Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Tổng quan ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu
Trong giai đoạn từ năm 2012 tới năm 2016, ngành công nghiệp của Việt Nam đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Nguyên nhân chủ yếu do nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng xấu vì tình hình kinh tế trên thế giới có nhiều biến động mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế lan rộng toàn cầu khiến tình trạng thất nghiệp, thâm hụt ngân sách tăng cao và khủng hoảng nợ công xảy ra ở nhiều quốc gia tại Châu Âu đã ảnh hưởng nặng nề tới tăng trưởng kinh tế và quản trị toàn cầu. Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, công nghiệp là ngành bị ảnh hưởng nặng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều vấn đề như giá nhân công tăng cao, môi trường đầu tư, kinh doanh trở nên kém hấp dẫn. Những vấn đề trên đã tác động rất mạnh tới sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam. Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Tổng quan tình hình phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016 có thể được minh hoạ bằng (Hình 4-1) phía trên. Để có thể dễ dàng nắm bắt tình hình phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này, học viên vẽ thêm biểu đồ của năm 2011. Theo như biểu đồ trên, ta thấy tình hình phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ này có thể chia thành các giai đoạn như sau:
Thứ nhất, giai đoạn từ 2012 trở về trước: Kinh tế thế giới trong giai đoạn 2011-2012 gặp phải rất nhiều khó khăn. Hai nền kinh tế lớn là Hoa Kỳ và Nhật Bản tăng trưởng ở mức thấp. Thêm vào đó, khủng hoảng nợ công châu u lan rộng và trở nên tồi tệ vào năm 2011. Gói cứu trợ lần thứ hai được triển khai trong 6 tháng đầu năm 2011 nhằm cứu Bồ Đào Nha và Hy ạp khỏi cuộc khủng hoảng. Nhưng đến tháng 11/2011, cuộc khủng hoảng đã lan rộng tới Ý. Thảm hoạ tự nhiên động đất và sóng thần một lần nữa đã đẩy Nhật Bản rơi trở lại khủng hoảng với thâm hụt ngân sách vượt quá 10% GDP cộng thêm nợ công lớn 130% GDP. Trước tình hình khó khăn đó, nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ Châu u sụt giảm do chính phủ các quốc gia này đang nhắm tới chính sách giảm thâm hụt vốn. Các ngân hàng ở châu u đã hạn chế liên kết với Việt Nam và việc thắt chặt thị trường tín dụng toàn cầu nói chung làm giảm sút nguồn vốn cho vay đối với Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này cũng phải đối đầu với nhiều thách thức từ môi trường quốc tế cũng như trong nước. Tình trạng lạm phát, thiếu thanh khoản, nợ công tăng nhanh. Trong đó nợ nước ngoài tăng đáng kể, thâm hụt ngân sách cao và nhập siêu. Thị trường Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản chiếm tỷ trọng hơn 40% thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Những khó khăn về kinh tế và chính sách tiết kiệm của các nước này đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp trong nước. Số liệu cho thấy có sự gia tăng bất thường về số lượng các doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2011. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động hoặc chờ phá sản theo thống kê của Tổng cục Thuế đã lên tới 48.800 doanh nghiệp, tăng 22% so với cùng kỳ năm 20105. Lãi suất cho vay đã giảm so với năm trước nhưng còn tương đối cao so với khả năng sinh lời của nền kinh tế khiến các doanh nghiệp thu hẹp quy mô hoạt động. Trước đà suy giảm tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh từ cuối năm 2011, Chính phủ đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ lẫn tài khoá từ đầu Quý II/2012 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhưng việc thực hiện gặp nhiều khó khăn và kết quả không như mong đợi.
