Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán – Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
4.1. Thống kê mô tả
4.1.1. Mô tả về đặc trưng của mẫu
Để có cái nhìn tổng quan về các đặc tính của mẫu quan sát trong bài nghiên cứu, tác giả thực hiện mô tả các chỉ tiêu thống kê liên quan đến các biến trong mô hình. Dữ liệu được trích xuất từ phần mềm Eview 7.0 (Phụ lục 3).
Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến Sự thay đổi công ty kiểm toán
Sự thay đổi công ty kiểm toán (AC)
Theo Bảng 4.1, trong số 333 công ty được khảo sát có 65 trường hợp có thực hiện thay đổi công ty kiểm toán chiếm 20% và còn lại 268 trường hợp không có thay đổi công ty kiểm toán chiếm 80%.
Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến Sự thay đổi quản lý cấp cao
Sự thay đổi quản lý cấp cao (MC)
Theo Bảng 4.2, trong số 333 công ty được khảo sát có 64 công ty có sự thay đổi các nhà quản lý cấp cao chiếm 19% và 269 công ty không có sự thay đổi các nhà quản lý cấp cao chiếm (81%).
Bảng 4.3: Thống kê mô tả biến Mức độ phức tạp của công ty
Mức độ phức tạp của công ty (CPLX)
Theo Bảng 4.3, trong số 333 công ty được khảo sát ta thấy có 118 công ty không có sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh chiếm tỷ lệ 35% và 215 công ty còn lại có sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh chiếm tỷ lệ 65%.
Bảng 4.4: Thống kê mô tả biến Sự kiêm nhiệm trong quản lý
Sự kiêm nhiệm trong quản lý (DUAL)
Theo Bảng 4.4, trong số 333 công ty được khảo sát có 101 công ty có sự kiêm nhiệm giữa chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành chiếm 30%, ngược lại có 232 công ty không có sự kiêm nhiệm giữa hai chức danh này chiếm 70% trong tổng mẫu.
Bảng 4.5: Thống kê mô tả biến Danh tiếng công ty kiểm toán
Danh tiếng công ty kiểm toán (BIG4)
Theo Bảng 4.5, trong số 333 công ty được khảo sát có 199 công ty trong năm trước được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán không thuộc nhóm BIG4 chiếm tỷ lệ 60% và còn lại 134 công ty trong năm trước được kiểm toán bởi công ty kiểm toán BIG4 chiếm 40%.
Bảng 4.6: Thống kê mô tả biến Ý kiến kiểm toán viên kiến kiểm toán viên (AO) Số
Theo bảng 4.6, trong số 333 công ty được khảo sát, có 28 công ty trong năm trước nhận được ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần chiếm 8% và 305 công ty trong năm trước nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần chiếm 92%.
Bảng 4.7: Thống kê mô tả biến Nguy cơ phá sản
Nguy cơ phá sản (Z-SCORE)
Theo Bảng 4.7 ta thấy trong số 333 công ty được khảo sát có 121 công ty nằm trong vùng nguy hiểm ( Z-score <1,81) chiếm 36%; 93 công ty nằm trong vùng cảnh báo (1,81< Z-score <2,99) chiếm 28% và còn lại 119 công ty nằm trong vùng an toàn (Z-score >2,99) chiếm 36%.
Ở trường hợp có thay đổi công ty kiểm toán (AC=1) có 12 công ty có hệ số Z_Score>2.99, tức là công ty nằm trong vùng an toàn, 22 công ty nằm trong vùng cảnh báo (1,81< Z-score <2,99) và có 31 công ty gặp vấn đề nghiêm trọng về tài chính thể hiện qua hệ số Z_Score nhỏ hơn 1.81.
Ở trường hợp không có thay đổi công ty kiểm toán (AC=0) có 107 công ty có Z_score lớn hơn 2.99, tức là công ty nằm trong vùng an toàn, nhóm các công ty nằm trong vùng cảnh báo là 71(1,81< Z-score <2,99) và số công ty gặp vấn đề nghiêm trọng về tài chính là 90 công ty với hệ số Z_Score nhỏ hơn 1.81.
Bảng 4.8. Thống kê mô tả các biến định lượng trong mô hình
Biến Mức độ tăng trưởng (GROWTH) trung bình hằng năm của các doanh nghiệp là 0.29 dao động từ giá trị thấp nhất là -0.9348 đến cao nhất là 29.5549. Với biến động tương đối lớn thể hiện ở độ lệch chuẩn bằng 1.83. Phân phối của GROWTH không phải là phân phối chuẩn vì kết quả thống kê cho thấy kiểm định Jarque–Bera bị bác bỏ mức ý nghĩa 1%. GROWTH có phân phối lệch phải (độ lệch 13.07) và nhọn hơn rất nhiều so với phân phối chuẩn (độ nhọn200.3229>3).
Biến Đòn bẩy tài chính (LEV) trung bình hằng năm của các doanh nghiệp là 0.44 dao động từ thấp nhất là 0.01 đến cao nhất là 0.97. Với biến động tương đối lớn thể hiện ở độ lệch chuẩn bằng 0.20. Phân phối của LEV không phải là phân phối chuẩn vì kết quả thống kê cho thấy kiểm định Jarque–Bera bị bác quả ở mức ý nghĩa 5%. LEV có phân phối lệch phải (độ lệch 0.19>0) và bè hơn so với phân phối chuẩn (độ nhọn 2.33<3).
Hiệu quả hoạt động (ROA) trung bình hằng năm của các doanh nghiệp là 0.077 dao động từ thấp nhất là -0.18 đến cao nhất là 0.47. Với biến động tương đối lớn thể hiện độ lệch chuẩn bằng 0.09. Phân phối của ROA không phải là phân phối chuẩn vì kết quả thống kê cho thấy kiểm định Jarque–Bera bị bác quả ở mức ý nghĩa 1%. ROA có phân phối lệch phải (độ lệch 0.47) và nhọn hơn rất nhiều so với phân phối chuẩn (độ nhọn 3.95>3).
Biến Quy mô công ty (SIZE) được đo lường bằng hàm log của tổng tài sản có giá trị trung bình hằng năm là 6.16 dao động từ thấp nhất là 5.10 đến cao nhất là 8.25. Với biến động tương đối nhỏ thể hiện ở độ lệch chuẩn bằng 0.56. Như vậy có thể thấy mẫu nghiên cứu được chọn có sự đồng đều về quy mô. Phân phối của SIZE không phải là phân phối chuẩn vì kết quả thống kê cho thấy kiểm định Jarque–Bera bị bác quả ở mức ý nghĩa 1%. SIZE có phân phối lệch phải (độ lệch 0.67) và nhọn hơn rất nhiều so với phân phối chuẩn (độ nhọn 3.56>3).
Qua thống kê mô tả các biến trong mô hình tác giả nhận thấy, các công ty trong mẫu có có các đặc điểm như sau:
Số lượng công ty có thay đổi công ty kiểm toán qua 3 năm thấp, so với nghiên cứu của Beattie & Fearnley (1994) có 341 công ty niêm yết ở Anh thay đổi kiểm toán giai đoạn 1987-1991, Defond (1992) có 1861 công ty niêm yết ở Mỹ thay đổi công ty kiểm toán giai đoạn 1979-1983. Tuy nhiên, số lượng công ty có thay đổi kiểm toán trong nghiên cứu của Woo & Koh (2001) trong giai đoạn 1986-1995 tại Singapore cũng khá thấp chỉ có 54 công ty.
