Luận văn: Tổng quan về tính kịp thời của báo cáo tài chính

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về tính kịp thời của báo cáo tài chính hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 Các lý thuyết liên quan

2.1.1 Lý thuyết ủy nhiệm

Lý thuyết ủy nhiệm có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi Alchian and Demsetz năm 1972, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm vào năm 1976 (Vo and Nguyen, 2014). Lí thuyết này dựa trên cơ sở tồn tại của thông tin bất cân xứng và mâu thuẫn lợi ích giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm, khiến phát sinh chi phí ủy nhiệm. Theo lý thuyết ủy nhiệm, khi người sở hữu không sở hữu 100% cổ phần của công ty thì chắc chắn sẽ có mâu thuẫn tiềm tàng giữa những người sở hữu cổ phần và nhà quản trị, làm nảy sinh các vấn đề như sự lạm quyền, thông tin bất cân xứng, v.v… Một trong những biện pháp để giải quyết vấn đề này là cần phải xây dựng hệ thống quản trị công ty tốt (Al-Ajmi, 2008). Lý thuyết ủy nhiệm được vận dụng trong hầu hết các nghiên cứu về chủ đề quản trị công ty (Dao and Hoang, 2012). Trong nghiên cứu về tính kịp thời của báo cáo tài chính, Jaggi and Tsui (1999), Al-Ajmi (2008), vận dụng lý thuyết ủy nhiệm để giải thích ảnh hưởng cấu trúc sở hữu cổ phần công ty đến tính kịp thời của báo cáo kiểm toán; Sultana et al. (2014) vận dụng lý thuyết ủy nhiệm để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về ủy ban kiểm toán gồm: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, quy mô ban kiểm toán đến tính kịp thời của báo cáo tài chính; Abdelsalam and El-Masry (2008) vận dụng lý thuyết ủy nhiệm để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố sự kiêm nhiệm vị trí chủ tịch hội đồng quản trị công ty và giám đốc điều hành, cấu trúc sở hữu cổ phần lên tính kịp thời công bố thông tin tài chính qua mạng internet, v.v…

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

2.1.2 Lý thuyết các bên liên quan (stakeholders theory) Luận văn: Tổng quan về tính kịp thời của báo cáo tài chính

Lý thuyết các bên liên quan được khởi xưởng bởi Freeman (1984). Các bên liên quan phân chia gồm các đối tượng bên ngoài công ty và các đối tượng bên trong công ty. Các bên liên quan bên ngoài bao gồm cổ đông, nhà cung cấp tín dụng, chủ nợ, khách hàng và các cơ quan quản lý. Các bên liên quan bên trong bao gồm ban giám đốc, ban giám sát và nhân viên. Tất cả các bên liên quan đều tham gia vào quá trình điều hành và giám sát thành quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng mức độ ảnh hưởng và mục tiêu của các bên liên quan khác nhau là khác nhau (Dao and Hoang, 2012). Al-Ajmi (2008) trích dẫn lập luận của Watts and Zimmerman (1990), lý thuyết các bên liên quan cho rằng, trong trường hợp không có một cơ hội để che giấu thông tin xấu vì các yêu cầu bắt buộc về công bố thông tin thì yêu cầu công bố thông tin bắt buộc thì các nhà quản lý có động lực để trì hoãn phát hành. Khi đó, các nhà quản lý cung cấp cho các nhà đầu tư một “tín hiệu im lặng” và tìm cơ hội để bán cổ phần trước khi tin tức xấu đến thị trường

2.1.3 Lý thuyết phụ thuộc tài nguyên (resource dependence theory)

Lý thuyết phụ thuộc tài nguyên được phát triển bởi Pfeffer and Salancik’s (1978) và là một trong các lý thuyết có ảnh hưởng nhất đến lý thuyết tổ chức và quản trị chiến lược. Lý thuyết phụ thuộc tài nguyên có nhiều nét tương đồng với lý thuyết ủy nhiệm; mặc dù ít phổ biến hơn so với lý thuyết ủy nhiệm trong nghiên cứu về ban quản trị công ty nhưng kết quả thực nghiệm cho thấy lý thuyết này thành công hơn trong việc tìm hiểu về ban quản trị công ty (Hillman et al., 2009).

