Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.3. Đánh giá tình hình công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/12/2018.
3.3.1 Bộ máy quản lý và hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tại huyện Phù Ninh
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phù Ninh được thành lập theo Quyết định số 2542/QĐ-UBND, ngày 01/11/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh; là đơn vị dịch vụ công, có chức năng đăng ký sử dụng đất, chỉnh lý biến động quá trình sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luât.
3.3.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Luật Đất đai năm 2013.
- Nghị định số: 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Nghị định số: 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định số: 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa.
- Nghị định số: 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số Nghị định qui định chi tiết thi hành Luật đất đai.
- Thông tư số: 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số: 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
- Thông tư số: 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.
- Thông tư số: 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư số: 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ tài nguyên và môi trường qui định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
- Thông tư số: 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ tài nguyên và môi trường qui định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số Nghị định qui định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
- Quyết định số: 12 /2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2014 của UBND tỉnh Phú Thọ về qui định cụ thể một số nội dung về quản lý sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Quyết định số: 2025 /QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2015 Về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, tỉnh Phú Thọ
- Quyết định số: 2024/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2015 Về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đất Đai
3.3.3. Tình hình đăng ký đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/12/2018 Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
3.3.3.1. Tình hình chung
Việc đăng ký đất đai thực chất là quá trình thực hiện các công việc nhằm thiết lập hồ sơ địa chính cho toàn bộ đất đai trong phạm vi hành chính từng xã, phường, thị trấn trong cả nước và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những người sử dụng đất đủ điều kiện, làm cơ sở để nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo đúng quy định của pháp luật.
Do người dân Phù Ninh đã sinh sống ổn định từ lâu, nên hầu hết quỹ đất huyện Phù Ninh đều được đăng ký kê khai. Việc đăng ký đất đai những năm trước đây chưa đảm bảo chính xác và cũng chưa có thể làm cơ sở để xây dựng hồ sơ địa chính. Phần lớn là do ý thức của người sử dụng đất và hạn chế trong vấn đề quản lý về đất đai làm cho việc đăng ký đất đai tại địa phương còn nhiều bất cập, chỉ quản lý về số lượng nhưng chất lượng thì chưa cao, độ chính xác thấp, có sự sai lệch giữa số liệu đang lưu trữ so với thực tế.
3.3.3.2 Quy trình thực hiện Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
Thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất lần đầu
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của UBND cấp xã nếu có nhu cầu hoặc nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng Đăng ký Đất đai) hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai đóng trên địa bàn cấp huyện trực thuộc Văn phòng đăng ký Đất đai(trong trường hợp đã thành lập Văn phòng Đăng ký Đất đai) sau đây gọi chung là Văn phòng Đăng ký Đất đai.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có).
Kết quả đạt được
Bảng 3.6. Kết quả đăng ký đất đai ban đầu của huyện Phù Ninh giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/12/2018
Thủ tục đăng ký biến động đất đai
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của UBND cấp xã nếu có nhu cầu hoặc nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng Đăng ký Đất đai) hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai đóng trên địa bàn cấp huyện trực thuộc Văn phòng đăng ký Đất đai(trong trường hợp đã thành lập Văn phòng Đăng ký Đất đai) sau đây gọi chung là Văn phòng Đăng ký Đất đai.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký Đất đai.
Văn phòng Đăng ký Đất đaicó trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
- Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chết trước khi được trao Giấy chứng nhận thì người được thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thừa kế nộp bổ sung giấy tờ về thừa kế theo quy định. Văn phòng Đăng ký Đất đai xác nhận thừa kế vào Giấy chứng nhận đã ký hoặc lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được thừa kế theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Người được thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đã chết phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Người được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính giấy tờ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận.
Trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định.
Sau khi hoàn thành xây dựng công trình công cộng trên đất được tặng cho, Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ vào văn bản tặng cho quyền sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và hiện trạng sử dụng đất để đo đạc, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thông báo cho người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để xác nhận thay đổi. Trường hợp người sử dụng đất tặng cho toàn bộ diện tích đất đã cấp Giấy chứng nhận thì thu hồi Giấy chứng nhận để quản lý.
Kết quả đạt được
Bảng 3.7. Kết quả đăng ký biến động đất đai của huyện huyện Phù Ninh giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/12/2018
Trong giai đoạn 2016 – 2018 Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phù Ninh đã tiếp nhận và xử lý 18.258 hồ sơ đăng ký biến động đất đai trên địa bàn huyện, trong đó:
Đăng ký thế chấp, xóa thế chấp chiếm tỷ lệ cao nhất với 13.981 hồ sơ, số lượng hồ sơ trên 4000 hồ sơ mỗi năm.
