Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Phù Ninh

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Phù Ninh hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì 15km và cách thị xã Phú Thọ 12km.

Có địa giới hành chính:

  • Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
  • Phía Đông giáp huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ.
  • Phía Nam giáp huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì.
  • Huyện Phù Ninh có tổng diện tích tự nhiên 156,48 km2 nằm trên tọa độ từ 22019’ đến 22024’ vĩ độ Bắc, 10409’ đến 104028’ kinh độ Đông. Gồm có 19 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 18 xã).

3.1.1.2 Địa hình địa mạo.

Huyện Phù Ninh có địa hình dốc, bậc thang và lòng chảo; được phân thành 6 cấp độ dốc với diện tích tương ứng như sau:

  • Cấp I (dưới 30): có diện tích 6559,17 ha, chiếm 39,22% tổng diện tích tự nhiên được phân bố ở các xã và thị trấn trong huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Phú Mỹ, Trạm Thản và Phù Ninh.
  • Cấp II (từ 30 – 80): có diện tích 1072,01 ha, chiếm 6,41% tổng diện tích tự nhiên được phân bố ở các xã như An Đạo, Phù Ninh.
  • Cấp III (từ 80 – 150): có diện tích 3846,53 ha, chiếm 23% tổng diện tích tự nhiên đươc phân bổ nhiều nhất ở xã Phù Ninh và Trạm Thản.
  • Cấp IV (từ 150 – 200): có diện tích 4348,25 ha, chiếm 26% tổng diện tích tự nhiên được phân bổ ở các xã như Phú Mỹ, Tiên Phú và Trung Giáp.
  • Cấp V (từ 200 – 250): có diện tích 667,29 ha, chiếm 3,99% tổng diện tích tự nhiên được phân bổ ở các xã như xã Phú Mỹ, Phù Ninh.
  • Cấp VI ( trên 250): có diện tích 92,79 ha, chiếm 1,38% tổng diện tích tự nhiên được phân bổ ở một số ít các xã như Phú Mỹ, Phù Ninh, Phú Nham, thị trấn Phong Châu và Phú Lộc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đất Đai

3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn

Khí hậu.

Huyện Phù Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm là 230C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 290C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 150C (tháng 1). Biên độ nhiệt độ dao động giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 140C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 40,20C, nhiệt độ thấp tuyệt nhất là 2,90C.

Thủy văn.

Phù Ninh có sông Lô chạy dọc theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam; là ranh giới giữa huyện Phù Ninh với các huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Tổng chiều dài phần sông chảy qua địa bàn huyện Phù Ninh là 32km, chảy từ xã Phú Mỹ đến xã Vĩnh Phú. Phù sa sông Lô góp phần bồi đắp chủ yếu cho đồng ruộng thuộc các xã Phú Mỹ, Trị Quận, Hạ Giáp, Tiên Du, An Đạo, Bình Bộ, Tử Đà và xã Vĩnh Phú. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thống các sông ngòi nhỏ nằm giữa các khe của các đồi núi thấp, tạo nguồn nước tưới tieu phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất đai.

Tiềm năng đất đai của huyện Phù Ninh là rất lớn, với diện tích đất chủ yếu phù hợp cho phát triển nông – lâm nghiệp; đất có tầng dày canh tác, chất lượng đất khá tốt. Quỹ đất hiện có của huyện Phù Ninh cũng rất thuận lợi cho việc quy hoạch các khu, các trung tâm xã. Tuy nhiên, do địa hình không bằng phẳng, nằm xen lẫn với đồi núi thấp nên huyện Phù Ninh không có mặt bằng rộng để xây dựng các khu công nghiệp lớn, tập trung như các huyện đồng bằng.

b. Tài nguyên nước.

Nguồn nước mặt: là toàn bộ diện tích đất mặt nước sông, ao, hồ, đầm trên địa bàn huyện. Nguồn nước tương đối dồi dào, hàng năm được bổ sung thường xuyên từ lượng mưa, có vai trò quan trọng cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống.

