Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn hay công cụ phòng ngừa rủi ro đối với kênh đầu tư chứng khoán – Ứng dụng mô hình DCC-GARCH dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

1.1 Lí do hình thành đề tài

Các thị trường tài chính và sự đa dạng của các công cụ tài chính ngày càng tăng một cách đều đặn về cả số lượng và giá trị trong các thập niên gần đây. Sự tăng trưởng này đồng thời đã làm gia tăng rủi ro cho các hệ thống tài chính và tạo ra nhu cầu tiềm tàng về một kênh trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư. Lý thuyết tài chính chỉ ra rằng khi mà thị trường tài chính sụt giảm, các kênh đầu tư thay thế ví dụ như vàng gia tăng. Đầu tư vàng không những giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro, mà còn giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua từ lạm phát. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã cho thấy thị trường vàng là “nơi trú ẩn an toàn” khi có các dấu hiệu ảm đạm, bất ổn, hoặc khủng hoảng xuất hiện trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu. Sự tăng mạnh của giá vàng trong những năm 1970 khi xảy ra các cuộc khủng hoảng dầu lửa, khi sứ quán Mỹ ở Tehran (Iran) bị chiếm đóng, lạm phát phi mã và thị trường chứng khoán bốc hơi, cũng như sự biến động ngược chiều giữa giá vàng và chỉ số S&P500 kể từ cuộc khủng hoảng tài chính vào giữa năm 2007 đã chứng minh cho quan điểm này. Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính vào 7/2007, giá vàng danh nghĩa đã tăng lên 42 %. Đỉnh điểm vào quý 3 năm 2011, khi mà Standard & Poor’s hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Mỹ và chứng khoán gần như bước vào thị trường “con gấu” – giảm 20% từ mức cao thì giá vàng giao ngay đạt mức kỷ lục trên $1900/oz. Hiệu suất của vàng là ấn tượng hơn tất cả so với những tổn thất của các loại tài sản khác trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Do vậy, nhiều nhà đầu tư đã coi vàng là kênh đầu tư ít rủi ro nhất.

Khi mà các công cụ tài chính thường xuyên xem xét vàng như là một công cụ phòng ngừa thì điều này lại hiếm khi được kiểm định trong các nghiên cứu trước đây. Như đã biết, vàng là một kim loại quý và có tính thanh khoản cao, vì vậy nó được phân loại như một hàng hoá và một tài sản chứng khoán. Vàng sở hữu các tính chất tương tự như chứng khoán ở chỗ nó là một sự dự trữ giá trị, phương tiện trao đổi và một đơn vị thanh toán (Goodman, 1956; Solt and Swanson,1981). Vàng cũng đóng một vai trò quan trọng như là một kim loại quý với các tính chất giúp đa dạng hoá danh mục đầu tư một cách đáng kể (Ciner, 2001). Vàng được sử dụng trong công nghiệp, dùng làm đồ trang sức, là một tài sản đầu tư và tài sản dự trữ. Vàng được dự trữ trong các ngân hàng trung ương và trong các tổ chức tài chính quốc tế, chiếm đến 32.000 tấn (Tully và Lucey, 2007). Trong những năm gần đây, nhu cầu vàng gia tăng đáng kể, do suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát cao, sự mất giá của đồng đôla và sự sụt giảm sản lượng vàng thế giới. Những lý do này đã gây nên sự biến động cao trên thị trường chứng khoán, vì các nhà đầu tư có xu hướng xây dựng lại các danh mục đầu tư của mình bằng cách thay thế một phần các cổ phiếu họ nắm giữ bằng vàng để phòng ngừa các rủi ro. Mặc dù nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành trên sự biến động thị trường chứng khoán toàn thế giới, chỉ có một số ít nghiên cứu về sự biến động TSSL của vàng là được thực hiện. Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây chúng ta có thể thấy rằng nền kinh tế đã có xu hướng phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi những khó khăn. Đối với những nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam, tuy vàng là loại tài sản quen thuộc từ lâu với nhà đầu tư nhưng vàng mới chỉ được sử dụng làm công cụ bảo tồn giá trị tài sản khi thị trường các công cụ đầu tư khác bị sụt giảm chứ chưa thật sự đóng vai trò trong chiến lược đầu tư của họ trên thị trường. Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán

Tính tới hiện nay, các nghiên cứu về thị trường chứng khoán ASEAN thường liên quan tới các khía cạnh sự biến động, mối liên kết và truyền dẫn sự biến động giữa các thị trường phát triển và các thị trường trong khu vực. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào về thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện mặc dù có một số ít bài nghiên cứu về sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam (Loc, 2006) và chính sách tác động lên thị trường chứng khoán Việt Nam (Andre et al., 2006). Đối với các nghiên cứu về thị trường chứng khoán khu vực và thế giới, có vẻ như thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa nhận được sự chú ý của các nhà đầu tư. Từ trước đến nay, mỗi khi nền kinh tế có những biến động xấu gây ra sự mất giá trị đồng tiền, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển từ nắm giữ tiền, cố phiếu,… sang nắm giữ các dạng kim loại quý, đặc biệt là vàng. Gần đây, khi sự sợ hãi liên quan đến việc cắt giảm gói nới lỏng định lượng của Fed và liên quan đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang lan rộng, giá vàng tăng 11% kể từ giữa tháng 12/2013. Đặc biệt, mặc dù tăng giá, nó chưa bao giờ đạt đến mức kỷ lục của năm 1980 nếu tính đến sự trượt giá của đồng USD. Điều này đã đặt ra một nghi vấn về tính chất “kênh trú ẩn an toàn” của vàng theo như hiểu biết và các nghiên cứu trước đây. Đồng thời, ngày càng thôi thúc tiến hành một phân tích thực nghiệm cụ thể cho thị trường chứng khoán Việt Nam để điều tra xem liệu rằng vàng có phải là một “công cụ phòng ngừa” hoặc một “kênh trú ẩn an toàn” dùng để trốn tránh sự sợ hãi khi nền kinh tế gặp nhiều biến động hay không.

