Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

2.1. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Làng VHDL các DTVN được xây dựng ở Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Sơn Tây là một thị xã giàu tiềm năng du lịch, cộng với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn là lợi thế lớn nhất để đầu tư phát triển du lịch tại đây. Thị xã Sơn Tây được công nhận là đô thị loại III ngày 30/5/2006 và đã được thủ tướng chính phủ ký quyết định nâng cấp lên thành phố Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Tây ngày 2/8/2007. Ngày 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Sơn Tây được nhập về thủ đô Hà Nội, ngày 8/5/2009, Chính phủ ra nghị quyết chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây trực thuộc Hà Nội. Đây là thuận lợi cơ bản nhất giúp cho thị xã Sơn Tây có được sự quan tâm nhiều hơn của nhà nước và các dự án đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực du lịch. Nhờ có sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền mà nơi đây đã và đang được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt như hệ thống đường giao thông, hệ thống điện nước và các công trình khác nhằm phục vụ nhân dân và cũng là để phát triển du lịch. Thuận lợi về mặt cơ sở hạ tầng của thị xã Sơn Tây cũng là lợi thế chung của Làng VHDL các DTVN.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch

2.1.1. Cơ sở hạ tầng

2.1.1.1. Mạng lưới giao thông

Một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của du lịch là cơ sở hạ tầng của khu vực. Toàn bộ hạ tầng chung của dự án như trục đường trung tâm, bãi để xe, hệ thống điện nước, cảnh quan cây xanh chung sẽ được nhà nước Việt Nam đầu tư. Bên cạnh đó, Làng VHDL các DTVN nằm trong khu vực có một mạng lưới giao thông vô cùng thông thoáng và thuận lợi. Cụ thể:

Về phía Tây Nam, Làng VHDL các DTVN tiếp giáp với tuyến đường Láng – Hòa Lạc kéo dài, kết nối cổng chính của Làng với các nút giao thông khác đảm bảo giao thông an toàn và thuận tiện.

Về phía Đông Bắc có đường quốc lộ 21 tiếp giáp cổng phụ của Làng VHDL các DTVN nhằm tạo khả năng tiếp cận từ nhiều hướng. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Về phía Bắc, không có đường bộ nhưng thay vào đó là cảng đường sông trên địa bàn thị xã Sơn Tây, tạo cho Làng có khả năng đưa đón khách du lịch tới bằng đường thủy. Tuy nhiên, hiện trạng khả năng khai thác đưa đón khách còn hạn chế, cần được nâng cấp để khai thác nhiều hơn trong tương lai.

Đồng thời mạng lưới giao thông nội bộ của Làng cũng đang được khẩn trương xây dựng và hoàn thành. Về cơ bản mạng lưới giao thông nội bộ kế thừa quy hoạch hạ tầng giao thông trong dự án điều chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung Làng VVHDL các DTVN được duyệt năm 2007. Theo như đó thì, đường trục giao thông chính lối toàn bộ các khu chức năng trong Làng VHDL các DTVN có mặt cắt 12, 5 m và chiều dài 9km ; bên cạnh đó là đường kĩ thuật nối từ khu dịch vụ – du lịch chạy qua khu vực cổng chính khu trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, khu các Làng dân tộc đến khu di sản văn hóa Thế giới.

Bên trong từng khu chức năng cũng có hai tuyến đường: Đường trục chính và Đường cảnh quan (đường nhỏ dành cho người đi bộ). Ngoài ra, khi dự án đi vào giai đoạn hoàn thiện sẽ có thêm đường monoral (tàu du lịch trên cao) chạy theo tuyến khép kín nối giữa các khu chức năng với nhau đồng thời điều chỉnh bổ sung đường (quy mô làn 2 xe) nối kết khu các làng dân tộc và khu quản lý điều hành, văn phòng [19].

Bên cạnh hệ thống đường giao thông bên ngoài và nội bộ, nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng ách tắc giao thông vào dịp tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch lớn, Ban quản lý Làng VHDL các DTVN đã xem xét xây dựng tới ba bãi đỗ xe. Bãi đỗ xe số 1 được thiết kế hiện đại trên diện tích 5 ha tại khu vực cổng chính, có hệ thống cầu vượt và đường ngầm cho người đi bộ ; Bãi đỗ xe thứ 2 có diện tích 1, 8 ha tại khu các làng dân tộc và Bãi đỗ xe thứ 3 có diện tích 2ha tại khu bến thuyền [19].

2.1.1.2. Hệ thống thông tin liên lạc Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Theo thống kê năm 2011 trên địa bàn thành phố Sơn Tây đã đặt hơn 4000 máy điện thoại cố định. Tổng số máy điện thoại cố định trên địa bàn của thị xã đến năm 2012 là 20. 000, số người sử dụng điện thoại là 50/100 người dân.

Bên cạnh đó, cũng đã có 4000 hợp đồng đăng kí sử dụng thuê bao internet trên toàn địa bàn của thị xã và 2 đơn vị truyền hình cáp được cấp giấy phép đi vào hoạt đông góp phần nâng cao dân trí cho người dân địa phương.

Với hệ thống thông tin liên lạc rộng khắp thị xã Sơn Tây là điều kiện thuận lợ để phát triển du lịch và cũng là điều kiện tốt cho người dân địa phương và khách du lịch khi đến cư trú và tham quan tại Làng VHDL các DTVN. [33]

2.1.1.3. Hệ thống cấp thoát nước

Hiện nay 100% hộ gia đình trên địa bàn thị xã Sơn Tây được sử dụng nguồn nước sạch cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong đó có 60% sử dụng nguồn nước máy. Công suất khai thác của nhà máy nước tại đây đạt 4. 8 triệu m3 tương đương đạt 109% kế hoạch năm. [NTD?]

Hệ thống nước máy của thị xã đã góp phần rất lớn đảm bảo yêu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân trong vùng đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hơn thế nữa, việc sử dụng nước đã qua xử lý còn liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của khách du lịch trong thời gian lưu trú tại địa phương. Vì vậy đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch của Làng VHDL các DTVN. Cụ thể nước sinh hoạt của Làng văn hóa được cấp từ hệ thống cấp nước sông Đà – Hà Nội với điểm đầu nối nằm cách cổng chính Làng VHDL các DTVN khoảng 4km, trong Làng có bể chứa nước sinh hoạt dung tích tới 2000m3, có trạm bơm cấp nước sinh hoạt riêng đồng thời còn có hệ thống nước cấp phục vụ cho cứu hỏa, rửa đường, tưới cây sử dụng nước từ hồ Đồng Mô qua 2 trạm bơm. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Về hệ thống thoát nước mưa được thiết kế cho từng khu vực riêng biệt và thoát theo từng lưu vực. Tại các khu chức năng, hệ thống thoát nước mưa được quy hoạch riêng biệt với hệ thống thoát nước thải. Hệ thống thoát nước mưa được chia thành 4 lưu vực chính, nước mưa sẽ tự chảy dọc theo hệ thống cống ngầm kết hợp với rãnh thu có nắp đan và mương hở để xả ra suối tự nhiên và xả vào hồ Đồng Mô. Trong khi đó hệ thống thoát nước thải được thiết kế tách riêng hoàn toàn với hệ thống nước mưa. Nước thải được thoát và xử lý cục bộ tại khu chức năng và đạt tiêu chuẩn Việt Nam trước khi xả vào hồ Đồng Mô. Nước thải từ các công trình công cộng xử lý tại chỗ qua các bể tự hoại, bể phốt sau đó được thu gom vào hệ thống thoát nước thải dẫn về trạm xử lý đặt trong các khu. Đối với các khu vực trung tâm văn hóa và khu vui chơi giải trí, khu các làng dân tộc đã và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tuân theo các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Đối với khu Quản lý điều hành văn phòng đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải ngay trong giai đoạn đầu, không xả trực tiếp ra hồ Đồng Mô [19].

2.1.1.4. Mạng lưới cấp điện

Hệ thống điện của thị xã Sơn Tây trong những năm qua không ngừng được đầu tư, nâng cấp có được những tiến bộ và phát triển mạnh hơn trước, góp phần đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, quá trình phát triển du lịch và các ngành kinh tế khác của thành phố. Hiện trạng hệ thống điện của thị xã tương đối hoàn chỉnh và phủ kín toàn bộ các xã phường. Trạm hạ thế 110 KV đến 35 (10 )KV trung gian E7 Xuân Khanh với 3 máy biến áp với tổng công suất 96. 000 KVA có nguồn điện tương đối đảm bảo.

Dự báo phụ tải: Tổng công suất tiêu thụ của Làng VHDL các DTVN khoảng 124 MCA. Nguồn điện: sử dụng tuyến đường dây 110 KV – Hà Đông – Xuân Thanh do công ty điện lực quản lý cấp cho trạm biến áp 110/22 KV của Làng VHDL các DTVN có vị trí nằm phía tây của Làng văn hóa

Về phần chiếu sáng các khu vực sẽ thực hiện theo từng dự án riêng, có lưu ý đến việc lựa chọn phương thức chiếu sáng đảm bảo độ chiếu sáng cần thiết, tạo tính thẩm mỹ, tạo vẻ đẹp trung hòa với cảnh quan của một khu du lịch văn hóa. Trong đó, đường giao thông chính trong Làng văn hóa sử dụng hệ thống chiếu sáng đèn thủy ngân cao áp hoặc đèn hơi Natri; với đường < 11m bố trí chiếu sáng một phía, với đường > 11 m bố trí chiếu sáng hai phía [19].

