Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Khóa Luận thì với đề tài Khóa luận: Thực trạng và kiến nghị giải pháp về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

2.1. Thực trạng về tình hình cải cách thủ tục hành chính trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (còn được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ) được nhắc nhiều đến trong vài năm qua đã và đang mang lại cả cơ hội và thách thức, tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Khoa học – công nghệ thông tin sẽ biến những điều tưởng chừng không thể trở thành có thể.

Năng suất, chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ hành chính cũng như các hoạt động quản lý sẽ tăng lên; chi phí thực hiện các Thủ tục hành chính, các hoạt động quản lý hành chính sẽ giảm đi; từ đó thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính tiện ích cho cuộc sống cá nhân, các tổ chức của nhân cũng như Nhà nước trong hoạt động quản lý các lĩnh vực của xã hội.

Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này là sự hợp nhất về mặt công nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể. Từ đó, chúng ta có thể nhìn rõ mục tiêu mà cải cách Thủ tục hành chính hướng tới trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 là khiến cho khâu quản lý hành chính dần được ứng dụng máy móc một cách triệt để, giảm bớt gánh nặng công việc cũng như vai trò của con người.

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, trung tâm của các cuộc cách mạng công nghiệp nằm ở các nước tư bản phát triển, và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng không ngoại lệ; theo đó, Việt Nam – một đất nước đang phát triển, chỉ mới đang đặt những viên gạch đầu tiên, bước những bước đi đầu tiên trong tiến trình cải cách Thủ tục hành chính dựa trên những thành tựu khoa học- Công nghệ thông tin của toàn nhân loại trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Công cuộc cải cách Thủ tục hành chính trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 của Đảng và Nhà nước ta chưa thật sự toàn diện, bao khắp tất cả các lĩnh vực cũng như các hoạt động quản lý hành chính, nhưng chương trình cải cách Thủ tục hành chính đã đổi mới bước đầu bộ mặt đất nước, đổi mới bộ máy hành chính; thể hiện rõ tinh thần, quyết tâm lớn của toàn Đảng, toàn dân nhằm Xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân. Tựu chung lại, việc thực hiện chương trình cải cách Thủ tục hành chính trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 được thể hiện và bước đầu đạt được những kết quả nhất định trên hai phương diện: (1) Mô hình Chỉnh phủ điện tử (electronic Government), (2) Xây dựng các bộ chỉ số đánh giá cải cách Thủ tục hành chính (Par Index) và chỉ số hài lòng của người dân khi thực hiện các Thủ tục hành chính (Sipas).

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật

2.1.1. Tình hình áp dụng mô hình Chính phủ điện tử (electronic government) giai đoạn 2016-2020 Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

Trong bài viết Open Governance Systems: Doing more with more, tác giả Jeremy Millard định nghĩa Chính phủ điện tử: “Mô hình Chính phủ điện tử chỉ đơn giản là áp dụng Công nghệ thông tin (ICT) vào hệ thống quản lý nhằm đạt hiệu quả cao hơn, mà không thay đổi nhiều về cấu trúc và quy trình hoạt động của hệ thống”[1].

Trong khi đó, Liên Hợp Quốc định nghĩa Chính phủ điện tử “là việc sử dụng internet và mạng toàn cầu (World-Wide-Web) để cung cấp thông tin và các dịch vụ của chính phủ tới công dân”.

Thứ nhất, “Xây dựng Chính phủ điện tử” nhận được sự chỉ đạo nhất quán của đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Trước những yêu cầu cấp thiết về phát triển đất nước và hiện đại hóa nền hành chính; những năm qua việc xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng nhờ việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính được triển khai một cách đồng bộ từ trung ương đến địa phương với kim chỉ nam là mô hình “Chính phủ điện tử”. Đảng và Nhà nước ta đưa ra nhiều đường lối chính sách về việc ứng dụng Công nghệ thông tin- Truyền thông trong phát triển Chính phủ điện tử trong giai đoạn 2016-2020 như: Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về việc đẩy dụng , phát triển Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 130-NQ/CP ngày 27/9/2018 về việc quy định chi tiết thi hành luật giao dịch chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Quyết định 1017/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 phê duyệt đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ Công nghệ thông tin phục vụ chính phủ đến năm 2020 định hướng đến năm 2025; Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết Thủ tục hành chính; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 1/3/2018 của chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013-NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về việc quản lỷ, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo cơ sở pháp lý cho việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. Quyết định số 153 QĐ-TTg ngày 30/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 20162020. Bên cạnh đó, còn có các văn bản Luật được ban hành như: Luật giao dịch điện tử 2005; Luật Công nghệ thông tin 2006; Luật an toàn thông tin mạng 2015; Luật tiếp cận thông tin 2016; Luật an ninh mạng 2018.

Thứ hai, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam mặc dù chậm nhưng đã và đang có những chuyển biến theo hướng tích cực. Mặc dù có những chuyển biến nhất định trong thời gian qua nhưng chất lượng ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các CQHC ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo thế giới về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử ở vị trí Việt Nam trên bản đồ phát triển chính phủ điện tử của thế giới vẫn chưa được cải thiện. Mặc dù chỉ số chung về xây dựng Chính phủ điện tử vẫn chưa có nhiều chuyển biến nhưng chỉ số về dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực cải cách Thủ tục hành chính lại có những tín hiệu đáng mừng và đang có những bước tiến bộ nhất định.

