Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng nghiên cứu các công ty kiểm toán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán – Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài:
Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu;
Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu;
Bước 3: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến sự thay đổi công ty kiểm toán và các nhân tố có ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán;
Bước 4: Tìm hiểu và tổng hợp cơ sở lý thuyết có liên quan đến sự thay đổi công ty kiểm toán và các nhân tố có ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán; Bước 5: Đề xuất mô hình nghiên cứu;
Bước 6: Phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích dữ liệu;
Bước 7: Kết quả nghiên cứu và bàn luận;
Bước 8: Kết luận và kiến nghị.
Phần mềm
Eview 7.0
Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến sự thay đổi công ty kiểm toán và các nhân tố tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán.
Cơ sở lý thuyết có liên quan đến sự thay đổi công ty kiểm toán và các nhân tố tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán.
(Lý thuyết ủy nhiệm của Jensen & Meckling (1976), nghiên cứu của William (1988) và các nghiên cứu khác)
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích dữ liệu
Trình bày kết quả nghiên cứu và Bàn luận
Kết luận và Kiến nghị
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
3.2. Phát triển mô hình nghiên cứu Luận văn: Thực trạng nghiên cứu các công ty kiểm toán
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu mối quan hệ giữa sự thay đổi công ty kiểm toán và các nhân tố có liên quan. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, tác giả tiến hành tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước đây đưa ra các giả thuyết sau để xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài:
H1: Sự thay đổi trong quản lý cấp cao có mối quan hệ tương quan cùng chiều đối với khả năng thay đổi công ty kiểm toán (+)
H2: Tốc độ tăng trưởng của công ty có mối quan hệ tương quan cùng chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán (+)
H3: Mức độ phức tạp của công ty được kiểm toán có mối quan hệ tương quan cùng chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán (+)
H4: Sự kiêm nhiệm giữa hai vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành có mối quan hệ tương quan cùng chiều đối với sự thay đổi công ty kiểm toán (+)
H5: Danh tiếng của kiểm toán viên có mối quan hệ tương quan ngược chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán (-)
H6: Quy mô của công ty được kiểm toán có mối quan hệ tương quan ngược chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán (-)
H7: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần có mối quan hệ tương quan cùng chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán (+)
H8: Khả năng sinh lời của công ty được kiểm toán có quan hệ tương quan ngược chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán (-)
H9: Nguy cơ phá sản của công ty được kiểm toán có mối quan hệ tương quan cùng chiều với sự thay đổi công ty kiểm toán (+)
H10: Rủi ro tài chính của công ty được kiểm toán có mối quan hệ tương quan cùng chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán (+)
3.2.2. Mô hình nghiên cứu và đo lường các biến Luận văn: Thực trạng nghiên cứu các công ty kiểm toán
Sự thay đổi quản lý cấp cao (MC)
Mức độ tăng trưởng (GROWTH)
Mức độ phức tạp của công ty (CPLX)
Sự kiêm nhiệm trong quản lý (DUAL)
Danh tiếng công ty kiểm toán (BIG4)
Quy mô công ty (SIZE) kiếm kiểm toán (AO) Khả năng sinh lời (ROA)
Nguy cơ phá sản (Z-SCORE)
Rủi ro tài chính (LEV)
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất.
Mô hình nghiên cứu định lượng:
Do đặc điểm của Biến phụ thuộc – sự thay đổi công ty kiểm toán (AC) là biến giả nhị phân. Nhận giá trị bằng 1 nếu có xảy ra sự thay đổi công ty kiểm toán và bằng 0 nếu không có thay đổi. Nên tác giả sử dụng mô hình hồi quy logit để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng một công ty niêm yết quyết định thay đổi công ty kiểm toán. Phương pháp hồi quy logit được phần lớn các nhà nghiên cứu trước áp dụng trong nghiên cứu của mình, như: William (1988), Woo & Koh(2001), Ismail (2012),…..
Nếu gọi xác suất xảy ra thay đổi công ty kiểm toán của doanh nghiệp i tại thời điểm t hay xác suất để ACit=1 là pit . Ta có xác suất không thay đổi công ty kiểm toán của doanh nghiệp i tại thời điểm t là 1-pit.
