Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP chứng khoán Bảo Việt

2.2.1. Thực trạng về năng lực tài chính của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

2.2.1.1. Tình hình Vốn điều lệ và Nguồn Vốn của công ty chứng khoán Bảo Việt

2.1.1.1.1. Tình hình Vốn điều lệ

Để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của TTCK đầy biến động, các công ty chứng khoán cũng không ngừng phát triển, gia tăng quy mô, trong đó điển hình nhất là quy mô vốn điều lệ. Quả thực, hơn 20 năm gần đây đã chứng kiến “cuộc đua” gay cấn về vốn của các CTCK, đặc biệt là trong khối tư nhân.

Từ năm 2008, tổng vốn điều lệ của các CTCK tại Việt Nam có xu hướng tăng, điều này cho phép CTCK dễ dàng mở rộng hoạt động và các loại hình dịch vụ tung ra thị trường. Tính đến thời điểm hiện tại, trong 89 CTCK đang hoạt động trên TTCK Việt Nam, SSI là công ty với quy mô vốn điều lệ lớn nhất, trên 6.000 tỷ đồng và Công ty TNHH tư vấn đầu tư chứng khoán TC capital Việt Nam có vốn điều lệ thấp nhất, chỉ hơn 10 tỷ đồng.

Theo quy định tại điều 75 Nghị định 155/2020/NĐ-CP yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK tại Việt Nam, chỉ các CTCK có vốn điều lệ từ 250 tỷ đổng trở lên mới có khả năng cung cấp đủ cả 4 nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán chính. Trong tổng số các CTCK ở thời điểm nghiên cứu, có hơn 50 CTCK có mức vốn điều lệ trên 250 tỷ đồng, chiếm khoản 62% (trong đó 24 công ty có vốn điều lệ ở ngưỡng từ 1.000 tỷ đồng trở lên, chiếm gần 27% tổng số CTCK) và 33 CTCK còn lại với vốn điều lệ dưới 250 tỷ đồng không thể cung cấp đủ 4 nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (Tổng hợp từ Nguồn UBCKNN).

Khi mới thành lập, như các CTCK khác trên thị trường với mức vốn điều lệ rất nhỏ, BVSC bắt đầu với chỉ 43 tỷ đồng, nằm trong top 5 CTCK Việt Nam với vốn điều lệ lớn nhất trong 3 năm đầu hình thành phát triển. Trải qua 3 lần tăng vốn điều lệ, tuy nhiên từ sau lần tăng vốn thứ 3 vào 2009, BVSC đã chững lại trong cuộc đua tăng quy mô vốn và tuột khỏi danh sách top 15 CTCK dẫn đầu. BVSC hiện có vốn điều lệ hiện ở mức hơn 722 tỷ đồng và là CTCK với quy mô nhỏ nhất trong 6 cái tên lâu đời nhất trên TTCK Việt Nam.

Biểu đồ 2-6: Vốn điều lệ 6 CTCK lâu đời nhất Việt Nam (tỷ đồng)

Đối lập với BVSC về bức tranh tăng vốn điều lệ, có thể nhắc tới một ví dụ điển hình là Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Cũng là một trong những CTCK tiên phong TTCK Việt Nam, thành lập vào năm 2000 chỉ với vốn điều lệ 6 tỷ đồng, SSI được coi là “chú bé tí hon” lúc bấy giờ, nhưng hiện đã trở thành “người khổng lồ” với quy mô vốn tăng gấp hơn 1000 lần, lọt trong top đầu thị trường hiện nay, và gần đây mới công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ lên gần 15.000 tỷ đồng (theo nguồn tin cập nhật nhất vào tháng 11/2021). Ngoài SSI, cũng rất nhiều CTCK xuất phát điểm với tiềm lực vốn còn hạn chế nhưng quy mô vốn điều lệ đến hiện tại đều vượt trên 1000 tỷ đồng. Một số ví dụ về CTCK trong nước bao gồm: Công ty CP Chứng khoán Hồ Chí Minh (HSC) đã tăng vốn điều lệ 61 lần (lên ngưỡng trên 3000 tỷ đồng), Công ty CP Chứng khoán VNDirect (VNDS) tăng 44 lần tính đến hết năm 2020 và 80 lần tại tháng 7/2021 (đạt ngưỡng trên 4000 tỷ đồng), thậm chí còn mới công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ lên tới hơn 12,200 tỷ đồng (11/2021),.. Có thể thấy SSI và VNDS đều đang ráo riết trong cuộc đua tăng vốn không ngừng nghỉ khi cả hai đều không dưới 2 lần bổ sung vốn trong năm, báo hiệu xu hướng tăng vốn từ cả các CTCK khác trước nhu cầu bức thiết của thị trường (đặc biệt tình trạng “căng margin” đang diễn ra trên quy mô lớn ở đa số các CTCK). Trong khi đó, các CTCK nước ngoài sẵn có lợi thế tiềm lực tài chính lớn từ tập đoàn mẹ, cũng liên tục tăng vốn với tốc độ nhanh hơn các CTCK trong nước và trở thành các doanh nghiệp với quy mô vốn hàng đầu trên TTCK Việt Nam. Tính đến cuối tháng 6/2020, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS) chỉ đứng thứ hai sau SSI về vốn điều lệ (ở mức 5.456 tỷ đồng.) Công ty CP Chứng khoán KIS (KIS) đến từ Hàn Quốc cũng lọt Top 5 CTCK tại Việt Nam với mức vốn điều lệ 2.596 tỉ đồng tại thời điểm 30/6/2020 (Xem Biểu đồ 2-7).

Nhìn chung quy mô vốn điều lệ hiện tại của BVSC vẫn còn khiêm tốn so với quy mô TTCK Việt Nam đang ngày ngày một mở rộng với hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn chào sàn. Với mức vốn còn hạn chế như vậy, BVSC bị hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư với dịch vụ ký quỹ hay ứng trước tiền bán; đồng thời chưa thể mở rộng cung cấp thêm các loại hình sản phẩm mới như chứng khoán phái sinh ở thời điểm hiện tại, làm suy giảm năng lực cạnh tranh của BVSC so với các CTCK khác trên TTCK Việt Nam. Theo Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh môi giới chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán là có mức vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên. Từ năm 2017, nghiệp vụ kinh doanh của CTCK Việt Nam đã được “nới” rộng hơn với hoạt động của TTCK phái sinh. Từ đó tới thời điểm 30/6/2021, theo Nguồn Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, TTCK phái sinh Việt Nam có tới 22 CTCK thành viên. Năm 2021, trên TTCK có 10 CTCK đã được cấp phép chào bán sản phẩm Chứng quyền có bảo đảm. Vì vậy, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, quy mô tài chính hạn hẹp sẽ cản trở sự phát triển cũng như kéo theo hệ luỵ tới tính an toàn và khả năng hội nhập của CTCK nói chung và BVSC nói riêng.

Trong Báo cáo thường niên năm 2020, BVSC thừa nhận rằng nguồn vốn kinh doanh là thách thức lớn nhất, và do trễ kế hoạch tăng vốn điều lệ nên lợi thế cạnh với các dịch vụ tài chính cũng như thị phần môi giới của BVSC bị ảnh hưởng.

Biểu đồ 2-7: Sự thay đổi Vốn điều lệ của CTCK từ khi thành lập tới 30/06/2020 (tỷ đồng)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế

2.2.1.1.2. Tình hình Nguồn Vốn Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

Quy mô Vốn Công ty:

  • Tại ngày 31/12/2020, tổng vốn điều lệ của BVSC là 722.339.370.000 VND, vốn chủ sở hữu là 1.874.743.668.855 VND và tổng tài sản là 3.412.992.891.720 VND.
  • Tại ngày 30/06/2021, tổng vốn điều lệ của BVSC không thay đổi, vốn chủ sở hữu tăng lên 2.046.141.954.437 VND và tổng tài sản tăng lên 4.757.713.032.685 VND.

Cơ cấu nguồn vốn:

Nguồn vốn của BVSC được phân bổ như sau:

Cơ cấu Nguồn Vốn của BVSC giai đoạn 2018-2020

Biểu đồ 2-8: Cơ cấu Nguồn Vốn của BVSC giai đoạn 2018-2020

Nguồn vốn của BVSC được hình thành chủ yếu từ Vốn chủ sở hữu, chiếm lần lượt 75,34% và 54,93% Tổng vốn trong năm 2019 và 2020, phần lớn là vốn góp của chủ sở hữu và các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối. Phần còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn là Nợ phải trả, bao gồm những khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Trong năm vừa qua, BVSC giảm nguồn vốn từ nợ dài hạn thông qua phát hành trái phiếu, đồng thời đẩy mạnh tận dụng nguồn vốn vay lãi suất thấp trong ngắn hạn, nhằm giảm chi phí vốn cho Công ty. Vì vậy, cơ cấu vốn của BVSC có sự chuyển dịch đáng kể giữa Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả với tỷ lệ Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn giảm từ 75,34% năm 2019 xuống 54,93% tại cuối năm 2020. Các Hệ số vay / Tổng nguồn vốn cũng có mức gia tăng nhưng tập trung tăng mạnh ở hệ số vay ngắn hạn/ tổng nguồn vốn từ 4,17% lên 26,22%; trong khi hệ số vay dài hạn/tổng nguồn vốn lại giảm mạnh từ 17,11% xuống còn 3,43%.

Biến động Nguồn vốn:

Nợ phải trả của BVSC trong năm 2020 là 1.538,25 tỷ đồng, tăng 947,23 tỷ đồng, hay 160,18% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu đến từ gia tăng những khoản nợ phải trả ngắn hạn. Cụ thể:

  • Nợ ngắn hạn tăng 1.240,40 tỷ đồng hay 685,82% do tăng từ các khoản vay ngắn hạn 795,0 tỷ đồng, các khoản phải khác tăng 414,3 tỷ đồng (phải trả mua chứng khoán tự doanh, phải trả đặt cọc môi giới trái phiếu và các khoản phải trả khác).
  • Nợ dài hạn giảm 293,37 tỷ đồng, hay 71,49% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu giảm từ khoản trái phiếu Công ty phát hành đến kỳ đáo hạn.

Vốn chủ sở hữu:

Biểu đồ 2-9: Biến động Vốn chủ sở hữu của BVSC

Năm 2020 Vốn chủ sở hữu của BVSC đạt 1.874,74 tỷ, tăng 68,11 tỷ hay 3,77% so với 2019, do được bổ sung từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau khi trừ đi cổ tức đã chi trả cho cổ đông và trích lập các quỹ theo quy định. Trong năm 2020, BVSC quản lý nguồn vốn một cách linh hoạt, có thể thấy qua việc giảm mạnh các khoản nợ dài hạn để đẩy mạnh tận dụng các nguồn huy động vốn vay giá rẻ, lãi suất thấp trong ngắn hạn nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh; đáp ứng việc đầu tư ngắn hạn và nâng cao đòn bẩy tài chính để tăng khả năng cung cấp dịch vụ cho vay giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán của Công ty trong bối cảnh mặt bằng lãi suất cho vay giảm mạnh trong năm qua. Bên cạnh đó, BVSC vẫn duy trì, tăng cường kiểm soát nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh toán nợ đúng hạn. Công ty không có khoản nợ xấu và nợ quá hạn phải trả trong năm vừa qua.