Ngoài ra, trong những thập kỹ gần đây, thị trường và các công cụ tài chính phát triển không ngừng cả về chất và lượng đã làm gia tăng rủi ro trong hệ thống tài chính. Giá vàng liên tục tăng cao kết hợp với sự mất gía của Việt Nam Đồng (VND) đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, các nhà quản trị rủi ro. Giới truyền thông tài chính thường đề cập đến vàng như một công cụ phòng ngừa hay một kênh trú ẩn an toàn. Dù vấn đề này đã được biết đến nhiều trong thực tiễn nhưng vẫn rất cần các con số thống kê từ những bài nghiên cứu để chứng minh vai trò của vàng như một công cụ phòng ngừa hay một kênh trú ẩn an toàn thực sự tồn tại. Baur và McDermott (2010) kiểm tra giả thiết xem liệu vàng có là kênh trú ẩn an toàn đối với chứng khoán ở các quốc gia phát triển và mới nổi. Kết quả cho thấy vàng là nơi trú ẩn an toàn dạng mạnh cho hầu hết những thị trường chứng khoán lớn trên thế giới bao gồm khu vực Châu Âu (Đức, Pháp, Ý), Thụy Sỹ, Anh và Mỹ. Ngược lại, tại một số thị trường mới nổi như Úc, Canada, Nhật Bản và các nước BRIC thì kết quả là ngược lại, vàng chỉ là kênh trú ẩn an toàn dạng yếu ở những thị trường này; Mark Joy (2011) nghiên cứu vai trò của vàng như là công cụ phòng ngừa rủi ro hay kênh trú ẩn an toàn đối với đồng đô la Mỹ trong giai đoạn 10/01/1986 đến 29/08/2008, kết quả cho thấy được mối tương quan âm có điều kiện giữa sự thay đổi giá vàng và sự biến động tỷ suất sinh lợi của đồng đô la Mỹ; Juan C. Reboredo (2013) cũng đưa ra kết luận vàng như là công cụ phòng ngừa hay kênh trú ẩn an toàn đối với đồng đô la Mỹ trong giai đoạn 01/2000-09/2012.

Ngoài ra, thực trạng ở Việt Nam về biến động thị trường vàng, chứng khoán trong giai đoạn nghiên cứu là 192%, 228% cho thấy sự biến động mạnh trong thị trường vàng và chứng khoán. Với sự biến động tương đối lớn của thị trường vàng và chứng khoán, hiểu biết rõ hơn về hai thị trường biến động vàng chứng khoán giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định phù hợp hơn, đây cũng là yếu tố thúc đẩy tác giả làm nghiên cứu.

Vì những lý do trên, Tác giả chọn đề tài: “Vàng là kênh trú ẩn an toàn hay là công cụ phòng ngừa rủi ro đối với kênh đầu tư chứng khoán? Ứng dụng mô hình DCC-GARCH”. Để làm luận văn cao học với mong muốn cung cấp cho những nhà đầu tư Việt Nam một phương án đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro danh mục đầu tư chứng khoán mới hơn, hiệu quả hơn bằng cách xét đến khả năng phòng ngừa rủi ro của vàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

1.2 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán

Bài nghiên cứu xem xét ý nghĩa của vàng trong mối quan hệ đầu tư chứng khoán thông qua việc phân tích vai trò của vàng như là một kênh trú ẩn an toàn hay là một công cụ phòng ngừa rủi ro đối với kênh đầu tư chứng khoán.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Bài nghiên cứu hướng đến trả lời cho câu câu hỏi:

Vàng có được xem như là một kênh trú ẩn an toàn khi các thị trường đầu tư khác biến động hay là một công cụ phòng ngừa rủi ro trong thị trường tài chính đối với thị trường chứng khoán trong giai đoạn nghiên cứu hay không?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu của bài là kênh đầu tư vàng và kênh đầu tư chứng khoán. Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi kênh đầu tư vàng và tỷ suất sinh lợi kênh đầu tư chứng khoán.

Phạm vi nghiên cứu :

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liêu trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 9 năm 2017 tại Việt Nam.

1.5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán

Đề tài nghiên cứu vai trò của vàng là kênh trú ẩn hay công cụ phòng ngừa đối với kênh đầu tư chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2017. Những tác động đến quản trị rủi ro sử dụng các phương pháp sau:

Sử dụng Mô hình DCC-GARCH để xác định hệ số tương quan biến đổi theo thời gian của vàng và chứng khoán với tất cả các ước lượng được thực hiện trên phần mềm Stata 13 và Eview 8.