Ngành công nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ đầu tư nước ngoài. Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, ngành công nghiệp Việt Nam là ngành chịu tác động mạnh nhất của cuộc khủng khoảng kinh tế 2008. Vì thế trước tình hình kinh tế ảm đạm của thế giới cũng như trong nước, năm 2012 tăng trưởng ngành công nghiệp đã sụt giảm tại mức 5.8% thấp hơn 1% so với năm 2011. Hầu như các tiểu ngành đều có mức tăng trưởng thấp do khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu. Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến chế tạo sụt giảm mạnh (giảm 12.1% so với năm 2011) đạt mức 3.7% so với mức 15.8% của năm 2011
Chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến cũng giảm nhẹ với mức tăng trưởng vào năm 2012 là 21.5%. Lan truyền từ năm 2011. Với lượng tồn kho lớn và sức tiêu thụ chậm là nguyên nhân chính gây cản trở tăng trưởng của ngành. Giá trị sản xuất công nghiệp giảm mạnh, nhất là ở khu vực công nghiệp chế biến và khai khoáng. Giá bất động sản tiếp tục giảm và nguồn cung vốn thắt chặt khiến nhiều dự án xây dựng đình trệ. Tóm lại, ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này trải qua rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ môi trường trong nước cũng như nước ngoài với sự sụt giảm tăng trưởng của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành. Đa số các doanh nghiệp trong giai đoạn này đều thu hẹp quy mô hoạt động để tồn tại qua thời kỳ khó khăn. Tín hiệu tích cực của ngành xuất hiện từ sau quý II khi Chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ và đẩy nhanh giải ngân các dự án đầu tư công. Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Thứ hai, giai đoạn 2013-2015: Năm 2013, kinh tế thế giới bắt đầu bước ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài từ năm 2008. Các nước gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, như Mỹ, châu u, đặc biệt là Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang bắt đầu tìm lại sự phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng đạt tăng trưởng 0,3% trong năm 2013 và đã ra khỏi thời kỳ suy thoái.6 Tiếp nối đà tăng trưởng của năm 2013, kinh tế Mỹ là điểm sáng của kinh tế toàn cầu với mức tăng trong quí II và III năm 2014 là 4.6% và 5.0% so với cùng kỳ năm 2013. Nhật Bản đã rơi vào suy thoái ở quý 4 năm 2014. Kinh tế các nước ASEAN và châu Á vẫn năng động và duy trì ở mức 6,6%, cao hơn mức được dự đoán hồi đầu năm 2014 là 5,75%. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu u chưa hoàn toàn chấm dứt. Bất ổn chính trị xảy ra tại nhiều nơi như nội chiến tại Ukraine, cuộc chiến chống IS tại trung đông, căng thẳng trên biển Hoa Đông và Biển Đông… đã tác động rất lớn đến kinh tế thế giới. trước những khó khăn đó, kinh tế thế giới bước sang năm 2015 đã giảm tốc và tăng trưởng không như kỳ vọng giảm từ mức 3,4% trong năm 2014 xuống còn 3,1% trong năm 2015.
Tình hình trong nước vẫn tồn đọng nhiều khó khăn, bất cập chưa được giải quyết như hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể… Trước tình hình đó chính phủ đã kịp thời ban hành hai Nghị quyết quan trọng là Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.7 Với mục tiêu trong năm 2013 là ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã giảm 2% các mức lãi suất điều hành; giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn với lĩnh vực ưu tiên. Mặt bằng lãi suất đã giảm 2-5%/năm so với năm 2012 và trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Đến cuối năm, lãi suất các khoản vay cũ đã về dưới 13%/năm, lãi suất cho vay các khoản mới kỳ hạn ngắn chỉ còn 8 – 9%/năm.
Nhờ nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành và tác động của các chính sách hỗ trợ của chính phủ, chỉ số sản xuất đã hồi phục nhẹ vào năm 2013 với mức tăng 5.9% cao hơn 0.1% so với mức tăng năm 2012 (Hình 4-1). Tuy đạt mức tăng nhẹ nhưng đây là dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ của ngành cho những năm tiếp theo. Năm 2014 và 2015, ngành đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng tương ứng 7.6% và 9.8% (Hình 4-1). Chỉ số tiêu thụ của ngành tăng cao trong năm 2013 đạt mức 10.1% cao hơn 6.4% so với năm 2012 đánh dấu giai đoạn hồi phục của ngành (Hình 4-2). Hai năm tiếp theo, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp cũng đạt được mức tăng trưởng 11% và 12.4% (Hình 4-2). Với mức tăng trưởng mạnh mẽ của lượng hàng tiêu thụ, chỉ số tồn kho của ngành đã giảm khá ấn tượng từ mức 21.5% vào năm 2012 chỉ còn 9.7%, 9.6% và 9.2% trong giai đoạn 2013-2015 (Hình 4-3).
Thứ ba, giai đoạn 2016 trở về sau: Năm 2016 là năm khó khăn cho ngành công nghiệp Việt Nam với sự sụt giảm của tất cả các chỉ số. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp đạt 7.4%, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 8.5%, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến 8.3%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do ngành khai khoáng giảm mạnh vì giá dầu thô giảm sâu dẫn đến sản lượng dầu thô khai thác giảm mạnh. Ngành khai khoáng đóng góp tới 28,4% trong cơ cấu GDP khu vực công nghiệp, sự suy giảm của ngành khai khoáng đã tác động không nhỏ tới tăng trưởng khu vực này cũng như tăng trưởng kinh tế chung. Năm 2016, ngành khai khoáng suy giảm tới 4% so với cùng kỳ năm ngoái, làm giảm 0,33 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế.8 Trong khi đó, tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp. Tình hình thế giới có nhiều biến động, nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng mất động lực tăng trưởng trong quý II khi GDP chỉ tăng 1,1% so với mức tăng 1,6% trong quý I/2016. Nhật Bản và Châu u vẫn nằm trong thời kỳ lãi suất âm. Những dự báo của các tổ chức quốc tế như WB và IMF đều có xu hướng hạ dần mức dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu cho năm 2016 đã tác động xấu đến kinh tế nước ta. Thêm vào đó, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu đã gây ra những thiên tai ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Việt Nam. Tất cả các yếu tố trên đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngành công nghiệp và làm cho các chỉ số đều ở mức thấp so với năm 2015.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh
3.1.1. Sở hữu nước ngoài của các doanh nghiệp ngành công nghiệp Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Học viên tiến hành phân nhóm các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu theo tỷ lệ sở hữu nước ngoài dựa trên các mức sở hữu, mỗi mức sở hữu cách nhau 10%. Số liệu trong mẫu nghiên cứu biến thiên trong khoảng từ [0%,58%] nên ta có các nhóm:
- Nhóm 1: 0%
- Nhóm 2: >0%-10%
- Nhóm 3: >10%-20%
- Nhóm 4: >20%-30%
- Nhóm 5: >30%-40%
- Nhóm 6: >40%-50%
- Nhóm 7: >50%
Tiếp theo, học viên tiến hành phân tích dựa trên tiêu chí về số lượng doanh nghiệp mỗi nhóm. Các số liệu được học viên xử lý và trình bày dưới dạng đồ thị như dưới đây.