Trong giai đoạn 3 năm, các công ty không có nhiều thay đổi trong quản lý cấp cao với tỷ lệ 19%. Phần lớn các công ty trong mẫu quan sát có đặc điểm là có hoạt động kinh doanh phức tạp với nhiều công ty con (chiếm 65%), có sự tách biệt giữa hai chức danh quản lý (chiếm tỷ lệ 70%), được kiểm toán bởi các công ty không thuộc nhóm Big4 (tỷ lệ 60%). Ý kiến kiểm toán viên trong năm trước về Báo cáo tài chính của các công ty trong mẫu phần lớn là Ý kiến chấp nhận toàn phần với tỷ lệ 92%. Nhiều công ty đang gặp vấn đề bất ổn về tài chính với chỉ số Z-score thấp chiếm tỷ lệ 64%.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của các công ty khá cao tuy nhiên không đồng đều giữa các công ty. Tỷ lệ đòn cân nợ trung bình qua các năm là 0.44 cho thấy các công ty phần lớn có huy động vốn bằng hình thức đi vay và đang khai thác lợi ích của đòn bẩy tài chính. Hệ số ROA trung bình của mẫu chưa cao cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chưa tốt. Các công ty trong mẫu nhìn chung có sự đồng đều về quy mô.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
4.1.2. So sánh sự khác biệt về các nhân tố giữa nhóm quan sát có thay đổi công ty kiểm toán và nhóm quan sát không có thay đổi công ty kiểm toán Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
Bảng 4.9. Bảng so sánh sự khác biệt về giá trị trung bình các nhân tố giữa hai nhóm quan sát (Phụ lục 3)
Bảng 4.9 Thống kê mô tả đặc điểm của các nhân tố tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán giữa hai nhóm quan sát: có thay đổi kiểm toán và không thay đổi kiểm toán thông qua các chỉ số thống kê: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và tần suất. Đồng thời, để đánh giá xem liệu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế về các đặc điểm trên giữa hai nhóm quan sát, tác giả thực hiện kiểm định T-test. Bảng gồm 2 phần: Phần A gồm các biến độc lập định lượng và Phần B gồm các biến độc lập nhị phân.
Bảng 4.9-A Trình bày đặc điểm của các biến định lượng trong mô hình thể hiện qua chỉ tiêu giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của hai nhóm: nhóm thay đổi kiểm toán và không thay đổi kiểm toán.
Kết quả kiểm định T-test cho thấy giữa hai nhóm chỉ có sự khác biệt về biến Đòn cân nợ, Sự thay đổi trong quản lý cấp cao. Còn các nhân tố khác: Quy mô, Khả năng sinh lời và Tốc độ tăng trưởng không có sự khác biệt giữa hai nhóm.
Về rủi ro tài chính: Biến đòn bẩy tài chính (LEV) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 10% giữa nhóm thay đổi kiểm toán và không thay đổi kiểm toán. Trong đó nhóm thay đổi có mức sử dụng đòn bẩy trung bình là 0.4038 thấp hơn so với nhóm không thay đổi có mức đòn bẩy trung bình khoảng 0.4556. Tuy nhiên, kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Ismail (2008), tỷ lệ đòn cân nợ trung bình của nhóm có thay đổi là 0.8694 cao hơn so với nhóm không thay đổi là 0.6566 với mức ý nghĩa 10%. Kết quả thống kê của Robert & cộng sự (1991), Huson & cộng sự (2000) và Woo & Koh (2001), nhóm thay đổi công ty kiểm toán luôn có tỷ lệ đòn cân nợ cao hơn nhóm không thay đổi, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Về tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng hằng năm của các công ty có thực hiện chuyển đổi công ty kiểm toán trung bình là 0.1021 thấp hơn khoảng 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của các công ty không thay đổi kiểm toán trung bình khoảng 0.4324. Dường như các công ty có tình hình hoạt động kinh doanh không tốt có xu hướng thay đổi kiểm toán để có thể làm đẹp hơn các báo cáo tài chính của họ, tuy nhiên cũng có thể kết luận này có thể thiên lệch vì sự khác biệt giữa hai nhóm này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê. Còn trong nghiên cứu của Williams (1988) tại Mỹ, tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình của nhóm có thay đổi là 0.248 thấp hơn 2.5 lần tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình của các công ty không có thay đổi là 0.521, tuy nhiên sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, nghiên cứu của Ismail (2012) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về tốc độ tăng trưởng bình quân giữa hai nhóm với tỷ lệ là 0.64 đối với nhóm có thay đổi và 0.36 so với nhóm không có thay đổi. Nghiên cứu của Woo & Koh (2001) tại Singapore, cho thấy tỷ lệ này ở nhóm có thay đổi và không thay đổi lần lượt là 0.3283 và 0.681.
Về quy mô và khả năng sinh lời: Các nhân tố còn lại trong bảng 4.2.A không cho thấy sự khác biệt đáng kể ở hai nhóm. Trung bình ROA của cả hai nhóm vào khoảng 0.8 và quy mô công ty vào khoảng 6.1. Mẫu có thay đổi công ty kiểm toán và không thay đổi công ty kiểm toán trong nghiên cứu của Robert & cộng sự (1991), Ismail (2008), Huson & cộng sự (2000) và Ismail (2012) cũng không có sự khác biệt về Quy mô và Khả năng sinh lời trung bình.
Bảng 4.9-B Mô tả thống kê các biến định danh của hai nhóm: thay đổi kiểm toán và không thay đổi kiểm toán.
Kết quả thống kê T-test cho thấy giữa hai nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ nhận được ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần và tỷ lệ thay quản lý cấp cao qua các năm. Tỷ lệ xảy ra các biến còn lại không có sự khác biệt giữa hai nhóm: Tỷ lệ công ty trong năm trước được kiểm toán bởi Big4, Tỷ lệ công ty có nhiều công ty con và Tỷ lệ công ty có sự kiêm nhiệm trong quản lý.
Về Ý kiến kiểm toán: cho thấy trong 65 trường hợp công ty niêm yết có thay đổi công ty kiểm toán, thì có 10 trường hợp kiểm toán viên đưa ý kiến không chấp nhận ở năm trước, chiếm 15%. Ở nhóm không thay đổi kiểm toán có 18 trường hợp kiểm toán viên đưa ý kiến không chấp nhận ở năm trước chiếm tỷ lệ 7%. Tỷ lệ ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần ở nhóm không thay đổi cao hơn nhóm không thay đổi, và sự khác biệt ở hai nhóm này có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 10%. Điều này cho thấy, có khả năng công ty sẽ thay đổi công ty kiểm toán nếu ý kiến kiểm toán trong năm trước là ý kiến kiểm toán bất lợi. Tuy nhiên, nghiên cứu của Woo & Koh (2001) với mẫu 108 công ty, Ismail (2012) với mẫu 400 công ty cho thấy tỷ lệ này ở nhóm không thay đổi cao hơn nhóm có thay đổi.
Về sự thay đổi quản lý cấp cao: Trong 65 trường hợp có thay đổi kiểm toán, thì có trường hợp công ty thay đổi quản lý cấp cao chiếm tỷ lệ 37%. Tỷ lệ này ở nhóm không thay đổi là 15% thấp hơn nhóm có thay đổi công ty kiểm toán, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Cho thấy các công ty có sự thay đổi ban quản lý thường có xu hướng thay đổi công ty kiểm toán. Ismail (2012) cũng tìm thấy sự khác biệt về Tỷ lệ thay đổi ban quản lý giữa hai nhóm, nhưng tỷ lệ này ở nhóm không thay đổi kiểm toán (với tỷ lệ 67%) cao hơn nhóm có thay đổi kiểm toán (với tỷ lệ 53%).
Về Danh tiếng công ty kiểm toán, Mức độ phức tạp trong kinh doanh và Sự kiêm nhiệm trong quản lý: ở nhóm thay đổi công ty kiểm toán có 35 trong 65 trường hợp trong năm trước được kiểm toán bởi công ty kiểm toán nhỏ chiếm 53.84%, và tỷ lệ này là 61.19% trong nhóm không thay đổi kiểm toán. Số công ty có mức độ phức tạp về mặt hệ thống trong nhóm thay đổi công ty kiểm toán chiếm 34% khá tương đồng với nhóm không thay đổi kiếm toán chiếm 36%. Về sự kiêm nhiệm trong quản lý, ở nhóm thay đổi kiểm toán số công ty có sự kiêm nhiệm trong quản lý chiếm 28%, còn nhóm không thay đổi kiểm toán tỷ lệ này là 30.97%. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai nhóm về các tỷ lệ này không có ý nghĩa thống kê qua kiểm định T-test.
4.2. Mô hình hồi quy logistic các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra hành vi thay đổi công ty kiểm toán: Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
4.2.1. Ma trận tương quan giữa các biến
Kết quả Kiểm định Pearson (Phụ lục 3) thể hiện tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.