1.6 Ý nghĩa đề tài

Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa thị trường vàng và chứng khoán về lợi nhuận, từ đó đóng góp bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, vàng có được xem như là một kênh trú ẩn an toàn khi các thị trường đầu tư khác biến động hay là một công cụ phòng ngừa rủi ro trong thị trường chứng khoán hay không. Bài nghiên cứu tổng hợp hệ thống các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa vàng và chứng khoán và khẳng định các học thuyết và thực nghiệm nào phù hợp thị trường tại Việt Nam.

Từ việc làm rõ mối quan hệ giữa vàng và chứng khoán tại Việt Nam, giúp cho các nhà đầu tư lựa chọn chính sách liên quan tới hai thị trường này đúng đắn hơn.

1.7 Cấu trúc bài luận văn Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán

Bài luận văn có kết cấu gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài.

Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

Về câu hỏi nghiên cứu mối quan hệ phòng ngừa hay trú ẩn giữa lợi nhuận vàng và chứng khoán, có không nhiều nghiên cứu trực tiếp về chủ đề này. Với thực trạng đó nhằm đảm bảo mục tiêu hệ thống hóa các lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ vàng và chứng khoán, tác giả tiến hành tổng hợp các nghiên cứu thảo luận về mối quan hệ giữa một yếu tố hàng hóa và một chỉ tiêu tài chính. Trong đó chủ yếu là các nghiên cứu về phòng ngừa và trú ẩn giữa vàng, chứng khoán, tỷ giá và lạm phát.

Vàng đã được sử dụng như là một lưu trữ giá trị và một phương tiện trao đổi hàng thiên niên kỷ. Vào thế kỷ 17 William Petty của trường phái trọng thương đã mô tả vàng, bạc và đồ trang sức như sự giàu có ” mọi lúc và mọi nơi “. Hình ảnh của vàng như là một cửa hàng bất biến của giá trị đã trở nên nhúng văn hóa, gia cố bởi các liên kết lịch sử của mình để kiếm tiền. Hệ thống tiêu chuẩn vàng liên quan đến kết nối các giá trị của chứng khoán trực tiếp với vàng. Ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục giữ vàng là một trong những hình thức dự trữ được sử dụng để bảo vệ các giá trị của đồng tiền của họ. Tại Ấn Độ, nước tiêu thụ lớn nhất thế giới của vàng, kim loại quý nắm giữ một ý nghĩa văn hóa xã hội độc đáo như một biểu tượng của sự giàu có của gia đình và xã hội.

Các nghiên cứu thực nghiệm sớm nhất về đề tài này đã xuất hiện từ những năm 1990. Cho đến thời gian gần đây càng xuất hiện nhiều hơn và có những phương pháp mới hơn. Do độ bất ổn của thị trường chứng khoán và chứng khoán ngày càng tăng qua các cuộc khủng hoảng thị trường tài chính trong các thập kỷ vừa qua đã ngày càng thúc đẩy những nghiên cứu thực nghiệm nhằm hỗ trợ cho mong muốn của nhà đầu tư muốn tạo ra chiến lược đa dạng hóa và phòng ngừa khả thi làm giảm thiểu rủi ro trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là thông qua phương án kết hợp các loại tài sản khác vào trong danh mục. Các nghiên cứu này xoay quanh vai trò của vàng trong hệ thống tài chính bằng cách kiểm định mối tương quan của vàng và biến động tỷ suất sinh lợi của VN-index, đồng thời những nghiên cứu thực nghiệm này cũng cung cấp các chiến lược về phòng ngừa rủi ro bằng cách kết hợp vàng trong danh mục đầu tư. Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán

Tổng quan các nghiên cứu về giá vàng chỉ ra sự đa dạng về các kết quả của nghiên cứu trước đây, có thể tóm tắt qua các điểm chính như sau:

Thứ nhất, Sherman (1982, 1983), Ariovich (1983), Fortune (1987), Dooley, Isard và Taylor (1995), Sjaastad và Scacciallani (1996), Faff và Hillier (2004), Lucey, Tully và Poti (2006) , và Wang và Lee (2011) cung cấp các nghiên cứu liên quan đến tác động của các biến số kinh tế vĩ mô như sản lượng, tỷ giá hoặc lãi suất đối với giá vàng.

Thứ hai, Koutsoyiannis (1983), Diba và Grossman (1984), Baker và van Tassel (1985), Pindyck (1993) và Aggarwal, Lucey và O’Connor (2014) tập trung nghiên cứu về vấn đề dự đoán giá vàng. Nhìn chung, các bằng chứng cho các mối quan hệ khác nhau và các tác động qua lại đã được nghiên cứu chứng minh và củng cố. Trong phạm vi đề tài này, tác giả cung cấp bằng chứng thực nghiệm tại thị trường Việt Nam.

Thứ ba, Tschoegl (1980), Solt và Swanson (1981), Ho (1985), Basu và Clouse (1993), và Smith (2002) đã thực hiện các phép kiểm định về giả thuyết hiệu quả thị trường cho thị trường vàng. Gần đây hơn, những năm 2012 do xu hướng tăng giá của giá vàng, các tác giả Bialkowski, Bohl, Stephan và Wisniewski (2012) đã kiểm tra liệu giá vàng có phải là bong bóng đầu cơ bằng cách sử dụng các kiểm định tính dừng Dickey-Fuller với hiệu chỉnh tăng cường Markov (regime-switching augmented Dickey-Fuller) và đưa đến kết luận rằng giá trị giá vàng là yếu tố nền tảng. Ngược lại, Baur và Glover (2012) xác định rằng giá vàng đã bùng nổ trong giai đoạn năm 2002 và 2012 bằng cách sử dụng kiểm định phát triển bởi Phillips, Wu và Yu (2011). Lucey và O’Connor (2013) và Baur and Glover (2014) cũng cho kết quả tương tự.