Phù Ninh là huyện có sông Lô chạy qua, trữ lượng nước rất lớn kể cả mùa đông và mùa hè. Ngoài ra, nguồn nước hồ đầm của huyện Phù Ninh chiếm diện tích khá lớn, bao gồm các đầm tự nhiên, hồ đầm nhân tạo. Nguồn nước này có trữ lượng hàng triệu mét khối. Tuy nhiên, do sự phát triển của công nghiệp, một số nhà máy gần thị trấn Phong Châu đã và đang đe dọa gây ô nhiễm, vì vậy, cần có các biện pháp xử lý chất thải tốt hơn để bảo vệ các nguồn nước.

Nguồn nước ngầm: Hiện đang được khai thác sử dụng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân, thông qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện có trữ lượng lớn, ít bị ô nhiễm, dễ dàng khai thác.

Nguồn nước mưa: Với tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1.717 mm. Đây thực sự là nguồn nước lớn, cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân; bổ sung lượng nước cho các sông, ngòi, hồ, đầm, nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện.

c. Tài nguyên rừng.

Tổng diện tích toàn huyện là 3.197,90 ha, trong đó quỹ đất rừng sản xuất là 3.096,96 ha, rừng phòng hộ là 76,90 ha, rừng đặc dụng là 24,04 ha. Hầu hết rừng của huyện Phù Ninh là rừng bạch đàn, keo, tràm… làm nguyên liệu giấy, cung cấp cho Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Ngoài ra, rừng còn có vai trò trong việc cung cấp nguồn lâm sản cho ngành xây dựng cơ bản, nguồn chất đốt cho nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế quá trình rửa trôi xói mòn đất.

Hiện nay, rừng và đất rừng của huyện Phù Ninh góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông, lâm kết hợp, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động và làm cho sản phẩm xã hội ngày càng thêm phong phú.

d. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng.

Huyện Phù Ninh tuy chưa có khảo sát quy mô dưới lòng đất, nhưng trên địa bàn huyện có mỏ đá Trị Quận, trữ lượng khá, đáp ứng được nhu cầu xây dựng và công nghiệp của địa phương.

Ngoài ra, còn có nguồn cát sỏi dồi dào trên tuyến sông Lô ở các xã Trị Quận, Phú Mỹ, Hạ Giáp, Tiên Du, Bình Bộ, Tử Đà. Sản lượng khai thác hàng năm của nguồn cát sỏi khoảng 24.000 m3, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, đáp ứng được nhu cầu xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng trong huyện.

3.1.1.5 Thực trạng môi trường.

Nguồn nước thải từ các khu dân cưhiện nay phần lớn chưa qua xử lý mà thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt tiếp nhận là sông, hồ, kênh mương; nhiều sông, hồ đã trở thành nơi chứa nước thải do vậy đã gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Vấn đề sử dụng nước thải sinh hoạt và các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa được xử lý theo qui định đang trở thành vấn đề cấp bách hiện nay và trong những năm tiếp theo.

Việc sử dụng các hoá chất từ phân bón hoá học đến thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trưởng, thuốc kích thích… trong sản xuất nông nghiệp ở một khía cạnh nào đó cũng gây hậu quả tiêu cực tới môi trường.

Việc thu gom và xử lý rác thải của huyện tuy có nhiều cố gắng song cũng chỉ thu gom được khoảng 75 % khối lượng rác phát sinh gây ảnh hưởng tới môi trường.

3.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội.

3.1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế.

  • Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 5,9% (KH 7,5-8%).
  • Nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 2,8% (KH 3,5-4,0%).
  • Công nghiệp và xây dựng ước đạt 7,2% (KH 9-9,5%).
  • Các ngành dịch vụ ước đạt 5,7% (KH 7,0-7,5%).
  • Ước cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 20,43% (KH 18,95%); công nghiệp – xây dựng 53,97% (KH 55%); dịch vụ 25,6% (KH 26,05%).
  • Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 885,2 tỷ đồng (KH 1.840 tỷ đồng).
  • Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 103.786 triệu đồng (KH 148.600 triệu đồng).
  • Thu ngân sách địa phương (từ sản xuất kinh doanh) so với tổng chi ngân sách ước đạt 30,3% (KH 30%-32%).