Tỷ số của xác suất thay đổi công ty kiểm toán và xác không thay đổi công ty kiểm toán của doanh nghiệp i tại năm t là:
Phương trình logit thể hiện các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra sự thay đổi đơn vị kiểm toán như sau:
Trong đó: Biến phụ thuộc và các biến độc lập được mô tả chi tiết trong
Bảng 3.1. Ký hiệu, Định nghĩa biến và Phương pháp tính
Bảng 3.2. Phương pháp tính chỉ số Z-SCORE (Altman & cộng sự, 1968) Z-score= 1.2*A1+1.4*A2+3.3*A3+0.6*A4+1.0*A5
Phương trình bao gồm 5 chỉ số tài chính được ký hiệu từ A1 đến A5 như sau:
A1: Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/Tổng TS
A2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (LNCPP/Tổng TS)
Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (LN trước lãi vay,
A3: thuế)/ Tổng TS)
Giá thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Giá thị
A4: trường của CP*Số lượng CP lưu hành)/Tổng nợ)
A5: Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản (Doanh thu/Tổng TS)
Các khoảng giá trị của Z-score:
Nếu Z>2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1.81 < Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z<= 1.81:Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.
3.3. Dữ liệu nghiên cứu Luận văn: Thực trạng nghiên cứu các công ty kiểm toán
Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp được thu thập dựa trên Báo cáo kiểm toán, Báo cáo tài chính đã kiểm toán và Báo cáo thường niên đã công bố của 111 Công ty niêm yết (không bao gồm các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, ngân hàng và công ty bảo hiểm- Phụ lục 2) trên Sàn Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSX) qua ba năm 2014, 2015 và 2016. Báo cáo kiểm toán, Báo cáo tài chính và Báo cáo thường niên qua các năm của các công ty trong mẫu được lấy từ hai chuyên trang chứng khoán: http://s.cafef.vn và www.cophieu68.vn, các thông tin dữ liệu tác giả thu thập từ các báo cáo này như sau:
- Báo cáo kiểm toán: cung cấp thông tin tên công ty kiểm toán năm 2013, 2014, 2015 và 2016 của 111 công ty niêm yết trong mẫu. Nếu năm sau công ty niêm yết được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác so với năm trước thì tác giả sẽ gán cho biến AC có giá trị là 1, ngược lại là 0. Bên cạnh đó, dựa vào báo cáo kiểm toán tác giả xác định được loại Ý kiến kiểm toán để đo lường biến (AO) và loại công ty kiểm toán để đo lường biến (BIG4).
- Báo cáo tài chính đã kiểm toán: cung cấp các số liệu của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm cuối năm tài chính (Tài sản ngắn hạn, Tổng tài sản, Nợ phải trả ngắn hạn, Tổng nợ phải trả, Lợi nhuận chưa phân phối) và các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Doanh thu thuần, Lợi nhuận trước lãi vay và thuế, Lợi nhuận sau thuế). Các số liệu này được sử dụng để đo lường các biến: GROWTH, SIZE, ROA, LEV và Z-SCORE. Thuyết minh báo cáo tài chính giúp tác giả xác định số lượng công ty con, cơ sở đo lường biến CPLX.
- Bên cạnh đó, để đo lường biến Z-SCORE tác giả còn thu thập thông tin Giá thị trường của cổ phiếu và Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm cuối năm tài chính của từng công ty niêm yết trên chuyên trang cổ phiếu cophieu68.vn.
- Báo cáo thường niên qua các năm cung cấp thông tin về cơ cấu tổ chức, chức vụ và tên của người giữ chức vụ đó. Dựa vào đó, tác giả xem xét có sự thay đổi người quản lý cấp cao qua các năm hay không (CEO, Chủ tịch hội đồng quản trị), cơ sở đo lường biến MC. Người giữa hai chức vụ CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị có cùng một người hay không, cơ sở đo lường biến DUAL.
Quá trình thu thập và xử lý dữ liệu cho mẫu cuối cùng bao gồm 333 quan sát công ty-năm của 111 công ty trong 3 năm (2014-2016) hoạt động đa dạng trong các nhóm ngành nghề khác nhau. Cơ cấu ngành nghề của các công ty niêm yết trong mẫu được tác giả tổng hợp và trình bày trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Cơ cấu ngành của các công ty trong mẫu nghiên cứu
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu Luận văn: Thực trạng nghiên cứu các công ty kiểm toán
3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để mô tả đặc điểm của đối tượng khảo sát, xu hướng quan hệ của các biến và phân tích hiện trạng nghiên cứu. Các tham số được sử dụng trong thống kê mô tả bao gồm: Giá trị trung bình, giá trị thấp nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn, phương sai) để làm rõ các thuộc tính của đối tượng được nghiên cứu, các biến trong mô hình nghiên cứu.
Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả muốn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nhận biết được đặc điểm các biến trong mô hình nghiên cứu. Và đánh giá xem liệu rằng có sự khác biệt về giá trị trung bình của các nhân tố giữa hai nhóm đối tượng quan sát: nhóm quan sát có thực hiện thay đổi công ty kiểm toán và nhóm quan sát không thay đổi công ty kiểm toán hay không thông qua phương pháp kiểm định T-test với mẫu độc lập.
3.4.2. Phương pháp phân tích hồi quy logistics
3.4.2.1. Tổng quát về mô hình hồi quy Logit Luận văn: Thực trạng nghiên cứu các công ty kiểm toán
Phân tích hồi qui logistic là một kỹ thuật thống kê để xem xét mối liên hệ giữa biến độc lập (biến định tính hoặc biến định danh) với biến phụ thuộc là biến nhị phân. Trong hồi qui tuyến tính đơn, biến độc lập x và phụ thuộc y là biến số liên tục liên hệ qua phương trình: y = a + bx + e
Trong hồi qui logistic, biến phụ thuộc y chỉ có 2 trạng thái: 1 (ví dụ thay đổi kiểm toán) và 0 (ví dụ không thay đổi kiểm toán). Muốn đổi ra biến số liên tục người ta tính xác suất của 2 trạng thái này. Nếu gọi p là xác suất để một biến cố xảy ra (ví dụ: thay đổi công ty kiểm toán), thì 1-p là xác suất để biến cố không xảy ra (ví dụ: không thay đổi công ty kiểm toán).
ì1 ® xacsuat =p
Y = íî0 ® xacsuat = 1 – p
Gọi xác suất xảy ra sự kiện là p với p =[0,1] . Ta có Pr(Y = 1) = p Như vậy xác xuất không xảy ra sự kiện là Pr(Y = 0) = 1 – p
Tỷ số giữa xác xuất xảy ra sự kiện và không xảy ra sự kiện được ký hiệu là odds. Ta có Odds = p/(1-p). Khi Odds = 1 thì xác suất xảy ra sự kiện bằng xác suất không xảy ra và cùng bằng 0.5.
Nếu phân phối xác suất của p (p là xác xuất để Y=1) có dạng:
Trong đó: p là xác suất để Y = 1.
Suy ra:
Tỷ số Odds của sự kiện xảy ra:
Hay:
Giả thuyết kiểm định là:
H0: βi = 0 à biến độc lập Xi không tác động đến xác suất xảy ra sự kiện;
H1: βi ≠ 0 à biến độc lập Xi có tác động đến xác suất xảy ra sự kiện.
3.4.2.2. Các bước phân tích hồi quy logistic
Bước 1: Kiểm định mối tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến:
Mục đích của kiểm định này nhằm xem xét biến độc lập tương quan có nghĩa với biến phụ thuộc hay không. Dự báo sớm mối quan hệ về độ lớn và chiều tác động giữa hai biến. Hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến. Nguyên tắc cơ bản, tương quan Pearson sẽ tìm ra một đường thẳng phù hợp nhất với quan hệ tuyến tính của hai biến. Chính vì vậy, phân tích tương quan Pearson đôi khi còn được gọi là phân tích hồi quy đơn giản.
Hệ số tương quan Pearson sẽ nhận gía trị từ +1 đến –1. Nếu r > 0 cho biết tương quan dương giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm giá trị của biến kia tăng và ngược lại. Nếu r < 0 cho biết tương quan âm giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm giá trị của biến kia giảm và ngược lại.
Giá trị tuyệt đối của r càng cao thì mức độ tương quan giữa hai biến càng lớn hoặc dữ liệu càng phù hợp với mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến. Thể hiện kiểm định tương quan Pearson giữa các biến trong mô hình. Số bên trên là hệ số tương quan Pearson (r), số bên dưới in nghiêng là giá trị p–value của kiểm định Pearson với giả thuyết H0 là không có tương quan giữa hai biến. Khi mức ý nghĩa của hệ số tương quan Pearson có độ tin cậy ít nhất bằng 95% (p-value nhỏ hơn hoặc bằng 0,05), ta kết luận rằng tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê
Bước 2: Ước lượng tham số của mô hình:
Mô hình hồi quy logit gồm 10 biến độc lập (MC, GROWTH, CPLX, DUAL, BIG4, SIZE, AO, ROA, Z-SCORE và LEV) với biến phụ thuộc khả năng xảy ra sự thay đổi công ty kiểm toán, được ước lượng bằng phương pháp Khả năng xảy ra tối đa (MX-Maximum Likelihood). Luận văn: Thực trạng nghiên cứu các công ty kiểm toán
Phương pháp đưa biến độc lập vào mô hình là phương pháp Enter: đưa vào bắt buộc, các biến độc lập đều được đưa vào trong cùng một bước.
