Luận văn: Giải pháp nâng cao cạnh tranh tại Cty Bảo Việt

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp nâng cao cạnh tranh tại Cty Bảo Việt hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.1.1. Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam:

Sự phát triển của TTCK là tất yếu khách quan, bởi vậy Chính phủ Việt nam đã liên tục ban hành và đưa ra các chính sách, định hướng phát triển phù hợp với sự phát triển của đất nước cũng như hội nhập kinh tế quốc tế.

Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020 nêu rõ chủ trương của Nhà nước là xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, hình thành một hệ thống thị trường chứng khoán đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước, tập trung phát triển, mở rộng thị trường chứng khoán có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do đồng thời đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng và sự an toàn của thị trường, từng bước tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Để phát triển thị trường được lành mạnh, hiệu quả thì việc phát triển thị trường chứng khoán theo hướng gắn kết với việc cải cách, sắp xếp khu vực doanh nghiệp nhà nước, tạo động lực cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cả về năng lực tài chính và quản trị doanh nghiệp là trọng yếu và rất cần thiết. Theo đó, Nhà nước thực hiện quản lý bằng công cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, vững chắc; phát huy vai trò của các tổ chức tự quản, hiệp hội nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.

Sau 25 năm (28/11/1996-28/11/2021) phát triển, TTCK Việt Nam đã có những thành tựu vượt bậc, khẳng định được vai trò như một trụ cột không thể thiếu trong thị trường tài chính, giúp các doanh nghiệp huy động nguồn vốn dài hạn để phục vụ sản xuất, kinh doanh (huy động vốn qua TTCK năm 2020 đạt trên 37% GDP), giúp các nhà đầu tư có một kênh đầu tư sinh lời minh bạch, hiệu quả. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam mới qua giai đoạn đầu phát triển, qui mô chưa tương xứng với nền kinh tế, tỷ lệ người dân có tài khoản chứng khoán còn thấp, đầu tư vẫn mang nặng tính đầu cơ hơn là chú trọng tìm kiếm các giá trị dài hạn. Để TTCK phát triển bền vững, tương xứng với qui mô nền kinh tế cần có những định hướng, giải pháp mang tầm chiến lược.

Vừa qua Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ về Chiến lược TTCK đến 2030-2045, với quan điểm phát triển TTCK đồng bộ, thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, đảm bảo liên kết thị trường tài chính với thị trường tiền tệ; mở rộng và nâng cao chất lượng TTCK trên cơ sở chú trọng ứng dụng công nghệ (công nghệ thông tin, chuyển đổi số…); quản lý giám sát bằng pháp luật, đảm bảo minh bạch, an toàn, bền vững, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư…

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế

3.1.2. Mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn: Giải pháp nâng cao cạnh tranh tại Cty Bảo Việt

Mục tiêu đặt ra là phát triển TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế, hội nhập gắn với thị trường khu vực và quốc tế.

Cụ thể, phát triển TTCK theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và tính thanh khoản; thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP đã điều chỉnh năm 2025, đạt 110% GDP năm 2030; thị trường trái phiếu đạt 47% năm 2025, đạt 58% GDP năm 2030; cơ cấu cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường hợp lý; tốc độ tăng qui mô giao dịch chứng khoán phái sinh đạt 20-30%/năm, số lượng nhà đầu tư chứng khoán phái sinh đạt 5% dân số năm 2025, đạt 8% dân số năm 2030; cơ cấu nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư cá nhân và trong nước, ngoài nước trên thị trường phái sinh hợp lý.

Thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, cơ cấu lại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX); tổ chức lại Trung tâm Lưu lưu ký chứng khoán Việt Nam thành Tổng công ty Lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ; đồng bộ các công nghệ giao dịch và thanh toán chứng khoán; hướng tới nâng hạng TTCK Việt Nam trước năm 2025 theo các tiêu chuẩn phân hạng phù hợp; nâng cao năng lực của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư ETF, quỹ đầu tư trái phiếu… Đảm bảo vận hành TTCK an toàn, lành mạnh, minh bạch, nâng cao năng lực quản lý, giám sát; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành trong kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm. Chủ động hội nhập quốc tế, phấn đấu trở thành một trong 4 TTCK lớn trong ASEAN.

