Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về quá trình phát triển của công ty Linh Chi hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH và dịch vụ Linh Chi đến năm 2020 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Lịch sử hình thành: Luận văn: Tổng quan về quá trình phát triển của công ty Linh Chi
Tên gọi: Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Linh Chi
Trụ sở chính: 300C Hàng Kênh – Đông Hải – Lê Chân – Hải Phòng.
Số ĐT: 0934.664.664 – Email: phukienlinhchi@gmail.com
Website: https://www.phukienlinhchi.com
Kinh tế – xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng năm 2014 và 2015 của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm.Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm là giá dầu mỏ trên thị trường thế giới giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm. Đối với các quốc gia nhập khẩu dầu, giá dầu giảm giúp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tư nhân cũng như cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, đối với các nước sản xuất dầu, thực trạng thị trường giá dầu mỏ giảm sẽ tác động mạnh đến kinh tế theo chiều hướng thuận lợi và khó khăn đan xen.
Ngày 15/02/2013, Công ty TNHH và dịch vụLinh Chi được thành lập với cửa hàng đầu tiên là PHỤ KIỆN LINH CHI tại địa chỉ 300C Hàng Kênh – Đông Hải – Lê Chân – Hải Phòng.
Ngày 06/08/2015 khai trương cửa hàng Phụ Kiện Linh Chi 02, Số 1A Lương Khánh Thiện –P. Lương Khánh Thiện – Ngô Quyền – Hải Phòng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh
2.1.1 Công ty TNHH và dịch vụLinh Chi
2.1.1.1 Chức năng và nhiệm vụ Luận văn: Tổng quan về quá trình phát triển của công ty Linh Chi
Chức năng:
Công tyTNHH và dịch vụLinh Chi là một doanh nghiệp với chức năng chính là: Hệ thống cung cấp, bán buôn, bán lẻ linh phụ kiện công nghệ điện thoại tại thị trường Hải Phòng.
Nhiệm vụ
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhà nước và cấp trên về hoạt động kinh doanh của mình.
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức
- Giám đốc
- Phòng kế toán
- Bộ phận bán hàng (Các cửa hàng)
- Bộ phận kho
- Bộ phận giao hàng
Chức năng từng bộ phận:
Giám đốc: Ông Nguyễn Anh Tuấn, là người đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Ông là người điều hành mọi hoạt động của công ty.
Phòng kế toán: có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý, đúng mục đích, đúng chế độ, bảo đảm quá trình kinh doanh của công ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nhiệm vụ chính của phòng kế toán là ghi chép tính toán, phản ánh số liệu hiện có về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, hàng hóa, tiền vốn công ty, tình hình sử dụng các nguồn vốn của đơn vị, phản ánh các chi phí trong quá trình kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh trong toàn công ty. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỹ thuật thu nộp …
Bộ phận bán hàng: bao gồm 2 cửa hàng, mỗi cửa hàng có 1 cửa hàng trưởng và 15 nhân viên . Trong đó của hàng trưởng là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động bán hàng trong cửa hàng của mình, quản lý nhân viên bán hàng, thu chi tiền và nhập xuất kho hàng hóa, giải quyết các phản ánh của khách hàng.
Bộ phận bán hàng có nhiêm vụ chính là thực hiện triển khai bán hàng để đạt doanh thu theo mục tiêu Giám đốc đưa ra.
Bộ phận kho: thực hiện chức năng quản lý hàng hóa tại kho, phân phối hàng hóa, kiểm soát hoạt động nhập và xuất hàng đúng quy định về tiến độ, chứng từ, số liệu và chất lượng, thống kê và báo cáo lượng hàng tồn định kỳ, quản lý các quy trình và chứng từ liên quan đến đặt hàng, đổi trả hàng, giữ hàng được thực hiện chính xác.
Bộ phận giao hàng: tổ chức, thực hiện yêu cầu giao nhận và vận chuyển hàng hóa từ kho đến các cửa hàng, luân chuyển hàng hóa giữa các cửa hàng cũng như giao hàng cho khách hàng. Bộ phận giao hàng phải đảm bảo giao hàng kịp thời, đúng loại và số lượng, đảm bảo chất lượng hàng hóa.