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và gia tăng trên địa bàn huyện Phù Ninh giai đoạn 2016-2018

3.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.

Về trồng trọt: Tổng sản lượng cây lương thực có hạt 21.425,77 tấn đạt 77,2% kế hoạch năm, bằng 99,53% so với cùng kỳ.

Về chăn nuôi, thủy sản: Tổng đàn gia súc trên địa bàn là: đàn bò 9.709 con tăng 0,13%, đàn lợn 75.805 con giảm 12,79%, đàn trâu 3.531 con tăng 0,28%, đàn gia cầm 1.180 nghìn con giảm 1,07% (so cùng kỳ). Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 478,98 ha; sản lượng ước đạt 656,7 tấn tăng 4,44% so cùng kỳ. Giá trị tăng thêm ngành Nông, lâm thủy sản ước đạt 433.322 triệu đồng, giảm 0,24% so cùng kỳ.

Về thủy lợi: Chủ động bơm nước bảo đảm phục vụ đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, thực hiện các thủ tục giao quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Phù Ninh.

Về xây dựng nông thôn mới: Triển khai thực hiện Kết luận số 115/KL-HU ngày 05/3/2019 của Ban thường vụ Huyện ủy về thực hiện cơ chế xã hội hóa đầu tư xây dựng xã nông thôn mới, đô thị văn minh và khu dân cư nông thôn mới.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp.

Sản xuất CN-TTCN duy trì được sự ổn định; các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, quan tâm đến người lao động và chấp hành các nghĩa vụ với nhà nước. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt 4.360.004 triệu đồng, tăng 6,18% so cùng kỳ.

c. Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ

Hoạt động của các ngành dịch vụ thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, hệ thống các chợ, cửa hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phục vụ đời sống của nhân dân. Giá trị ngành thương mại – dịch vụ đạt 622.634 triệu đồng, tăng 9,98% so cùng kỳ.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số.

Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Phù Ninh năm 2018

Bảng 3.3. Tình hình lao động, việc làm của huyện Phù Ninh giai đoạn 2016– 2018

  • Năm 2018, địa bàn huyện đã giải quyết việc làm cho 968 lao động (KH 1650 lao động), (trong đó việc làm mới 671 lao động [KH 1200 lao động]); số lượt người đi xuất khẩu lao động 165 người (KH 250 người).
  • Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên ước đạt 90% (KH ≥ 90%).
  • Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề ước đạt 69% (KH 68-70%) (trong đó tỷ lệ đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ước đạt 36% [KH 36-37%]).
  • Ước cơ cấu lao động đang làm việc: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 38% (KH 38%), công nghiệp và xây dựng 35,8% (KH 35,5%), các ngành dịch vụ 26,2% (KH 26,5%).

3.1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.

Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Phong Châu là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá – xã hội của huyện Phù Ninh, là trung tâm dịch vụ thương mại – du lịch nằm trên Quốc lộ 2 và vùng phía Bắc tỉnh Phú Thọ. Thị trấn có diện tích 922.69 ha, 22 khu, trong đó có 12 khu đường phố và 10 khu nông thôn; tổng dân số đô thị hiện tại là 9.927 khẩu với 2.407 hộ.

Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Năm 2018, dân số nông thôn có 110.011 người, chiếm 92,21% dân số toàn huyện. Khu dân cư nông thôn tập trung thành các khu, bình quân mỗi xã 10 – 12 điểm dân cư, phân bố tập trung theo các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và gắn liền với đồng ruộng thuận tiện cho sản xuất. Một số xã đã hình thành các thị tứ, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán, dịch vụ phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội theo hướng xây dựng nông thôn mới. Những năm gần đây, do kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được khang trang hơn, môi trường vệ sinh hơn, bộ mặt nông thôn đang dần được đổi mới.