Sự thay đổi công ty kiểm toán (AC) có tương quan Pearson cùng chiều với ý kiến kiểm toán (AO), sự thay đổi quản lý cấp cao (MC) và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp (Z_SCORE). Điều này có thể hàm ý rằng công ty có xu hướng thay đổi kiểm toán nếu trong năm trước nhận được ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần, có sự thay đổi quản lý cấp cao, hoặc công ty đang trong tình trạng tài chính không tốt.
Mức độ phức tạp của doanh nghiệp (CPLX), sự kiêm nhiệm trong quản lý (DUAL), mức độ tăng trưởng (GROWTH) và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (ROA) không có tương quan có ý nghĩa thống kê với các biến còn lại theo kiểm định Pearson. Như vậy nó độc lập với các biến còn lại.
Mặc dù một vài biến độc lập có tương quan Pearson với nhau, nhưng hệ số tương quan Pearson của chúng tương đối nhỏ, nên vẫn đảm bảo được giá trị phân biệt phù hợp để chạy mô hình hồi quy logit. Theo John và Benet–Martinez (2000), hệ số tương quan giữa các biến < 0.85 thì các biến có giá trị phân biệt.
4.2.2. Phân tích mô hình hồi quy logistics các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra sự thay đổi công ty kiểm toán Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
4.2.2.1. Ước lượng các tham số của mô hình hồi quy và kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy
Bảng 4.11. Mô hình hồi quy logit
Kết quả hồi quy Bảng 4.11 cho thấy:
Hệ số p-value của bốn nhân tố độc lập: MC, AO, ROA và Z-SCORE đều nhỏ hơn 5%, đều này chứng tỏ các biến này có tác động có ý nghĩa thống kê đến khả năng thay đổi công ty kiểm toán.
Các nhân tố độc lập còn lại có hệ số p-value lớn hơn 5%, cụ thể: biến GROWTH có p-value=0.3395, biến CPLX có p-value=0.9431, biến DUAL có p-value=0.3608, biến BIG4 có p-value=0.0983, biến SIZE có p-value=0.2765 và biến LEV có p value=0.0891. Ta kết luận rằng, các biến GROWTH, CPLX, DUAL, BIG4, SIZE và LEV không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với khả năng thay đổi công ty kiểm toán, do đó giả thuyết H2, H3, H4, H5, H6 và H10 bị bác bỏ.
Để so sánh mức độ tác động, chiều tác động của từng nhân tố độc lập đối với khả năng xảy ra sự thay đổi công ty kiểm toán ta căn cứ vào hệ số hồi quy Beta được thể hiện qua Bảng 4.11. Theo đó các nhân tố nào có hệ số Beta càng lớn thì có nghĩa là nhân tố đó có tác động càng mạnh đến biến phụ thuộc. Qua phương trình hồi quy ta thấy, trong 4 nhân tố tác động đến khả năng thay đổi công ty kiểm toán thì nhân tố Khả năng sinh lời (ROA) có tác động mạnh nhất với Beta=4.434; đứng thứ 2 là nhân tố Ý kiến kiểm toán viên (AO) với Beta=2.254; đứng thứ 3 là nhân tố Sự thay đổi trong quản lý cấp cao (MC) với Beta=1.146 và nhân tố Nguy cơ phá sản (Z-SCORE) là nhân tố có tác động thấp nhất với Beta=0.856. Ý nghĩa hệ số hồi quy của từng biến trong phương trình được diễn giải như sau:
- Biến Sự thay đổi quản lý cấp cao (MC) có hệ số Beta mang dấu “+”, cho thấy nếu xảy ra Sự thay đổi trong quản lý cấp cao sẽ làm tăng khả năng dẫn đến sự thay đổi công ty kiểm toán. Do đó giả thuyết H1 được chấp nhận (H1: Sự thay đổi trong quản lý cấp cao có mối quan hệ tương quan cùng chiều đối với khả năng thay đổi công ty kiểm toán (+)). Với Beta=1.146, cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu công ty có xảy ra sự thay đổi các nhà quản lý cấp cao thì khả năng công ty thay đổi công ty kiểm toán cao gấp e1.146=3.146 lần so với khả năng không thay đổi.
- Biến Ý kiến kiểm toán (AO) có hệ số Beta mang dấu “+”, cho thấy nếu Ý kiến kiểm toán trong năm trước không phải chấp nhận toàn phần sẽ làm tăng khả năng thay đổi công ty kiểm toán. Do đó giả thuyết H7 được chấp nhận (H7: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần có mối quan hệ tương quan cùng chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán (+)). Với Beta=2.254, cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu trong năm trước công ty nhận được Ý kiến kiểm toán bất lợi thì khả năng công ty thay đổi công ty kiểm toán cao gấp e2.254=9.526 lần so với khả năng không thay đổi.
- Biến Khả năng sinh lời (ROA) có hệ số Beta mang dấu “+”, cho thấy nếu công ty có chỉ số ROA cao sẽ làm tăng khả năng thay đổi công ty kiểm toán. Do đó giả thuyết H8 không được chấp nhận (H8: Khả năng sinh lời của công ty được kiểm toán có quan hệ tương quan ngược chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán (-)). Với Beta=4.434, cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu ROA tăng 1 đơn vị thì khả năng công ty thay đổi công ty kiểm toán cao gấp e4.434=84.267 lần so với khả năng không thay đổi.
- Biến Nguy cơ phá sản (ZSCORE) có hệ số Beta mang dấu “+”, cho thấy nếu công ty có chỉ số ZSCORE cao sẽ làm tăng khả năng thay đổi công ty kiểm toán. Do đó giả thuyết H9 được chấp nhận (H9: Nguy cơ phá sản của công ty được kiểm toán có mối quan hệ tương quan cùng chiều với sự thay đổi công ty kiểm toán (+)). Với Beta=0.856, cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu công ty nằm trong vùng có nguy cơ phá sản thì khả năng công ty thay đổi công ty kiểm toán cao gấp e0.856=2.354 lần so với khả năng không thay đổi.
4.2.2.2. Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát của mô hình
Kiểm định LR statistic với giả thuyết H0 là tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Cụ thể LR statistic = 64.05614 và Prob (LR statistic) =0.000. Như vậy, không có trường hợp tất cả các nhân tố được đề xuất không tác động đến xác suất thay đổi công ty kiểm toán của doanh nghiệp.
4.2.2.3. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
Trị số Mc Fadden R2 được dùng để so sánh giá trị ước lượng likelihood của mô hình có biến giải thích (full model) với mô hình không có biến giải thích (empty model)
Như vậy các biến giải thích mà tác giả chọn và đưa vào mô hình logit có thể giải thích được 19.48% xác suất thay đổi công ty kiểm toán của doanh nghiệp trong mô hình logit được ở ước lượng ở Bảng 4.11. Còn 80.52% xác suất thay đổi công ty kiểm toán được giải thích bởi các nhân tố khác mà tác giả chưa khảo sát.
Giá trị này trong nghiên cứu của Khasanah (2013) cũng khá thấp với Nagekerke’s R2=0.071. Cho thấy các nhân tố mà Khasanah (2013) chọn để phân tích (Ý kiến kiểm toán, Sự thay đổi quản lý cấp cao, quy mô công ty, tỷ lệ thay đổi ROA, tình hình tài chính bất ổn và tăng trưởng doanh thu) chỉ giải thích được 7.1% khả năng xảy ra sự thay đổi công ty kiểm toán. Còn lại 92.9% khả năng thay đổi công ty kiểm toán bị tác động bởi các nhân tố khác mà tác giả chưa điều tra.
4.2.2.4. Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình
Theo Tabachnik & Fidell (1996), một trong những phương pháp đánh giá tốt nhất sự phù hợp của mô hình logit đó chính là đánh giá mức độ dự báo chính xác của mô hình.
Bảng 4.12. Phân loại dự báo
Bảng 4.12 cho thấy, với 65 trường hợp công ty có thay đổi công ty kiểm toán mô hình dự đoán đúng 18 trường hợp có thay đổi, vậy tỷ lệ đúng là 27.69%. Còn trong 268 trường hợp công ty không có thay đổi công ty kiểm toán, mô hình dự đoán đúng 261 trường hợp không thay đổi công ty kiểm toán, tỷ lệ đúng là 97.39% . Tỷ lệ dự báo đúng của toàn mô hình là 83.78%. Do đó mô hình được xem là phù hợp.