2.1.2 Chiến lược kinh doanh công ty TNHH và dịch vụ Linh Chi.
2.1.2.1 Khái niệm và vai trò chiến lược kinh doanh Luận văn: Tổng quan về quá trình phát triển của công ty Linh Chi
Khái niệm chiến lược kinh doanh
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là tổng thể các cam kết và hành động giúp doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõi của họ vào những thị trường sản phẩm cụ thể.
Vai trò của chiến lược
Chiến lược kinh doanh cung cấp thông tin giúp đơn vị phân tích và đánh giá sự biến động của các nhân tố chủ yếu bên ngoài cũng như đánh giá được khách quan những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệptừđógiúpđơnvịphát huy đượchếtkhả năngđểgiành được lợi thế trong kinh doanh.
2.1.2.2 Cách thức tạo dựng lợi thế cạnh tranh
Đạt được sự đáp ứng khách hàng vượt trội
Đáp ứng khách hàng vượt trội nghĩa là phải cho khách hàng những gì mà họ muốn, đúng lúc họ muốn với điều kiện là khả năng sinh lợi lâu dài của công ty không bị tổn thương khi thực hiện điều đó. Có hai điều tiên quyết để đạt được sự đáp ứng khách hàng vượt trội:
- Thứ nhất: là tập trung vào các khách hàng của công ty và nhu cầu của họ.
- Thứ hai: tìm cách để thỏa mãn nhu cầu của họ tốt hơn
Đạt được sự cải tiến vượt trội
Để đạt được sự vượt trội về cải tiến, các công ty phải tạo ra các kỹ năng nghiên cứu cơ bản và ứng dụng; thiết kế hợp lý quá trình quản trị phát triển; và đạt được sự kết hợp chặt chẽ các chức năng khác nhau của công ty, chủ yếu thông qua việc áp dụng các nhóm phát triển sản phẩm liên chức năng và quá trình phát triển song song một phần.
2.1.2.3 Các loại chiến lược kinh doanh Luận văn: Tổng quan về quá trình phát triển của công ty Linh Chi
Chiến lược dẫn đạo chi phí
Chiến lược nhằm tạo ra sự vượt trội hơn đối thủ bằng cách tạo ra sản phẩm có chi phí thấp nhất.
Chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm độc đáo, được khách hàng đánh giá cao, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách mà các đối thủ cạnh tranh không thể so sánh được.
Chiến lược tập trung
Tập trung đáp ứng nhu cầu cho một phân khúc thị trường, được xác định thông qua yếu tố độc đáo, nổi trội về tính chất, đặc điểm của sản phẩm hoặc yêu cầu,sở thích các nhóm khách hàng nhất định.
2.1.3 Phân tích tình hình hoạt động của công tyTNHH và dịch vụ Linh Chi.
Tình hình phát triển doanh thu
Nhân xét:
- Công ty không có các khoảng giảm trừ doanh thu, đây là một ưu điểm của công ty.
- Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm, ta thấy công ty đã hoạt động có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao năm 2014 chi phí thuế TNDN phải nộp của công ty là 19.636.491 đồng.
- Trong khi đó, năm 2015 chi phí thuế TNDN phải nộp là 28.594.328 đồng, tăng 8.957.837 với tỷ lệ 45,62% so với năm 2014, điều này đã làm lợi nhuận sau thuế qua hai năm của công ty giảm 24.495.482 đồng tương đương 9,72%.
- Lợi nhuận của công ty năm 2015 là 711.957.938 đồng, trong năm 2014 là 744.067.241 đồng, như vậy trong năm 2015 lợi nhuận của công ty đã giảm 32.109.303 đồng, tương đương (4,51%). Như vậy, mặc dù doanh thu tăng đáng kể với 24,88% nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại giảm, nguyên nhân là do trong năm 2014, giá vốn hàng bán của công ty đã tăng rất nhiều so với tốc độ tăng doanh thu, công ty cần quản lý tốt các chi phí phát sinh để lợi nhuận có thể tăng tương ứng với doanh thu.
- Nhìn chung công tác quản lý chi phí của công ty tương đối có hiệu quả, tuy nhiên do giá cả hầu hết các mặt hàng của nến kinh tế qua hai năm đều tăng do lạm phát nên các khoảng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng khá nhiều.
Nhìn chung mặc dù nền kinh tế cả nước có biến động qua hai năm nhưng hoạt động kinh doanh của công ty vẫn tương đối ổn định, lợi nhuận trước thuế của công ty có giảm nhưng không nhiều cho thấy sự nổ lực của các nhà quản lý và các nhân viên trong toàn công ty, công ty cần phát huy mạnh hơn nữa trong năm tới.