Tính đến giữa năm 2021, Vốn chủ sở hữu của BVSC lần đầu tiên vượt mốc 2.000 tỷ đồng với lợi nhuận tốt được ghi nhận trong 2 quý đầu năm, bên cạnh việc TTCK tăng điểm tích cực góp phần giúp BVSC tăng giá trị từ chênh lệch đánh giá tài sản theo giá trị hợp lý. Theo báo cáo tài chính bán niên năm 2021, BVSC có vốn chủ sở hữu là 2.046 tỷ đồng tại cuối kỳ, tăng từ 1.874,7 tỷ đồng ghi nhận vào đầu năm. Tính trên vốn điều lệ 722,3 tỷ đồng, cổ phiếu BVSC đạt giá trị sổ sách 28.326 đồng/cổ phiếu tại ngày 30/6/2021, cao hơn khá nhiều các CTCK lớn trong ngành. Tuy nhiên, có thể thấy quy mô vốn chủ sở hữu cũng như tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của BVSC vẫn còn tương đối khiêm tốn so với 10 CTCK top đầu theo bảng dưới đây (theo nguồn tổng hợp trên Báo đầu tư) và một số các CTCK vốn ngoại khác.

Biểu đồ 2-10: Top 10 CTCK về vốn chủ sở hữu

2.2.1.2. Khả năng sinh lời – Doanh thu; Lợi nhuận; ROA và ROE Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

2.2.1.2.1. Doanh thu 

Tổng doanh thu qua các năm

Trong giai đoạn 5 năm từ 2016-2020, doanh thu hoạt động của BVSC luôn chiếm hơn 95% Tổng doanh thu và thu nhập khác của Công ty. Điều này cũng không ngạc nhiên, tương tự với đa số CTCK khác trên TTCK Việt Nam. Vì vậy phần dưới đây tập trung chủ yếu vào yếu tố Doanh thu hoạt động.

Tổng Doanh thu hoạt động của BVSC giai đoạn 2016 – 2020

Biểu đồ 2-11: Tổng Doanh thu hoạt động của BVSC giai đoạn 2016 – 2020

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng năm của Tổng doanh thu và thu nhập khác cũng như Tổng doanh thu hoạt động của BVSC có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016 – 2020, trước những khó khăn đến từ biến động trên nền kinh tế thế giới, thay đổi chính sách, quy định của TTCK nước nhà như bỏ mức phí sàn với giao dịch chứng khoán cũng như gia tăng cạnh tranh gay gắt từ các CTCK ngoại với lợi thế vốn rẻ (đặc biệt về phí môi giới, lãi suất dịch vụ cho vay margin hay ứng trước) và đặc biệt những tác động chưa từng thấy của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế trong những năm gần đây. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến 2020, tốc độ tăng trưởng có sự phục hồi nhẹ, với mức tăng 5,47% cao hơn so với mức tăng trung bình của doanh thu năm 2019 so với 2018 (2,94%). Điều này cũng nhờ việc kiểm soát dịch bệnh sớm và tốt hơn nhiều quốc gia khác, giúp các doanh nghiệp có thể vận hành ổn định trong hầu hết năm 2020, tạo bối cảnh thuận lợi cho TTCK Việt Nam đạt mức tăng vượt bậc về chỉ số và thanh khoản với làn sóng nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng 16,7% so với cuối 2019.

Cơ cấu Doanh thu hoạt động:

Cơ cấu Doanh thu hoạt động của BVSC qua các năm (2016-2020)

Lãi từ các tài sản tài chính (=FVTPL + AFS + HTM)

Lãi từ các khoản cho vay và phải thu

Doanh thu tư vấn, bảo lãnh, phát hành CK, uỷ thác đấu giá

Doanh thu hoạt động khác

Biểu đồ 2-12: Cơ cấu Doanh thu hoạt động của BVSC qua các năm (2016-2020)

Doanh thu của BVSC đến từ các hoạt động nghiệp vụ chính bao gồm môi giới, cho vay và phải thu, đầu tư tài sản tài chính (tự doanh), lưu ký, tư vấn và bảo lãnh, phát hành, uỷ thác đấu giá; trong đó doanh thu môi giới chứng khoán, lãi các khoản cho vay và phải thu và lãi từ các tài sản tài chính chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 90%) trong cơ cấu doanh thu. Cơ cấu này của BVSC cũng tương tự như các CTCK lớn trên TTCK Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, có thể thấy trong 2 năm 2019 và 2020, có sự chuyển dịch trong cơ cấu doanh thu với Lãi từ các tài sản tài chính (trong đó có lãi từ hoạt động tự doanh), và lãi từ các khoản cho vay và phải thu (trong đó có lãi từ dịch vụ cho vay ký quỹ) đã trở thành nguồn doanh thu lớn nhất của BVSC, vượt qua doanh thu từ hoạt động môi giới là cấu thành lớn nhất trong 3 năm trước.

Trong năm 2020, Tổng doanh thu và thu nhập khác của BVSC đạt 594,46 tỷ đồng, hoàn thành 122,98 % so với kế hoạch. Với doanh thu hoạt động chiếm phần lớn tỷ trọng, đạt hơn 568 tỷ đồng, BVSC lọt vào Top 20 CTCK với doanh thu hoạt động lớn nhất năm 2020, tuy nhiên ở vị trí gần cuối danh sách. Tăng trưởng Doanh thu hoạt động trong 2020 so với 2019 chủ yếu đến từ gia tăng trong Doanh thu từ lãi đầu tư các Tài sản tài chính (tăng 10,42%) trong đó phần lớn đến từ lãi từ hoạt động

Tự doanh (tăng 9,36%); Doanh thu môi giới (tăng 11,43%) và đặc biệt Doanh thu bảo lãnh phát hành CK; uỷ thác đấu giá tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng 23 lần. Cụ thể:

Môi giới: Doanh thu hoạt động môi giới 2020 đạt 151,39 tỷ đồng, bằng 120,63% so với kế hoạch và 111,43% so với cùng kỳ 2019. Thanh khoản thị trường tăng mạnh là yếu tố rất lớn hỗ trợ hoạt động môi giới của Công ty hoàn thành vượt kế hoạch kinh doanh.

Bảng 2-1: Tổng Doanh thu thực hiện năm 2020 so với kế hoạch năm và so với cùng kỳ năm 2019

  • Đầu tư tài sản tài chính: Doanh thu từ mảng này (gồm có lãi từ đầu tư chứng khoán tự doanh và tiền gửi có kỳ hạn) đạt 212,91 tỷ đồng, trong đó doanh thu thực hiện tài sản tài chính là 136,67 tỷ đồng, bằng 133,58% so với kế hoạch và 105,96% so với cùng kỳ 2019. Kết quả trên đạt được là do BVSC theo sát diến biến thị trường với chiến lược đầu tư linh hoạt theo từng giai đoạn trong năm. Trong Quý 1 và đầu Quý 2 khi TTCK giảm sâu, BVSC chủ động giảm tỷ trọng đầu tư cổ phiếu, chứng chỉ quỹ để kiểm soát rủi ro, chuyển nguồn sang cho vay giao dịch ký quỹ hoặc hoạt động khác như đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tạo nguồn hàng cho sản phẩm iBond. Những tháng cuối năm 2020 với diễn biến thuận lợi của thị trường, BVSC lại chủ động nâng tỷ trọng đầu tư với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ nhằm tăng lợi nhuận, đồng thời duy trì kiểm soát rủi ro từ hoạt động tự doanh.
  • Tư vấn và bảo lãnh, đại lý phát hành:

Hoạt động này mang lại cho BVSC doanh thu 21,47 tỷ đồng trong năm 2020, xuất sắc vượt kế hoạch (192,40% kế hoạch) và 193,69% so với cùng kỳ Sự sôi động của TTCK từ giữa 2020 đến nay là động lực cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành phát hành cổ phiếu. Trước làn sóng đó, các CTCK chuẩn bị huy động vốn và nguồn lực cho việc đăng ký mới hay tăng năng lực nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Nắm bắt được cơ hội của thị trường, BVSC cũng tập trung đẩy mạnh hoạt động tư vấn thu xếp vốn thông qua phát hành TPDN trong 2020. Tổng giá trị TPDN phân phối thông qua BVSC là 2.200 tỷ đồng với nhiều thương vụ tiêu biểu. Ngoài ra, BVSC tiếp tục triển khai các hoạt động tư vấn truyền thống là thế mạnh của Công ty như tư vấn cổ phần hóa, hợp nhất, sáp nhập, tái cấu trúc doanh nghiệp, thu xếp vốn.. Mảng M&A cũng được chú trọng, đặc biệt là phát triển được một số network buyside trong và ngoài nước. Kết quả đem lại cho hoạt động tư vấn và bảo lãnh, đại lý phát hành đạt mức tăng trưởng ấn tượng so với kế hoạch và cùng kỳ 2019:

Bảng 2-2: Doanh thu tư vấn và bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán thực hiện năm 2020 so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm 2019

Hoạt động cho vay và phải thu: Lãi từ hoạt động này trong năm 2020 là 174,09 tỷ đồng, bằng 107,33% kế hoạch và 89,87% cùng kỳ 2019, đóng góp tỷ trọng khá lớn vào doanh thu hoạt động năm. Dù hạn chế về nguồn vốn kinh doanh, BVSC đã nỗ lực khai thác nguồn vốn vay ngắn hạn lãi suất thấp, tận dụng vốn rẻ của thị trường và quản trị hợp lý để hoàn thành kế hoạch. Phần lớn nguồn vốn được dùng để duy trì ổn định phục vụ hoạt động margin, ứng trước nhằm hỗ trợ hoạt động môi giới, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Doanh thu hoạt động cho vay, phải thu đạt 174,09 tỷ đồng bằng 107,3% kế hoạch và 89,9% so với 2019. Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

Biểu đồ 2-13: 20 CTCK có Doanh thu hoạt động lớn nhất năm 2020 (tỷ đồng)

Trong năm 2021, nhờ bối cảnh tích cực của toàn TTCK mà kết quả kinh doanh của các CTCK, trong đó có BVSC tăng trưởng mạnh. Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm rất khả quan với Tổng Doanh thu và thu nhập khác đạt 790,58 tỷ đồng, vượt kế hoạch 19% và bằng 212% cùng kỳ 2019. BVSC cũng hưởng lợi từ sự bùng nổ làn sóng nhà đầu tư cá nhân mới trên TTCK Việt Nam với hơn 619.911 tài khoản trong 6 tháng đầu năm 2021, phá vỡ con số kỷ lục 393.000 trong 2020. Có thể thấy Doanh thu quý từ nghiệp vụ môi giới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu hoạt động của BVSC và tỷ trọng này tăng đáng kể trong quý 3 (49%); Đồng thời, làn sóng nhà đầu tư mới cũng kéo theo tăng trưởng trong nhu cầu với dịch vụ vay ký quỹ. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu từ hoạt động cho vay margin và ứng trước tiền bán tăng mạnh trong quý 2, đạt gần 110 tỷ đồng (gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2019) với tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu doanh thu của BVSC và chiếm miếng bánh lớn dần qua các quý trong năm 2021 (33% tại quý 3). Tại 30/09/2021, BVSC có dư nợ margin hơn 2.910 tỷ đồng và cho vay 504,5 tỷ đồng từ hoạt động ứng trước tiền bán. Ngoài ra hoạt động tư vấn tiếp tục chiến lược trong năm 2020 và gặt hái hiệu quả đáng kể với mức doanh thu vượt kế hoạch 36% và tăng gấp đôi cùng kỳ năm 2019, đạt 27,2 tỷ đồng.