3.1.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.

3.1.3.1 Giao thông

Trên địa bàn huyện có các trục giao thông đường thủy, đường bộ quan trọng chạy qua như sông Lô (chạy từ xã Phú Mỹ đến xã Vĩnh Phú dài 32 km); tuyến đường quốc lộ 2 dài 18 km chạy qua các xã Phù Ninh, thị trấn Phong Châu, Phú Lộc, Tiên Phú và Trạm Thản; đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai dài 4,18 km chạy qua xã Phù Ninh; các tuyến đường tỉnh lộ 323, 323C, 323D, 323E, 325B… là điều kiện tốt để giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển các hoạt động dịch vụ và thu hút thông tin, công nghệ, vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội của huyện.

3.1.3.2 Thủy lợi.

Phù Ninh là huyện có sông Lô chạy qua, trữ lượng nước rất lớn kể cả mùa đông và mùa hè. Con sông Lô chảy qua 8 xã của huyện. Đây thực sự là nguồn tài nguyên quý giá đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, nguồn nước hồ đầm của huyện Phù Ninh chiếm diện tích khá lớn, bao gồm các đầm tự nhiên, hồ đầm nhân tạo.

Ngoài hệ thống kênh mương nội đồng hàng năm được tu sửa cải tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp thì năm 2018, UBND tỉnh Phú Thọ đã đầu tư xây mới km kênh tiêu thuộc dự án trạm bơm tiêu Bình Bộ đảm bảo tiêu úng cho 5 xã phía Nam của huyện Phù Ninh.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội

Thuận lợi

Phù Ninh là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Việt Trì, có đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, quốc lộ 2 và các tuyến đường tỉnh lộ đi qua. Vị trí của huyện có lợi thế rất đặc biệt cho phát triển toàn diện kinh tế – xã hội, mở rộng thị trường, giao lưu hàng hóa và thu hút vốn đầu tư.

Là một huyện tài nguyên đất và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường còn nhiều phục vụ cho phát triển kinh tế các ngành. Vùng bãi sông Lô đất đai phì nhiêu thuận lợi cho trồng nhiều loại cây như: cây hàng năm, cây lâu năm, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Có nhiều cụm, điểm công nghiệp như cụm Công nghiệp Tử Đà, Đồng Lạng, Phú Gia, Rừng Xanh… được phát triển, thu hút vốn đầu tư.

Phù Ninh có nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề. Trình độ dân trí khá cao, dân cư có trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, năng động với cơ chế thị trường.

Hạn chế:

Thời tiết có những biến động thất thường vào mùa mưa, xuất hiện những đợt mưa lớn, kéo dài gây ngập, úng. Mùa Đông, thường thiếu nước tưới lại có những đợt gió mùa Đông Bắc về làm nhiệt độ giảm đột ngột, gây ảnh hưởng tới vật nuôi và cây trồng.

Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhanh do công nghiệp hoá, đô thị hóa và dân số gia tăng. Diện tích đất có khả năng khai thác đưa vào sử dụng không còn nhiều. Điểm xuất phát kinh tế của huyện còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế chưa bền vững.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy có được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, mật độ dân số cao, đất nông nghiệp ít lại canh tác chủ yếu là cây lúa, nên tính ổn định trong bố trí sản xuất còn hạn chế. Nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Chất lượng lao động chưa cao.

Chuyển đổi kinh tế nói chung và cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện cơ bản đã thực hiện xong nhưng một số xã còn tình trạng khiếu kiện như xã An Đạo, xã Liên Hoa. Chưa tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chưa đa dạng hóa các loại cây có giá trị kinh tế cao, giá trị hàng hóa xuất khẩu. Chăn nuôi phát triển song vấn đề môi trường và phòng chống dịch bệnh luôn tiềm ẩn những bất lợi. Vùng nuôi trồng thuỷ sản gần với vùng trồng cây ăn quả, cây lương thực, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị ô nhiễm nguồn nước do dư lượng chất bảo vệ thực vật chưa được phân huỷ hết chảy vào hệ thống thuỷ lợi nội đồng. Công nghệ sản xuất chưa cao, ứng dụng công nghệ mới thiết bị hiện đại vào sản xuất còn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.