2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH và dịch vụLinh Chi
2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài Luận văn: Tổng quan về quá trình phát triển của công ty Linh Chi
2.2.2 Điều kiện kinh tế
Tình hình kinh tế hiện nay biến động khó lường, do quá trình toàn cầu hóa xảy ra mạnh mẽ nên nền kinh tế giữa các nước ràng buộc với nhau là điều không thể tránh khỏi. Việc một quốc gia lớn gặp khó khăn sẽ gây ảnh hưởng không chỉ trong quốc gia đó mà còn ảnh hưởng đối với các quốc gia khác.
Biến động về tỷ giá của đồng Việt Nam so với các đồng tiền mạnh cũng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khi khoảng 30% nguyên liệu đầu vào của Công ty được nhập khẩu từ các nước bên ngoài. Do đó rủi ro mất giá đồng Việt Nam sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất của Công ty.
Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của lạm phát, lãi suất có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, đồng thời tác động đến giá cả nguyên vật liệu và chi phí sản xuất của Công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sau khi trãi qua giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay nền kinh tế nước ta vẫn đang trong giai đoạn hồi phục. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6.28% so với cùng kì năm 2014. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu các ngành kinh tế cũng có bước chuyển dịch theo hướng tích cực giảm dần giá trị nông lâm thủy sản, tăng dần giá trị công nghiệp và dịch vụ. Nguồn: Tổng cục thống kê (http://www.gso.gov.vn)
Việt nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều khởi sắc và phát triển không ngừng, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 20%.và dòng đầu tư sẽ lấy lại đà trước đó. Chính sách giảm thâm hụt ngân sách và tiền tệ thắt chặt sẽ được sử dụng để tránh thâm hụt thương mại lớn bong bóng tài sản và lạm phát. Sự hồi phục kinh tế của thế giới và của Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi và làm giải tỏa sức ép tâm lý cho các nhà sản xuất trong nước. Xét cho cùng, tốc độ phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong nước. Luận văn: Tổng quan về quá trình phát triển của công ty Linh Chi
Cùng với xu hướng chung của cả nước, kinh tế TP Hải Phòng cũng đạt rất nhiều kết quả khả quan. Song song đó Hải Phòng đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm thu hút và tập trung đội ngũ nhân lực trình độ chất xám của cả nước, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút đầu tư trong nước cũng như từ nước ngoài.
2.2.3 Điều kiện chính trị – Pháp luật
Việt Nam là quốc gia có tình hình chính trị ổn định, đây là yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Thái độ yên tâm cho đầu tư phát triển về mọi mặt cơ sở vật chất cũng như đầu tư phát triển yếu tố con người của chính doanh nghiệp mình.
Công tác cải cách hành chính diễn ra có hiệu quả và được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước ủng hộ. Các thủ tục về hải quan, thu thuế, thanh tra công ty đã được chú trọng và giảm bớt những nặng nề về thủ tục hành chính. Công tác phòng chống tham nhũng cũng được đẩy mạnh. Nghiên cứu các ảnh hưởng và tác động của yếu tố chính phủ và chính trị sẽ giúp công ty nhận ra được hành lang pháp lý và giới hạn cho phép với quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Nhà nước vẫn đang có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu, giao dịch với nước ngoài, điều này thể hiện thông qua luật thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT…Doanh nghiệp sẽ có điều kiện tích lũy vốn, tăng cường tái đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô, đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực của chính doanh nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
Song song đó do đặc thù của ngành, hoạt động của Công ty cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của luật bảo vệ tài nguyên và môi trường. Những thay đổi các quy định liên quan đến hoạt động bảo về tài nguyên môi trường (nếu có) sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Công ty.
2.2.4 Các nhân tố kỹ thuật – công nghệ
Trong thời đại hiện nay bất kì ngành công nghiệp hay công ty nào cũng phải trang bị cho mình những thiết bị công nghệ hiện đại, để thúc đẩy quá trình sản xuất cải tiến chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng chủng loại sản phẩm của Công ty mình. Luận văn: Tổng quan về quá trình phát triển của công ty Linh Chi
Nhà nước cũng luôn khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại bằng chính sách thuế ưu đãi.