Như vậy mô hình logit ước lượng dự báo được chính xác 83.78% các quan sát. Điều này hàm ý rằng mô hình xác suất thay đổi công ty kiểm toán trong nghiên cứu này có thể dự báo chính xác 83.78% kết quả đầu ra. Tỷ số trong bài nghiên cứu của tác giả cao hơn so với các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Williams (1988) tỷ lệ chính xác là 66.1% , Woo & Koh (2001) là 67.6% và Ismail (2012) là 78%.
4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
Căn cứ vào kết quả hồi quy logit Bảng 4.11, phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến khả năng thay đổi công ty kiểm toán của các công ty niêm yết như sau:
Bảng 4.13. Bảng so sánh kết quả hồi quy và kỳ vọng dấu
Bảng 4.13 cho ta thấy có 4 nhân tố có tác động đến khả năng thay đổi công ty kiểm toán của các công ty niêm yết, trong đó biến MC, AO và ZSCORE có kết quả giống với kỳ vọng dấu ban đầu, chỉ riêng biến ROA có kết quả hồi quy mang dấu “+”, ngược lại với kỳ vọng dấu ban đầu của tác giả. Còn các nhân tố GROWTH, CPLX, DUAL, BIG4, SIZE, LEV kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với khả năng thay đổi công ty kiểm toán.
4.3.1. Sự thay đổi trong quản lý cấp cao (MC)
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có tác động cùng chiều với sự thay đổi công ty kiểm toán, xét về mức độ tác động thì nhân tố này có mức độ tác động đứng thứ ba với hệ số Beta=1.146. Nghĩa là trong năm nếu công ty niêm yết có sự thay đổi quản lý cấp cao như Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành (CEO) thì công ty này có khả năng thực hiện hành vi thay đổi công ty kiểm toán. Điều này có thể được giải thích như sau, nhà quản lý mới thường không hài lòng với chất lượng cũng như chi phí kiểm toán của công ty kiểm toán tại nhiệm, do đó dẫn đến hành vi thay đổi công ty kiểm toán. Bên cạnh đó, kiểm toán viên tiền nhiệm có thể bị bãi nhiệm bởi vì họ đã có mối quan hệ khá thân thiết và quen thuộc đối với các nhà quản lý cũ. Nghiên cứu của Schwartz & Menon (1985) và Firth (2002) chứng minh rằng sự thay đổi trong bộ máy quản lý dễn đến quyết định thay đổi công ty kiểm toán, bởi vì họ muốn loại trừ các mối quan hệ quen thuộc giữa các quản lý cũ và kiểm toán viên tiền nhiệm và xây dựng mối quan hệ mới giữa những người mà họ cho là phù hợp với họ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Kết quả nghiên cứu của tác giả giống với các nghiên cứu trước như: Carpenter & Strawser (1971), Beattie & Fearnley (1995), Woo & Koh (2001), Hudaib & Cooke (2005), Ismail (2012) cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê giữa nhân tố Sự thay đổi nhà quản lý và Khả năng thay đổi công ty kiểm toán.
4.3.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
Công ty có tốc độ tăng trưởng cao cũng đồng nghĩa với số lượng giao dịch, nghiệp vụ kế toán trở nên nhiều hơn và phức tạp hơn, do đó các công ty thường tìm kiếm các công ty kiểm toán lớn hơn, có khả năng cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao (DeAngelo, 1981b). Do đó, sự tăng trưởng của công ty thường dẫn đến nhu cầu thay đổi công ty kiểm toán, nhằm tìm kiếm dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao hơn đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty.
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy Tốc độ tăng trưởng doanh thu không có tác động có ý nghĩa đến Sự thay đổi công ty kiểm toán của các công ty niêm yết. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng trùng khớp với kết quả của các nghiên cứu của William (1988), Hudaib & Cooke (2005), khi các tác giả này cũng không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa nhân tố Tốc độ tăng trưởng doanh thu và Sự thay đổi công ty kiểm toán.
4.3.3. Mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh (CPLX)
Đơn vị có số lượng công ty con và chi nhánh càng nhiều thì mức độ phức tạp trong kinh doanh của đơn vị tăng theo có thể gây ra tình trạng mất kiểm soát. Do đó, các công ty niêm yết có hệ thống hoạt động kinh doanh phức tạp có xu hướng chọn lựa các công ty kiểm toán lớn- Big4, nhằm tìm kiếm chất lượng kiểm toán cao hơn (Ismail, 2012).
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy Mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của công ty niêm yết không có ảnh hưởng đến khả năng thay đổi công ty kiểm toán, kết quả này không tương ứng với các nghiên cứu trước của Palmrose (1986), Woo & Koh (2001), Ismail (2012), khi các nhà nghiên cứu này tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa hai biến này. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do đặc điểm mẫu mà tác giả khảo sát, kiểm định T-test (Bảng 4.9-B) cho thấy giữa hai nhóm công ty có thay đổi kiểm toán và không thay đổi kiểm toán không có sự khác biệt về Tỷ lệ công ty niêm yết được kiểm toán bởi non-Big4 và Tỷ lệ số lượng công ty niêm yết có ít công ty con. Phần lớn các công ty trong hai nhóm đều có đặc điểm là được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán không thuộc nhóm Big4, tuy nhiên phần nhiều các công ty này có ít công ty con. Do đó, họ vẫn đang hài lòng với chất lượng dịch vụ hiện tại nên họ không có xu hướng thay đổi kiểm toán viên để tìm kiếm một công ty kiểm toán mới với chất lượng kiểm toán cao.
4.3.4. Sự kiêm nhiệm trong quản lý (DUAL) Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
Nếu có sự kiêm nhiệm giữa CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị thì nhà quản lý sẽ có cơ hội thực hiện các hành động kém minh bạch vì lợi ích cá nhân, trong đó bằng quyền lực của mình họ có động cơ chọn các công ty kiểm toán có chất lượng kém để có thể tối đa hóa lợi ích của mình hơn là vì lợi ích của công ty. Theo nghiên cứu của Lin & Liu (2009) và Hatef & cộng sự (2012), các công ty có sự kiêm nhiệm giữa hai vị trí này thường chọn lựa các công ty kiểm toán nhỏ thay vì các công ty kiểm toán lớn.
Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy nhân tố Sự kiêm nhiệm trong quản lý không có tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán, trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Abidin & cộng sự (2016) và Salehi & Alinya (2016). Điều này có thể được giải thích như sau, qua kiểm định T-test (Bảng 4.9-B) cho thấy, giữa hai nhóm quan sát công ty có thay đổi và không thay đổi không có sự khác biệt về Tỷ lệ số lượng công ty có sự kiêm nhiệm giữa hai chức danh. Phần lớn các công ty niêm yết trong hai nhóm không có sự kiêm nhiệm giữa hai chức danh này và được kiểm toán bởi các công ty non-Big4. Đều này cho thấy đa phần công ty trong mẫu có cơ chế quản trị công ty tốt và không có xu hướng chọn công ty kiểm toán lớn.
4.3.5. Danh tiếng công ty được kiểm toán (BIG4)
Các công ty niêm yết luôn yêu cầu ở một mức nhất định nào đó về chất lượng dịch vụ kiểm toán mang lại, điều này phụ thuộc vào quy mô, tình hình kinh doanh, chiến lược và tầm nhìn của nhà quản trị. Dopuch và Simunic (1982) có sự khác nhau ở chất lượng kiểm toán giữa các công ty kiểm toán khác nhau. Dó đó, sự không hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ kiểm toán được cung cấp bởi công ty kiểm tại nhiệm có thễ dẫn đến sự thay đổi công ty kiểm toán (Beattie & Fearnly, 1995).
Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy nhân tố Danh tiếng công ty kiểm toán không có ảnh hưởng đến Sự thay đổi công ty kiểm toán, khác biệt so với kết quả của các nghiên cứu trước như của Haskins & Williams (1990), Woo& Koh (2001) và Ismail (2012) khi các tác giả này đều tìm thấy mối quan hệ trái chiều có ý nghĩa thống kê giữa hai biến này. Điều này có thể là do đặc điểm mẫu nghiên cứu của tác giả, kiểm định T-test (Bảng 4.9-B) cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Quy mô, Tốc độ tăng trưởng và phần lớn các công ty niêm yết được kiểm toán bởi non-Big4. Do đó, yêu cầu về chất lượng dịch vụ kiểm toán có sự tương đồng giữa hai nhóm và không có khuynh hướng thay đổi.
