Luận văn: Giải pháp cải thiện quyền kiểm soát tại Cty gia đình

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp cải thiện quyền kiểm soát tại Cty gia đình hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phân tích mối tương quan giữa đòn cân nợ và sự sẵn lòng pha loãng quyền kiểm soát ở các công ty gia đình trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

4.1. Mối tương quan giữa đòn cân nợ và sự sẵn lòng pha loãng quyền kiểm soát

Mô hình sử dụng biến LEVi, t-1 có thể dẫn đến hiện tượng tự tương quan; do đó, với phương pháp GMM, biến phụ thuộc được lấy sai phân bậc nhất với độ trễ của nó trong quá khứ để hạn chế sự tự tương quan. Luận văn: Giải pháp cải thiện quyền kiểm soát tại Cty gia đình

Theo Arellano và Bond (1991) sử dụng kiểm định Hansen (hay là kiểm định Sargan) để xác định tính chất phù hợp của các biến công cụ trong mô hình. Đây là kiểm định giới hạn về nội sinh (overidentifying restrictions) của mô hình. Kiểm định Hansen với giả thuyết H0: biến công cụ là ngoại sinh, tức không tương quan với sai số của mô hình.

Theo kết quả kiểm định Hasen test và Sargan test cho giả thuyết H1 của mô hình nghiên cứu ta thấy P-value > α, điều này giúp chấp nhận giả thuyết H0, tức các biến công cụ là không tương quan với sai số của mô hình, việc sử dụng các biến trong mô hình là phù hợp.

Sargan test of overid. restrictions: chi2(33)  =  39.71 Prob > chi2 =  0.196

Hansen test of overid. restrictions: chi2(33)   =  39.82 Prob > chi2 =  0.193

Kiểm định thứ hai là kiểm định Arellano-Bond để kiểm tra tính chất tự tương quan của sai số theo phương pháp GMM ở dạng sai phân bậc nhất. Kiểm định Arellano-Bond với giả thuyết H0: không có tự tương quan và được áp dụng cho sai phân của sai số. Kết quả kiểm định Arellano-Bond test cho giả thuyết H1 như sau:

Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z =  -2.87 Pr > z =  0.004

Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z =   1.58 Pr > z =  0.114

Như vậy các biến trong mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Bảng 4.1 tóm tắt kết quả thống kê của các biến được sử dụng trong mô hình. Kết quả thống kê cho thấy giá trị đòn cân nợ trung bình là 0.256 và tỷ lệ cổ phần nắm giữ trung bình là 35.25%. Như vậy các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có trung bình 25.6% giá trị tài sản được tài trợ bởi nợ vay. Biên độ dao động tỷ lệ nợ khác lớn, cho thấy các công ty cổ phần Việt Nam sử dụng tỷ lệ nợ mục tiêu rất đa dạng. Điều này có thể lý giải là do các công ty trên thị trường chứng khoán thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có cấu trúc sở hữu khác nhau nên quyết định cấu trúc vốn cũng khác biệt nhau. Tỷ lệ nợ thông thường có giá trị tối đa là 1; tuy nhiên, theo số liệu thu thập từ báo cáo tài chính, một số công ty có tỷ lệ này cao hơn 1, tức vốn chủ sở hữu có giá trị âm. Đây là do kết quả hoạt động kinh doanh không khả quan làm thâm hụt nguồn vốn chủ sở hữu nên các công ty này phải dùng nợ để hỗ trợ. Luận văn vẫn giữ nguyên các công ty này trong mẫu nghiên cứu để phản ánh đúng tính chất của các công ty trên thị trường chứng khoán.

Tỷ lệ nợ trung bình của mẫu quan sát là 0.256, tương đối thấp so với tỷ lệ trung bình 0.65 của mẫu nghiên cứu các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Molly và cộng sự (2012). Điều này có thể giải thích nguyên nhân sự khác biệt là do mẫu nghiên cứu của luận văn gồm các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, nơi có thể huy động tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, do đó các công ty này không nhất thiết chỉ dựa vào nợ vay. Theo kết quả nghiên cứu của Keasey và cộng sự (2015) cho mẫu dữ liệu các công ty niêm yết ở châu Âu, tỷ lệ nợ trung bình là 0.19; như vậy tỷ lệ nợ bình quân ở Việt Nam vẫn còn khá cáo so với thị trường châu Âu.