Với xu thế công nghệ ngày càng phát triển, công ty luôn cần phải đào tạo cho mình đội ngũ lao động có năng lực để có thể đáp ứng kịp thời theo dòng phát triển của khoa học công nghệ.
- Chiến lược thương mại
- Chiến lược xã hội
- Chiến lược thương mại
- Chi Chiến lược mua sắm,
- Chiến lược xã hội hậu cần
- Chiến lược đổi mới
Năm 2013, với việc Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát triển Hải Phòng trong thời kỳ CNH-HĐH”, đồng thời ban hành Kết luận 72 đã tạo bản lề mở ra một trang mới cho kinh tế Hải Phòng. Từ nền tảng này, hướng đột phá của thành phố có lẽ được thể hiện chính ở hai năm cuối nhiệm kỳ, giai đoạn liên tiếp được chọn thực hiện chủ đề hành động “Phục hồi kinh tế – Đổi mới mô hình tăng trưởng”. Trong đó, phát huy rõ nét hơn vai trò của Hải Phòng “là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ lớn và trọng điểm kinh tế biển của miền Bắc và cả nước” như yêu cầu của NQ32.
Trong dự thảo báo cáo chính trị, những con số tổng hợp kết quả của nhiệm kỳ 2010-2015 thực sự ấn tượng. Tăng trưởng GDP ước bình quân 8,67%/năm, trong đó năm 2015 ước gấp 1,52 lần năm 2010, riêng GDP bình quân đầu người ước đạt 2.857 USD/người, gấp 1,8 lần so với năm 2010. Tỷ trọng GDP Hải Phòng trong GDP cả nước từ 2,7% năm 2010 ước tăng lên 3,5% năm 2015; quy mô thu ngân sách nhà nước tăng gấp 1,8 lần so với giai đoạn 2006-2010; dịch vụ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP, ước tăng bình quân 10,15%/năm, thể hiện tích cực quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; số lượt khách du lịch ước tăng bình quân 9,46%/năm, lợi thế du lịch biển được khai thác hiệu quả.
2.2.5 Phân tích môi trường nghành
2.2.5.1. Áp lực đối thủ cạnh tranh hiện tại. Luận văn: Tổng quan về quá trình phát triển của công ty Linh Chi
- Sự bùng nổ thiết bị di động tại thị trường Hải Phòng trong 3 năm qua kéo theo sự bùng nổ của các hệ thống bán lẻ phụ kiện di động không chỉ của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, mà bản thân các doanh nghiệp quy mô nhỏ hay các hộ kinh doanh cá thể nhỏ và lẻ cũng phát triển theo.
- Năm 2013 khi mới thành lập công ty, kinh doanh mảng thiết bị công nghệ di động thì Hải Phòng chỉ có 05 doanh nghiệp trực tiếp cạnh trạnh với nhau bao gồm: Công ty TNHH Trần Anh, Công ty di động Dung Ngọc, Công ty Cổ Phần điện tử Hồ Sen và Công tyTNHH và dịch vụ Linh Chi.
Nhưng đến nay, năm 2016: Rất nhiều các công ty, cửa hàng, hộ kinh doanh cá thể đã ra đời. Góp phần cạnh tranh trự c tiếp đến các công ty trên, tạo ra sự phân khúc về khách hàng và vị trí địa lý và khu vực rất mạnh mẽ, ngoài ra năm 2014-2016 chứng kiến sự phát triển ồ ạt của các ông lớn nghành công nghệ tại Hải Phòng: Thế giới di động, Media Mart, Trần Anh, Hệ thống FPT, Viettel Store…
2.2.5.2 Áp lực nhà cung cấp
- Các nhà cung cấp thiết bị nước ngoài: Giá trị các thiết bị do các nhà cung cấp thường chiếm 40% -50% giá trị của sản phẩm nên ảnh hưởng khá lớn đến giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, nhờ có quan hệ khá tốt với nhiều các nhà cung cấp nên công ty đã nhận được từ sự hỗ trợ về kỹ thuật kịp thời và chính sách giá ổn định với mức giá rất cạnh tranh. Áp lực tăng giá của các nhà cung cấp rất ít.
- Các nhà cung cấp trong nước: Các nhà cung cấp trong nước được Công ty ký kết hợp đồng cung cấp dài hạn thường xuyên nên cung cấp cho công ty được những vật tư, dịch vụ chất lượng đảm bảo với giá cả khá ổn định.