Bảng 2.1 : Chỉ số phát triển Chính Phủ điện tử ở Việt Nam[2]

Nếu xét về cả vị trí lẫn các chỉ số như hạ tầng thông tin, nguồn nhân lực mà nói thì viêc xây dựng “Chính phủ điện tử” ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng ở phương diện các chỉ số về “Dịch vụ công trực tuyến” mà nói thì đã có những chuyển biến lớn trong việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến ở Viêt Nam. Những năm qua, khi thực hiện cải cách Thủ tục hành chính, thì nâng cao chỉ số về dịch vụ công trực tuyến là một trong những mục tiêu chủ yếu; theo đó một số dịch vụ công thiết yếu cho doanh nghiệp và người dân được đặc biệt quan tâm như: Đăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế, nộp thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội. Chỉ số về dịch vụ công trực tuyến tăng dần qua các năm, chỉ số dịch vụ công trực tuyến chỉ đạt 0.1036 đã tăng lên đáng kể 0.4248 ở năm 2012 và chạm tới mốc 0.7361 vào năm 2018 và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng.Năm 2016, theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông về ứng dụng Công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đa số các bộ, ngành, địa phương đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 với tổng số dịch vụ công trực tuyến đạt được là 828 dịch vụ công cấp Bộ, 11.409 dịch vụ công cấp tỉnh. Tại các Bộ, 45.6% số các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 92,8% số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến; tương ứng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 81.67% và 22.63%[3].  Đến quý IV năm 2018, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 4 các bộ, ngành đã cung cấp là 1721 dịch vụ và các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương là 45.247 dịch vụ. Tuy nhiên số lượng dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến vẫn còn thấp đặc biệt là ở địa phương với kết quả 12,84%; còn với bộ, ngành là 49,85%.[4]  

Bên cạnh đó, chúng ta phải nhìn nhận một thực tế rằng, mặc dù những trang tin điện tử của Chính phủ khá đầy đủ và có tính cập nhật nhưng vẫn chưa được tuyên truyền rộng rãi và phổ cập truyền thông đến người dân, từ đó dẫn đến những hạn chế trong việc sử dụng; theo thống kê của Văn phòng Chính phủ trong quý I/2018  dịch vụ công cấp độ 3, 4 ở nước ta vào khoảng 47.000 dịch vụ nhưng đáng tiếc, số dịch vụ được người dân sử dụng chỉ khoảng 5.000 dịch vụ chiếm khoảng 10% tổng số dịch vụ công trực tuyến, con số này còn có xu hướng giảm mạnh so với quý IV/2017.

Ngày 18/7/2018, xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thay mặt Thủ tướng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 877/QĐ-TTg ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong các năm 20182019.Theo đó,công bố danh sách 89 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 68 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc các lĩnh vực thực hiện bao gồm: Năng lượng, Xúc tiến thương mại, Thương mại điện tử, Giáo dục và đào tạo, Quản lý đầu tư ra nước ngoài, Thú y, Thủy sản, Đường bộ, Tài nguyên nước, Viễn thông và internet, Công nghệ thông tin, Báo chí, Dược. Không những thế, Chính phủ khuyến khích các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ngoài danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt  chỉ cần các dịch vụ công trực tuyến đó đáp ứng và phù hợp với quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát Thủ tục hành chính và có số lượng giao dịch lớn.

Thứ ba, “xây dựng Chính phủ điện tử” đang nhận được sự đồng thuận, góp sức và sự phối kết hợp đến từ tất cả các bộ, ngành, địa phương cũng như doanh nghiệp và các cá nhân trên toàn quốc. Dù rằng việc triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin, hiện đại hóa nền hành chính ở một số bộ, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Tỷ lệ cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử chính thức còn ít, hệ thống thư điện tử và hệ thống quản lý văn bản và điều hành chưa được kết nối trên diện rộng, chưa thực sự khai thác hết những tính năng, chức năng của các hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Tuy nhiên, số lượng dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên các trang/cổng thông tin điện tử ngày càng tăng, nhưng chủ yếu là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và 2; còn ít cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến. Bên cạnh đó, nằm trong chương trình triển khai thử nghiệm giải pháp kết nối, liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành với hệ thống quản lý văn bản của Văn phòng Chính phủ theo 2 cấp hành chính liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia, hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất từ Trung ương đến địa phương đã nhận được sự quan tâm cũng như sự tham gia tích cực của 76/95 bộ, ngành, địa phương. Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

Không chỉ dừng lại ở trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý hành chính nói chung; xây dựng “Chính phủ điện tử” và đặc biệt là trong lĩnh vực cải cách các vướng mắc về Thủ tục hành chính đang được phối kết hợp một cách trơn tru và nhịp nhàng với các doanh nghiệp về Công nghệ thông tin- Truyền thông trong nước. Theo đó, các công nghệ về phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam đang được các doanh nghiệp Việt làm chủ và triển khai với những kết quả đáng mừng. Các doanh nghiệp Công nghệ thông tin- Truyền thông Việt Nam gồm các tập đoàn, công ty tư nhân cho đến các công ty mới khởi nghiệp đều đang tự thân tạo lập và cung cấp cho Chính phủ các giải pháp và ứng dụng công nghệ mới nhất nhằm đáp ứng nhu cầu về đổi mới toàn diện lĩnh vực HC trong thời đại công nghệ 4.0[5]