Xét về chỉ tiêu quyền sở hữu, dao động từ 5% đến 94.04%. Các công ty cổ phần Việt Nam phần lớn là các công ty được cổ phần hóa từ các công ty nhà nước. Mặc dù được cổ phần hóa nhưng nhiều công ty vẫn có mức cổ phần nắm giữ bởi nhà nước là rất cao. Các công ty này hoạt động như là đơn vị trực thuộc của các tập đoàn, đơn vị chủ quản mang yếu tố nhà nước. Do đó, biên độ dao động của quyền sở hữu trong nghiên cứu là khá lớn.

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả hồi quy GMM) Ma trận hệ số tương quan được trình bày ở bảng 4.2 cho thấy mối tương quan giữa các biến sử dụng trong mô hình hồi quy. Hệ số tương quan giữa các biến khá thấp. Do đó, khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến là thấp. Hệ số tương quan cao nhất là 0.6005 thể hiện mối tương quan giữa lợi nhuận trên cổ phần (stock returns) với yếu tố hữu hình (tangibility). Luận văn: Giải pháp cải thiện quyền kiểm soát tại Cty gia đình

Bảng 4.2 Ma trận tương quan

Bảng 4.3 trình bày kết quả GMM cho mô hình (1) về mối tương quan giữa quyền sở hữu và đòn cân nợ ở các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy biến giải thích quyền sở hữu (ownership) có mối tương quan nghịch với biến trễ đòn cân nợ (LLEV) và có ý nghĩa thống kê với đòn bẩy của doanh nghiệp tại mức ý nghĩa 10%. Kết quả này bác bỏ giả thuyết H1 của nghiên cứu, tức các công ty với tỷ lệ nắm giữ cổ phần của cổ đông chính càng lớn thì tỷ lệ nợ vay càng thấp.

Các công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam đa phần là các công ty được cổ phần hoá từ các công ty Nhà nước, tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi các đơn vị, tổ chức nhà nước là rất cao. Các công ty này thường không tự đứng ra vay nợ mà sử dụng nguồn vốn chuyển nội bộ từ các đơn vị cấp trên. Do đó, tỷ lệ nợ vay là tương đối thấp. Cổ đông chính của các công ty này phần lớn là các công ty, các tập đoàn, việc gia tăng tỷ lệ nắm giữ của cổ đông chính tương ứng là sự gia tăng cổ phần của các công ty, các tập đoàn này.

Bên cạnh đó, chi phí sử dụng vốn vay là khá cao với mức lãi suất cho vay bình quân năm 2012 là 13-15%/năm, và năm 2013 là 10-12%/năm, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp (theo Nguyễn Thị Mùi và Nguyễn Minh Dũng, 2013). Với chi phí sử dụng cao như thế nên các doanh nghiệp Việt Nam rất cân nhắc khi lựa chọn.

Theo kết quả nghiên cứu tương tự của Fauzi và cộng sự (2013) thì đòn cân nợ của các công ty ở New Zealand tuân theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn. Lý thuyết đánh đổi lập luận rằng các công ty phải đánh đổi giữa nợ và các tài sản hữu hình an toàn. Công ty có nhiều tài sản hữu hình an toàn và nhiều thu nhập chịu thuế nên có tỷ lệ nợ mục tiêu cao. Điều này đòi hỏi các công ty muốn sử dụng nhiều nợ vay thì phải có nhiều tài sản đảm bảo và phải có suất sinh lợi cao. Xét các doanh nghiệp ở Việt Nam phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, không có nhiều tài sản hữu hình và thu nhập vừa phải nên việc tiếp cận nguồn vốn vay là hạn chế. Hơn nữa, nghiên cứu phân tích mẫu dữ liệu là các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, nơi có nhiều cơ hội để tiếp cận nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Các công ty này không chỉ tập trung vào nguồn vốn vay mà còn tận dụng các kênh khác để hỗ trợ đầu tư, chẳng hạn nguồn vốn nước ngoài. Doanh nghiệp có tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài cao sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp, nên sẽ có khuynh hướng ít sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm giảm bớt chi phí đại diện của nguồn vốn vay.