Thứ tư, nghiên cứu kiểm tra sự hiệu quả phòng ngừa lạm phát của vàng đã được thực hiện bởi Kolluri (1981), Moore (1990), Laurent (1994), Chappell và Dowd (1997), Mahdavi và Zhou (1997), Harmston (1998) Ghosh, Levin, Macmillan và Wrigh (2004), Levin và Wright (2006), Worthington và Pahlavani (2007), và Beckmann và Czudaj (2013). Các cuộc điều tra này thường dựa trên phân tích mối quan hệ dài hạn giữa giá vàng và mức giá trung bình thông qua các kiểm định đồng liên kết. Kết quả không rõ ràng và khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn lấy mẫu và quốc gia đang được điều tra. Các nghiên cứu ban đầu dựa trên ước lượng một mô hình hiệu chỉnh vector tự hồi quy (VECM). Tuy nhiên, Beckmann và Czudaj (2013) gần đây chứng minh rằng việc thực hiện một VECM dựa trên phơng pháp Markov-switching là phù hợp hơn trong câu hỏi nghiên cứu này. Họ chỉ ra rằng vàng có thể phần nào sử dụng để phòng ngừa lạm phát trong tương lai về dài hạn và khả năng này có xu hướng mạnh mẽ hơn đối với Mỹ và Anh so với Nhật Bản và Khu vực Châu Âu.

Cuối cùng, trở lại các nghiên cứu trước đây về câu hỏi nghiên cứu của đề tài: Vàng hoạt động như kênh phòng ngừa hay trú ẩn đối với các tài sản tài chính là cổ phiếu? Vấn đề tương quan giữa vàng và các tài sản chủ yếu khác trước đây đã được giải quyết trong các nghiên cứu trước đây của Sherman (1986), Jaffe (1989), Chua, Stick và Woodward (1990), Upper (2000), Ciner (2001) Michaud, Michaud và Pulvermacher (2006), Hillier, Draper và Faff (2006), McCown và Zimmerman (2006), và Kaul và Sapp (2006) và kết quả tổng thể cho thấy tương quan thấp hoặc thậm chí tiêu cực. Tuy nhiên gần đây, Baur và Lucey (2010) đưa ra các định nghĩa về công cụ phòng ngừa, kênh trú ẩn an toàn như sau: một tài sản như một công cụ phòng ngừa nếu không tương quan hoặc tương quan với một tài sản hoặc danh mục khác xét về trung bình. Sau đó Anna Creti và cộng sự (2013) tìm thấy kết luận về sự liên hệ giữa thị trường tài chính (biểu thị qua dữ liệu lợi nhuận thị trường chứng khoán) với thị trường hàng hóa. Tác giả nghiên cứu mối liên hệ giữa giá cả lợi nhuận cho 25 mặt hàng và chứng khoán dựa vào phương pháp DCC-GARCH cho thấy mối liên kết giữa thị trường hàng hóa và chứng khoán, trong các kết luận về quan hệ giữa vàng và chứng khoán được chứng minh.

Một tài sản được coi là công cụ đa dạng hóa danh mục nếu có quan hệ là tích cực (nhưng không phải tương quan hoàn toàn) với các tài sản khác hoặc danh mục đầu tư trung bình. Một công cụ phòng ngừa và một tài sản là công cụ đa dạng hóa danh mục không thể bảo đảm được một danh mục đầu tư bị thua lỗ trong điều kiện thị trường khắc nghiệt, vì cả hai tài sản chỉ hoạt động ở mức trung bình. Cuối cùng, một tài sản được xem là kênh trú ẩn an toàn nếu tài sản đó không tương quan hoặc tương quan tiêu cực với tài sản hoặc danh mục khác trong thời gian thị trường biến động hay bất ổn. Baur và McDermott (2010) đã chỉ ra rằng một công cụ phòng ngừa mạnh (yếu) và kênh trú ẩn an toàn là khi tài sản có tương quan ngược chiều (không tương quan) với các tài sản hoặc danh mục đầu tư khác tính theo thị trường trung bình và chỉ trong thời gian thị trường biến động hoặc bất ổn. Phần tiếp theo tác giả trình bày các quan điểm về vai trò của vàng trong đầu tư, đặc biệt là tương quan với thị trường chứng khoán.

2.1. Vàng là công cụ phòng ngừa rủi ro đối với các chỉ tiêu tài chính Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán

Tại thời điểm thực hiện nghiên cứu, có không nhiều các nghiên cứu cụ thể trực tiếp về quan hệ phòng ngừa và trú ẩn giữa vàng và chứng khoán. Trong nội dung tổng hợp lý thuyết về vàng là cộng cụ phòng ngừa rủi ro, tác giả tổng hợp các quan hệ phòng ngừa rủi ro giữa hàng hóa đặc biệt vàng và các yếu tố tài chính, gồm lạm phát, tỷ giá, chứng khoán.