Biểu đồ 2-14: Tổng Doanh thu của BVSC trong 3 quý đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020

Biểu đồ 2-15: Thay đổi Cơ cấu doanh thu hoạt động của BVSC từ quý 1 tới quý 3 năm 2021

Biểu đồ 2-16: Doanh thu các mảng nghiệp vụ 9 tháng 2021 so với cùng kỳ 2020

Hiệu quả hoạt động tự doanh 9 tháng đầu năm 2021 đạt 49,5 tỷ đồng, hoàn thành 102% kế hoạch. Tuy nhiên, là mảng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu 2 năm 2019 và 2020 nhưng doanh thu tự doanh lại giảm tại quý 3/2021, chỉ chiếm 10% tổng doanh thu hoạt động của BVSC. Trong 9 tháng đầu năm 2021, giá trị giao dịch bình quân trên HOSE đạt hơn 19.543 tỷ đồng/phiên với khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt 682,42 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng 294,93% về giá trị và tăng 138,29% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2020. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán sôi động, BVSC lại ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu từ hoạt động tự doanh. Cụ thể, trong quý 3/2021, BVSC lỗ hơn 3 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu niêm yết. Tổng kết quý 3, Công ty thu về khoảng 22,4 tỷ đồng lãi từ các tài sản tài chính thông qua lãi/lỗ trong quý 3/2021, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2020.

Bảng 2-3: Lãi, lỗ các tài sản tài chính của BVSC 9 tháng đầu năm 2021

Cũng theo Báo cáo tài chính của BVSC, trong kỳ Công ty đã thực hiện giao dịch 1.068 tỷ đồng giá trị cổ phiếu, chiếm một phần rất nhỏ so với tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư tại BVSC.

Bảng 2-4: Giá trị khối lượng giao dịch thực hiện trong quý 3 năm 2021 của BVSC và của Nhà đầu tư

2.2.1.2.2. Lợi nhuận

Lợi nhuận trước và sau thuế qua các năm:

Lợi nhuận của BVSC giai đoạn 2016 – 2020

Biểu đồ 2-17: Lợi nhuận của BVSC giai đoạn 2016 – 2020

Nhìn chung, bức tranh lợi nhuận của BVSC trong 5 năm trở lại đây không có sự tăng trưởng đều và mạnh, với sự sụt giảm trong năm 2018 cả về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế trước khi tăng phục hồi vào năm 2019 và 2020. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 135,5 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 2019. Có thể thấy trong cùng khoảng thời gian này, doanh thu hoạt động của BVSC tăng trưởng đều qua các năm và có tốc độ tăng lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận. Năm 2020, BVSC xếp thứ 18 trong Top 20 CTCK có Doanh thu hoạt động lớn nhất năm nhưng đứng ở vị trí 19 trong bảng xếp hạng top 20 CTCK về Lợi nhuận sau thuế, đi ngược dòng với toàn ngành (cùng với FPTS).

Doanh thu hoạt động và Lợi nhuận sau thuế của BVSC 2016 – 2020

Biểu đồ 2-18: Doanh thu hoạt động và Lợi nhuận sau thuế của BVSC giai đoan 2016 – 2020

Biểu đồ 2-19: 20 CTCK có Lợi nhuận sau thuế lớn nhất năm 2020 (tỷ đồng)

Bảng 2-5: Kết quả kinh doanh thực hiện (TH) của BVSC năm 2020 so với kế hoạch (KH) và cùng kỳ năm 2019

Doanh thu năm 2020 của BVSC tăng 5,41% so với 2019 cũng kéo theo Tổng chi phí tăng 6,65%, trong đó chi phí kinh doanh (với tỷ trọng lớn nhất) tăng 11,84% so với 2019, chủ yếu được dùng để thúc đẩy các hoạt động có tăng trưởng doanh thu mạnh như môi giới và tự doanh. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự biến động mạnh của thị trường do Covid-19, Doanh thu từ hoạt động cho vay và phải thu giảm (11,27%) đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng doanh thu. Do vậy, lợi nhuận năm 2020 của BVSC giảm nhẹ so với năm 2019 dù hoàn thành kế hoạch.

Biểu đồ 2-20: Lợi nhuận sau thuế của BVSC 9 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ 2020

Trong 9 tháng đầu năm 2021, nhờ kiểm soát tốt chi phí hoạt động, lợi nhuận sau thuế luỹ kế 9 tháng của BVSC đạt 185,13 tỷ đồng, bằng 139% kế hoạch đề ra và tăng 2 lần so với cùng kỳ 2019.

2.2.1.2.3. ROE & ROA Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

Chỉ số ROE và ROA hàng năm của BVSC không có xu hướng rõ ràng trong giai đoạn từ 2017 đến hiện tại và vẫn còn khiêm tốn so với nhiều CTCK trong ngành (Xem biểu đồ 2 chỉ số này của 4 CTCK đối thủ bên dưới). Luỹ kế 9 tháng năm 2021, với lợi nhuận sau thuế tăng mạnh, hiệu suất sinh lời của BVSC có sự cải thiện khả quan lên 8,82% (so với 4,52% cùng kỳ 9 tháng năm 2020).

Biểu đồ 2-22: Chỉ số ROA (trái) và ROE (phải) của 4 CTCK đối thủ qua các năm

Ngoài ROE và ROA, trong năm 2020 một số chỉ tiêu khác về khả năng sinh lời của BVSC giảm nhẹ so với năm 2019. Cụ thể:

  • Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu thuần đạt 25,98% giảm nhẹ 0,84% so với năm trước, trong đó, Lợi nhuận thực hiện trước thuế/ Doanh thu thuần cũng đạt 20,95% và giảm 4,47% so với năm trước;
  • Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần đạt 22,28% giảm 1,76% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Lợi nhuận thực hiện sau thuế / Doanh thu thuần đạt 17,68% giảm 5,02% so với cùng kỳ năm trước.

2.2.1.2.4. Đánh giá năng lực tài chính dựa theo

Hệ thống đánh giá CAMEL CAMEL là hệ thống đánh giá tình trạng vững mạnh của một số tổ chức tài chính dựa trên 05 yếu tố, gồm: Vốn, Chất lượng tài sản, Quản lý, Doanh thu, Mức thanh khoản do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ xây dựng và được Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới khuyến nghị sử dụng. Ngoài ra, ngày 09/10/2013, UBCKNN Việt Nam cũng đã ban hành quyết định số 617/QĐ-UBCK về quy chế CAMEL hướng dẫn xếp loại các CTCK).

Năm 2020, nhóm chỉ tiêu tài chính của BVSC đạt 93/100 điểm, giảm 2 điểm so với năm 2019. Tình hình tài chính ổn định, vững mạnh là một trong những yếu tố giúp Công ty được xếp loại A theo quy chế CAMEL hướng dẫn xếp loại các CTCK của UBCK. Tuy nhiên, chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu / Tổng Tài sản (với trọng số 10%) trong năm 2020 bị giảm điểm so với 2019; đồng thời các chỉ tiêu Tỉ lệ dự phòng / (Đầu tư ngắn hạn + Đầu tư dài hạn + Khoản phải thu) và LNST / VCSH bình quân không thay đổi so với năm trước nhưng cũng chưa đạt điểm số tối đa. Đây cũng là các khía cạnh BVSC có thể cải thiện hơn nữa. Ngoài ra, Tỷ lệ tăng doanh thu trung bình 03 kỳ báo cáo gần nhất của BVSC đạt hơn 10% cũng giúp Công ty tăng điểm cho tiêu chí tính ổn định, bền vững của tăng trưởng và giúp tăng tổng điểm cho nhóm chỉ tiêu quản trị.

Bảng 2-6: Điểm chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản của BVSC theo CAMEL

2.3.1.3. Chỉ tiêu an toàn tài chính Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

Các tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam, bao gồm CTCK, chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hay chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, cần đảm bảo tuân theo các chỉ tiêu về an toàn tài chính theo Thông tư 91/2020/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành với hiệu lực thi hành từ 01/01/2021. Theo đó, tỷ lệ Vốn khả dụng được dùng làm thang đo an toàn tài chính của tổ chức kinh doanh chứng khoán, với tỷ lệ an toàn cho phép là 180%, dưới mốc này tổ chức sẽ bị đặt vào tình trạng cảnh báo theo quy định.

Tỷ lệ này được xác định theo nguyên tắc sau:

Trong đó: Vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng 90 ngày và Tổng giá trị rủi ro là tổng các giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh toán và giá trị rủi ro hoạt động. Khi tỷ lệ vốn khả dụng ở ngưỡng dưới 180%, tổ chức kinh doanh chứng khoán cần báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ này theo các hình thức và tần suất khác nhau theo quy định.

Xét trên chỉ tiêu này, BVSC thể hiện sự khác biệt so với các CTCK khác tại Việt Nam ở tư duy quản trị rủi ro của người lãnh đạo. Cụ thể, chỉ tiêu an toàn vốn khả dụng của BVSC luôn vượt xa mức quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng tại BVSC trong năm 2020 là 518%, gấp 2,88 lần so với mức quy định 180% và ở mức tương đối cao so với các công ty trong ngành. Gần đây nhất, tại ngày 30/06/2021 theo Báo cáo Tỷ lệ an toàn tài chính đã được EY kiểm toán trên cổng thông tin của BVSC, tỷ lệ này cũng đạt ở mức cao 541%.

Biểu đồ 2-23: Tỷ lệ an toàn Vốn khả dụng của BVSC

Như vậy có thể thấy trong 5 năm gần đây, BVSC vẫn duy trì được tình hình tài chính lành mạnh và cơ chế quản trị tốt các rủi ro đầu tư, rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động của Công ty, không những không thuộc diện cần báo cáo hay kiểm soát đặc biệt mà còn vượt xa mốc quy định về tỷ lệ vốn khả dụng của CTCK. Điều này có nghĩa quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của BVSC so với các CTCK khác trên TTCK Việt Nam.

