Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp cải thiện duy thoái chứng khoán ở VN hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phản ứng của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với thông báo thoái vốn nhà nước – Nghiên cứu các công ty trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
4.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu:
4.1.1. Các bước thu thập dữ liệu:
Bước 1: Thống kê các mã chứng khoán giao dịch trên sàn HOSE trên trang https://finance.vietstock.vn/ có 329 mã chứng khoán.
Bước 2: Tìm dữ liệu cho từng mã chứng khoán về phần vốn cổ đông của mỗi công ty tại cuối năm 2012 nếu có cổ đông nhà nước thì tiếp tục tìm hiểu các năm còn lại để xem xét sự thay đổi % vốn cổ phần trong các năm còn lại.
Đối với các cổ phiếu không có thông tin tỷ lệ sở hữu nhà nước trên trang Vietstock thì tìm trong báo cáo thường niên của công ty. Lấy thông tin trên trang sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (https://www.hsx.vn) để đối chiếu.
Tuy nhiên để tránh lấy sót sự kiện: có đăng tìn thoái vốn Nhà nước, nhưng giao dịch không thành công thì vốn cổ phần nhà nước không đổi, nhóm rà soát tất cả thông tin trên trang https://www.hsx.vn của các cổ phiếu trước năm 2012 có nhà nước nắm giữ cổ phần để xem có thông báo thoái vốn nhà nước không. Dựa vào bảng chênh lệch vốn cổ phần nhà nước trong giai đoạn 2013-2017 có thay đổi vốn cổ phần trên thông tin vốn sở hữu của Vietstock, đây là chắc chắn có sự kiện thoái vốn nhà nước. Chi tiết về kết quả và thông báo thoái vốn danh sách các công ty và thời gian cụ thể được trình bày ở phụ lục A2.
Bước 3: Truy cập trang website Sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM (https://www/hsx.vn) để tra cứu mã chứng khoán cần tìm, sau đó đọc các thông tin trong khoảng thời gian phần vốn cổ đông nhà nước tại các doanh nghiệp có sự thay đổi.
Bước 4: Tìm ngày giờ công bố sự kiện đó, sau đó tổng hợp vào một file để lấy dữ liệu cho ngày sự kiện.
Dữ liệu Data theo bảng Excel là giá đóng cửa hiệu chỉnh của cổ phiếu và chỉ số VN-INDEX trước 120 ngày và sau 20 ngày xảy ra thông báo (không tính thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Ngày công bố thông tin nếu trước 3h chiều ngày giao dịch bình thường thì ngày T=0 (ngày sự kiện) là ngày đó, còn nếu ngày công bố thông tin sau 3h chiều các ngày giao dịch bình thường hoặc là ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật thì ngày T=0 là ngày làm việc tiếp theo. Sau khi có ngày sự kiện, tìm thông tin giao dịch của cổ phiếu (giá đóng cửa, giá tham chiếu và khối lương giao dịch) trân trang Vietstock (http://data/vietstock.vn/ket-qua-giao-dich/vietnam.aspx).
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
4.1.2 Kết luận: Luận văn: Giải pháp cải thiện duy thoái chứng khoán ở VN
Từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2017 đã tìm được 156 sự kiện thoái vốn nhà nước của 51 công ty.
Sự kiện thông báo thoái vốn nhà nước là: 80 sự kiện
Sự kiện thông báo kết quả thoái vốn là: 78 sự kiện
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để xem xét phản ứng của giá cổ phiếu khi doanh nghiệp công bố thông tin thoái vốn nhà nước.
Dựa trên tổng hợp nghiên cứu “Event Study Lecture” của Michael A.
Saponara thì việc đo lường lợi nhuận bất thường được thông qua các bước sau:
- Bước 1: Xác định ngày sự kiện
- Bước 2: Xác định cửa sổ sự kiện (kiểm định, quan sát sự kiện ảnh hưởng tới giá)
- Bước 3: Xác định cửa sổ ước lượng (LN thông thường)
- Bước 4: Ước lượng lợi nhuận thông thường
- Bước 5: Ước lượng lợi nhuận bất thường
- Bước 6: Kiểm định lợi nhuận bất thường tồn tại hay không
4.2.1 Xác định ngày sự kiện: Luận văn: Giải pháp cải thiện duy thoái chứng khoán ở VN
Ngày thông báo mua cổ phiếu là ngày thông tin thoái vốn nhà nước được công bố trên Website của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Nội dung thông báo thoái vốn nhà nước tối thiểu bao gồm các thông tin chính sau: tổng số cổ phiếu nhà nước nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch, tổng số lượng cổ phiếu đăng kí thoái vốn, mục đích thoái vốn, thời gian dự kiến giao dịch, phương thức giao dịch.
