Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan hành nghề công chứng tại Phú Yên hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Phú Yên dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Khái quát vị trí địa lý, tình hình dân cư, kinh tế – xã hội của tỉnh Phú Yên có ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề công chứng ở tỉnh Phú Yên hiện nay
2.1.1. Khái quát vị trí địa lý tỉnh Phú Yên
Phú Yên là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ, có 9 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ), có tiềm năng lợi thế về lao động và tài nguyên. Cùng với sự phát triển kinh tế mở của cả nước, Phú Yên tạo mọi điều kiện thuận lợi để đón chào các nhà đầu tư. Đặc biệt, Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020. Trong đó, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2006 – 2020 khoảng 238 nghìn tỷ đồng; Xây dựng và ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư đến năm 2020; Mở rộng các dự án đầu tư, đa dạng hóa các hình thức tạo vốn, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai kịp thời các chính sách của Nhà nước một cách cụ thể và phù hợp với đặc điểm của tỉnh. Luận văn: Tổng quan hành nghề công chứng tại Phú Yên
2.1.2. Tình hình dân cư, kinh tế – xã hội
Dân số trung bình của tỉnh Phú Yên (tính đến năm 2011) là 871.949 người, mật độ dân số năm 2010 là 172 người/km2. Phú Yên có gần 30 dân tộc: đông nhất là dân tộc Kinh có 747.011 người, chiếm 95%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Êđê có 16.416 người, chiếm 2%; dân tộc Chăm có 16.294 người, chiếm 2,06%; dân tộc Ba Na có 3.464 người, chiếm 0,3%; dân tộc Tày có 1.449 người, chiếm 0,2%; dân tộc Nùng có 1.279 người, chiếm 0,1%; các dân tộc khác chiếm 0,4%.
Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội trong toàn tỉnh là 474.282 người, chiếm 60% dân số. Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân toàn tỉnh Phú Yên là 498.710 người. Trong đó, tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 295.236 người chiếm 59,2%; khu vực công nghiệp – xây dựng là 81.789 người chiếm 16,4%; khu vực dịch vụ là 121.685 người chiếm 24,4% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học
2.1.2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu Luận văn: Tổng quan hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đến năm 2020 kinh tế – xã hội tỉnh Phú Yên dự kiến đạt mức trung bình khá của cả nước, khá của miền Trung. Các chỉ tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt: + Giai đoạn 2000-2005: đạt 10- 10,5%
- Giai đoạn 2006- 2010: đạt 14,5%
- Giai đoạn 2010- 2020: đạt 11% – GDP bình quân đầu người
- Năm 2005 khoảng 350,4 USD (gấp 1,64 lần so năm 2000)
- Năm 2010 khoảng 640,2 USD
- Năm 2020 khoảng 1627 USD.
Về ngân sách:
Giai đoạn (2001-2005) tốc độ tăng thu 17%/năm và đến năm 2005 thu cân đối đủ chi thường xuyên.
- Giai đoạn (2006- 2010) tốc độ tăng thu 14,7%/năm, đến năm 2010 thu cân đối đủ chi thường xuyên và có tích lũy từ 18- 20% cho đầu tư phát triển.
- Giai đoạn (2011- 2020) tốc độ tăng thu 15%/năm, đến năm 2020 thu đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư phát triển, trung ương không còn trợ cấp.
2.1.2.2. Quan điểm phát triển Luận văn: Tổng quan hành nghề công chứng tại Phú Yên
Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững để thu hẹp dần khoảng cách giữa tỉnh Phú Yên với các tỉnh trong Vùng và cả nước.
Xây dựng tỉnh Phú Yên thành một cửa ngõ mới ra hướng Đông cho vùng Tây Nguyên; phấn đấu trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước. Hình thành cụm đầu mối giao thông đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ Đông – Tây.
Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế; khai thác những ngành có lợi thế về lao động và tài nguyên; đồng thời, chú trọng mở rộng các ngành kinh tế có hàm lượng về kỹ thuật cao, phù hợp với lợi thế của tỉnh Phú Yên và xu hướng của thị trường.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh. Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, nâng dần mức sống cho các tầng lớp dân cư, nhất là vùng căn cứ kháng chiến, miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.
2.1.2.3. Mục tiêu phát triển Luận văn: Tổng quan hành nghề công chứng tại Phú Yên
Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Phú Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu: công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Từng bước nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong các ngành sản xuất. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực. Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo yêu cầu phát triển. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế – xã hội trong những năm tới, việc thực hiện cải cách hành chính đặc biệt là việc xã hội hóa hoạt động công chứng sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Phú Yên.
Bên cạnh sự phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh Phú Yên là một tỉnh đang phát triển và diễn ra các hoạt động kinh tế – xã hội ngày càng đa dạng, sôi động nên những tranh chấp phát sinh từ những giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại xuất hiện ngày một nhiều. Đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển ngày một mạnh mẽ. Thực tiễn đã chứng minh trong nền kinh tế thị trường, cá nhân và các tổ chức đều rất cần các chứng cứ viết đảm bảo độ an toàn, tin cậy cho các quan hệ kinh tế, thương mại, dân sự theo đúng pháp luật, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Vì vậy, dự báo nhu cầu công chứng của người dân tỉnh Phú Yên trong thời gian tới là rất lớn.
Xuất phát từ nhu cầu công chứng của người dân ngày một lớn đòi hỏi sự phát triển của các tổ chức HNCC để góp phần phục vụ cho hoạt động kinh tế – xã hội, phòng ngừa tranh chấp, cung cấp tài liệu có giá trị chứng cứ phục vụ cho việc điều tra, xét xử, giải quyết tranh chấp, tăng cường pháp chế XHCN, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Phát triển tổ chức HNCC là nhiệm vụ quan trọng trong chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng; Cải cách thủ tục hành chính sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển tổ chức HNCC trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Mô hình VPCC là một hình thức mới của tổ chức HNCC, tuy nhiên VPCC đã thực sự phổ biến của tổ chức HNCC ở nước ta. Còn mô hình PCC nhà nước trước mắt là vẫn cần thiết, đặc biệt là ở các địa phương miền núi, vùng sâu,…. trong tương lai khi mà nền kinh tế thị trường phát triển mạnh thì mô hình này sẽ thu hẹp lại theo hướng “phi nhà nước hóa”.
Qua các căn cứ trên và qua dự báo tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Phú Yên đến năm 2020, dự báo nhu cầu công chứng của các cá nhân và tổ chức trên địa bàn tỉnh, nhận thấy việc thành lập thêm các tổ chức HNCC trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian tới là rất cần thiết đòi hỏi các cơ quan QLNN có trách nhiệm xây dựng quy hoạch phát triển của các tổ chức HNCC đến năm 2020 một cách hợp lý, và hoàn thiện hệ thống QLNN đối với các tổ chức HNCC bằng pháp luật phù hợp. Luận văn: Tổng quan hành nghề công chứng tại Phú Yên
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng quản lý nhà nước với nghề công chứng