Cuối cùng, Chính phủ điện tử tại nước ta cũng đã và đang tập trung vào theo sát các xu hướng chính về kỹ thuật-vật lý trong thời đại công nghệ 4.0 trên toàn câu gồm: (1) trí tuệ nhân tạo, (2) Internet kết nối vạn vật (IoT); (3) điện toán đám mây; (4) dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu;(5) các nền tảng thông minh;(6) các công nghệ di động và mạng xã hội. Theo đó, trong giai đoạn 2014-2018, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử trung bình của thế giới tăng đáng kể từ 0.47( 2014) lên 0.49 (2016) và 2018 đạt 0,55; trong đó chỉ số dịch vụ công trực tuyến tăng đều lần lượt tăng từ 0,37 lên 0,46 rồi 0,57. Cũng theo báo cáo phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc năm 2018 thứ hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng một bậc so với năm 2016 nhưng vẫn đứng ở vị trí trung bình ở thế giới (88/ 193) và xếp thừ 24/47 Châu, ở khu vực Đông Nam Á xếp thứ 6/11 quốc gia sau Singapore Malaysia, Brunei, Thái Lan, Philippines.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước thì:

Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng. Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

Bảng 2.2: So sánh chỉ số CPĐT của Việt Nam với mức trung bình của thế giới, khu vực 2018[6]

2.1.2. Các chỉ số về cải cách thủ tục hành chính Par Index và chỉ số đánh giá mức độ của người dân về thủ tục hành chính Sipas giai đoạn 2016-2020

Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 ban hành theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ là “Xây dựng Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá Cải cách hành chính ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” Theo đó, Par Index là chỉ số Cải cách hành chính, là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động Cải cách hành chính (CCHC) được Bộ Nội vụ ban hành tại Quyết định số 1294/QĐBNV ngày 03/12/2012 về phê duyệt Đề án “Xác định chỉ số Cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” với mục tiêu: Xác định Chỉ số Cải cách hành chính để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khác quan, công bằng, kết quả Cải cách hành chính hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

PAR Index gồm đánh giá bên trong của cơ quan (có thẩm định của Hội đồng Thẩm định Trung ương) và đánh giá bên ngoài của người dân. Nội dung của Chỉ số được xác định trên 8 lĩnh vực, gồm: Công tác chỉ đạo điều hành Cải cách hành chính; Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản Quy phạm pháp luật; Cải cách Thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC; Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan HC và đơn vi ̣sư ̣ nghiêp ̣ công lập; Hiện đại hóa nền hành chính; Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Tổng điểm của PAR Index là 100 điểm với phương pháp đánh giá như sau: thông qua kết quả tự chấm điểm của địa phương (đánh giá bên trong) với số điểm tối đa là 62/100 điểm và kết quả điều tra xã hội học (đánh giá bên ngoài) với số điểm tối đa là 38/100 điểm. Tuy nhiên, người viết chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu vào các chỉ số thuộc về hai nội dung của Cải cách hành chính gắn với thời đại công nghệ 4.0 là: “Cải cách Thủ tục hành chính”, “Hiện đại hóa nền hành chính”

Thông qua chỉ số và thông số này sẽ giúp cho công tác theo dõi, đánh giá về cải cách Thủ tục hành chính trở nên dễ dàng nhờ việc xác định được mức độ đạt hoặc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch CCTTHC hàng năm của bộ, ngành, địa phương để có giải pháp điều chỉnh cần thiết nhằm đẩy mạnh CCTTHC những năm kế tiếp.

2.1.2.1. Kết quả chỉ số cải cách thủ tục hành chính Par Index giai đoạn 2016-2020

Các chỉ số thành phần đánh giá tác động cải cách thủ tục hành chính cấp Bộ và cơ quan ngang Bộ Năm 2016

Giá trị trung bình của Chỉ số đánh giá tác động của Cải cách hành chính mà các bộ đạt được là 81.84%.

Cụ thể đối với từng nhóm nội dung tác động: “tác động đến chất lượng quy định Thủ tục hành chính” (80.22%); “tác động đến hiện đại hóa hành chính” (83.09%) Năm 2017 Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

Cải cách Thủ tục hành chính tiếp tục cho thấy các bộ còn nhiều tồn tại, cải cách Thủ tục hành chính và hiện đại hóa hành chính đều có giá trị trung bình dưới 80%; cải cách Thủ tục hành chính bị hạn chế trong việc thực hiện các nội dung công bố, công khai Thủ tục hành chính và tỷ lệ TTHC được giải quyết đúng hạn theo quy định. Trong đó, chỉ số thành phần hiện đại hóa hành chính có giá trị trung bình thấp nhất, 75.61%.

Các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính của Bộ và cơ quan ngang Bộ Năm 2016

Công tác chỉ đạo điều hành cải cách Thủ tục hành chính có giá trị trung bình 72.93%.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban Dân tộc và Bộ Giao thông vận tải là 5 đơn vị đứng đầu Chỉ số thành phần cải cách Thủ tục hành chính, đạt kết quả 100%. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị đứng cuối Chỉ số thành phần cải cách Thủ tục hành chính, với kết quả là 61.90%.

Trong đó, lĩnh vực hiện đại hóa hành chính có kết quả thấp nhất trong số 8 lĩnh vực của Chỉ số Cải cách hành chính, với giá trị trung bình 61.15%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đạt chỉ số thành phần hiện đại hóa hành chính cao nhất 90.48%.