2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.

Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hóa, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở công trình đặc biệt, trong đó tài nguyên du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch.

2.1.2.1. Cơ sở lưu trú

Tính đến nay, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn thị xã Sơn Tây là 70 (trong đó có 40 khách sạn và 30 nhà nghỉ) với tổng số phòng là 985 phòng và 2050 giường. Trong số các khách sạn được xếp hạng có 17 cơ sở được xếp hạng từ 1-2 sao và một số cơ sở đang đề nghị được xếp hạng 3 – 4 sao như các khách sạn Yên Bình, Khách sạn Sơn Tây…. Tuy nhiên, việc xếp hạng còn đòi hỏi nhiều thời gian thẩm tra và nâng cấp vì những khách sạn này cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được các dịch vụ bổ sung mà một khách sạn cao cấp cần phải có như có hệ thống nhà hàng, bể bơi, phòng tập đa chức năng, khu massage sauna…

Với hệ thống nhà nghỉ, khách sạn nêu trên đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu ở lại qua đêm của du khách. Hệ thống cơ sở vật chất tạm thời phục vụ được cho các đối tượng khách đa dạng, có nhu cầu và khả năng chi trả khác nhau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tại địa phương. Trong tương lai không xa, khi hoạt động du lịch tại Làng VHDL các DTVN phát triển mạnh mẽ, các cơ sở lưu trú này sẽ đóng góp quan trọng vào việc cung ứng dịch vụ cho du khách. Sau đây, xin điểm một số khách sạn tiêu biểu trên địa bàn thị xã Sơn Tây:

Khách sạn Thiên Mã: nằm sát ven hồ theo đường du lịch Đồng Mô với 24 phòng ngủ hiện đại, có phòng hội thảo lớn có sức chức tầm 150 người, phòng ăn rất phù hợp cho các cuộc hội thảo, ngoài ra còn có 3 phòng ăn vip; 1 phòng ăn trung tâm, 1 phòng ăn dã chiến (phòng nhà lá). [32]. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Khách sạn Hải Cảng: có địa chỉ tại Đồng Mô- Sơn Tây với hệ thống phòng nghỉ được thiết kế trang nhã lịch sự bao gồm điều hòa 2 chiều, tivi, truyền hình cáp, wifi. Khách sạn cũng đã trang bị phòng hội thảo tiện nghi, hiện đại dành cho từ 200 khách. Ngoài ra còn có bể bơi, massage ngoài trời, sân tập gôn, sân đá bóng và khu dành cho các hoạt động thể thao khác như bi a, bóng bàn, cầu lông, câu cá, đi xe đạp đôi, hát karaoke, khu vui chơi đồi cỏ, đu quay, cầu trượt, hố cát dành cho trẻ em. Khách sạn có nhà hàng là Khu nhà sàn thóang mát có sức chứa 250 khách tọa lạc bên hồ. Đến với nhà hàng Hải Cảng quý khách có thể đặt ăn theo sở thích riêng biệt hoặc lựa chọn món ăn từ thực đơn phong phú với hơn 150 món ăn. Một số món ăn dân dã: ốc nấu, gà nồi đất, cá nheo nướng lá chuối, đuôi bò hầm rượu vang.. [32].

Khách sạn Yên Bình: Tọa lạc ngay tại quốc lộ 21, đường Hòa Lạc – Sơn Tây, bao quanh là các điểm du lịch như hồ Đồng Mô, sân Gofl Đồng mô, Làng VHDL các DTVN. Khách sạn cách trung tâm Hà Nội 40km, du khách có thể đến với khách sạn đi theo đại lộ Thăng Long hoặc đường 32 rất thuận lợi. Đây thực sự là một địa điểm lí tưởng để nghỉ ngơi, tham quan du lịch, phù hợp với việc mua sắm và đi lại của quý khách. Với 5 tầng và 30 phòng nghỉ, các phòng được trang bị điện thoại, wifi miễn phí, bồn tắm nóng lạnh, thang máy hiện đại cùng các dịch vụ như: massage, xông hơi, sục xoáy thuốc bắc… Ngoài ra khách sạn còn cho thuê xe du lịch chất lượng từ 4 – 45 chỗ đưa đón quý khách ra sân bay và tham quan du lịch các địa phận lân cạn, đăng kí vé máy bay, nhận tour du lịch trọn gói… Đây là một trong những khách sạn dược đánh giá đạt tiêu chuẩn 3 sao ở Sơn Tây [32].

Khách sạn Sơn Tây: Nằm ở Sơn Lộc – Sơn Tây – Hà Nội, khách sạn Sơn Tây có một địa thế thuận lợi về giao thông với 18 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 2 sao cùng với hệ thống nhà ăn với sức chứa trên 800 khách một lúc. Khách sạn Sơn Tây là một điểm dừng chân lý tưởng cho quý khách. Tiện nghi trong phòng: Điều hòa, bình nóng lạnh, bàn ghế, tủ đồ, tủ lạnh, bồn tắm, tivi, wifi cùng các dịch vụ nhà hàng, quán bar…[32?].

2.1.2.2. Nhà hàng và các công trình khác

Cùng với hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, thị xã Sơn Tây còn có một hệ thống các nhà hàng với nhiều món ăn dân dã, đặc sản, góp phần đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến với Sơn Tây nói chung và Làng VHDL các DTVN nói riêng. Một số nhà hàng tiêu biểu: Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Nhà hàng lá cọ Minh Hoa tọa lạc ở Xuân Khanh – Sơn Tây – Hà Nội: được xây dựng trên diện tích 1000m2 với quy mô thiết kế kiến trúc hiện đại sang trọng nhưng không kém phần truyền thống. Nhà hàng bao gồm 3 đại sảnh đãi tiệc hiện đại, không gian thóang đãng và một bãi đỗ xe an toàn, thuận tiện với tổng sức chứa lên đến 1200 khách. Bên cạnh đó với đội ngũ quản lý có năng lực, đầu bếp giỏi, tay nghề cao cùng với các nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách. [32].

Nhà hàng Hồng Giang: Địa chỉ ở Đường tránh 32, Vân Gia, Sơn Tây, Hà Nội. Nhà hàng Hồng Giang có không gian rộng, nằm ở trên đồi, có bãi đỗ xe rộng, an toàn. Nhà hàng được thiết kế đẹp cùng với đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp luôn phục vụ các món ăn đặc sản như: Gà đồi, cá song, Baba, lẩu nấm Tây Tạng. [32].

Nhà hàng Phương Kha- quán cơm Việt Nam: Địa chỉ ở Đường Đôi – Đồng Mô – Sơn Tây – Hà Nội. Nhà hàng Phương Kha – Quán cơm Việt Nam nằm ngay cạnh cổng đường vào sân golf Đồng Mô. Nhà hàng phục vụ nhiều món ăn ngon và rẻ. Đến với nhà hàng du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản tươi sống như nheo om hoa chuối, cá nheo nướng, gà đồi…. Với không gian thóang đạt cùng với đầu bếp chuyên nghiêp sẽ mang đến những món ăn ngon và đem tới sự hài lòng cho quý khách [32].

Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn Sơn Tây còn có 5 siêu thị, 13 chợ xã, phường cũng như có đầy đủ các công trình nhà văn hóa, trạm y tế…. góp phần đáp ứng nhu cầu mua sắm và du lịch của nhân dân địa phương và du khách.

2.2. Một số hoạt động du lịch được tổ chức tại Làng VHDL các DTVN

2.2.1. Lễ khai trương Làng VHDL các DTVN

Ngày 19/9/2010, tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai trương Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động phong phú chào mừng đợt kỉ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đây cũng là hoạt động mở đầu cho các hoạt động quản lý, khai thác, vận hành Làng VHDL các DTVN, góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam đồng thời tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ngay từ sáng sớm, từ khắp các nẻo đường, nườm nượp người, xe nô nức kéo về khu du lịch Đồng Mô để tham gia vào sự kiện trọng đại này. Đúng 9 giờ sáng, đông đảo nhân dân tham dự lễ hội, các nghệ nhân, diễn viên các đoàn nghệ thuật đại diện cho 54 dân tộc anh em đã tề tựu trước cổng làng để tham gia vào nghi thức đặc biệt quan trọng mở đầu cho Lễ khai trương Làng VHDL các DTVN – Lễ mở cổng Làng. Tham gia nghi thức Lễ mở cổng Làng có Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Giàng Seo Phử, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Hà Văn Núi.. . Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Phát biểu tại Lễ mở cổng Làng, ông Vũ Trọng Kim nhấn mạnh: Kể từ giờ phút này, nơi đây sẽ là mái nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước ta và của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là nơi biểu hiện sinh động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của tình hữu nghị với bạn bè quốc tế thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và bảo tồn phát huy những di sản văn hóa của dân tộc… Để Làng VHDL các DTVN thực sự là ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, Phó Chủ tịch Vũ Trọng Kim mong muốn, các nhân sỹ trí thức, già làng, trưởng bản, nghệ nhân dân gian, các làng nghề, phố nghề, hội nghề… tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp, tham gia vào nội dung hoạt động và quảng bá cho ngôi nhà chung, để nơi đây xứng đáng là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của quốc gia và quốc tế. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim đã tuyên bố mở cổng Làng VHDL các DTVN – chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1. 000 năm Thăng Long – Hà Nội, trong tiếng cồng chiêng vào hội rền vang [21].

