Luận văn: Thực trạng về đòn cân nợ tại các Cty gia đình

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về đòn cân nợ tại các Cty gia đình hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phân tích mối tương quan giữa đòn cân nợ và sự sẵn lòng pha loãng quyền kiểm soát ở các công ty gia đình trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Mô hình nghiên cứu

3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu

Dựa theo mục tiêu nghiên cứu và theo các lý thuyết về cấu trúc vốn, bài luận văn đưa ra các giả thuyết để kiểm định mẫu dữ liệu các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn: Thực trạng về đòn cân nợ tại các Cty gia đình

Một vấn đề nổi bật trong lý thuyết về cấu trúc vốn là mối quan hệ giữa quyền sở hữu và đòn bẩy tài chính. Đầu tiên, luận văn xem xét về mối tương quan giữa đòn cân nợ và quyền kiểm soát ở các công ty cổ phần niêm yết nói chung. Công ty với quyền sở hữu tập trung cao sẽ dễ dàng tiếp cận các điều kiện để phát hành nợ, vì cam kết của các cổ đông điều hành đối với việc kinh doanh là đáng tin cậy. Nhưng cổ đông điều hành phải cân bằng việc đánh đổi giữa nhu cầu vốn và chi phí cùng với việc pha loãng quyền kiểm soát. Bettignies và Brander (2007) phát triển ý tưởng này bằng mô hình toán học rằng các công ty phải lựa chọn giữa tài trợ ngân hàng (không làm pha loãng quyền sở hữu) với nguồn vốn mạo hiểm (bổ sung vốn và góp phần vào ban quản lý nhưng lại gây pha loãng quyền kiểm soát).

Từ các bằng chứng thực nghiệm, Berger và cộng sự (1997) thấy rằng quyền sở hữu của các CEO và sự hiện diện của các cổ đông điều hành tác động dương lên đòn bẩy tài chính. Họ lý giải kết quả này bằng ý tưởng rằng các nhà quản lý với cổ phần điều hành trong tay sẽ gần gũi với các cổ đông hơn và tìm kiếm nhiều đòn bẩy hơn để gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Giải thích này liên quan đến vai trò đặc biệt của nợ, nhưng lại không được ủng hộ trong nghiên cứu của Du và Dai (2005), vì hai tác giả cho rằng động lực của việc sử dụng nợ là để tránh pha loãng quyền kiểm soát. Lập luận này cho rằng các công ty thích tài trợ các dự án đầu tư bằng nợ hơn là vốn cổ phần để tránh pha loãng vị thế. Đặc biệt, theo Harley và cộng sự (2004), Liu và Tian (2012) còn tìm thấy tác động trên càng mạnh hơn khi có sự khác biệt giữa dòng tiền và quyền kiểm soát.

Dựa trên nền tảng sự tác động tránh pha loãng, luận văn kỳ vọng rằng các cổ đông chính với quyền sở hữu trong tay sẽ ít sẵn lòng pha loãng quyền kiểm soát hơn và sẽ sử dụng nhiều nợ hơn. Do đó, giả thuyết được đặt ra là:

Giả thuyết H1: Quyền kiểm soát trong tay các cổ đông chính càng cao thì đòn cân nợ càng cao.

Mối quan hệ giữa việc sử dụng nợ và sự sẵn lòng pha loãng quyền kiểm soát có thể được điều chỉnh bởi loại hình công ty, đặc biệt giữa công ty gia đình và công ty không phải gia đình. Một số nghiên cứu thực nghiệm phát hiện rằng xét về loại hình sở hữu, sự sẵn lòng pha loãng quyền kiểm soát có thể thay đổi theo sự thay đổi của quyền kiểm soát và theo thời gian. Theo đó, Holderness và Sheehan (1988) nghiên cứu được rằng các cổ đông cá nhân ít thay đổi kiểm soát hơn là các cổ đông tổ chức. Một số nghiên cứu gần đây cho kết quả rằng kiểm soát gia đình tác động tích cực vào việc sử dụng nợ như là: Setia-Atmaja và công sự (2009) nghiên cứu ở Úc, King và Santor (2008) nghiên cứu ở Canada, Croci và cộng sự (2011) nghiên cứu ở Châu Âu. Những nghiên cứu này cho rằng công ty gia đình phát hành nhiều nợ hơn những công ty không phải gia đình, để phát triển hoạt động kinh doanh nhưng không làm loãng quyền kiểm soát. Tương tự, Fu và Subramainan (2011) phát triển mô hình toán học để kiểm tra hành vi tài chính của các chủ sở hữu kiêm quản lý và giải thích rằng các nhà quản lý tăng lợi ích từ việc kiểm soát hoạt động kinh doanh, tức tăng cổ phần chủ sở hữu. Những lợi ích này được giải thích trong nghiên cứu của Bjornberg và Nicholson (2012).