2.2.2. Thực trạng về năng lực quản trị điều hành – chất lượng nguồn nhân lực của Công ty CP chứng khoán Bảo Việt

Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò then chốt tới hoạt động quản trị điều hành và kết quả kinh doanh của CTCK. Trên khía cạnh này, số lượng lao động tại BVSC có xu hướng tăng trưởng trong 5 năm gần đây và theo báo cáo thường niên năm 2020, tính tới 31/12/2020, có 564 nhân viên đang công tác tại BVSC, với phần lớn khối lượng nhân sự (73%) tập trung ở Khối Môi giới và Dịch vụ khách hàng. Với lợi thế cạnh tranh là CTCK có lịch sử hoạt động lâu dài, ổn định trên TTCK Việt Nam, đặc biệt với vai trò không thể thiếu của đội ngũ nhân sự giỏi, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp cao, BVSC đã vượt qua những giới hạn về nguồn vốn kinh doanh, những áp lực cạnh tranh từ TTCK cũng như ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 tới tâm lý nhà đầu tư và kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp để “biến nguy thành cơ” trong năm 2020. Trong năm 2021, HĐQT của BVSC đã ban hành Nghị quyết số 05/2020/NQ-HĐQT về việc kiện toàn mô hình cơ cấu tổ chức, trong đó BVSC đã thông qua việc hợp nhất các phòng quản lý và hỗ trợ, gồm Phòng Tổng hợp, Tài chính Kế toán, Lưu ký để quản lý tập trung, đảm bảo nhất quán trong công tác điều hành, đồng bộ từ định hướng chiến lược đến thực thi giải pháp. Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

Tổng số lao động tại BVSC tại 31/12/2020

Biểu đồ 2-24: Cơ cấu và biến động lao động tại BVSC

Nguồn: Báo cáo thường niên của BVSC – bvsc.com.vn Ngoài ra, nhiều hoạt động thiết thực cũng đã được triển khai hướng tới mục tiêu phát triển trung và dài hạn. Kiên định với quan điểm phát triển bền vững, những nỗ lực đầu tư cho việc đào tạo nhân sự qua nhiều hình thức tại BVSC được ghi nhận bao gồm đào tạo nội bộ (e-learning và trực tiếp), đào tạo nghiệp vụ chứng khoán (chứng chỉ hành nghề) và đào tạo các nghiệp vụ, kỹ năng khác như khóa “Giảng viên nội bộ chuyên nghiệp” nhằm trang bị kỹ năng dẫn giảng chuyên nghiệp cho giảng viên nội bộ, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực của BVSC hay hoạt động đào tạo nghiệp vụ chuyên môn định kỳ thông qua nhiều hình thức như hội thảo, diễn đàn, tổ chức lớp học, .. cho tất cả các phòng ban trong tổ chức. Hoạt động đào tạo đã đạt được những kết quả tích cực như tăng trưởng về cả lượt nhân viên tham gia khoá đào tạo và số giờ đào tạo so với năm 2019. Hiện số lượng nhân viên có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do UBCKNN cấp tại BVSC đạt khoảng 50% tổng số lao động tại công ty. Trong đó nhân viên có chứng nghỉ hành nghề Môi giới có tỷ lệ 50%; số người có chứng chỉ Tự doanh và Quản lý Quỹ lần lượt là 33% và 17%, tương đối cao so với TTCK Việt Nam.

Đối với hoạt động Môi giới, giải pháp về nguồn nhân lực trong năm tới của BVSC chú trọng việc tiếp tục củng cố công tác đào tạo, đặc biệt là các hoạt động đào tạo nội bộ về kỹ năng phân tích nhằm nâng cao chất lượng tư vấn của nhân viên môi giới, qua đó cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ tới khách hàng. Ngoài ra BVSC cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi đua nội bộ để khích lệ, tạo động lực cho đội ngũ nhân sự, có thể kể đến chương trình “Thi đua Khối Môi giới” hàng tháng, dự đoán chỉ số “Dự đoán hay – Nhận ngay quà lớn”…

Về mảng tuyển dụng trong năm 2020, 15.8% lao động tại BVSC là tuyển dụng mới, trong đó 85% là đội ngũ nhân viên các phòng Giao dịch. Điều này được đánh giá là phù hợp với định hướng kinh doanh trong năm của BVSC. Ngoài các kênh tuyển dụng truyền thống, mô hình “khung năng lực ASK” cũng được nghiên cứu, ứng dụng tại BVSC để phát triển chương trình tuyển dụng mới, kết hợp giữa tuyển dụng, đào tạo và kèm cặp của các “mentor”. Điển hình trong công tác đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng, chuẩn bị nguồn lực cho kế hoạch phát triển doanh nghiệp của BVSC là Chương trình “Future Broker 2020”, được triển khai từ tháng 6/2020 và duy trì thường niên ở cả hai miền. Chương trình này được đánh giá là kênh tạo nguồn nhân lực chủ động, nhằm xây dựng một thế hệ nhân sự mới được trang bị toàn diện kiến thức, kỹ năng, đam mê và tầm nhìn dài hạn về nghề nghiệp trong ngành chứng khoán và tới nay đã gặt hái được những kết quả tích cực. Thương hiệu BVSC được biết đến nhiều hơn khi Future broker 2020 đã thu hút hàng trăm ứng viên và trở thành kênh tuyển dụng chủ yếu. Trong năm 2020, BVSC cũng là 1 trong 2 tổ chức ngành dịch vụ tài chính và là lần thứ hai được vinh danh trong “TOP 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất Việt Nam” trong hội nghị do Anphabe và VCCI đồng tổ chức.

Đặc biệt, theo hệ thống đánh giá CAMEL về yếu tố chất lượng quản trị, BVSC đạt 90,7/100 tổng điểm về quản trị, tăng hơn 3 điểm so với năm 2019. Trong đó, các tiêu chí đánh giá mức độ vững mạnh của tổ chức liên quan tới nguồn nhân lực bao gồm các tiêu chí ở bảng dưới đây. Có thể thấy 5 tiêu chí này tập trung vào nhân sự quản lý điều hành cấp cao của công ty thuộc Ban Giám đốc hay Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Trưởng các bộ phận nghiệp vụ; và tổng cộng đóng góp tới 23% Tổng điểm số quản trị công ty. Trong năm 2020, nhìn chung BVSC vẫn được đánh giá cao theo các tiêu chí này (không thay đổi so với 2019) với ngoại trừ về tiêu chí ổn định của các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong 3 năm gần nhất (tiêu chí số 5 trong bảng). Số liệu thống kê cho thấy các CTCK có tình hình thay đổi bộ máy nhân sự cấp cao ổn định, có chiều sâu thường là những công ty hàng đầu trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên tại BVSC tỷ lệ nhân sự cấp cao rời bỏ công ty so với tổng số các vị trí này từ năm 2018 đến 2020 vẫn không được ghi nhận điểm nào theo Camel (tỷ lệ này ở mức trên 20% tại năm 2020). Đây là khía cạnh hạn chế nhất của BVSC trong 19 chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị theo Camel và là một điểm BVSC cần khắc phục nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai.

Bảng 2-7: Điểm yếu tố chất lượng quản trị theo CAMEL

Điểm số nhóm chỉ tiêu quản trị theo CAMEL của BVSC theo năm

Biểu đồ 2-25: Điểm số nhóm chỉ tiêu quản trị theo CAMEL của BVSC theo năm

2.2.3. Thực trạng về chất lượng sản phẩm– loại hình sản phẩm, dịch vụ; chính sách giá của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

2.2.3.1. Loại hình sản phẩm, dịch vụ

Trong bối cảnh các CTCK dẫn đầu về thị phần môi giới các sản phẩm truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ chỉ thường xuyên xoay quanh khoảng 10 cái tên quen thuộc như SSI, HSC, VNDS, … và việc top 10 CTCK chiếm hơn 70% TTCK cơ sở kể cả khi các CTCK khác tăng vốn cũng không ngạc nhiên với TTCK Việt Nam trong nhiều năm, thì sự ra đời của loại hình sản phẩm mới là then chốt để thay đổi thế cuộc. Điều này là do đối với một sản phẩm mới, các nhà đầu tư xuất phát giống nhau và thị phần các công ty cho sản phẩm này bắt đầu từ con số 0, tạo cơ hội cho cả những CTCK mới cạnh tranh. Điển hình, với sự xuất hiện của thị trường phái sinh với sản phẩm đầu tiên ra mắt là hợp đồng tương lai hay sản phẩm chứng quyền là các sản phẩm cao cấp của TTCK, các CTCK vốn ngoại như Yuanta, Mirae Asset, .. đến sau nhưng có lợi thế công nghệ và kinh nghiệm từ tập đoàn mẹ để vận dụng vào triển khai công nghệ và hoạt động tư vấn với sản phẩm mới hỗ trợ khách hàng tốt hơn, vì vậy thăng hạng trong cuộc đua thị phần. Do đó, cùng với sự gia tăng về loại hình sản phẩm trên TTCK thì thị phần giữa các CTCK sẽ càng phân mảng, tạo ra nhiều cơ hội cạnh tranh cho các CTCK.

Theo quy định Luật Chứng khoán năm 2019, 4 nghiệp vụ kinh doanh chính của các CTCK bao gồm: Môi giới chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Tư vấn đầu tư chứng khoán và Tự doanh chứng khoán. BVSC được cấp phép hoạt động kinh doanh cho cả 4 nghiệp vụ này và luôn được đánh giá 100/100 điểm cho tiêu chí này từ năm 2016 đến nay theo hệ thống Camel. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn kinh doanh, BVSC đang bị bỏ lại ngoài miếng bánh thị phần của TTCK Việt Nam cho các sản phẩm mới hơn như phái sinh. BVSC đang trong quá trình chuẩn bị về các điều kiện cần thiết nhằm triển khai hiệu quả các sản phẩm phái sinh khi có thể đáp ứng điều kiện về Vốn điều lệ.

Năm 2020 chứng kiến nhiều nỗ lực của Công ty trong việc phát triển đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện tại trên các lĩnh vực hoạt động môi giới chứng khoán, tư vấn doanh nghiệp và ngân hàng đầu tư cũng như phân tích và tư vấn đầu tư. Cụ thể, BVSC thường xuyên thêm hàng hoá mới cho sản phẩm iBond sẵn có. Đồng thời, sản phẩm iDeposit mới ra đời tháng 10/2020 là một hình thức đầu tư cho phép khách hàng hưởng lãi suất cao hơn và cơ chế linh hoạt hơn so với hình thức gửi tiết kiệm hay chứng chỉ tiền gửi tại Ngân hàng, giúp khách tối ưu hoá vốn đầu tư trên tài khoản giao dịch chứng khoán. Sự xuất hiện của iDeposit giúp đa dạng hóa danh mục sản phẩm cung cấp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng dịch vụ khách hàng của công ty. Ngoài ra, các gói dịch vụ giao dịch ký quỹ (margin) với mức lãi suất cho vay margin hấp dẫn liên tục được bổ sung, cung cấp cho nhà đầu tư, như gói ưu đãi lãi suất ký quỹ 9% hay gói mừng sinh nhật đón xuân với lãi suất ký quỹ 6.5%. Trên phương diện hợp tác với các ngân hàng, BVSC đã triển khai kênh thu chi hộ điện tử với ngân hàng đối tác BIDV, Vietinbank và gần đây (tháng 5/2021), cùng với Ngân hàng Bảo Việt chính thức công bố tiện ích này, cho phép nhà đầu tư rút tiền từ tài khoản chứng khoán về tài khoản ngân hàng cá nhân trong không đến 1 phút. Đồng thời tính năng này giúp cập nhật tài khoản của khách hàng một cách nhanh gọn, chính xác và tiết kiệm chi phí quản lý thông qua giảm thiểu rủi ro sai sót trong tác nghiệp. Trong thời gian tới BVSC và Ngân hàng Bảo Việt cũng có kế hoạch ra mắt tính năng thu hộ – nạp tiền vào tài khoản chứng khoán ngay trên ứng dụng BAOVIET Smart và Internet Banking. Đây là các tiện ích có vai trò lớn trong việc hỗ trợ khách hàng giao dịch nhanh chóng, chính xác để kịp thời chớp được thời điểm đầu tư.

Đối với hoạt động Phân tích và Tư vấn đầu tư, trong những năm gần đây, BVSC được đánh giá cao ở cả khía cạnh đa dạng các sản phẩm phân tích và chất lượng sản phẩm. Trong năm 2020, BVSC tung ra gần 600 sản phẩm báo cáo phân tích theo các dòng khác nhau như báo cáo phân tích vĩ mô và nhận định thị trường, báo cáo ngành và doanh nghiệp, báo cáo trái phiếu, báo cáo chiến lược đầu tư, báo cáo định kỳ ngày, tháng, quý, cùng tư vấn trong phiên, .. Báo cáo phân tích tư vấn đầu tư theo danh mục của BVSC đặc biệt được khách hàng đón nhận và đánh giá cao về chất lượng, thoả mãn được nhu cầu về sự chính xác, khách quan và cập nhật. Mức độ bao phủ của các sản phẩm phân tích trên tổng vốn hóa thị trường của BVSC năm 2020 là 78,35% trên HNX và 85,25% trên HSX.