Trong buổi lễ đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa độc đáo thu hút rất đông nhân dân từ nhiều nơi trong cả nước về tham dự như: Lễ mở cổng Làng, lễ vinh danh một số làng nghề truyền thống của 54 dân tộc anh em; trưng bày triển lãm đặc trưng văn hóa cộng đồng 54 dân tộc; trưng bày giới thiệu các làng nghề, ẩm thực, trò chơi dân gian… Ngày hội vui càng thêm vui bởi nhiều màu sắc với chương trình giao lưu của các nghệ nhân, nghệ sĩ các dân tộc đến từ mọi vùng, miền. Cùng các làn điệu Quan họ mượt mà của các liền anh, liền chị vùng quê Kinh Bắc, các nghệ nhân Tày, Nùng (Lạng Sơn) cũng mang đến “đặc sản” hát then, đàn tính rộn ràng, náo nức. Không gian quảng trường Tây Nguyên bỗng chốc trở nên cuốn hút với các cô gái Mường và những hòa âm cồng chiêng sâu lắng, các thiếu nữ Ê Đê lại rộn rã với những vũ điệu xoang thấm đẫm hồn dân tộc… [21] Tối cùng ngày, sau phần lễ, phần hội được tiếp diễn bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề: “Phác hoạ bức tranh thu nhỏ của đất nước Việt Nam tươi đẹp – nhịp sống trẻ trung – vui cùng bầu bạn – hướng về Đại lễ” được thể hiện sống động, chân thực, hấp dẫn, đậm tính nghệ thuật. Chương trình có sự tham gia của gần 600 diễn viên, trong đó có nhiều nghệ nhân các dân tộc. Kết thúc lễ khai trương là màn bắn pháo hoa ấn tượng ngay trên hòn đảo “Việt Nam gấm hoa” [22].

Được biết, Lễ khai trương Làng VHDL các DTVN đã thu hút khoảng 3000 du khách đến tham quan trực tiếp với gần 600 diễn viên và đại diện đoàn ngoại giao cũng như của các tổ chức quốc tế đến từ 40 quốc gia trên thế giới [21], [22].

2.2.2. Festival Thanh niên và Ngày hội các dân tộc Việt Nam – 4/2011 Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Ngày 17/4/2011, Festival thanh niên các dân tộc Việt Nam đã diễn ra tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội với hơn 300 đại biểu đại diện cho thanh niên các dân tộc Việt Nam cùng tham gia sự kiện này. Festival lần này do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp tổ chức [9]. Trong suốt ngày 17/ 4, đã diễn ra các hoạt động hưởng ứng Festival như hội trại “Thanh niên đoàn kết” và trình diễn trò chơi dân gian, thể thao truyền thống dân tộc. Đây là các hoạt động hào hứng, sôi nổi, giúp bạn trẻ các dân tộc thêm hiểu về phong tục, tập quán và văn hóa của nhau. Chiều 17/ 4/ 2011, các bạn trẻ đã tham gia hội thảo “Tuổi trẻ Việt Nam với sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ đổi mới, hội nhập của đất nước”. Hội thảo khẳng định bạn trẻ các dân tộc chính là lực lượng nòng cốt để đưa đất nước hội nhập với thế giới nhưng không hòa tan, mỗi bạn trẻ mỗi dân tộc có trách nhiệm sưu tầm, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc mình và các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hội thảo cũng phát động cuộc vận động tuổi trẻ cả nước hiến tặng hiện vật, đồ dùng, dụng cụ và các sản phẩm tự làm hoặc sưu tầm [23].

Tối 17. 4 diễn ra điểm nhấn của Festival, đó là chương trình tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19. 4, giao lưu văn hóa nghệ thuật các dân tộc với chủ đề “Sắc màu tuổi trẻ – Sắc màu đoàn kết” (Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV5, VTV6) với sự tham gia của khoảng 1. 500 bạn trẻ các dân tộc và người dân. Bên cạnh các tiết mục ca múa nhạc ca ngợi tinh hoa văn hóa các dân tộc, thể hình tình đoàn kết hướng tới tương lai, đêm hội cũng diễn ra lễ trao học bổng Vừ A Dính cho 40 học sinh, sinh viên dân tộc vượt khó học tập tiến bộ.

2.2.3. Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất

Tối ngày 28/11/2011, tại Quảng trường Tây Nguyên thuộc Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra cuộc trình diễn trang phục cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất.

Tham dự cuộc trình diễn có các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Đồng chí Uông Chu Lưu – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc Hội; đồng chí Giàng Seo Phử – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Uỷ Ban Dân tộc; đồng chí Hoàng Tuấn Anh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL; đồng chí Hà Văn Núi – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Danh Út – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội; đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; ngài Him Chem

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nghệ thuật Vương quốc Campuchia và đại diện một số tổ chức quốc tế tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo Ban, Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương; các nhân sỹ, trí thức, già làng, nghệ nhân, trưởng bản đại diện cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam [24]. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Phát biểu khai mạc chương trình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử cho biết: gần một năm qua Ủy ban Dân tộc đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, Ngành Trung ương, các địa phương trong cả nước tích cực xây dựng kế hoạch, đề án, tuyển chọn và tổ chức trình diễn trang phục của 54 dân tộc anh em từ cấp cơ sở ở các tỉnh, thành phố trong cả nước và sự kiện trình diễn trang phục cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần này đã được đồng bào cả nước đón nhận, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa. Đồng chí cho rằng: đây cũng là dịp tổng kiểm kê việc bảo tồn, gìn giữ trang phục của từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và khẳng định, mặc dù đây là lần đầu tiên tổ chức trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc quy mô cấp quốc gia, nhưng được các nước trong khu vực đánh giá cao, các nhà nghiên cứu văn hóa, dân tộc học, văn nghệ sĩ, báo chí, bạn bè quốc tế… quan tâm theo dõi. Điều đó, chứng tỏ đây là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước là: Tôn trọng, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đồng chí tin tưởng, qua trình diễn trang phục truyền thống dân tộc lần này sẽ khơi dậy lòng tự hào dân tộc, biến sức mạnh văn hóa tinh thần thành sức mạnh vật chất, sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” [24].

Chương trình có sự tham gia của 255 thí sinh, đại diện cho 54 dân tộc thuộc 63 tỉnh, thành trong cả nước. Các thí sinh đã trình diễn khoảng hơn 100 loại trang phục truyền thống của dân tộc mình (trang phục sinh hoạt, đám cưới, lễ hội truyền thống), đi kèm đồ trang sức (như vòng cổ, vòng chân, tay, hoa tai…) theo đúng truyền thống, không được cách tân, lai tạp. Ngoài khả năng trình diễn, các thí sinh phải thể hiện được khả năng ứng xử cũng như sự hiểu biết về văn hóa dân tộc mình. Trong lần trình diễn này, Ban Tổ chức đã thành lập hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia ở Làng VHDL các DTVN Việt Nam, Viện Dân tộc học và một số cơ quan liên quan để kiểm tra toàn bộ các trang phục gốc trước khi trình diễn ở cấp quốc gia [25].

Được biết, đây là lần đầu tiên những trang phục nguyên bản với chất liệu, họa tiết hoa văn thêu đặc trưng trong trang phục của các dân tộc được trình diễn trên sân khấu; từ trang phục của người Mông, Dao, Pà Thẻn, Lô Lô, Thái, Mường, Tày, Nùng ở vùng núi phía Bắc, trang phục của người Ơ Đu, Bru-Vân Kiều, Tà Ôi, Ba Na, Ê Đê, Gia Rai ở miền Trung-Tây Nguyên đến trang phục của người Hoa, Chăm, Khơ Me ở đồng bằng sông Cửu Long. Đây thực sự là ngày hội của sắc màu văn hóa trang phục các dân tộc Việt Nam. Tỉnh Bắc Giang góp mặt cùng lễ hội là 02 đại diện dân tộc Sán Dìu đến từ huyện Lục Ngạn, thực sự là một nét riêng độc đáo đối với 53 dân tộc còn lại. Bên cạnh những trang phục đã trở nên quen thuộc như trang phục người Thái, người Mường, người Khmer, người Chăm… là những bộ trang phục lần đầu tiên ra mắt như trang phục của người Ơ Đu, Chứt, RagLay… Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Đây là những dân tộc mà trang phục truyền thống đã biến mất khỏi đời sống cộng đồng từ lâu, nay được người dân tìm tòi, khôi phục lại để tham gia chương trình Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Sau hơn 6 tháng chuẩn bị, Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã góp phần đáng kể vào việc khích lệ đồng bào các dân tộc khôi phục và gìn giữ các trang phục truyền thống. Dù vẫn còn một vài dân tộc thiểu số phải mặc trang phục phổ thông lên trình diễn, nhưng phần lớn các trang phục mang đến chương trình đều được Hội đồng thẩm định đánh giá cao về sự chính xác, gần gũi với trang phục gốc.