4.2.2. Xác định cửa sổ sự kiện và cửa sổ ước lượng
Khung nghiên cứu sự kiện được xây dựng bởi MacKinlay (1997) nội dung chính của phương pháp này là đo lường phản ứng của thị trường dưới ảnh hưởng của những sự kiện nhất định đến giá. Phản ứng về giá tài sản được đo lường bằng lợi nhuận bất thường của tài sản trong một khoảng thời gian (Cửa sổ). Hai cửa sổ trong nghiên cứu sự kiện là cửa sổ sự kiện, cửa sổ ước lượng.
Tương tự như các nghiên cứu của Gurgul et al. (2003 ) hay Seyhun & Bradley (1997), cửa sổ sự kiện được chọn là 41 ngày, tính từ ngày -20 đến ngày +20 bao gồm cả ngày 0 (ngày công bố thông tin thoái vốn nhà nước).
4.2.3. Ước lượng lợi nhuận thông thường
4.2.4. Ước lượng lợi nhuận bất thường Luận văn: Giải pháp cải thiện duy thoái chứng khoán ở VN
Lợi nhuận bất thường (ARit):
Lợi nhuận bất thường đối với cổ phiếu của công ty i là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kì vọng của cổ phiếu đó tại thời điểm t trong khung sự kiện. Trong nghiên cứu này, AR được tính trong của sổ sự kiện là 41 ngày [-20, +20].
ARit = Rit – E(Rit)
Trong đó: Rit là lợi nhuận thực tế của cổ phiếu của công ty i tại thời điểmt; E(Rit) là lợi nhuận kì vọng. Trong nghiên cứu này, E(Rit) được điều chỉnh bởi lợi nhuận của thị trường Rmt là lợi nhuận của thị trường.
Lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy (CAAR):
CAAR là lợi nhuận bất thường tích lũy trung bình (Cumulative Average Abnormal Return) là tổng của các lợi nhuận bất thường trung bình trong một giai đoạn, được tính như sau:
Với khung thời gian (t1, t2) bao gồm các khung thời gian quan tâm trong dải [-20, +20].
4.2.5. Kiểm định tồn tại lợi nhuận bất thường
Kiểm định sự tồn tại của lợi nhuận bất thường và lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy.
Kiểm định tham số (t-test):
Kiểm định tham số dự trên giá trị lợi nhuận tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
Kiểm định lợi nhuận bất thường: t-test vào ngày t được tính như sau:
Kiểm định lợi nhuận thông thường
4.3. Kết quả nghiên cứu Luận văn: Giải pháp cải thiện duy thoái chứng khoán ở VN
4.3.1 Kết quả nghiên cứu
Kết quả có được từ những bằng chứng thực nghiệm cho thấy phản ứng của thị trường chứng khoán Việt Nam trước thông báo thoái vốn có sự tương đồng với những kết quả được tìm thấy trong các nghiên cứu trên thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, một số điểm đặc thù thú vị cũng được phát và chỉ ra từ kết quả thực nghiệm. Dưới đây phần trình bày chi tiết các kết quả này.
Phản ứng của thị trường đối với giá chứng khoán:
Bảng 1: Lợi nhuận bất thường trung bình ( ARt ) với kiểm định t-test trong cửa sổ sự kiện [-20, +20]
Bảng 1 thể hiện kết quả kiểm định t-Statistic của lợi nhuận bất thường trung bình (AR), lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy (CAR). Từ bảng trên có thể thấy 20 ngày trước ngày xảy ra sự kiện không tồn tại lợi nhuận bất thường. Lợi nhuận bất thường trung bình tại ngày sự kiện là 0,387% có ý nghĩa thống kê ở mức nghĩa 5%, cho thấy tại ngày thông báo thoái vốn nhà nước tồn tại khác không.