Công ty gia đình thì có nhiều lợi ích không bằng tiền hơn và rất hạn chế làm loãng đi quyền kiểm soát bởi việc giảm cổ phần chủ sở hữu. Đặc biệt hơn là công ty gia đình là một loại hình kinh doanh đặc biệt mà các cổ đông chính cam kết với việc kinh doanh nhiều hơn và rất ít sẵn lòng để pha loãng quyền kiểm soát theo nghiên cứu của Mishra và McConaughy (1999).

Các công ty gia đình có thể dễ tiếp cận kênh tài trợ nợ với chi phí sử dụng thấp. Có ba lý do lý giải cho điều này là: Các thành viên trong công ty gia đình có thể dùng tài sản của cá nhân để bảo đảm, tiếp theo là các công ty gia đình ít đầu tư vào các dự án rủi ro hơn, cuối cùng là tên tuổi của các công ty gia đình và khả năng vay mượn nguồn vốn xã hội (chính là các mối quan hệ) có thể giúp cho chi phí sử dụng nợ thấp hơn và dễ dàng tiếp cận nguồn tài trợ bằng nợ vay.

Do đó, giả thuyết thứ hai được đặt ra là:

Giả thuyết H2: Quyền nắm giữ của chủ sở hữu chính ở các công ty gia đình tác động tích cực lên đòn cân nợ hơn so với các công ty ngoài gia đình

Theo Hoy (2006) đề xuất rằng các nghiên cứu không chỉ phân chia giữa công ty gia đình với công ty không phải gia đình mà còn nên phân chia giữa gia đình một thế hệ với gia đình nhiều thế hệ. Bởi vì sự sẵn lòng pha loãng quyền kiểm soát là khác nhau giữa những công ty gia đình trẻ và những công ty gia đình lâu năm. Franks và cộng sự (2012) nghiên cứu về các chu kỳ sở hữu ở các công ty gia đình thấy rằng vấn đề kiểm soát công ty là khác biệt giữa các loại công ty gia đình khác nhau. Khi công ty phát triển trong thời gian dài quyền kiểm soát nằm trong tay của các thành viên khác nhau trong gia đình dễ dẫn đến các mâu thuẫn nội bộ. Do đó, kỳ vọng rằng ở thế hệ tiếp theo sẽ giảm bớt tâm lý cố thủ trong kiểm soát để sẵn lòng hơn trong việc giảm nhẹ quyền kiểm soát so với thế hệ đầu tiên. Luận văn: Thực trạng về đòn cân nợ tại các Cty gia đình

Gomez-Mejia và cộng sự (2007) cũng thấy rằng mức độ sẵn lòng pha loãng quyền kiểm soát giữa các loại công ty gia đình là khác nhau. Sự sẵn lòng sẽ thấp hơn khi sự ảnh hưởng của gia đình mạnh hơn. Và sự ảnh hưởng mạnh thường hay gặp ở các công ty gia đình trẻ hơn.

Do dó, dù rằng các chủ sở hữu gia đình muốn tìm kiếm người kế nghiệp ở thế hệ tiếp theo trong gia đình nhưng có nhiều vấn đề phát sinh và vấn đề về mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình đã làm loãng đi cổ phần của họ. Amore và cộng sự (2011) nghiên cứu mối liên hệ giữa việc sử dụng nợ với vấn đề quản lý và thấy rằng các chuyên gia quản lý vận hành kinh doanh với nhiều nợ thường ở trong các công ty gia đình trẻ.

Michiels và cộng sự (2013) kết luận rằng chi phí đại diện liên quan đến trao việc quản lý sẽ thấp hơn ở các thế hệ tiếp theo của công ty gia đình. Các công ty gia đình thế hệ đầu tiên luôn muốn bảo vệ quyền kiểm soát của mình dể giữ gìn cho các thế hệ tương lai. Do đó, giả thuyết thứ ba được nghiên cứu của bài luận văn đặt r là:

Giả thuyết H3: Tác động tích cực của quyền kiểm soát của sở hữu chính lên đòn cân nợ thì mạnh hơn ở công ty gia đình trẻ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết  Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

3.1.2. Mô hình nghiên cứu

Luận văn xây dựng mô hình nghiên cứu dựa theo nghiên cứu của Keasey K., Martinez B., Pindado J. (2015)

LEVi,t=(1-α)LEVi,t-1+αβ1OCit+(αDummyit)OCit+αφControlitiit

Trong đó:

  • LEVi,t: Tỷ lệ nợ hiện tại của công ty;
  • LEVi,t-1: Tỷ lệ nợ năm trước;
  • OC: tỷ lệ phần trăm cổ phần nắm giữ của cổ đông lớn nhất;
  • Dummy: biến giả theo từng nhóm yếu tố tương ứng với giả thuyết, bao gồm: yếu tố công ty gia đình và không phải gia đình, yếu tố công ty gia đình trẻ và khác gia đình trẻ;
  • Control: các biến kiểm soát;
  • hằng số điều chỉnh
  • : ảnh hưởng riêng lẻ;
  • : bao gồm biến giả thời gian và phần sai số.

Chi tiết cho từng biến sẽ được mô tả trong phần tiếp theo.

3.2. Mô tả biến và dữ liệu nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về đòn cân nợ tại các Cty gia đình

3.2.1. Biến nghiên cứu

Bài luận văn sử dụng một số biến để nghiên cứu tác động của quyền sở hữu đến giá trị đòn cân nợ. Các biến được mô tả và tính toán theo các tài liệu nghiên cứu của tác giả.

Biến phụ thuộc của bài nghiên cứu là biến đòn cân nợ, được xác định bằng tổng giá trị nợ vay chia cho tổng giá trị tài sản.

LEV = Nợ dài hạn   Nợ ngắn hạn

Tổng tài sản

Chỉ số nợ này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay. Vốn vay là một nguồn quan trọng giúp doanh nghiệp gia tăng nguồn tài trợ cho các dự án đầu tư. Việc tiếp cận được nguồn vốn này làm giảm gánh nặng cho các chủ sở hữu khi khả năng tài chính của bản thân có giới hạn. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nguồn vốn vay chiếm vị thế thứ hai sau nguồn vốn nội bộ. Bên cạnh đó, lợi ích từ tấm chắn thuế do nợ mang lại cũng là một lợi thế của việc sử dụng nợ vay. Khi so sánh giữa vốn vay và vốn cổ phần thì có thể nhận thấy chi phí cho việc sử dụng vốn vay rẻ hơn chi phí cho việc sử dụng vốn cổ phần. Điều này là do các cổ đông thường đòi hỏi mức sinh lợi cao khi đầu tư vào doanh nghiệp, bên cạnh đó, việc phát hành thêm cổ phần làm cho lợi nhuận của các cổ đông hiện hữu bị pha loãng.

Biến giải thích dùng để kiểm định giả thuyết là biến tập trung quyền kiểm soát (ownership concentration), được đo lường bởi tỷ lệ phần trăm cổ phần nắm giữ bởi cổ đông chính. Có thể thấy khi cổ đông chính nắm giữ càng nhiều cổ phần của công ty họ càng có xu hướng giữ vững quyền kiểm soát của mình. Khi đó, họ sẽ không sẵn lòng pha loãng quyền kiểm soát này để phát hành thêm cổ phần mới để huy động vốn mà các cổ đông sẽ sử dụng nợ như là một công cụ giúp bảo vệ vị thế của mình.

Mô hình sử dụng các biến giả để xem xét sự khác biệt trong tác động của quyền sở hữu đối với đòn cân nợ giữa các nhóm công ty khác nhau. Đó là sự khác biệt về hình thức sở hữu của công ty. Đầu tiên nghiên cứu sử dụng biến giả công ty gia đình để so sánh giữa nhóm công ty sở hữu gia đình và công ty không phải sở hữu gia đình, biến nhận giá trị 1 nếu là công ty có sở hữu gia đình, 0 nếu không phải. Tiếp theo là biến giả công ty gia đình trẻ để phân biệt giữa các công ty có sở hữu gia đình trẻ với các công ty có sở hữu gia đình đã có thâm niên và các công ty không có sở hữu gia đình, biến nhận giá trị 1 nếu tuổi của công ty có sở hữu gia đình đến 30 (theo cách tiếp cận của Fiss và Zajac, 2004) và 0 nếu tuổi của công ty lớn hơn 30. Công ty có sở hữu gia đình được xác định như phần giải thích ở khung lý thuyết.