Có thể nói việc Ban quản lý Làng VHDL các DTVN tổ chức một chương trình trình diễn công phu trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam là việc làm hết sức cần thiết bởi trang phục dân tộc chính là dấu hiệu đầu tiên và nhanh nhất để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, giữ được trang phục truyền thống chính là giữ được hồn cốt, bản sắc của cả một tộc người. Đồng thời màu sắc rực rỡ cùng những họa tiết thuê thùa, trang trí độc đáo và kiểu dáng vô cùng đa dạng của các bộ trang phục cho thấy khả năng thẩm mỹ và một đời sống tinh thần phong phú của đồng bào các dân tộc.

Lễ hội Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất thể hiện chính sách của Ðảng và Nhà nước về quyền bình đẳng, tôn trọng các dân tộc, là cơ hội cho các dân tộc trực tiếp giao lưu, tìm hiểu và phát huy thế mạnh văn hóa tốt đẹp của nhau, tạo điều kiện để cộng đồng các dân tộc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của mình, đồng thời cũng là biện pháp để đưa Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục đi vào cuộc sống.

2.2.4. Liên hoan Văn hóa các dân tộc Việt Nam – 19/4/2012

Từ ngày 18 – 19/4/2012, tại Làng VHDL các DTVN đã diễn ra Liên hoan văn hóa các dân tộc Việt Nam do Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức, nhằm đẩy mạnh giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các dân tộc, các địa phương vùng miền, tạo không gian văn hóa đặc sắc, tiêu biểu tại “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em. Ngoài ra, ban tổ chức cũng khẳng định, sự kiện là hoạt động ghi nhận những đóng góp tích cực của các cộng đồng dân tộc trong quá trình tham gia khai thác, vận hành Khu các làng dân tộc thuộc Làng VHDL các DTVN đồng thời Liên hoan còn là cơ hội quảng bá, giới thiệu hình ảnh của Làng tới du khách trong và ngoài nước. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Hướng tới mục tiêu tôn vinh, bảo tồn văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa, quảng bá, đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch với các hoạt động hấp dẫn, mới lạ, thu hút mọi đối tượng khách thăm quan, theo đó, Liên hoan đã huy động 13 cộng đồng dân tộc từ tám tỉnh thành trong cả nước, bao gồm: H’Mông, Tày (Hà Giang); Dao, Thái (Sơn La); Mường (Hòa Bình); Nùng (Lạng Sơn); Ba Na, Gia Rai (Kon Tum); M’Nông (Đắk Nông), Ê Đê (Đắk Lắk); Chăm, Khơ Me (An Giang); Hoa (TP.Hồ Chí Minh) .

Tại Liên hoan lần này sẽ có 8 nội dung hoạt động được tổ chức, bao gồm: Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19-4; Hội nghị Xúc tiến Đầu tư xây dựng sản phẩm văn hóa du lịch; Đêm hội tôn vinh văn hóa các dân tộc Việt Nam; Tổ chức chợ vùng cao phía Bắc; Chương trình hoạt động của đại diện 13 cộng đồng dân tộc được diễn ra luân phiên định kỳ tại Làng Văn hóa (hoạt động lễ hội, trò chơi dân gian, tham gia thi đấu các môn thể thao: tu lu, bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co…); Triển lãm Làng nghề dân gian truyền thống với khoảng 20 không gian trưng bày tái hiện trên làng nghề dân gian truyền thống: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh đúc đồng, làm trống, gốm…; Trình diễn các trò chơi dân gian, thể thao giải trí; Hội trại.

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Bộ VHTTDL [28]. Bên cạnh đó, Liên hoan còn có nhiều hoạt động cộng đồng bổ trợ khác như: trình diễn xe ô tô địa hình, đấu vật (Bắc Ninh), nhảy lửa (Pà Thẻn), võ thuật Lâm Sơn Động, võ Sáo (Bắc Giang, thi trượt pa-tanh, thi câu cá… 13 cộng đồng dân tộc sẽ tham gia thi đấu ba môn thể thao dân tộc: Tu Lu, bắn Nỏ, đẩy gậy [27]

Sáng ngày 19/04/2012, Lễ khai mạc “Phiên Chợ vùng cao phía Bắc” đã được diễn ra. Chợ vùng cao nằm trong khu các làng dân tộc I – nơi tái hiện khá đầy đủ không gian văn hóa của 28 cộng đồng các dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc. Chợ được xây dựng theo hình ảnh quen thuộc theo mô hình chợ vùng cao Đồng Văn – Hà Giang với kết cấu xây dựng bằng đá, trên sườn đồi. Chợ vùng cao tại Làng VHDL các DTVN là mô hình phiên chợ có thể phục vụ cho việc trao đổi các sản vật miền núi phía Bắc cho hầu hết các dân tộc Đông Bắc – Tây Bắc. Mô hình phiên chợ này dự kiến sẽ diễn ra một tháng một lần trong thời gian tới. Trong tổng thể 4 ngày diễn ra chợ Ban tổ chức sẽ tái hiện nhiều hình ảnh đặc trưng của một phiên chợ vùng cao với việc mua bán hòa quyện âm nhạc, các điệu múa, các điệu nhảy và các trò chơi dân tộc đặc sắc. Bên cạnh không gian chợ Ban tổ chức cũng sẽ tổ chức khai đấu môn đấu vật với các vận động viên đến từ Bắc Ninh và Hà Nội.

Chợ vùng cao lần này có sự tham gia trực tiếp của 6 cộng đồng dân tộc phía Bắc: H’Mông, Dao, Tày, Nùng, Mường, Thái của các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Giang, Hòa Bình và đặc biệt là sự tham gia và giao lưu của cộng đồng người Hoa đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Du khách ghé chợ vùng cao sẽ tìm thấy những sản vật, đặc sắc như táo Điện Biên, thắng cố, vịt và lợn quay Bắc Giang, Lạng Sơn, rượu ngô… Ngoài ra những sản phẩm quen thuộc được ưa chuộng như rượu Kiên Thành phục vụ bà con đi chợ [30]. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Một phiên chợ độc đáo, sôi nổi với tiếng vó ngựa, tiếng cười nói, tiếng kèn của người H’Mông đang diễn ra ngay tại Hà Nội. Thông qua phiên chợ đồng bào đã giới thiệu về những nét đẹp văn hóa truyền thống của mình.

Bên cạnh Phiên chợ vùng cao, tối 19/4/2012, điểm nhấn của Liên hoan Văn hóa các dân tộc Việt Nam là Đêm hội tôn vinh văn hóa các dân tộc đã diễn ra hoành tráng tại khu vực sân khấu nổi – Khu các làng dân tộc. Với chủ đề “Vận hội năm Rồng – Ðại đoàn kết, khát vọng và thăng hoa”, đêm hội tôn vinh văn hóa các dân tộc là một chương trình nghệ thuật đặc sắc, hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, khắc họa hình tượng Rồng bay lên cùng vận hội mới của đất nước, hướng tới tầm nhìn 2015 – 2020. Sân khấu nổi trên mặt nước hồ Ðồng Mô lung linh, huyền ảo cùng biểu tượng Ðền Hùng linh thiêng và những đóa sen hồng 54 cánh, thể hiện hình ảnh 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; điểm nhấn đan xen là những hình ảnh các phiên chợ vùng cao, chợ nổi Nam Bộ và chợ đồng bằng và trung du Bắc Bộ bên những biểu tượng, di sản văn hóa vùng, miền như thánh địa Mỹ Sơn, tượng mồ Tây Nguyên. Chương trình đêm hội là chương trình biểu diễn nghệ thuật của hơn 100 diễn viên đến từ các đơn vị nghệ thuật và hơn 200 nghệ nhân của 14 cộng đồng dân tộc đại diện cho 54 cộng đồng dân tộc trong cả nước [28].