Cấp đổi, cấp lại có 2.879 hồ sơ, năm 2016 có 2.617 hồ sơ, năm 2017 có 540 hồ sơ, năm 2018 có 722 hồ sơ.
Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế có 7.154 hồ sơ với số lượng hơn 2000 hồ sơ mỗi năm.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất có số lượng hồ sơ ít nhất, chỉ có 521 hồ sơ trong cả giai đoạn 2016-2018.
3.3.4 Tình hình về công tác lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Phù Ninh giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/12/2018 Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
3.3.4.1 Thực trạng về việc lập và quản lý hồ sơ địa chính
Công tác lập hồ sơ địa chính
Hiện nay, trên địa bàn huyên Phù Ninh việc lập hồ sơ cơ bản đã thực hiện đầy đủ; công tác cập nhật hồ sơ địa chính của các thửa đất và biến động đất đai đều được Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện khá kịp thời, đúng quy định.
Từ khi nhận chuyển giao bản đồ địa chính dạng số của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, thì công tác quản lý và cập nhật hồ sơ địa chính có phần được thuận lợi hơn, đặt biệt là hiện nay các xã đang triển khai thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
Công tác quản lý hồ sơ địa chính
Do điều kiện nơi làm việc còn chật hẹp, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chưa bố trí phòng và cán bộ chuyên trách làm công tác lưu trữ hồ sơ địa chính nên hồ sơ chưa được phân loại rõ ràng, chưa sắp xếp được theo từng năm cụ thể, việc sao lục, cung cấp thông tin cũng gặp nhiều khó khăn.
Những khó khăn trong công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính
- Phần lớn cán bộ, viên chức, người lao động tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất không được đào tạo đúng chuyên ngành, chưa sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành phục vụ cho công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính.
- Hầu hết cán bộ địa chính cấp xã và cấp huyện vẫn chưa sử dụng được các phần mềm hiện hành như TK2015, MicroStation SE,… đã gây khó khăn và cản trở không ít trong công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính.
- Để bảo quản hồ sơ khỏi hư hỏng, hằng năm Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện tổ chức phun thuốc diệt mối mọt, nấm mốc, trong khi chưa có kho lưu trữ riêng nên thuốc bảo vệ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cán bộ đang làm việc chung tại kho lưu trữ hồ sơ.
Quy trình thực hiện
Người sử dụng đất khi được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng quyền sử dụng đất, được giao đất, cho thuê đất từ đất chưa sử dụng hoặc đất đã thu hồi thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất có thẩm quyền trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính của khu vực tạo đất mới và các thửa đất có liên quan thì thực hiện các công việc sau:
Chỉnh lý bổ sung ranh giới, loại đất, mục đích sử dụng đất, diện tích của các thửa đất mới trên bản đồ địa chính.
Cập nhật thông tin về thửa đất mới vào hồ sơ địa chính. Cập nhật chỉnh lý biến động vào bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định hiện hành.
Thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo thửa đất gửi đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh và UBND các xã, thị trấn nơi có thửa đất đã được đăng ký cập nhật biến động.
3.3.4.2 Kết quả lập hồ sơ địa chính huyện Phù Ninh Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
Trong giai đoạn 2016 – 2018 huyện đã lập được 810 tờ bản đồ với 166 quyển sổ địa chính, 67 quyển sổ lục kê, 19 quyển số theo dõi biến động đất đai, quyển sổ cấp GCNQSDĐ. Hiện nay trên địa bàn 19 xã, thị trấn của huyện đã có đầy đủ các loại sổ hồ sơ địa chính, cho thấy công tác lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện đã được quan tâm đúng mức.
Bảng 3.8. Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Phù Ninh
Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy rằng tình hình lập hồ sơ địa chính của huyện Phù Ninh đạt kết quả như sau:
Bản đồ: Toàn huyện có 830 tờ bản đồ được lập, quản lý, sử dụng. Trong đó có 04 xã thị trấn có đồng thời cả bản đồ số và bản đồ giấy là xã Phù Ninh, An Đạo, Phú Nham, Phú Lộc và thị trấn Phong Châu. Các xã còn lại là bản đồ giấy. Xã Phù Ninh có số lượng tờ bản đồ nhiều nhất 64 tờ, xã Vĩnh Phú có số lượng tờ bản đồ ít nhất là 30 tờ.