2.2.5.3 Áp lực khách hàng Luận văn: Tổng quan về quá trình phát triển của công ty Linh Chi
- Khách hàng tổ chức: Chiếm 30% doanh thu trong công ty. Áp lực lớn nhất của nhóm khách hàng là: Chính sách tín dụng, độ tin cậy về chất lượng và số lượng hàng hoá, giao hàng đúng hẹn, giá chào hàng thấp.
- Khách hàng tiêu dùng: Chiếm 70% doanh thu trong công ty. Áp lực lớn nhất của nhóm khách hàng là: Độ tin cậy về chất lượng, thương hiệu, giá cả, thái độ phục vụ.
2.2.5.4 Áp lực hàng thay thế
Do mặt hàng công nghệ là mặt hàng luôn thay đổi, công nghệ ngày càng phát triển cao hơn trong thời gian ngắn. Nên các mặt hàng luôn phải đi theo sát thời đại, nắm bắt được xu thế của môi trường hiện tại để kinh doanh.
2.2.5.5 Áp lực của đối thủ tiềm ẩn
Các doanh nghiệp mới và hộ kinh doanh tự phát mới thành lập rất nhiều tại thị trường hiện nay, kéo theo sự cạnh tranh diễn ra gay gắt và giá cả ngày giảm. Ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình doanh thu của doanh nghiệp hiện nay. Do đó chính sách doanh nghiệp luôn phải bám sát theo thị trường.
Nhân xét: Với số điểm quan trọng từ các yếu tố bên ngoài là 2,85( so với mức chuẩn trung bình là 2,50) cho thấy khả năng phản ứng của Linh Chi có phần hơn mức trung bình và đã vận dụng được các cơ hội cũng như các đe dọa từ môi trường bên ngoài tương đối tốt. Bên cạnh đó các yếu tố như: Nền kinh tế mở cửa hội nhập quốc tế; Các chính sách ưu đãi của chính phủ cho công tác đào tạo trong doanh nghiệp; Nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao; Tốc độ trăng trưởng kinh tế nhanh.. .là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH và dịch vụLinh Chi.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong này giúp các nhà quản trị chiến lược trong doanh nghiệp tóm tắt và đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu quan trọng của từng bộ phận chức năng cũng như cung cấp cơ sở để đánh giá các mối quan hệ giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực.
Nhận xét: Với số điểm quan trọng là 2,98 cho thấy sức mạnh nội bộ của doanh nghiệp tương đối tốt, tuy nhiên còn chưa mạnh, hoặc doanh nghiệp chưa khai thác tốt các nguồn lực sẵn có của mình như: Tài chính ; Vị trí địa lý thuận lợi; Chí phí cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực; Hệ thống thông tin hiệu quả; Chất lượng cơ sở hạ tầng .. .Vì vậy bên cạnh việc phát huy các mặt mạnh của mình cần có những hướng khắc phục các mặt chưa tốt có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình.
2.3. Phân tích và đánh giá chiến lược công ty. Luận văn: Tổng quan về quá trình phát triển của công ty Linh Chi
Trải qua hơn 2 năm xây dựng và phát triển công ty TNHH và dịch vụLinh Chi, mặc dù cũng đạt được một số thành tích và hiệu quả kinh doanh đáng khích lệ, tạo điều kiện được việc làm, thu nhập ổn định cuộc sống cho các cán bộ công nhân viên công ty. Nhưng với so với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cùng nghành và phát triển của cả nền kinh tế thành phố thì công ty TNHH và dịch vụLinh Chi vẫn chưa thể phát triển tương xứng với tốc độ đó, quy mô của công ty vẫn đánh giá ở mức nhỏ, ban lãnh đạo đánh giá nếu trong thời gian tới mà không thay đổi lại chiến lược thì công ty sẽ ngày càng khó cạnh tranh với thị trường hiện nay.