Trong khi đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Chỉ số thành phần Hiện đại hóa hành chính thấp nhất với kết quả là 28.57%. Năm 2017

Giá trị trung bình của lĩnh vực cải cách Thủ tục hành chính năm 2017 của các Bộ đat ̣ 76.30%. Có 09 Bộ đạt kết quả Chỉ số thành phần cải cách Thủ tục hành chính trên mức giá trị trung bình trên tổng số 19 bộ, bao gồm: Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban Dân tộc; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thanh tra Chính phủ; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Y tế là đơn vị đứng cuối Chỉ số thành phần cải cách Thủ tục hành chính, với kết quả là 49.78%.

Chính phủ đã ban hành 17 nghị quyết phê duyệt phương án đơn giản hóa Thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành 04 nghị quyết yêu cầu các bộ rà soát, loại bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, hạn chế cạnh tranh lành mạnh và gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Theo thống kê, đã có hơn 2.000 kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về điều kiện kinh doanh đã được Chính phủ giải quyết trong thời gian qua. Điển hình như: Bộ Công Thương, sau khi rà soát đã ban hành phương án cắt giảm 675/1.216 điều kiện kinh doanh của 27 ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, đạt tỷ lệ 55,5%. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất bãi bỏ, sửa đổi 118/345 điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, chiếm tỷ lệ 34,2%, trong số đó, bãi bỏ 65 điều kiện, sửa đổi theo hướng rút gọn 53 điều kiện[7]. Trên cơ sở đó, các bộ đã tích cực rà soát, đề xuất cắt giảm và đơn giản hóa nhiều Thủ tục hành chính, trên cơ sở là qui định tại Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP; nhất là việc bãi bỏ các thành phần hồ sơ không phù hợp, loại bỏ nhiều điều kiện kinh doanh, rút ngắn thời gian giải quyết Thủ tục hành chính, tạo mọi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện Thủ tục hành chính. Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

Kết quả Chỉ số Cải cách hành chính năm 2017 cho thấy, lĩnh vực hiện đại hóa hành chính có kết quả thấp nhất trong số 7 lĩnh vực, với giá trị trung bình 75.61%. Bộ Công Thương có kết quả 94.68%, đứng đầu Chỉ số thành phần hiện đại hóa hành chính. Trong khi đó, Ủy ban Dân tộc với kết quả 34.31%, xếp vị trí 19 tại lĩnh vực hiện đại hóa hành chính (Bảng 9). Khoảng cách giữa đơn vị đứng đầu là Bộ Công Thương với đơn vị xếp cuối cùng, Ủy ban Dân tộc là 60.37%.

Các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ ứng dụng Công nghệ thông tin được giao tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các Nghị quyết và quyết định của Chính phủ đều đi sát với 6 tiêu chí chính để cải thiện lĩnh vực hiện đại hóa hành chính gồm:ứng dụng Công nghệ thông tin”,cung cấp dịch vụ công trực tuyến”, “thực hiện tiếp nhận hồ sơ”, “trả kết quả giải quyết Thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích”, “áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) theo quy định” và cuối cùng làtác động của cải cách đến hiện đại hóa hành chính.”Các chỉ số thành phần đánh giá kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Năm 2016

Cải cách Thủ tục hành chính, đạt giá trị trung bình 82,98%. Có 09/63 địa phương đạt tỷ lệ điểm tối đa ở Chỉ số thành phần Cải cách Thủ tục hành chính, gồm có: Đà Nẵng, Hà Nội, Phú Yên, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Bắc Giang, Thái Nguyên. 02 địa phương có kết quả Chỉ số thành phần Cải cách Thủ tục hành chính thấp nhất trong năm 2016 là Hải Dương và Hậu Giang, cùng đạt 58,33%.

Lĩnh vực hiện đại hóa hành chính có giá trị trung bình thấp nhất với kết quả đạt 37,11%. Đà Nẵng là đơn vị dẫn đầu về Chỉ số thành phần này với tỷ lệ điểm đạt 77,78%, đơn vị đứng cuối bảng xếp hạng là tỉnh Lai Châu chỉ đạt tỷ lệ điểm là 5,56%.

 Năm 2017 Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

Dựa trên việc phân tích giá trị trung bình của 07 Chỉ số thành phần, chúng ta có thể dễ nhận thấy Chỉ số thành phần có giá trị trung bình cao nhất là Chỉ số cải cách Thủ tục hành chính với 86.08%.

Tuy nhiên, chỉ số thành phần hiện đại hóa hành chính có kết quả thấp nhất trong 7 chỉ số thành phần với mức đạt 62.12%. Song, chỉ số này đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc, khi tăng 25,01% so với năm 2016 (37,11%).

Kết quả này cũng phản ánh đúng thực tế khi trong năm 2017, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, nhất là việc rà soát, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, các Thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp lý. Số liệu thống kê cho thấy, các bộ, ngành đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cắt giảm và đơn giản hóa đối với hàng trăm điều kiện kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển; tiếp theo đó, các địa phương đã tích cực rà soát, không ngừng đổi mới quy trình, phương pháp làm việc để rút ngắn thời gian giải quyết Thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp.