Sổ địa chính: Toàn huyện có 66 quyển, xã Phù Ninh có số lượng nhiều nhất 14 quyển, xã Vĩnh Phú có số lượng ít nhất chỉ 04 quyển.
Sổ mục kê: Toàn huyện có 183 quyển, xã Phù Ninh có số lượng nhiều nhất 06 quyển, xã Vĩnh Phú có số lượng ít nhất chỉ 02 quyển
Sổ đăng ký biến động: Toàn huyện có 19 quyển, mỗi xã, thị trấn 01 quyển.
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Toàn huyện có 19 quyển, mỗi xã, thị trấn 01 quyển.
Trong những năm qua, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phù Ninh đã ứng dụng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm MicroStation SE để quản lý hồ sơ địa chính. Tuy nhiên hệ thống hồ sơ địa chính của huyện chưa được lập đầy đủ và thống nhất, việc cập nhật cơ sở dữ liệu chưa thường xuyên và thiếu kịp thời. Chất lượng hồ sơ địa chính không cao nên việc sưu tra, sưu lục giải quyết các quan hệ về đất đai chưa đạt yêu cầu đề ra.
Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và công chức địa chính cấp xã còn hạn chế, nhất là các phần mềm chuyên ngành MicroStation SE, Autocad,…dẫn đến việc tích hợp cơ sở dữ liệu chung cho toàn huyện không đồng bộ gặp nhiều khó khăn.
3.3.5 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh giai đoạn từ 01/7/2016 đến 30/6/2018 Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
3.3.5.1 Quy trình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu:
Hình 1.1. Quy trình đăng ký đất đai lần đầu.
Trình tự thực hiện
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của UBND cấp xã nếu có nhu cầu hoặc nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng Đăng ký Đất đai) hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai đóng trên địa bàn cấp huyện trực thuộc Văn phòng đăng ký Đất đai(trong trường hợp đã thành lập Văn phòng Đăng ký Đất đai) sau đây gọi chung là Văn phòng Đăng ký Đất đai.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện:
Thông báo cho Văn phòng Đăng ký Đất đaithực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có) đối với nơi chưa có bản đồ địa chính. Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
Kiểm tra hồ sơ; xác nhận hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất, sự phù hợp với quy hoạch đối với trường hợp không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất; xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sở hữu tài sản theo quy định; xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt đối với nhà ở, công trình xây dựng; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ.
Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ,xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đấttại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký Đất đai.
Trường hợp nộp hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký Đất đai thì Văn phòng Đăng ký Đất đaithực hiện các công việc như sau:
- Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất, sự phù hợp với quy hoạch đối với trường hợp không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất; xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sở hữu tài sản; xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt đối với nhà ở, công trình xây dựng; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ; niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai.
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
- Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
- Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký;
- Gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đăng ký đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ theo quy định.
Cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng Đăng ký Đất đai trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc.
Văn phòng Đăng ký Đất đai thực hiện các công việc như sau:
- Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
- Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính (trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật); chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận.
Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:
Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận. – Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng Đăng ký Đất đai.
Văn phòng Đăng ký Đất đai:
- Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
- Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính (hoặc đã ký hợp đồng thuê đất hoặc được miễn nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính) hoặc gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại cấp xã.
Người được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính giấy tờ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận.
Cách thức thực hiện
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của UBND cấp xã.
Trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng
Trình tự thực hiện
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của UBND cấp xã nếu có nhu cầu hoặc nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng Đăng ký Đất đai) hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai đóng trên địa bàn cấp huyện trực thuộc Văn phòng đăng ký Đất đai(trong trường hợp đã thành lập Văn phòng Đăng ký Đất đai) sau đây gọi chung là Văn phòng Đăng ký Đất đai.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký Đất đai.
Văn phòng Đăng ký Đất đaicó trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
- Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chết trước khi được trao Giấy chứng nhận thì người được thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thừa kế nộp bổ sung giấy tờ về thừa kế theo quy định. Văn phòng Đăng ký Đất đai xác nhận thừa kế vào Giấy chứng nhận đã ký hoặc lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được thừa kế theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Người được thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đã chết phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
Người được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính giấy tờ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận.
Trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định.
