Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Khóa Luận thì với đề tài Khóa luận: Một Số Khuyến Nghị Và Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hoạt động du lịch tại làng VHDL CÁC DTVN, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

3.1. Định hướng phát triển du lịch

3.1.1 Định hướng không gian phát triển và sản phẩm du lịch

3.1.1.1. Định hướng không gian phát triển

Để hấp dẫn và thu hút khách tham quan nhiều hơn nữa trong tương lai, Làng VHDL các DTVN cần có những giải pháp làm phong phú hơn hệ thống các sản phẩm du lịch của mình. Do đó, Làng VHDL các DTVN cần xây dựng phương hướng phát triển của Làng trong thời gian tới để có kế hoạch chuẩn bị và thực hiện một cách chu đáo. Một trong những định hướng phát triển được quan tâm lưu ý đầu tiên đó là định hướng không gian phát triển. Ban quản lý Làng VHDL các DTVN xác định không gian du lịch của Làng phải đảm bảo sự hài hòa giữa con người, văn hóa với thiên nhiên; tôn trọng giá trị văn hóa bản địa và giá trị tự nhiên để tạo điểm nhấn và hình ảnh đặc trưng cho điểm đến; đồng thời phải khai thác được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để làm tăng giá trị điểm đến; quy hoạch điểm đến có hạt nhân trung tâm và những vệ tinh được kết nối giao thoa với hoạt động của cộng đồng địa phương; tạo lập được “Ngôi nhà chung” – không gian chung cho khách có cơ hội giao lưu với nhân dân địa phương. Trước mắt quy hoạch không gian Khu các làng dân tộc tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư địa phương được tham gia vào hoạt động đón tiếp và phục vụ khách du lịch; hướng tới tạo cơ hội sinh kế cho dân cư địa phương, tính đến chia sẻ lợi ích hài hòa giữa cộng đồng địa phương và các đối tác. Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc quy hoạch không gian du lịch của Làng cũng cần hướng tới phát huy tính liên vùng, trong vùng du lịch vừa tạo được tính đặc trưng vùng vừa tạo ra tính đa dạng cho những kỳ nghỉ và kéo dài kỳ nghỉ thông qua kết nối giữa các địa phương và điểm đến trong vùng. Quy hoạch du lịch đồng thời phải khai thác được yếu tố liên ngành, gắn với quy hoạch các ngành kinh tế- xã hội khác.

3.1.1.2 Định hướng sản phẩm du lịch

Du khách khi chọn điểm đến họ luôn chú ý đến tiềm năng và sản phẩm du lịch hấp dẫn nơi đến, bảo đảm cho chuyến tham quan đạt được mục đích, nhu cầu của họ, do vậy cần có những sản phẩm du lịch đặc trưng. Tại Làng VHDL các DTVN lợi thế là sản phẩm du lịch văn hóa, do đó cần có những kế hoạch xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn du khách, đưa ra những sản phẩm du lịch mà chỉ Làng VHDL các DTVN mới có. Theo đó, trong chuỗi các hoạt động diễn ra tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cần làm tốt các sự kiện “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” diễn ra vào dịp đầu năm mới với sự tham dự và chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam của Chủ tịch nước; sự kiện chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam với điểm nhấn là Đêm nghệ thuật sẽ có tên là “Bản sắc văn hóa Việt” diễn ra vào 19/4 hàng năm; Tuần lễ Đại đoàn kết dân tộc với chủ đề “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt” diễn ra vào cuối tháng 11 dương lịch. Bên cạnh đo, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù mang thương hiệu riêng của Làng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch

3.1.2. Định hướng đối với thị trường khách

Những năm qua, kể từ khi được đưa vào khai thác từ tháng 9/2010, đối tượng khách đến với Làng VHDL các DTVN chủ yếu là quan khách chính phủ, các đoàn khách quốc tế của các đại sứ quán, đội ngũ diễn viên nghệ sĩ và chính một phần lớn là đồng bào các dân tộc thiểu số về tham gia sinh hoạt tại Làng. Khách du lịch cũng bước đầu được các công ty du lịch đưa tới hoặc tự tổ chức tour tự phát nhưng cũng tạp trung chủ yếu từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Nói cách khác, nguồn khách đến với Làng VHDL các DTVN hiện nay chưa đa dạng và cũng chưa đem lại nguồn doanh thu lớn cho Làng từ hoạt động du lịch của họ (một phần do Làng VHDL các DTVN chưa cung ứng được các dịch vụ du lịch khép kín). Do đó, để có thể tiếp tục phát triển trong thời gian tới, Ban quản lý Làng VHDL các DTVN cần đưa ra những định hướng đối với thị trường khách như:

Ưu tiên phát triển và thu hút các nhóm thị trường chất lượng cao, có khả năng chi trả cao cho các dịch vụ du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng đến các đối tượng khách du lịch tham quan – nghiên cứu văn hóa đến từ Tây Âu (đặc biệt là Pháp) và Bắc Mỹ; khách du lịch nghiên cứu sinh thái đến từ Nhật Bản, Mỹ, Úc, Tây Âu…; khách du lịch thương mại đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Mỹ… Đây là những nhóm thị trường có tỷ trọng thấp nên không gây áp lực đến nguồn tài nguyên – môi trường, dễ kiểm soát…, nhưng mang lại hiệu quả cao, có khả năng đóng góp lớn cho tổng thu nhập của ngành du lịch, đồng thời không chịu tác động của yếu tố thời vụ (mùa) trong du lịch, có thể khai thác quanh năm.

Ưu tiên khai thác và phát triển các nhóm thị trường với mục đích tham quan du lịch thuần túy, có thời gian lưu trú dài ngày, có khả năng đi theo tour trọn gói. Đây là nhóm thị trường chiếm ưu thế cả hiện tại và trong tương lai, có tỷ lệ lớn, lưu trú dài ngày, khả năng chi tiêu tương đối cao… Mặt khác, nhóm thị trường này thường đi theo tour trọn gói nên dễ kiểm soát, ít tác động đến tài nguyên môi trường, không bị chi phối nhiều bởi yếu tố thời vụ trong du lịch. Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tập trung hướng tới khai thác có hiệu quả các thị trường tiềm năng về nghỉ dưỡng núi và hồ. Ngoài các nhóm thị trường thường xuyên sử dụng các sản phẩm truyền thống như đã đề cập ở trên, trong những năm tới cần hướng tới khai thác tốt một số thị trường tiềm năng có nhu cầu về nghỉ dưỡng hồ và núi – đây là một thế mạnh của thị xã Sơn Tây, chẳng hạn như Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Mô, cũng là một khu du lịch rất gần với vị trí của Làng VHDL các DTVN. Có thể đầu tư xây dựng một số resort nghỉ dưỡng cao cấp ở Sơn Tây để thu hút các đối tượng khách đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, … (đây là những thị trường có xu hướng nghỉ dưỡng cao trong những năm tới – đặc biệt là người trung niên và cao tuổi).

Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để khai thác các thị trường du lịch theo các chuyên đề đặc biệt như du lịch tìm hiểu, nghiên cứu…. Đây là những nhóm thị trường có trình độ học thức và dân trí cao, và cũng có khả năng về tài chính. Với tư cách là Ngôi nhà chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong tương lai không xa, Làng VHDL các DTVN sẽ thu hút nhiều nhà nghiên cứu, các học giả trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá và tìm hiểu tại chỗ những giá trị văn hóa đặc sắc của các cộng đồng người Việt Nam.

3.2. Giải pháp phát triển du lịch

3.2.1. Tăng cường khai thác tại không gian kiến trúc của các dân tộc

Để hấp dẫn và thu hút khách tham quan nhiều hơn nữa trong tương lai, Làng VHDL các DTVN cần có những giải pháp làm phong phú hơn hệ thống trưng bày các di sản văn hóa của các cộng đồng dân tộc, trước mắt tập trung vào việc tăng cường xây dựng các mô hình nhà ở, kiến trúc đặc sắc của các dân tộc, có lưu ý đến đặc điểm văn hóa vùng miền.

