Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Biện pháp nâng cao giáo dục trẻ bị tự kỷ hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Thực trạng Giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trường Tiểu học Trung Hòa – Cầu Giấy- Hà Nội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Đối với bản thân trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ
Nhà trường cần có các phòng học tăng cường dành riêng cho trẻ RLPTK, có các hoạt động, các tiết học dành riêng cho trẻ RLPTK với các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, đặc thù với từng nhóm/ dạng khác nhau.
Cần tăng cường tổ chức các hoạt động Trẻ- tới- Trẻ: Thông qua những trò chơi và hoạt động gây dựng tình bạn, tất cả các trẻ, dù sinh ra có mắc RLPTK hay không, bắt đầu hiểu về những dạng rối loạn, khuyết tật là những dạng rào cản xã hội, về chống phân biệt đối xử, và bắt đầu có thái độ tích cực.
3.2. Đối với gia đình có trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ Luận văn: Biện pháp nâng cao giáo dục trẻ bị tự kỷ
Có thể thấy, để làm tốt công tác GDHN, bên cạnh sự nỗ lực của nhà trường cần hơn nữa sự phối hợp của các bậc phụ huynh và của toàn xã hội nhằm tạo môi trường bình đẳng, chất lượng. Vai trò của gia đình vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo trẻ đạt được kết quả tốt hơn. Cần có các hoạt động tập huấn cho cha mẹ, cộng đồng các kiến thức cơ bản về RLPTK, phục hồi chức năng và phối hợp với nhà trường.
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các thông tin hỗ trợ, mức hỗ trợ mà cần nâng cao nhận thức của gia đình trẻ RLPTK về tầm quan trọng của công tác giáo dục cũng như giáo dục hòa nhập đối với trẻ. Để họ hiểu hơn về vấn đề trẻ RLPTK đang gặp phải, có thể cảm thông, chia sẻ, quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện, phối hợp các hoạt động liên quan phù hợp. Khi họ nhận thức được tầm quan trọng đó sẽ chủ động, tích cực hơn trong việc tiếp cận, thụ hưởng chính sách cũng như cung cấp các thông tin phản hồi nhằm điều chỉnh chính sách cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Thành lập các câu lạc bộ phụ huynh học sinh để đẩy mạnh mối quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ và đảm bảo rằng phụ huynh cũng có tiếng nói trong việc phát triển GDHN. Các câu lạc bộ sẽ đóng vai trò một mạng lưới hỗ trợ quý giá, khuyến khích mọi gia đình trong cộng đồng đóng góp vào sự phát triển của GDHN trong trường học. Tại các câu lạc bộ này có thể cân nhắc để gây quỹ hỗ trợ phát triển cho trẻ RLPTK.
Triển khai thành lập và nâng cao năng lực cho hội cha mẹ trẻ RLPTK, gắn liền với hội cha mẹ phụ huynh trẻ RLPTK tại địa phương hoạt động trên tinh thần tự nguyện và vì mục tiêu hòa nhập cho trẻ.
Tiếp tục xây dựng năng lực của các hội cha mẹ trẻ RLPTK và các tổ chức hỗ trợ phát triển trẻ RLPTK/Trẻ khuyết tật nhằm thúc đẩy quyền của trẻ RLPTK, đảm bảo sự tham gia học tập, phát triển của trẻ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Xã Hội
3.3. Đối với học sinh bình thường
Thúc đẩy, xây dựng vòng tay bạn bè. Tục ngữ có câu “Học thầy không tày học bạn”. Điều đó đã được thể hiện qua thực tế không chỉ trong chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật nói chung, mà còn thể hiện trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng RLPTK. Các em giúp đỡ nhau trong học tập, việc giúp đỡ nhau có lợi cho cả người được giúp đỡ và người giúp đỡ. Trẻ giúp đỡ lẫn nhau dễ hơn người lớn giúp đỡ trẻ vì trẻ có tiếng nói chung của chúng, dùng ngôn ngữ của chúng, biểu đạt theo cách hiểu của chúng và không bị mặc cảm với nhau. Những điều đó người lớn không thể làm được.
Cần tăng cường các hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh bình thường giao lưu, vui chơi, cùng học tập với trẻ RLPTK thông qua giao lưu với bạn bè, trẻ RLPTK xóa bỏ mặc cảm, tự ti, kỹ năng giao tiếp của trẻ phát triển nhanh, phát triển tính độc lập trong sinh hoạt và trẻ học được nhiều hơn.