Sau khi hoàn thành xây dựng công trình công cộng trên đất được tặng cho, Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ vào văn bản tặng cho quyền sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và hiện trạng sử dụng đất để đo đạc, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thông báo cho người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để xác nhận thay đổi. Trường hợp người sử dụng đất tặng cho toàn bộ diện tích đất đã cấp Giấy chứng nhận thì thu hồi Giấy chứng nhận để quản lý.
Cách thức thực hiện
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký Đất đai.
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
3.3.5.2 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Phù Ninh giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/12/2018
Bảng 3.9. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Phù Ninhgiai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/12/2018
Giai đoạn 2016-2018, huyện Phù Ninh tập trung chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tăng cường kiểm tra, đôn đốc và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các xã, thị trấn trong quá trình thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân; chỉ đạo ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến tận người dân.
Trong 3 năm, toàn huyện Phù Ninh đã cấp được 10.041 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác giải quyết hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động đất đã đạt được những kết quả tích cực, thực hiện đúng theo qui định của pháp luật đất đai.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số hạn chế sau:
- Sự phối hợp triển khai thực hiện việc xét duyệt hồ sơ, xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất của một số xã, thị trấn thiếu chặt chẽ, việc xác nhận vào hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chung chung, chưa đảm bảo quy định pháp luật, vì vậy phải chuyển lại hồ sơ để xác minh nguồn gốc sử dụng đất, dẫn đến hồ sơ trễ hẹn (các trường hợp đất do nhận chuyển nhượng có giấy viết tay, nhưng chưa được cấp có thẩm quyền xác nhận trước ngày 01/7/2004, ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không cụ thể, do đó phải đề nghị bổ sung giấy xác nhận lại việc chuyển nhượng, dẫn đến một số hồ sơ bị quá thời hạn.
- Nhiều trường hợp ranh giới thửa đất không rõ ràng nên khi xác định ranh giới để đo đạc lập bản đồ địa chính thì có phát sinh tranh chấp hoặc hộ sử dụng đất liền kề không ký vào biên bản xác định ranh, mốc giới thửa đất.
- Diện tích đo đạc và diện tích ghi trên Bản đồ 299 có sự chênh lệch lớn, trong khi đó chính quyền cấp xã chưa làm rõ được nguyên nhân diện tích vì sao có sự chênh lệch lớn,…
3.3.5.3 Thống kê các trường hợp tồn đọng, chưa cấp giấy chứng nhận giai đoạn 2016 -2018 Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
Bảng 3.10. Các trường hợp tồn đọng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Phù Ninh
Qua bảng trên cho thấy, số trường hợp còn tồn đọng không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Phù Ninh là 275 trường hợp trong đó có 25,67 ha đất nông nghiệp và 5 trường hợp đất ở.
3.3.6. Đánh giá tiến độ trong quá trình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh
Để đánh giá tiến độ trong quá trình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh, tác giả đã tiến hành điều tra ý kiến của người dân và thu thập được kết quả như sau:
Bảng 3.11. Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Phù Ninh qua ý kiến người dân
Qua số liệu bảng trên cho thấy qua số liệu điều tra 180 người dân tại 6 xã, thị trấn của huyện Phù Ninh: có 21,10% người dân đánh giá là tiến độ nhanh; 58,30% người dân cho rằng tiến độ cấp giấy chứng nhận đúng thời hạn; 20,70 % cho rằng thời hạn cấp giấy chứng nhận là chậm.
Qua đó ta thấy tiến độ giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Phù Ninh còn chưa nhanh, huyện cần phải khắc phục vấn đề này trong thời gian tới.
3.3.7 Kết quả điều tra ý kiến của một số cán bộ làm công tác quản lý, công chức địa chính, cán bộ phòng TN&MT, VPĐK quyền sử dụng đất.
Bảng 3.12. Kết quả điều tra, phỏng vấn cán bộ, công chức về một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh
Quan bảng trên cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Phù Ninh: Chính sách pháp luật về đất đai; trình độ chuyên môn của cán bộ; thái độ của cán bộ tiếp nhận, xử lý hồ sơ; trình độ dân trí; nguồn gốc sử dụng đất; hồ sơ địa chính; trình tự thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận; thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong các yếu tố nghiên cứu cho thấy: Nguồn gốc đất có ảnh hưởng đến tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận nhiều nhất, có tới cán bộ được hỏi cho thấy có ảnh hưởng, trong đó cơ sở vật chất trang thiết bị là yếu tố có ảnh hưởng ít nhất.