2.1.1. Phòng ngừa lạm phát

Một tài sản đóng vai trò là kênh phòng ngừa rủi ro chống lại tài sản khác, khi tài sản đó cung cấp sự bảo vệ chống lại sự di chuyển trong giá của hàng hóa hay tài sản khác do biến động giá tương ứng của nó chắc chắn bù trừ cho nhau tính trên trung bình. Theo lý thuyết, giá trị tài sản thì bền vững bởi vì trong một thị trường cạnh trạnh không hoàn hảo sẽ tạo ra sự phân biệt giá và một hiệu ứng truyền dẫn chi phí đến người tiêu dùng cũng không hoàn hảo, điều này sẽ dẫn đến việc giá tài sản không thể phản ứng trước sự thay đổi của CPI và dẫn đến sự mất thăng bằng thị trường. Vàng cũng không là ngoại lệ. Nằm trong mạch ý tưởng đó, vàng cũng được cân nhắc là có chức năng phòng ngừa lạm phát. Đặc biệt, sau sự sụp đổ của bản vị vàng và hệ thống Bretton Woods 1971 và trong giai đoạn hiện nay, vàng còn được xem là một kênh đầu tư hấp dẫn. Sự phát triển của thị trường vàng đã thôi thúc các nhà phân tích tài chính và quản lý chính sách chứng khoán xem xét vàng như một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá xu hướng lạm phát bên cạnh những chỉ tiêu cơ bản khác.

Phần lớn, các nghiên cứu đã tập trung vào vai trò phòng ngừa rủi ro của vàng đối với lạm phát như nghiên cứu của Chappell, Dowd (1997), Kolluri (1981), Laurent (1994), Moore (1990). Các nghiên cứu này xem xét mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa vàng và chỉ số giá, qua đó cho thấy vàng đóng vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả đối với lạm phát. Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán

Mahdavi, Zhou (1997) đã kiểm tra mối quan hệ giữa vàng và giá cả hàng hóa bằng mô hình VECM. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy rằng tính ổn định của giá vàng báo hiệu lạm phát sẽ tùy thuộc vào khung thời gian nghiên cứu.

Laurent (1994) , Harmton (1998) , Ghosh và cộng sự (2004) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa giá vàng và giá bán sỉ hàng hóa. Kết quả cho thấy trong dài hạn, vàng là công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu đối với lạm phát tại Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản.

Dựa trên mẫu dữ liệu là giá vàng từ 1976 đến 1999, Ghosh (2004) đã phân tích sự mâu thuẫn trong biến động ngắn hạn và dài hạn của giá vàng, qua đó cho thấy qua thời gian, giá vàng là công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả đối với lạm phát.

Hay Laurent và Right (2006) đã tìm hiểu các nhân tố góp phần tác động đến giá vàng bằng mô hình VECM trong giai đoạn từ 1976 đến 2005. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy ba vấn đề sau: i) có sự tương quan trong dài hạn giữa giá vàng và giá cả hàng hóa Mỹ, ii) có sự tương quan dương đối với sự biến động của giá vàng và lạm phát, rủi ro tín dụng tại Mỹ. Trong khi đó , tồn tại mối tương quan âm đối với sự biến động giữa giá vàng và sự thay đổi trong khối lượng giao dịch đồng USD và mức lãi suất vay vàng iii) tại những quốc gia tiêu thụ nhiều vàng nhất trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Ả rập Saudi, Indonesia, vàng là công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả đối với lạm phát trong dài hạn.

Bài nghiên cứu của Kuan-Min Wang, Yuan-Minh Lee, Thanh-Binh Nguyen Thi (2011) đã sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng để đánh giá vai trò phòng ngừa rủi ro của vàng đối với lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn tại Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong giai đoạn từ tháng 1 năm 1971 đến tháng 1 năm 2010. Kết quả cho thấy: trong ngắn hạn, vàng không thể hiện vai trò phòng ngừa rủi ro đối với lạm phát ở cả hai nước Mỹ và Nhật. Tuy nhiên, trong dài hạn, vàng hoàn toàn là một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả đối với lạm phát tại Mỹ nhưng vai trò này của vàng chỉ thể hiện một phần đối với lạm phát tại Nhật.

Nghiên cứu của Hau Le Long, Marc J.K.De Ceuster, Jan Annaert, Dalina Amonhaemanon (2013) về vai trò phòng ngừa rủi ro của vàng đối với lạm phát tại Việt Nam từ năm 2001 đến 2011. Kết quả nghiên cứu tìm thấy vai trò phòng ngừa rủi ro của vàng đối với lạm phát. Ngoài ra, TSSLvàng có mối tương quan dương với lạm phát không mong đợi (mặc dù kết quả thống kê cho tín hiệu tin cậy không cao). Tuy nhiên, nhìn chung, nghiên cứu không thể bác bỏ vai trò phòng ngừa rủi ro của vàng đối với lạm phát. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng ủng hộ giả thuyết Fisher rằng tỷ suất sinh lợi vàng sẽ di chuyển sát theo từng chuyển động của lạm phát kỳ vọng. Gần đây, Zagalia và Marzo (2013) đã cho thấy sự biến động đồng thời giữa vàng và USD không bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại, vai trò là công cụ phòng ngừa vẫn không thay đổi.

Joscha Beckmann và Robert Czudaj (2013) sử dụng dữ liệu của bốn nền kinh tế lớn, cụ thể là Mỹ, Anh, khu vực đồng Euro và Nhật Bản, với mô hình hiệu chỉnh sai số Markov switching (MS-VECM) từ tháng 1 năm 1970 đến tháng 12 năm 2011 phát hiện vàng là công cụ phòng ngừa lạm phát tương lai trong dài hạn, điều này là mạnh mẽ đối với Mỹ, Anh so với Nhật Bản và khu vực đồng Euro.