Để thực hiện mục tiêu trên, sẽ có các nhóm giải pháp tổng thể về hoàn thiện khung khổ pháp lý; nâng cao năng lực quản lý, giám, sát và cưỡng chế thực thi; tăng cung hàng hóa có chất lượng cho thị trường; đa dạng hóa cơ cấu nhà đầu tư, tổ chức thị trường hiện đại, phát triển các tổ chức trung gian thị trường; phối hợp nhịp nhàng chính sách tài khóa và tiền tệ.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT

Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của BVSC trên đây và định hướng phát triển TTCK Việt Nam của Chính phủ, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của BVSC như sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính Luận văn: Giải pháp nâng cao cạnh tranh tại Cty Bảo Việt

3.2.1.1. Tăng vốn điều lệ của công ty

Như phân tích ở chương 2, từ sau lần tăng vốn thứ 3 tại năm 2009, BVSC đã chững lại trong cuộc đua tăng quy mô vốn và tuột khỏi danh sách top 15 CTCK dẫn đầu. BVSC hiện có vốn điều lệ hiện ở mức hơn 722 tỷ đồng và là CTCK với quy mô nhỏ nhất trong 6 cái tên lâu đời nhất trên TTCK Việt Nam.

Quy mô vốn điều lệ hiện tại của BVSC còn khiêm tốn so với quy mô TTCK Việt Nam. Với mức vốn còn hạn chế như vậy, BVSC bị hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư với dịch vụ ký quỹ hay ứng trước tiền bán; đồng thời chưa thể mở rộng cung cấp thêm các loại hình sản phẩm mới như phái sinh và chứng quyền có đảm bảo ở thời điểm hiện tại, làm suy giảm năng lực cạnh tranh của BVSC so với các CTCK khác trên TTCK Việt Nam.

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, quy mô tài chính hạn hẹp sẽ cản trở sự phát triển cũng như kéo theo hệ luỵ tới tính an toàn và khả năng hội nhập của CTCK nói chung và BVSC nói riêng. Trong Báo cáo thường niên năm 2020, BVSC thừa nhận rằng với nguồn vốn kinh doanh là thách thức lớn nhất, và do trễ kế hoạch tăng vốn điều lệ nên lợi thế cạnh với các dịch vụ tài chính cũng như thị phần môi giới của BVSC bị ảnh hưởng.

Đề xuất: BVSC có chiến lược tăng vốn điều lệ để có thể mở rộng các dịch vụ như ký quỹ hay ứng trước tiền bán, mở rộng cung cấp thêm các loại hình sản phẩm mới như phái sinh và chứng quyền có đảm bảo… đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhà đầu tư trên thị trường, qua đó tăng cường NLCT của công ty.

Để đảm bảo công tác huy động vốn được thuận lợi, BVSC cần lưu ý một số nội dung sau: (i) Ưu tiên khai thác tối đa tiềm năng vốn từ nội bộ DN; (ii) Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như bán vốn cho cổ đông chiến lược, phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phát hành riêng lẻ, ESOP. Chú trọng tăng cường nội lực quan trọng nhất đó là nguồn lợi nhuận giữ lại từ hoạt động kinh doanh của công ty.

3.2.1.2. Cải thiện chỉ tiêu khả năng sinh lời – doanh thu; lợi nhuận;

Là đơn vị cung cấp dịch vụ, BVSC đã hưởng lợi lớn từ làn sóng nhà đầu tư mới với tăng trưởng doanh thu từ nghiệp vụ môi giới cũng như từ hoạt động cho vay margin và ứng trước tiền bán. Tuy nhiên BVSC ghi nhận sự sụt giảm nhẹ về doanh thu từ hoạt động tự doanh trong thời gian qua. Cùng với sự tăng trưởng mạnh về doanh thu trong năm 2020, các công ty chứng khoán cải thiện đáng kể về lợi nhuận. Tuy nhiên, BVSC cùng với Chứng khoán FPT, là 2 công ty duy nhất trong top đi ngược dòng so với toàn ngành với lợi nhuận sau thuế năm 2020 giảm so với 2019.