3.4. Đối với gia đình học sinh bình thường Luận văn: Biện pháp nâng cao giáo dục trẻ bị tự kỷ
GDHN không thể thành công nếu phụ huynh học sinh nói chung và phụ huynh, gia đình học sinh bình thường không đồng thuận, không quan tâm đến tỷ lệ trẻ RLPTK. Các bậc phụ huyh cần nhận ra rằng một môi trường giáo dục tốt là môi trường bình đẳng, thân thiện, tạo cơ hội cho tất cả học sinh cùng phát triển, đảm bảo quyền lợi, lợi ích của các em. Cần hiểu, cảm thông với những khó khăn của các gia đình có trẻ mắc hội chứng RLPTK để phối hợp tích cực, hiệu quả trong GDHN.
3.5. Đối với giáo viên
Là chìa khóa dẫn đến tính bền vững của mô hình này. Mỗi trẻ em đều có những khả năng và có những khó khăn khác nhau về nhận thức, hành vi, kỹ năng, thiên hướng để đáp ứng điều kiện cho trẻ phát triển tối đa những khả năng dựa vào những kinh nghiệm vốn có của mình, giáo viên cần điều chỉnh mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học phù hợp để đáp ứng nhu cầu của học sinh. Do có những năng lực và nhu cầu khác nhau, giáo viên cũng cần xác định các mục tiêu giáo dục cụ thể cho mỗi trẻ RLPTK. Điều chỉnh sẽ giúp trẻ có hứng thú học tập có hiệu quả trên cơ sở sử dụng tối đa các kiến thức và kỹ năng hiện có để lĩnh hội những tri thức và kỹ năng mới; nâng cao tính tương hợp giữa cách học của trẻ và phương pháp giảng dạy của giáo viên; bù trừ về những lệch lạc về tinh thần, về cảm giác và hành vi. Thông qua ra một số phương pháp có thể nghiên cứu áp dụng, điều chỉnh: phương pháp đồng loạt, phương pháp đa trình độ, phương pháp trùng lặp giáo án, phương pháp thay thế bằng các hình thức điều chỉnh: thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, hình thức giảng dạy của giáo viên, thay đổi phong cách giảng dạy của giáo viên, thay đổi hình thức đánh giá, thay đổi cách giao nhiệm vụ và bài tập, thay đổi nội dung và yêu cầu.
Các giáo viên hỗ trợ cần chủ động triển khai xác định trẻ RLPTK nhằm đánh giá nhu cầu, nâng cao nhận thức về quyền của trẻ RLPTK, tham gia tập huấn bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn dạy hòa nhập, tập huấn cán bộ quản lý về công tác quản lý triển khai GDHN
GDHN cần thông qua phát triển và tăng cường liên kết mạng lưới các tổ chức của người khuyết tật và vì trẻ RLPTK, cần chủ động học tập, trao đổi, tiếp thu, tích cực nghiên cứu mô hình GDHN cho trẻ RLPTK đã được ứng dụng vào các đơn vị khác, khu vực khác thậm chí là của nước ngoài.
GDHN cần sự đóng góp của rất nhiều bên liên quan, đây không chỉ là trách nhiệm riêng của GVHT mà là trách nhiệm chung của đội ngũ giáo viên của nhà trường, các cấp, phòng ban nhà trường. Do vậy, sự phối hợp chặt chẽ của các giáo viên và các bên liên quan là sự cần thiếp để đảm bảo sự thi hành có hiệu quả.
Nhiều nhà giáo đã nghĩ ra nhiều cách mới lạ và hiệu quả trong giáo dục hòa nhập. Nếu họ được tạo điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm và những thực tiễn đã có, chúng ta sẽ thấy được những bước tiến lớn trong công cuộc đưa giáo dục hòa nhập vào hệ thống giáo dục.
3.6. Đối với nhà trường Luận văn: Biện pháp nâng cao giáo dục trẻ bị tự kỷ
Nhà trường là đầu mối, thiết lập các mối quan hệ với các ngành, các lực lượng trong cộng đồng cho mục đích thực hiện GDHN ở địa phương. Nhà trường làm tham mưu đề xuất chủ trương, chế độ, chính sách về GDHN cho chính quyền địa phương. Để thực hiện được chức năng này vai trò của nhà trường rất quan trọng, do vậy nhà trường cần linh hoạt thực hiện:
- Cần chú ý khâu tiếp nhận tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn các thủ tục nhập học cho phụ huynh, gia đình trẻ RLPTK được thuận lợi, đơn giản hóa hơn.
- Xây dựng hệ thống tài liệu về trẻ RLPTK tại trường, phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy, bên cạnh đó giúp cung cấp thêm kiến thức cho phụ huynh khi có nhu cầu tìm hiểu.