Khu kiến trúc nhà ở của các dân tộc là một phần không thể thiếu được của Làng VHDL các DTVN. Nhờ có những không gian này, việc giới thiệu về các dân tộc và văn hóa các dân tộc được tăng cường và mở rộng đáng kể về mặt nội dung cũng như hình thức bởi các kiến trúc đó chính là những không gian văn hóa của các dân tộc, vừa nhằm giới thiệu cái vỏ kiến trúc, vừa để giới thiệu về sinh hoạt văn hóa gắn với nó. Các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan cũng được giới thiệu tổng hợp bên trong mỗi ngôi nhà. Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Văn hóa cư trú của các dân tộc Việt Nam vô cùng phong phú. Trong khi người H’mông, người Hà Nhì, người Việt, người Chăm ở nhà trệt, thì người Êđê, người BaNa, người Tày ở nhà sàn, còn nhà của người Dao họ nửa sàn nửa trệt. Kiến trúc nhà người H’mông, Chăm, Tày,… thuộc dạng nhà bốn mái thì nhà người Êđê thuộc dạng hai mái. Mái lợp cũng nhiều kiểu cách: nhà người H’mông dùng ván gỗ Pơmu, nhà người Tày dùng lá cọ, nhà người Việt và người Chăm lợp ngói, nhà người Hà Nhì, người Êđê, người BaNa lợp cỏ tranh, nhà người Dao lợp bằng lứa ống bổ đôi, nhà mồ nhóm Giarai Arát có mái nan đan cùng lợp cỏ tranh; nhà mồ của người Cơtu có hình con trâu, trên có hình con rồng. Mỗi dân tộc có một tín ngưỡng thờ khác nhau, cách thức lợp không giống nhau. Cùng lợp ngói nhưng ngói nhà người Việt khác ngói nhà người Chăm. Tường nhà cũng đa dạng: có loại thủng bằng ván gỗ (H’mông), hay bằng phên nứa (Dao, Êđê, BaNa), thậm chí còn đan theo lối cải nan tạo hoa văn rất đẹp (Tày), có loại xây gạch (Việt), có loại là đất nện (Hà Nhì)… Về khía cạnh văn hóa xã hội có nhà của cư dân phụ hệ, có nhà của cư dân mẫu hệ, có nhà của tiểu gia đình, có nhà của đại gia đình. Bên cạnh các cư dân ở kiểu nhà tổng hợp: chỉ một ngôi nhà nhưng đa chức năng, có cư dân theo tập quán dựng riêng ra những ngôi nhà lớn nhỏ với các chức năng khác nhau, điển hình như người Chăm: một hộ có tới năm ngôi nhà quây quần nhau…

Thực tế ở Việt Nam hầu như tộc người nào cũng không chỉ có một kiểu loại nhà cửa với các yếu tố văn hóa dân gian. Sự khác nhau giữa các vùng miền, nó có sự chuyển biến nhất định, thích ứng và phản ánh về điều kiện môi trường sinh thái, hoàn cảnh kinh tế, hoàn cảnh xã hội, quan hệ tộc người… Ví dụ, cùng một cộng đồng Tày nhưng nhà ở khu vực phía Đông khác với nhà ở khu vực phía Tây; trong dân tộc Dao, có nơi ở nhà sàn, có nơi ở nhà trệt, có nơi ở nửa nhà sàn nửa nhà trệt. Cùng một dân tộc BaNa, nhà Rông có một số kiểu khác nhau với tên gọi phân biệt riêng, hình dáng nhà giữa các vùng Mang Giang, Kon Chơro, Kon Tum không hẳn giống nhau. Nhà mồ GiaRai cũng thế: ở nhóm ARát không giống nhóm Cror, nhóm Mthur. Nhà người Việt ở xứ Thanh do phải đối phó với gió bão gần biển nên thường thấp hơn nhà ở xứ Bắc, xứ Đoài,… Đó là chưa kể tới những khác biệt giữa nhà người nghèo với nhà người khá giả, nhà đông người với nhà ít người… Mỗi kiểu loại có nét riêng nhất định. Tuy nhiên, với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa, các nhà hay công trình của các dân tộc tại Làng cần tôn trọng tính nguyên mẫu cả về vật liệu, kiểu dáng, bài trí, không gian bên ngoài ngôi nhà (Vườn, nơi nuôi gia súc….), ngay cả kỹ thuật xây dựng cũng phải do chính những người thợ là người dân tộc xây dựng… Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Ngoài ra, để các không gian khai thác này tăng thêm độ hấp dẫn với du khách, đồng thời đem lại cho du khách một cái nhìn tổng quan về giá trị văn hóa của từng dân tộc, Ban quản lý Làng VHDL các DTVN cần thực hiện những biện pháp như:

Tổ chức nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tất cả các dân tộc, các nhóm địa phương và các vùng trong cả nước; trên cơ sở đó tổ chức các hoạt động trưng bày giới thiệu những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tất cả các dân tộc và các nhóm địa phương ở nước ta.

Xây dựng các bộ sưu tập theo từng dân tộc và chuyên đề nhằm vừa bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc, làm giàu cho vốn hiện vật của Làng VHDL các DTVN, phục vụ thiết thực cho các cuộc trưng bày thường xuyên và trưng bày chuyên đề.

Có chiến lược thường xuyên tổ chức trưng bày chuyên đề và lưu động; gắn các trưng bày chuyên đề cập nhật với những vấn đề cấp bách về văn hóa, xã hội, kinh tế hay môi trường sinh thái mà cuộc sống đang đặt ra từng ngày.

Đầu tư và đổi mới hệ thống tư liệu về nghe nhìn hiện đại, tiên tiến phản ánh toàn diện các khía cạnh sinh hoạt và đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc, các nhóm địa phương và các khu vực trong cả nước. Tổ chức quay phim, video, ghi âm, chụp ảnh lưu trữ, dàn dựng và sản xuất phục vụ nghiên cứu và nhu cầu nhân dân.