3.3.8 Kết quả điều tra ý kiến của một số hộ gia đình, cá nhân. Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
Bảng 3.13. Kết quả điều tra số phiếu hộ gia đình, cá nhân về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Phù Ninh
Qua bảng trên cho thấy, khi đánh giá về trình độ chuyên môn có tới 35/180 người dân nhận xét về trình độ chuyên môn của công chức địa chính cấp xã còn chưa thực sự tốt, một số còn có thái độ không hòa nhã đối với người dân.
Bảng 3.14: Tổng hợp phiếu điều tra sự hiểu biết của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thông qua kết quả điều tra đối với 180 phiếu điều tra sự hiểu biết của người dân đã và đang thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai chia đều cho 3 vùng điều tra về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Bảng 3.14, ta có thể rút ra một số nhận xét sau.
Những hiểu biết chung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân
Một bộ phận người dân tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm và vùng miền núi, là cán bộ trong các lĩnh vực khác hoặc các doanh nghiệp tư nhân có sự hiểu biết tương đối chính xác về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tính cần thiết của việc đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chiếm 64,67%). Tuy nhiên đối với bộ phận còn lại, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được hiểu nôm na thường gọi là trích lục hay sổ đỏ và có tác dụng thế chấp ngân hàng để vay vốn xây nhà, mua xe hoặc làm kinh tế.
Những hiểu biết về điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân
Đa số những người được điều tra đều hiểu chưa đúng về điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Họ không quan tâm đến việc để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải đảm bảo điều kiện gì, căn cứ pháp lý ra sao. Chỉ cần biết mình là người quản lý sử dụng đất, khi cần thì lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận dẫn đến chất lượng của hồ sơ thấp, chưa đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xẩy ra tình trạng phải chuyển trả hồ sơ để bổ sung, hoàn thiện lại. Bên cạnh đó còn một số thành phần cố tình không hiểu gây rất nhiều khó khăn và vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Những hiểu biết về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tuy tất cả các thủ tục hành chính về đất đai được UBND tỉnh Phú Thọ ban hành đã được niêm yết công khai tại địa phương cũng như tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND huyện Phù Ninh nhưng vẫn còn rất nhiều người dân đến liên hệ làm thủ tục không dành thời gian để đọc và nghiên cứu hay tham khảo ý kiến của cán bộ tiếp nhận hồ sơ trước khi làm thủ tục dẫn đến những nhận định sai lầm về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chiếm 34,00%). Không chuẩn bị trước các giấy tờ liên quan để bổ túc kèm theo hồ sơ gây ra không ít khó khăn cho cán bộ chuyên môn trong công tác phối hợp với địa phương để hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công dân.
Những hiểu biết về nội dung ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Không có gì là bất ngờ khi những người hiểu đúng về các nội dung ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm tỉ lệ rất cao (đạt 90,67%). Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể coi như một loại Văn bản ban hành cho người dân được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu với 3 nội dung chính rất dễ để một người dân biết đọc biết viết có thể nắm bắt được. Thứ nhất là thông tin về người sử dụng đất tại trang 01 giấy chứng nhận, thứ hai là thông tin chi tiết về thửa đất và tài sản gắn liền với đất tại trang 02 giấy chứng nhận, cuối cùng là phần hình thể thửa đất để xác định vị trí, ranh giới mốc giới thửa đất tại trang 03 giấy chứng nhận. Số còn lại chiếm 9.33% vì lí do gần như sau khi nhận giấy chứng nhận về chỉ quan tâm xem có đúng tên mình không rồi sẽ ép Plastic và cất vào tủ.
Những hiểu biết về các ký hiệu ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Các ký hiệu chuyển môn được thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không nhiều, theo đó tỷ lệ những nhận định đúng, sai hay không biết về các ký hiệu đó của người dân không chênh lệch nhau quá lớn. Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
Những hiểu biết về việc cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cũng như đối với sự hiểu biết về điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hầu hết mọi người dân đề có suy nghĩ rât mơ hồ về việc đăng ký đất đai và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có đến 85,33% người được điều tra đều có cùng câu trả lời rằng đất cát ở từ xưa đến nay ông bà để lại, cứ xây nhà ở rồi đến khi lớn lên cần tiền làm ăn hoặc những việc khác mới đi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng. Tuy ở thời điểm hiện tại, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện đã cơ bản hoàn thiện, chiếm tỷ lệ cao nhưng những suy nghĩ của người dân về vấn đề này đã khiến việc quản lý, cập nhập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai trước đây găp rất nhiều khó khăn.
