Luận văn: Biện pháp phòng ngừa rủi ro với đầu tư chứng khoán

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Biện pháp phòng ngừa rủi ro với đầu tư chứng khoán hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn hay công cụ phòng ngừa rủi ro đối với kênh đầu tư chứng khoán – Ứng dụng mô hình DCC-GARCH dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

4.1. Thống kê mô tả

4.1.1. Diễn biến của giá vàng và thị trường chứng khoán

Trước khi thực hiện định lượng trả lời thực hiện nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra các biểu đồ về xu hướng biến động của giá vàng và giá chứng khoán trong thời gian nghiên cứu để có cái nhìn trực quan ban đầu về mối quan hệ giữa giá vàng và thị trường chứng khoán.

Tác giả phân tích biểu đồ về lợi nhuận của giá vàng và lợi nhuận của thị trường chứng khoán. Với các giả định mong muốn là lợi nhuận biến động quanh giá trị 0 và sự biến động mong muốn là không quá lớn để đảm bảo tính dừng của hồi quy định lượng, tránh trường hợp hồi quy giả mạo.

Các giá trị tỷ suất sinh lợi xoay quanh giá trị trung bình 0, điều này thể hiện đặc điểm dừng của trung bình của chuỗi dữ liệu, phù hợp với phương pháp tiếp cận hồi quy trên chuỗi dữ liệu thời gian trường hợp nghiên cứu.

4.1.2. Thống kê mô tả dữ liệu Luận văn: Biện pháp phòng ngừa rủi ro với đầu tư chứng khoán

Thống kê mô tả giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về dữ liệu, phát hiện những quan sát sai biệt trong cỡ mẫu, kết quả trình bày theo bảng thống kê mô tả trong bảng dưới đây. Kết quả chỉ ra phạm vi, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến sử dụng trong nghiên cứu này.

Biểu đồ 4.3: Kết quả thống kê mô tả của lợi nhuận vàng

Kết quả thống kê mô tả của biến lợi nhuận vàng thấy rằng biến có giá trị trung bình gần bằng 0 (phù hợp với mô hình DCC-GARCH), giá trị lớn nhất là 0.087490 và giá trị nhỏ nhất là -0.114820. Hệ số độ nghiêng (Skewness) của biến lợi nhuận vàng có giá trị bé hơn không cho thấy phân phối xác xuất có dạng nghiêng trái và hệ số độ nhọn (Kurtosis) vượt quá 3 cho thấy đồ thị phân phối xác xuất của biến có độ nhọn vượt chuẩn. Chỉ số thống kê JB cho kiểm định Jarque- Bera hoàn toàn bác bỏ giả thuyết phân phối chuẩn cho biến quan sát, tức là biến GOLD không có phân phối chuẩn ở mức ý nghĩa 1%.

Phần tiếp theo tác giả thống kê mô tả lợi nhuận chứng khoán.

Biểu đồ 4.4: Kết quả thống kê mô tả của lợi nhuận chứng khoán

Bảng kết quả thống kê mô tả của biến lợi nhuận chứng khoán cho thấy, biến có giá trị trung bình gần bằng 0 (phù hợp với mô hình DCC-GARCH), giá trị lớn nhất là 0.091828 và giá trị nhỏ nhất là -0.125388. Hệ số độ nghiêng (Skewness) của biến lợi nhuận chứng khoán có giá trị nhỏ hơn không cho thấy phân phối xác xuất có dạng nghiêng trái và hệ số độ nhọn (Kurtosis) vượt quá 3 cho thấy đồ thị phân phối xác xuất của biến có độ nhọn vượt chuẩn. Chỉ số thống kê JB cho kiểm định Jarque-Bera bác bỏ giả thuyết phân phối chuẩn cho biến quan sát, tức là biến lợi nhuận chứng khoán không có phân phối chuẩn ở mức ý nghĩa 1%.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

4.2. Các kiểm định trên phân tích dữ liệu chuỗi thời gian Luận văn: Biện pháp phòng ngừa rủi ro với đầu tư chứng khoán

4.2.1. Kiểm định tính dừng

Kiểm định tính dừng là kiểm định nhằm xác định cấu trúc dữ liệu của các biến có phù hợp với mô hình phân tích chuổi thời gian bao gồm mô hình GARCH hay không. Tác giả dùng kiểm định ADF để kiểm định nghiệm đơn vị từ đó xác định tính dừng của chuỗi dữ liệu. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF được thể hiện ở Bảng cho các biến lần lượt lợi nhuận vàng và lợi nhuận chứng khoán.