Theo Pfeffer and Salancik’s (1978) thì để hiểu được hành vi của tổ chức, bạn phải hiểu được bối cảnh của của hành vi đó – đó là các hệ sinh thái của tổ chức. Lý thuyết phụ thuộc tài nguyên được các nhà nghiên cứu vận dụng nhiều trong việc đánh giá ảnh hưởng của thành phần quản trị công ty và thành quả hoạt động của công ty (Vo and Nguyen, 2014). Trong nghiên cứu về tính kịp thời của báo cáo tài chính, Sultana et al (2014) vận dụng lý thuyết phụ thuộc tài nguyên cùng với lý thuyết ủy nhiệm để giải thích ảnh hưởng của để giải thích tác động của các nhân tố thuộc về Ủy ban kiểm soát của công ty.

2.2 Tổng quan lý thuyết về báo cáo tài chính và tính kịp thời của báo cáo tài chính Luận văn: Tổng quan về tính kịp thời của báo cáo tài chính

2.2.1 Khái quát về báo cáo tài chính

2.2.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là sự trình bày có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Các thông tin về tình hình tài chính được trình bày thông qua hệ thống các bảng báo cáo tài chính gồm: báo cáo về tính hình tài chính tại thời điểm cuối kỳ kế toán, báo cáo thu nhập toàn diện trong một thời kỳ, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong một thời kỳ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong một thời kỳ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Theo IASB, 2010).

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 về “Trình bày báo cáo tài chính”, Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: Tài sản; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu; Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ và các luồng tiền thông qua hệ thống báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính (VAS 21, đoạn 7). Khác với khuôn mẫu về báo cáo tài chính của Chuẩn mực kế toán quốc tế, thông tin về thay đổi vốn chủ sở hữu được trình bày chung trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.

2.2.1.2 Mục đích của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là sản phẩm của công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp, nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, thành quả kinh doanh và các dòng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin trong việc ra quyết định kinh tế cho người sử dụng (IASB, 2010; BTC, 2003); đồng thời báo cáo tài chính là công cụ báo cáo thành quả quản lý của nhà quản trị về những nguồn lực được ủy thác cho họ (IASB, 2010).

2.2.2 Tổng quan về tính kịp thời của báo cáo tài chính

Tính kịp thời là một trong những đặc điểm chất lượng thiết yếu của báo cáo tài chính (BCTC), được trình bày rõ trong các quy định kế toán và các nghiên cứu kinh tế đáng tin cậy.

2.2.2.1 Khái niệm tính kịp thời của báo cáo tài chính Luận văn: Tổng quan về tính kịp thời của báo cáo tài chính

Khuôn mẫu lý thuyết kế toán do IASB ban hành năm 2010 phân loại đặc điểm chất lượng của thông tin kế toán hữu ích bao gồm đặc điểm chất lượng cơ bản (thích hợp, trình bày trung thực) và đặc điểm chất lượng nâng cao (có thể so sánh, có thể kiểm tra, kịp thời và có thể hiểu được). Trong đó, tính kịp thời được định nghĩa là sự có sẵn thông tin cho những người ra quyết định vào thời điểm thông tin có khả năng ảnh hưởng tới quyết định của họ. Theo đó, các thông tin cũ thì ít hữu ích hơn. Tuy nhiên, một số thông tin có thể tiếp tục kịp thời một thời gian dài sau đó kể từ thời điểm kết thúc kỳ báo cáo vì nhiều người cần sử dụng thông tin để xác định và đánh giá xu hướng.

Đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính

Sơ đồ 2.1 : Đặc điểm chất lượng BCTC theo khuôn mẫu của IASB (2010)

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (BTC, 2003), tính kịp thời báo cáo tài chính được quy định như sau: “các thông tin kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ”.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về tính kịp thời của báo cáo tài chính nói riêng và chất lượng báo cáo tài chính nói chung đều ghi nhận tính kịp thời là một trong các đặc điểm thiết yếu của báo cáo tài chính.

2.2.2.2 Vai trò của báo cáo tài chính kịp thời

Như đã nói ở trên, mục đích chính của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, thành quả kinh doanh và các dòng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin báo cáo tài chính. Tuy nhiên, báo cáo tài chính kịp thời quan trọng không chỉ đối với người sử dụng thông tin báo cáo tài chính mà còn đối với các chính các chủ thể báo cáo và sự phát triển của thị trường vốn.