Những hiểu biết về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tại trang 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể hiện người ký giấy chứng nhận, ghi rõ họ tên và được đóng dấu. Vậy nên không khó để người dân có thể nhận ra rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ký bởi lãnh đạo huyện. Tuy nhiên cũng vì lẽ đó nên dẫn đến việc vẫn còn 19,33% số người dân được điều tra đã nhầm lẫn cho rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông Chủ tịch UBND (hoặc Phó Chủ tịch UBND) cấp cho hay do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp.
Về cơ bản, mỗi người dân đều có những quan điểm nhất định đối với những nội dung nêu trên, có đúng có sai tuy nhiên vẫn còn không ít người dân không ngần ngại trả lời không biết, một phần vì không quan tâm nhiều đến lĩnh vực đất đai, một phần vì không muốn trả lời những nội dung trong phiếu điều tra. Tuy nhiên nhìn chung thì nhận thức của người dân đến thời điểm hiện tại đã được nâng lên khá cao so với các giai đoạn trước, điều này giúp ích tương đối nhiều trong công tác thiết lập và xử lý hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, góp phần không nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.
3.3.9 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Những ưu điểm.
Về chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, cấp Giấy chứng nhận, đã cơ bản đầy đủ từ hệ thống các văn bản Luật, Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, UBND tỉnh, các Sở, ngành chức năng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được ban hành có hệ thống, hướng dẫn chi tiết rõ ràng, thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện đặc biệt là hệ thống Luật và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013.
Về tài chính của bộ máy dịch vụ công: Lương của các cán bộ viên chức trong biên chế Nhà nước do ngân sách Nhà nước chi trả. Tiền công của cán bộ hợp đồng chi trả, các khoản chi phí cho công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận như Giấy tờ, mực in, photo tài liệu, sổ sách, văn bản hành chính,…
Về công tác tuyên truyền: Đài phát thanh, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh rất tích cực phổ biến tuyên truyền các chế độ, chính sách, hồ sơ, trình tự, thủ tục trong công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Về cải cách hành chính: Ủy ban nhân dân huyện đã đưa công tác đăng ký đất đai, xử lý tồn tại và cấp Giấy chứng nhận là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp uỷ, chính quyền và cần được cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong quá trình thực hiện. Đã thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hành chính theo cơ chế “một cửa”, Tạo điều kiện để hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận được công khai, công bằng, dân chủ, với mọi tầng lớp nhân dân.
Về công tác chỉ đạo: Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện luôn luôn quan tâm chỉ đạo công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận. Kịp thời có những chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, chỉ đạo các xã, thị trấn hoàn thiện hồ sơ đúng thời gian, đúng pháp luật.
2.4.2. Những khó khăn. Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn Huyện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đó là:
- Một số quy định pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực thi hành quy định chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc áp dụng, thực hiện ở địa phương như: Một trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật đất đai 2013 là Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất. Nhưng trong các văn bản hướng dẫn dưới Luật hiện hành chưa quy định rõ hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký đất đai mà lồng vào hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận (như Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ).
- Do lịch sử công tác quản lý, sử dụng đất đai để lại, thực tế tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tồn tại nhiều dạng giao đất trái thẩm quyền, người dân tự chuyển mục đích sử dụng, lấn chiếm đất…
- Do tồn tại những quan hệ ràng buộc, phụ thuộc vào một số hoạt động của một số đợn vị khác như cơ quan thuế, cơ quan Tài nguyên và Môi trường nên văn phòng đăng ký đất đai không chủ động giải quyết dứt điểm các công việc do mình phụ trách, nhiều hồ sơ quá hạn, chậm, muộn thời gian hẹn trả kết quả, lỗi do các đơn vị khác nhưng văn phòng đăng ký đất đai lại thường xuyên phải trả lời thắc mắc, giải quyết khiếu nại của công dân.
- Do trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai người dân không đều, một số nơi, chủ sử dụng chưa nhiệt tình hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận.
- Chất lượng hồ sơ do cán bộ địa chính xã tham mưu giúp cho Ủy ban nhân dân xã lập hiện còn thấp. Đặc biệt là hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lần đầu (còn gọi là cấp mới) khi chuyển về văn phòng đăng ký, số hồ sơ phải bổ sung, hoàn thiện đến 70% gây khó khăn cho công tác cập nhật, thông báo thông tin cho công dân, nhiều chủ sử dụng đất phải đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ, nếu không kịp thời gây bức xúc cho công dân.