Giả thuyết Ho của kiểm định: Chuỗi dữ liệu có nghiệm đơn vị (tức là không có tính dừng). Các giá trị t – statistics theo kiểm định Augmented Dickey-Fuller lần lượt ứng với mức 1%, 5% và 10% là -3.44, -2.86 và -2.57.

Bảng 4.1: Kết quả kiểm định ADF cho biến lợi nhuận Vàng

Kết quả kiểm định tính dừng cho thấy giá trị tuyệt đối của thống kê τ = 18.50601 lớn hơn so với trị tuyệt đối các giá trị giá trị t – statistics theo kiểm định Augmented Dickey Fuller lần lượt ứng với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Kết quả này đã bác bỏ giả thuyết H0, có tồn tại nghiệm đơn vị hay chuổi dữ liệu về tỷ suất sinh lợi của Vàng là chuỗi có tính dừng ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định ADF cho biến lợi nhuận chứng khoán

Kết quả kiểm định tính dừng cho thấy giá trị tuyệt đối của thống kê τ = 18.69608 lớn hơn so với trị tuyệt đối các giá trị giá trị t – statistics theo kiểm định Augmented Dickey Fuller lần lượt ứng với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Kết quả này đã bác bỏ giả thuyết H0, có tồn tại nghiệm đơn vị hay chuổi dữ liệu về tỷ suất sinh lợi của Chứng khoán là chuỗi có tính dừng ở mức ý nghĩa 1%.

Kết luận: Tất cả các kết quả kiểm định trên đều cho thấy giá trị tuyệt đối của thống kê τ lớn hơn trị tuyệt đối các giá trị τ tra bảng ADF có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa 1%. Kết quả này đã bác bỏ giả thuyết H0, có tồn tại nghiệm đơn vị hay chuổi không dừng ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, tác giả xác định rằng các chuỗi dữ liệu của các biến quan sát trên đều có tính dừng và có thể được sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho các mô hình GARCH để phục vụ cho các phân tích tiếp theo, tránh được hồi quy giả mạo (spurious regression) trên phân tích chuỗi thời gian.

4.2.2 Kiểm định ảnh hưởng ARCH Luận văn: Biện pháp phòng ngừa rủi ro với đầu tư chứng khoán

Kiểm định tồn tại tác động ARCH được thực hiện nhằm kiểm tra sự tồn tại của hiện tượng phương sai thay đổi có điều kiện trước khi ước lượng các ma trận phương sai hiệp phương sai giữa vàng và các biến tỷ suất sinh lợi của VN-index. Ảnh hưởng ARCH nếu có tồn tại sẽ ảnh hưởng tính hữu dụng và phù hợp của mô hình họ GARCH để phân tích phương sai, hiệp phương sai giữa các biến quan sát này. Mô hình ARCH do Engle phát triển năm 1982. Mô hình này cho rằng phương sai của các phần dư (hạng nhiễu) tại thời điểm t phụ thuộc vào các phần dư (hạng nhiễu) bình phương ở các giai đoạn trước. Kết quả kiểm định ARCH được thể hiện ở bảng sau:

Giả thuyết H0: Không tồn tại hiệu ứng ARCH trong mô hình tự hồi quy tỷ suất sinh lợi giá vàng.

Bảng 4.3: Kiểm định ảnh hưởng ARCH tỷ suất sinh lợi giá vàng làm biến phụ thuộc với độ trễ k=3[P-value: 0.0466]

Kết quả kiểm tra ảnh hưởng hiện tượng ARCH của biến tỷ suất sinh lợi giá vàng với độ trễ 3 ta thấy rằng giá trị p-value Prob.F bằng 0.0466 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% cho ta kết luận tồn tại ảnh hưởng ARCH tồn tại đối với biến động tự hồi quy tỷ suất sinh lợi giá vàng mức ý nghĩa 5%.

Kết quả này thể hiện phương sai của sai số mô hình có lợi nhuận vàng làm biến phụ thuộc thay đổi theo dạng tương quan ARCH.