4.3.6. Quy mô công ty được kiểm toán (SIZE) Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
Các công ty có quy mô khác nhau sẽ có yêu cầu về chất lượng dịch vụ kiểm toán khác nhau. Các công ty có quy mô lớn thường ít khi quyết định bãi nhiệm công ty kiểm toán mà họ đang sử dụng dịch vụ (Francis & Wilson, 1988; Haskins & Williams, 1990; Krishnan, 1994), trong khi đó các công ty có quy mô nhỏ thường dễ thay đổi công ty kiểm toán bởi vì họ dễ dàng tìm được một công ty kiểm toán phù hợp do nguồn cung luôn sẵn có (Robert & cộng sự, 1991).
Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy, nhân tố quy mô công ty được kiểm toán không có tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán, kết quả này giống với kết luận trong nghiên cứu của Schwartz & Menon (1985).
4.3.7. Ý kiến kiểm toán viên (AO)
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có tác động đáng kể và cùng chiều với sự thay đổi công ty kiểm toán, xét về mức độ tác động thì nhân tố này có mức độ tác động đứng thứ hai với hệ số Beta=2.254. Nghĩa là nếu trong năm trước công ty niêm yết nhận được ý kiến kiểm toán bất lợi thì công ty này có khả năng thực hiện hành vi thay đổi công ty kiểm toán. Điều này có thể được giải thích như sau, nhà quản lý là người chịu trách nhiệm lập và trình này BCTC. Do đó, ý kiến kiểm toán bất lợi về BCTC có khả năng làm xấu danh tiếng của nhà quản trị, dẫn đến rủi ro không được tiếp tục bổ nhiệm trong các nhiệm kỳ sắp tới, do đó các nhà quản trị thường có động cơ tránh các dạng ý kiến kiểm toán bất lợi bằng cách bãi nhiệm kiểm toán viên hiện tại (Lennox, 2002). Đồng thời, thông tin Ý kiến kiểm toán bất lợi làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, vì nó như một tín hiệu xấu ảnh hưởng tiêu cực đến nhà đầu tư.
Kết quả nghiên cứu của tác giả có sự tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trước: Chow & Rice (1982), Schwartz & Menon (1985), William (1988), Robert & cộng sự (1990), Woo & Koh (2001) khi các tác giả này cũng tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa hai biến này.
4.3.8. Khả năng sinh lời (ROA) Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có tác động đương đối lớn và cùng chiều với sự thay đổi công ty kiểm toán, xét về mức độ tác động thì nhân tố này có mức độ tác động mạnh nhất với hệ số Beta=4.434. Nghĩa là nếu công ty niêm yết có chỉ số ROA càng cao thì khả năng công ty này có hành vi thay đổi công ty kiểm toán. Chiều tác động dương của ROA đến sự thay đổi công ty kiểm toán trong nghiên cứu của tác giả giống với kết quả nghiên cứu của Banimahd & cộng sự (2013). Tuy nhiên có sự khác biệt so với nghiên cứu của Huson & cộng sự (2000), khi kết quả nghiên cứu của tác giả này cho thấy mối quan hệ trái chiều có ý nghĩa giữa hai biến. Robert & cộng sự (1990), Khasanah (2013) cũng không thể kết luận về mối quan hệ giữa hai biến này.
Cần nhấn mạnh rằng chỉ số Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) là một tỷ số tài chính được sử dụng để đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận thuần của một đơn vị tài sản của công ty, thể hiện hiệu quả quản lý tài sản của nhà quản trị. Giá trị ROA cao là mục tiêu mà các nhà quản trị luôn theo đuổi vì nó có ảnh hưởng đến danh tiếng của họ. Các công ty đang có hệ số ROA dương và cao có xu hướng chọn các công ty kiểm toán lớn, có chất lượng bởi vì họ muốn công ty kiểm toán lớn, có danh tiếng xác nhận lại độ tin cậy về thành quả hoạt động kinh doanh tích cực với ROA cao (Banimahd & cộng sự, 2013). Tuy nhiên, một số nhà quản trị lại có hành vi chi phối lợi nhuận để đạt mục tiêu ROA cao nhằm tăng cường và duy trì khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Berger & Hann (2007) cho rằng các nhà quản lý thường có xu hướng che giấu tình hình kinh doanh thực tế của công ty. Do đó, họ thường thay đổi sang các công ty kiểm toán nhỏ, vì bằng quyền lực của mình các nhà quản lý dễ dàng chi phối cuộc kiểm toán. Nhằm mục đích đạt được sự đồng thuận trong việc lựa chọn các chính sách kế toán làm thổi phồng lợi nhuận trong kỳ, làm cho giá trị ROA trong kỳ cao.
4.3.9. Nguy cơ phá sản (ZSCORE)
Khủng hoảng về mặt tài chính là tình trạng một công ty đang gặp khó khăn về mặt tài chính và có nguy cơ phá sản khi mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có tác động cùng chiều với sự thay đổi công ty kiểm toán, xét về mức độ tác động thì nhân tố này có mức độ tác động thấp nhất với hệ số Beta=0.856. Nghĩa là nếu công ty niêm yết đang trong tình trạng khủng hoảng tài chính có nguy cơ phá sản sẽ có hành vi thay đổi công ty kiểm toán cao. Điều này có thể được giải thích như sau, trong giai đoạn khó khăn về tài chính, các nhà quản lý thường có động cơ thay đổi công ty kiểm toán với mong muốn công ty kiểm toán mới có khả năng mang lại các lời khuyên hữu ích giúp họ tìm ra phương án kiểm soát tình hình tài chính hiện tại (Chow & Rice, 1982; Shwartz & Menon, 1985) mà công ty kiểm toán cũ không thể mang lại. Hay việc chuyển đổi sang các công ty kiểm toán nhỏ, giúp nhà quản trị giảm chi phí kiểm toán và nhận được ý kiến kiểm toán có lợi về BCTC, che giấu đi tình hình kinh tế thực tế của đơn vị gây ra sai lệch thông tin đến các bên liên quan vì mục đích ngắn hạn.
Kết quả nghiên cứu của Schwartz & Menon (1985); Hudaib & Cooke (2005) và Ismail (2012) cũng cho thấy các công ty đang lâm vào tình trạng tài chính xấu thường có nhiều khả năng thay đổi công ty kiểm toán hơn các công ty có tình hình tài chính ổn định.
4.3.10. Tỷ lệ đòn cân nợ (LEV) Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
Các công ty có tỷ lệ nợ gia tăng cao thường chuyển sang các công ty kiểm toán lớn với chất lượng dịch vụ kiểm toán cao, chuyên môn cao trong việc phân tích, đánh giá tình hình thực tế cũng như gia tăng sự tin cậy của báo cáo tài chính, đáp ứng yêu cầu giám sát hữu hiệu của các chủ nợ. Một số nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa Đòn bẩy tài chính và khả năng các công ty chọn lựa các công ty kiểm toán lớn (Eichenseher & Shields, 1989; DeFond, 1992).
Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy Tỷ lệ đòn cân nợ không có tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán, nghĩa là không thể kết luận các công ty có sử dụng vốn vay cao có nhiều khả năng thay đổi công ty kiểm toán, kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Palmrose (1986). Điều này cho thấy, nếu công ty đã xây dựng được hệ thống giám sát hữu hiệu và đáng tin cậy tạo được niềm tin từ chủ nợ thì không cần phải thay đổi công ty kiểm toán. Tuy nhiên, nghiên cứu của Defond (1992), Huson & cộng sự (2000), Woo & Koh (2001), Ismail (2008) đều cho kết quả tồn tại mối quan hệ cùng chiều có nghĩa giữa hai biến này.