2.2.3.2. Chính sách giá

Sản phẩm của các CTCK trên thị trường là những sản phẩm tương đồng và các CTCK cạnh tranh về sản phẩm dựa trên các chính sách về giá, khả năng giao dịch trực tuyến và các tiện ích cũng như khả năng quản lý. Với quy mô vốn hiện tại, đa số các CTCK được nghiên cứu đang cung cấp dịch vụ thông qua đủ 4 nghiệp vụ chính trên TTCK; vì vậy một trong những yếu tố then chốt tạo ra sự khác biệt của 1 CTCK với đối thủ là cơ chế, tiện ích và chính sách giá sản phẩm hỗ trợ nhà đầu tư. Đối với lĩnh vực chứng khoán, giá sản phẩm bao gồm phí lưu ký, phí chuyển khoản và phí giao dịch áp dụng với từng loại hình sản phẩm chứng khoán và hình thức giao dịch đặt lệnh. Trong đó loại phí quan trọng nhất (thường xuyên và đáng kể nhất với nhà đầu tư) là phí giao dịch chứng khoán, hay phí môi giới, là khoản phí khách hàng phải trả cho CTCK khi giao dịch mua hoặc bán chứng khoán thành công. Phí giao dịch này được tính bằng tỷ lệ phí theo ngày theo biểu phí của CTCK nhân với tổng giá trị giao dịch ngày của khách. Theo thông tư 127/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, mức phí giao dịch của 1 CTCK không được quá 0,5% tổng giá trị giao dịch và không quy định mức sàn nhằm tạo điều kiện cho CTCK đưa ra mức phí thấp hoặc miễn phí để cạnh tranh. Tính tới giữa năm 2021, thực tế trên TTCK Việt Nam, mức phí môi giới cổ phiếu trung bình dao động trong khoản từ 0,03 – 0,4% giá trị giao dịch (mua hoặc bán) trong ngày (đa số nằm trong khoảng 0,1-0,35% với ngoại lệ một số CTCK áp dụng mức phí bằng 0 tuỳ thời kỳ). Thường các CTCK có mức phí ưu đãi hơn đối với giá trị giao dịch lớn hay kênh giao dịch trực tuyến. Một số CTCK có thêm sự lựa chọn, tiện nghi cho nhà đầu tư và phân biệt các mức phí khác nhau đối với tài khoản có hay không có nhân viên môi giới chăm sóc như VCBS, BSC, MBS, VND, SSI, Yuanta .. Dưới đây là bảng tổng hợp một số mức phí giao dịch hiện hành ở các CTCK trên TTCK cơ sở tại Việt Nam tại thời điểm tác giả nghiên cứu:

Bảng 2-8: Phí giao dịch cổ phiếu và trái phiếu niêm yết của các CTCK

Bảng 2-9: Biểu phí lưu ký, phí giao dịch áp dụng đến hết 31/12/2021

Với Khách hàng tổ chức: BVSC áp dụng Chính sách phí ưu đãi đặc biệt cho mỗi Khách hàng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Với khách hàng cá nhân có khối lượng giao dịch lớn, BVSC áp dụng Chính sách phí ưu đãi đặc biệt tùy trường hợp. Nếu chính sách phí ưu đãi đặc biệt của khách hàng thấp hơn biểu phí tiêu chuẩn, chính sách ưu đãi đó sẽ được áp dụng trên tất cả các kênh giao dịch.

Theo đây, có thể thấy BVSC cũng theo kịp được xu hướng chung, ứng dụng công nghệ để đưa ra được mức phí giao dịch cổ phiếu (và CCQ) hấp dẫn đối với khách hàng giao dịch trực tuyến qua hệ thống “BWise”, tương đương với mức phí trung bình với kênh giao dịch này ở nhiều CTCK khác, mặc dù vẫn còn chịu áp lực phí thấp từ các CTCK ngoại như Pinetree (chỉ 0,03%) hay một số CTCK khác với chương trình miễn phí giao dịch trong từng thời kỳ. Mức phí tiêu chuẩn cho giao dịch cổ phiếu, CCQ qua các kênh khác quy định theo bậc thang dựa vào các mốc giá trị giao dịch, mang lại sự lựa chọn, linh hoạt cho nhà đầu tư – kém cạnh tranh hơn so với các CTCK khác đối với giao dịch nhỏ, đặc biệt là dưới 100 triệu. Trong khi đó phí giao dịch trái phiếu cũng chưa thực sự hấp dẫn, còn thiếu sự linh hoạt cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, ngoài thông tin chung về phí được công bố theo biểu phí trên, BVSC vẫn có các mức ưu đãi tốt hơn nữa tuỳ theo từng trường hợp cụ thể khi làm việc với khách hàng, vì vậy đây vẫn là điểm lợi thế của BVSC, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

2.2.4. Thực trạng về năng lực công nghệ của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

Nhận thức được tác động không hề nhỏ của cuộc cách mạng 4.0 tới nền kinh tế, xã hội, môi trường của mỗi đất nước, vùng lãnh thổ và toàn thế giới, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách nhằm gia tăng năng lực tiếp cận của cuộc cách mạng này cũng như định hướng các cơ quan quản lý và tổ chức hướng tới công nghiệp 4.0 trong hoạt động kinh doanh. Những ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong ngành tài chính, đầu tư tới nay đã phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia phát triển và cũng đã lan rộng đến thị trường đang phát triển như Việt Nam. Nhận diện được cả cơ hội và thách thức từ cuộc công nghiệp này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã ưu tiên xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin cốt lõi toàn ngành. Sự hiện diện và mức độ tân tiến của công nghệ trong TTCK có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ hỗ trợ tới nhà đầu tư cá nhân, tăng khả năng tiếp cận của các công cụ đầu tư vốn trong một thời gian dài chỉ quen thuộc với các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chuyên nghiệp. Vì vậy, nhằm nâng cao năng lực quản lý và đáp ứng được quy định của cơ quan chức năng cũng như triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh so với công ty đối thủ thì ngoài các ưu đãi về phí hay dịch vụ, yếu tố công nghệ hiện trở thành “vũ khí” cạnh tranh lợi hại của CTCK. Theo một số chuyên gia, một trong các công cụ chính quyết định thị phần của các CTCK hàng đầu hiện nay đến từ phần mềm.

Trong những năm gần đây, đại dịch Covid-19 với các hệ quả nặng nề tới nền kinh tế đã tạo thêm cú hích để mỗi doanh nghiệp nhanh chóng dịch chuyển nhằm thích ứng kịp thời, điển hình nhất là nỗ lực tổ chức sắp xếp lại công việc và cách làm việc của toàn công ty, từ việc giao tiếp, họp hành, ra quyết định, đến triển khai thực hiện.. đều thông qua nền tảng trực tuyến.

BVSC cũng không ngoại lệ trong bối cảnh đầy thử thách này với đội ngũ nhân sự nghiên cứu, phát triển sản phẩm để đảm bảo liên tục cải tiến hệ thống công nghệ vận hành trong công việc nội bộ cũng như trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Trên thực tế, BVSC đã chú trọng đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin từ những năm trước đó; điều này giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của BVSC trước biến động ngoại cảnh và là cần thiết trong xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay. Kết quả của sự đầu tư này điển hình là sự ra mắt của “B-Wise”, nền tảng giao dịch trực tuyến, vào sinh nhật 21 tuổi của BVSC trong năm 2020 để thế chỗ cho hệ thống web-trading “BVS@Trade” là phiên bản đầu, vận hành từ năm 2012 với các tính năng cơ bản đã quen thuộc với nhà đầu tư trong thời gian dài nhưng không còn phù hợp. Kết hợp giữa phần lõi công nghệ thông tin bảo mật hiện đại và giao diện trải nghiệm liền mạch, công cụ B-Wise là sự cải thiện đáng kể với tốc độ xử lý nhanh, giúp nhà đầu tư đặt lệnh ngay trên bảng giá BVS@LiveBoard mà không phải chuyển sang nhiều phân mục khác khi theo dõi bảng, vì vậy hỗ trợ giảm thời gian đặt lệnh. Đồng thời, B-Wise cũng cung cấp tiện ích khác cho khách trong quá trình đầu tư chứng khoán để đưa ra các quyết định thông minh và chính xác, điển hình là sự tích hợp cùng trên một nền tảng web duy nhất nhiều tính năng mới như tra cứu chỉ số chứng khoán, bán chứng khoán lô lẻ thuộc sàn HOSE; quản lý tài sản hiệu quả nhờ lưu trữ, hiển thị tập trung các dữ liệu về cơ cấu tài sản của mỗi khách hàng trên một màn hình và cập nhật “realtime” thay vì tại thời điểm cuối phiên. Nền tảng B-Wise cũng cho phép khách hàng dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm đầu tư linh hoạt ngoài cổ phiếu như sản phẩm trái phiếu iBond, … qua đó đa dạng hóa danh mục đầu tư và tăng khả năng sinh lời của tài sản.

Song song với sự ra đời của hệ thống giao dịch online mới, BVSC không ngừng cải tiến các công cụ khác cho khách hàng, bao gồm bảng giá BVS@LiveBoard hay ứng dụng BVSC@Mobile, … để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tối ưu nhất. Đặc biệt, bảng giá BVS@LiveBoard thế hệ mới đã được khẳng định, chứng minh có tốc độ cập nhật hàng đầu trên TTCK Việt Nam, có vai trò hỗ trợ đắc lực cho khách hàng trong quá trình giao dịch chứng khoán. Các công cụ trực tuyến khác cũng được duy trì công tác nghiên cứu, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu từ nhà đầu tư và thị trường. Ngoài ra, các nền tảng công nghệ hỗ trợ công việc của nhân viên như Any Desk, họp trực tuyến qua Zoom, … cũng được đẩy mạnh ứng dụng tại BVSC nhằm hỗ trợ, củng cố sự ổn định trong hoạt động kinh doanh bất chấp tình hình Covid.

Theo Báo cáo thường niên năm 2020, xét theo hệ thống Camel, dựa theo khung điểm đánh giá chất lượng quản trị trong đó có tiêu chí về công nghệ: “Tính hiện đại của hệ thống công nghệ thông tin”, chiếm trọng số 5% trong tổng điểm quản trị, BVSC đạt 80 điểm trong cả 2 năm 2019 và 2020 với Hệ thống giao dịch trực tuyến và hệ thống thông tin quản lý nội bộ MIS. Như vậy, đây vẫn là khía cạnh còn nhiều tiềm năng cần khai thác phát triển đối với BVSC để tăng cường năng lực cạnh tranh của Công ty.

Trong những năm trở lại đây, hệ sinh thái chuyển đổi số của BVSC ngày càng được hoàn thiện với nền tảng B-Wise cùng nhiều tính năng mới, bảng giá BVS@LiveBoard với tốc độ hàng đầu thị trường và sự ra đời của eKYC gần đây phát huy hiệu quả trong đợt giãn cách xã hội; chưa kể đến cả tiện ích Chi hộ điện tử qua BAOVIET Bank giúp tối ưu thời gian và phí chuyển tiền ra bên ngoài. Những nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của nhà đầu tư trong thời đại 4.0 đã được ghi nhận với giải thưởng Công ty môi giới chứng khoán đi đầu trong chuyển đổi số tại Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (Best Brokerage House – Digital Transformation Vietnam 2021) được trao thưởng bởi tổ chức uy tín đến từ Vương Quốc Anh, “Global Banking & Finance Review” vào cuối tháng 7 năm 2021.