- Việc nhiều xã, trình độ cán bộ chuyên môn yếu, cấp uỷ, chính quyền chưa thực sự vào cuộc, nên hồ sơ gần như phải kiểm tra lại từ đầu, có phần hạn chế, dẫn đến việc tồn đọng hồ sơ, kéo theo sự trì trệ về tiến độ giải quyết là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai.
3.4 Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
3.4.1. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh
Qua công tác điều tra cho thấy có một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: Chính sách pháp luật về đất đai; Trình độ dân trí; Nguồn gốc đất; Hồ sơ địa chính; Thủ tục hành chính; Cơ sở vật chất, kỹ thuật; Nghĩa vụ tài chính.
Trong các yếu tố nêu trên thì yếu tố có ảnh hưởng nhất tới công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nguồn gốc đất. Đối với thửa đất có nguồn gốc, tính pháp lý rõ ràng, thửa đất không có tranh chấp thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có vướng mắc gì. Tuy nhiên đối với các thửa đất không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy tờ pháp lý liên quan tới thửa đất thì công tác cấp giấy chứng nhận cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
Đối với các thửa đất không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy tờ pháp lý liên quan tới thửa đất thì khi xác định nguồn gốc đất chúng ta cần lấy ý kiến khu dân cư về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và tình trạng tranh chấp đất đai. Xác định chính xác thời điểm là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Nếu xác định không chính xác thì gây nên thất thu tiền sử dụng đất, khiếu nại khiếu kiện liên quan đến đất đai…
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
Về cơ sở vật chất: Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường đầu tư trang thiết bị máy móc để phục vụ cho công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ, cơ sở dữ liệu địa chính dạng số.
Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Đề nghị Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, phân công, phân nhiệm rõ ràng, đồng thời có cơ chế để quy trách nhiệm cho người đứng đầu nếu để tình trạng chậm lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân; lấy chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một tiêu chí đánh giá, phân xếp loại cán bộ, công chức hàng năm.Tiếp tục triển khai công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất chưa giao.
Làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến đất đai.
Về chính sách pháp luật: Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành các hướng dẫn về theo dõi, chỉnh lý biến động đất đai, hướng dẫn lập hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các địa phương có căn cứ thực hiện (nhất là văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất ở do ủy ban nhân dân cấp xã giao đất trái thẩm quyền sau ngày 15/10/1993 nhưng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thực hiện Nghị định 64/CP ghi là đất vườn, hiện nay người sử dụng đất không có giấy tờ chứng minh việc đã nộp tiều sử dụng đất cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất).
Về đội ngũ cán bộ: Thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho đội ngũ công chức địa chính cấp xã và cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
Về xây dựng và chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính:Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc các đơn vị tư vấn sớm hoàn thành việc đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính để bàn giao cho các xã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
Đẩy mạnh việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng (MicroStation, Vilis,…) để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trên phạm vi toàn huyện nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý đất đai và yêu cầu công khai hóa thông tin đất đai trong thị trường bất động sản hiện nay.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác quản lý đất đai, đặc biệt là việc chỉnh lý và hoàn thiện hồ sơ địa chính ở các xã, thị trấn. Giải quyết nhanh, dứt điểm những vụ tranh chấp đất đai, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” và những vấn đề lý luận tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào vấn đề này. Thông qua việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, có thể đi đến một số kết luận chung như sau:
Một là, công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác cải cách thủ tục hành chính về đất đai nói riêng. Trong hệ thống quản lý đất đai hiện đại, chỉ có duy nhất một điểm tiếp xúc với công dân đó là cơ quan đăng ký đất đai. Xã hội ngày càng phát triển, các nhu cầu đăng ký đất đai và sử dụng, tra cứu hệ thống hồ sơ địa chính, được hình thành trong quá trình đăng ký đất đai phục vụ cho các mục tiêu nhà nước ngày càng cao và có nhiều thay đổi đòi hỏi hồ sơ địa chính phải luôn được cập nhật, hoàn thiện, muốn vậy công tác đăng ký đất đai cần phải được quan tâm, chú trọng để theo kịp với sự thay đổi, biến động đất đai nhằm đáp ứng sự mong đợi, yêu cầu của công dân, tổ chức.