2.2.5. Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam từ ngày 20 – 23/11/2012

Ngay sau sự kiện Liên hoan văn hóa các dân tộc Việt Nam được tổ chức vào tháng 4, từ ngày 18 – 23/11/2012 tại Làng VHDL các DTVN lại diễn ra Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Vào đúng sáng ngày 22/11, tại không gian văn hóa dân tộc H’rê, Khu các làng dân tộc, đã diễn ra Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam và Khánh thành quần thể Tháp Chăm tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tới dự Ngày hội có các đồng chí: Huỳnh Đảm, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hà Thị Liên, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các đồng chí Lãnh đạo Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam… và gần 160 đại diện nhân sĩ, trí thức, nghệ nhân, đồng bào dân tộc Chăm, Raglai, H’rê đến từ các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, An Giang, Bình Thuận, Bình Định, Tây Ninh, Quảng Ngãi, TP Hồ Chí Minh [29]. Đánh giá cao ý tưởng và công tác tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng chí Huỳnh Đảm đề nghị: những năm tiếp theo, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tiếp tục tổ chức Ngày hội Đoàn kết các dân tộc, đưa sự kiện này trở thành ngày hội truyền thống đại đoàn kết các dân tộc hàng năm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Với các nội dung chính: lễ khai mạc, giao lưu văn hóa văn nghệ của cộng đồng các dân tộc, lễ mừng nhà mới dân tộc H’rê… Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc mang ý nghĩa sâu sắc, là dịp ôn lại truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, để từ đó các dân tộc Việt Nam cùng quan tâm, chia sẻ, động viên, hỗ trợ nhau vươn lên trong cuộc sống…

Đặc biệt, cũng trong ngày 23/11/2012 đã diễn ra Lễ khánh thành quần thể Tháp Chăm tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đây được ghi nhận là trong 10 sự kiện nổi bật của ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2012. Quần thể Tháp Chăm lần đầu tiên được xây dựng nguyên mẫu theo tỷ lệ 1:1 tại Việt Nam, là một trong những công trình được xây dựng với nhiều tâm huyết, công sức và trí tuệ của Ban Quản lý, thợ thủ công, nghệ nhân, trí thức dân tộc Chăm. Cùng với Lễ khánh thành, nghi lễ truyền thống mở cửa tháp Chăm và lễ hội Ka tê cũng được tổ chức Các vị cả sư và đồng bào Chăm Ninh Thuận đã thực hiện nghi lễ truyền thống nhập linh cho quần thể Tháp Chăm, và từ nay, đồng bào Chăm trong cả nước và du khách có thêm một địa chỉ tâm linh để dâng hương và thực hiện các nghi thức tín ngưỡng dân tộc tại Thủ đô.

2.2.6. Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” – 2013

Ngày 10/01/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 108/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân và Chủ tịch nước chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trong Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố: Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hoà Bình, Thanh Hóa, Yên Bái, Trường Trung cấp Đam San và các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân và Chủ tịch nước chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trong Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”, thời gian từ ngày 18 đến ngày 21/02/2013 (mùng 9 đến 11 tháng Giêng) [24].

Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ có sự tham gia của cộng đồng các dân tộc: Mông, Pà Thẻn, La Chí, Pu Péo, Cơ Lao, Lô Lô, Giáy, Bố Y (tỉnh Hà Giang); Xinh Mun, Kháng, La Ha, Lào (tỉnh Sơn La); Tày, Nùng (tỉnh Lạng Sơn); Dao, Sán Chay (tỉnh Tuyên Quang); Hoa, Ngái, Sán Dìu (tỉnh Bắc Giang); Mường (tỉnh Hoà Bình); Thái, Thổ (Thanh Hóa); Khơ Mú, Phù Lá (tỉnh Yên Bái) và các dân tộc Giarai, Ê đê, Mơ nông, Cơ Ho (Trường Trung cấp Đam San – tỉnh Đắc Lắc) gồm các nhân sỹ, trí thức, già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người dân tộc thiểu số có thành tích đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương, hạt nhân văn hóa văn nghệ quần chúng… Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Trong Chương trình Ngày hội sẽ có các hoạt động: Chủ tịch nước chú Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam và đại diện các cộng đồng báo công trong việc tham gia bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tại địa phương và giao lưu, chung vui, chúc Tết Chủ tịch nước; Thực hiện Nghi thức “Hạ cây nêu ngày Tết” nhân dịp Chủ tịch nước chúc Tết; Liên hoan ẩm thực mùa xuân; các hoạt động tái hiện một số nghi lễ đón Tết, lễ hội tiêu biểu, đặc sắc của các dân tộc vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên; Giao lưu văn nghệ, trò chơi dân gian, thể thao dân tộc và các lễ hội truyền thống…[24].

2.2.7. Đoàn đại biểu Đại sứ quán các nước và các tổ chức quốc tế thăm quan Làng VHDL các DTVN – 19/4/2013

Chiều ngày 19/04/2013, Đoàn đại biểu Đại sứ quán thuộc 15 quốc gia và các tổ chức quốc tế đã đến thăm quan và giao lưu với cộng đồng các dân tộc đang sinh hoạt tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam nhân các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 và Năm Gia đình Việt Nam 2013.

Điểm đến thăm quan đầu tiên của Đoàn là phiên chợ vùng cao phía Bắc, không gian chợ truyền thống độc đáo của 8 cộng đồng dân tộc đến từ 6 tỉnh phía Bắc: H’mông, Dao (Hà Giang); Tày (Bắc Kạn); Nùng (Lạng Sơn); Mường (Hòa Bình); Thái (Sơn La); Sán Chay, Sán Dìu (Bắc Giang). Các đại biểu đã thăm quan các gian hàng trưng bày sản vật các vùng miền và thưởng thức các tiết mục văn hóa, văn nghệ truyền thống cũng như các trò chơi dân gian được tổ chức tại chợ. Đặc biệt, các đại biểu đã vô cùng thích thú với công việc dệt vải và trang trí hoa văn sáp ong trên thổ cẩm của đồng bào H’mông ở đây [19].

Tiếp đó, Đoàn đã đến thăm quan không gian văn hóa dân tộc H’mông và Mường tại Khu các Làng dân tộc I. Đoàn đã được cộng đồng dân tộc Mường đến từ huyện Mai Châu và Tân Lạc tỉnh Hòa Bình tiếp đón nồng nhiệt với truyền thống hiếu khách vốn có của dân tộc bằng màn tấu cồng đón khách và vò rượu cần mời khách. Bà con dân tộc H’mông đến từ các huyện Đồng Văn, Quản Bạ và Mèo Vạc tỉnh Hà Giang đón tiếp đoàn với giai điệu réo rắt của khèn H’mông và những chén rượu mang hương vị cay nồng của rượu ngô. Tiếp nối hành trình đó, Đoàn đã đến thăm quan và tìm hiểu không gian văn hóa Tháp Chăm thuộc Khu các làng dân tộc. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tại đây, Đoàn đã được nghe giới thiệu về quá trình xây dựng và những nét độc đáo của Tháp Chăm.

Kết thúc chuyến thăm, Đoàn đại biểu đại sứ quán và các tổ chức quốc tế đã tham dự chương trình nghệ thuật “Bản sắc văn hóa Việt” tại Quảng trường Khu các Làng dân tộc II. Đây không phải là lần đầu tiên Đoàn đại biểu đại sứ quán và các tổ chức quốc tế đến thăm quan và tham dự các chương trình văn hóa, văn nghệ tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, bởi nơi đây luôn là điểm đến quen thuộc của Đoàn, trong các sự kiện văn hóa được tổ chức tại “Làng”.

Sau phần lễ là Chương trình nghệ thuật “Bản sắc Văn hóa Việt” với sự tham gia biểu diễn của hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp cùng các nghệ nhân, thanh niên là đại diện cho các cộng đồng dân tộc thiểu số trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Thông qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật, chương trình đã giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam. Đó là hình ảnh trống đồng, chim hạc, bánh chưng, bánh giày, những hùng binh Âu Lạc được tái hiện trong tiếng nhạc trầm hùng với tiết mục “Nhớ về đất Tổ quê ta”; là tiếng kèn Saranai tưng bừng trong lễ hội Kate của người Chăm; là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với những vũ điệu, cùng ánh lửa bập bùng quanh cây nêu dưới mái nhà sàn của dân tộc Chơro; là tiếng đờn ca tài tử Nam Bộ với tác phẩm “Dạ cổ hoài lang” đi vào lòng người; là “Lời mẹ ru” mang đến những giấc mơ thật đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn của những con người Việt Nam… [19]

23. Đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch tại Làng VHDL các DTVN Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

2.3.1. Tích cực

Hiện nay, trước xu hướng thế giới ngày càng phẳng, ranh giới giữa các quốc gia, lãnh thổ dường như ngày càng mong manh hơn, các quốc gia, các tộc người đều muốn thể hiện bản sắc riêng có của mình thì văn hóa, du lịch ngày càng xích gần nhau hơn, có trong nhau và là của nhau. Do đó, các tài sản văn hóa sẽ mãi ngủ yên nếu không có sự đánh thức của du lịch và du lịch sẽ trở nên thiếu tâm hồn nếu không có chất men, chất liệu của văn hóa. Đặc biệt, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 đã xác định rõ mục tiêu du lịch Việt Nam cơ bản trở thành nền kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất tương đối đồng bộ, hiện đại… và theo đó, du lịch sẽ phát triển có trọng tâm, trọng điểm, phát triển theo chiều sâu… Trên cơ sở đó, hiện nay, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã được ra đời và đang được Nhà nước tập trung đầu tư cùng các doanh nghiệp đầu tư hoàn thiện theo mô hình một công viên chuyên đề, một tổ hợp văn hóa thể thao và du lịch quy mô lớn, là trọng tâm trọng điểm góp phần phát triển du lịch Việt Nam.