Căn cứ vào số lượng doanh nghiệp niêm yết tại các mức sở hữu ở đồ thị (Hình 4-4) ta thấy, hầu hết các doanh nghiệp có mức độ thấp quyền sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng có xu hướng gia tăng tỷ lệ sở hữu của mình tại các doanh nghiệp này. Xem xét cụ thể từng mức sở hữu ta thấy: tại các nhóm (3), (4), (5), (6) và (7) số lượng các doanh nghiệp đều có xu hướng tăng qua các năm. Nguyên nhân là do chính sách thu hút dòng vốn ngoại thông qua việc nới room (giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp niêm yết) cho các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện qua các năm. Riêng tại nhóm (2), số lượng doanh nghiệp trong giai đoạn 2012-2016 có xu hướng giảm rõ rệt. Cụ thể, tại năm 2012 có tới 58 doanh nghiệp trong tổng số 76 doanh nghiệp nằm trong nhóm này, tuy nhiên, đến năm 2016, số lượng doanh nghiệp thuộc nhóm này chỉ còn là 35 doanh nghiệp.
Học viên tiếp tục tính toán hiệu quả hoạt động trung bình của từng nhóm, các số liệu được trình bày dưới dạng đồ thị qua (Hình 4-5) dưới đây: Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Nhìn vào đồ thị trên ta thấy, các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao đạt hiệu quả hoạt động (ROA) cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp khác. Cụ thể, các nhóm (3), (4), (5) và (6) tương ứng với các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao có hiệu quả hoạt động qua các năm cao hơn hẳn so với nhóm (1) và (2). Đặc biệt, các doanh nghiệp thuộc nhóm không có tỷ lệ sở hữu nước ngoài (nhóm 1) có ROA ở mức âm và xoay quanh giá trị 0 trong giai đoạn 2015-2016. Các số liệu đã cho thấy, rõ ràng, có một sự khác biệt giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này hàm ý rằng, mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp là tương quan đồng biến, sở hữu nước ngoài càng cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tăng.
Tương tự như phân tích ở trên, học viên cũng tính toán hiệu quả hoạt động (ROE) của các nhóm doanh nghiệp đã được phân theo mức sở hữu nước ngoài như trên. Các số liệu được trình bày ở dạng đồ thị (Hình 4-6) dưới đây:
Nguồn số liệu Stoxplus, học viên tổng hợp và tính toán. Đồ thị trên đây cũng cho thấy rất rõ mối quan hệ tương quan đồng biến giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp. Cụ thể, các doanh nghiệp ở nhóm tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao (nhóm 3, 4, 5 và 6) luôn có hiệu quả hoạt động ROE cao hơn hẳn các doanh nghiệp ở nhóm tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp (nhóm 1 và 2).
Tóm lại, qua các phân tích trên đây về số lượng doanh nghiệp niêm yết tại mỗi nhóm sở hữu nước ngoài, hiệu quả hoạt động ROA và ROE của mỗi nhóm, học viên đi đến kết luận về tác động ảnh hưởng tích cực của tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghiệp.
3.1.2. Sở hữu tổ chức của các doanh nghiệp ngành công nghiệp
Học viên tiến hành các phân tích tương tự nhằm làm rõ mối quan hệ giữa sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp trong giai đoạn 2012-2016. Đầu tiên, học viên tiến hành phân nhóm các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu theo tỷ lệ sở hữu tổ chức dựa trên các mức sở hữu, mỗi mức sở hữu cách nhau 20%. Do tỷ lệ sở hữu tổ chức của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu biến thiên trong khoảng từ [0% , 99%] nên ta có các nhóm sau:
- Nhóm 1: 0%
- Nhóm 2: >0%-20%
- Nhóm 3: >20%-40%
- Nhóm 4: >40%-60%
- Nhóm 5: >60%-80%
- Nhóm 6: >80%
Tiếp theo, học viên tiến hành phân tích dựa trên tiêu chí về số lượng doanh nghiệp mỗi nhóm. Các số liệu được học viên xử lý và trình bày dưới dạng đồ thị như dưới đây. Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
„Theo biểu đồ ta có thể thấy rằng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư tổ chức duy trì tăng trưởng khá ổn định qua các năm. Điều này được lý giải là vì các nhà đầu tư tổ chức thường cam kết đầu tư dài hạn nhằm tạo sự ổn định trong cơ cấu sở hữu và hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, các nhà đầu tư tổ chức thường nắm giữ tỷ lệ sở hữu cao và ổn định trong doanh nghiệp. Cụ thể, ta có thể thấy rằng các nhóm (3), (4), (5) và (6) tương ứng với tỷ lệ sở hữu tổ chức cao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong đó, nhóm (4), tương ứng với các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu tổ chức từ (40%-60%), có số doanh nghiệp niêm yết nhiều nhất qua các năm từ 2012-2016. Số lượng doanh nghiệp thuộc các nhóm (1) và (2) chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, tổng số chưa đến 20 doanh nghiệp qua các năm. Như vậy, các nhà đầu tư tổ chức càng ngày càng tăng tỷ lệ sở hữu của mình tại các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.