2.1.2 Phòng ngừa dao động tỷ giá hối đoái Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán

Vàng là một loại tài sản rất quan trọng, mang lại sự ổn định cho thị trường chứng khoán quốc tế và dự trữ ngoại hối (theo Chang và cộng sự, 2013). Sự biến động của giá vàng luôn gắn liền với sự biến động của đồng USD vì vàng được niêm yết theo USD ( Wang, 2012). Đã có nhiều nghiên cứu xem xét vai trò của vàng là kênh trú ẩn an toàn hay công cụ phòng ngừa rủi ro đối với sự mất giá của đồng USD. Beckers và Soenen (1984) đã phân tích lợi ích trong việc phòng ngừa rủi ro của vàng đối với các nhà đầu tư. Nghiên cứu đã tìm thấy sự đa dạng hóa rủi ro cân xứng đối với những nhà đầu tư nắm giữ và không nắm giữ đồng USD.

Juan C.Reboredo, MiguelA.Rivera-Castro (2014) đã nghiên cứu vai trò phòng ngừa rủi ro và bảo tồn giá trị của vàng trước sự mất giá của đồng USD. Mục đích của bài nghiên cứu là tìm hiểu sự khác biệt giữa đặc tính phòng ngừa rủi ro và kênh trú ẩn an toàn của vàng dựa trên việc phân tích cấu trúc phụ thuộc có điều kiện của những thị trường khác nhau. Dựa trên việc phân tích TGHĐ đồng USD với một loạt các loại chứng khoán khác nhau, bài nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho thấy rằng vàng là một công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu chống lại sự sụt giá của đồng USD nhưng vai trò là kênh trú ẩn an toàn của vàng đối với USD thì rất yếu, mờ nhạt.

Tiếp sau đó, Capie và cộng sự (2005) đã ứng dụng mô hình EGARCH để phân tích vai trò phòng ngừa rủi ro của vàng đối với TGHĐ trong giai đoạn nghiên cứu từ 1971 đến 2004. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy rằng vàng là công cụ phòng ngừa rủi ro khi đồng USD mất giá. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan âm giữa giá vàng với đồng GBP, JPY và mối tương quan này sẽ thay đổi theo thời gian. Mặc dù vàng là công cụ phòng ngừa rủi ro chống lại sự biến động của giá trị USD nhưng chỉ ở một mức độ và dường như còn phụ thuộc nhiều vào thái độ chính trị và những sự kiện không thể đoán trước.

Wang và Lee (2011) đã nghiên cứu tác dụng phòng ngừa rủi ro của vàng đối với đồng yên Nhật và tìm thấy rằng vàng là công cụ phòng ngừa hiệu quả khi đồng yên mất giá đột biến. Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán

Cùng nghiên cứu vấn đề này, Joy (2011) sử dụng một mô hình năng động của mối tương quan có điều kiện và dữ liệu hàng tuần kéo dài từ 10/1/1986 đến 29/08/2008, bao gồm 1182 quan sát cho giá vàng (USD/ounce) và 16 cặp tỷ suất sinh lợi của đồng đôla. Các kết quả thực nghiệm dựa trên một mô hình GARCH đa biến chỉ ra rằng mối tương quan có điều kiện giữa sự thay đổi trong giá vàng và sự thay đổi trong tỷ suất sinh lợi của đồng đôla là khá tiêu cực. Có nghĩa là sự gia tăng trong giá vàng có xu hướng liên kết với một sự sụt giảm giá trị đồng đôla. Tuy nhiên mối tương quan này là không bền vững theo thời gian. Điều này ngụ ý rằng trong vòng 23 năm qua, vàng đã trở thành một công cụ phòng ngừa chống lại USD; vàng là một kênh trú ẩn an toàn kém hiệu quả; trong những năm gần đây, vàng trở thành một công cụ phòng ngừa hiệu quả để chống lại rủi ro chứng khoán liên quan đến đồng đôla.

Pukthuanthong and Roll (2011) đã mở rộng nghiên cứu của Joy (2011) bằng cách xem xét mối quan hệ giữa giá vàng với các loại tiền tệ khác nhau. Họ nhận thấy rằng thông thường vàng và đôla có mối tương quan âm, khi mà giá vàng xác định bằng đồng đôla tăng lên, đồng đôla mất giá so với các đồng tiền khác. Tác giả tìm thấy rằng không chỉ đồng đôla mà cả đồng Euro, Yen và Pound cũng thể hiện mối tương quan âm tương tự trong suốt giai đoạn mẫu từ năm 1971 đến 2009.

2.2 Vàng là kênh trú ẩn an toàn đối với các chỉ tiêu tài chính

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai đặc điểm phòng ngừa rủi ro và trú ẩn an toàn của vàng dựa trên cấu trúc phụ thuộc giữa vàng và tỷ suất sinh lợi của tỷ giá hối đoái như nghiên cứu của Baur và Lucey (2010), Baur và McDermott (2010), Kaul và Sapp (2006). Các nghiên cứu này cho thấy: vàng là công cụ phòng ngừa rủi ro khi biến động của vàng ngược chiều hay tách biệt hoàn toàn và giá trị đồng USD chỉ được quan sát trong giai đoạn biến động bình thường, trung bình và không tính những quan sát tại những vùng cụ thể của phân phối kết hợp đồng thời (quan sát ở đuôi chẳng hạn). Vàng được xem là kênh trú ẩn an toàn khi giá trị của vàng và sự mất giá của đồng USD được xem xét tại những vùng đặc biệt của phân phối ( biến động cực mạnh ở đuôi phân phối) .