Nhóm biến kiểm soát được sử dụng trong nghiên cứu là các biến thông dụng thường được sử dụng trong các nghiên cứu về cấu trúc vốn gồm:

Tỷ suất sinh lợi (Profitability): Profitability = EBIT

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư của công ty. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các công ty có tỷ suất sinh lợi cao thường vay ít hơn, do công ty đã có sẵn nguồn vốn nội bộ để tài trợ cho các dự án đầu tư. Tuy nhiên, theo lý thuyết MM, tỷ suất sinh lợi cổ đông nhận được trên mỗi cổ phần sẽ gia tăng khi tỷ lệ nợ vay tăng lên. Điều này thúc đẩy các cổ đông phát hành nhiều nợ hơn để gia tăng lợi ích cho mình. Tuy nhiên, lợi ích từ việc tăng tỷ lệ nợ vay không phải là vô hạn, vì tương ứng với suất sinh lợi tăng lên là sự gia tăng của chi phí kiệt quệ tài chính. Nội dung này được phân tích trong lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn. Do đó, doanh nghiệp cũng phải cân nhắc việc sử dụng tỷ lệ nợ như thế nào là tối ưu nhất.

Quy mô (Size)

Size = log (Tổng tài sản)

Quy mô của công ty được tính bằng giá trị logarit của tổng tài sản của công ty. Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn thì quy mô có tác động dương so với tỷ lệ nợ của công ty. Điều này được giải thích là do quy mô được xem là đại diện cho khả năng và tiềm lực của công ty. Với quy mô lớn công ty sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh, tạo được độ tín nhiệm cao, dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng. Do đó, công ty sẽ tận dụng được kênh tài trợ từ nguồn vốn vay.

Giá trị hữu hình (Tangibility): Tangibility =

Tài sản cố định hữu hình

Tổng tài sản

Tỷ lệ này phản ánh giá trị tài sản cố định hữu hình so với tổng giá trị tài sản của công ty. Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn những công ty có nhiều tài sản hữu hình an toàn sẽ có tỷ lệ nợ mục tiêu cao. Điều này được giải thích đơn giản là các công ty này sử dụng các tài sản để làm tăng độ tín nhiệm đối với các tổ chức tín dụng, do đó, tận dụng được các khoản vay lớn. Hơn nữa các tổ chức tín dụng cũng yêu cầu phải có tài sạn thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay. Một tỷ lệ tài sản cố định hữu hình cao sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận được mức lãi suất ưu đãi hơn, hoặc kỳ hạn có lợi hơn. Luận văn: Thực trạng về đòn cân nợ tại các Cty gia đình

Tỷ số giá thị trường/sổ sách (market to book ratio)

M/B = Giá thị trường

Giá sổ sách

Chỉ số này được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá ghi sổ của cổ phiếu đó. Những công ty có chỉ số này cao cho thấy đó là những mã cổ phiếu có triển vọng cao, công ty kinh doanh tốt, thu nhập trên tài sản cao. Ngược lại những công ty có giá sổ sách lớn hơn giá thị trường sẽ có hai giả thiết đặt ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng lên, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là khá thấp. Đây là một chỉ số thường được các nhà đầu tư quan tâm khi quyết định đầu tư vào công ty.

Tấm chắn thuế không nợ (Non-debt tax shields):

Non-debt tax shields =  Khấu hao

Tổng tài sản

Ngoài chi phí lãi vay ra thì chi phí khấu hao cũng mang lại lợi ích từ tấm chắn thuế (theo DeAngelo và Masulis, 1980). Nghĩa là tấm chắn thuế không nợ càng lớn thì doanh nghiệp có xu hướng không cần dùng đến lợi ích của tấm chắn thuế từ nợ.

Suất sinh lợi của cổ phần (Stock returns):

Stock returns = Vốn cổ phần thường

Tổng tài sản

Theo nghiên cứu của Welch (2004), suất sinh lợi của cổ phần là yếu tố quyết định được yêu cầu đầu tiên cho tỷ lệ nợ. Nghiên cứu cho thấy lợi nhuận từ cổ phiếu có thể thể hiện rõ những ảnh hưởng của sự biến động giá cổ phần đến tỷ lệ nợ của công ty. Sự thay đổi trong lợi nhuận cổ phần dẫn đến sự điều chỉnh trong tỷ lệ nợ.

Bảng 3.1: Tóm lược các biến nghiên cứu

3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về đòn cân nợ tại các Cty gia đình

Luận văn sử dụng dữ liệu dạng bảng (panel data) gồm các số liệu của 390 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2010 – 2015.

Mẫu nghiên cứu được lọc ra từ danh sách các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Sài Gòn và Hà Nội. Các công ty trong mẫu nghiên cứu không bao gồm các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các công ty tài chính, bảo hiểm. Các công ty được chọn là những công ty có dữ liệu phù hợp trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2010 – 2015. Công ty được chọn với điều kiện mã chứng khoán đã được niêm yết trên sàn chứng khoán trước năm 2010, để đảm bảo tính sẵn có của các báo cáo tài chính.