Việc tăng tỷ lệ sở hữu tổ chức có làm tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hay không? Để trả lời câu hỏi này, học viên tiến hành tính toán các số liệu về hiệu quả hoạt động trung bình của các nhóm và đưa ra nhận định. Các dữ liệu tính toán được học viên trình bày dưới dạng đồ thị ở như sau:
Nguồn số liệu Stoxplus, học viên tổng hợp và tính toán. Từ (Hình 4-8) trên ta thấy, nhìn chung các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu tổ chức cao có hiệu quả hoạt động trung bình ROA cao hơn các doanh nghiệp có tỷ lệ
sở hữu tổ chức thấp. Cụ thể, các nhóm (5) và (6) có hiệu quả hoạt động trung bình ổn định qua các năm và cao hơn hẳn so với các nhóm (1), (2), (3) và (4). Đặc biệt, nhóm (5) có hiệu quả hoạt động trung bình rất ổn định qua các năm trong giai đoạn từ 2012-2016, mặc dù giai đoạn này các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành công nghiệp nói riêng gặp không ít khó khăn. Điều này một lần nữa khẳng định rằng các nhà đầu tư tổ chức thực sự đầu tư dài hạn nhằm mục đích tạo sự ổn định trong cơ cấu nguồn vốn để tạo điều kiện và đồng hành cùng doanh nghiệp. Đồng thời các nhà đầu tư tổ chức cũng sẽ hành động vì lợi ích tốt nhất cho cổ đông và đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
Học viên cũng tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu về hiệu quả hoạt động ROE của các nhóm doanh nghiệp đã được phân theo mức sở hữu tổ chức như trên.
Các số liệu được trình bày ở dạng đồ thị dưới đây:
Nguồn số liệu Stoxplus, học viên tổng hợp và tính toán. Nhìn vào đồ thị trên đây, ta thấy các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu tổ chức cao thường có hiệu quả hoạt động cao hơn các doanh nghiệp khác. Đáng chú ý nhất, các doanh nghiệp niêm yết có tỷ lệ sở hữu tổ chức trong khoảng (60%-80%) có hiệu quả hoạt động trung bình ROE cao và rất ổn định qua các năm từ 2012-2016. Như vậy, các số liệu phân tích về hiệu quả hoạt động ROE cũng cho kết quả tương tự như trên: các nhà đầu tư tổ chức nắm tỷ lệ sở hữu cao và ổn định trong doanh nghiệp ngành công nghiệp thường chú trọng đầu tư trong dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Tóm lại, các phân tích trên đây đều chỉ ra mối quan hệ tương quan đồng biến giữa tỷ lệ sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3.1.3. Cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp
3.1.3.1. Quy mô của hội đồng quản trị Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Học viên tiến hành phân nhóm các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghiệp căn cứ vào số lượng thành viên hội đồng quản trị như sau:
- Nhóm 4 thành viên hội đồng quản trị
- Nhóm 5 thành viên hội đồng quản trị
- Nhóm 6 thành viên hội đồng quản trị
- Nhóm 7 thành viên hội đồng quản trị
- Nhóm 8 thành viên hội đồng quản trị
- Nhóm 9 thành viên hội đồng quản trị
- Nhóm 10 thành viên hội đồng quản trị
- Nhóm 11 thành viên hội đồng quản trị
- Nhóm 12 thành viên hội đồng quản trị
- Nhóm 13 thành viên hội đồng quản trị
Tuy quy định hiện hành về số thành viên hội đồng quản trị tối đa là 11 thành viên, nhưng do số liệu trong mẫu nghiên cứu thu thập được biến động trong khoảng từ [4,13] nên học viên vẫn đưa thêm hai nhóm (12) và (13) thành viên hội đồng quản trị vào phân tích.
Số lượng thành viên của hội đồng quản trị trong năm 2012-2016 được duy trì khá ổn định tại các doanh nghiệp theo như (Hình 4-10) bên dưới. Khoảng 60.36% doanh nghiệp có 5 thành viên trong hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Số doanh nghiệp có 7 thành viên trong hội đồng quản trị chiếm khoảng 17.83%, và 9,16% doanh nghiệp có 6 thành viên trong hội đồng quản trị. Như thế về quy mô của hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu có từ 5 đến 7 thành viên chiếm đa số với tỷ lệ 87.35% trong tổng số các doanh nghiệp.