Trong những nghiên cứu thực nghiệm, cấu trúc phụ thuộc giữa vàng với tỷ suất sinh lợi của tỷ giá hối đoái, tỷ suất sinh lợi được xác định bằng việc nghiên cứu hành vi tương quan của vàng và USD (theo nghiên cứu của Joy, 2011) hoặc bằng cách nghiên cứu tác động phân phối biên của TSSL chứng khoán lên TSSL của vàng thông qua mô hình hồi quy ngưỡng (theo nghiên cứu của Baur và Luccey năm 2010, Ciner và cộng sự năm 2013, nghiên cứu của Wang và Lee năm 2011). Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán

Các nghiên cứu khác thì kiểm tra đặc tính nơi trú ẩn an toàn của vàng đối với biến động của thị trường chứng khoán (Baur và McDermott, 2010; Baur và Lucey, 2010; Miyazaki và cộng sự, 2012). Với mục đích kiểm tra vai trò của vàng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Baur và McDermott (2010), kiểm tra giả thuyết vàng đại diện cho một nơi trú ẩn an toàn đối với cổ phiếu của các quốc gia mới nổi và đang phát triển mạnh. Một phân tích mô tả và kinh tế cho một mẫu thời gian kéo dài khoảng 30 năm 1979-2009 cho thấy vàng là một công cụ phòng ngừa và là nơi trú ẩn an toàn cho thị trường chứng khoán lớn tại châu Âu và Mỹ ngoại trừ Úc, Canada, Nhật Bản và các thị trường lớn mới nổi như các nước BRIC. Tác giả cũng phân biệt giữa dạng yếu và dạng mạnh của nơi trú ẩn an toàn và lập luận rằng vàng có thể hoạt động như một nguồn lực ổn định cho hệ thống tài chính bằng cách giảm thiệt hại khi đối mặt với những cú sốc thị trường tiêu cực. Nhìn vào thời kỳ khủng hoảng cụ thể, có thể thấy rằng vàng là một nơi trú ẩn an toàn mạnh mẽ cho thị trường phát triển nhất trong đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính gần đây.

Miyazaki và cộng sự (2012), khám phá những phụ thuộc lẫn nhau giữa tác động vàng, chứng khoán, trái phiếu và ngoại hối (đồng euro so với đồng đô la Mỹ) bằng cách sử dụng các mô hình A-DCC (asymmetry in the dynamic conditional correlation) với dữ liệu mẫu từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 7 năm 2011 bao gồm giá vàng, chỉ số S & P500, trái phiếu chính phủ WGBIUS và tỷ suất sinh lợi của S&P500, EUR/USD. Tác giả kết luận chỉ tồn tại tính bất đối xứng trong mối tương quan có điều kiện dao động giữa vàng và tỷ suất sinh lợi của S&P500 EUR/USD và vàng hoạt động như một kênh trú ẩn an toàn trong thời kỳ khủng hoảng của thị trường chứng khoán nhưng chức năng này của vàng bị giới hạn trong thời gian dài.

Nghiên cứu của Juan C. Reboredo (2013) về vai trò của vàng là công cụ phòng ngừa rủi ro hay kênh trú ẩn an toàn đối với sự biến động của giá dầu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp copula để phân tích cấu trúc phụ thuộc giữa hai thị trường vàng và dầu. Bằng chứng thực nghiệm trong giai đoạn từ tháng 1/2000 đến tháng 9/2011 cho thấy: i) có sự phụ thuộc dương giữa vàng và dầu ở trạng thái thị trường biến động trung bình, ii) có sự độc lập ở đuôi giữa hai thị trường. Kết quả này cho thấy vàng đóng vai trò là là kênh trú ẩn an toàn hiệu quả đối với sự dịch chuyển của giá dầu. Kết quả này sẽ rất hữu ích đối với các nhà quản trị rủi ro và những nhà hoạch định chính sách, các công ty xuất khẩu dầu

Anna Creti và cộng sự (2013) kiểm định mối liên hệ giữa giá cả lợi nhuận cho 25 mặt hàng và chứng khoán trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 11 năm 2011, đặc biệt chú ý đến các nguyên liệu năng lượng. Dựa vào phương pháp DCC-GARCH , tác giả chỉ ra rằng mối tương quan giữa thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán tiến triển theo thời gian và rất biến động, đặc biệt là từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008. Kết luận tiếp theo là nhấn mạnh mối liên kết giữa thị trường hàng hóa và chứng khoán, và nhấn mạnh đến các yếu tố tài chính và thị trường hàng hóa, đây là kết luận quan trọng được tác giả tìm thấy. Ở mức độ đặc thù, một hiện tượng đầu cơ được nhấn mạnh trong hàng hóa là dầu, cà phê và cacao, trong khi vai trò an toàn của vàng được chứng minh có ý nghĩa thống kê.