Không được biến các ngôi nhà của người dân thành kiốt hay quầy bán hàng lưu niệm, bán sản phẩm thủ công truyền thống nhằm giữ cho những trưng bày này đậm đà bản sắc văn hóa tộc người, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách, không làm phân tán và nhạt nhòa đi bản sắc văn hóa muốn truyền đạt đến người xem.

3.2.2 Tăng cường tổ chức các hoạt động du lịch, các sự kiện du lịch Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Như đã nói ở phần trên, mặc dù có tiềm năng rất lớn nhưng cho đến nay tổng thời gian Làng VHDL các DTVN được đưa vào khai thác mới chỉ tương đương với khoảng thời gian 3 tháng trong một năm. Thời gian 9 tháng còn lại “Làng” gần như bị bỏ hoang, du khách nếu đến đây vào những ngày này sẽ chỉ bắt gặp khung cảnh đìu hiu, nằm phơi sương phơi nắng của các ngôi nhà đã được đầu tư xây dựng tiền tỷ. Bản thân người viết khi thực hiện đề tài này cũng đã trực tiếp đến Làng tìm hiểu, nhưng chỉ gặp vài người thợ xây đang vận chuyển vật liệu để xây dựng một số công trình phụ trợ. Do đó để xứng đáng với vị thế là một Trung tâm du lịch văn hóa lớn của quốc gia như Đề án xây dựng ban đầu đã đề ra, thiết nghĩ, ngoài việc tạo ra những sản phẩm du lịch có giá trị đặc sắc thì việc liên kết tổ chức các sự kiện khác nhằm tạo ra những điểm nhấn, sức hấp dẫn du khách là một hoạt động quan trọng cần được xúc tiến ngay tại Làng VHDL các DTVN.

Hơn nữa, để tránh rơi vào hiện tượng nhàm chán và sự không sẵn sàng của đồng bào một số dân tộc khi thường xuyên bị mời về Làng tham gia tái hiện lại nếp sống sinh hoạt và bản sắc văn hóa tộc người, Ban quản lý Làng VHDL các DTVN có thể xem xét tiến hành tổ chức các ngày hội văn hóa du lịch cho các cộng đồng người cư trú trên cùng một địa bàn hoặc ngày hội giao lưu văn hóa giữa các vùng miền với nhau. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, nước ta hiện nay được chia thành 6 vùng văn hóa với những đặc trưng văn hóa riêng biệt khác nhau: Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

  • Vùng văn hóa Tây Bắc bao gồm 20 dân tộc như các dân tộc Thái, Mường cư trú tại các tỉnh Lai Châu, Hoà Bình, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, miền núi Thanh Hóa và Bắc Nghệ An.
  • Vùng Văn hóa Việt Bắc là khu vực bao gồm các tỉnh thuộc tả ngạn sông Hồng như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang với 2 dân tộc tiêu biểu là Tày, Nùng.
  • Vùng văn hóa Bắc Bộ thuộc lưu vực đồng bằng của ba con sông (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã), là vùng văn hóa tiêu biểu của người Kinh góp phần phát triển các vùng văn hóa khác trong toàn quốc.
  • Vùng văn hóa Trung Bộ, là toàn bộ khu vực từ Quảng Bình đến Bình Thuận với vùng văn hóa tiêu biểu của người Chăm.
  • Vùng văn hóa Tây Nguyên được đánh dấu từ vùng núi cao của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên kéo dài đến Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắc Lắc gồm 20 dân tộc người cư trú.
  • Vùng văn hóa Nam Bộ bắt đầu từ Đồng Nai trở vào đến Cà Mau với các dân tộc chính: Kinh, Chăm, Hoa, Khơ me, Xtiêng, Ma, Chơ ro, Mơ nông…

Vậy với sự hiện diện của 6 Vùng văn hóa này, hoàn toàn có thể làm nên Ngày hội giao lưu văn hóa của từng vùng tại chính không gian Làng VHDL các DTVN. Các dân tộc đến giao lưu sẽ mặc sức trình diễn các phong tục tập quán, đời sống văn hóa nghệ thuật đặc sắc của mình như các trò chơi dân gian, hệ thống dân ca, dân vũ, hệ thống lễ hội, văn hóa ẩm thực, sản xuất nghề thủ công… Ngoài ra, cũng có thể tổ chức giao lưu giữa các vùng văn hóa với nhau như Tây Bắc với Đông Bắc, Trung Bộ với Tây Nguyên, Bắc bộ với Nam bộ…