Báo cáo tài chính, nhất là báo cáo tài chính đã kiểm toán là nguồn cung cấp thông tin chính thống và đáng tin cậy cho người sử dụng thông tin. Báo cáo tài chính càng kịp thời thì càng gia tăng tính hữu ích của thông tin, giúp các nhà đầu tư ra quyết định một cách kịp thời và chính xác, nắm bắt được thời cơ kinh doanh. Theo Owusu – Ansah (2000), báo cáo tài chính kịp thời làm giảm giao dịch nội gián, rò rỉ thông tin và các tin đồn trên thị trường chứng khoán góp phần giảm hiện tượng bất cân xứng thông tin, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của thị trường vốn (Owusu – Ansah and Leventis, 2006).

Các công ty có động cơ công bố thông tin tài chính kịp thời vì khi một công ty không phát hành báo cáo tài chính một cách kịp thời sẽ gặp phải các hậu quả xấu như bị đình chỉ giao dịch trên thị trường chứng khoán (Dyer and McHugh, 1975), chịu phản ứng tiêu cực của thị trường gây ảnh hưởng xấu đến giá trị doanh nghiệp (Givoly and Palmon, 1982). Ngược lại, các công ty công bố thông tin báo cáo tài chính kịp thời sẽ nâng cao uy tín và danh tiếng của công ty (Sultana et al., 2014), giảm chi phí sử dụng vốn (Fick, 2010).

2.2.3 Các quy định của Việt Nam về công bố báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. Luận văn: Tổng quan về tính kịp thời của báo cáo tài chính

Nhằm đảm bảo tính kịp thời của thông tin báo cáo tài chính, thời hạn về công bố báo cáo tài chính của các công ty tại Việt Nam được quy định trong các văn bản pháp lý sau:

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp có nghĩa vụ tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê (Điều 8 – Luật Doanh nghiệp 2014). Các công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật về kế toán và pháp luật có liên quan; đồng thời công bố trên trang thông tin điện tử (nếu có). Công ty cổ phần đại chúng thực hiện công bố, công khai thông tin theo quy định của pháp luật về chứng khoán (Trích điều 171 – Luật Doanh nghiệp 2014).

Theo quy định của Luật Kế toán, Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn chín mươi (90) ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quyđịnh của pháp luật (Điều 31, Mục 3, Luật Kế toán 2003); đồng thời các đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Về nội dung công khai, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi công khai phải kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán (Điều 32, Mục 3, Luật Kế toán 2003).

Theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, quy định thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính của tổ chức tín dụng, thời gian công khai báo cáo tài chính năm chậm nhất là ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của tổ chức tín dụng.

Theo quy định của Luật chứng khoán, các công ty đại chúng nói chung và các công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bời tổ chức kiểm toán độc lập được Bộ Tài chính chấp thuận trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán. Trường hợp công ty mẹ là tổ chức phát hành phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán. Ngoài ra, Theo thông tư 52/2012/TT-BTC, thời hạn công bố thông tin báo cáo tài chính năm không quá chín mươi (90) ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính. Trong trường hợp việc công bố thông tin không thể thực hiện đúng thời hạn thì các đối tượng công bố thông tin phải báo cáo ngay với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán. Việc tạm hoãn công bố thông tin được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản phải được công bố trên phương tiện công bố thông tin của đối tượng công bố thông tin và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán, trong đó nêu rõ lý do của việc tạm hoãn công bố thông tin.

Về chế tài xử lý các vi phạm về thời hạn công bố thông tin, thời hạn báo cáo của các công ty niêm yết được quy định trong Nghị định 108/2013/ NĐ-CP “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán”. Cụ thể, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đên 70.000.000 đồng đối với hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn, hành vi báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tóm lại, theo khuôn khổ quy định pháp lý hiện hành tại Việt Nam, thời hạn công bố báo cáo tài chính năm của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (kể cả các tổ chức tín dụng) là 90 ngày kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính. Báo cáo tài chính được công bố phải kèm ý kiến kiểm toán.