Kết luận chương 4
Trong chương 4, để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra là kiểm định mối quan hệ giữa sự thay đổi công ty kiểm toán và các nhân tố tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán, tác giả tiến hành phân tích mô hình nghiên cứu định lượng hồi quy logistic đã thiết lập ở chương 3 bằng cách sử dụng phần mềm Eview 7.0. Với dữ liệu được thu thập từ Báo cáo kiểm toán, Báo cáo tài chính và Báo cáo thường niên của 111 công ty niêm yết trên Sàn HSX trong ba năm 2014-2016. Bước đầu tác giả tiến hành thống kê mô tả các biến trong mô hình, phân tích tương quan giữa các biến, kết quả cho thấy các biến độc lập có mối quan hệ tương quan với biến phụ thuộc. Sau đó, tác giả tiến hành ước lượng các hệ số quy trong mô hình logistics bằng phương pháp ước lượng Khả năng xảy ra cực đại (Maximum Likelihood- ML). Kết quả chạy hồi quy cho thấy, bốn nhân tố: Sự thay đổi trong quản lý (MC), Ý kiến kiểm toán (AO), Khả năng sinh lời (ROA) và Nguy cơ phá sản(Z-SCORE) có tác động thuận chiều đến khả năng thay đổi công ty kiểm toán. Và trong bốn nhân tố này: thì nhân tố Khả năng sinh lời (ROA) có tác động mạnh nhất đến khả năng thay đổi công ty kiểm toán, nhân tố thứ hai là nhân tố Ý kiến kiểm toán năm trước không phải là chấp nhận toàn phần, nhân tố tác động thứ ba là nhân tố sự thay đổi trong quản lý, và nhân tố có tác động thấp nhất là nhân tố Nguy cơ phá sản. Sáu nhân tố còn lại: Mức độ phức tạp trong kinh doanh (CPLX), Sự kiêm nhiệm trong quản lý (DUAL), Mức độ tăng trưởng trong doanh thu (GROWTH), Quy mô công ty (SIZE), Danh tiếng công ty kiểm toán (BIG4) và Rủi ro tài chính (LEV) không có tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán vì các hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả nghiên cứu trong chương 4, tác giả đi sâu vào bản luận kết quả và so sánh với kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây. Từ đó làm cơ sở đưa ra kết luận chung và kiến nghị trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
5.1. Kết luận chung
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể cùng với tốc độ phát triển chung của nền kinh tế. Kể từ khi ra đời, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đã có hơn 344 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) và 380 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Trở thành một công ty niêm yết mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận kênh huy động vốn dài hạn, chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động đáp ứng các mục tiêu và chiến lược dài hạn tốt hơn so với việc sử dụng đòn bẩy tài chính từ việc đi vay. Do đó các công ty niêm yết luôn phải đảm bảo công bố thông tin minh bạch, kịp thời và đáng tin cậy về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến các bên liên quan: cơ quan quản lý, các cổ đông, nhà đầu tư,…. Điều này gây ra áp lực cho những người đứng đầu doanh nghiệp về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì họ luôn chịu sự giám sát của xã hội, áp lực duy trì và tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Sự tách biệt về quyền quản lý- quyền sở hữu và các mâu thuẫn về mặt lợi ích làm phát sinh các khoản chi phí đại diện. Do đó, để giảm thiểu các rủi ro thông tin và đảm bảo tính minh bạch thông tin trên thị trường, vai trò của việc kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết luôn được chú trọng. Các thông tin phát sinh liên quan đến báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính luôn được các nhà đầu tư quan tâm vì mức độ lan tỏa thông tin nhanh trên thị trường chứng khoán, thể hiện qua sự biến động của giá cổ phiếu. Đó có thể là những thông tin tiêu cực hoặc tích cực, tuy nhiên phần lớn các công ty niêm yết luôn muốn truyền tải các tín hiệu tích cực về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, được trình bày tổng hợp qua các số liệu trên BCTC đã được kiểm toán. Hàng loạt các vụ bê bối xảy ra trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần qua đều liên quan đến gian lận sổ sách kế toán gây tổn thất nghiêm trọng đến các cổ đông, nhà đầu tư và nền kinh tế. Danh tiếng và uy tín của các công ty kiểm toán cũng bị ảnh hưởng rất lớn thậm chí đe dọa đến sự tồn tại của công ty kiểm toán. Giải pháp đưa ra sau đó đều nhắm đến việc tăng cường tính độc lập của kiểm toán viên giảm thiểu nguy cơ quen thuộc bằng quy định luân chuyển kiểm toán bắt buộc. Nhiều học giả và chủ phần hùn kiểm toán cho rằng, thời gian gắn bó đủ dài của kiểm toán với một công ty khách hàng giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được đặc điểm kinh doanh của khách hàng và từ đó có chiến lược kiểm toán hiệu quả kể từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giảm thiểu việc thực hiện quá nhiều thử nghiệm cơ bản dẫn đến áp lực về thời gian và phí kiểm toán. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh khi các Công ty niêm yết quyết định thay đổi công ty kiểm toán làm gia tăng rủi ro kiểm toán cho kiểm toán viên kế nhiệm trong năm kiểm toán đầu tiên và kể cả kiểm toán viên tiền nhiệm về số dư đầu kỳ trên BCTC. Nguyên nhân là do động cơ thay đổi công ty kiểm toán của nhà quản trị có thể là tích cực hoặc tiêu cực như: hành vi “mua ý kiến kiểm toán” (Opinion Shopping) khi quyết định chọn lựa một công ty kiểm toán khác với mong muốn nhận được ý kiến kiểm toán có lợi (ý kiến chấp nhận toàn phần) trên báo cáo kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu về hành vi thay đổi công ty kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này. Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán và động cơ dẫn đến sự thay đổi này. Do đó, tác giả chọn thực hiện đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán của các công ty niêm yết. Thông qua việc tổng hợp các lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận diện được các nhân tố có liên quan và đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố này với sự thay đổi công ty kiểm toán, từ đó hình thành mô hình nghiên cứu. Để đánh giá tác động của các nhân tố đến sự thay đổi công ty kiểm toán, mô hình nghiên cứu định lượng hồi quy logistic được xây dựng, mô hình gồm: biến phụ thuộc (Sự thay đổi công ty kiểm toán) và 10 biến độc lập (Sự thay đổi các nhà quản lý cấp cao; Tốc độ tăng trưởng; Mức độ phức tạp trong hoạt động; Sự kiêm nhiệm trong quản lý; Danh tiếng công ty kiểm toán, Quy mô công ty, Ý kiến kiểm toán viên; Khả năng sinh lời; Nguy cơ phá sản và Rủi ro tài chính). Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Báo cáo kiểm toán, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán và Báo cáo thường niên của 111 công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM (HSX) qua 3 năm 2014-2016. Kết quả chạy mô hình logit bằng cách sử dụng phần mềm Eview 7.0 cho thấy, có bốn nhân tố: Sự thay đổi trong quản lý (MC), Ý kiến kiểm toán (AO), Khả năng sinh lời (ROA) và Nguy cơ phá sản(Z-SCORE) có tác động thuận chiều đến khả năng thay đổi kiểm toán viên. Và trong bốn nhân tố này: thì nhân tố Khả năng sinh lời (ROA) có tác động mạnh nhất đến khả năng thay đổi công ty kiểm toán, nhân tố thứ hai là nhân tố Ý kiến kiểm toán năm trước không phải là chấp nhận toàn phần, nhân tố tác động thứ ba là nhân tố sự thay đổi trong quản lý, và nhân tố có tác động thấp nhất là nhân tố Nguy cơ phá sản. Sáu nhân tố còn lại: Mức độ phức tạp trong kinh doanh (CPLX), Sự kiêm nhiệm trong quản lý (DUAL), Mức độ tăng trưởng trong doanh thu (GROWTH), Quy mô công ty (SIZE), Danh tiếng công ty kiểm toán (BIG4) và Rủi ro tài chính (LEV) không có tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán vì các hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê.