Nguồn số liệu Stoxplus, học viên tổng hợp và tính toán. Theo quy định tại Khoả 1, Điều 150, Luật Doanh nghiệp 2014 – Nhiệm kỳ và số lượng thành viên hội đồng quản trị: “hội đồng quản trị có từ 3 đến 11 thành
viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên hội đồng quản trị”. Và quy định tại Khoả 1, Điều 130, T ô tư 121/2012/TT-BTC – Thành viên hội đồng quản trị: “Công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết phải có ít nhất là thành viên hội đồng quản trị và tối đa 11 thành viên hội đồng quản trị”.
Ta thấy rằng các doanh nghiệp tuân thủ rất tốt các quy định. Số lượng thành viên tối thiểu trong hội đồng quản trị có 4 thành viên và tối đa là 11 thành viên. Chỉ có 1 doanh nghiệp trong năm 2015 có 13 thành viên trong hội đồng quản trị và không có doanh nghiệp nào trong hội đồng quản trị có 12 thành viên. Các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế số lượng thành viên trong hội đồng quản trị từ 5 đến 7 thành viên là rất phù hợp với thực trạng. Với quy mô này hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp sẽ có lợi thế về giao tiếp, giám sát và giảm thời gian ra quyết định từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động (Lipton & Lorsch, 1992).
3.1.3.2. CEO kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp giai đoạn 2012-2016 phần lớn không có chủ tịch hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ CEO với 79.56%. Chỉ có 20.44% doanh nghiệp có sự kiêm nhiệm này. Tuy luật doanh nghiệp Việt Nam không hạn chế việc chủ tịch hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ CEO nhưng khuyến khích việc tách bạch giữa hai chức vụ này. Đồng thời việc kiêm nhiệm chức vụ CEO của Chủ tịch hội đồng quản trị phải được phê duyệt tại Đại hội đồng cổ đông.
Nguồn số liệu Stoxplus, học viên tổng hợp và tính toán. Việc chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm nhiệm CEO sẽ đem lại một số lợi ích như làm giảm việc tập trung quyền lực vào tay một người từ đó sẽ giảm nguy cơ ra quyết định mang tính chủ quan của CEO. Đồng thời chủ tịch hội đồng quản trị cũng sẽ thực hiện được chức năng giám sát và ngăn chặn các hành động không phù hợp của CEO. Đồng thời việc đi thuê CEO chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có thêm ý kiến độc lập và đưa công ty chuẩn hoá bộ máy điều hành và quản trị, từ đó sẽ tạo thêm niềm tin cho các cổ đông, các đối tác hợp tác, khách hàng.
3.1.3.3. Tính độc lập của hội đồng quản trị
Để phân tích tính độc lập của hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trong mẫu nghiên cứu, học viên tiến hành phân nhóm các doanh nghiệp theo từng nhóm tương ứng với tỷ lệ thành viên độc lập hội đồng quản trị như sau:
- Nhóm 1: Doanh nghiệp không có thành viên HĐQT là thành viên độc lập (0%)
- Nhóm 2: Doanh nghiệp có từ >0%-20% thành viên HĐQT là thành viên độc lập
- Nhóm 3: Doanh nghiệp có từ >20%-40% thành viên HĐQT là thành viên độc lập
- Nhóm 4: Doanh nghiệp có từ >40%-60% thành viên HĐQT là thành viên độc lập
- Nhóm 5: Doanh nghiệp có từ >60%-80% thành viên HĐQT là thành viên độc lập
- Nhóm 6: Doanh nghiệp có từ >80% thành viên HĐQT là thành viên độc lập Tính độc lập của hội đồng quản trị sẽ nâng cao việc giám sát, tư vấn, đem lại các mối quan hệ với bên ngoài. Từ đó sẽ giúp hội đồng quản trị hoàn thành tốt chức năng của mình và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng thực tế tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016, sự độc lập của hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp này rất thấp (Hình 4-12). Nhìn vào đồ thị ta thấy, hầu hết các doanh nghiệp ngành công nghiệp trong mẫu nghiên cứu rơi vào nhóm (1), nhóm doanh nghiệp không có thành viên hội đồng quản trị độc lập. Các nhóm còn lại, có số lượng doanh nghiệp rất ít, trung bình chỉ đạt 5 doanh nghiệp trong mỗi nhóm qua các năm. Tổng số doanh nghiệp của các nhóm này chưa vượt qua con số 30 doanh nghiệp trong mỗi năm từ năm 2012-2016.
Số doanh nghiệp không có thành viên độc lập trong hội đồng quản trị đều lớn hơn 40 doanh nghiệp mỗi năm trong giai đoạn 2012-2016 và trung bình chiếm 62.33% số doanh nghiệp nghiên cứu. Số doanh nghiệp có tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị từ 40% trở xuống chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp, khoảng 22.84% số doanh nghiệp. Các nhóm còn lại chiếm khoảng 14.82% (Hình 4-13).
Nguồn số liệu Stoxplus, học viên tổng hợp và tính toán. Thực trạng trên cho thấy các doanh nghiệp ngành công nghiệp nói riêng và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung thực sự
chưa quan tâm và đề cao việc quản trị tại doanh nghiệp của mình. Vấn đề này đã được tổ chức OECD nhận định trong báo cáo tình hình quản trị năm 2014. Tổ chức OECD cho rằng chất lượng quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp và thấp nhất trong 6 nước thành viên ASEAN tham gia đánh giá. Doanh nghiệp Việt Nam thực sự chưa quan tâm nhiều về vấn đề quản trị tại doanh nghiệp mình.