2.3 Tổng quan lý thuyết về Quản trị công ty

2.3.1 Khái niệm Quản trị công ty

Theo Nguyên tắc quản trị công ty của OECD (2004) do Hội đồng Bộ trưởng các nước thuộc OECD ban hành: “Quản trị công ty liên quan tới một tập hợp các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản trị công ty cũng thiết lập cơ cấu qua đó giúp xây dựng mục tiêu của công ty, xác định phương tiện để đạt được các mục tiêu đó, và giám sát hiệu quả thực hiện mục tiêu. Quản trị công ty tốt cần tạo được sự khuyến khích đối với Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc để thực hiện các mục tiêu vì lợi ích công ty và cổ đông, và phải tạo điều kiện giám sát hiệu quả.”

Theo Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (BTC, 2007): “Quản trị công ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty. Các nguyên tắc quản trị công ty bao gồm: đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả; đảm bảo quyền lợi của cổ đông; đối xử công bằng giữa các cổ đông và đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty.”

Phân biệt “quản trị công ty” và “quản lý công ty”

Theo IFC (2010), không nên nhầm lẫn giữa khái niệm “quản trị công ty” với khái niệm “quản lý công ty”. Quản trị công ty tập trung vào các cơ cấu và các quy trình của công ty nhằm đảm bảo sự công bằng, tính minh bạch, tính trách nhiệm và tính giải trình. Trong khi đó, quản lý công ty tập trung vào các công cụ cần thiết để điều hành doanh nghiệp. Quản trị công ty được đặt ở một tầm cao hơn nhằm đảm bảo rằng công ty sẽ được quản lý theo một cách sao cho nó phục vụ lợi ích của các cổ đông. Có một mảng chung giữa hai lĩnh vực này là mảng chiến lược, một vấn đề được xem xét cả ở cấp độ quản trị công ty lẫn cấp độ quản lý công ty.

Hình 2.1: Phân biệt quản trị công ty và quản lý công ty

2.3.2 Khuôn khổ quản trị công ty Luận văn: Tổng quan về tính kịp thời của báo cáo tài chính

2.3.2.1 Khuôn khổ quản trị công ty theo thông lệ quốc tế

Trên thế giới, có hơn 200 bộ quy chế Quản trị công ty đã được xây dựng cho hơn 72 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong số đó, “Các Nguyên tắc Quản trị công ty của OECD” đã được chấp nhận rộng rãi trên phạm vi toàn cầu như là một khuôn khổ chuẩn mực và một tài liệu tham khảo chuẩn trong lĩnh vực Quản trị công ty (IFC, 2010).

Khuôn khổ Quản trị công ty của OECD (2004) đề ra 6 nguyên tắc cơ bản:

Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả: khuôn khổ quản trị công ty cần thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của thị trường, phù hợp với quy định của pháp luật, và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi.

Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu chính: khuôn khổ quản trị công ty phải bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông.

Đối xử bình đẳng đối với cổ đông: khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài. Mọi cổ đông phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm.

Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan: khuôn khổ quản trị công ty phải công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa công ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và ổn định tài chính cho doanh nghiệp.

Công bố thông tin và tính minh bạch: Khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị công ty.

Trách nhiệm của Hội đồng quản trị: khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo định hướng chiến lược của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của Hội đồng Quản trị và trách nhiệm của Hội đồng Quản trị đối với công ty và cổ đông.

2.3.2.2 Khuôn khổ quản trị công ty của Việt Nam Luận văn: Tổng quan về tính kịp thời của báo cáo tài chính

Khuôn khổ quản trị công ty của Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển và còn tương đối mới mẻ (Le and Walker, 2008; IFC, 2010; Vo and Nguyen, 2014), chịu sự chi phối của các quy định mang tính pháp lý và điều lệ công ty (Le and Walker, 2008).

Văn bản mang tính pháp lý cao nhất và đóng vai trò nền tảng cho các quy định quản trị công ty của Việt Nam là Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp điều chỉnh việc thành lập, hoạt động tái cơ cấu và thanh lý của tất cả các loại hình doanh nghiệp. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp quy định đặc điểm cơ cấu quản trị công ty, chức năng và nhiệm vụ của các chủ thể thuộc cơ cấu quản trị công ty, v.v…. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm còn cần phải tuân thủ quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm. Ngoài ra, cơ chế quản trị công ty của các công ty đại chúng còn chịu sự chi phối của Luật Chứng khoán (Le and Walker, 2008), cụ thể Luật Chứng khoán điều chỉnh việc phát hành, chào bán, mua bán chứng khoán, các dịch vụ liên quan tới chứng khoán, và việc công bố thông tin. Tuy nhiên, theo IFC (2010), vẫn còn tồn tại một số điểm mập mờ, chồng chéo trong quy định về quản trị công ty của trong các văn bản Luật của Việt Nam như quy định về văn bản Luật áp dụng trong các trường hợp đặc thù, quy định về việc bầu chọn và miễn nhiệm các chức danh thuộc Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành.