Nghiên cứu của Arslan (2014) cũng cho kết quả tương tự, quyền sở hữu có tác động ngược chiều đến đòn cân nợ của công ty ở nhóm các công ty sản xuất khác ngành vải sợi. Tác giả lý giải rằng đòn cân nợ của các công ty này tuân theo lý thuyết trật tự phân hạng, tức ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ.

Kết quả còn cho thấy yếu tố suất sinh lợi (profitability) có mối quan hệ cùng chiều với đòn cân nợ. Theo Jensen (1986) việc tồn tại vấn đề bất cân xứng thông tin làm cho các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi dự báo có xu hướng tăng sử dụng nợ, do đó tạo ra tương quan âm giữa đòn cân nợ và tỷ suất sinh lợi. Yếu tố quy mô (size), hữu hình (tangibility), giá thị trường trên giá sổ sách (mb) không có ý nghĩa thống kê với đòn cân nợ. Tấm chắn thuế không nợ có tác động ngược chiều với đòn cân nợ, kết quả này tương tự như nghiên cứu của Berger và cộng sự (1997). Lợi nhuận trên vốn cổ phần (stock returns) có tác động cùng chiều với đòn cân nợ

Bảng 4.3. Kết quả kiểm định phương trình (1) cho giả thuyết H1

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

4.2. Sự khác biệt giữa công ty gia đình và công ty không phải gia đình Luận văn: Giải pháp cải thiện quyền kiểm soát tại Cty gia đình

Tác giả thực hiện kiểm định Hasen (Sargan) cho giả thuyết H2 với kết quả như sau:

Sargan test of overid. restrictions: chi2(11) = 6.98 Prob > chi2 =  0.801

Hansen test of overid. restrictions: chi2(11) = 10.22 Prob > chi2 =  0.511

Như vậy, các biến sử dụng là phù hợp cho giả thuyết H2 của mô hình.

Và kết quả từ kiểm định Arellano-Bon test cho giả thuyết H2 cũng cho thấy các biến không có sự tự tương quan:

Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z =  -1.56 Pr > z =  0.119

Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z =  -0.24 Pr > z =  0.812

Kết quả từ kiểm định T-test cho hai nhóm công ty gia đình và công ty không phải gia đình với giả thuyết H0: Không có sự khác biệt giữa các công ty gia đình và các công ty không phải gia đình như trình bày ở bảng 4.4. Một số đặc tính của công ty được nghiên cứu có sự khác biệt giữa hai nhóm, có ý nghĩa nhất là biến quyền sở hữu (ownership). Quyền sở hữu trung bình của nhóm ngoài gia đình cao hơn nhóm các công ty gia đình là do phần lớn các công ty này là cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước và sở hữu nhà nước vẫn còn rất cao trong nhiều công ty. Bên cạnh đó, các công ty ngoài gia đình có nhóm cổ đông chính là các công ty với tỷ lệ cổ phần khá lớn. Các công ty gia đình thấp hơn các công ty không phải gia đình ở các chỉ tiêu về chỉ tiêu lợi nhuận của cổ phần (stock returns) với mức ý nghĩa 1%. Đồng thời, nhóm công ty gia đình cao hơn nhóm công ty không phải gia đình ở các chỉ tiêu về quy mô (size) với mức ý nghĩa 1%. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về yếu tố hữu hình, tấm chắn thuế không nợ và chỉ số giá thị trường trên giá sổ sách giữa hai nhóm công ty.