Qua tình hình phân tích từ các căn cứ ở trên đã chỉ ra rõ các vấn đề mà công ty đang gặp phải đó là chưa biết phát huy hết các tiền năng sẵn có của công ty: Tài chính, nhân sự, đào tạo, vị trí địa lý, hệ thống thông tin.. vì vậy Ban lãnh đạo đã đưa ra các nhiệm vụ trong thời gian tới để tìm cách khắc phục và phát huy các tiềm năng của công ty
Thứ nhất: Phải tìm hiểu ra các nguyên nhân, vấn đề mấu chốt mà công ty đang gặp phải làm sao phải phát triển triển được thành 01 doanh nghiệp hiện đại đang áp dụng trong quản lý hiện nay
Thứ hai: Chưa biết vận dụng được một cách sáng tạo và chưa đưa ra được các giải pháp độc đáo cho doanh nghiệp
Thứ ba: Áp dụng triệt để những cơ sở khoa học vào quá trình hoạt động và phát triển của công ty, các cơ sở khoa học bao gồm: Phân tích SWOT, PCG, QSPM trong đó:
Phân tích SWOT:
Ý nghĩa:
Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats. Lưu ý rằng cần xác định rõ ràng chủ đề phân tích bởi SWOT đánh giá triển vọng của một vấn đề hay một chủ thể nào đó, chẳng hạn một:
- Công ty (vị thế trên thị trường, độ tin cậy…),
- Sản phẩm hay nhãn hiệu
- Đề xuất hay ý tưởng kinh doanh
- Phương pháp
- Lựa chọn chiến lược (thâm nhập thị trường mới hay đưa ra một sản phẩm mới…)
- Cơ hội sát nhập hay mua lại
- Đối tác tiềm năng
- Khả năng thay đổi nhà cung cấp
- Thuê ngoài hay gia công (outsourcing) một dịch vụ, một hoạt động hay một nguồn lực
- Cơ hội đầu tư.
Phân tích BCG (Ma trận phát triển – tham gia thị trường):
Ý nghĩa:
Trong ma trận BCG trục tung chỉ tỉ lệ tăng trưởng của thị trường đối với ngành hoặc sản phẩm kinh doanh. Các SBU nào có tỉ lệ tăng trưởng thị trường trên 10% được xem là cao, dưới 10% là thấp. Trục hoành chỉ thị phần tương đối của SBU so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Ở các vị trí 0,1X, 1X, 10X thị phần của SBU bằng 10%, bằng và gấp 10 lần đối thủ mạnh nhất. Cách biểu hiện thị phần tương đối như trên cho chúng ta thấy ngay vị thế của các ngành kinh doanh hoặc sản phẩm kinh doanh (SBU) của doanh nghiệp so với đối thủ mạnh nhất.
Mỗi SBU được tượng trưng bằng một vòng tròn mà kích thước của nó thể hiện tầm cở hoạt động của mỗi SBU. Vị trí của vòng tròn chỉ ra suất tăng trưởng về thị trường và phần tham gia thị trường của nó.
Ma trận phát triển – tham gia thị trường được chia làm 4 ô chử nhật, mỗi ô thể hiện một vị thế khác nhau của các SBU.
Dấu hỏi (Question Marks)
Này chỉ hoạt động kinh doanh của công ty ở trong một thị trường có mức tăng trưởng cao nhưng lại có phần tham gia thị trường thấp. Phần lớn các hoạt đông kinh doanh bắt đầu từ ô Dấu hỏi khi công ty thử đi vào một thị trường có mức tăng trưởng cao nhưng ở đó đã có người dẫn đầu rồi. Hoạt đông của các SBU dấu hỏi đòi hỏi rất nhiều tiền vốn vì công ty phải thêm vào các nhà máy, trang bị và nhân sự để đáp ứng với sự tăng trưởng nhanh của thị trường. Luận văn: Tổng quan về quá trình phát triển của công ty Linh Chi
Công ty phải suy nghĩ đắn đo trong việc liệu có nên tiếp tục đổ tiền vào hoạt động kinh doanh này không?
Ngôi sao (Stars)
Nếu hoạt động ở ô Dấu hỏi thành công, SBU sẽ thành một Ngôi sao, là người dẫn đầu trong một thị trường có độ tăng trưởng cao. Công ty phải dùng một nguồn vốn đáng kể để SBU này đứng vững ở thị trường có mức tăng trưởng cao và chống lại sự cạnh tranh của các đối thủ. Các SBU Ngôi sao thường có khả năng sinh lợi và sẽ trở thành SBU Con bò sinh lợi trong tương lai.