Làng VHDL các DTVN sau gần ba năm khai trương (19/09/2010) đi vào hoạt động, có thể nói cho đến nay một phần Khu các Làng dân tộc đã trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch giữa lòng thủ đô Hà Nội. Cùng với nhiều sự kiện văn hóa thể thao, Du lịch phục vụ kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, đã có trên 50 cộng đồng dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền đã hội tụ tại ngôi nhà chung – Làng VHDL các DTVN để hoạt động luân phiên, định kỳ theo kế hoạch hàng năm nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa, giao tiếp cộng đồng, trình diễn trang phục truyền thống, dân ca, dân vũ, giới thiệu ẩm thực dân tộc, nghề thủ công truyền thống (đan lát, dệt vải, đẽo tượng…), trò chơi dân gian (ném còn, đánh cù, leo cột, đảy gậy, đi cà kheo.. ) và tái hiện một số lễ hội dân gian truyền thống như lễ mừng năm mới, lễ mừng nhà mới, lễ kết bạn, lễ cưới của người Chăm (An Giang), lễ cưới của người Giẻ Chiêng (Kon Tum), lễ cấp sắc và lễ cưới của người Dao (Tuyên Quang) lễ hội Lồng Tồng của các dân tộc miền núi phía Bắc… Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Trong các hoạt động đó, việc tái hiện những lễ hội dân gian đặc sắc gắn với không gian văn hóa, tín ngưỡng phong tục tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc, các vùng miền, địa phương trong cả nước đã góp phần bảo tồn gìn giữ phát huy di sản văn hóa truyền thống tại Làng VHDL các DTVN và phục vụ du khách trong và ngoài nước bởi lễ hội truyền thống là những nét đẹp văn hóa có từ ngàn đời của các dân tộc. Hơn nữa, việc kiểm duyệt để đưa ra tổ chức tại Ngôi nhà chung các dân tộc Việt Nam cũng góp phần bảo tồn những giá trị nguyên gốc làm nên những nét đặc trưng tiêu biểu của từng dân tộc, duy trì những cái đẹp, tích cực phù hợp với thị hiếu, nhu cầu về đời sống tinh thần văn hóa của người dân, đồng thời giúp phát hiện, loại bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu nhất là những lễ hội gắn với mê tín dị đoan như cúng đuổi tà ma, lên đồng, lễ tảo hôn… vừa tốn kém vừa ảnh hưởng sức khỏe, tiền bạc của nhân dân.

Theo thống kê trên cả nước hiện có gần 8000 lễ hội lớn nhỏ trong đó có khoảng trên 80% là các lễ hội dân gian. Trong các loại hình lễ hội, lễ hội dân gian đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, với hàng loạt những lễ hội được nghiên cứu, phục dựng và được chính bản thân đồng bào các dân tộc đóng vai trò chủ thể thể hiện, tái hiện lại trong không gian của Làng VHDL các DTVN đã không chỉ phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo môi trường văn hóa lành mạnh mà còn tạo sức hấp dẫn lớn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước và góp phần quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Có thể nói, ngay từ khi ra đời, Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống nguồn tài nguyên văn hóa của các địa phương trên toàn quốc, chú trọng đến các di sản có giá trị lịch sử, tồn tại trong trạng thái tĩnh, đồng thời chú ý đến các giá trị văn hóa phi vật thể đang tồn tại sống động trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc. Trên phương diện phát huy, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, Làng VHDL các DTVN là đơn vị văn hóa tổng hợp vượt xa những gì đã nói tới, rất đa năng như chúng ta đang kì vọng. Đó là tổng thể hữu cơ tập trung tái hiện, giữ gìn, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc anh em; giới thiệu đất nước, con người Việt Nam qua các thời kì lịch sử; giới thiệu các di sản văn hóa nổi tiếng của thế giới và là một quần thể nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, du lịch, khách sạn tổng hợp, quy mô lớn của cả nước. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Trên cơ sở đó, các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam được nâng niu bảo vệ và khai thác một cách khoa học, hợp lý, làm cho mỗi một giá trị luôn chú trọng thực hiện vai trò văn hóa không chỉ tồn tại bền vững mà còn được làm giàu đẹp hơn, phong phú hơn, không chỉ phổ biến ở địa phương mình, cộng đồng dân tộc mình mà còn được quảng bá rộng rãi tới nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Đặc biệt ban quản lý Làng VHDL các DTVN đã đóng vai trò là sứ giả văn hóa của cộng đồng các dân tộc khi tham gia vào quá trình xây dựng chương trình hoạt động luân phiên của cộng đồng các dân tộc và vận hành những hoạt động đó ở khu các Làng dân tộc. Đây là điểm nổi bật trong việc kết hợp giữa bảo tồn, gìn giữ với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung. Thông qua cơ chế này chủ thể văn hóa được tôn trọng đồng thời họ cũng ý thức rõ hơn vai trò trách nhiệm của mình trong việc sáng tạo, bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa ấy đến du khách.

Với một mô hình du lịch văn hóa tầm cỡ Quốc gia, có ý nghĩa to lớn về chính trị, văn hóa, xã hội như Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, thì việc xây dựng những sản phẩm đặc trưng càng trở nên cần thiết. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, với nhiều năm tìm tòi, sáng tạo, những người làm văn hóa du lịch ở “Ngôi nhà chung” đã bước đầu định hình được những sản phẩm văn hóa du lịch mang dấu ấn của riêng mình.

Hiểu một cách đơn giản, sản phẩm văn hóa du lịch trước hết là một sản phẩm văn hóa, cả trong lĩnh vực vật chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể, do con người sáng tạo ra trong tiến trình phát triển của lịch sử để phục vụ cuộc sống, thỏa mãn những mục đích và nhu cầu khác nhau của các cá nhân cũng như cộng đồng người. Khi nó được đưa vào thị trường du lịch phục vụ du khách, lập tức trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch – một dạng hàng hóa đặc biệt, có quá trình nghiên cứu, sáng tạo và sản xuất, có “cung” và có “cầu”… như bao loại hàng hóa khác. Tuy nhiên, một sản phẩm văn hóa du lịch phải thỏa mãn được hai yêu cầu cơ bản – mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có tính kế thừa, phát triển đồng thời đáp ứng và làm thỏa mãn những nhu cầu văn hóa ngày càng đa dạng của du khách. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Những sản phẩm văn hóa du lịch của Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã và đang phục vụ du khách thời gian qua về cơ bản đáp ứng được hai yêu cầu đó. Tiêu biểu là các hoạt động mang tính sự kiện như: “Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”, “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” (19/4), “Tuần Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam” (18/11 – 23/11), “Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.. . Trong mỗi sự kiện này bao gồm chuỗi những hoạt động văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được liên kết bởi một kịch bản văn hóa chặt chẽ, khoa học, vừa phản ánh được những nét đặc thù tiêu biểu về vẻ đẹp văn hóa truyền thống của từng cộng đồng dân tộc, vừa làm nổi bật bức tranh văn hóa đa dạng trong thống nhất của văn hóa dân tộc. Điều này thỏa mãn được nhu cầu hàng đầu của những du khách khi đi du lịch văn hóa là cùng một lúc, họ vừa được trực tiếp trải nghiệm và khám phá một cách chân thật những nét văn hóa đặc sắc, mới lạ, phong phú của 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vừa có một cái nhìn toàn cảnh, có tính hệ thống về nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt là du khách nước ngoài, họ cảm thấy lý thú về điều mà khi trải nghiệm ở phạm vi một địa phương, một vùng miền, họ không thể nào có được. Đơn cử như khi được chứng kiến cuộc trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhiều du khách nước ngoài tỏ ra hứng khởi khi nhận thấy rằng, trầm tích trong từng sắc màu, kiểu dáng, từng nét hoa văn, từng đường kim, mũi chỉ của những tà áo truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là hình ảnh sinh động của cốt cách con người và văn hóa không chỉ của mỗi một cộng đồng tộc người mà còn là của cả một dân tộc, một đất nước khác xa họ về văn hóa.

Từ năm 2010 đến nay, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam mỗi năm đón hàng vạn lượt khách đến tham quan. Đến thời điểm này, có lẽ những phiên chợ vùng cao Tây Bắc là để lại dấu ấn sâu sắc nhất với nhiều người khi đến với Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Anh Đỗ Anh Khoa (Ngọc Tảo, Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết: Ngày nghỉ, anh đưa cả gia đình đến đây để các con được biết thêm về văn hóa của các dân tộc. Đến đây, anh có thể mua những đặc sản, món ăn, bài thuốc do chính bà con mình làm, một cơ hội để những người Hà Nội tiếp cận với thực tế, những hình ảnh chân thực về văn hóa các dân tộc mà không chỉ là trong sách vở hay qua truyền hình nữa [24]. Đặc biệt, ghi nhận sau 5 ngày diễn ra các hoạt động tại chợ vùng cao vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2013 vừa qua, đã có xấp xỉ 1 vạn lượt du khách tham dự trong đó có khoảng 300 lượt khách quốc tế. Bên cạnh đó, dù mới chỉ đưa vào hoạt động thí điểm, nhưng dịch vụ xe điện tham quan theo tuyến điểm (Chợ vùng cao – Làng Bahnar – Quảng trường làng – Quần thể Tháp Chăm) đã thực sự hấp dẫn du khách, bước đầu thu hút khoảng 600 lượt khách [24]. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Niềm vui của du khách cũng là thành công của Ban Tổ chức khi đông đảo du khách đã đón nhận, hòa mình vào các điệu múa, điệu hát của người Mông, người Tày và nhất là múa sạp của người Thái… Tất cả đã tạo nên nét đặc sắc, lý thú của phiên chợ vùng cao trong Ngôi nhà chung Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tóm lại, có thể thấy Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã lựa chọn xây dựng, tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tiêu biểu, mang bản sắc riêng để duy trì thường niên, vừa góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc, vừa tạo sức hấp dẫn, ấn tượng, thu hút du khách. Theo đó, các mảng công tác như: hậu cần; lễ tân, khánh tiết; quảng bá, tuyên truyền; đảm bảo vệ sinh, cảnh quan, trật tự và công tác huy động lực lượng sinh viên tình nguyện… đã được triển khai theo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra của từng sự kiện; việc huy động các cộng đồng dân tộc tham gia luô được đảm bảo theo kế hoạch với sự tham gia đông đảo của các nhân sĩ trí thức, nghệ nhân, già làng và đồng bào các dân tộc.