Năm 2017, các địa phương đã quan tâm đầu tư và triển khai mạnh mẽ các nội dung về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và trong cung cấp dịch vụ công. Hầu hết các địa phương đã đẩy mạnh việc sử dụng phần mềm quản lý điều hành thông suốt giữa các cấp chính quyền; tỷ lệ văn bản trao đổi điện tử ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, người dân, doanh nghiệp bắt đầu quen dần với việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ sử dụng ngày càng cao, nhất là ở các lĩnh vực tư pháp, giao thông vận tải, kho bạc, thuế, hải quan…

Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước- SIPAS

Năm 2015

Đây là lần đầu tiên Bộ Nội vụ tiến hành đo lường, xác định chỉ số hài lòng của người dân trên phạm vi cả nước. 06 Thủ tục hành chính được chọn khảo sát là những Thủ tục hành chính có liên quan mật thiết tới đời sống của người dân, được người dân và xã hội đặc biệt quan tâm, bao gồm cả các thủ tục phức tạp, khó khăn cũng như các thủ tục đơn giản, dễ dàng. 6 Thủ tục hành chính được lựa chọn khảo sát bao gồm: Thủ tục cấp Giấy chứng minh nhân dân; Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – Xây dựng; Thủ tục cấp Giấy phép xây dựng nhà ở; Thủ tục cấp Giấy đăng ký kết hôn; Thủ tục chứng thực; Thủ tục cấp Giấy khai sinh. Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

Phân tích chỉ số SIPAS 2015, Bộ Nội vụ cho rằng, chỉ số hài lòng thấp nhất là 70%, cao nhất là trên 80%, đó là con số khá cao. Kết quả SIPAS 2015 cho thấy, người dân đánh giá tốt về kết quả giải quyết Thủ tục hành chính. Con số hài lòng về toàn bộ quá trình giải quyết Thủ tục hành chính là: Thủ tục cấp CMND: 83,4%; Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 74,4%; Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở: 78,4%; Thủ tục chứng thực: 86%; Thủ tục kết hôn: 89,5%; Thủ tục cấp giấy khai sinh: 87,5% [10]

Qua khảo sát cho thấy, hình thức tiếp cận thông tin phổ biến mà người dân thường sử dụng với các Thủ tục hành chính là thông qua chính quyền phường, xã (62% – 76%), tiếp đến là hình thức hỏi người thân, bạn bè (11% – 17%), chỉ có từ 4% – 8% người dân sử dụng hình thức tiếp cận qua mạng. Từ đó cho thấy, để Chính phủ điện tử thành công, để người dân thành công dân điện tử thì cần tuyên truyền nhiều cũng như tạo điều kiện để người dân tiếp cận mạng. Đáng lưu ý, toàn bộ 6 THHC được khảo sát đều có tình trạng người dân phải trả thêm tiền ngoài lệ phí, phí phải nộp/không nộp theo quy định. Hiện nay, 2 loại Thủ tục hành chính mà dân không phải nộp phí, lệ phí là giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, lại là 2 thủ tục có nhiều người trả tiền ngoài quy định nhất (20% – 30% số người được hỏi).

SIPAS cũng đưa ra những công bố về chỉ số đánh giá mức độ hài long của người dân về đánh giá chất lượng Thủ tục hành chính dựa trên ba tiêu chí: (1) sự công khai đầy đủ các quy định về Thủ tục hành chính; (2) sự đơn giản, dễ kê khai của hồ sơ làm Thủ tục hành chính; (3) sự thuận tiện trong thực hiện quy trình giải quyết Thủ tục hành chính.

Thứ nhất, sự công khai đầy đủ các quy định về Thủ tục hành chính

Có 55,5% – 71,7% người dân được hỏi cho rằng các quy định về Thủ tục hành chính liên quan đến công việc của bản thân họ đã được công khai đầy đủ. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đánh giá thấp nhất về sự công khai đầy đủ các quy định về Thủ tục hành chính, chỉ có 55,5% người dân được hỏi đồng ý. Thủ tục cấp Giấy đăng ký kết hôn được đánh giá tốt nhất về nội dung này, với tỷ lệ 71,7% người dân được hỏi đồng ý.

Thứ hai, về sự đơn giản, dễ kê khai của hồ sơ làm Thủ tục hành chính Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

Trong 06 Thủ tục hành chính được khảo sát, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có hồ sơ phức tạp, khó kê khai nhất, chỉ có 49,2% số người được hỏi cho rằng đơn giản, dễ kê khai và tiếp đến là thủ tục cấp Giấy phép xây dựng nhà ở, với tỷ lệ là 56,1%. Thủ tục đăng ký kết hôn có hồ sơ được đánh giá đơn giản, dễ kê khai nhất, với tỷ lệ 71,3% số người được hỏi đánh giá; 03 thủ tục còn lại có 60% và trên 60% số người được hỏi cho rằng hồ sơ đơn giản, dễ kê khai. Tuy nhiên, số người được hỏi cho rằng các hồ sơ phức tạp, khó kê khai cũng không nhiều, chỉ từ 1% – 4,7% số người được hỏi.

Cuối cùng là tiêu chí đảm bảo sự thuận tiện trong thực hiện quy trình giải quyết Thủ tục hành chính

Ở tiêu chí này, người dân đánh giá không cao về sự thuận tiện trong thực hiện quy trình giải quyết Thủ tục hành chính của 06 Thủ tục hành chính được khảo sát. Mặc dù số người cho rằng quy trình giải quyết Thủ tục hành chính là phức tạp, khó khăn chiếm tỉ lệ khá thấp, từ 0,7% – 5% số người được hỏi nhưng số người dân đánh giá là dễ dàng, thuận tiện cũng không cao lắm, từ 49,4% – 70,6% số người được hỏi. Cũng tương tự như đánh giá về sự đơn giản, dễ kê khai của hồ sơ Thủ tục hành chính, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhận được ít đánh giá tích cực nhất (49,4%) và thủ tục cấp Giấy đăng ký kết hôn nhận được nhiều đánh giá tích cực nhất (70,6%).