Bảng 3-1: Thay đổi lợi nhuận hàng năm của BVSC giai đoạn 2017-2020

Năm nay BVSC tiếp tục được vinh danh trong TOP 10 DNNY tiêu biểu có báo cáo thường niên tốt nhất – nhóm vốn hóa vừa. Báo cáo thường niên của BVSC với chủ đề: “20 Năm – Đồng kiến tạo” đã tái hiện một chặng đường phát triển của Công ty cũng là một chặng đường đồng hành phát triển cùng TTCK Việt Nam. Nội dung xuyên suốt cuốn báo cáo khẳng định thông điệp về triết lý hoạt động của BVSC là xây dựng môi trường của lòng tin, tính minh bạch, sự ổn định về tài chính và đạo đức kinh doanh. Triết lý này là những giá trị cốt lõi giúp công ty phát triển bền vững trong hơn 20 năm qua và trụ vững trước những biến động.

Đề xuất: BVSC chú trọng nâng cao hiệu quả mảng tự doanh bằng các giải pháp đồng bộ tăng cường chất lượng nguồn nhân lực cũng như nguồn vốn cho mảng tự doanh nhằm đảm bảo cân đối cơ cấu, ổn định và nâng cao doanh thu, lợi nhuận, qua đó tăng cường NLCT.

3.2.1.3. Tiếp tục duy trì chỉ tiêu an toàn tài chính Luận văn: Giải pháp nâng cao cạnh tranh tại Cty Bảo Việt

Xét trên chỉ tiêu này, BVSC thể hiện sự khác biệt so với các CTCK khác tại Việt Nam ở tư duy quản trị rủi ro của người lãnh đạo. Cụ thể, chỉ tiêu an toàn vốn khả dụng của BVSC luôn vượt xa mức quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng tại BVSC trong năm 2020 là 518%, gấp 2,88 lần so với mức quy định 180%. Gần đây nhất, tại ngày 30/06/2021 theo Báo cáo Tỷ lệ an toàn tài chính đã được EY kiểm toán trên cổng thông tin của BVSC, tỷ lệ này cũng đạt ở mức cao 541%.

Đề xuất: BVSC tiếp tục chú trọng duy trì tình hình tài chính lành mạnh và cơ chế quản trị tốt các rủi ro đầu tư, rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động của Công ty. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của BVSC so với các CTCK khác trên TTCK Việt Nam.

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành – chất lượng nguồn nhân lực

Với lợi thế cạnh tranh là CTCK có lịch sử hoạt động lâu dài, ổn định trên TTCK Việt Nam, đặc biệt với vai trò không thể thiếu của đội ngũ nhân sự giỏi, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp cao, BVSC đã vượt qua những giới hạn về nguồn vốn kinh doanh, những áp lực cạnh tranh từ TTCK cũng như ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 tới tâm lý nhà đầu tư và kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp để “biến nguy thành cơ” trong năm 2020.

Theo hệ thống đánh giá CAMEL về yếu tố chất lượng quản trị, BVSC đạt 90,7/100 tổng điểm về quản trị, tăng hơn 3 điểm so với năm 2019. Trong đó, các tiêu chí đánh giá mức độ vững mạnh của tổ chức liên quan tới nguồn nhân lực bao gồm 5 tiêu chí tập trung vào nhân sự quản lý điều hành cấp cao của công ty thuộc Ban Giám đốc hay Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Trưởng các bộ phận nghiệp vụ; và tổng cộng đóng góp tới 23% Tổng điểm số quản trị công ty. Trong năm 2020, nhìn chung BVSC vẫn được đánh giá cao theo các tiêu chí này (không thay đổi so với 2019) với ngoại trừ về tiêu chí ổn định của các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong 3 năm gần nhất

Tuy nhiên tại BVSC tỷ lệ nhân sự cấp cao rời bỏ công ty so với tổng số các vị trí này từ năm 2018 đến 2020 vẫn không được ghi nhận điểm nào theo Camel (tỷ lệ này ở mức trên 20% tại năm 2020). Đây là khía cạnh hạn chế nhất của BVSC trong 19 chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị theo Camel và là một điểm BVSC cần khắc phục nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai.