5.2. Giải pháp: Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
5.2.1. Đối với các công ty niêm yết
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, nhân tố Khả năng sinh lời (ROA) là nhân tố có tác động cùng chiều và mạnh nhất đến sự thay đổi công ty kiểm toán. Như đã phân tích ở chương 2, chỉ số Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) là một tỷ số tài chính được sử dụng để đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận thuần của một đơn vị tài sản của công ty, thể hiện hiệu quả quản lý tài sản của nhà quản trị. Giá trị ROA cao là mục tiêu mà các nhà quản trị luôn theo đuổi vì nó có ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà quản lý. Do đó, các công ty thường chọn các công ty kiểm toán nhỏ, bằng quyền lực của mình các nhà quản lý dễ dàng chi phối cuộc kiểm toán. Nhằm mục đích đạt được sự đồng thuận trong việc lựa chọn các chính sách kế toán làm thổi phồng lợi nhuận trong kỳ, làm cho giá trị ROA trong kỳ cao, mang lại tín hiệu tốt cho nhà đầu tư và làm tăng danh tiếng của nhà quản trị. Tuy nhiên, hành vi này của nhà quản trị chỉ mang lại lợi ích cho chính họ trong ngắn hạn và sẽ gây ra những tổn thất nghiêm trọng đến các bên liên quan trong dài hạn do sự khác biệt quá lớn giữa “giá trị sổ sách” (Book-value) và “giá trị nội tại” (Intrinsic-value) qua thời gian. Gây ra tình trạng bất ổn tài chính trong tương lai. Những bất ổn trong hoạt động quản trị công ty (thay đổi nhân sự cấp cao, nguy cơ phá sản) cũng là một trong những động cơ dẫn đến sự thay đổi công ty kiểm toán.
Thay vì áp dụng các thủ thuật chi phối lợi nhuận hay quyết định thay đổi công ty kiểm toán để đạt được chỉ số ROA cao, che giấu tình hình tài chính thực tế của công ty. Thì các công ty niêm yết cần tập trung vào việc xây dựng hệ thống quản trị công ty tốt bằng cách áp dụng và tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty đã được áp dụng thành công ở một số công ty niêm yết tại Việt Nam (như REE, FPT,….). Vì điều này góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của Ban giám đốc doanh nghiệp trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, công bố thông tin ra thị trường chứng khoán. Để đạt được ROA cao, các doanh nghiệp phải tìm cách kiểm soát tốt việc sử dụng các nguồn lực từ bên trong giảm thiểu chi phí phát sinh từ đó làm tăng lợi nhuận. Điều này phụ thuộc vào các phương pháp mà công ty áp dụng, một số phương pháp được các công ty niêm yết đầu tư và vận dụng trong thời gian qua như:
- Kế toán chi phí dựa trên kết quả hoạt động (Activity-based Costing – ABC) sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ các chi phí có liên quan, nhận dạng được những hoạt động nào mang lại giá trị và từ đó cải thiện được hiệu quả hoạt động.
- Khai thác những lợi ích từ việc áp dụng công nghệ thông tin như: vận dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) trong việc quản trị doanh nghiệp. Được xem là một hệ thống tích hợp thông tin, nên thông tin luôn được truyền tải kịp thời và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của các bên trong nội bộ công ty. Hệ thống ERP sẽ góp phần cho việc lập báo cáo tài chính một cách kịp thời, minh bạch, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hạn chế tối đa các sai sót xảy ra so với hệ thống quản lý, kế toán truyền thống.
- Đối với các nhóm ngành có rủi ro cao, các công ty nên cân nhắc thiết lập khung quản lý rủi ro cho doanh nghiệp. Vì công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp cung cấp một cái nhìn toàn diện, nhất quán về rủi ro và tạo ra giá trị thông qua việc góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng việc giảm thiểu rủi ro để tăng lợi nhuận và dòng tiền cũng như đạt mục tiêu chiến lược đã đặt ra. Từ đó làm giảm thiểu rủi ro phát sinh liên quan đến báo cáo tài chính của đơn vị.
5.2.2. Đối với các công ty kiểm toán: Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
Trong môi trường kiểm toán có tính cạnh tranh cao tại Việt Nam, phần lớn thị phần thuộc về các công ty kiểm toán lớn (BIG4). Sự khác biệt về khả năng cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng giữa các công ty kiểm toán là cơ sở để các công ty niêm yết quyết định thay đổi một công ty kiểm toán và chọn lựa công ty kiểm toán khác. Do đó, việc duy trì khách hàng là yếu tố sống còn của các công ty kiểm toán tại Việt Nam. Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả cho thấy, sự thay đổi công ty kiểm toán có thể bị tác động bởi yếu tố do trong năm công ty có sự thay đổi nhà quản lý cấp cao, ý kiếm kiểm toán năm trước là ý kiến bất lợi, theo đuổi mục tiêu ROA cao, che giấu tình hình tài chính bất ổn. Nhà quản lý mới, thường có tầm nhìn và mục tiêu khác với nhà quản lý cũ, do đó đánh giá và tiêu chuẩn của họ về chất lượng kiểm toán do kiểm toán viên tại nhiệm cung cấp sẽ có nhiều khác biệt. Một số nhà quản lý thường gây áp lực về phí kiểm toán, nguy cơ bị bãi nhiệm lên các công ty kiểm toán nhỏ vì mục tiêu làm đẹp báo cáo tài chính và nhận được “Ý kiến kiểm toán có lợi” về BCTC hàng năm, gây ra thông tin sai lệch trên thị trường. Việc chấp nhận kiểm toán năm đầu tiên cho một công ty niêm yết thường gặp nhiều rủi ro, do trong thời gian ngắn nhất là khi được bổ nhiệm vào thời điểm gần cuối năm tài chính, kiểm toán viên kế nhiệm chưa nắm bắt hết tình hình hoạt động kinh doanh đặc thù, hệ thống kiểm soát nội bộ và các yếu tố liên quan khác, từ đó không thể nhận diện được hết các sai sót trọng yếu có thể có, nhất là khi Ban giám đốc có hành vi gian lận. Từ đó, làm cho rủi ro kiểm toán cao hơn. Do đó, để có thể nâng cao tính cạnh tranh của mình trên thị trường các công ty kiểm toán nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng kiểm toán cũng như giảm thiểu các rủi ro nghề nghiệp bằng các phương pháp sau:
- Cải thiện chất lượng kiểm toán từ bên trong bằng cách nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ kiểm toán viên qua việc thường xuyên đào tạo, cập nhật kiến thức, pháp luật, trao đổi thông tin, kỹ năng nghề nghiệp và phương pháp làm việc cho Trợ lý kiểm toán và Kiểm toán viên hành nghề (CPA). Xây dựng văn hóa làm việc tốt trong công ty, có sự chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin giữa các cấp bậc, duy trì và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
- Bên cạnh đó các công ty kiểm toán nên chú trọng và hướng đến việc đầu tư chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, tin học hóa dịch vụ cung cấp. Có thể liên doanh, liên kết, sáp nhập với các ty kiểm toán lớn, hoặc gia nhập các mạng lưới kiểm toán quốc tế, kết hợp và chia sẻ lợi thế của mỗi thành viên, hình thành khối liên kết mạnh mẽ để có thể đứng vững trong cạnh tranh, phát triển và hội nhập.
- Trong môi trường kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp, để giảm thiểu rủi ro kiểm toán, thời gian kiểm toán và áp lực về phí kiểm toán, trước mỗi cuộc kiểm toán các công ty kiểm toán cần phải xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán báo cáo tài chính phù hợp ngay từ giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán. Vì đó là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của cuộc kiểm toán BCTC. Nếu áp dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán không phù hợp thì khả năng thất bại của cuộc kiểm toán sẽ tăng lên. Các thất bại này, có thể dẫn đến giảm sút uy tín, bị kiện tụng hoặc lãng phí về thời gian vì quá tập trung vào các thử nghiệm cơ bản. So với các phương pháp tiếp cận truyền thống (dựa trên các thủ tục cơ bản,dựa trên bảng cân đối kế toán, dựa trên hệ thống kiểm soát nội bộ), thì phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro (The risk-based approach) được đánh giá là là phương pháp tiếp cận hiện đại, giúp KTV có thể tổ chức một cuộc kiểm toán có tính chiến lược, tính hệ thống, tính hiệu quả và phù hợp với hệ thống chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Trong phương pháp này, các nguồn lực kiểm toán chủ yếu hướng tới những khu vực của BCTC có thể chứa đựng sai sót trọng yếu do hệ quả của các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt.