Với kết quả từ mô hình cho thấy các công ty gia đình sử dụng ít nợ hơn các công ty không phải gia đình. Do các công ty ngoài gia đình phần lớn là các công ty có sở hữu nhà nước, có lợi thế hơn về độ tín nhiệm, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tâm lý các công ty gia đình hay e dè khi tiếp cận các nguồn vốn vay vì các quy định của ngân hàng trong cấp tín dụng là khá khắc khe, đòi hỏi phải chứng minh mục địch vay vốn, đánh giá tính khả thi của dự án, và yêu cầu phải có tài sản đảm bảo.

Các công ty gia đình thì có tỷ lệ sở hữu của cổ đông chính thấp hơn nhóm công ty không phải gia đình. Điều này như đã nói ở trên, các công ty ngoài gia đình đa phần là công ty nhà nước, mặc dù đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ nắm giữ của nhà nước vần còn rất lớn.

Về quy mô, các công ty gia đình có quy mô lớn hơn các công ty không phải gia đình, tức các công ty gia đình có tổng tài sản trung bình lớn hơn các công ty không phải gia đình.

Về tính hữu hình, các công ty gia đình có ít các tài sản hữu hình hơn các công ty không phải gia đình. Đây cũng là một lý do giải thích tỷ lệ nợ thấp ở các công ty gia đình. Do có ít các tài sản đảm bảo làm hạn chế khả năng tiếp cận nợ theo như lý thuyết đánh đổi.

Về tỷ lệ giá thị trường trên giá sổ sách của hai nhóm là khác tương đồng nhau và cùng thấp hơn 1, tức cổ phiếu của các công ty được định giá gần với giá trị sổ sách của công ty. Điều này có thể là do đặc thù của thị trường chứng khoán Viêt Nam, nơi không có nhiều vấn đề về bất cân xứng thông tin, cổ đông và nhà đầu tư bên ngoài có cùng cách tiếp cận thông tin. Luận văn: Giải pháp cải thiện quyền kiểm soát tại Cty gia đình

Về tấm chắn thuế không nợ ở các công ty gia đình thấp hơn các công ty không phải gia đình. Điều này cũng góp phần làm cho tỷ lệ nợ của nhóm công ty này thấp hơn vì công ty có thể xem đây như nguồn thay thế cho lợi ít từ tấm chắn thuế với nợ vay.

Cuối cùng, xét yếu tố lợi nhuận trên cổ phần ở các công ty gia đình thấp hơn các công ty không phải gia đình. Yếu tố này làm thay đổi các quyết định tài chính của công ty. Khi tỷ lệ này thay đổi các công ty cũng thay đổi cấu trúc vốn cho phù hợp.

Bảng 4.4. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm công ty gia đình và không phải gia đình

Kết quả ở bảng 4.5 kiểm định cho giả thuyết H2 về sự khác biệt mối tương quan giữa quyền sở hữu và đòn cân nợ giữa các công ty gia đình so với các công ty không phải gia đình. Các công ty gia đình có mối tương quan nghịch giữa quyền sở hữu và đòn cân nợ lớn hơn so với các công ty không phải gia đình, với hệ số tương quan là -0.018 (-0.005-0.013) so với -0.005. Kết quả này cũng bác bỏ giả thuyết H2 đặt ra của nghiên cứu, tức các công ty sở hữu gia đình càng gia tăng cổ phiếu nắm giữ thì càng có khuynh hướng giảm sử dụng nợ vay. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Lisboa (2015). Các công ty gia đình ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ để tránh các vấn đề về đại điện với người cung cấp tín dụng và cũng để tránh việc pha loãng quyền kiểm soát. Nghiên cứu của Ampenberger và cộng sự (2009) kết luận rằng các công ty gia đình sử dụng ít nợ hơn các công ty không phải gia đình. Các tác giả dựa theo lý thuyết đại diện giải thích rằng tỷ lệ nợ là thấp nhất ở các công ty mà gia đình sáng lập đồng thời là cổ đông lớn nhất với lợi nhuận phân chia và tham dự vào việc quản trị công ty. Theo kết quả nghiên cứu của Lins và cộng sự (2013) các công ty gia đình vượt qua gia đoạn khủng hoảng bằng cách cắt giảm việc đầu tư sản xuất hoặc chuyển các nguồn lực tại chi phi của cổ đông thiểu số. Liên quan đến các công ty khác, các công ty gia đình định giá thấp và giảm việc chi tiêu vốn trong suốt cuộc khủng hoảng. Schmid (2013) nghiên cứu được rằng các công ty gia đình ít dựa vào nợ hơn các công ty không phải gia đình. Sự khác biệt này được giải thích bởi sự cân nhắc trong kiểm soát và phụ thuộc vào việc điều khiển của các nhà tín dụng trong môi trường tổ chức.