Như vậy, thông tin thoái vốn nhà nước được phản ánh vào giá cổ phiếu khi công bố thông tin và đây có vẻ như là một minh chứng cho việc thị trường phản ứng phù hợp với lý thuyết hiệu quả dạng vừa. Tuy nhiên, 7 ngày sau ngày sự vẫn tồn tại lơi nhuận bất thường, cụ thể như sau:
Tại ngày +1 tồn tại AR là 0,385% với mức ý nghĩa là 5%;
Tại ngày +2 tồn tại AR là 0,219% với mức ý nghĩa là 5%;
Tại ngày +3 tồn tại AR là 0,212% với mức ý nghĩa là 1%;
Tại ngày +4 tồn tại AR là 0,283% với mức ý nghĩa là 5%;
Tại ngày +5 tồn tại AR là 0,232% với mức ý nghĩa là 1%;
Tại ngày +6 tồn tại AR là 0,232% với mức ý nghĩa là 5%;
Tại ngày +7 tồn tại AR là 0,236% với mức ý nghĩa là 5%.
Kết quả này cho phép khẳng định và chấp nhận giả thuyết H1, tức là tồn tại lợi nhuận bất thường tại ngày công bố thông tin thoái vốn nhà nước. Hay nói cách khác điều này minh chứng cho tính không hiệu quả của thị trường, thông tin được phản ánh chậm vào giá hay nói cách khác, các nhà đầu tư phản ứng chậm với thông tin thoái vốn nhà nước, có nghĩa là nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu sau ngày công bố thông tin chi trả cổ tức vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận bất thường.
Bảng 2: Lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy trong các giai đoạn trước sự kiện, quanh thời gian xảy ra sự kiện, sau sự kiện.
Mặt khác, từ bảng 2, các giá trị CAR lớn hơn không và có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, CAR đạt 0,283% có ý nghĩa ở mức 10% cho giai đoạn quanh ngày sự kiện [-1,+1], sau đó tăng liên tục trong giai đoạn [+1,+2] và [+1,+3] tương ứng với giá trị 0,23% với mức ý nghĩa 5% và 0,634% với mức ý nghĩa là 10%. Giai đoạn sau đó [+1,+4], [+1,+5], [+1,+10,[+1,+15][+1,20] giá trị CAR giảm xuống nhưng vẫn ở giá trị dương với mức ý nghĩa 5% và 10%. Điều này cho thấy thông tin thoái vốn nhà nước là một thông tin tốt đối với các nhà đầu tư.
Lợi nhuận bất thường lớn hơn không trong một giai đoạn, thể hiện ở việc CAR tiếp tục tồn tại và lớn hơn không cho đến hai mươi ngày sau khi công bố, có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 10%. Điều này càng khẳng định thị trường cho rằng đây là thông tin tốt và nhà đầu tư đánh giá cao giá trị tương lai của cổ phiếu chứ không phải giá cổ phiếu tăng là do cú sốc của thị trường.
4.3.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu: Luận văn: Giải pháp cải thiện duy thoái chứng khoán ở VN
Kết quả nghiên cứu tại thị trường chứng khóa Việt Nam cho thấy sự kiện thoái vốn nhà nước có ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Sự kiện thoái vốn nhà nước của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam được các nhà đầu kỳ vọng có tác động tích cực lên giá trị công ty trong tương lai, thể hiện qua sự tăng giá có ý nghĩa thống kê của các công ty sau sự kiện thoái vốn. Kết quả này cho thấy chủ trương đúng đắn về cổ phần hóa và tăng tỷ lệ nắm giữ cổ đông đại chúng của các công ty có thành phần vốn nhà nước.
So sánh kết quả thực nghiệm với các nghiên cứu ngoài nước, sự kiện thoái vốn nhà nước và giá chứng khoán tại Việt Nam tiếp tục ủng hộ quan điểm của Masulis (1980), Masulis (1983) cho rằng thay đổi về cấu trúc vốn ảnh hưởng tới giá công ty và giá trị công ty.
Ngoài ra, bằng chứng thực nghiệm này cũng cũng cố các nghiên cứu trước vềt sự tác động của việc công bố thông tin đến giá cổ phiếu Lasfer (2000).., các nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu trên các thị trường chứng khoán khác nhau trên nhiều thị trường khác nhau như các nước thuộc khu vực Châu Mỹ, Mỹ, Canada đến một số quốc gia Châu Á. Kết quả có ý nghĩa của bài nghiên cứu tại thị trường Việt Nam tiếp tục cho thấy phương pháp phân tích sự kiện tiếp tục có hiệu quả về mặt nghiên cứu thực nghiệm.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
5.1. Kết luận
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để nghiên cứu phản ứng của thị trường khi thông báo thông tin thoái vốn nhà nước. Phản ứng thị trường được đo lường thông qua giá giao dịch cổ phiếu. Dữ liệu được sử dụng bao gồm các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 03/2012 đến tháng 03/2017.