3.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 3.4.Diện tích đất đai của huyện Phù Ninh theo đơn vị hành chính năm 2018

Số liệu bảng 3.4 cho thấy tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Phù Ninh tính đến ngày 31/12/2018 là: 15736,99 ha, trong đó: đất nông nghiệp là: 12115,68 ha, đất phi nông nghiệp là: 3547,13 ha, đất chưa sử dụng là: 74,17 ha.

3.2.2. Biến động sử dụng đất

Bảng 3.5. Biến động sử dụng đất của huyện Phù Ninh từ ngày 01-01-2016 đến ngày 31-12-2018

Số liệu bảng 3.5 cho thấy trong gia đoạn 2016 – 2018 diện tích đất nông nghiệp giảm 24,62 ha, đất phi nông nghiệp tăng 24,68 ha, đất chưa sử dụng giảm 0,05 ha.

3.2.3 Tình hình chung về công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh.

a. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và Chỉ thị số 01/2014/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai năm 2013, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai.

Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai của Chính phủ, của UBND tỉnh. UBND huyệnPhù Ninh đã tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện nhằm góp phần đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương từng bước đi vào nền nếp, đúng pháp luật.Cụ thể hóa luật pháp chính sách nhà nước và công việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, phối hợp quản lý sử dụng đất của UBND huyện Phù Ninh như:

Văn bản số: 73/UBND-TNMT ngày 22 tháng 01 năm 2019 về việc xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo trái phép tại Khu 1, xã Phú Lộc;

Văn bản số: 119/UBND-TNMT ngày 31 tháng 01 năm 2019 về việc tăng cường công tác quản lý khai thác cát sỏi sông Lô;

Văn bản số: 135/UBND-TNMT ngày 15 tháng 02 năm 2019 về việc xử lý đối với cá nhân, tập thể và hộ gia đình xây nhà trái phép trên đất sản xuất nông nghiệp thuộc chỉ giới quy hoạch khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Văn bản số: 229/UBND-TNMT ngày 14 tháng 03 năm 2019 về việc kiểm tra, xử lý việc khai thác cát sỏi trái phép

Văn bản số: 30/BC-UBND ngày 14 tháng 03 năm 2019 báo cáo tình hình khai thác cát sỏi trên địa bàn huyện Phù Ninh

Văn bản số: 282/UBND-TNMT ngày 27 tháng 03 năm 2019 về việc kiểm tra, xử lý việc khai thác cát, sỏi trái phép tại xã Tiên Du

Văn bản số: 344/UBND-TNMT ngày 09 tháng 04 năm 2019 thực hiện các tiêu chí môi trường đảm bảo kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2019

b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

Huyện Phù Ninh đã thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc hoạch định địa giới hành chính xã, phường, thị trấn thống nhất rõ ràng, xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.Theo đó, đất đai được quản lý theo đơn vị hành chính trong toàn huyện gồm 19 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.

Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

  • Công tác lập bản đồ địa chính: Hiện tại, trên địa bàn huyện Phù Ninh đã được đo đạc bản đồ địa chính dạng số cho 05 xã, thị trấn, còn lại là hệ thống bản đồ giấy lập theo Chỉ thị 299/TTg năm 1983.Hệ thống sổ địa chính, sổ mục kê, sổ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đã được lập nhưng chưa đầy đủ. Hệ thống lưu trữ hồ sơ đất đai của công dân chưa cập nhật lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu.
  • Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Được thực hiện trong quá trình kiểm kê đất đai và được lập dưới dạng số. Thực hiện việcKiểm kê đất đai năm 2015, huyện Phù Ninh đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100% số đơn vị hành chính trong toàn huyện theo đúng quy định của ngành.
  • Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Cấp huyện và các xã, thị trấn đã ứng dụng và xây dựng theo qui trình của việc lập bản đồ hiện trạng và trên nền bản đồ hiện trạng đã tiến hành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
  • Điều tra, đánh giá, phân hạng đất và định giá đất:
  • Công tác đánh giá, phân hạng đất trên địa bàn huyện chưa được thực hiện, nên việc sử dụng cải tạo và bồi bổ đất đai chưa được quan tâm.
  • Việc định giá đất trên địa bàn huyện theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển quyền sử dụng đất, thu lệ phí trước bạ, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất,…

c. Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

  • Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định. Phần lớn các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội xây dựng mới đều phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển đô thị, kiểu dáng kiến trúc ngày càng phong phú. Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Phù Ninh

d. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sau khi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cho hộ gia đình, cá nhân. Sự ra đời của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không chỉ hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của ngành theo luật định mà còn thúc đẩy công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính; đồng thời đưa công tác này ngày càng chuyên nghiệp và đi vào nền nếp.

e. Thống kê, kiểm kê đất đai.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thống kê theo định kỳ hàng năm và kiểm kê theo định kỳ 5 năm. Từ năm 2015, công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Kiểm kê đất đai năm 2015 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành, số liệu phục vụ kịp thời cho việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của huyện.

f. Quản lý tài chính về đất đai.

Hệ thống thuế có liên quan đến đất đai hiện nay được xác định bao gồm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuế nhà đất và các khoản thu tiền sử dụng đất. Việc thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai của huyện được giao cho ngành thuế căn cứ vào các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ để tổ chức thực hiện. Hàng năm huyện đều trích lại một phần nguồn thu từ đất để đầu tư trở lại phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Các khoản thu liên quan đến đất đai trên địa bàn huyện chiếm phần không nhỏ trong thu ngân sách, nguồn thu chủ yếu là thu tiền sử dụng đất từ việc giao và cho thuê đất, việc giao đất và cho thuê đất tăng dần qua các năm.

h. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.

Công tác quản lý phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản gần đây đã được huyện quan tâm. Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh chỉ đạo các phòng chuyên môn xây dựng phương án đấu giá quyền sử dụng đất, tham gia thẩm định dự toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, xây dựng quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất, kế hoạch đấu giá đất trên địa bàn huyện.

i. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Hàng năm tại các cuộc họp Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện báo cáo trước Hội đồng nhân dân huyện tình hình quản lý sử dụng đất trong đó có nội dung việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện.

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn huyện cơ bản được thực hiện tốt, đất được sử dụng đúng mục đích, đất được đăng ký về quyền sử dụng, được làm đầy đủ các thủ tục khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, thực hiện các biện pháp bảo vệ đất,… đúng theo quy định của pháp luật về đất đai.

k. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Công tác thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý, sử dụng đất đai trong những năm qua đã được các cấp, các ngành chú trọng. Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

l. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết về khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

Do nhiều nguyên nhân, tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai trên địa bàn các xã, thị trấn vẫn còn xảy ra. Tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng đất vẫn còn phổ biến, từ năm 2014 đến năm 2016, huyện đã tiếp nhận và xử lý 102 đơn thư khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.

Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai được Ủy ban nhân dân huyệnPhù Ninh kịp thời chỉ đạo các ngành, các cấp và các đơn vị liên quan phối hợp giải quyết ngay từ cơ sở đã phần nào hạn chế được đơn thư vượt cấp. m- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

Trước Luật Đất đai năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến sử dụng đất đai thực tế.

Thực trạng trên đã có sự chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây, nhất là khi huyện triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, nhằm đơn giản thủ tục hành chính trong các giao dịch về quyền sử dụng đất của công dân. Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Phù Ninh

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x