Bên cạnh việc tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch theo định kỳ, Ban quản lý Làng VHDL các DTVN cũng cần xây dựng những kế hoạch để kịp thời đối phó với những chuyến viếng thăm của các phái đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế khi đến thăm và làm việc tại thủ đô Hà Nội bởi không nơi nào có thể giới thiệu cho quan khách quốc tế hiểu sâu sắc và rõ ràng về gia tài văn hóa của 54 dân tộc anh em nước ta bằng ở đây. Tuy nhiên, vượt qua quãng đường gần 45km, chắc chắn các quan khách và du khách này không mong muốn chỉ chiêm ngưỡng những ngôi nhà không có hơi ấm lò sưởi, không có chủ nhân, không có hồn. Để làm được điều này, nhà nước nói chung và Ban quản lý Làng VHDL các DTVN nói riêng cần có những chính sách ưu đãi, vận động các cộng đồng dân cư của các tộc người về đây sinh sống thực thụ (ưu tiên cho những cộng đồng ít dân cư, điều kiện sinh hoạt kinh tế ở vùng cao khó khăn) chứ không phải chỉ về sinh hoạt luân phiên một vài ngày như trước đây. Kêu gọi được người dân về đây sinh sống, cũng mới chính thực là bảo tồn được vốn văn hóa của các dân tộc một cách thực thụ đúng như mong ước của GS. Tô Ngọc Thanh. Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Một biện pháp nữa để tăng sức hấp dẫn trong hoạt động du lịch tại Làng VHDL các DTVN là tăng cường mở rộng nội dung các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong chính những sự kiện du lịch vẫn được tổ chức thường niên tại Làng. Chẳng hạn như tại Liên hoan văn hóa các dân tộc vào dịp 19/4 hay Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân (28/11) có thể thêm vào một số hoạt động như Thi người đẹp các dân tộc; tổ chức các Hội thảo về du lịch, xúc tiến đầu tư; kết hợp lồng các cuộc Thi hát Dân ca toàn quốc, Thi hát Then đàn tính hay Hội chợ ẩm thực… Tại Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền tổ quốc, có thể xem xét thực hiện các nghi lễ đón Tết của cộng đồng các dân tộc và giao lưu các trò chơi, trò diễn dân gian…

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là việc tăng cường tổ chức các hoạt động du lịch, các sự kiện du lịch tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng cần dựa trên nguyên tắc: tập trung tổ chức các sự kiện văn hóa mang tính khuôn mẫu để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và giới thiệu kết hợp giữa văn hóa truyền thống và văn hóa đương đại.

3.2.3. Kết nối với các tuyến điểm du lịch trên địa bàn huyện Sơn Tây

Do các công trình hạng mục tại Làng VHDL các DTVN chưa được đầu tư hoàn thiện nên chưa đủ sức níu giữ chân du khách ghé qua và ở lại với Làng. Phần lớn du khách Hà Nội hiện nay khi đến với Làng đều đi về trong ngày, nhiều du khách còn ngần ngại khi chọn điểm đến là Làng vì không biết sẽ ăn cái gì và ngủ ở đâu? Phiên chợ vùng cao có tổ chức thì cũng chỉ bán những sản vật địa phương, đồ ăn vặt, đồ ăn chơi, do đó để Làng VHDL các DTVN thực sự được lựa chọn là một điểm đến trong chương trình du lịch của du khách cần kết nối với những điểm đến nổi tiếng khác trong địa bàn thị xã Sơn Tây và các vùng lân cận. Chẳng hạn chúng ta có thể Liên kết với cụm du lịch như:

Cụm du lịch trung tâm Hà Nội với sản phẩm du lịch chủ yếu: du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm và du lịch vui chơi giải trí.

Cụm du lịch Sơn Tây- Ba Vì với sản phẩm du lịch chủ yếu: Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa tâm linh núi Ba Vì, du lịch văn hóa Làng Việt cổ Đường Lâm – Đền Và, du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao tại sân Golf Đồng Mô.

Cụm du lịch Sóc – hồ Đồng Quan với sản phẩm du lịc chủ yếu: Du lịch văn hóa tâm linh gắn với lễ hội Gióng ở Phù Đổng, Đền Sóc và hệ thống đền chùa, công trình tôn giáo; du lịch sinh thái: sinh thái hồ đầm, sinh thái nông nghiệp và núi Sóc, du lịch cuối tuần; du lịch thể thao, vui chơi giải trí.

3.2.4. Tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Một trong những nguyên nhân khiến cho du khách hiện nay đến với Làng VHDL các DTVN hiện nay còn ít là công tác tuyên truyền quảng bá cho hoạt động du lịch của Làng chưa thực sự hiệu quả. Cơ quan ngôn luận chính của Làng là trang web Http://vinaculto và tạp chí Làng Việt rất ít được ghé thăm và biết đến. Do đó, để sản phẩm du lịch của Làng thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước, Ban quản lý Làng VHDL các DTVN cần đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp sau đây:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo qua nhiều phương tiện, nhất là qua Internet và đặc biệt là qua các tổ chức thanh niên sinh viên của nước sở tại mà thanh niên, sinh viên nước ta có quan hệ.