2.3 Vàng vừa là công cụ phòng ngừa rủi ro, vừa là kênh trú ẩn an toàn đối với chứng khoán: Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán

Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ tập trung tìm hiểu một mặt của vấn đề là nghiên cứu về vai trò phòng ngừa rủi ro của vàng mà ít quan tâm đến vai trò là kênh trú ẩn an toàn của vàng. Gần đây, một vài nghiên cứu đã xem xét thêm khía cạnh trú ẩn an toàn của vàng đối với các tài sản tài chính khác.

Baffes (2007) nghiên cứu sự truyền dẫn của những thay đổi trong giá dầu lên giá cả của 35 loại hàng hóa cơ sở được giao địch quốc tế. Kết quả cho thấy giá cả các kim loại, đặc biệt là giá vàng có tương quan mạnh với giá dầu thô. Soytas và cộng sự (2009) đã nghiên cứu mối tương quan giữa giá vàng, bạc và các biến kinh tế vĩ mô tại Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách sử dụng mô hình VAR. Kết quả cho thấy, giá dầu thế giới không thể dự báo được sự biến động của giá các kim loại tại nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ.

Dir G. Baur và Brian M. Lucey (2006) đã nghiên cứu vai trò phòng ngừa rủi ro hay kênh trú ẩn an toàn của vàng đối với chứng khoán, trái phiếu. Tác giả nghiên cứu mối tương quan bất biến và cả biến động theo thời gian giữa vàng, chứng khoán, trái phiếu. Nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Mỹ, Anh, Đức cho thấy: i) vàng là công cụ phòng ngừa rủi ro đối với chứng khoán, ii) vàng là tài sản trú ẩn an toàn khi thị trường chứng khoán biến động mạnh, iii) Vàng chỉ đóng vai trò là tài sản trú ẩn an toàn đối với chứng khoán 15 ngày sau khi có cú sốc cực mạnh xảy ra.

Cetin Ciner, Constantin Gurdgiev, Brian M.Lucey (2013) đã nghiên cứu đặc tính phòng ngừa rủi ro và tài sản an toàn đối với một loạt các tài sản như chứng khoán, trái phiếu, vàng, dầu, TGHĐ. Các tác giả thực hiện nghiên cứu mối tương quan giữa TSSL của các tài sản trên ở cả hai thị trường Mỹ và Anh. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy các tài sản này đều có vai trò phòng ngừa rủi ro. Một điểm đặc biệt từ nghiên cứu này là vàng cũng đóng vai trò là kênh trú ẩn an toàn đối với TGHĐ ở cả hai quốc gia.

Sau đó, Juan C.Reboredo, Miguel A. Rivera-Castro (2014) tiếp tục nghiên cứu vai trò phòng ngừa rủi ro và lợi ích giảm thiểu rủi ro của vàng đối với một rổ các cặp chứng khoán. Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích đa phân giải avelet rời rạc (wavelet multi-resolution analysis), nhóm tác giả đã phân tích đặc tính phụ thuộc giữa vàng và sự mất giá của đồng USD thông qua một rổ các cặp chứng khoán được nghiên cứu từ tháng 01/2000 đến tháng 03/2013. Việc phân tích một danh mục hỗn hợp vàng –tiền đã cho thấy sự hữu ích của vàng trong việc giảm thiểu rủi ro đối với những danh mục có thời gian đầu tư khác nhau (investment horizon).

Taufiq Choudhry Sye S.Hassan Sarosh Shabi (2015) đã nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến động giữa tỷ suất sinh lợi của vàng, thị trường chứng khoán và độ biến động của thị trường chứng khoán trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây đối với Anh (FTSE 100), Mỹ (S&P 500) và Nhật Bản (NIKKEI 225). Đầu tiên, các mối quan hệ giữa hai biến i) tỷ suất sinh lợi vàng và thị trường chứng khoán. ii) Tỷ suất sinh lợi vàng và biến động thị trường chứng khoán được kiểm định; cả hai mối quan hệ được nghiên cứu trong các thiết lập phi tuyến đa biến bằng cách bao gồm những thay đổi lãi suất LIBOR trong ba tháng. Những kết quả nghiên cứu ngụ rằng vàng có thể không hoạt động tốt như một kênh trú ẩn an toàn trong thời kỳ khủng hoảng tài chính do sự phụ thuộc lẫn nhau hai chiều giữa tỷ suất sinh lợi vàng, cổ phiếu cũng như biến động thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, vàng có thể được sử dụng như một công cụ phòng ngừa đối với tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán và độ biến động trong điều kiện tài chính ổn định.

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm lợi nhuận cho 25 mặt hàng và chứng khoán trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 11 năm 2011, đặc biệt chú ý đến các nguyên liệu năng lượng. Dựa vào phương pháp DCC-GARCH , tác giả chỉ ra rằng mối tương quan giữa thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán tiến triển theo thời gian và rất biến động, đặc biệt là từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008. Kết luận tiếp theo là nhấn mạnh mối liên kết giữa thị trường hàng hóa và chứng khoán, và nhấn mạnh đến các yếu tố tài chính và thị trường hàng hóa. Cụ thể, hiện tượng đầu cơ được nhấn mạnh trong hàng hóa là dầu, cà phê và cacao, trong khi vai trò an toàn của vàng được chứng minh có ý nghĩa thống kê. Luận văn: Vàng là kênh trú ẩn an toàn cho đầu tư chứng khoán

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Thực trạng kênh trú ẩn Vàng trong chứng khoán

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x