Bộ quy tắc quản trị công ty đầu tiên của Việt Nam, được Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 về “Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán”. Tuy nhiên, quy chế này chỉ mang tính bắt buộc đối với các công ty cổ phần được chấp thuận niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HOSE) và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HNX). Hiện nay, quy chế này đã bị thay thế bởi “Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng” (ban hành kèm theo thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) nhằm đáp ứng sự thay đổi của một số quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (Luật số 62/2010/QH12) và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị công ty của các doanh nghiệp Việt Nam cho phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và hội nhập. So với bộ Quy chế Quản trị công ty ban hành theo quyết định 12/2007/QĐ-BTC, bộ Quy định Quản trị công ty ban hành theo thông tư 121/2012/TT-BTC có sự kế thừa và sự tương đồng về các nguyên tắc quản trị công ty. Bên cạnh đó, còn có một số điểm khác biệt; ví dụ như:

Thứ nhất, đối tượng điều chỉnh rộng hơn: công ty đại chúng, bao hàm cả đối tượng điều chỉnh của Quy chế Quản trị công ty. Cụ thể: Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong 3 đối tượng: (i) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; (ii) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; (iii) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Thứ hai, bổ sung và hoàn chỉnh các khái niệm về các thành phần thuộc chủ thể quản trị công ty như: thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, thành viên Hội đồng quản trị độc lập.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản trị công ty. Ví dụ: sửa đổi quy định về Điều lệ công ty, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng Điều lệ công ty, bãi bỏ quy định bắt buộc công ty niêm yết phải xây dựng Điều lệ công ty theo Điều lệ mẫu do Bộ Tài chính quy định trong Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/03/2007; bổ sung quy định về trách nhiệm về báo cáo và công bố thông tin của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành. v.v…

Thứ tư, quy định các nguyên tắc quản trị công ty áp dụng cho loại hình công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết.

Tuy Quy định Quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng có nhiều điểm vượt trội hơn hẳn so với Quy chế quản trị công ty trước đây, là cơ sở hướng dẫn quan trọng để các công ty thiết lập và vận hành hệ thống quản trị công ty một cách hiệu quả nhưng vẫn còn một số điểm bất cập, khiến các công ty lúng túng khi áp dụng như: cho phép cổ đông được bỏ phiếu từ xa (điểm a Khoản 2 Điều 11) trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, nhưng chưa có quy định hay hướng dẫn cụ thể; lấn cấn quyền bầu cử của cổ đông lớn (Theo Đầu tư Chứng khoán, 2013). Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2005 – nền tảng của Quy định Quản trị công ty đã bị thay thế bởi Luật Doanh nghiệp 2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Do đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang tiến hành lấy ý kiến dự thảo lần 2 Thông tư thay thế Thông tư 121 quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng (Theo UBCKNN, 2015).

Căn cứ trên khung pháp lý quy định về quản trị công ty, từng doanh nghiệp phải thiết lập các quy định về hệ thống quản trị công ty riêng nhằm đảm bảo việc bảo vệ và đối xử công bằng với các cổ đông, phân quyền giữa các chủ thể quản trị trong công ty, sự minh bạch và công khai trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Các quy định này được ban hành cụ thể trong Bản Điều lệ công tyQuy chế nội bộ công ty.