Dưới góc độ tổ chức, vận hành và chuyển tải thông điệp văn hóa – một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệu cho mỗi sản phẩm văn hóa du lịch, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam có cách làm sáng tạo và hiệu quả. Theo đó, cùng với tính chuyên nghiệp ngày càng cao, phong cách phục vụ ấn tượng, chu đáo, tận tình, đặc biệt phù hợp với chủ thể văn hóa trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu và cùng du khách trải nghiệm những sản phẩm văn hóa của dân tộc mình, tạo nên sự gần gũi, chân thật, lý thú cho du khách đến tham quan mà không phải qua bất cứ một khâu trung gian hay một kênh thông tin gián tiếp nào. Đây là một trong những khác biệt hấp dẫn du khách.

Từ năm 2010 đến nay là khoảng thời gian không phải là dài, điều kiện về mọi mặt còn nhiều khó khăn nhưng Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã từng bước xây dựng những sản phẩm văn hóa du lịch phù hợp và hiệu quả, có tính bền vững, đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt văn hóa – tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng như phục vụ nhu cầu nghiên cứu, khám phá du lịch của du khách, đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mặc dù để những sản phẩm văn hóa du lịch mang thương hiệu “Làng Việt” thực sự phát triển bền vững, đem lại hiệu quả ngày càng cao, không phải là chuyện một sớm một chiều, song những ấn tượng tốt đẹp về những sản phẩm ấy đã và đang được khẳng định trong lòng du khách thập phương.

Trở lại Làng VHDL các DTVN sau hơn 3 năm kể từ khi ngôi nhà chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đi vào hoạt động, các hạng mục công trình vẫn đang trong qua trình xây dựng và hoàn thiện nên chưa thể đánh giá một cách chính xác, đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của mô hình văn hóa – du lịch này với sự nghiệp phát triển văn hóa của dân tộc. Song, từ quan điểm và cơ chế hoạt động, từ thực tế vận hành và những kết quả đạt được trong thời gian qua, bước đầu khẳng định rằng: Làng VHDL các DTVN đã và đang thực sự trở thành một trung tâm văn hóa du lịch tầm cỡ quốc gia mà ở đó có sự kết hợp hài hòa giữa gìn giữ, bảo tồn với quảng bá, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc một cách hiệu quả.

2.3.2. Những mặt hạn chế trong hoạt động du lịch tại Làng VHDL các DTVN Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (gọi tắt là làng) chính thức được mở cửa từ tháng 9/2010. Đến nay, không gian cảnh quan Làng, bản tại đây đã cơ bản hoàn thành. Điểm hấp dẫn du khách đến với Làng, chính là việc tái hiện các di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam. Du khách có thể trực tiếp “xuống đồng” cùng đồng bào tham gia canh tác, kiếm củi, làm nương. Du khách còn có thể chứng kiến những lễ hội truyền thống, tham dự các trò chơi dân gian: (đánh phết, tung còn, bắn nỏ…) hoặc chìm đắm, day dứt trong tiếng khèn và lời hát lượn nỉ non, tiếng cồng, tiếng chiêng ngân xa trong đêm đại ngàn, hùng vĩ… Lẽ ra, với lợi thế có được, Làng phải là “mảnh đất vàng” của du lịch Thủ đô.

Nhưng hiện nay Làng vẫn tồn tại nhiều thực trạng:

Chẳng hạn năm 2010, sau khi khu nhà Tây Nguyên được hoàn thiện, cộng đồng dân tộc Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Băhnar, Rơ Măm, Brâu… đã tới cư trú luân phiên tại Làng và giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc mình. “Sản phẩm” văn hóa được giới thiệu gồm các hoạt động canh tác, săn bắt, nghề thủ công, hát kể sử thi, trình diễn trang phục… Tuy nhiên, đáng tiếc các hoạt động này chỉ được tổ chức đơn lẻ, theo mùa, nên chủ thể văn hóa chưa có nhiều cơ hội tự giới thiệu bản sắc văn hóa đặc trưng của cộng đồng mình.

Ông Lâm Văn Khang, Phó Ban Quản lý Làng Văn hóa thừa nhận: Hằng năm, Làng huy động khoảng 30 lượt cộng đồng các dân tộc về tham gia sinh hoạt. Nhưng các hoạt động này chỉ tập trung vào ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 và vào các dịp lễ, Tết, các chương trình sự kiện văn hóa du lịch do Làng tổ chức và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng [31]. Do đó, nếu như khách tham quan tình cờ đến Làng trong những dịp này thì chỉ thấy những xác nhà không tại Khu các Làng dân tộc mà không hề thấy bóng dáng của chủ thể văn hóa; xung quanh đó là bề bộn quang cảnh xây dựng bởi cho đến nay phần lớn các hạng mục công trình vẫn chưa được thi công xong, thậm chí nhiều hạng mục vẫn đang nằm trên giấy chờ kêu gọi thu hút đầu tư. Đây quả thực là một điều vô cùng lãng phí vì với một công trình tầm cỡ qui mô quốc gia, hơn nữa Nhà nước cùng nhân dân còn đầu tư vào đây bao nhiêu tiền của, công sức và tâm huyết, vậy mà nay chỉ khai thác được tổng cộng tối đa thời gian 3 tháng trong một năm (trung bình một năm có gần 30 lượt sinh hoạt luân phiên của đồng bào, mỗi đợt kéo dài khoảng 3 – 5 ngày). Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh đó, Ban quản lý Làng VHDL các DTVN – đơn vị quản lý trực tiếp –  khăn như: hoạch, làm ảnh hưởng tiến độ ; thiếu cơ sở pháp lý trong việc huy động đồng bào dân tộc tham gia hoạt động tại Làng… Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, diện mạo cũng như hiệu quả khai thác trong hoạt động du lịch tại Làng. Nói cách khác, tại Làng Văn hóa hiện nay, những hạng mục công trình, cơ sở hạ tầng giao thông trong Làng chưa được xây dựng tương xứng để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tới thăm quan. Các nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi, giải trí và các dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách bên trong Làng hay kề bên Làng đều thiếu, nếu có thì cũng ở cách đó chừng 5 – 10km, vì thế không níu chân được du khách ở lại tham gia các hoạt động của Làng. Việc hình thành tour du lịch với vùng lân cận như: Khu di tích K9, Đền thờ Bác Hồ ở Ba Vì hay khu suối nước khóang nghỉ dưỡng quanh khu vực Sơn Tây, Ba Vì… cũng chưa được chú trọng phát triển.

Chị Trần Thị Thắm (Hà Nội) chia sẻ: “Dịp lễ 30/4 vừa qua, có đi du lịch ở khu vực Ba Vì. Đến Làng Văn hóa thăm quan, tôi thấy ở Làng đã phục dựng được những ngôi nhà của đồng bào các dân tộc, tương xứng với đặc trưng văn hóa vùng miền. Tuy nhiên, từ nhà công vụ, tôi muốn đi thăm quan các khu chức năng rất khó do khoảng cách giữa các khu khá xa nhau mà lại không có phương tiện gì để phục vụ” [31]. Mặc dù tháng 4/2013 vừa qua, Làng VHDL các DTVN đã nghiên cứu đưa hình thức xe điện vào phục vụ việc tham quan đi lại của du khách, nhưng với chỉ 3 chiếc xe điện hoạt động, dù chạy hết công suất cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của du khách, đặc biệt vào thời gian chính hội.