Các công ty gia đình tại Việt Nam được bắt nguồn từ các cơ sở kinh doanh nhỏ, hầu hết là sử dụng nguồn vốn tự có để mở rộng kinh doanh. Các doanh nghiệp này thường có xu hướng tận dụng tất cả các nguồn lực nội bộ và các mối quan hệ xã hội để tìm kiếm nguồn tài trợ và rất cân nhắc trong việc sử dụng nguồn vốn vay vì nó tiềm ẩn rủi ro tài chính cao một khi công ty kinh doanh không có lời. Các công ty gia đình hiện nay đang trong giai đoạn chuyển giao người kế nhiệm, đây là bước ngoặc quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp nên tất cả các quyết định đưa ra đều phải hết sức cẩn trọng. Lý thuyết đại diện rất được quan tâm trong thời kỳ này.

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định phương trình (1) cho giả thuyết H2

4.3. Sự khác biệt giữa công ty gia đình trẻ và công ty không phải gia đình trẻ Luận văn: Giải pháp cải thiện quyền kiểm soát tại Cty gia đình

Kết quả kiểm định Hansen cho giả thuyết H3 như bên dưới cho thấy các biến công cụ trong mô hình là phù hợp:

Sargan test of overid. restrictions: chi2(11) = 7.26 Prob > chi2 =  0.777

Hansen test of overid. restrictions: chi2(11) = 11.17 Prob > chi2 =  0.429

Kết quả kiểm định Arellano-Bon cũng chấp nhân giả thuyết không có tự tương quan giữa các biến công cụ trong mô hình:

Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z =  -1.61 Pr > z =  0.107

Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z =  -0.06 Pr > z =  0.954

Bảng 4.6 trình bày kết quả kiểm định sự khác biệt giữa nhóm công ty gia đình trẻ với nhóm không phải công ty gia đình trẻ. Các công ty gia đình trẻ cao hơn các công ty không phải gia đình trẻ ở các chỉ tiêu về quy mô (size), giá thị trường trên giá sổ sách (mb). Và công ty gia đình trẻ thấp hơn công ty không phải gia đình trẻ ở các chỉ tiêu quyền sở hữu (ownership), tính hữu hình (tangibility), tấm chắn thuế không nợ (nondebt tax), lợi nhuận của cổ phiếu (stock returns).

Kết quả so sánh giữa hai nhóm công ty cho thấy các công ty gia đình trẻ sử dụng ít vốn vay hơn các công ty khác. Do vấn đề về sự non trẻ nên làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của nhóm này. Hơn nữa, các công ty gia đình trẻ đang trong giai đoạn phát triển, còn tận dụng các nguồn vốn nội bộ để giảm thiểu chi phí mà khi vay nợ có thể trở thành gánh nặng.

Các công ty gia đình trẻ có tỷ lệ cổ phần nắm giữ của cổ đông chính là thấp hơn các công ty khác. Các công ty này đang trong giai đoạn đầu kinh doanh nên còn hạn chế về nguồn lực tài chính, nên tỷ lệ cổ phần nắm giữ còn khá thấp. Luận văn: Giải pháp cải thiện quyền kiểm soát tại Cty gia đình

Các công ty gia đình trẻ có quy mô lớn hơn các công ty gia đình thâm niên và các công ty không phải gia đình. Các công ty gia đình trẻ trên thị trường chứng khoán Việt Nam thuộc các ngành xuất khẩu, xây dựng, bất động sản nên có quy mô khá lớn.

Các công ty gia đình trẻ có tỷ lệ tài sản cố định trung bình thấp hơp các công ty khác. Do các công ty trẻ nên đầu tư tài sản cố định chưa nhiều.