Bảng 4.4: Kiểm định ảnh hưởng ARCH tỷ suất sinh lợi chứng khoán làm biến phụ thuộc với độ trễ k=3

Dựa trên bảng trên kết quả kiểm tra ảnh hưởng hiện tượng ARCH của biến tỷ suất sinh lợi chứng khoán với độ trễ 3 ta thấy rằng giá trị p-value Prob.F bằng 0.6985 lớn hơn mức ý nghĩa 5% cho ta kết luận không tồn tại ảnh hưởng ARCH tồn tại đối với biến động tự hồi quy tỷ suất sinh lợi giá chứng khoán làm biến phụ thuộc mức ý nghĩa 5%.

Kết quả này thể hiện phương sai mô hình tỷ suất sinh lợi giá chứng khoán làm biến phụ thuộc không thay đổi theo dạng tương quan ARCH. Tóm lại, các kết quả kiểm định ảnh hưởng ARCH cho thấy các sự tồn tại ảnh hưởng ARCH cho mô hình hồi quy có tỷ suất sinh lợi đầu tư vàng làm biến phụ thuộc (hàng hóa i trong hàm hồi quy chương 3) và tỷ suất sinh lợi đầu tư chứng khoán làm biến độc lập (hàng hóa j trong hàm hồi quy chương 3).

4.3. Kết quả mô hình Luận văn: Biện pháp phòng ngừa rủi ro với đầu tư chứng khoán

Bài nghiên cứu là ước lượng độ biến động và tương quan độ biến động – đại diện bởi phương sai và hiệp phương sai có điều kiện – giữa các biến khác nhau để làm cơ sở cho việc xác định mối tương quan của lợi nhuận vàng và chứng khoán và vai trò của tài sản cơ sở cũng như làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro, bài nghiên cứu dựa vào phương pháp nghiên cứu của tác giả Sadorsky (2014), Mark Joy (2011)

Tác giả ước lượng mô hình DCC-GARCH do Engle phát triển năm 2002 xác định mối quan hệ giữa lợi nhuận thị trường chứng khoán và lợi nhuận thị trường vàng.

Bảng 4.5: Các hệ số ước lượng mô hình DCC-GARCH với giá trị P-value tương ứng, tất cả các ước lượng được thực hiện trên phần mềm Stata 13 và các dữ liệu tại thị trường Việt Nam theo tuần từ 08/01/2010 đến tháng 01/09/2017:

*,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Nguồn: Kết quả được xử lý từ phần mềm Stata 13- Phụ lục định lượng Các kết quả ước lượng GARCH cho thấy mức độ phù hợp cao, trong đó tổng của các hệ số ảnh hưởng của ARCH và GARCH đều bé hơn 1, các hệ số đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở đa số biến. Các hệ số ước lượng DCC 12 đều có ý nghĩa thống kê, tổng hai hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy một mối tương quan có ý nghĩa phù hợp với mô hình phân tích DCC GARCH.

Như vậy tiếp cận ước lượng hệ số tương quan giữa tỷ suất sinh lợi vàng và chứng khoán với mô hình DCC GARCH là có ý nghĩa thống kê, tin cậy để đưa vào phân tích mối quan hệ hai kênh vàng và chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.

Tiếp theo, từ kết quả mô hình, tác giả thể hiện hình sau sự biến động của hệ số tương quan biến đổi theo thời gian giữa tỷ suất sinh lợi đầu tư vàng và tỷ suất sinh lợi đầu tư chứng khoán VN-index mà trên kết quả phân tích DCC GARCH đã sử dụng để đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi đầu tư vàng và tỷ suất sinh lợi đầu tư chứng khoán, vàng là kênh trú ẩn an toàn hay là kênh phòng ngừa rủi ro.

Theo thảo luận Joy (2011) về định nghĩa về công cụ phòng ngừa và kênh trú ẩn an toàn:

  • Một tài sản đóng vai trò kênh trú ẩn an toàn sẽ không di chuyển với một tài sản khác trong thời gian thị trường biến động mạnh.
  • Một tài sản có vai trò một công cụ phòng ngừa khi không tương quan hoặc tương quan âm với tài sản khác, tính theo thị trường trung bình.