Bước 3: Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy:
Mô hình hồi quy Logit cũng đòi hỏi kiểm định giả thuyết hệ số hồi quy khác 0. Trong hồi quy tuyến tính chúng ta sử dụng kiểm định T-student để kiểm định giả thuyết H0: βi=0. Còn với hồi quy logit ta dùng kiểm định Z-statistic để kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy (p-value < 0.05).
Bước 4: Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát của mô hình:
Mô hình hồi quy logit, tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ các hệ số trong mô hình ngoại trừ hằng số cũng được kiểm tra xem có thực sự có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc hay không. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không (giả thuyết H0: β1= β2= β3=…= βi=0) và mô hình hồi quy được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác không.
Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định LR statistic để kiểm định mức độ phù hợp tổng quát của mô hình. Nếu mức ý nghĩa của mô hình có mức độ tin cậy ít nhất 95% (p-value <= 0.05), ta chấp nhận giả thuyết có ít nhất một hệ số hồi quy khác không và mô hình được xem là phù hợp.
Bước 5: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình
Mục tiêu của kiểm định này là nhằm xem xét mức độ giải thích của mô hình, nghĩa là có bao nhiêu phần trăm thay đổi của biến phụ thuộc (khả năng xảy ra sự thay đổi công ty kiểm toán) được giải thích bởi các biến độc lập.
Bài nghiên cứu sử dụng thước đo: McFadden R-squared
Bước 6: Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình:
Để đánh giá khả năng dự báo của mô hình hồi quy logit, tác giả sử dụng phân tích sau hồi quy (Postestimation Classification), để so sánh trị số thực và trị số dự đoán cho từng biểu hiện và tính tỷ lệ dự đoán đúng sự kiện.
Công cụ được tác giả sử dụng để thực hiện các phân tích trên là Phần mềm Eview 7.0.
Kết luận chương 3
Dựa vào việc phân tích cơ sở lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán trong chương 1 và chương 2. Tác giả định hướng được các bước nghiên cứu tiếp theo và được trình bày cụ thể ở chương 3. Trong chương 3, tác giả thiết kế quy trình nghiên cứu tổng quát, dựa vào các giả thuyết đã đưa ra phát triển mô hình nghiên cứu gồm mười (10) nhân tố tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán: (1) Sự thay đổi các nhà quản lý cấp cao; (2) Tốc độ tăng trưởng; (3) Mức độ phức tạp trong hoạt động; (4) Sự kiêm nhiệm trong quản lý; (5) Danh tiếng công ty kiểm toán, (6) Quy mô công ty; (7) Ý kiến kiểm toán viên; (8) Khả năng sinh lời; (9) Nguy cơ phá sản và (10) Rủi ro tài chính. Và để lượng hóa được mối quan hệ giữa các nhân tố này đến sự thay đổi công ty kiểm toán, tác giả sử dụng mô hình hồi quy logistics, cũng được nhiều nhà nghiên cứu trước áp dụng như: Chow & Rice (1982), Schwartz & Menon (1985), Williams (1988), Woo & Koh (2001),…. Bởi vì, biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu là biến sự thay đổi công ty kiểm toán, biến giả nhị phân chỉ gồm hai giá trị: 1-có thay đổi và 0-không có thay đổi. Dữ liệu được tác giả thu thập từ 111 công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh trong 3 năm 2014-2016. Công cụ được tác giả sử dụng để thu thập và xử lý dữ liệu là phần mềm Microsoft Excel và Eview 7.0. Kết quả nghiên cứu và bàn luận về mô hình các nhân tố tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán sẽ được trình bày trong chương tiếp theo. Luận văn: Thực trạng nghiên cứu các công ty kiểm toán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Biện pháp cải thiện những ảnh hưởng đến Cty niêm yết