Một số giải pháp đề xuất:

  • BVSC tiếp tục kiện toàn mô hình cơ cấu tổ chức, chú trọng ổn định nhân sự quản lý điều hành cấp cao để quản lý tập trung, đảm bảo nhất quán trong công tác điều hành, đồng bộ từ định hướng chiến lược đến thực thi giải pháp.
  • Hướng tới mục tiêu phát triển trung và dài hạn, kiên định quan điểm phát triển bền vững, thường xuyên nỗ lực đầu tư cho việc đào tạo nhân sự qua nhiều hình thức như đào tạo nội bộ (e-learning và trực tiếp), đào tạo nghiệp vụ chứng khoán (chứng chỉ hành nghề) và đào tạo các nghiệp vụ, kỹ năng khác;
  • Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng, chuẩn bị nguồn lực cho kế hoạch phát triển doanh nghiệp với Chương trình “Future Broker 2020”;

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực phát triển sản phẩm, dịch vụ – loại hình sản phẩm, dịch vụ, chính sách giá và năng lực công nghệ Luận văn: Giải pháp nâng cao cạnh tranh tại Cty Bảo Việt

3.2.3.1. Đa dạng hóa loại hình sản phẩm, dịch vụ

BVSC được cấp phép hoạt động kinh doanh cho cả 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh chứng khoán và luôn được đánh giá 100/100 điểm cho tiêu chí này từ năm 2016 đến nay theo hệ thống Camel. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn kinh doanh, BVSC đang bị bỏ lại ngoài miếng bánh thị phần của TTCK Việt Nam cho các sản phẩm mới hơn như phái sinh.

Năm 2020 công ty đã nỗ lực phát triển đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện tại trên các lĩnh vực hoạt động môi giới chứng khoán, tư vấn doanh nghiệp và ngân hàng đầu tư cũng như phân tích và tư vấn đầu tư như:

  • Thường xuyên thêm hàng hoá mới cho sản phẩm iBond sẵn có;
  • Cho ra đời sản phẩm iDeposit tháng 10/2020 giúp khách tối ưu hoá vốn đầu tư trên tài khoản giao dịch chứng khoán.
  • Các gói dịch vụ giao dịch ký quỹ (margin) với mức lãi suất cho vay margin hấp dẫn liên tục được bổ sung, cung cấp cho nhà đầu tư,
  • Triển khai kênh thu chi hộ điện tử với ngân hàng đối tác BIDV, Vietinbank và gần đây (tháng 5/2021) với Ngân hàng Bảo Việt
  • Đối với hoạt động Phân tích và Tư vấn đầu tư, trong năm 2020, BVSC tung ra gần 600 sản phẩm báo cáo phân tích theo các dòng khác nhau như báo cáo phân tích vĩ mô và nhận định thị trường, báo cáo ngành và doanh nghiệp, báo cáo trái phiếu, báo cáo chiến lược đầu tư, báo cáo định kỳ ngày, tháng, quý, cùng tư vấn trong phiên, .. Báo cáo phân tích tư vấn đầu tư theo danh mục của BVSC đặc biệt được khách hàng đón nhận và đánh giá cao về chất lượng, thoả mãn được nhu cầu về sự chính xác, khách quan và cập nhật. Mức độ bao phủ của các sản phẩm phân tích trên tổng vốn hóa thị trường của BVSC năm 2020 là 78,35% trên HNX và 85,25% trên HSX

Trong năm 2021, BVSC cũng có các kế hoạch phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, bao gồm thiết kế sản phẩm đầu tư tự động theo phân tích kỹ thuật để đón đầu “giao dịch T+0” được quy định theo Thông tư số 120/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính; hoàn thiện sản phẩm đầu tư theo danh mục, tích hợp trên hệ thống tiến tới thu phí các sản phẩm tư vấn đầu tư cũng như triển khai sản phẩm liên quan tới giao dịch, quản lý danh mục với ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo (AI), củng cố và bổ sung các sản phẩm kết nối với các ngân hàng, quỹ đầu tư, ..