2.2.5. Thực trạng về chất lượng dịch vụ Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

Chất lượng dịch vụ cung cấp của một CTCK phần nào được phản ánh bởi yếu tố thị phần trong lĩnh vực môi giới, gồm có môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu và gần đây có thêm cả sản phẩm chứng quyền đảm bảo và phái sinh tại các sàn giao dịch Hà Nội và Hồ Chí Minh. Có thể thấy các CTCK nằm trong top 10 về thị phần môi giới một cách ổn định cũng chính là những công ty có thế mạnh nổi trội về chất lượng dịch vụ và thương hiệu. SSI và HSC là 2 ví dụ điển hình luôn góp mặt trong top 10 và gần như chiếm trọn 2 vị trí dẫn đầu trong 10 năm qua, dù miếng bánh thị phần có dấu hiệu thay đổi từ cuối năm 2019, có xu hướng chuyển dịch sang các CTCK tập trung vào mảng môi giới bán lẻ do làn sóng nhà đầu tư cá nhân trong nước tăng kỷ lục (tháng 11/2021 ghi nhận tăng hơn 109% so với cùng kỳ 11T2020). Một số công ty khác thường có mặt trong top 10 CTCK về thị phần môi giới gồm Bản Việt (VCSC), VNDirect, Chứng khoán MB (MBS), Chứng khoán FPT (FPTS). Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

Cụ thể, bảng dưới đây thống kê thị phần của top 10 CTCK trong mảng môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ (CCQ) trên sàn HOSE từ năm 2016 đến 2020 (Nguồn: HOSE). Theo đó, BVSC trong 3 năm liên tiếp từ 2017-2019 thường xuất hiện trong danh sách này ở các vị trí nửa dưới. Đặc biệt, dù 2019 được coi là năm cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực môi giới với quy định bỏ mức sàn phí môi giới chứng khoán và áp lực tăng vốn từ các CTCK vốn ngoại, nhiều CTCK gồm cả SSI và HSC bị giảm thị phần nhưng BVSC lại thăng hạng thị phần so với 2018. Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2019 và kéo sang cả năm 2020, BVSC đã bị đá khỏi danh sách 10 CTCK với thị phần môi giới Cổ phiếu và CCQ lớn nhất sàn HOSE (xét cả từng quý và năm). Trong khi đó, một số CTCK dù bị mất vị trí trong top 10 vào năm 2019 như FPTS và BSC nhưng lại vực dậy trong năm 2020. Đặc biệt, 3 CTCK kể từ lần đầu lọt vào top 10 trong năm 2019 là VPS và 2 CTCK Hàn Quốc là Mirae Asset (MAS) và KIS, đến năm 2020 vẫn duy trì trong danh sách với VPS vọt lên vị trí số 3, KIS tăng 1 hạng và MAS tụt 1 hạng dù tăng thị phần so với 2019.

Bảng 2-10: Thị phần môi giới cổ phiếu, CCQ tại sàn HOSE trong 5 năm (2016-2020)

Biểu đồ 2-27: Thị phần môi giới CP, CCQ trên HOSE theo quý (2019Q2-2021Q3)

Như vậy, có thể thấy trong nửa thập kỷ qua, dù có nhiều CTCK đã xuất hiện trong bảng xếp hạng 10 công ty dẫn đầu về thị phần môi giới CP, CCQ nhưng chỉ 5 cái tên uy tín nhất luôn luôn nằm vững chắc trong danh sách này (SSI, HSC, VCSC, VNDS và MBS). Miếng bánh thị phần cũng dần được phân bổ đều hơn cho nhiều CTCK trên thị trường: nếu trong năm 2018, chỉ 5 đơn vị dẫn đầu đã chiếm tới hơn 50% thị phần TTCK Việt Nam thì tới năm 2020, tỷ trọng này đã được san sẻ giữa 7 công ty top đầu. Ngoài ra, tại quý 3/2021, theo nguồn tổng hợp dữ liệu từ báo CafeF, có thể thấy SSI, VNDS và TCBS là các CTCK có sự nâng cao thị phần nhiều nhất so với quý 2/2021, trong đó TCBS là cái tên “mới” trong danh sách top 10 về thị phần môi giới CP, CCQ trong năm nay (dù TCBS có chiến lược định hướng thiên về mảng Tư vấn tài chính doanh nghiệp và Quản lí gia sản cá nhân thay vì tranh giành thị phần Môi giới cổ phiếu). Trong khi đó, VPS bắt đầu có sự chững lại về thị phần kể từ khi tăng tốc liên tiếp từ năm 2019. Do vậy, với sự gia tăng về cạnh tranh giữa các CTCK, ngay cả những CTCK lão làng nhất cũng cần liên tục nỗ lực để duy trì chất lượng dịch vụ, uy tín trên thị trường nếu không rất dễ đứng trước nguy cơ tụt thứ hạng; đồng thời các CTCK khác với chiến lược đúng đắn cũng hoàn toàn có thể bứt phá để vươn lên các vị trí hàng đầu.

Sự trỗi dậy của gương mặt mới – Thị phần môi giới 5 CTCK trong top 10

Biểu đồ 2-28: Sự trỗi dậy của gương mặt mới-thị phần môi giới 5 CTCK trong top 10

Về mảng môi giới trái phiếu, BVSC đã nhiều năm nằm trong Top 3 thị phần và được UBCKNN trao tặng bằng khen ghi nhận nhiều đóng góp tích cực trên thị trường trái phiếu thứ cấp. Theo bảng tổng hợp dữ liệu nguồn HNX dưới đây, có thể thấy BVSC luôn nằm trong top 10 thị phần môi giới Trái phiếu Chính phủ trên HNX trong hơn 5 năm từ 2016 đến quý 3/2021, phần lớn nằm trong nhóm CTCK có thị phần lớn hơn 10%, với ngoại lệ vào năm 2020 và nửa đầu năm 2021 bị giảm tỷ trọng (lọt vào nhóm thị phần từ 5-10%) trước sự lớn mạnh, thăng nhiều hạng của một số công ty như VPS, ACBS hay SHS.

Bảng 2-11: Thị phần môi giới trái phiếu Chính phủ tại sàn HNX trong 5 năm (2016-2020) và nửa đầu năm 2021

Trong mảng môi giới trái phiếu doanh nghiệp trên sàn HOSE, BVSC cũng luôn nằm trong top 10 CTCK trong giai đoạn 2017-2019 với tỷ trọng nhỏ; trước khi bị tuột khỏi bảng xếp hạng này từ năm 2020 cho tới 3 quý đầu năm 2021. Cũng trong cùng khoảng thời gian từ 2017 đến quý 3/2021, TCBS là đơn vị giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường môi giới trái phiếu trên sàn HOSE với thị phần trên 80% từ 2017-2019, tuy bắt đầu có xu hướng giảm từ năm 2020 (tỷ trọng 68%), và đặc biệt chỉ còn khoảng 35% trong quý 3/2021. Như vậy, kể cả TCBS trong nhiều năm gần như độc quyền ở mảng môi giới trái phiếu doanh nghiệp, cho đến nay cũng đã bắt đầu bị đuổi kịp, phải nhường miếng bánh thị phần cho các CTCK khác, trong đó có những cái tên chưa từng xuất hiện trong danh sách trong các quý/ năm trước đó, trong đó có cả các CTCK vốn ngoại.

BVSC, với các thế mạnh bao gồm lực lượng nhân sự kinh nghiệm với mạng lưới quan hệ rộng và thông tin nhanh nhạy, các bản tin trái phiếu định kỳ đáng tin cậy và hữu ích cho nhà đầu tư trái phiếu cùng vị thế vững chắc là khách hàng của các tổ chức lớn như Bloomberg hay Hiệp hội trái phiếu VBMA với khả năng cập nhật dữ liệu về các giao dịch liên quan chặt chẽ tới hoạt động giao dịch trái phiếu trên TTCK Việt Nam, hoàn toàn có lợi thế cạnh tranh trong chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng với giao dịch trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, giúp khách hàng có cái nhìn toàn diện, tức thời về thị trường phục vụ quá trình quyết định đầu tư sao cho sáng suốt. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, BVSC cũng không tránh khỏi áp lực từ các CTCK khác trong và ngoài nước cả ở mảng môi giới trái phiếu.

2.2.6. Uy tín, thương hiệu của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

Kế thừa từ cổ đông sáng lập là Tập đoàn tài chính bảo hiểm hùng mạnh (Tập đoàn Bảo Việt) về thương hiệu uy tín và thế mạnh tài chính, có thể nói BVSC trải qua 22 năm phát triển vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh này. Với tư cách là CTCK đầu tiên hình thành và cho đến nay là công ty lâu đời nhất trên TTCK Việt Nam, BVSC đã và đang không ngừng củng cố hoạt động kinh doanh, đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ và hệ thống công nghệ ngày một hoàn thiện và hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu biến động của nhà đầu tư. BVSC vẫn được biết đến rộng rãi với các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức cũng như các quỹ, ngân hàng đầu tư danh tiếng trong và ngoài nước là một CTCK với các dịch vụ tài chính, đầu tư chuyên nghiệp hàng đầu và uy tín trên TTCK Việt Nam.

Mặc dù trong 5 năm qua, hoạt động của BVSC trên thị trường có phần kém sôi nổi, không thể phủ nhận giá trị thương hiệu của Công ty vẫn là niềm mơ ước của nhiều công ty trên TTCK nước nhà. Xét về thị phần môi giới Cổ phiếu, CCQ và Trái phiếu doanh nghiệp, tuy BVSC đã bị đánh bật khỏi vị trí trong top đầu trong những năm gần đây, Công ty vẫn có lợi thế cạnh tranh đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn cổ phần hóa hay tư vấn IPO và đã khẳng định vai trò cầu nối tin cậy với các tổ chức và định chế tài chính trong việc hiện thực hóa cơ hội đầu tư. Theo ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc BVSC, việc đào tạo nhân sự trong lĩnh vực tư vấn hay ngân hàng đầu tư không hề đơn giản, phải mất hàng năm và nhiều công sức. Thêm vào đó, uy tín của nhân sự chủ chốt trong mảng này cũng gắn liền với tên tuổi của doanh nghiệp, không phải công ty nào cũng đạt được điều này. Do vậy, BVSC vẫn là một cái tên đáng gờm trong mảng ngân hàng đầu tư, tư vấn cổ phần hóa. Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

Ngoài ra, BVSC thường xuyên được vinh danh với nhiều giải thưởng, bình chọn đánh giá của các tổ chức lớn trong và ngoài nước trên các lĩnh vực hoạt động. Trong 5 năm gần đây, có thể kể đến những thành tựu nổi trội sau:

  • 2021 là năm thứ 7 liên tiếp BVSC được ghi danh trong “Top 100 Thương hiệu Mạnh Việt Nam” (giai đoạn 2013-2021). Chương trình được tổ chức bởi Tạp chí Kinh tế Việt Nam với sự tham gia của các doanh nghiệp uy tín hàng đầu Việt Nam với các sáng kiến đột phá qua 2 năm chịu tác động từ đại dịch Covid-19. Giải thưởng này ghi nhận nỗ lực của Công ty trong việc chuyển đổi số và xây dựng nhân sự thế hệ mới.
  • 2021 cũng là năm BVSC được vinh danh là “Doanh nghiệp niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin” trên TTCK của năm trong Chương trình IR Award 2021, ghi nhận nỗ lực của Công ty trong việc đảm bảo thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, đối xử bình đẳng với cổ đông; công bố thông tin đầy đủ, minh bạch và công bằng theo quy định của Luật.
  • BVSC cũng ghi điểm ở khía cạnh Phát triển bền vững. Trong “Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam” do VCCI kết hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức, BVSC đã 3 năm liền tham gia và đều lọt vào “Top 100 các Doanh nghiệp bền vững (từ 2018 đến 2020).
  • BVSC được vinh danh trong “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất – nhóm Vốn hóa vừa” 3 năm liên tiếp từ 2017-2019; “Top 10 Thành Viên Tiêu Biểu Trong Hoạt Động Thanh Toán Tiền Chứng Khoán Năm 2017” và “Thành viên tiêu biểu trong hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán cơ sở 3 năm liên tiếp 2018 – 2020” do Trung tâm lưu lý chứng khoán VN trao tặng
  • Trong năm 2018, BVSC được vinh danh trong “Top 100 Sao Vàng Đất Việt”
  • Các giải thưởng Quốc tế BVSC đạt được ở lĩnh vực tư vấn bao gồm:

“Tổ chức Môi giới Chứng khoán tốt nhất Việt Nam” từ năm 2018 đến 2020 do tạp chí International Business Magazine tại Dubai, UAE bình chọn (ở hạng mục Best Brokerage House Vietnam)

“Tổ chức Môi giới Chứng khoán tốt nhất Việt Nam” (“Best Securities Advisory Firm”) 2 năm liên tiếp (2018-2019) do tạp chí International Finance Magazine của Anh Quốc đánh giá

“Nhà môi giới tốt nhất Việt Nam 03 năm liên tiếp 2015 –2017” (“Best Brokerage House Vietnam”) và “Nhà tư vấn tốt nhất Việt Nam 2016 – 2017” (“Best Equity House Vietnam”) được trao tặng bởi Tạp chí Global Banking and Finance Review (Anh Quốc).

Các giải thưởng trong nước BVSC đạt được ở lĩnh vực tư vấn:

“Tổ chức tư vấn M&A tiêu biểu năm 2019-2020” và “Tổ chức tư vấn M&A tiêu biểu thập kỉ” trong 10 năm từ 2009 đến 2018 tại diễn đàn M&A Việt Nam do báo Đầu tư dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức và trao tặng.

“Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam” năm 2019 ở hạng mục Dịch vụ Ngân hàng đầu tư (IB) tại chương trình đánh giá & khảo sát “Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam – Vietnam Leading Brands”

BVSC liên tục được vinh danh là CTCK tiêu biểu và tốt nhất – hạng mục tư vấn cổ phần hóa /thoái vốn DNNN/M&A 8 năm liên tiếp 2013 – 2020. Ngoài những thành tựu trong hoạt động kinh doanh chính và trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng ổn định, BVSC cũng triển khai song song các hoạt động về môi trường vã xã hội (CSR) ngay cả trong bối cảnh đại dịch khó khăn. Một số hoạt động được chú ý có thể kể đến như: Chương trình “Suất cơm từ thiện” được tổ chức hàng quý, “Chung tay tiết kiệm – Bật đúng lúc, tắt đúng giờ”, hay “Mang hơi ấm tới vùng cao 2020” đã trao tặng hàng trăm suất quà hữu ích tới các gia đình, học sinh tại xã Tiến Hoá, tỉnh Quảng Bình, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt lũ lịch sử tháng 10/2020, .. cùng với nhiều hoạt động xã hội khác trong năm 2021, chung tay với các đơn vị tuyến đầu trong công tác phòng chống Covid-19.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

Về ưu điểm: Tình hình tài chính của BVSC được duy trì ổn định, vững mạnh giai đoạn 2016-2020 với tỷ lệ an toàn tài chính – tỷ lệ vốn khả dụng luôn đạt mức cao so với trung bình ngành. Ở mỗi khía cạnh đánh giá năng lực tài chính, BVSC đã gặt hái được nhiểu trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh hiện có.

Về hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm và những kết quả đạt được trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của BVSC, cũng như còn những nhược điểm cần cải thiện; nổi bật là:

  • Vốn điều lệ và nguồn vốn – Công ty có lợi thế cạnh tranh trong việc quản lý, kiểm soát nguồn vốn. BVSC đã linh hoạt và chủ động trong việc cơ cấu hợp lý nguồn vốn tự có (dù còn hạn chế) cũng như vay ngắn hạn hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh chủ chốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh TTCK Việt gia tăng quy mô với cuộc đua tăng vốn khốc liệt của các CTCK nước ngoài cũng như trong nước, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, BVSC cần có kế hoạch, giải pháp tăng quy mô vốn nhằm thúc đẩy, mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn, phục vụ nhu cầu ngày một gia tăng của nhà đầu tư, qua đó cải thiện thị phần môi giới và doanh thu. Theo hệ thống đánh giá CAMEL, chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu / Tổng Tài sản (với trọng số 10% tổng điểm) trong năm 2020 bị giảm điểm so với 2019, làm hạ điểm nhóm chỉ tiêu tài chính của BVSC năm 2020.
  • Doanh thu, lợi nhuận: Tốc độ tăng trưởng năm của Tổng doanh thu hoạt động của BVSC có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016 – 2020; tuy nhiên có sự phục hồi nhẹ trong năm 2019 và 2020. Theo cơ cấu doanh thu, có thể thấy trong 2 năm trở lại đây, sự phục hồi này chủ yếu đến từ nỗ lực của BVSC để đạt kết quả vượt trội trong hoạt động tự doanh và cho vay ký quỹ; góp phần lớn giúp Công ty lọt vào top 20 CTCK theo doanh thu hoạt động, dù nằm gần cuối danh sách. Hoạt động tư vấn và bảo lãnh, đại lý chứng khoán tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu nhưng đáng nói đến với kết quả ấn tượng so với kế hoạch và các năm trước, thể hiện năng lực của Công ty trong mảng tư vấn truyền thống vẫn được phát huy; cũng như khả năng đón bắt cơ hội thông qua các thương vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, hoạt động môi giới của BVSC trong 2 năm 2019-2020 chững lại đáng kể, một phần do tác động chung từ thanh khoản thị trường sụt giảm năm 2019; đồng thời do quy mô vốn chỉ ở mức trung bình, cản trở Công ty cung cấp dịch vụ phái sinh mới, vì vậy giảm năng lực cạnh tranh của BVSC trong khi cuộc đua với các CTCK khác ngày càng gay gắt. Khác với doanh thu, bức tranh lợi nhuận của BVSC không có xu hướng rõ ràng, dao động nhẹ; do chi phí cũng biến động, chủ yếu dùng để thúc đẩy các hoạt động tăng trưởng mạnh như môi giới và tự doanh.
  • Chỉ tiêu về khả năng sinh lời – nhìn chung giảm so với cùng kỳ hoặc còn khiêm tốn so với các CTCK đối thủ trên thị trường.

Chất lượng nguồn nhân lực luôn được chú trọng tại BVSC với các hoạt động đào tạo thiết thực cùng các cuộc thi nghiệp vụ nội bộ mang tính chất khích lệ. Hoạt động tuyển dụng cũng được đẩy mạnh; điển hình với hiệu quả của Chương trình “Future Broker 2020”. Mô hình cơ cấu tổ chức công ty tiếp tục được kiện toàn; tổng số lượng lao động tăng đều qua các năm. Đặc biệt, năm 2020, BVSC là 1 trong 2 tổ chức ngành dịch vụ tài chính và là lần thứ hai được vinh danh trong “TOP 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất Việt Nam” trong hội nghị do Anphabe và VCCI đồng tổ chức. Con người là yếu tố chủ đạo trong sự phát triển của công ty; sự đầu tư đáng kể vào đội ngũ nhân viên sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của BVSC trong tương lai. Tuy nhiên, điểm cần cải thiện cho BVSC là tỷ lệ nhân sự cấp cao rời bỏ công ty so với tổng số vị trí này từ năm 2018 đến 2020 ở mức khá cao, khiến BVSC vẫn không được ghi nhận điểm nào theo hệ thống CAMEL do không đạt tiêu chí ổn định của các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong 3 năm gần nhất.

Về năng lực phát triển sản phẩm, dịch vụ, hạn chế lớn nhất của BVSC đến từ nguồn vốn kinh doanh hạn hẹp, vì vậy bị bỏ lại ngoài miếng bánh thị phần đối với các sản phẩm mới hơn như Phái sinh. Tuy nhiên, BVSC có kế hoạch chuẩn bị các điều kiện để triển khai hiệu quả các sản phẩm này khi có thể đáp ứng Vốn điều lệ. Ngoài ra, Công ty cũng có các kế hoạch phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, bao gồm thiết kế sản phẩm đầu tư tự động theo phân tích kỹ thuật, đón đầu “giao dịch T+0” trong năm tới; hoàn thiện sản phẩm đầu tư theo danh mục, tích hợp trên hệ thống hướng đến thu phí các sản phẩm tư vấn đầu tư, quản lý danh mục với ứng dụng AI, củng cố và bổ sung các sản phẩm kết nối với các ngân hàng, quỹ đầu tư, .. Năm 2020 cũng chứng kiến nhiều nỗ lực của BVSC trong việc đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại như iBond, iDeposit hay các báo cáo phân tích. Về chính sách giá, BVSC áp dụng khung phí giao dịch cổ phiếu cạnh tranh với giao dịch online qua hệ thống “BWise” của công ty, đặc biệt với giao dịch trên 100 triệu, hoặc mức ưu đãi tốt hơn tuỳ trường hợp khi làm việc với khách hàng, vì vậy đây là điểm lợi thế của BVSC. Dù năm 2020 chưa đạt điểm cao nhất cho tiêu chí CAMEL: “Tính hiện đại của hệ thống công nghệ thông tin”, BVSC không ngừng nỗ lực đầu tư phát triển hệ thống công nghệ để tăng cường năng lực cạnh tranh, nổi bật như B-Wise với nhiều tính năng mới, BVS@LiveBoard với tốc độ hàng đầu và sự ra đời của eKYC.

Về chất lượng dịch vụ, uy tín thương hiệu, giá trị thương hiệu của Công ty vẫn là niềm mơ ước của nhiều công ty đối thủ trên TTCK Việt Nam tuy hoạt động của BVSC trên thị trường có phần kém sôi nổi trong 5 năm qua… Xét về thị phần môi giới Cổ phiếu, CCQ và Trái phiếu doanh nghiệp, tuy BVSC đã bị đánh bật khỏi vị trí trong top đầu trong vài năm gần đây, Công ty vẫn có lợi thế cạnh tranh đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn cổ phần hóa hay tư vấn IPO và đã khẳng định vai trò cầu nối tin cậy với các tổ chức và định chế tài chính trong việc hiện thực hóa cơ hội đầu tư. BVSC cũng thường xuyên được vinh danh với nhiều giải thưởng, bình chọn đánh giá của các tổ chức lớn trong và ngoài nước trên các lĩnh vực hoạt động chính.