Áp dụng các phương pháp kinh tế lượng, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu sự kiện trong tài chính. Kết quả cho thấy tồn tại lợi nhuận bất thường khi công bố thông tin thoái vốn nhà nước. Điều này chỉ ra rằng thị trường Việt Nam không hiệu quả ở dạng vừa, cụ thể thị trường phản ứng chậm thông qua giá cổ phiếu tăng trong một giai đoạn sau đó. Việc giá trị lợi nhuận bất thường lớn hơn không và có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn sau thông báo thoái vốn giúp ta có thể kết luận rằng nhà đầu tư coi thông tin thoái vốn nhà nước là một thông tin tốt giúp nhà đầu tư tạo ra lợi nhuận trên thị trường chứng khoán.
Mặt khác, nghiên cứu phần nào cho thấy sự tương đồng giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với thị trường chứng khoán của các nước phát triển trên thế giới. Phần lớn các nghiên cứu thực hiện ở các nước phát triển đều cho thấy thị trường có phản ứng khi công bố thông tin giao dịch cổ phiếu, thông qua sự tồn tại của lợi nhuận bất thường và khối lượng giao dịch bất thường. Như vậy, đối với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam đây có thể là một tín hiệu tốt cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam là kênh đầu tư và tìm kiêm lợi nhuận tốt.
5.2. Hàm ý Luận văn: Giải pháp cải thiện duy thoái chứng khoán ở VN
Các kết quả nghiên cứu được rút ra từ luận văn này hàm ý một số vấn đề đối với các thành viên thị trường. Trước hết là đối với nhà đầu tư, kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận bất thường khi có thông tin thoái vốn nhà nước tại ngày thông báo và một số ngày tiếp theo do hiện tượng thông tin chưa phản ánh hết vào giá bởi sự giới hạn về biên độ giao dịch của thị trường Việt Nam.
Đối với nhà quản lý công ty, rõ ràng thông tin thoái vốn nhà nước được thị trường đón nhận và xem là thông tin tích cực. Việc lợi nhuận dương giá chứng khoán tồn tài kéo dài tới hơn 20 ngày, cho thấy chủ trương đúng đắn về cổ phần hóa và tăng tỷ lệ nắm giữ cổ đông đại chúng của các công ty có thành phần vốn nhà nước. Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cần chỉ đạo quyết liệt và tích cực tổ chức triển khai phương án sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn.
Thoái vốn được các nhà đầu tư đánh giá tích cực trong giá trong thời gian dài sau sự kiện. Từ vị thế tích cực của thị trường đầu tư nhìn nhận về sự sự kiện thoái vốn, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp cần tăng cường kêu gọi sự tham gia của những nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính, năng lực quản trị nhằm tối đa hóa sự tích cực của việc thoái vốn.
Để thúc đẩy hơn nữa việc thoái vốn, cần giảm bớt các công cụ thể chế mà doanh nghiệp ở vị trí doanh nghiệp nhà nước lấy chỗ dựa hữu nhà nước để kêu gọi vốn. Dẫn tới doanh nghiệp nhà nước chậm triển khai quá trình cổ phần hóa.
Như vậy tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại và đồng bộ; đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Hoàn thiện khung pháp luật và mô hình quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo hướng tập trung vào một đầu mối nhằm tăng trách nhiệm cũng như trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên việc Nhà nước thoái vốn ra khỏi doanh nghiệp có thề ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp đó sau này do đó việc doanh nghiệp phối hợp với Chính phủ cần rà soát và đánh giá hợp lý và kịp thời các doanh nghiệp nhà nước. Đối với những trường hợp đầu tư ngoài ngành đang thua lỗ, khẩn trương có phương án thoái vốn để cắt lỗ, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Nhà nước cơ cấu lại nguồn vốn trong doanh nghiệp là một trong những quyết định tài chính quan trọng cần được xem xét, nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước và tình hình kinh doanh tiến triển tốt của công ty.
Trong giới hạn về thời gian, luận văn chỉ dừng lại xem xét một số vấn đề xung quanh ngày công bố thông tin thoái vốn nhà nước. Sau giai đoạn thoái vốn, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này như thế nào là chưa được đề cập, đây cũng là hướng gợi mở để phát triển tiếp chủ đề này. Luận văn: Giải pháp cải thiện duy thoái chứng khoán ở VN
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giá cổ phiếu trên thị trường khi thoái vốn nhà nước