Đề xuất: BVSC tiếp tục chú trọng không ngừng đổi mới, điều chỉnh sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Việc tạo dựng và duy trì văn hoá đổi mới trong cách tiếp cận nhu cầu khách hàng cũng như tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng là vô cùng quan trọng quyết định tới sự thành công cho các CTCK.

3.2.3.2. Xây dựng chính sách giá linh hoạt Luận văn: Giải pháp nâng cao cạnh tranh tại Cty Bảo Việt

Đề xuất: BVSC tiếp tục có chính sách linh hoạt, ứng dụng công nghệ để đưa ra được mức phí giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ (CCQ) hấp dẫn đối với khách hàng giao dịch trực tuyến qua hệ thống “BWise” cũng như qua các kênh khác, tương đương với mức phí trung bình với kênh giao dịch này ở nhiều CTCK khác để đảm bảo lợi thể cạnh tranh.

3.2.3.3. Cải thiện năng lực công nghệ

Theo Báo cáo thường niên năm 2020, xét theo hệ thống Camel, dựa theo khung điểm đánh giá chất lượng quản trị trong đó có tiêu chí về công nghệ: “Tính hiện đại của hệ thống công nghệ thông tin”, chiếm trọng số 5% trong tổng điểm quản trị, BVSC đạt 80 điểm trong cả 2 năm 2019 và 2020 với Hệ thống giao dịch trực tuyến và hệ thống thông tin quản lý nội bộ MIS.

Trong những năm gần đây, hệ sinh thái chuyển đổi số của BVSC ngày càng được hoàn thiện với nền tảng B-Wise cùng nhiều tính năng mới, bảng giá BVS@LiveBoard với tốc độ hàng đầu thị trường và sự ra đời của eKYC phát huy hiệu quả trong đợt giãn cách xã hội; tiện ích Chi hộ điện tử qua BAOVIET Bank giúp tối ưu thời gian và phí chuyển tiền ra bên ngoài. Những nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của nhà đầu tư trong thời đại 4.0 đã được ghi nhận với giải thưởng Công ty môi giới chứng khoán đi đầu trong chuyển đổi số tại Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (Best Brokerage House – Digital Transformation Vietnam 2021) được trao thưởng bởi tổ chức uy tín đến từ Vương Quốc Anh, “Global Banking & Finance Review” vào cuối tháng 7 năm 2021.

Một số giải pháp đề xuất:

  • Tiếp tục cải tiến, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống giao dịch trực tuyến và hệ thống thông tin quản lý nội bộ MIS nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư cũng như yêu cầu quản trị nội bộ để tăng cường năng lực cạnh tranh của Công ;
  • Tiếp tục nỗ lực đầu tư nghiên cứu, ứng dụng triển khai công nghệ AI trong các dịch vụ của công ;
  • Tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái chuyển đổi số, duy trì vị thế Công ty môi giới chứng khoán đi đầu trong chuyển đổi số ở Việt Nam.

3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ – uy tín, thương hiệu Luận văn: Giải pháp nâng cao cạnh tranh tại Cty Bảo Việt

Hầu hết nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư cá nhân có tiềm lực tài chính đều chọn CTCK có thể cung cấp dịch vụ cao một cách thường xuyên ở mọi khía cạnh, từ sản phẩm phân tích, nghiên cứu, đến tư vấn đầu tư, thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán. Phân tích, nghiên cứu và giao dịch mua bán chứng khoán là hai vấn đề chủ chốt vì nhà đầu tư muốn nhận được những báo cáo phân tích tin cậy, kỹ lưỡng và có chiều sâu trong việc hỗ trợ khách hàng ra quyết định mua/bán chứng khoán.