Thêm vào đó, một vấn đề gây nhiều tranh cãi là việc tuân thủ theo các quy định về tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Các văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực như uật doanh nghiệp năm 2014, Nghị định 71/2017/ND-CP (được ban hành ngày 6/6/2017 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2017) đã đề cập rất rõ ràng về các quy định, tiêu chuẩn của thành viên hội đồng quản trị độc lập trong vấn đề quản trị công ty đối với công ty đại chúng. Không những vậy, nghị định 71/2017/ND-CP còn nhấn mạnh tính độc lập khi thay thế cụm từ “thành viên hội đồng quản trị độc lập” bằng cụm từ “thành viên độc lập hội đồng quản trị”. Nhưng như đã phân tích ở trên đây, số lượng doanh nghiệp không có thành viên độc lập trong hội đồng quản trị tại Việt Nam là rất lớn. Điều này cho phép học viên đi đến nhận định chung rằng, tính độc lập của hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp trong mẫu nghiên cứu là rất thấp. Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Họp hội đồng quản trị là một trong những thể hiện sự hoạt động của hội đồng quản trị. hội đồng quản trị năng động sẽ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc giám sát, tư vấn và các mối quan hệ bên ngoài. Theo (Hình 4-14), ta thấy rằng giai đoạn 2012-2014 là giai đoạn đáy của cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Phần lớn các doanh nghiệp thu hẹp quy mô để duy trì qua thời kỳ khó khăn. Vì thế các doanh nghiệp có tần suất họp trung bình 10lần/năm. Số lần họp được hạn chế để tiết kiệm chi phí. Trung bình hơn một tháng hội đồng quản trị mới họp một lần để giám sát, kiểm soát, định hướng và lập chiến lược cho doanh nghiệp.
Nguồn số liệu Stoxplus, học viên tổng hợp và tính toán. Qua giai đoạn 2015-2016, nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc. hội đồng quản trị tích cực hơn trong hoạt động của mình để tận dụng cơ hội đẩy mạnh hoạt
động và phát triển doanh nghiệp. Số lần họp trung bình của hội đồng quản trị trong giai đoạn này khoảng 13 lần/năm. Như thế, chưa tới một tháng hội đồng quản trị họp một lần. Điều này cho thấy sự năng động của các doanh nghiệp và ban lãnh đạo sẽ tích cực hoạt động khi nhận ra các cơ hội phát triển doanh nghiệp.
3.1.4. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp
Như đã trình bày tại phần trước, đáy của cuộc khủng hoảng rơi vào khoảng năm 2013. Vì thế theo tình hình chung của kinh tế trong nước và thế giới, hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn trong giai đoạn 2012-2013. Nhiều doanh nghiệp đã phải ngưng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô để duy trì. Mắc dù chỉ số sản xuất, chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục từ năm 2013. Nhưng trên thực tế số doanh nghiệp giải thể vẫn tăng cao trong năm 2014. Các doanh nghiệp trong ngành cần thời gian để có thể hồi phục sau cuộc suy thoái kéo dài. Do đó tăng trưởng ROA có xu hướng sụt giảm cho tới năm 2014.
Từ năm 2015, nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới khởi sắc. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành phục hồi mạnh mẽ. Chỉ số sản xuất và chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp tăng mạnh, chỉ số hàng tồn kho giảm. Vì thế hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đạt được khá tốt trong năm này với ROA trung bình của ngành đạt 6.1 tăng mạnh so với 4.74 của năm 2014 (Hình 4-15) và ROE trung bình của ngành đạt 11.32 cũng tăng mạnh so với -0.74 của năm 2014 (Hình 4-16). Sau đợt tăng trưởng mạnh vào năm 2015, hiệu quả hoạt động của ngành tăng trưởng chậm lại do những tác động từ kinh tế chính trị trong và ngoài nước. ROA của ngành trong năm 2016 vẫn đạt 6.24 và ROE đạt 11.85.
(Hình 4-15) và (Hình 4-16) trong trang sau sẽ cho chúng ta cái nhìn bao quát về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016.
3.2. Kiể định thực chứ tác động của cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp
3.2.1. Thống kê mô tả Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Từ dữ liệu nghiên cứu, học viên tiến hành thống kê mô tả các biến về hiệu quả hoạt động, cấu trúc sở hữu, cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp ngành công nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Số liệu thống kê mô tả được trình bày ở bảng sau:
Nguồn: nguồn số liệu Stoxplus, học viên tổng hợp và tính toán. Theo, dữ liệu thống kê mô tả được trình bày dưới dạng bảng thống kê được học viên tổng hợp từ phần mềm Stata. Trong đó, từ trái qua phải, các cột lần lượt thể hiện các nội dung: tên biến, giá trị trung bình, giá trị trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch và độ nhọn của dữ liệu. Ta có thể thấy rằng đa số các biến đều có độ lệch (skewnesss) và độ nhọn (kurtosis) khá cao. Đồng thời, độ lệch chuẩn khá lớn so với giá trị trung bình. Từ đó, cho ta thấy một số biến không có phân phối chuẩn. Cụ thể, ta sẽ xem xét từng biến như sau:
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): ROE có giá trị trung bình 9.05, độ lệch chuẩn 43.24 rất cao so với giá trị trung bình. Trung vị có giá trị 11.21, giá trị nhỏ nhất là -768.88 và giá trị lớn nhất là 162.30 khoảng biến thiên là 931.18. Điều này có thể giải thích vì sao độ lệch chuẩn có giá trị rất cao và phân phối của ROE bị lệch trái với giá trị -15.36 với độ nhọn 277.81. Như thế, ROE biến thiên rất lớn với giá trị trung bình 9.05 khá thấp.
Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): cao nhất là 96.76%, thấp nhất là – 54.07%, giá trị trung bình 5.99% và độ lệch chuẩn khá cao 8.99%. Trung vị có giá trị 4.57 nhỏ hơn giá trị trung bình cho thấy số lượng các doanh nghiệp có ROA lớn hơn 4.57 nhiều hơn các doanh nghiệp có ROA nhỏ hơn 4.57. Vì thế phân phối của ROA bị lệch phải với giá trị 2.41 và có độ nhọn 34.94 rất cao so với phân phối chuẩn là 3. Các số liệu trên cho ta thấy hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016 gặp nhiều khó khăn. Chênh lệch trong hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp cũng rất lớn.
Tỷ lệ sở hữu của các đầu tư ước ngoài (FORG): Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ sở hữu cổ phần trung bình 12.86% trong các doanh nghiệp nghiên cứu. Giá trị trung vị nằm ở khoảng 5.21% và độ lệch chuẩn 0.15%. Doanh nghiệp có sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất 58.68%. Phân phối bị lệch phải có giá trị 1.25 và độ nhọn trung bình với giá trị 3.31. Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài còn khá thấp và tập trung trong khoảng 10%. Vấn đề này là do chính sách sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế trong khoảng thời gian 2012-2016.
Tỷ lệ sở hữu của các đầu tư tổ chức (INTS): Các nhà đầu tư tổ chức trung bình nắm giữ 43.2% số lượng cổ phần của doanh nghiệp. Giá trị trung vị là 51% lớn hơn giá trị trung bình và độ lệch chuẩn 26.25%. Có doanh nghiệp nhà đầu tư tổ chức nắm giữ 99.47% cổ phần. Độ nhọn của phân phối đạt giá trị 2.03 và độ lệch là -0.27. Như thế phân phối của tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư tổ chức khá chuẩn. Các nhà đầu tư tổ chức thường nắm giữ một lượng lớn cổ phần của doanh nghiệp (nắm giữ khoảng 50%) để có thể tham gia quản trị, điều hành doanh nghiệp.
Quy mô của hội đồng quản trị (BSIZE): Quy mô của hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp nghiên cứu có từ 4 đến 13 thành viên. Không có doanh nghiệp nào có 12 thành viên và chỉ có 1 doanh nghiệp có 13 thành viên trong hội đồng quản trị. Đa số các doanh nghiệp có từ 4 tới 11 thành viên trong hội đồng quản trị rất phù hợp với Khoả 1, Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2014. Giá trị trung bình 5.91 và trung vị là 5. Độ lệch có giá trị 1.66 và độ nhọn là 5.79 cho thấy phân phối bị lệch phải và bị nhọn. Phần lớn các doanh nghiệp có 5 thành viên trong hội đồng quản trị và như vậy khá phù hợp với các doanh nghiệp tại Việt Nam thường có quy mô vừa và nhỏ.
CEO kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị (DUAL): Giá trị trung bình trong khoảng 0.20 cho ta thấy đa số các doanh nghiệp tách rời hai chức vụ này. Chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp có CEO kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị. Mặc dù luật doanh nghiệp không cấm việc kiêm nhiệm này nhưng các doanh nghiệp vẫn thực hiện rất tốt việc khuyến khích nên tách bạch hai chức vụ để giảm việc tập trung quyền lực vào tay một người. Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Tí độc lập của hội đồng quản trị (BIND): Tỷ lệ thành viên độc lập không điều hành trong hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp nghiên cứu có giá trị trung bình 15.92% và trung vị có giá trị 0. Phân phối có độ nhọn trung bình và có giá trị 3.66, bị lệch phải với giá trị 1.36. Điều này cho thấy tính độc lập của hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp nghiên cứu khá thấp và có rất nhiều doanh nghiệp không có thành viên độc lập trong hội đồng quản trị. Vấn đề này đã được tổ chức OECD đề cập trong báo cáo của mình về tình hình quản trị năm 2014 và nhận xét rằng chất lượng quản trị tại các doanh nghiệp của Việt Nam rất thấp.