5.2.3. Đối với cơ quan quản lý, tổ chức nghề nghiệp (VACPA): Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
Trên thế giới, hiện tượng các công ty niêm yết chuyển đổi công ty kiểm toán được các học giả và cơ quan quản lý quan tâm. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi xuất phát từ nhiều yếu tố từ công ty được kiểm toán hay từ phía công ty kiểm toán. Về phía công ty được kiểm toán nguyên nhân bắt nguồn từ hệ thống quản trị công ty yếu kém, các nhà quản lý cấp cao có cơ hội chi phối các hoạt động trong công ty vì lợi ích cá nhân chứ không phải vì lợi ích cổ đông, nhà đầu tư. Về phía công ty được kiểm toán, nhất là các công ty kiểm toán nhỏ, nguồn lực bên trong còn hạn chế dẫn đến chất lượng dịch vụ kiểm toán thấp do đó năng lực cạnh tranh chưa cao. Để duy trì khách hàng, các công ty kiểm toán thường không tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về tính độc lập, dễ bị chi phối bởi khách hàng và đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC không đúng với tình hình kinh doanh thực tế của đơn vị. Dẫn đến thông tin trên BCTC đã kiểm toán không đáng tin cậy, gây mất lòng tin của công chúng vào nghề nghiệp kiểm toán. Do đó, tác giả đề xuất các kiến nghị sau đến các cơ quan quản lý và tổ chức nghề nghiệp:
- Các cơ quan quản lý cần gia tăng các quy định mang tính bắt buộc các công ty phải áp dụng và tuân thủ khung quản trị công ty theo Luật doanh nghiệp năm 2014, các quy định về quản trị công ty do Bộ Tài chính quy định như quy định về niêm yết và giám sát niêm yết của các Sở Giao dịch Chứng khoán thay vì chỉ dừng ở khuyến khích các công ty tự giác áp dụng như hiện tại. Bên cạnh ban hành các quy định, các cơ quan quản lý cần tích cực chủ động tuyên truyền và giáo dục để xây dựng và nâng cao nhận thức về bản chất của QTCT và ý nghĩa của QTCT đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Bằng cách nghiên cứu, biên soạn các cẩm nang, các tài liệu tham khảo khác về quản trị rõ ràng và tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về QTCT.
- Đưa ra những hướng dẫn cụ thể các quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Bởi vì, một số nội dung trong chuẩn mực còn nhiều điểm trừu tượng, việc triển khai thông thực tế còn nhiều hạn chế. Nhất là các vấn đề liên quan đến những xung đột lợi ích phát sinh khi chấp nhận và thực hiện hợp đồng kiểm toán. Điều này giúp các công ty kiểm toán thuận lợi hơn trong việc thông hiểu và áp dụng.
- Ban hành các quy định yêu cầu công bố thông tin đầy đủ khi các công ty niêm yết quyết định thay đổi kiểm toán viên.
- Với vai trò của một tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp, VACPA cần chủ động nâng cao năng lực hoạt động, thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình trong xã hội.
Không ngừng đổi mới và phát triển về cơ cấu tổ chức và hoạt động để thực sự là một tổ chức độc lập mang tính nghề nghiệp cao được khu vực và quốc tế công nhận. Bên cạnh đó, hội cần phối hợp chặc chẽ với Bộ Tài Chính tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật; hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành luật pháp và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của hội viên; phổ biến kiến thức, trao đổi thông tin về kinh nghiệm nghề nghiệp, trợ giúp hội viên xây dựng các quy trình nghiệp vụ, các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức, trang bị cho Hội viên những kỹ năng nghề nghiệp, năng lực làm chủ về nghiệp vụ để có thể vận dụng, thích ứng với mọi biến động của nghề nghiệp, giúp KTV nâng cao vai trò, vị trí, hình ảnh, danh tiếng nghề nghiệp; chất lượng dịch vụ.
5.2.4. Đối với nhà đầu tư:
Các nhà đầu tư là người không có nhiều cơ hội tiếp cận với các thông tin hoạt động thực tế của đơn vị. Mọi quyết định của nhà đầu tư, phần lớn đều dựa vào việc phân tích các chỉ tiêu, số liệu kế toán trình bày trên BCTC đã được kiểm toán. Thông tin bất cân xứng và sai lệch thông tin xảy ra do hành vi cơ hội của các nhà quản trị. Do đó, bên cạnh các thông tin tài chính, các nhà đầu tư còn cần phải đánh giá các thông tin định tính: quan sát sự thay đổi trong hoạt động quản lý của công ty niêm yết, sự thay đổi công ty kiểm toán,…. Điều này góp phần giảm thiểu rủi ro thông tin cho nhà đầu tư khi ra các quyết định kinh tế.
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo: Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
5.3.1. Hạn chế của đề tài:
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên lý thuyết và kết quả nghiên cứu đã được kiểm chứng thực nghiệm tại nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, các sai sót và hạn chế khách quan, chủ quan trong quá trình nghiên cứu là điều không thể tránh khỏi.
Các công trình nghiên cứu trước đây được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau (Anh, Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Malaysia,…). Mỗi quốc gia có sự khác biệt về thông lệ thực hành kế toán, kiểm toán, pháp luật,… Tuy nhiên, khi chọn lựa các nhân tố có ảnh hưởng đến hành vi thay đổi công ty kiểm toán tác giả chưa xem xét đến các yếu tố vĩ mô này, do đó việc chọn lựa nhân tố vào mô hình nghiên cứu còn mang tính chủ quan. Chỉ số Mc-Fadden R-squared =0.1948 trong bài nghiên cứu cho thấy, khả năng công ty thay đổi công ty kiểm toán chỉ được giải thích 19,48% bởi bốn nhân tố mà tác giả tìm được (MC, AO, ROA, Z-SCORE), còn lại 80,52 % được giải thích bởi các nhân tố khác mà tác giả chưa chọn khảo sát.
Mẫu nghiên cứu của tác giả chỉ gồm 333 quan sát công ty-năm của 111 công ty niêm yết trong vòng 3 năm 2014-2016, thấp hơn so với mẫu của các nghiên cứu trước. Đối tượng khảo sát của bài nghiên cứu chỉ bao gồm các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM nên chưa mang tính đại diện cho cả thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phương pháp thu thập dữ liệu chỉ dựa vào các thông tin và dữ liệu trên Báo cáo kiểm toán, Báo cáo tài chính đã kiểm toán và Báo cáo thường niên của các công ty niêm yết qua các năm.
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo: Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
Từ những hạn chế nêu trên, tác giả đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
- Các nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành với việc mở rộng thêm nhiều biến có khả năng tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán hơn, như các biến liên quan đến quản trị công ty (Số lượng thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn, ….), liên quan đến hành vi quản trị lợi nhuận (biến kế toán dồn tích bất thường (Healy Model, 1985; DeAngelo Model, 1986; Jones Model, 1991; Modified Jones Model, 1995).
- Các nghiên cứu tiếp theo có thể gia tăng quy mô mẫu quan sát bằng cách mở rộng phạm vi nghiên cứu cho toàn bộ thị trường Chứng khoán Việt Nam qua nhiều năm thay vì chỉ thực hiện khảo sát dữ liệu trong 3 năm.
- Để thu thập dữ liệu cho bài nghiên cứu: các nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành xây dựng bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến của các nhà quản lý về các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng các công ty niêm yết quyết định thay đổi công ty kiểm toán.
- Nghiên cứu các trường hợp thay đổi công ty kiểm toán với 4 kịch bản như sau: N-N (chuyển đổi từ công ty kiểm toán Non-Big4 sang công ty kiểm ty kiểm toán Non-Big4 khác), N-B (chuyển đổi từ công ty kiểm toán Non-Big4 sang công ty kiểm ty kiểm toán Big4), B-N (chuyển đổi từ công ty kiểm toán Big4 sang công ty kiểm ty kiểm toán Non-Big4) và B-B (chuyển đổi từ công ty kiểm toán Big4 sang công ty kiểm ty kiểm toán Big4 khác). Từ đó có thể đánh giá chính xác ảnh hưởng của các nhân tố đến chiều hướng thay đổi công ty kiểm toán của các công ty niêm yết.
Kết luận chương 5
Trong chương 5, tác giả đã trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu cũng như quá trình thực hiện nghiên cứu. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị đối với các công ty niêm yết, doanh nghiệp kiểm toán, các cơ quan quản lý, tổ chức nghề nghiệp, và các nhà đầu tư nhằm mục đích giảm thiểu các rủi ro thông tin và các nhân tố tiêu cực là động cơ dẫn đến hành vi thay đổi công ty kiểm toán. Chương này cũng nêu ra một số hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY