Tỷ lệ mắc HCCH khác nhau ở các nhóm dân tộc phụ thuộc vào yếu tố phân bố sinh sống dân tộc theo vùng miền, ở Cao Bằng thì tỷ lệ dân tộc Tày chiếm chủ yếu.

Ngày nay, tỷ lệ thừa cân và béo phì đang gia tăng đến mức báo động ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, ở thành phố cũng như những vùng nông thôn. Béo là kết quả của lối sống ít vận động và chế độ ăn quá nhiều năng lượng hàng ngày. Nhiều nghiên cứu đều thống nhất rằng, béo là thang điểm cao nhất trong sự đề kháng insulin, THA, sự bất thường glucosse máu, rối loạn lipid máu và nó có mối liên quan mật thiết đến sự tiến triển của bệnh tim mạch. Trong kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng, chiều cao, BMI, vòng eo trung bình, vòng mông và chỉ số WHR của cán bộ nam lần lượt là 63,9, 8,9 kg ; 162,3 ± 5,6cm ;24,2 ± 2,9 kg/m2 ; 86,3 ± 6,9 cm ; 94,3 ± 4,3 cm ; 94,3 ± 4,3. Nhìn chung các chỉ số nhân trắc ở nam cao hơn ở nữ. Các chỉ số nhân trắc trong nghiên cứu của chúng cũng tương so với các nghiên cứu về HCCH ở người lớn tuổi [30].

Trong nghiên cứu của chúng tôi: nhóm béo phì chiếm tỷ lệ cao nhất (33,9%), các nhóm còn lại tỷ lệ giảm dần là bình thường (32,2%), thừa cân (30,1%) và thiếu cân (3,8%); nhóm nam giới có tỷ lệ BMI cao hơn so với nữ giới. Theo nghiên cứu của Lê Nguyễn Trung Đức Sơn (2001) phát hiện thấy béo bụng và tỷ lệ mỡ cơ thể cao ở người Việt Nam ngay cả khi BMI bình thường, đồng thời thấy nữ giới ở Việt Nam tỷ lệ béo trung tâm cao hơn nam giới. Trần Thị Hồng Loan và CS (2004) thấy ở người phương Tây mỡ cơ thể và vòng bụng thường chỉ tăng khi tăng chỉ số BMI tăng cao, trong khi ở người Việt Nam BMI bình thường đã có béo bụng với tỷ lệ béo bụng là 33,3% ở người có chỉ số BMI bình thường [28].

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tiền THA chiếm cao nhất 41,5%, tiếp theo là nhóm bệnh nhân THA độ I chiếm 37,7%, nhóm THA độ II chiếm 14,8%, nhóm HA bình thường chiếm 6,0%. Theo tác giả Đỗ Thị Phương Hà cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam đang gia tăng một cách nhanh chóng. Theo tổng điều tra toàn quốc về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam năm 2015, có 18,9% người trưởng thành trong độ tuổi từ 18 đến 69 tuổi bị tăng huyết áp; tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm tuổi từ 30 đến 69 tuổi là 30,6% [12] [6]. Điều này có thể giải thích do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi từ 50 tuổi trở lên, trong đó chỉ có 10,4% từ 50 đến 59 tuổi, còn lại chủ yếu là từ 60 tuổi trở lên (89,6%); Theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016 sau khi tổng hợp kết quả một số nghiên cứu về tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc tăng huyết áp thường cao hơn tỷ lệ người cao tuổi đã được chẩn đoán trước và tự khai bệnh, do nhiều người mắc tăng huyết áp chưa được chẩn đoán. Tuy nhiên, so sánh năm 2001 với năm 2015, tỷ lệ người cao tuổi biết là mắc tăng huyết áp đã tăng đáng kể. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp tăng theo tuổi. Hầu hết các nghiên cứu về tăng huyết áp ở người cao tuổi ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ gần 50%, tức là khoảng một nửa số người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp đang cần quản lý bệnh hằng ngày [5].

4.1.2 Đặc điểm hội chứng chuyển hóa Luận văn: Giải pháp nâng cao sức khỏe cán bộ tại Cao Bằng

Hội chứng chuyển hóa là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhất trong thiên niên kỷ XXI. Hội chứng chuyển hóa ngày càng tăng trên thế giới, tỷ lệ này ở các nước phát triển khá cao và đang có xu hướng gia tăng báo động ở các nước đang phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội [77]. Theo hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) hội chứng chuyển hóa là tập hợp những yếu tố nguy cơ của hại đại dịch lớn đó là bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2 ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người và tốn kém đàng kể ngân sách về y tế toàn dân của nhiều nước trên thế giới.

Chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn NCEP – ATP III để chẩn đoán HCCH trong nhóm đối tượng nghiên cứu. Theo tiêu chuẩn này thì chỉ cần có từ 3 tiêu chuẩn trở lên trong 5 tiêu chuẩn là béo bụng, huyết áp, glucose lúc đói, tăng triglycerid, giảm HDL – C là đủ để chẩn đoán HCCH. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ cán bộ hưu thuộc ban BVCSSK được chẩn đoán là có HCCH theo tiêu chuẩn NCEP – ATP III (có từ 3 yếu tố trở lên) là 30,1%. Tỷ lệ không mắc yếu tố nào chiếm 7,7%, mắc 1 yếu tố chẩn đoán chiếm 31,7%, mắc 2 yếu tố chẩn đoán chiếm 30,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với các nghiên cứu trong và ngoài nước.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thu được kết quả tỷ lệ mắc HCCH là 30,05%. Tỷ lệ mắc HCCH ở nam giới cao hơn ở nữ giới ( nam 33,8%; nữ 18,2%). Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về HCCH. Theo tiêu chuẩn của NCEP thì HCCH được ước tính là 24% người trưởng thành ở Mỹ, trong đó tỷ lệ này nguời có dộ tuổi trên 50 chiếm tới 44%. Với định nghĩa của WHO, HCCH có mặt ở 5 – 22% phụ nữ tuổi từ 40 – 45 [95], [57]. Một nghiên cứu cắt ngang ở Venezuela đã nghiên cứu ở đối tượng từ 20 tuổi trở lên cho biết tỷ lệ mắc HCCH theo NCEP là 31,2% trong đó tỷ lệ này ở nam cao hơn ở nữ. Tỷ lệ mắc HCCH cũng tăng theo tuổi cùng mức độ béo phì. Tỷ lệ này có sự khác biệt giữa các nhóm đàn ông chủng tộc khác nhau, đàn ông da đỏ có tỷ lệ mắc thấp nhất (17%) so với người da đen (27,2%) và người da trắng (33,3%) nhưng không có sự khác biệt giữa các nhóm phụ nữ. Các yếu tố HDL – C (65,3%), béo bụng (42,9%) và yếu tố huyết áp (38,1%) là thường gặp nhất trong HCCH. Cách sống không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ của hội chứng này [44].

Nghiên cứu của Heng KS và cộng sự (2013) trên đối tượng là đội ngũ nhân viên trường Đại học Putra Malaysia từ 20 đến 65 tuổi cho biết tỷ lệ HCCH của nhóm đối tượng này theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Harmonised, IDF và NCEP ATP III lần lượt là 38,3%, 38,8% và 33,5% [60]. Trước đó một nghiên cứu khác cũng tại Malaysia của Mohamud và cộng sự (2012) cho tỷ lệ HCCH người dân Malaysia theo tiêu chuẩn Harmonised, IDF và NCEP ATP III lần lượt là 42,5%, 37,2% và 34,3% [81].

Theo nghiên cứu của Nguyên Văn Thành và cộng sự ở đối tượng cán bộ thuộc diện quản lý của ban BVCSSKCB tỉnh Bạc Liêu cho thấy kết quả HCCH chiếm tỷ lệ 24% trong đó ở nhóm tuổi < 60 là 29,4%, ở nhóm tuổi ≥ 60 là 20,9%, nam chiếm tỷ lệ 21,8% nữ chiếm 32% [31].

Nghiên cứu của Trang Mộng Hải Yến và cộng sự năm 2014 ở đối tượng cán bộ tỉnh ủy quản lý tại Long An cho thấy HCCH chiếm 30,34%, nhóm tuổi 50 – <60 chiếm 65,96% và 89,39% cán bộ bị thừa cân béo phì. Tình trạng thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc HCCH lên 12,14 lần, và có chỉ số WHR tăng sẽ có nguy cơ mắc HCCH tăng gấp 4,57 lần [39].

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Trung Thu, Trần Quang Bình trên 368 người bị tiền đái tháo đường từ 40 đến 64 tuổi tại tỉnh Hà Nam cho thấy tỉ lệ mắc HCCH trên người bị tiền đái tháo đường lên tới 46,7% [32]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cảnh Phú cho thấy tỷ lệ kết hợp 3 yếu tố trong HCCH chiếm tỷ lệ cao nhất là 63,1%; kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, điều này có thể giải thích do sự khác nhau về phạm vi nghiên cứu do tác giả Nguyễn Cảnh Phú tiến hành nghiên cứu trên nhóm đối tượng cán bộ hưu trí [24]. Bên cạnh đó theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Thủy trên 500 cán bộ công chức, viên chức thuộc các cơ quan đóng trên địa bàn thị xã Phú Thọ – tỉnh Phú Thọ năm 2012 cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 13,2% [34] thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác; có thể do đối tượng nghiên cứu ở đây có độ tuổi dưới 60 tuổi, còn trong nghiên cứu của chúng tôi từ trên 50 tuổi.

Theo tác giả Lê Hữu Lợi, Nguyễn Văn Sang và cộng sự nghiên cứu đặc điểm HCCH và một số yếu tố liên quan ở 95 bệnh nhân là cán bộ trung cao thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý tại tỉnh Kon Tum cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 27,36% [18].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, tỷ lệ mắc HCCH cao nhất ở nhóm tuổi từ 60 – 69 chiếm 37,6%, thấp nhất ở hai nhóm tuổi từ 50 – 59 và ≥ 80 tuổi chiếm 21,1%. Với tỷ lệ mắc 2 yếu tố chẩn đoán HCCH thì cao nhất là nhóm tuổi từ 50 – 59 và ≥ 80 tuổi chiếm 42,1%, tiếp theo là nhóm 60 -69 tuổi chiếm 31,8%, thấp nhất là nhóm từ 70 – 79 tuổi chiếm 21,7%. Trong các yếu tố chẩn đoán HCCH, yếu tố huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 76%, tiếp theo là yếu tố béo bụng chiếm 43,2%, thấp nhất là yếu tố Triglycerid chiếm 21,3%. Tỷ lệ tăng huyết áp ở nam cao hơn nữ ( nam 80,6%, nữ 61,4%), tỷ lệ rối loạn glucose máu, yếu tố triglycerid ở nam (26,6%; 22,3%; ) cao hơn nữ (13,6%; 18,2%), tỷ lệ béo bụng, yếu tố HDL-C ở nữ (47,7%; 31,8%) cao hơn nam ( 41,7%; 22,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

4.2. Một số yếu tố liên quan với hội chứng rối loạn chuyển hóa Luận văn: Giải pháp nâng cao sức khỏe cán bộ tại Cao Bằng

BMI

Chỉ số BMI được khuyến cáo như là một phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì ở người lớn và được sử dụng trong nhiều nghiên cứu. Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2000, các ngưỡng giá trị của BMI của người châu Á trưởng thành để chẩn đoán thừa cân là BMI ≥ 23 và béo phì BMI ≥ 25. Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ đối tượng có BMI ≥ 23 có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 4,1 lần so với đối tượng có BMI < 23 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Đi liền với thừa cân, béo phì là các bệnh mạn tính khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Đó là biểu hiện của HCCH ở các mức độ, trong đó có vai trò quan trọng của yếu tố dinh dưỡng. HCCH như là một vấn đề thời sự được quan tâm do sự gia tăng về tần suất trong dân số chung cũng như ở một số đối tượng nguy cơ cao như tăng huyết áp, béo phì, phụ nữ mạn kinh, đái tháo đường [15]

Hiểu biết về mối liên quan giữa béo phì và hội chứng chuyển hóa ngày càng rõ ràng nhờ phát hiện nhiều sản phẩm giải phòng từ tế bào mỡ. Khi béo phì, các chất này được giải phóng một lượng bất thường và mỗi chất đều có liên quan đến nguyên nhân của một trong những yếu tố nguy cơ chuyển hóa.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Đình Châu cho thấy, tỷ lệ HCCH cao nhất các đối tượng có BMI > 28 chiếm 88,1% tiếp đến là BMI từ 26,8 đến 28 với tỷ lệ mắc HCCH là 75,8% và BMI từ 25 đến 26,7 là 67,7% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [8]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dàng cho thấy ở nhóm người mắc HCCH có chỉ số BMI là 22,63 ± 3,08 cao hơn so với nhóm không mắc HCCH (20,88 ± 4,53) [9]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Lương, Nguyễn Đỗ Huy và cộng sự cũng cho thấy nhóm thừa cân béo phì có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 2,92 lần so với nhóm có BMI bình thường và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [19]. Bên cạnh đó Hội chứng chuyển hóa ở người có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Một nghiên cứu ở những người có BMI bình thường tại Hà Nam cho thấy có tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hoá là 12,3% [4].

Giới

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ mắc HCCH theo tiêu chuẩn NCEP – ATP III nam và nữ lần lượt là 33,8% và 18,2%, nam có nguy cơ cao gấp 2,3 lần so với nữ với p < 0,05. Wilson PW, D’Agostino RB, Parise H, Sullivan L, Meigs JB khi nghiên cứu hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn

ATP III cập nhật năm 2005 báo trước sự xuất hiện của bệnh tim mạch và đái tháo đường cho thấy, tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa là 26,8% đối với nam cao hơn so với nữ (25,0%) ở 3323 người có tuổi từ 22 đến 81 không mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường tại thời điểm nghiên cứu [96]. Một nghiên cứu cắt ngang ở Venezuela đã nghiên cứu ở đối tượng từ 20 tuổi trở lên cho biết tỷ lệ mắc HCCH theo NCEP là 31,2% trong đó tỷ lệ này ở nam cao hơn ở nữ [44]. Tương tự như vậy, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Heng K.S và cộng sự năm 2013 cho thấy tỷ lệ HCCH ở nam cao hơn ở nữ ở dưới độ tuổi 50 nhưng trên độ tuổi 50 tỷ lệ này ở nữ lại cao hơn ở nam [60]. Theo nghiên cứu của tác giả Trang Mộng Hải Yến và cộng sự cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ mắc HCCH và giới tính nam – nữ [39]. Tương tự như vậy, kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Trung Thu, Trần Quang Bình cũng cho thấy tỷ lệ mắc HCCH không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới [32].

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Mohammad Ziaul Islam Chowdhury,corresponding author1 Ataul Mustufa Anik và cộng sự năm 2018 với phân tích tổng hợp từ 491 tài liệu, nghiên cứu độc lập cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở nữ giới là 32,0% cao hơn so với nam giới (25,0%) mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=0,434>0,05 [80]. Theo nghiên cứu của tác giả P. Ranasinghe và cộng sự năm 2017 quan phân tích tổng hợp 757 bài báo, cuối cùng lựa chọn được 15 nghiên cứu phù hợp với điều kiện để đưa vào nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc HCCH cao hơn ở phụ nữ và cư dân thành thị [89].Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thành cũng chỉ ra tỷ lệ mắc HCCH ở nữ giới là 32,0% cao hơn so với nam giới 21,8% [31]. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Việt, Tạ Văn Bình và cộng sự nghiên cứu về HCCH ở khu vực nội thành Hà Nội trong 2 năm 2008 – 2009 trên 550 đối tượng của 4 quận nội thành Hà Nội theo tiêu chuẩn IDF 2005 chiến 28,9% trong đó nữ cao hơn nam có ý nghĩa thống kê [38]. Theo tác giả Đỗ Văn Lương, Nguyễn Đỗ Huy và cộng sự cho thấy nguy cơ mắc HCCH gặp ở nữ giới cao hơn so với nam giới với OR=20,1 và p<0,001 [19].

Có thể thấy, qua các nghiên cứu mối liên quan giữa giới và tỷ lệ mắc HCCH chưa đi đến thống nhất, có sự khác nhau giữa các nghiên cứu.

Tuổi

Những nước phát triển, tuổi thọ ngày càng tăng trong suốt những thập kỷ qua, song song với việc gia tăng những bệnh và tàn phế liên quan đến tuổi. Bên cạnh tuổi tác, tần suất cao của thừa cân, béo phì và các bệnh kèm theo có liên quan được xem là các vấn đề về y tế chủ yếu cũng ảnh hưởng đến nhóm dân số cao tuổi.

Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy, Tỷ lệ mắc HCCH cao nhất ở độ tuổi từ 60 đến 69 tuổi (37,6%), tiếp đến là 70 – 79 (25%), và thấp nhất ở độ tuổi từ 50 đến 59 tuổi và từ 80 tuổi trở lên ; tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p=0,21 >0,05. Riêng ở nhóm từ 80 tuổi trở lên tỷ lệ mắc HCCH lại thấp hơn so với các nhóm khác, điều này có thể giải thích do các đối tượng nghiên cứu trong diện khá ít so với các nhóm tuổi khác vì vậy cho nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả tỷ lệ mắc HCCH trong nhóm này.

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Heng K.S và cộng sự năm 2013 cho thấy tỷ lệ HCCH tăng theo nhóm tuổi [60]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Mojgan Gharipour, Masoumeh Sadeghi, Mohsen Hosseini và cộng sự năm 2015 cho thấy tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm tuổi từ 18 đến 34 tuổi là thấp nhất (8,3%), cao nhất là nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên (48,6%) [82]. Luận văn: Giải pháp nâng cao sức khỏe cán bộ tại Cao Bằng

Một nghiên cứu khác của Võ Thị Dễ trên tạp chí Y học thực hành năm 2013 nghiên cứu về tần suất và đặc điểm HCCH trong cộng đồng tỉnh Long An năm 2010 cho thấy tỷ lệ mắc HCCH theo IDF, NCEP ATP III và NCEP ATP điều chỉnh lần lượt là 10,4%; 12,4% và 17,2%. Tỷ lệ mắc HCCH tăng dần theo tuổi [10]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Quang Bình, Phạm Tuấn Phương năm 2014 cũng cho thấy khi tiến hành phân tích đa biến phát hiện các  yếu tố dự báo HCCH có yếu tố tuổi [4]. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Lương, Nguyễn Đỗ Huy và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hoá ở nhóm tuổi dưới 40 là 30,3%, tăng dần theo nhóm tuổi cao nhất ở nhóm tuổi 65 – 74 là 72,5% và nhóm tuổi 55 – 64 là 72,3% [19].

Thói quen

Các hoạt động thể lực không chỉ nhằm nâng cao sức khỏe mà còn ngăn ngừa, điều trị bệnh tật. Tăng cường tập luyện thể lực là một trong những phương pháp mang lại lợi ích lớn nhất lên sức khỏe của người dân. Nếu mỗi người đều tuân theo những lời khuyên về việc tập luyện thể lực trong cuộc sống hằng ngày, sức khỏe của toàn dân sẽ được cải thiện đáng kể, chi phí chăm sóc y tế sẽ giảm hẳn. Tập thể dục thường xuyên đã được ghi nhận có tác dụng phòng ngừa và điều trị một số bệnh, ví dụ đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, ung thư đại tràng và trầm cảm. Gánh nặng bệnh tật liên quan đến lối sống thiếu các hoạt động thể lực làm thiệt hại cho xã hội về kinh tế do làm tăng giá thành dịch vụ y tế và giảm năng suất sản xuất [11].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc HCCH ở nhóm ít vận động là 43,6% cao hơn so với nhóm có nhiều hoạt động thể lực (20,0%); hay nói cách khác nhóm ít hoạt động thể lực có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 3,1 lần so với nhóm có nhiều hoạt động thể lực và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,001. Theo nghiên cứu của tác giả Trương Tuyết Mai, Nguyễn Thị Lâm trên đối tượng người trưởng thành thừa cân béo phì tuổi từ 45 đến 59 tuổi đang làm việc tại một số cơ quan thuộc quận Đống Đa, Hà Nội với mục tiêu đánh giá hiệu quả của tư vấn chế độ ăn, hoạt động thể lực cho người trưởng thành đối với tình trạng dinh dưỡng và chỉ số hóa sinh liên quan đến chuyển hóa glucose và lipid cho thấy sau 12 tuần can thiệp, cân nặng trung bình giảm từ 63,2 kg xuống còn 61,8 kg, p<0,05. Tỷ lệ thừa cân béo phì đã giảm được 26,7%, p>0,05. Vòng eo cả ở nam và nữ giới đều giảm rõ rệt sau 12 tuần, p<0,05; giảm 30% tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa [21].

Như vậy, cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ béo phì và các rối loạn chuyển hóa thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống tĩnh tại. Do đó, việc thay đổi lối sống năng động, tăng cường hoạt động thể lực trong lối sống sẽ làm giảm tỷ lệ mắc HCCH và các rối loạn liên quan khác. Nên hoạt động thể lực thường xuyên với cường độ thích hợp để duy trì sức khỏe tốt, nhất là những người có công việc tĩnh tại, ít hoạt động thể lực.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.12 cho thấy, ở nhóm có hút thuốc lá có tỷ lệ mắc HCCH là 47,9% cao hơn so với nhóm không hút thuốc lá 23,7% hay nói cách khác ở nhóm hút thuốc lá có tỷ lệ mắc HCCH cao gấp 2,96 lần so với nhóm không hút thuốc lá và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,002. Thuốc lá và bia rượu là những thói quen có ảnh hưởng không nhỏ tới rối loạn dinh dưỡng Lipid cung như tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy: mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia với việc gia tăng tỷ lệ hội chứng chuyển hóa. Điều này có thể lý giải một phần nguyên nhân tỷ lệ mắc bệnh của nam giới trong một số cộng đồng khác nhau thường cao hơn ở nữ giới. Hút thuốc lá là nguồn sản sinh ra các gốc tự do, tăng độ kết dính tiểu cầu và làm giảm HDL – C [61]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Lương và cộng sự cũng đưa đến kết luận nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá có liên quan chặt chẽ với giới tính, tuổi, tình trạng thừa cân – béo phì, tính chất công việc, thói quen sử dụng thuốc lá, rượu, bia và đặc điểm ăn một số loại thực phẩm [19].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm stress; nhóm có thói quen ăn mặn; nhóm ăn nhiều đạm cao hơn so với nhóm còn lại, tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi sự khác biệt chưa rõ ràng với p>0,05. Vì vậy cần có các nghiên cứu tiếp theo, chuyên sâu hơn về các thói quen này để làm sáng tỏ mối liên quan giữa chúng với HCCH. Theo nghiên cứu của Miroslaw Janczura, Grazyna Bochene và cộng sự năm 2015 cũng cho thấy stress làm tăng tỷ lệ mắc HCCH, cụ thể tăng gấp 1,07 lần so với bình thường với p=0,003 [79]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cảnh Phú cũng cho thấy có tới 70,7% đối tượng có thói quen hút thuốc mắc HCCH, nhóm uống rượu là 46,1%, nhóm ăn nhiều đạm là 57,2%, nhóm hay ăn mỡ là 52,4% và nhóm có thói quen ăn mặn là 36,2% [24]. Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra chế độ ăn có mối liên hệ mật thiết với HCCH. Khi chế độ ăn không cân đối, dư thừa năng lượng sẽ dẫn đến vượt quá nhu cầu của cơ thể làm cơ thể tích lũy quá mức. Việc tích lũy này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cơ thể mất cân bằng, hệ thống chống nhiễm mỡ của cơ thể sẽ mất khả năng tự cân bằng. Khi đó lượng triacylglycerol sẽ lắng đọng và tích lũy dần dần tại các mô không phải mô mỡ [83]. Khi chế độ ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu, nếp sống làm việc tĩnh tại, ít tiêu hao năng lượng sẽ làm cân nặng của cơ thể tăng lên [68].

Tiền sử bệnh tật

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm có tăng huyết áp là 54,3% cao hơn so với nhóm không tăng huyết áp; nói cách khác tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm có tăng huyết áp cao gấp 4,2 lần so với nhóm không tăng huyết áp và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Hội chứng chuyển hóa là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm, đặc biệt là hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cụ thể theo nghiên cứu của tác giả Bernard M.Y Cheung và cộng sự cho thấy tăng huyết áp có mối liên quan khá chặt chẽ với số lượng các yếu tố thành phần của hội chứng chuyển hóa (trừ tăng huyết áp) [47].Theo nghiên cứu của tác giả Phan Hải Phương trên 532 bệnh nhân THA cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân THA có HCCH rất cao lên đến 58,6% [26], kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Quang Bình và Phạm Trần Phương cũng chỉ ra các yếu tố liên quan đối với với hội chứng chuyển hoá ở người có BMI bình thường là nơi cư trú, tỷ lệ mỡ cơ thể, tỷ số eo – hông, và tăng huyết áp [4].Tương tự như vậy theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Hoàng, Lã Ngọc Quang năm 2016 trên 300 bệnh nhân tăng huyết áp được chọn ngẫu nhiên tại Gio Linh, Quảng trị. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa chung là 62%, bệnh nhân có tiền sử gia đình về bệnh tim mạch, THA cao gấp 2,0 lần nhóm gia đình không có tiền sử bệnh này. [13].

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có HCCH có tiền sử ĐTĐ (52,2%) cao hơn tỷ lệ không có HCCH có tiền sử ĐTĐ (47,8%) có nghĩa thống kê p < 0,05; với tỉ suất chênh OR = 2,9 (Cl: 1,2 – 7,2). Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Lương, Nguyễn Đỗ Huy và cộng sự trên 846 bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang được quản lý và điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Vũ Thư – tỉnh Thái Bình cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa rất cao lên tới 67,6%, trong số các yếu tố thành phần của hội chứng chuyển hoá, tỷ lệ mắc cao nhất là tăng triglycerid 62,3%, tiếp theo là tăng huyết áp 57,3%, giảm HDL – C 38,9%, vòng eo cao 36,3% [19]. Tương tự như vậy theo nghiên cứu của tác giả Trần Quang Bình, Phạm Trần Phương ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cho thấy tỷ lệ bị HCCH khá cao lên đến 74,2%, tác giả khẳng định bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 tại cộng đồng có tỷ lệ cao kèm theo hội chứng chuyển hoá và các rối loạn thành phần nhất là rối loạn chuyển hoá lipid máu [4]. Tác giả Lê Hữu Lợi, Nguyễn Văn Sang và cộng sự cũng chỉ ra có sự tương quan thuận giữa độ tuổi và nồng độ glucose máu (r = 0,4) [18]. Sự bất thường glucose máu trong đó có đái tháo đường type 2 có mối liên quan mật thiết đến cơ chế bệnh sinh trong HCCH. Nhiều nghiên cứu thấy rằng có nối liên quan giữa RLGMLĐ với sự đề kháng insulin ở người, động vật có vú, và cả loài gặm nhấm. Ở những người được dự đoán là sẽ tiến triển thành ĐTĐ typ 2 thì sự đề kháng insulin, rối loạn chức năng tế bào beta tụy là những nguyên nhân của sự bất thường glucose máu này. Có sự phối hợp giữa RLGMLĐ và giảm dung nạp glucose máu với nguy cơ bệnh tim mạch và tiến triển thành đái tháo đường type 2. Luận văn: Giải pháp nâng cao sức khỏe cán bộ tại Cao Bằng

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm có tiền sử gan nhiễm mỡ cao gấp 2,5 lần so với nhóm không có tiền sử gan nhiễm mỡ với p=0,011 <0,05. Các nghiên cứu cũng chỉ ra HCCH có mối liên quan chặt chẽ với gan nhiễm mỡ do sự tẩm nhuộm mỡ tại gan bỏi sự đề kháng insulin. Khoảng ½ số người thừa cân có đề kháng insulin và gần 25,0% dân số Hoa Kỳ có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch do các nguyên nhân trên mà có lẽ gan nhiễm mỡ có HCCH đi kèm là đóng góp quan trọng cho sự tạo thành nguy cơ đó. Xác định HCCH trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể dự đoán được bệnh lý mạch vành và đái tháo đường type 2; các nghiên cứu cũng chỉ ra sẽ gia tăng tỉ lệ bệnh tật, tử vong ở những bệnh nhân gan nhiễm mỡ có HCCH và cũng tăng gáng nặng cho gia đình và xã hội trong việc điều trị những bệnh nhân này [86]; sự kết hợp tăng TG và giảm HDL – C có mối liên quan mật thiết đến HCCH. Do đó trong chẩn đoán HCCH các nghiên cứu thường lấy TG và HDL – C làm tiêu chuẩn chấn đoán HCCH [7], [25], [66], [75].

Mối liên quan giữa HCCH và các bệnh lý tim mạch cũng được đề cập đến trong các y văn, trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm có tiền sử bệnh lý tim mạch có tỷ lệ mắc HCCH là 31,8% cao hơn so với nhóm không có tiền sử bệnh lý tim mạch, tuy nhiên sự khác biệt chưa rõ ràng với p=0,847 > 0,05. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra có mối liên quan giữa tiền sử tai biến mạch máu não với HCCH, cụ thể ở nhóm có tiền sử tai biến mạch máu não có tỷ lệ mắc HCCH cao gấp 3,5 lần so với nhóm không có tiền sử tai biến mạch máu não và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,02 < 0,05. Theo nghiên cứu của tác giả Ngô Đình Châu cho thấy có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố thành phần của hội chứng chuyển hóa và một số chỉ điểm nguy cơ tim mạch [8]. Kết quả nghiên cứu của tác giả José A Gimeno Orna và cộng sự sau khi tiến hành phân tích đa biến cho thấy sự hiện diện đồng thời của cả bốn thành phần hội chứng chuyển hóa làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch (RR = 5,0; 95% CI, 1,6-15,9; P = 0,06) và nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành (RR = 7,4 ; 95% CI, 1.3-41.1; P = .02), nhưng không có nguy cơ đột quỵ [65]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Eduardo Alegría Ezquerra, José M Castellano Vázquez và Ana Alegría Barrero cho thấy béo phì, hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường týp 2 là ba tình trạng liên quan đến nhau có chung một số cơ chế sinh lý bệnh và thường được quan sát thấy dẫn đến các biến chứng tim mạch [51]. Tương tự như vậy, tác giả J Akpalu, A Akpalu và F Ofei tiến hành nghiên cứu và cho kết quả: sự có mặt của HCCH là một trong những yếu tố dự báo quan trọng về bệnh lý tim mạch và đóng vai trò là một công cụ lâm sàng đơn giản để xác định các cá nhân có nguy cơ phát triển bệnh lý tim mạch tương đối cao [40]. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy mỗi liên quan giữa bệnh lý tim mạch và HCCH, nghiên cứu của tác giả Fereshteh Ashtari, Mehri Salari, Ashraf Aminoroaya, Behnaz Khademi Deljoo và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm đột quỵ là 62,0% và đưa đến kết luận tỷ lệ mắc HCCH phổ biến hơn ở nhóm bệnh nhân đột quỵ so với nhóm không bị đột quỵ [52]; điều này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của tác giả Li X, Lin H, Fu X và cộng sự năm 2017, tác giả tiến hành phân tích tổng hợp (Meta – analysis) sau khi xác định được 16 nghiên cứu bao gồm 116.496 đối tượng nghiên cứu cho thấy những người mắc HCCH có nguy cơ đột quỵ cao hơn 1,7 lần so với nhóm không mắc HCCH [76];theo nghiên cứu của tác giả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn ở những bệnh nhân mắc HCCH, khiến họ có thêm nguy cơ mắc bệnh tim mạch; cụ thể tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn ở những bệnh nhân mắc HCCH (21,8% so với 13,1%, p <0,001). Bệnh tim thiếu máu cục bộ (9,8% so với 5,3%, p <0,001), bệnh động mạch ngoại biên (6,8% so với 3,7%, p <0,001) và suy tim (5,4% so với 1,8%, p <0,001) thường gặp hơn ở bệnh nhân mắc HCCH [48].

1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 183 đối tượng thuộc diện bảo vệ sức khỏe tỉnh Cao Bằng chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng

Tỷ lệ mắc HCCH chung là 30,05%, nam chiếm 33,8% cao hơn nữ là 18,2% có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Tỷ lệ mắc HCCH cao nhất ở nhóm tuổi từ 60 – 69 chiếm 37,6%, thấp nhất ở hai nhóm tuổi từ 50 -59 và ≥ 80 tuổi chiếm 21,1%.

Trong các yếu tố chẩn đoán HCCH, yếu tố huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 76%, tiếp theo là yếu tố béo bụng chiếm 43,2%, thấp nhất là yếu tố triglycerid chiếm 21,3%.

Tỷ lệ tăng huyết áp ở nam cao hơn nữ ( nam 80,6%, nữ 61,4%), tỷ lệ rối loạn glucose máu, yếu tố triglycerid ở nam (26,6%; 22,3%; ) cao hơn nữ (13,6%; 18,2%), tỷ lệ béo bụng, yếu tố HDL – C ở nữ (47,7%; 31,8%) cao hơn nam ( 41,7%; 22,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Một số yếu tố liên quan với hội chứng rối loạn chuyển hóa

Tỷ lệ nhóm ít hoạt động thể lực có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 3,1 lần so với nhóm có nhiều hoạt động thể lực, có ý nghĩa thống kê với p=0,001.

Tỷ lệ nhóm hút thuốc lá có HCCH cao gấp 2,96 lần so với nhóm không hút thuốc, với p=0,002.

Tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm THA cao gấp 4,2 lần so với nhóm không THA, với p<0,001.

Tỷ lệ mắc HCCH có tiền sử ĐTĐ cao gấp 2,9 lần so với nhóm không có HCCH có tiền sử ĐTĐ.

Tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm có tiền sử gan nhiễm mỡ cao gấp 2,5 lần so với nhóm không có tiền sử gan nhiễm mỡ, với p=0,011.

Nhóm có tiền sử TBMMN có tỷ lệ mắc HCCH cao gấp 3,5 lần so với nhóm không có tiền sử TBMMN, với p=0,02.

2. KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất những kiến nghị sau:

  • Tăng cường thông tin giáo dục sức khỏe về HCCH, các yếu tố nguy cơ dẫn đến HCCH. Cần hướng dẫn các đối tượng thuộc diện bảo vệ sức khỏe thực hiện chế độ ăn kiêng, tập luyện, thay đổi lối sống nhằm phòng chống béo phì và thừa cân để hạn chế rối loạn chuyển hóa.
  • Những nghiên cứu về HCCH trên đối tượng thuộc diện bảo vệ sức khỏe còn hạn chế, nghiên cứu đề xuất cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn về tình hình mắc HCCH và các vấn đề sức khỏe có liên quan đến HCCH ở đối tượng thuộc diện quản lý sức khỏe. Luận văn: Giải pháp nâng cao sức khỏe cán bộ tại Cao Bằng

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Luận văn: Hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng tại Ban bảo vệ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x