Năm 2017

Chỉ số hài lòng về Thủ tục hành chính: SIPAS 2017 đo lường việc giải quyết Thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với 5 tiêu chí: (1) Thủ tục hành chính được niêm yết công khai đầy đủ; (2) Thủ tục hành chính được niêm yết công khai chính xác; (3) thành phần hồ sơ mà người dân, tổ chức phải nộp là đúng quy định; (4) phí/lệ phí mà người dân, tổ chức phải nộp là đúng quy định; (5) thời hạn giải quyết (tính từ ngày nộp hồ sơ đến ngày nhận kết quả) là đúng quy định. Chỉ số hài lòng về yếu tố Thủ tục hành chính của tỉnh cao nhất là 97,54%; chỉ số của tỉnh thấp nhất là 57,59%; giá trị trung vị của chỉ số hài lòng về yếu tố Thủ tục hành chính là 84,20%.

Thứ nhất, về tiêu chí Thủ tục hành chính được niêm yết công khai đầy đủ. SIPAS 2017 không đánh giá mức độ phức tạp, đơn giản hay mức độ phù hợp của các quy định Thủ tục hành chính do các khía cạnh này không thuộc thẩm quyền, chức năng của chính quyền địa phương. Kết quả cho thấy 85,04% số người được hỏi trong cả nước hài lòng về việc cơ quan niêm yết Thủ tục hành chính công khai, đầy đủ.

Thứ hai, về tiêu chí Thủ tục hành chính được niêm yết công khai chính xác. Kết quả cho thấy 83,94% tổng số người dân được hỏi hài lòng về việc cơ quan niêm yết thủ tục chính xác. Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

Thứ ba, về tiêu chí thành phần hồ sơ mà người dân, tổ chức phải nộp là đúng quy định. Kết quả cho thấy 85,82% trên tổng số người dân được hỏi hài lòng về việc nộp thành phần hồ sơ đúng theo quy định

Thứ tư, về tiêu chí phí/lệ phí mà người dân, tổ chức phải nộp là đúng quy định. Kết quả cho thấy 84,07% hài lòng về việc nộp phí/lệ phí theo đúng quy định.

Cuối cùng là, về tiêu chí thời hạn giải quyết. Kết quả đưa ra có 82,69% hài lòng về việc thời hạn giải quyết hồ sơ đúng quy định.

Với chỉ số hài lòng về yếu tố Thủ tục hành chính của cả nước là 84,31% và giá trị trung vị là 84,20% thì có thể thấy một nửa số tỉnh trong cả nước đạt chỉ số dưới mức trung bình quốc gia.

Kết quả phân tích cho thấy chỉ số hài lòng về yếu tố Thủ tục hành chính cao thứ 2 trong số 5 chỉ số hài lòng yếu tố của quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công mà SIPAS 2017 đo lường. Điều đó thể hiện việc trong quá trình giải quyết Thủ tục hành chính, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đã tạo thuận lợi tốt cho người dân, tổ chức khi đến giao dịch, bước đầu giảm được tình trạng cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều lần, gặp nhiều cơ quan, nhiều cấp chính quyền để giải quyết công việc, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền ở địa phương.

2.1.3. Đánh giá về tình hình cải cách thủ tục hành chính trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

2.1.3.1. Ưu điểm

Xây dựng Chính phủ điện tử trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Đầu tiên, khi nhìn vào bảng xếp hạng các chỉ số liên quan đến Chính phủ điện tử của Việt Nam thì có thể thấy điểm sáng chính là chỉ số dịch vụ công trực tuyến(OSI) nằm trong lĩnh vực cải cách Thủ tục hành chính với tốc độ tăng trưởng ổn định và rõ ràng nhất. Chúng ta có thể thấy chỉ số dịch vụ công trực tuyến được tính theo phần trăm các dịch vụ công trực tuyến mức độ 1- 4 trên tổng số các dịch vụ công.

Tiếp theo đó, năm 2018, dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam tăng 10 bậc xếp thứ 64/193 quốc gia, 4/11 khu vực Đông Nam Á và chạm mốc 20/ 47 khu vực Châu Á. Trong khối các nước láng giềng ASEAN, xét về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam thì chúng ta xếp sau 5 nước gồm: Singapore, Malaysia, Brunei, Thái Lan và Philippines. Tuy nhiên, một điểm đáng khích lệ là Việt Nam đang nằm trong nhóm 4 quốc gia đứng đầu ASEAN về chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI) từ năm 2016 đến nay.

Các chỉ số đánh giá cải cách Thủ tục hành chính Par Index và chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước- SIPAS Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

Thứ nhất, thông qua các báo cáo về chỉ số Cải cách hành chính cho thấy; các bộ, ngành và địa phương đã nghiêm túc triển khai công tác tự đánh giá, chấm điểm và kịp thời gửi kết quả về Bộ Nội vụ. Việc chấm điểm các tiêu chí dựa trên các căn cứ, tài liệu kiểm chứng bảo đảm độ tin cậy cao, có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của Bộ Nội vụ với các bộ, các tỉnh, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong đánh giá. Bên cạnh có còn có công tác điều tra xã hội học để lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau về kết quả Cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh phục vụ cho việc tính toán chỉ số Cải cách hành chính được tổ chức chặt chẽ, hệ thống và toàn diện hơn. Về công bằng mà nói, các chỉ số Cải cách hành chính đang được cải thiện khi giá trị trung bình của Chỉ số CCHC năm 2017 là 77,72%, cao hơn giá trị trung bình Chỉ số Cải cách hành chính năm 2016 (74.63%) là 3,09%.