Phân tích hai biều đồ trên về quan hệ giữa thị trường vàng và chứng khoán, trong giai đoạn đầu năm 2010 đến đầu năm 2011, giá vàng và giá chứng khoán có biến động không đáng kể, giá vàng di chuyển xung quanh giá trị 2.500.000 VND trong khi VN-index cũng di chuyển quanh đường 500. Biên độ giao động không lớn. Trong thời kỳ này, tương quan giữa lợi nhuận vàng và lợi nhuận chứng khoán tìm thấy ở mô hình DCC – GARCH là không có tương quan, giá trị hiệp phương sai giao động ổn định quanh giá trị 0. Luận văn: Biện pháp phòng ngừa rủi ro với đầu tư chứng khoán

Trong giai đoạn đầu năm 2011 đến giữa năm 2013, giá vàng và chỉ số chứng khoán biến động mạnh, giá vàng tăng lên từ 2.500.000 VND đến gần 4.000.000 VND sau đó giảm xuống về mức như năm 2011 là 2.500.000 VND. Chỉ số giá chứng khoán cũng có giao động tương tự giá vàng, giảm xuống 50 điểm sau đó tăng lên 60 điểm trong sáu tháng đầu năm 2011, sau đó suy giảm từ 530 xuống 350 ở cuối năm 2012, sau đó biến động theo hình Sin đến gần cuối năm 2013 mới ổn định. Trong thời gian biến động mạnh của thị trường vàng và thị trường chứng khoán này, tương quan giữa lợi nhuận vàng và lợi nhuận chứng khoán trong mô hình DCC GARCH là lớn, tương quan âm đột ngột từ đầu 2011 đến đầu năm 2012, sau đó thay đổi chiều, tương quan dương và hiệp phương sai di chuyển xa đường 0 (tương quan lớn) từ đầu năm 2012 đến cuối năm 2013.

Từ sau năm 2013 đến năm 2017, thị trường vàng và thị trường chứng khoán ổn định về giá vàng và chỉ số giá chứng khoán. Giá vàng dao động trong khoảng 2.500.000 VND đến 3.000.000 trong 5 năm liền, tương tự chỉ số giá chứng khoán di chuyển theo đường tăng có xu hướng tuyến tính (đường thẳng) theo thời gian và biến động điều chỉnh nhỏ quanh xu hướng đó. Trong giai đoạn này, tương quan trong mô hình DCC GARCH hầu như di chuyển quanh giá trị 0, cho thấy hầu như không tồn tại tương quan giữa lợi nhuận vàng và lợi nhuận chứng khoán.

Với định nghĩa trên, chúng ta thấy quan hệ giữa kênh đầu tư vàng và chứng khoán là kênh phòng ngừa rủi ro.

Kết luận: Kênh đầu tư vàng và chứng khoán là kênh phòng ngừa rủi ro trong giai đoạn 2010 đến 2017 tại thị trường Việt Nam.

Quan hệ giữa kênh đầu tư vàng và chứng khoán là kênh phòng ngừa rủi ro tại thị trường Việt Nam. Kết luận bằng chứng thực nghiệm này tương đồng với nghiên cứu trước đây của Taufiq Choudhry Sye S.Hassan Sarosh Shabi (2015).

Đầu tiên, có thể giải thích lý do vàng là một công cụ chỉ báo hàng đầu cho sự không chắc chắn xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam là do trong nền kinh tế nước ta, những kênh đầu tư như bất động sản, vàng, ngoại tệ luôn cùng chia sẻ và cạnh tranh dòng vốn đầu tư trong xã hội với kênh đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, trong số đó, diễn biến thị trường trong giai đoạn vừa qua cho thấy vàng ngày càng trở nên hấp dẫn khi được xem là một tài sản phòng ngừa rủi ro hiệu quả và các kỷ lục mới của giá vàng liên tục được thiết lập. Với vai trò là một kênh đầu tư thay thế không thể bỏ qua, rõ ràng việc thay đổi trong giá vàng sẽ có ảnh hửơng quan trọng đến sự biến động giá trong thị trường chứng khoán. Cụ thể, cơ chế tác động xuất phát từ việc nhà đầu tư đưa ra quyết định phân bổ lại danh mục đầu tư của mình ứng với một sự biến động giá xảy ra trên thị trường vàng. Ngoài ra, khi so sánh với thị trường Mỹ thì sự khác biệt giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước xảy ra do sự kiểm soát của chính phủ đối với thị trường vàng trong nước cũng có thể là một lý do khả thi.