Tỷ số giá thị trường trên giá sổ sách của các công ty gia đình trẻ cao hơn nhóm các công ty khác do các công ty đang trong giai đoạn tang trưởng nên hoạt động kinh doanh phát triển triển tốt, được thị trường đánh giá cao hơn.

Về tấm chắn thuế không nợ của các công ty gia đình trẻ thấp hơn so với nhóm các công ty khác do tài sản cố định ít hơn nên lợi ích từ tấm chắn thuế cũng thấp hơn so với nhóm công ty còn lại.

Lợi nhuận trên vốn cổ phần của các công ty gia đình trẻ cũng thấp hơn so với các công ty không phải gia đình do các công ty này sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các hoạt động đầu tư, sử dụng ít nợ vay nên lợi nhuận trên một đồng vốn thấp hơn các công ty không phải gia đình trẻ.

Bảng 4.6. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm công ty gia đình trẻ và nhóm khác công ty gia đình trẻ

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả mô hình GMM) Kết quả kiểm định giả thuyết H3 cho thấy các công ty gia đình trẻ có sự tương quan giữa quyền sở hữu và đòn cân nợ là -0.02 (-0.05-0.015) lớn hơn so với các công ty gia đình thâm niên và các công ty không phải gia đình. Các công ty gia đình trẻ càng nắm nhiều cổ phần trong tay càng ít sử dụng nợ vay.

Thời gian gần đây việc mở rộng và phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo ra cơn sốt trong xã hội. Các doanh nghiệp khởi nghiệp sử dụng nguồn vốn của gia đình để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình. Các công ty này là các thành phần trẻ trong nhóm các công ty gia đình. Lãnh đạo của các công ty này đa phần là những trí thức trẻ, có nhiều kiến thức về kinh tế, biết vận dụng các lý thuyết về kinh tế để phát triển doanh nghiệp. Cùng với đó là sự phát triển của thị trường chứng khoán, mở ra nhiều cơ hội để kêu gọi đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn từ nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam cũng đang thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Theo nghiên cứu của Sanya và Mann (2010) các công ty khởi nghiệp có nhiều tài sản đảm bảo thì sẽ ưu tiên sử dụng nợ vay do các tài sản trong giai đoạn mới hình thành thường có tính thanh khoản rất cao. Còn các công ty khởi nghiệp quy mô nhỏ thường phụ thuộc vào nguồn vốn tự có, hoặc vay mượn của bạn bè người thân.

Bảng 4.7. Kết quả kiểm định phương trình (1) cho giả thuyết H3

5.1. Kết luận

Mục tiêu nghiên cứu của bài luận văn là xem xét mối tương quan giữa đòn cân nợ và quyền sở hữu của các công ty gia đình trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó, tác giả sử dụng mô hình và phương pháp nghiên cứu của Kevin Keasey, Beatriz Martinez và Julio Pindado (2015) dùng phân tích hồi quy GMM để đánh giá mức độ tác động quyền sở hữu lên đòn cân nợ; đồng thời so sánh sự khác biệt giữa các nhóm công ty: nhóm công ty sỡ hữu gia đình – không sở hữu gia đình và nhóm công ty sở hữu gia đình trẻ – không sở hữu gia đình trẻ. Luận văn: Giải pháp cải thiện quyền kiểm soát tại Cty gia đình

Luận văn đã tìm ra mối tương quan giữa đòn cân nợ và quyền sở hữu của các công ty nói chung và các công ty gia đình nói riêng. Mối tương quan này là ngược chiều nhau. Và sự tương quan ở nhóm các công ty gia đình là mạnh hơn ở nhóm các công ty không phải gia đình với mức ý nghĩa thống kê 1%. Đặc biệt nếu là công ty gia đình trẻ thì mối tương quan này lại càng lớn hơn nữa với mức ý nghĩa thống kê là 5%. Điều này có nghĩa là các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng sử dụng ít nợ hơn khi quyền nắm giữ cổ phiếu tăng lên. Kết quả này có thể được lý giải bởi lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, do các công ty gia đình trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp nên phải sự dụng ít nợ vay. Bên cạnh đó, ở Việt Nam chưa có các điều luật quy định riêng để bảo vệ cho quyền lợi của chủ nợ nên các chủ nợ còn khá e dè trong việc cung cấp tín dụng cho các công ty. Các công ty Việt Nam phần lớn là quy mô nhỏ và vừa, mức độ tín nhiệm chưa cao nên việc tiếp cận với nguồn vốn vay còn khá hạn chế.

Quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính là sự đánh đổi giữa lợi ích từ tấm chắn thuế và rủi ro kiệt quệ tài chính. Luận văn này cung cấp một số kết quả thực nghiệm cho các quyết định tài trợ ở các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các yếu tố được xem xét không chỉ trên các khía cạnh về năng suất, quy mô, tài sản đảm bảo mà còn phải xem xét đến yếu tố sở hữu. Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp gia đình, nhu cầu vốn cao nhưng do còn hạn chế về nhiều mặt nên không có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường vốn vay.

Kết quả kiểm định là phù hợp với đặc thù kinh tế ở Việt Nam. Luận văn này đã làm sáng tỏ được mức độ sử dụng nợ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đi sâu vào quyết định tài trợ của các công ty gia đình – loại hình doanh nghiệp phổ biến ở nước ta. Kết quả kiểm định không giống với các giả thuyết đặt ra ban đầu. Đây sẽ là điểm nóng để các các công ty xem xét mở rộng kênh tài trợ đầu tư bằng nguồn vốn vay, nguồn vốn với chi phí thấp. Đồng thời, đây cũng là kết quả để các ngân hàng xem xét để đưa ra các biện pháp tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng này như là nới lỏng các thủ tục vay vốn, tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp này được sử dụng nguồn vốn vay.

5.2. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.2.1 Hạn chế của luận văn Luận văn: Giải pháp cải thiện quyền kiểm soát tại Cty gia đình

Luận văn đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, thực hiện được mục tiêu đề ra, tuy nhiên bên cạnh kết quả tìm thấy được, luận văn vẫn có một số điểm còn hạn chế:

  • Việc sử dụng nợ vay không đơn thuần chỉ là quyết định của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào các tổ chức cấp tín dụng và các thể chế của quốc gia. Luận văn đã xem xét được sự tác động của yếu tố sở hữu lên giá trị đòn cân nợ, kết quả này là đứng trên phương diện các doanh nghiệp để đánh giá. Tuy nhiên luận văn chưa đánh giá được sự tác động này bị chi phối như thế nào khi xét trên phương diện cấp tín dụng từ phía các tổ chức tín dụng. Nguồn số liệu về thang đo độ tín nhiệm của các công ty là nguồn số liệu nội bộ của các ngân hàng, không công bố rộng rãi nên việc tiếp cận bị hạn chế. Do đó, luận văn chưa đi vào kiểm định yếu tố này được.
  • Bên cạnh đó, trong khuôn khổ nghiên cứu định lượng của bài luận văn chưa thể nghiên cứu sâu vào yếu tố định tính là các quy định của nhà nước về chính sách vay vốn của doanh nghiệp. Điều này làm hạn chế về góc nhìn vĩ mô đối với đề tài nghiên cứu của luận văn.

5.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ các hạn chế nêu trên, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cho chủ đề này như sau:

  • Thu thập số liệu từ phía các tổ chức tín dụng để đánh giá mức độ cấp tín dụng của các ngân hàng, qua đó đối chiếu ngược lại với kết quả của luận văn này để có sự so sánh tương quan giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.
  • Xem xét khía cạnh thể chế chính trị, quy định pháp lý chế tài về lĩnh vực cấp tín dụng để nghiên cứu các rang buộc của nhà nước trong việc sử dụng nợ của doanh nghiệp. Từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề tài trợ của doanh nghiệp. Luận văn: Giải pháp cải thiện quyền kiểm soát tại Cty gia đình 

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Phân tích tương quan về kiểm soát ở các Cty gia đình

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x