Thứ hai, theo báo cáo về Chỉ số Cải cách hành chính kỳ gần nhất cho thấy các Chỉ số về cải cách Thủ tục hành chính hiện đại hóa tuy có chậm nhưng cũng đã đạt được những kết quả tích cực và đáng biểu dương như: Chỉ số thành phần theo lĩnh vực cho thấy cải cách Thủ tục hành chính có chỉ số thành phần có giá trị trên 80%, xếp thứ 2/7 lĩnh vực cải cách theo chương trình Cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020.

Thứ ba, đặc biệt hơn khi đến năm 2017 ở cấp tỉnh, đã có sự kết hợp đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp với đánh giá Chỉ số Cải cách hành chính (SIPAS), giúp cho việc đánh giá có tính tổng hợp, toàn diện; kết quả Chỉ số CCTTHC vừa phản ánh được mục tiêu, yêu cầu đặt ra của Cải cách hành chính, vừa phản ánh được mong muốn, nguyện vọng của người dân, tổ chức đối với các quy trình xử lý yêu cầu của doanh nghiệp và người dân của các cơ quan hành chính. Các chỉ số phản ánh sự hài lòng của người dân với công tác cải cách Thủ tục hành chính và Hiện đại hóa nền hành chính tăng dần qua các năm cũng đang từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới của toàn xã hội trong thời đại công nghệ mới.

2.1.3.2. Hạn chế Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

Những hạn chế trong việc xây dựng mô hình Chính phủ điện tử trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam nằm trong nhóm các nước đang phát triển với trình độ về Công nghệ thông tin- Truyền thông còn chậm và không đồng đều. Chúng ta phải nhìn nhận một thực tế rằng Việt Nam chúng ta còn chưa thực sự bước chân vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, do đó khi chúng ta muốn nhảy cóc qua đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư quả thật là một thách thức vô cùng lớn về mặt công nghệ, cơ sở máy móc lẫn trình độ tiếp nhận, xử lý và điều hành các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như: Dữ liệu chuỗi (Block-chain), dữ liệu lớn (big data) hay điện toán đám mây (icloud). Trung thực mà nói, mức độ phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam vẫn còn thấp; thêm vào đó, khi nhìn vào các chỉ số cải cách Thủ tục hành chính giữa các bộ, tỉnh và thành phố chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong sự đồng bộ và tương thích giữa chính quyền điện tử ở Trung ương và địa phương, giữa chính quyền điện tử đô thị và nông thông cũng còn thấp.

Thứ hai, hệ thống hạ tầng Công nghệ thông tin, viễn thông với nguồn nhân lực và cơ sở pháp lý thiếu đồng bộ; trên thực tế, hệ thống hạ tầng Công nghệ thông tin, truyền thông ở nước ta vẫn chưa hoàn thiện, hệ thống cơ sở dữ liệu tích hợp, cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu đặc tả (Metadata) vẫn còn hạn chế, ngoài ra, chất lượng bảo mật thông tin còn nhiều yếu kém. Nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và truyền thông còn nhiều yếu kém, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức không đồng đều, nhiều nơi, cán bộ, công chức, viên chức không có khả năng khai thác các chức năng cơ bản của Công nghệ thông tin và truyền thông.

Nghị định số 102/2009 NĐ-CP cuả Chính phủ quy định về quản lý đầu tư ứng dụng Công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và quyết định số 80/2014 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan Nhà nước. Theo đó, đưa ra, Chính phủ đưa ra quy trình đầu tư thuê ứng dụng Công nghệ thông tin- Truyền thông nhưng lại xây dựng dựa trên các quy định tương tự như quy định của các ngành như Xây dựng, Tài chính, Y tế nên cơ bản không phù hợp với đặc thù của ngành Công nghệ thông tin. Thậm chí nhiều sản phẩm Công nghệ thông tin khi được đưa vào dự án đã ngay lập tức lỗi thời và không còn sử dụng được khi bắt đầu dự án.

Thứ ba, do Chính phủ điện tử là vấn đề mới ở Việt Nam cả về lý luận lẫn về thực tiễn nên trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cấp gây tâm lý hoang mang và thiếu quyết tâm chính trị. Chưa có quy định pháp lý nào về các vị trí quản lý Công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước; chưa có một quy định nào đặt ra trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong việc thực thi Chính phủ điện tử. Việc thiếu cơ chế kiểm soát và gắn trách nhiệm cho người đứng đầu sẽ dẫn đến sự “buông thả”, “lơ là”, “vô trách nhiệm” trong cách điều hành, quản lý. Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

Chúng ta phải hiểu rõ, cho dù áp dụng các ứng dụng công nghệ tối tân nhất của cuộc cách mạng 4.0 đi chăng nữa thì vẫn phải đáp ứng được tính đặc thù trong quản lý hành chính nhà nước là tính phân tầng quản lý, tính “quyền uy- mệnh lệnh”. Nếu chỉ có những giải pháp Công nghệ thông tin- Truyền thông cho Chính phủ điện tử thì vẫn là chưa đủ mà chỉ là một trong các yếu tố cần thiết mà thôi. Bởi lẽ việc thiếu kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật ngay trong cơ quan địa phương nơi trực tiếp thực thi Chính phủ điện tử sẽ dẫn đến sự phụ thuộc quá nhiều vào đơn vị cung cấp giải pháp Công nghệ thông tin, dẫn đến rủi ro là giải pháp Công nghệ thông tin không đáp ứng được mục tiêu gốc rễ của cải cách. Từ đó, việc cải cách trở nên tốn kém, không hiệu quả và mang tính sách vở nhiều hơn là tính thực tiễn.