Hai là, thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tại huyện Phù Ninh trong những năm qua đã được những thành tựu đáng kể. Tính đến ngày 31/12/2018 tổng lũy kế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn toàn huyện đạt: 2860 giấy, đạt tỷ lệ 91,22%. Các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 275 thửa đất với diện tích 25,75 ha. Số hồ sơ kê khai, được tiếp nhận tại cơ quan có thẩm quyền, công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đã đi vào nề nếp, tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra ngày càng mạnh, các chính sách đất đai thay đổi, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trong những năm qua còn xảy ra nhiều. Việc đăng ký đất đai cập nhật, chỉnh lý các biến động về đất đai vào hồ sơ địa chính không theo kịp với thực tế, tỷ lệ các biến động về đất đai được cập nhật, chỉnh lý trong hồ sơ địa chính chưa đồng bộ, không phản ánh chính xác được thực tế sử dụng đất.
Ba là, từ các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Yếu tố nguồn gốc đất (tính pháp lý thửa đất) chiếm tỷ lệ cao nhất (100 % ý kiến được phỏng vấn), các yếu tố thủ tục hành chính, chính sách pháp luật về đất đai (chiếm 46,67%), cơ sở dữ liệu có ảnh hưởng lớn đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn. Đề tài đưa ra một số giải pháp chủ yếu về qui định pháp luật, giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cán bộ công chức, viên chức thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận; giải pháp về tài chính và một số giải pháp khác phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
Bốn là cần đầy nhanh tiến độ thực hiện dự án hoàn thiện hồ sơ địa chính tổng thể trên địa bàn huyện Phù Ninh theo hướng điện tử hóa phù hợp với yêu cầu quản lý đất đai hiện đại là cần thiết, là điều kiện cần để triển khai việc thực hiện đăng ký đất đai điện tử trong những năm tiếp theo.
2. KIẾN NGHỊ Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
Từ những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận được nghiên cứu, đề tài có những kiến nghị sau:
- Với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ:
- Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường hàng quý làm việc với một số UBND quận, huyện để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc đối với các trường hợp đề nghị xem xét cấp giấy chứng nhận có nhiều vướng mắc, còn tồn lại trong thời gian qua.
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên truyền hình, các trang mạng xã hội để vận động người sử dụng đất thực hiện đăng ký đất đai.
- Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sớm triển khai Dự án tổng thể xây dựng hệ thống Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 huyện Phù Ninh.
Với Uỷ ban nhân dân huyện Phù Ninh:
- Tiếp tục rà soát các hồ sơ tồn đọng, đang còn vướng mắc về thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đủ điều kiện.
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức địa chính cấp xã và cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. Xem xét luân chuyển vị trí công tác (kể cả cấp huyện và cấp xã) những cán bộ trình độ chuyên môn yếu, phẩm chất đạo đức kém; thanh lý hợp đồng lao động tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất những cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
- Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp tốt với các đơn vị tư vấn để xây dựng lại bộ hồ sơ địa chính mới, đồng bộ nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng quyền sử dụng đất và để phục tốt hơn công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn.
Đề nghị UBND huyện thường xuyên tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng cho yêu cầu công việc trong thời đại đổi mới, để áp dụng được những thành tựu khoa học vào trong công việc.
Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và kịp thời xem xét chỉ đạo tháo gỡ các trường hợp vướng mắc.
Chỉ đạo các ngành chức năng của huyện và UBND cấp xã phối hợp thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.
Thường xuyên tuyên truyền, vận động các chủ sử dụng đất về chính sách đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên hệ thống truyền thanh của xã, thị trấn.
Với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn:
- Chủ động thực hiện tuyên truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước về đăng ký đất đai tại các thôn, xóm, cụm dân cư dưới nhiều hình thức như: truyền thanh, bảng tin, công khai tại nhà văn hoá các thôn, xóm.
- Đôn đốc, giám sát ban địa chính xã, bộ phận một cửa của UBND xã thực hiện tốt nhiệm vụ, có trách nhiệm trong việc tham mưu cho Chủ tịch UBND xã kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp quy hoạch để phục vụ công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận..
Trong khuôn khổ đề tài tốt nghiệp thạc sỹ, tác giả đã rất cố gắng để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận tại địa bàn huyện Phù Ninh chỉ dừng ở mức độ khái quát nhất định, chưa có điều kiện nghiên cứu sâu, cụ thể công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đối với từng xã, thị trấn. Vì vậy, những giải pháp kiến nghị mang tính tổng quát và gợi mở, cần được nghiên cứu sâu hơn. Do đó, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện. Luận văn: Giải pháp NC chứng nhận sử dụng đất tại Phù Ninh
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Cấp chứng nhận sử dụng đất tại huyện Phù Ninh