Liên hệ thường xuyên với các khách sạn nhà hàng, những điểm có đông khách du lịch trong nước và quốc tế để chuyển tải những thông tin về Làng VHDL các DTVN đến với du khách.

Cần tạo thêm nhiều ấn phẩm cho Làng VHDL các DTVN: sách báo, tranh ảnh… hiện nay, các ấn phẩm của Làng VHDL các DTVN chưa thực sự phong phú và chúng mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của khách du lịch.

Tổ chức thường xuyên các hoạt động hỗ trợ văn hóa như tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo, hội nghị khoa học về đề tài dân tộc học và văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Thông qua hoạt động này sẽ lôi cuốn được sự chú ý không những của nhiều khách, cơ quan khoa học và dân sự trong nước mà còn có nhiều khách, các tổ chức khoa học, văn hóa nước ngoài. Những Hội thảo này có thể xoay quanh những vấn đề như: Hội thảo về phát triển du lịch. Chính sách hỗ trợ du lịch; Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; các giải pháp thu hút khách du lịch…Trong đó thành phần tham dự ngoài các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch còn có các đơn vị kinh doanh du lịch của Hà Nội và các địa phương lân cận cùng tham gia. Qua hội thảo các đơn vị kinh doanh du lịch có thể tăng cường học hỏi giao lưu, đúc rút ra những kinh nghiệm; các đại biểu sẽ tập trung trao đổi, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại Làng; đưa ra chiến lược, sáng kiến hợp tác, khai thác và đề xuất những giải pháp cụ thể, hữu hiệu, cùng phối hợp hành động.

3.3. Một số khuyến nghị Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

3.3.1. Khuyến nghị đối với nhà nước

Về quản lý du lịch: Tăng cường công tác chỉ đạo triển khai quy hoạch; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch độ xây dựng đề 2015 sẽ hoàn thành toàn bộ dự ực sự trở thành trở thành trung tâm hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch quốc gia.

Về cơ chế, chính sách phát triển du lịch: Nghiên cứu ban hành cơ chế ưu tiên đầu tư hạ tầng khung các khu; điểm du lịch trọng điểm, chính sách hỗ trợ thuế đối với sản xuất hàng lưu niệm, du lịch quốc tế, du lịch gắn với nông thôn và nông nghiệp…Khuyến khích các thành phần tham gia đầu tư kinh doanh du lịch nhất là đầu tư phát triển các khu vui chơi giải trí hiện đai, các công viên chuyên đề. Tăng cường hỗ trợ tài chính và xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

Tăng cường hợp tác liên kết phát triển du lịch: Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp quản lý phát triển du lịch giữa Hà Nội với các Bộ, Ngành trung ương và với các địa phương trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và thế giới. Thực hiện tốt các cam kết hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch của thủ đô với các thành phố lớn của các nước trên thế giới.

Về nguồn vốn đầu tư: Huy động tối đa các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển du lịch. Hàng năm trên cơ sở khả năng ngân sách địa phương ưu tiên vốn ngân sách đầu tư, lập quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng tới các khu điểm du lịch quốc gia và địa phương; đào tạo phát triển nguồn lực , xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch..Thực hiện lồng ghép các chương trình dự án mục tiêu quốc gia với phát triển du lịch.

Đa dạng hóa các loại hình đầu tư; tạo cơ chế thuận lợi thông thoáng cho các dự án đầu tư hạ tầng , kĩ thuật du lịch cho các khu du lịch quốc gia, thông qua mô hình BT, BOT; đẩy mạnh xúc tiến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Khai thác tốt các nguồn hỗ trợ quốc tế cho du lịch, kêu gọi các dự án hỗ trợ kĩ thuật từ nước ngoài cho một số lĩnh vực như: quy hoạch, quảng bá sản phẩm xây sựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

3.3.2. Khuyến nghị đối với thành phố Hà Nội Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

  • UBND thành phố Hà Nội nên thường xuyên tổ chức các đoàn FAM TRIP, PRESS TRIP, các phóng viên báo chí quốc tế đến viết bài, tuyên truyền quảng bá du lịch cho Làng VHDL các DTVN.
  • Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình của trung ương, thành phố và các tỉnh khác để quảng bá tuyên truyền, giới thiệu các hoạt động du lịch, các sự kiện du lịch diễn ra tại Làng VHDL các DTVN đồng thời thực hiện truyền hình trực tiếp các sự kiện lớn trên các kênh sóng VTV1, VTV3, VTV4 và đài truyền hình Hà Nội.