2.4. Thực trạng về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP chứng khoán Bảo Việt Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt 

Trong giai đoạn nghiên cứu, Ban Lãnh đạo Công ty BVSC đã luôn chủ động, linh hoạt bám sát diễn biến trên thị trường theo chỉ đạo của HĐQT để đề ra các quyết sách kịp thời, giải pháp căn cơ, góp phần đạt kết quả kinh doanh vượt kế hoạch được giao bởi Đại hội đồng cổ đông thường niên. Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, các mảng hoạt động chính được chỉ đạo chú trọng và đã thực hiện bao gồm:

Thứ nhất, về công tác quản trị và điều hành: HĐQT đã chỉ đạo BVSC xây dựng đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức công ty vào năm 2019 nhằm đảm bảo công tác quản trị điều hành hiệu quả hơn. Trong năm 2020, HĐQT chính thức ban hành Nghị quyết số: 05/2020/NQ-HĐQT về việc kiện toàn mô hình cơ cấu tổ chức và kết quả là BVSC đã hoàn tất thông qua hợp nhất các phòng quản lý và hỗ trợ, gồm Phòng Tổng hợp, Tài chính Kế toán, Lưu ký để quản lý tập trung, đảm bảo nhất quán trong công tác điều hành, đồng bộ từ định hướng chiến lược đến thực thi giải pháp. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp, BVSC đã nhanh chóng triển khai đồng loạt các giải pháp kịp thời để đối phó, đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra thông suốt không bị gián đoạn theo chỉ đạo của HĐQT. Cải tiến về cơ cấu tổ chức và chính sách trong năm 2020 cũng được thể hiện rõ qua việc thành lập 3 uỷ ban trực thuộc HĐQT, giúp mô hình quản trị của BVSC tiếp tục được kiện toàn theo các thông lệ quốc tế tốt về quản trị công ty và theo chuẩn mực khu vực Asean cũng như việc sửa đổi một số chính sách trong công tác quản lý nhằm đáp ứng những thay đổi trong thực tế hoạt động và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý.

Hơn nữa, về công tác quản trị và điều hành đối với nguồn nhân lực, đứng trước thách thức từ Covid-19, BVSC vẫn cam kết đặt sự ổn định, cân bằng về đội ngũ cán bộ nhân viên lên hàng đầu, cắt giảm chi phí vận hành nhưng không bao gồm biên nhân sự, lương hay chính sách phúc lợi, khiến nhân viên được khích lệ tinh thần, củng cố niềm tin vào chính sách của Công ty. Trong năm 2021, BVSC tổ chức, triển khai Chương trình “Môi trường làm việc an toàn hạnh phúc” được HĐQT phê duyệt, hướng tới tiếp tục xây dựng môi trường làm việc với các giá trị như tên chương trình cho nhân sự và cộng đồng trong hành trình phát triển bền vững của BVSC, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh. Theo định hướng chiến lược 2021-2025 của Ban lãnh đạo, BVSC tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, bao gồm đào tạo nghiệp vụ, sản phẩm mới và các kỹ năng phân tích nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của Công ty. Các hoạt động tuyển dụng và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục mang lại các kết quả tích cực như: (i) Về tuyển dụng, song song với việc tăng cường tìm kiếm nhân sự giỏi, Chương trình tuyển dụng đào tạo “Future Broker” được phát động, triển khai thành công trong năm 2020 tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, trở thành kênh xây dựng nguồn cung chủ động với tác động lan toả rộng hơn về thương hiệu BVSC và giúp Công ty kiểm soát được chất lượng nhân sự cho đội ngũ môi giới, vì vậy tiếp tục được duy trì trong năm 2021; (ii) Về đào tạo, tổng số lao động và số giờ đào tạo đã thực hiện cho CNBV có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016-2021, đặc biệt số giờ đào tạo tăng đáng kể tại năm 2020 (11.462 giờ) và 202 (15.613 giờ); tỷ lệ nhân viên có chứng chỉ hành nghề Môi giới, chứng chỉ Tự doanh và Quản lý quỹ tại năm 2020 tương đối cao trên TTCK Việt Nam .

Thứ hai, về phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, trên cơ sở chỉ đạo của HĐQT, công tác nghiên cứu và phát triển luôn được chú trọng nâng cao hàng năm tại BVSC. Ban lãnh đạo đã không ngừng đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới cung cấp tới khách hàng. Điển hình, sản phẩm BVS@Mobile, ứng dụng giao dịch qua thiết bị di động, được ra mắt trong năm 2018, đáp ứng nhu cầu đặt lệnh giao dịch của nhà đầu tư cũng như cập nhật liên tục thông tin thị trường, các báo cáo và khuyến nghị… Năm 2020 tiếp tục chứng kiến sự ra đời của sản phẩm mới Ideposit, giúp khách hàng sinh lời ngay trên tài khoản giao dịch chứng khoán, tối ưu hiệu quả quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư, linh hoạt phân bổ tài sản phù hợp với diễn biến TTCK, đồng thời giúp đa dạng hóa thêm danh mục sản phẩm cung cấp cho khách hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng dịch vụ khách hàng của BVSC. Trong năm 2021, theo chỉ đạo, định hướng của HĐQT và BLĐ về phát triển sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm, BVSC cũng đã cho ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới. Điển hình bao gồm sản phẩm uỷ thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán, BVS Value; dịch vụ mở tài khoản chứng khoán trực tuyến eKYC, tính năng cho phép nhà đầu tư chủ động bán chứng khoán lô lẻ sàn HOSE online và mua chứng khoán lô lẻ định kỳ hàng tháng.

Ngoài ra, các nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng được khẳng định. Sau khi cho ra mắt nền tảng giao dịch trực tuyến B-wise tại năm 2020, theo sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo, năm 2021 BVSC tiếp tục quy trình số hoá nền tảng giao dịch chứng khoán với những nâng cấp và hoàn thiện các tính năng trên nền tảng dịch vụ này và trên app BVS@Mobile, bao gồm nâng cấp bảng giá BVS@Liveboard, quản lý nhiều tiểu khoản cùng lúc, tra cứu thông minh, các tính năng bảo mật cho tài khoản khách hàng. BVSC cũng liên tục củng cố, bổ sung các sản phẩm tài chính nhằm giúp khách hàng tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, linh hoạt phân bổ tài sản phù hợp diễn biến TTCK, như đẩy mạnh tìm kiếm sản phẩm hàng hoá mới cho sản phẩm iBond, hoàn thiện sản phẩm đầu tư theo danh mục, đáp ứng nhu cầu khách hàng và thực hiện chạy các chương trình kích cầu đúng thời điểm như gói cho vay giao dịch ký quỹ lãi suất ưu đãi…

Thứ ba, về đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, đây là mảng luôn được chú trọng trong các hoạt động được HĐQT chỉ đạo triển khai hàng năm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BVSC trên thị trường, hướng tới từng bước trở nên tiên tiến, hiện đại, đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng của công tác điều hành và thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đáp úng yêu cầu cạnh tranh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài từ năm 2019 thúc đẩy doanh nghiệp phải nhanh chóng dịch chuyển chính mình nhằm thích nghi, chỉ đạo này của HĐQT đã được minh chứng là một hướng đi đúng đắn, giúp BVSC ứng phó tốt trước những biến động bên ngoài và ngày càng nâng cao năng lực công nghệ. Cụ thể, nếu điểm nhấn của năm 2018 là việc triển khai phần mềm BVS@Mobile và phần mềm tính giá ETF realtime online cho khách hàng tổ chức nước ngoài chỉ có tại BVSC hay việc đưa vào vận hành một số phần mềm mới trong năm 2019 như iBond, phần mềm thu chi hộ – gia tăng tiện ích cho khách hàng thì trong năm 2020, BVSC đã chính thức ra mắt nền tảng giao dịch trực tuyến mới, B-Wise, thay thế nền tảng cũ BVS@Trade là phiên bản webtrading đời cũ đầu tiên, tạo nền tảng phát triển các ứng dụng mới cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh về mặt công nghệ so với các CTCK khác trên thị trường. Đồng thời, BVSC đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng công việc như Any Desk, họp trực tuyến trên Zoom…, đảm bảo tính liên tục ổn định của hoạt động kinh doanh. Nguồn nhân lực cho hoạt động công nghệ thông tin cũng đã được tái cơ cấu, sắp xếp chuyên nghiệp hóa, đào tạo nâng cao khả năng phản ứng trước sự việc phát sinh một cách nhanh chóng và chủ động hơn, giảm thiểu các sự cố và rủi ro phát sinh về cả số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng về máy chủ phần mềm/ phần cứng cũng được rà soát, tối ưu hoá, nâng cấp hoặc tập trung hoá nhằm khai thác tối đa hiệu suất sử dụng, chuẩn bị sẵn sàng khi quy mô giao dịch gia tăng trong thời gian tới. Việc chuyển đổi số đã đem lại thành quả cho BVSC trong việc nâng cao năng lực công nghệ như giúp khách hàng truy cập vào các dịch vụ trực tuyến dễ dàng hơn, giúp Ban lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng, chính xác nhờ hệ thống báo cáo thông suốt, kịp thời. Cải thiện trong khả năng thích ứng và phản ứng kịp thời của BVSC cũng được minh chứng rõ nét trong năm 2020 trước bối cảnh Covid-19 – BVSC nhanh chóng tổ chức lại quá trình vận hành từ việc giao tiếp, chỉ đạo, hội nghị, ra quyết định, đến triển khai thực hiện… đều dựa trên các nền tảng trực tuyến. Qua đó hoạt động kinh doanh của Công ty được diễn ra liên tục ngay cả trong giai đoạn thực hiện cách ly xã hội. Năm 2020 có thể nói là năm tương đối đặc biệt, tạo nền móng cho việc phát triển và mở rộng dịch vụ mới hướng tới mục tiêu chuyển đổi số trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ tư, về tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro, HĐQT đã rà soát và thông qua các Chính sách Rủi ro cũng như Hạn mức rủi ro theo đề xuất của Công ty, trong quá trình hoạt động kinh doanh BVSC đã tuân thủ và thực hiệm nghiêm túc Chính sách và Hạn mức rủi ro hàng năm. Ngoài ra, HĐQT đề nghị Công ty tiếp tục chủ động phòng ngừa rủi ro trong quá trình hoạt động, bảo mật và an toàn thông tin đối với hệ thống giao dịch của BVSC, tăng cường công tác quản lý và thu hồi các khoản nợ khó đòi. Thông qua các cơ chế kiểm tra, giám sát, HĐQT đánh giá cao Ban lãnh đạo: (i) đã luôn chủ động, bám sát diễn biến thị trường nhằm đề ra những giải pháp kinh doanh đúng đắn, căn cơ và nắm bắt cơ hội thị trường để có được kết quả kinh doanh hoàn thành vượt kế hoạch do ĐHĐCĐ giao; (ii) BVSC đã duy trì một chính sách nhân sự ổn định, đảm bảo cho người lao động sự an toàn về việc làm, sức khỏe và ổn định về thu nhập cũng như triển khai được nhiều hoạt động hiểu quả thiết thực cho mục tiêu phát triển trung và dài hạn; (iii) BVSC phát triển được sản phẩm mới giúp khách hàng đa dạnh hóa danh mục và có những trải nghiệm mới; (iv) đã thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao luôn cẩn trọng, trung thực, hiệu quả và công khai các lợi ích liên quan theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, Điều lệ Công ty và nghị quyết của ĐHĐCĐ và của HĐQT. Luận văn: Thực trạng cạnh tranh thị trường tại Cty Bảo Việt

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY   

===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao cạnh tranh tại Cty Bảo Việt

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x