Với sự gia tăng về cạnh tranh giữa các CTCK, ngay cả những CTCK lão làng nhất cũng cần liên tục nỗ lực để duy trì chất lượng dịch vụ, uy tín trên thị trường nếu không rất dễ đứng trước nguy cơ tụt thứ .

BVSC, với các thế mạnh bao gồm lực lượng nhân sự kinh nghiệm với mạng lưới quan hệ rộng và thông tin nhanh nhạy, các bản tin trái phiếu định kỳ đáng tin cậy và hữu ích cho nhà đầu tư trái phiếu cùng vị thế vững chắc là khách hàng của các tổ chức lớn như Bloomberg hay Hiệp hội trái phiếu VBMA với khả năng cập nhật dữ liệu về các giao dịch liên quan chặt chẽ tới hoạt động giao dịch trái phiếu trên TTCK Việt Nam, cần phát huy lợi thế cạnh tranh trong chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng với giao dịch trên cả thị ơtrường sơ cấp và thứ cấp, giúp khách hàng có cái nhìn toàn diện, tức thời về thị trường phục vụ quá trình quyết định đầu tư sao cho sáng suốt.

Mặc dù trong 5 năm qua, hoạt động của BVSC trên thị trường có phần kém sôi nổi, không thể phủ nhận giá trị thương hiệu của Công ty vẫn là niềm mơ ước của nhiều công ty đối thủ trên TTCK Việt Nam. Về thị phần môi giới Cổ phiếu, CCQ và

Trái phiếu doanh nghiệp, tuy BVSC đã bị đánh bật khỏi vị trí trong top đầu trong những năm gần đây, Công ty vẫn có lợi thế cạnh tranh đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn cổ phần hóa hay tư vấn IPO và đã khẳng định vai trò cầu nối tin cậy với các tổ chức và định chế tài chính trong việc hiện thực hóa cơ hội đầu tư.

BVSC cũng cần phát huy lợi thế của giá trị thương hiệu, đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và ngân hàng đầu tư, uy tín của nhân sự chủ chốt trong mảng này tiếp tục duy trì thế mạnh trong mảng ngân hàng đầu tư, tư vấn cổ phần hóa.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh chứng khoán là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Trong khi đó, việc thị trường chứng khoán ngày càng phát triển mạnh mẽ, số lượng và chất lượng các CTCK tham gia trên thị trường ngày càng tăng, đã làm cho tình trình cạnh tranh trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng khốc liệt. Các CTCK đang đối mặt với vấn đề mất dần thị phần, khách hàng và sụt giảm về hiệu quả kinh doanh nếu công ty đó không có đủ năng lực cạnh tranh nội tại cũng như không tìm ra những biện pháp để liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh đó. Do đó việc làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của BVSC nhằm vững bước vào thời kỳ phát triển hiện nay là một trong những vấn đề quan trọng của công ty.

Trên cơ sở yêu cầu cấp thiết về việc nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BVSC, tác giả đã thực hiện hệ thống hoá khá đầy đủ lý thuyết về vấn đề cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán.

Từ những cơ sở về lý luận, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của BVSC, đánh giá khách quan về các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Kết hợp giữa cơ sở lý luận và thực tiễn, đồng thời từ kết quả của mô hình nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp trực tiếp, gián tiếp và trong dài hạn để nâng cao NLCT cho BVSC, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty.

Đề tài đã nghiên cứu khá sâu, rộng về vấn đề NLCT cho các CTCK Việt Nam, với mong muốn đưa ra các giải pháp hữu ích cho BVSC nâng cao NLCT trong bối cảnh tự do hoá thị trường tài chính, trong đó có TTCK. Do điều kiện về thời gian nghiên cứu và khả năng giới hạn về chuyên môn của tác giả nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các nhà khoa học, quý thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Luận văn: Giải pháp nâng cao cạnh tranh tại Cty Bảo Việt

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY   

===>>> Luận văn: Năng lực cạnh tranh của Công ty CPCK Bảo Việt

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x