Con bò sinh lợi (Cash cows)
Khi suất tăng trưởng của thị trường hàng năm giảm xuống dưới 10% thì SBU Ngôi sao trở thành Con bò sinh lợi nếu nó vẫn còn có phần tham gia thị trường tương đối lớn. Một Cash cow sản sinh ra rất nhiều tiền của mà không cần doanh nghiệp phải cung cấp nhiều nguồn lực tài chính cho nó vì suất tăng trưởng của thị trường đã giảm xuống. Trong trường hợp các Cash cow bắt đầu mất dần đi phần tham gia thị trường tương đối của nó, doanh nghiệp cần phải cung cấp đủ tiền cho SBU này để duy trì vị trí dẫn đầu của nó về phần tham gia thị trường. Nếu không, các Cash cow có thể trở thành một Con Chó (Dog).
Con chó (Dogs)
Là các SBU có phần phân chia thị trường yếu (thấp) ở trong một thị trường có suất tăng trưởng chậm. Nói chung, các SBU này sinh ra lợi nhuận rất thấp hoặc bị lỗ không lớn. Doanh nghiệp cần xem xét việc có nên duy trì những đơn vị kinh doanh này không. Các Dogs tiêu xài tiền nong và sức lực, thời gian để quản lý nó nhiều hơn sự xứng đáng của nó.
Nhiệm vụ tiếp theo là xác định mục tiêu, chiến lược và ngân sách để giao phó cho các SBU. Có bốn chiến lược để lựa chọn đó là:
- Xây dựng (Build): là mục tiêu nhằm tăng phần tham gia thị trường cho SBU. Nó thích hợp với các SBU ở ô Dấu hỏi, phần phân chia thị trường của chúng phải tăng lên nếu chúng muốn trở thành các Ngôi sao.
- Duy trì (Hold): là mục tiêu nhằm giữ gìn phần tham gia thị trường của các SBU. Mục tiêu này thích hợp cho các SBU mạnh ở ô Cash cow nếu chúng muốn tiếp tục sinh ra tiền cho doanh nghiệp.
- Gặt hái ngay (Harvest): mục tiêu này nhằm tăng cường lượng tiền mặt ngắn hạn của các SBU bất chấp các hậu quả, tác động lâu dài. Chiến lược này thích hợp với các SBU yếu ở ô Cash cow có tương lai mờ nhạt. Mục tiêu này cũng có thể áp dụng với các SBU ở ô Dấu hỏi và các con chó.
- Loại bỏ (Divest): Đây là mục tiêu nhằm bán đi hoặc thanh lý loại bỏ các hoạt động kinh doanh vì nguồn lực sẽ được sử dụng tốt hơn ở nơi khác. Nó thích hợp với các SBU ở ô con chó hoặc dấu hỏi đang hoạt động như một vật cản đối với lợi ích của doanh nghiệp.
Theo thời gian, các SBU thay đổi vị trí của mình trong ma trận tăng trưởng và tham gia thị trường. Chúng bắt đầu ở ô Dấu hỏi, trở thành Stars rồi Cash cow và cuối cùng là Dog ở giai đoạn cuối chu kỳ sống của mình. Doanh nghiệp cần phải xem xét không chỉ vị trí hiện tại của các SBU trong ma trận mà phải quan sát vị trí chuyển động của nó trong một bức tranh động. Nếu con đường đi qua của SBU không làm hài lòng, thì doanh nghiệp đòi hỏi người quản lý phải tìm chiến lược mới và một đường đi phát triển khả dỉ làm hài lòng các quản trị viên cấp cao của doanh nghiệp. Ma trận tăng trưởng và phân chia thị trường trở thành một mạng lưới hoạch định cho các nhà hoạch định chiến lược trong ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Phân tích QSPM (Ma trận hoạch định chiến lược có thể hoạch định):
Sau khi sử dụng ma trận SWOT để xây dựng ra các chiến lược phù hợp, các nhà quản trị sẽ liệt kê ra được một danh sách các chiến lược khả thi mà công ty có thể thực hiện trong thời gian sắp tới. Trong giai đoạn này, một công cụ có thể dùng để lựa chọn chiến lược đó là ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (Quantitative StrategicPlanning Matrix – QSPM).
Ma trận QSPM sử dụng các dữ liệu đầu vào từ những phân tích ở các bước hình thành ma trận IFE và EFE để giúp các chiến lược gia quyết định khách quan chiến lược nào trong số các chiến lược có khả năng thay thế là chiến lược hấp dẫn nhất và xứng đáng để doanh nghiệp theo đuổi nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của mình. Luận văn: Tổng quan về quá trình phát triển của công ty Linh Chi
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Hoạch định sứ mạng phát triển kinh doanh của công ty