Thứ hai, có thể suy đoán lý do để vàng có vai trò như một công cụ phòng ngừa hoặc một kênh đầu tư an toàn cho chứng khoán Việt Nam trong dài hạn là xuất phát từ sự tìm kiếm các kênh đầu tư chất lượng đặc biệt là khi các nhà đầu tư bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi về các thua lỗ trên thị trường tài chính (T.Miyazaki và S.Hamori (2013)). Cụ thể, thị trường chứng khoán nước ta có quy mô nhỏ hơn nhiều lần so với các thị trường chứng khoán trên thế giới, về thời gian phát triển lại chưa lâu nên độ ổn định của thị trường còn hạn chế. Đặc biệt, sự chi phối của tâm lý bầy đàn càng làm cho các biến động trên thị trường không tuân theo bất kỳ quy luật nào và rất khó xác định. Do đó, vàng đã phát huy được vai trò của mình như là một công cụ phòng ngừa hoặc một kênh đầu tư an toàn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu Luận văn: Biện pháp phòng ngừa rủi ro với đầu tư chứng khoán

Bài nghiên cứu xem xét ý nghĩa của vàng trong mối quan hệ đầu tư chứng khoán thông qua việc phân tích vai trò của vàng như là một kênh trú ẩn an toàn hay là một công cụ phòng ngừa rủi ro đối với kênh đầu tư chứng khoán trong giai đoạn từ tháng 1/2010 đến tháng 09/2017. Bằng cách tiếp cận từ mô hình DCC-GARCH , kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ về công cụ phòng ngừa của vàng tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

5.2. Khuyến nghị đề tài

Từ mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán là công cụ phòng ngừa của vàng tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1/2010 đến tháng 09/2017. Góp phần đưa đến các khuyến nghị sau đối với nhà đầu tư liên quan tới thị trường và chứng khoán.

Các nhà đầu tư nên sử dụng vàng chứng khoán là công cụ phòng ngừa lẫn nhau thay vì trú ẩn trong danh mục đầu tư. Với vai trò là công cụ phòng ngừa, khi đó trong thị trường hoạt động trung bình, tại thời điểm thị trường chứng khoán suy giảm, các nhà đầu tư có thể lựa chọn thị trường vàng đầu tư; và ngược lại, trong thời kỳ vàng suy giảm, thị trường chứng khoán là kênh nên theo dõi trong các quyết định đầu tư.

Ngoài ra, trong thời kỳ xa hơn, các nhà đầu tư nên cập nhật thêm dữ liệu thực hiện lại kết quả nghiên cứu để hiểu rõ về quan hệ giữa vàng và chứng khoán tại Việt Nam, nhằm đưa ra quyết định hợp lý hơn.

5.3. Những điểm hạn chế của luận văn Luận văn: Biện pháp phòng ngừa rủi ro với đầu tư chứng khoán

Thứ nhất, những nghiên cứu của luận văn dựa trên mẫu dữ liệu về tỷ suất sinh lợi của giá vàng và tỷ suất sinh lợi của VN-index trên thị trường Việt Nam với dữ liệu theo tuần từ tháng 1/2010 đến tháng 09/2017. Tuy nhiên so với các nghiên cứu trước đây trên thế giới thì mẫu dữ liệu này còn tương đối ngắn.

Thứ hai, mặc dù mô ảnh hưởng GARCH một giai đoạn có ý nghĩa thống kê tuy nhiên các ảnh hưởng GARCH ở các giai đoạn trễ hơn chưa được đưa thêm vào mô hình để tiếp tục kiểm định tính phù hợp của biến bổ sung nhằm đạt được mô hình giải thích tốt nhất cho các biến động phương sai – hiệp phương sai có điều kiện và thiết lập chiến lược phòng ngừa chính xác hơn.

5.4. Những gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo

Đối với nghiên cứu trong tương lai, như được đề xuất trong các nghiên cứu trước đây, sự dao động tỷ giá, đặc biệt là trong trường hợp đồng đô la mất giá nên được đưa vào tính toán để xác định sự biến động TSSL của vàng. Hơn nữa, lạm phát với mối liên hệ trực tiếp với sự mất giá của đồng đô la, từ đó sẽ dẫn đến nhu cầu sử dụng vàng như một công cụ phòng ngừa cũng nên được xem xét. Sự hiện diện của các nhân tố này và yếu tố khả thi khác có ảnh hưởng đồng thời đến nhu cầu về vàng đòi hỏi việc xác định một hệ thống đa biến (thí dụ mô hình GARCH đa biến) để nắm bắt các mối quan hệ đa dạng giữa chúng là cần thiết. Thêm vào đó, chúng ta cũng nên so sánh các kết quả nghiên cứu trong bài nghiên cứu này bằng cách sử dụng các đồng tiền khác nhau trong phân tích. Luận văn: Biện pháp phòng ngừa rủi ro với đầu tư chứng khoán

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x