2.3.3 Mô hình quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam. Luận văn: Tổng quan về tính kịp thời của báo cáo tài chính

Công ty niêm yết là công ty cổ phần có niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo khuôn khổ pháp lý về quản trị công ty của Việt Nam, cơ cấu quản trị công ty của công ty cổ phần niêm yết bao gồm các chủ thể bắt buộc (Đại Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; Ban Kiểm soát; Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban giám đốc điều hành; Kiểm toán độc lập và Thư Ký công ty) và các chủ thể tự nguyện (Kiểm toán nội bộ và các Ủy ban trực thuộc Hội Đồng quản trị công ty). Mối liên hệ giữa các chủ thể quản trị công ty cổ phần niêm yết được khái quát trong sơ đồ 2.3 như sau:

Hình 2.2: Cơ cấu quản trị công ty niêm yết (Nguồn: IFC (2010))

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là chủ thể quản trị có quyền đưa ra quyết định cao nhất của công ty cổ phần niêm yết. Đại hội đồng cổ đông thường chỉ đưa ra quyết định đối với những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng tới công ty. Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn sự đề cử nhân sự vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị đóng vai trò trung tâm trong khuôn khổ Quản trị công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu chọn, có toàn quyền nhân danh công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông như chỉ đạo và xây dựng chiến lược của công ty cùng những ưu tiên trong kinh doanh, bao gồm cả kế hoạch kinh doanh và tài chính thường niên, cũng như chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động của Ban giám đốc.

Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Thư ký công ty và các vị trí quản lý quan trọng khác. Hội đồng quản trị hoạt động vì lợi ích của công ty, bảo vệ quyền lợi của tất cả các cổ đông. Một Hội đồng quản trị độc lập, chuyên nghiệp và có hiệu quả đóng một vai trò thiết yếu trong việc thực thi những biện pháp Quản trị công ty hiệu quả. Hội đồng quản trị báo cáo trực tiếp lên Đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra theo phương thức bầu dồn phiếu, có chức năng giám sát Hội đồng quản trị và Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc), tập trung vào việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty cũng như giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Ban kiểm soát báo cáo trực tiếp lên Đại hội đồng cổ đông.

Giám đốc (Tổng giám đốc)

Giám đốc (Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một trong số các thành viên của Hội đồng quản trị hoặc thuê người bên ngoài công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Luận văn: Tổng quan về tính kịp thời của báo cáo tài chính

Các tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị

Các tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị được Hội đồng quản trị thành lập để hỗ trợ hoạt động của Hội đồng quản trị, bao gồm tiểu ban chính sách phát triển, tiểu ban nhân sự, tiểu ban lương thưởng và các tiểu ban đặc biệt khác theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Theo quy định, tiểu ban nhân sự và tiểu ban lương thưởng phải có ít nhất một (01) thành viên Hội đồng quản trị độc lập làm trưởng ban; Hội đồng quản trị quy định chi tiết về việc thành lập, trách nhiệm của các tiểu ban và trách nhiệm của từng thành viên. Trường hợp các công ty không thành lập các tiểu ban thì Hội đồng quản trị cử thành viên Hội đồng quản trị độc lập phụ trách riêng về từng vấn đề như lương thưởng, nhân sự.

Thư ký công ty

Thư ký công ty do Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản trị công ty. Thư ký công ty phải là người có hiểu biết về pháp luật và không được đồng thời làm việc cho công ty kiểm toán đang thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty. Thư ký công ty có trách nhiệm giữ sổ cổ đông, chuẩn bị và làm biên bản các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, và Ban kiểm soát, lưu giữ vĩnh viễn biên bản tất cả các cuộc họp của các thể chế này và các tài liệu khác phù hợp với luật pháp và điều lệ của công ty. Thư ký công ty có trách nhiệm bảo mật thông tin theo các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập là một chủ thể độc lập với công ty niêm yết, do Đại hội đồng cổ đông lựa chọn trong số những công ty kiểm toán được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động thông qua sự đề cử của Ban kiểm soát. Nhiệm vụ của Kiểm toán độc lập là thực hiện công việc kiểm toán các báo cáo tài chính và cho ý kiến về việc báo cáo tài chính của công ty có được lập, xét trên mọi khía cạnh trọng yếu, phù hợp với các quy định về báo cáo tài chính và đáng tin cậy hay không; chuẩn bị báo cáo kiểm toán và nộp lên Hội đồng quản trị. Kiểm toán độc lập được phép tham dự mọi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, nhận các thông báo và các thông tin khác liên quan tới Đại hội đồng cổ đông mà các cổ đông được quyền nhận và được phát biểu ý kiến tại đại hội về các vấn đề có liên quan đến kiểm toán. Cần lưu ý rằng: Kiểm toán độc lập chỉ có trách nhiệm đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của công ty, trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính thuộc về giám đốc (hoặc người đứng đầu) công ty (VAS 21) và việc kiểm toán các báo cáo tài chính không làm giảm bớt trách nhiệm của Ban giám đốc công ty đối với các báo cáo tài chính của công ty.