Sở VHTT&DL Hà Nội cần xúc tiến công tác tổ chức cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn trên địa bàn Hà Nội, tìm hiểu các cơ hội, thực hiện các dự án phát triển du lịch tại Làng VHDL các DTVN. Đồng thời, xây dựng các chương trình du lịch mang những nét đặc trưng: du lịch tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị văn hóa dân tộc để các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội đưa khách tới Làng VHDL các DTVN; Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức buổi làm việc giới thiệu tiềm năng du lịch, cơ hội đầu tư với các nhà đầu tư, các hãng lữ hành của thủ đô Hà Nội.

Sở VHTT&DL Hà Nội cần thường xuyên cung cấp các thông tin về kinh tế, du lịch, dự báo thị trường khách trong nước và quốc tế cho các doanh nghiệp du lịch biết trước để có phương án, chiến lược kinh doanh để thu hút khách và phát triển hoạt động du lịch tại Làng VHDL các DTVN

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành trên Hà nội tiến hành nghiên cứu, khảo sát, xây dựng tour du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực…; là đầu mối đối với các doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng các tour du lịch hấp dẫn và đảm bảo chất lượng.

Đề xuất giải pháp về môi trường du lịch trong thời gian tới, thành phố Hà Nội đề nghị các Bộ, Ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhằm tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước nói chung và quản lý du lịch nói riêng đảm bảo chế tài đủ sức ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các đối tượng vi phạm; bổ sung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành theo hướng xác định rõ các hành vi vi phạm (như: bán hàng rong, ăn xin, đeo bám khách…) theo hướng cụ thể hóa hơn để đưa vào các quy định của pháp luật và tăng mức xử phạt đảm bảo sức răn đe; kiến nghị Chính phủ cho phép thí điểm thành lập đơn vị Cảnh sát Du lịch tại một số trung tâm du lịch để phát hiện xử lý hiệu quả các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn của khách du lịch; tuyên truyền, giáo dục trên phạm vi quốc gia về nhận thức và ý thức của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, nhất là cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch nhằm góp phần loại bỏ các hiện tượng tiêu cực. Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

3.2.3. Khuyến nghị đối với Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN

Về đinh hướng chung, những công việc trong thời gian tới Ban quản lý Làng VHDL các DTVN cần thực hiện là: Hoàn thiện kĩ thuật chung, tập trung đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh công tác xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển; Tăng cường đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch để thu hút khách du lịch đến Làng VHDL các DTVN; Nghiên cứu cơ chế phù hợp để phát huy có hiệu quả quỹ đất và cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có; Xây dựng và ban hành khung giá đất; có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tham gia tại Làng VHDL các DTVN. Cụ thể:

Ban quản lý Làng VHDL các DTVN cần nghiên cứu, triển khai công tác đào tạo xây dựng một đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên nghiệp, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đặc biệt là năng lực tổ chức, vận động con em đồng bào ra ở hẳn “Làng” gắn bó lâu dài và có tình cảm đam mê với những căn nhà mới xây ở cách rất xa nơi họ đã sinh ra.

Nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại các điểm tham quan di tích bằng cách tăng cường đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên để đạt yêu cầu cao về trình độ, ngoại ngữ, cách giao tiếp ứng xử với khách. Tổ chức lại việc đón tiếp khách, giới thiệu, trưng bày và tổ chức các sự kiện cho đỡ tạo cảm giác tẻ nhạt, nhàm chán như môĩ khu trưng bày của Làng VHDL các DTVN nên có một thuyết minh riêng, cần cụ thể hóa chuyên môn của từng hướng dẫn viên.

Về công tác đào tạo nguồn nhân lực: Phải đào tạo cán bộ của Làng VHDL các DTVN cả về nghiệp vụ chuyên môn và kiến thức về dân tộc học. Nếu có thể Làng VHDL các DTVN cần có một số cán bộ là người dân tộc thiểu số, bởi chính họ là những người hiểu sâu sắc nhất về văn hóa của mình. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ ngoại ngữ cho hướng dẫn viên của Làng VHDL các DTVN như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung… để đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế.