- Xây dựng kế hoạch phát triển GDHN cho trẻ RLPTK cụ thể theo lộ trình dài hạn (3-5 năm) và ngắn hạn (một năm học)
- Tổ chức vận đồng truyền thông để trẻ RLPTK đi học
- Tổ chức các hoạt động thao diễn, hoạt động ngoại khóa, khuyến khích sự tham gia, hỗ trợ tham gia từ học sinh, đặc biệt là học sinh RLPTK.
- Nhà trường lồng ghép các hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPTK vào trong các tiết học.
- Cần phối hợp với các cơ sở y tế và các ban ngành liên quan tổ chức điều tra/khảo sát, đánh giá, thống kê số liệu học sinh RLPTK trong độ tuổi đi học của các xã phường, thị trấn, phân loại các dạng RLPTK và mức độ mắc của trẻ theo quy định để tìm các phương pháp giáo dục hiệu quả, xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN cho học sinh RLPTK ngay từ đầu năm học, khóa học.
- Cần luôn quan tâm việc xây dựng, điều chỉnh, đổi mới, bổ sung các chương trình giảng dạy, hoạt động hỗ trợ trẻ RLPTK và phụ huynh, gia đình học sinh phù hợp với đặc điểm của trẻ RLPTK, tình hình thực tế của nhà trường.
- Cần chuyên nghiệp hóa hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ trong GDHN nói chung và hoạt động CTXH trong hỗ trợ đối với trẻ mắc hội chứng RLPTK nói riêng. Các hoạt động dịch vụ cung cấp cho trẻ RLPTK và phụ huynh gia đình trẻ cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường 2 bên (Tiểu học Trung Hòa và New Stars), giữa GVCN và GVHT, đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ hướng tới trẻ mắc hội chứng RLPTK được tham gia học tập, phát triển bền vững, hài hòa với các nhóm học sinh khác cùng độ tuổi trong nhà trường.
- Trường mầm non New Star xây dựng và cung cấp các dịch vụ như trợ giúp pháp lý, hỗ trợ và tư vấn pháp luật, truyền thông nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh có trẻ mắc hội chứng RLPTK.
- Việc làm rõ mục đích, ý nghĩa, trách nhiệm, sự tham gia, phối hợp, thực hiện của các đơn vị chức năng trong nhà trường và các nhóm GVCN, GVHT, phụ huynh học sinh là nhân tố quan trọng để đảm bảo cho các chương trình và hoạt động hỗ trợ trẻ RLPTK trong GDHN thành công. Do vậy, cần có các hoạt động phối kết hợp giữa 2 trường Tiểu học Trung Hòa và New Stars.
- Để công tác giáo dục hòa nhập trong những năm tới đạt kết quả cao hơn cần tập trung làm tốt công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, chỉ đạo công tác phối hợp có hiệu quả giữa các cấp, các ngành. Việc hỗ trợ trẻ RLPTK phải xuất phát từ nhu cầu của chính trẻ, gia đình của trẻ RLPTK, phù hợp với đặc điểm tình hình của trẻ, khả năng tiếp thu, trình trạng mắc hội chứng, điều kiện gia đình, đồng thời phải có sự tác động dần đều của công tác truyền thông vận động, giáo dục, tham vấn để trẻ cũng như gia đình trẻ tự nhận ra vấn đề, có nguyện vọng được giúp đỡ và mong muốn được giúp đỡ kịp thời thì kết quả mới có tính bền vững.
- Tổ chức tập huấn cho các giáo viên trong trường về nội dung, phương pháp giáo dục, giảng dạy học sinh nói chung trong đó có trẻ RLPTK học theo mô hình GDHN nói riêng.
- Tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giáo dục, giảng dạy học sinh RLPTK.
- Mời các chuyên gia ở tuyến trên về giúp đỡ, tập huấn, trao đổi thông tin. Thường xuyên tổ chức các khóa học nâng cao trình độ cho GVHT
- Tổ chức, cung cấp dịch vụ tham vấn, tổ chức các chương trình, tập huấn, truyền thông, phổ biến nâng cao nhận thức cho các nhóm GVHT, GVCN và giáo viên bộ môn trong nhà trường nói chung và các bậc phụ huynh, gia đình có trẻ mắc hội chứng RLPTK và phụ huynh gia đình học sinh bình thường với các chuyên đề về RLPTK.
- Cần thực hiện chương trình, nội dung GDHN một cách linh hoạt trên cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Điều này đảm bảo là mỗi em bị RLPTK đều có thể được phục vụ một cách tổng hợp và cân bằng và không chỉ tập trung vào mặt này, mặt kia.