Dựa theo nghiên cứu của Cronqvist và Nilsson (2003) như đã đề cập trong phần khung lý thuyết, các công ty gia đình được xác định theo các điều kiện:

  • Cổ phần được nắm giữ bởi một gia đình hoặc các thành viên trong cùng một gia đình: tác giả căn cứ theo Báo cáo thường niên của các công ty để xác định mối quan hệ giữa các cổ đông của công ty.
  • Tỷ lệ nắm giữ lớn hơn 15%: tác giả sử dụng số liệu miêu tả trong Báo cáo thường niên của các công ty để tính tỷ lệ cổ phần nắm giữ của các cổ đông.
  • Cổ phần nắm giữ là cao nhất: tác giả so sánh các số liệu tính toán để xác định xem tỷ lệ nắm giữ có phải là cao nhất để lựa chọn ra công ty đạt tiêu chí là công ty gia đình.

Dựa vào các tiêu chí trên, luận văn đã lọc ra trong số 390 công ty niêm yết có 40 công ty thoả điều kiện là công ty gia đình.

Luận văn dựa theo nghiên cứu của Fiss và Zajac (2004) để xác định công ty gia đình trẻ. Theo các tác giả này thì công ty gia đình trẻ được xác định dựa theo tuổi của công ty. Nếu công ty có tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 30 thì được xếp vào nhóm công ty gia đình trẻ. Tuổi của các công ty được tính kể từ lúc mới thành lập cho đến thời điểm lấy số liệu nghiên cứu. Và theo đó, trong mẫu nghiên cứu lọc ra được 35 công ty gia đình trẻ.

Số liệu được tổng hợp dựa trên các Báo cáo tài chính hàng năm và Báo cáo thường niên được công bố của mỗi công ty và dữ liệu tổng hợp của các website về thị trường chứng khoán như là: www.vietstock.vn, www.cafef.vn, www.cophieu68.com.

3.3 Phương pháp ước lượng Luận văn: Thực trạng về đòn cân nợ tại các Cty gia đình

Luận văn phân tích mô hình với bộ dữ liệu dạng bảng gồm 390 công ty qua 6 năm từ 2010-2015. Việc phân tích dữ liệu bảng giúp hạn chế được các vấn đề khó khắc phục ở các dạng dữ liệu khác (như dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian) đó là:

  • Dữ liệu bảng giúp kiểm soát các yếu tố không quan sát được (do khác biệt về thời gian nhưng không khác biệt về đối tượng, hoặc khác biệt đối tượng nhưng không đổi theo thời gian). Điều này giúp giảm sự thiên chệch trong kiểm nghiệm.
  • Dữ liệu dạng bảng thường có nhiều biến động trong các biến quan sát hơn và dữ liệu bảng thì có ít sự đa cộng tuyến giữa các biến giải thích giúp cho kết quả ước lượng chính xác hơn.
  • Dữ liệu bảng có thể kết hợp được nhiều biến không đồng nhất trong cùng một phân tích. Điều này làm cho bộ dữ liệu đa dạng hơn, kết hợp được chuỗi thời gian của các quan sát chéo.
  • Tổng hợp các dữ liệu cần thiết cho bài luận văn từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và công bố của các công ty phi tài chính niêm yết trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX giai đoạn từ 2010-2015.

Luận văn đưa vào các biến công cụ để giải thích cho mối tương quan giữa đòn cân nợ và quyền kiểm soát ở các công ty. Để được chọn làm biến công cụ thì biến phải không tương quan với phần dư. Do đó, luận văn sử dụng kiểm định Hansen hay Sargan để kiểm tra sự thích hợp của các biến công cụ sử dụng trong mô hình. Đồng thời dùng kiểm định Arellano-Bond để xem xét sự tự tương quan của sai số.

Thống kê T (t-Statistics) được sử dụng để kiểm định mức ý nghĩa thống kê của các tham số trong mô hình.

Kiểm định T (t-test) để kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm công gia đình và công ty không phải gia đình, công ty gia đình trẻ và công ty không phải gia đình trẻ. Kiểm định so sánh giá trị trung bình của các biến giữa hai mẫu quan sát từ đó đánh giá sự khác biệt với mức ý nghĩa thông kê cho trước.

Luận văn sử dụng câu lệnh xtabond2 trong kiểm định GMM để xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình lên biến phụ thuộc. Từ đó, luận văn đánh giá được tác động của quyền sở hữu lên giá trị đòn cân nợ. Luận văn: Thực trạng về đòn cân nợ tại các Cty gia đình

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Giải pháp cải thiện quyền kiểm soát tại Cty gia đình

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x