Kiểm toán nội bộ

Theo khuôn khổ quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam, ngoại trừ các ngân hàng, các công ty đại chúng của Việt Nam không bắt buộc phải thành lập bộ phận Kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, vai trò của Kiểm toán nội bộ ngày càng trở nên quan trọng trong việc củng cố công tác Quản trị công ty tại các công ty đại chúng nói chung và các công ty niêm yết nói riêng. Một bộ phận Kiểm toán nội bộ hiệu quả đóng một vai trò thiết yếu trong việc giúp đỡ Ban Kiểm soát (hay Hội đồng quản trị) thực thi các trách nhiệm quản trị của mình. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị công ty, chịu sự giám sát của Ban kiểm soát. Các quy định về Kiểm toán nội bộ chưa được đề cập cụ thể trong khuôn khổ pháp lý về quản trị công ty.

Như vậy, cơ cấu quản trị công ty của các công ty niêm yết tại Việt Nam tuân thủ theo mô hình hỗn hợp, là sự hòa trộn giữa mô hình quản trị đơn cấp (phổ biến ở các quốc gia theo truyền thống Luật án lệ như Anh, Mỹ) và mô hình quản trị nhị cấp (phổ biến ở Đức). Theo mô hình này, mọi công ty niêm yết phải thành lập Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban giám đốc điều hành.

2.4 Mô hình nghiên cứu: Luận văn: Tổng quan về tính kịp thời của báo cáo tài chính

Nghiên cứu được tiến hành nhằm kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao tính kịp thời của báo cáo tài chính và hiệu quả hoạt động quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam.

Dựa trên cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu trình bày ở các phần trên và kế thừa mô hình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu liên quan được trình bày trong chương 1, mô hình nghiên cứu của đề tài được mô tả trong hình 2.3 như sau:

  • Sự độc lập của HĐQT
  • Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch HĐQT
  • Trình độ chuyên môn kế toán, kiểm toán của BKS
  • Sự hiện diện của Ban Kiểm toán nội bộ
  • Cấu trúc sở hữu
  • Tính kịp thời của báo cáo tài chính

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu

Trong mô hình nghiên cứu, tính kịp thời của báo cáo tài chính là nhân tố bị tác động mà nghiên cứu cần khảo sát, được đo lường thông qua thời hạn phát hành báo cáo tài chính. Các nhân tố tác động đến nhân tố bị tác động bao gồm 5 nhân tố thuộc về quản trị công ty: sự độc lập của HĐQT, sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch HĐQT, trình độ chuyên môn kế toán, kiểm toán của BKS, sự hiện diện của bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và mức độ tập trung quyền sở hữu.

Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính trong mô hình nghiên cứu được xác định dựa trên các cơ sở sau: có ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính trong các nghiên cứu liên quan; phù hợp với đặc điểm cấu trúc quản trị công ty của các công ty niêm yết tại Việt Nam và dễ khảo sát và đo lường cho mục đích phân tích thống kê.

Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các nhân tố đại diện cho biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu bao gồm: quy mô công ty, lợi nhuận kinh doanh của công ty, loại công ty kiểm toán, loại báo cáo tài chính và loại ý kiến kiểm toán dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu của Afif (2009), Mohamad- Nor et al. (2010), Sultana et al. (2014), Abernathy et al. (2014) v.v…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Trong đó, tác giả giới thiệu các lý thuyết liên quan đến đề tài, làm rõ các khái niệm về báo cáo tài chính, tính kịp thời của báo cáo tài chính và quản trị công ty, cũng như khuôn khổ các quy định liên quan. Từ đó làm nổi bật lên vai trò quan trọng của báo cáo tài chính kịp thời và hoạt động quản trị công ty, nhất là trong giai đoạn phát triển mạnh về giao thương kinh tế toàn cầu. Những nội dung lý thuyết này là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của 5 nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính; giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thực nghiệm sẽ được trình bày cụ thể trong các chương tiếp theo. Luận văn: Tổng quan về tính kịp thời của báo cáo tài chính

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Thực trạng phân tích dữ liệu chứng khoán của các Cty

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x