- GDHN cho trẻ RLPTK không chỉ đơn thuần là việc điều chỉnh mà cần có sự đổi mới:
- Hỗ trợ tổng thể đảm bảo tối ưu kết quả hỗ trợ trẻ RLPTK
- Chuyển giao bậc học quan trọng trong việc tạo cơ hội cho trẻ RLPTK được học bậc cao hơn.
- Tầm quan trọng của việc trao đổi bồi dưỡng chuyên môn, đào tạo/ tập huấn.
- Ứng dụng các giải pháp mới trong việc nâng cao chất lượng và cơ hội học tập của trẻ..
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng các hoạt động GDHN cho trẻ mắc hội chứng RLPTK, trong chương 3, tác giả đã nêu một số định hướng và biện pháp đảm bảo việc thực hiện mô hình GDHN được hiệu quả hơn. Tác giả cũng đã trình bày một số định hướng cơ bản bao gồm các biện pháp phát triển tập trung vào cá nhân trẻ RLPTK; tăng cường các hoạt động hỗ trợ, nâng cao năng lực với gia đình, giáo viên, cộng đồng xung quanh trẻ; thúc đẩy, đa dạng hóa các hoạt động tham vấn, tư vấn, hỗ trợ pháp lý…đối với gia đình trẻ RLPTK; các hướng cải thiện, điều chỉnh, đổi mới chương trình, phương pháp, hành động. Xuất phát từ thực tế, nhiều năm nay, nhìn chung các mô hình GDHN nói chung và GDHN tại trường Tiểu học Trung Hòa nói riêng đã được quan tâm, đầu tư cơ bản về phương pháp giáo dục, cơ sở vật chất và bằng nhiều biện pháp công tác GDHN cho trẻ RLPTK có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện ngày càng có hiệu quả góp phần công bằng bình đẳng trong giáo dục, đảm bảo được quyền trẻ em. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế cần tiếp tục quan tâm. Để bền vững đòi hỏi phải thực hiện kết hợp, tổng thể các biện pháp trên một cách linh hoạt, chủ động và tích cực.
KẾT LUẬN
Như vậy, GDHN cho trẻ RLPTK là một mô hình khá mới với nền giáo dục Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung. GDHN có cơ sở lý luận có cơ sở vững chắc về đánh giá con người, về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và các giải pháp thích hợp trong tổ chức cũng như trong tiến hành giáo dục. Giáo dục hòa nhập là mô hình giáo dục kinh tế nhất, mang tính nhân văn nhất. Mô hình này làm cho mọi trẻ em đi học đều vui, đều thấy rõ trách nhiệm của mình. Nó cũng làm cho người lớn gần gũi nhau hơn, có cơ hội hợp tác với nhau vì sự nghiệp giáo dục. Toàn xã hội còn chưa có nhiều kiến thức, hiểu biết nhiều về mô hình này nên để phát triển mô hình này còn gặp nhiều khó khăn. GDHN áp dụng những lý luận dạy học hiện đại- lấy người học là trung tâm và luôn đổi mới thích hợp cho học sinh. Mấu chốt của mô hình GDHN này là sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa nhiều đối tác, các bên liên quan với nhau để tạo ra hệ thống lưới bảo hộ cho tất cả trẻ RLPTK. Chúng ta vẫn nhận thức sâu sắc rằng, công tác GDHN học sinh RLPTK là một việc làm hết sức khó khăn, vất vả, ngoài việc điều chỉnh, lựa chọn những kiến thức, phương pháp, hình thức dạy học, đánh giá phù hợp với từng loại đối tượng trẻ RLPTK, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với từng loại, có cần có tấm lòng yêu thương, một sự kiên trì nhẫn nại, chăm chút từng ngày, từng giờ, trân trọng từng sự tiến bộ, dù nhỏ, của các em. Nghĩa là đòi hỏi cần có một tấm lòng, cái tâm ở mỗi một cán bộ quản lý, giáo viên. GDHN cho trẻ mắc RLPTK là một vấn đề phức tạp cần chú ý cấp bách từ các quan chức chính phủ, giáo viên, phụ huynh và toàn xã hội. Chungs ta đã có một số thành công nhất định. Sự tiếp tục phát triển, tối ưu hóa mô hình GDHN có vẻ rất khả quan đối với vấn đề của trẻ mắc RLPTK. Tuy nhiên, những nỗ lực cải tiến GDHN ở Việt Nam nói chung và ở Tiểu học Trung Hòa nói riêng vẫn cần được thực hiện không ngừng và cần được thống nhất vào bản kế hoạch hành động quốc gia. Luận văn: Biện pháp nâng cao giáo dục trẻ bị tự kỷ
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giáo dục trẻ mắc kỷ tại trường Tiểu học Trung Hòa