Không chỉ có vậy, mặc dù có khí hậu ôn hòa hơn so với trung tâm thủ đô Hà Nội, tuy nhiên do hạng mục công trình còn thưa thớt, qui hoạch không gian giữa các Khu chức năng lại xa và rộng nên nhiều du khách đến đây tham quan đã nói vui rằng “đặc sản” ở Làng văn hóa là cái nắng kinh khủng, nhất là vào mùa hè, mà đây cũng là thời điểm thường diễn ra hoạt động Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam. Những ngôi nhà sàn nằm rải rác cũng không thể làm dịu đi nhiệt độ ngày hè ở đây. Hơn nữa, đối với đồng bào các dân tộc sinh sống ở vùng cao, đã sớm quen với những nơi quanh năm nhiệt độ ôn hòa, khí hậu mát mẻ, bây giờ thật khó có thể khiến họ nhanh chóng thích nghi được với thời tiết như vậy ở Đồng Mô. Chuyện ăn uống sinh hoạt cũng trở thành vấn đề nan giải bởi trong diện tích hàng nghìn hecta này, tịnh không có một bóng chợ, ngoài khu vực chợ tái hiện vùng cao chỉ mang tính chất trưng bày, biểu diễn là chủ yếu. Mọi nhu yếu phẩm đều được tích trữ sẵn rồi vận chuyển đến Làng hoặc phải nhờ nhân viên Làng văn hóa mua hộ. Đồng bào nào may mắn có xe máy đi theo còn có thể sử dụng để đi chợ, ai không có xe thì đành đắp đổi qua ngày. Tình trạng này ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của đồng bào mỗi khi được mời về Làng, ngoài trách nhiệm bảo tồn văn hóa dân tộc, có đôi khi đồng bào không thực sự tha thiết lắm với việc di chuyển về đây cư trú tạm trong một thời gian rồi lại đi. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Một thực trạng nữa, việc quy hoạch các dân tộc vào cùng một nơi lại khiến Làng văn hóa trở thành một khu vực hỗn độn khiến nhiều hướng dẫn viên khi đưa khách đến đây cũng chưa hiểu hết về từng làng và không giới thiệu hay nhắc nhở kịp thời cho du khách về các ứng xử văn hóa cần thiết. Chẳng hạn như người dân tộc Thái có tục lệ, “tang quản” (cầu thang lớn ở phía trước) chỉ dành riêng cho con trai và các khách nam, nữ giới phải đi “tang chan” (cầu thang nhỏ ở phía sau nhà ). Tuy nhiên tình trạng những đoàn khách tham quan bất kể nam nữ, hầu như tất cả đều đi theo lối cầu thang lớn vẫn thường xuyên diễn ra. Được vài buổi, người dân tộc cũng quen luôn nếp mới miễn là tiện. Chỉ là một chuyện nhỏ về việc chọn cầu thang nhưng chính Làng văn hóa lại đang làm thui chột nét văn hóa dân tộc Thái. Với người Thái, nam giới và nữ giới luôn có sự phân biệt rõ ràng, đã bao đời nay là vậy và suy nghĩ đó còn ảnh hưởng ngay cả vào kiến trúc nhà sàn của dân tộc Thái. Do đó, đã là nét văn hóa, tập tục từ bao đời, hãy nên giữ gìn cho trọn vẹn. Làng văn hóa hiện nay chỉ như một khu trưng bày về văn hóa. Đồng bào dân tộc về làng sinh sống chỉ trong thời gian ngắn nhưng cũng dễ bị đồng hóa với văn hóa các dân tộc làng khác hoặc trong nếp suy nghĩ hiên đại của người Kinh. Tất cả như bị dồn nén trong một không gian tưởng như hiện đại thật ra lại vô cùng nhỏ bé, Chúng ta có tới 54 dân tộc anh em, sống chung trong một mái nhà nhưng mỗi người lại có tính cách khác nhau, không thể cứ gò bó mà gom tất cả một chỗ, càng không thể nghĩ đến việc kết hợp du lịch văn hóa theo kiểu như vậy.

Theo GS Tô Ngọc Thanh (Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam), mô hình đưa một số cộng đồng dân tộc thiểu số về tập trung trong một khu văn hóa lớn như tại Đồng Mô không phải là cách bảo tồn văn hóa dân gian duy nhất. Ngoài Liên Xô (cũ) và Trung Quốc từng theo mô hình này, rất nhiều nước trên thế giới chọn lựa một phương pháp bảo tồn văn hóa khác: xây dựng những Làng VHDL các DTVN sống tại chỗ, nghĩa là chủ động đầu tư biến khu vực sinh sống của từng cộng đồng này thành những khu sinh thái đích thực và thu hút khách du lịch [31].

“Mỗi mô hình bảo tồn đều có những ưu, nhược điểm riêng” – GS Tô Ngọc Thanh nhận xét – “Trong điều kiện Việt Nam, khi chúng ta đã lựa chọn phương án này và xây dựng làng văn hóa Đồng Mô rồi, hãy cố gắng khắc phục nhược điểm lớn nhất của nó: vô tình tách đồng bào dân tộc ra khỏi không gian văn hóa đặc thù và biến họ trở thành những diễn viên bất đắc dĩ trong một không gian văn hóa mô phỏng” [31]. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Thực tế, ngay từ khi xây dựng làng văn hóa Đồng Mô, Bộ VH, TT&DL cũng chủ động lưu ý quan tâm tới điều này với quan điểm: “Cố gắng để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình”. Điển hình, theo sáng kiến của tỉnh Kon Tum, các cộng đồng dân tộc trong tỉnh là Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Ba Na, Rơ Măm… được bố trí tổ chức cư trú luân phiên trong năm tại làng văn hóa. Mỗi dân tộc này được tạo điều kiện nhận 1 nhà rông và 2 nhà ở, cư trú dưới hình thức 2 hộ gia đình. Đời sống văn hóa bản địa được nghiên cứu khá kĩ để phục vụ khách tham quan cũng như giới chuyên môn: phụ nữ giã gạo, cõng nước nấu ăn, ủ rượu làm vườn, còn đàn ông đi thăm đơm cá, thăm câu ở hồ Đồng Mô hoặc đan lát, trồng cây, làm mộc truyền thống…

Tuy nhiên, theo GS Tô Ngọc Thanh, cách làm này mới chỉ phục vụ mục đích quảng bá văn hóa phục vụ du lịch mà chưa đảm đương được nhu cầu về bảo tồn.

“Tôi hiểu rằng Bộ VH, TT&DL đã rất cố gắng. Nhưng về bản chất, các sinh hoạt dân gian tại làng văn hóa du lịch vẫn là “biểu diễn” cho khách tham quan. Chúng ta hay than thở về nạn “sân khấu hóa” lễ hội mà không hiểu rằng tách đồng bào khỏi thảm thực vật, động vật và cộng đồng gốc rồi động viên họ phục dựng lại sinh hoạt ở đồng bằng thì cũng là một cách sân khấu hóa”, GS Thanh nói [31].

Mới nghe qua, giải pháp khắc phục vấn đề của GS Tô Ngọc Thanh khá đơn giản: Làm chậm, làm chắc và tỉ mỉ với từng chi tiết nhỏ. “Thực tế, dù từ thiện ý, cách xử lý với văn hóa dân gian của chúng ta vẫn thường vội vàng và chủ quan. Thay vì tuyên truyền cho đồng bào về những điều vĩ mô, hãy cố gắng khơi dậy ở họ lòng tự hào và sự nhiệt tình với văn hóa truyền thống một cách tự nhiên nhất”.

GS Thanh lấy ví dụ về việc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam dạy chữ dân tộc cho đồng bào tại Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Các lớp học được “lồng” rất khéo với việc tổ chức những câu lạc bộ nói và thi kể chuyện bằng tiếng dân tộc, rồi tiếp đó là phong trào thi sưu tầm chuyện cổ tích (cũng bằng tiếng dân tộc luôn). Chỉ với hơn chục triệu đồng/năm cho một xã, các lớp học này phát triển khá mạnh.

“Vào làm việc với địa phương, họ bảo thanh niên bây giờ không thích tiếng dân tộc đâu. Kết quả, thay vì dự kiến mỗi lớp chỉ nhận 40 người, có tới cả trăm thanh niên kéo tới xin đăng kí”, GS Thanh kể [31].

Những chuyện nhỏ như động viên đồng bào yêu tiếng dân tộc, yêu nghệ thuật ẩm thực, yêu sử thi của cộng đồng… đều cần có biện pháp hợp lý. Tổ chức được các câu lạc bộ như vậy tại Làng Văn hóa du lịch được vài lần thì mọi chuyện sẽ tốt dần hơn theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” và Làng VHDL các DTVN mới thực sự có sức sống, mới thực sự trở thành mái nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tóm lại, có thể nói, ngoài tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng khép kín từ khách sạn, phương tiện đi lại, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi…, để Làng VHDL các DTVN nhanh chóng phát triển, trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch quốc gia, thu hút đông đảo du khách cần có sự quan tâm của Đảng – Nhà nước thông qua cơ chế, chính sách tổ chức quản lý, vận hành, khai thác Khu các làng dân tộc với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn. Đồng thời, phối hợp hiệu quả với các địa phương đón đồng bào các dân tộc hoạt động thường xuyên tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tất cả những nỗ lực ấy sẽ dần mang lại sức sống lâu dài, sự phát triển bền vững cho “Làng” cũng như cộng đồng các dân tộc hoạt động tại đây.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 đề tài đã tập trung tìm hiểu điều kiện để phát triển du lịch tại Làng VHDL các DTVN như: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, đồng thời người viết cũng đã giới thiệu được một số hoạt động du lịch và sự kiện du lịch tiêu biểu diễn ra tại Làng VHDL các DTVN trong thời gian vừa qua. Trên cơ sở phân tích những hoạt động du lịch này, đề tài đã đưa ra những đánh giá, nhận định về những mặt được và chưa được từ thực trạng quản lý, đến thực trạng bảo tồn và thực trạng khai thác các giá trị văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc việt Nam trong hoạt động thường niên của Làng. Đây là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị cũng như giải pháp để phát triển hoạt động du lịch ở chương 3. Khóa luận: Thực trạng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x