Các chỉ số đánh giá Cải cách hành chính Par Index và chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước- SIPAS

Thứ nhất, điểm đánh giá các chỉ số về cải cách Thủ tục hành chínhhiện đại hóa hành chính là điểm tự đánh giá chấm điểm nên vẫn có sự thiếu chính xác; ở một vài bộ, ngành và địa phương thì không có tài liệu kiểm chứng và không đúng theo hướng dẫn nên sau khi rà soát, thẩm định đã có sự chênh lệch lớn giữa điểm tự chấm và điểm đánh giá của Bộ Nội vụ. Không những thế, dù là đánh giá tiêu chí “hiện đại hóa nền hành chính” xong bản thân hệ thống thông tin quản lý của các bộ, ngành còn thiếu, dẫn đến thiếu số liệu thống kê khi triển khai công tác theo dõi, đánh giá đối với những lĩnh vực do bộ, cơ quan phụ trách. Sự đồng bộ giữa các bộ, tỉnh và địa phương vẫn còn là một câu chuyện dài ở tương lai. Thực tế cho thấy, giá trị trung bình của Chỉ số Cải cách hành chính năm 2017 là 77,72%, cao hơn giá trị trung bình Chỉ số Cải cách hành chính năm 2016 (74.63%) là 3,09%. Tuy nhiên, khoảng cách giữa tỉnh dẫn đầu (Quảng Ninh) và tỉnh cuối bảng (Quảng Ngãi) tới 29,76%. Sự biến động này cũng cho thấy việc quan tâm, kết quả đạt được trong triển khai các nội dung Cải cách hành chính ở các địa phương không đồng đều.

Phân tích giá trị trung bình của 7 Chỉ số thành phần theo lĩnh vực cho thấy cải cách Thủ tục hành chính có chỉ số thành phần có giá trị trên 80%, còn Chỉ số thành phần hiện đại hóa hành chính lại có kết quả thấp nhất với chỉ 62,12%. Điều này cho thấy, công tác Cải cách hành chính của các địa phương nói chung cần phải đặc biệt trú trọng đến nội dung hiện đại hóa hành chính; cần phải được quan tâm, đầu tư, triển khai mạnh mẽ hơn nữa, gắn kết chặt chẽ với cải cách Thủ tục hành chính để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân, tổ chức. Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

Ở nhiều nơi, doanh nghiệp người dân chưa có điều kiện tìm hiểu, học hỏi, phổ cập kiến thức về tin học, viễn thông, do đó, việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến ở nơi đây không thể hiệu quả. Bên cạnh đó, trong quá trình vận dụng mô hình “Chính phủ điện tử”, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức rõ ràng như: Tâm lý trì trệ, ngại đối mặt với những phương thức quản lý mới của đội ngữ cán bộ, công chức các cấp; hệ thống văn bản pháp luât của chúng ta ban hành nhiều nhưng chưa chất lượng và khả năng thực thi còn thấp; nhiều văn bản pháp luật ban hành chưa có hiệu lực đã phải thay thế hoặc sửa đổi bổ sung (ví dụ như Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Bộ luật Hình sự năm 2015).

Thứ hai, thói quen của “bộ máy quan liêu”, “độc quyền” vẫn chưa được giải quyết triệt để khi các thông tin, dữ liệu vẫn chưa được công khai, chia sẻ. Có thể nhìn thấy rõ, việc giải quyết Thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ công việc còn phụ thuộc nhiều vào giấy tờ mà chưa áp dụng Công nghệ thông tin, nhiều cơ quan Trung ương và địa phương vẫn chưa chấp nhận giao dịch thư điện tử. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về Thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương còn rườm rà, phức tạp và chồng chéo, thậm chí khó hiểu hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau làm cho người cung ứng dịch vụ lúng túng, bị động; tổ chức, công dân mất nhiều công sức, thời gian khi thực hiện, dẫn đến trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với cơ quan nhà nước.

Thứ ba, nhìn vào bảng số liệu (2) và (3) có thể thấy trong 7 chỉ số thành phần theo lĩnh vực của Chỉ số Cải cách hành chính cấp bộ; có thể thấy chỉ số thấp nhất là chỉ số thành phần về hiện đại hóa hành chính (75,61%) và cải cách Thủ tục hành chính (dưới 80%). Điều này cho thấy, các bộ cần phải được quan tâm nhiều đến hiện đại hóa hành chính, cải cách Thủ tục hành chính.Đây là những nội dung trọng tâm của Cải cách hành chính trong bối cảnh hiện nay, là nền tảng của nền hành chính hiện đại, kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân. Khóa luận: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Khóa luận: Giải pháp cải cách thủ tục hành chính về công nghiệp

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x