Riêng đối với năm 2013, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cần đề ra các nhiệm vụ công tác trọng tâm trong đó tập trung chủ yếu vào 5 nhóm nhiệm vụ chính như sau:

1- Tiếp tục Xây dựng các văn bản, đề án trình Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, liên Bộ phê duyệt và quyết định ban hành về các hoạt động của Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

2- Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa năm 2013, như: Chương trình Chủ tịch nước chúc Tết cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam tại “Ngôi nhà chung” Làng Văn hóa Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Du lịch các dân tộc Việt Nam nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ và các hoạt động mừng Đảng, Mừng Xuân; Chương trình “Trình diễn trang phục của các dân tộc” tham gia Liên hoan nghệ thuật trong khuôn khổ các hoạt động “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2013 tại Gia Lai”; Các hoạt động kỷ niệm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam; Tổ chức “Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam” (18/11-23/11) chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Ngày thành lập Mặt trận dân tộc Thống nhất Việt Nam và khánh thành quần thể Chùa Kh’Mer tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam…

3- Tập trung thực hiện và hoàn thành các dự án Khu các làng dân tộc II, III, hạ tầng kỹ thuật chung và các công trình đang thi công, hoàn thành cơ bản các công trình kiến trúc, cảnh quan của 54 dân tộc Việt Nam để sớm đưa vào khai thác, vận hành. Hoàn thành các công trình dịch vụ thuộc các dự án để đưa vào khai thác, phục vụ hoạt động du lịch.

4- Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác Khu các làng dân tộc với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong nước và quốc tế. Từng bước hoàn thiện điều kiện hạ tầng, dịch vụ du lịch để phục vụ khách tham quan (Dịch vụ vận chuyển khách; dịch vụ ăn, nghỉ, bán đồ lưu niệm, sản vật địa phương, chợ phiên…); Phối hợp với các địa phương đón đồng bào dân tộc tham gia hoạt động tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam theo kế hoạch năm 2013. Chuẩn bị tốt nội dung hoạt động của các cộng đồng dân tộc, góp phần tăng sức hấp dẫn thu hút khách tham quan.

5- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm văn hóa – du lịch tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam; Tham gia hoạt động xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ Những ngày Văn hóa Việt Nam tại một số nước và Tăng cường quảng bá về Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại Làng VHDL các DTVN, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội; xuất phát từ định hướng để phát triển hoạt động du lịch tại Làng trong thời gian tới, trong chương này người viết đã cố gắng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị của cá nhân. Trong các giải pháp của mình, người viết đề cập đến giải pháp tăng cường tổ chức các hoạt động du lịch; tăng cường khai thác các giá trị văn hóa các dân tộc; kết nối với các tuyến điểm du lịch trên địa bàn huyện Sơn Tây. Để có thể thực hiện được các giải pháp trên, người viết cũng có những kiến nghị đối với Cơ quan quản lý nhà nước; đối với Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch; đối với thành phố Hà Nội; đối với các doanh nghiệp kinh doanh Du Lịch trên địa bàn với mong muốn có thể khai thác tốt hơn hoạt động du lịch tại Làng VHDL các DTVN.

KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam luôn luôn vừa thống nhất vừa đa dạng. Ðây là một vốn quý, một ưu thế của Việt Nam. Sự phong phú trong văn hóa thường được hình tượng hóa bằng hình ảnh vườn hoa trăm sắc ngàn hương. Các sắc thái văn hóa địa phương, vùng, miền tạo cho khuôn tranh văn hóa Việt Nam một diện mạo nhiều hình vẻ.

Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia. Nơi đây sẽ tái hiện một cách ước lệ đời sống văn hóa của các dân tộc, gắn kết chặt chẽ với hoạt động du lịch bằng việc xây dựng quần thể các khu phục vụ khách du lịch nghỉ ngơi, lưu trú, qua đó giới thiệu văn hóa các dân tộc Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Đồng thời, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật có nội dung, hình thức phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc góp phần vào việc giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, nâng cao dân trí và hoàn thiện con người. Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ là ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em giữa lòng thủ đô Hà Nội, một điểm đến hấp dẫn của du lịch văn hóa đối với du khách trong và ngoài nước.

Việc xây dựng và phát triển hoạt động du lịch tại Làng VHDL các DTVN là một sự lựa chọn đúng đắn để bảo tồn, khai thác và phát huy văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam. Hoạt động du lịch trong “ Ngôi nhà chung” ấy đã nối liền khoảng cách giữa các dân tộc miền núi với đồng bằng.

Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển Làng VHDL các DTVN gặp không ít khó khăn, những mặt hạn chế. Nhưng hy vọng với những nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng, của Ban quản lý, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, của các doanh nghiệp du lịch, của du khách, trong tương lai không xa, những vấn đề bất cập trong hoạt động khai thác du lịch hiện nay tại Làng VHDL các DTVN sẽ được khắc phục để nơi đây thực sự trở thành Trung tâm văn hóa du lịch trọng điểm của cả nước. /. Khóa luận: Giải pháp làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Khóa luận: Tìm hiểu Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x