Tần suất họp của hội đồng quản trị (BMEET): Có doanh nghiệp họp chỉ có 1lần/năm nhưng cũng có doanh nghiệp họp 170lần/năm. Vì thế biến BMEET có độ lệch chuẩn khá cao 13.71. Các doanh nghiệp có số lần họp hội đồng quản trị trung bình khoảng 11.68 lần trong năm và giá trị trung vị là 8. Phân phối bị lệch phải với giá trị 6.16 và rất nhọn với giá trị 60. Phần lớn các doanh nghiệp họp khoảng 10lần/năm cho thấy hội đồng quản trị chưa thực sự tích cực trong hoạt động của mình.
Quy mô của doanh nghiệp (FSIZE): Với 2 giá trị trung bình và trung vị lần lượt là 27.60 và 27.47, độ lệch 0.51 và độ nhọn 2.65 cho thấy phân phối khá chuẩn. Độ lệch chuẩn đạt 1.08, doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhất 25.58 và lớn nhất 30.34 cho thấy các doanh nghiệp nghiên cứu có quy mô khá đều nhau.
Đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp (FLEV): Các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính trung bình khoảng 52.76%. Có doanh nghiệp sử dụng tới 94.8% và cũng có doanh nghiệp vay nợ rất thấp khoảng 6%. Độ lệch chuẩn vào khoảng 22.14% và có phân phối khá chuẩn với độ lệch -0.24 và độ nhọn là 2. Do hậu quả của cuộc khủng khoảng năm 2008, các doanh nghiệp vẫn chưa phục hồi nên đã sử dụng đòn bẩy tài chính khá an toàn tại mức trung bình khoảng 50%.
Số năm niêm yết của doanh nghiệp trung bình là 6.7 năm với trung vị là 7 năm. Độ lệch chuẩn 3.04 và phân phối khá chuẩn với độ lệch và độ nhọn là 0.68 và 3.47. Điều này có thể giải thích rằng vào giai đoạn 2008 trở đi, chính phủ đẩy mạnh việc cổ phần hoá tại các doanh nghiệp. vì thế số lượng các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tăng cao trong giai đoạn này.
Tă trưởng doanh thu của các doanh nghiệp (GROW): Tăng trưởng doanh thu trung bình của các doanh nghiệp nghiên cứu khoảng 14.59% với trung vị tại khoảng 8.86%. Độ lệch chuẩn có giá trị khá cao là 52.1 và phân phối bị lệch phải với giá trị 5.08 và rất nhọn với giá trị 46.77. Tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp trong giai đoạn này khá thấp và có sự biến động rất lớn giữa các doanh nghiệp do khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và quốc tế.
3.2.2. Phân tích tương quan giữa các biến
3.2.3. Lựa chọn phương pháp ước lượng Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu đã được học viên trình bày tại chương 3. Trong đó, học viên bố trí dữ liệu bảng dạng không cân bằng (panel unbalanced) và sử dụng
mô hình tác động cố định FEM và tác động ngẫu nhiên REM để phân tích hồi quy, vì hai phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất O S truyền thống khi phân tích bảng dữ liệu có hai chiều không gian và thời gian. Nhắc lại các mô hình hồi quy được xây dựng như sau:
Mô hình với biến phụ thuộc ROA
Trong đó:
Hữu nước ngoài, sở hữu tổ chức, kiêm nhiệm của CEO, tính độc lập của hội đồng quản trị, quy mô hội đồng quản trị, tần suất họp của hội đồng quản trị.
Đầu tiên, học viên tiến hành kiểm định hệ số VIF. Kết quả cho thấy không phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến.
Sau đó, học viên kiểm định sự thích hợp giữa hai phương pháp FEM và REM cho mô hình với biến phụ thuộc ROA (từ sau đây sẽ gọi tắt là mô hình ROA). Kết quả kiểm định cho thấy rằng với dữ liệu có được, mô hình nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng FEM sẽ thích hợp hơn.
Cuối cùng, học viên kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan đối với dữ liệu trong mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy, mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi, do đó, học viên sẽ sử dụng mô hình hồi quy GLS để khắc phục lỗi phương sai thay đổi trong mô hình. Các kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình nghiên cứu sẽ được học viên trình bày dưới dạng bảng thống kê kết quả tại phần tiếp theo.
Mô hình với biến phụ thuộc ROE
ROE là biến phụ thuộc hiệu quả hoạt độ doanh nghiệp.
Tương tự như trên, học viên cũng tiến hành các bước sau để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp với mô hình có biến phụ thuộc ROE (từ sau đây sẽ gọi tắt là mô hình ROE):
Đầu tiên, học viên tiến hành kiểm định hệ số VIF. Kết quả cho thấy không phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến.
Sau đó, học viên kiểm định sự thích hợp giữa hai phương pháp FEM và REM cho mô hình ROE. Kết quả kiểm định cho thấy rằng với dữ liệu có được, mô hình nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng FEM sẽ thích hợp hơn.
Cuối cùng, học viên kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan đối với dữ liệu trong mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy, mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi, do đó, học viên sẽ sử dụng mô hình hồi quy GLS để khắc phục lỗi phương sai thay đổi trong mô hình. Các kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình nghiên cứu sẽ được học viên trình bày dưới dạng bảng thống kê kết quả tại phần tiếp theo.
3.2.4. Kết quả ước lượng mô hình Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Học viên thực hiện chạy mô hình hồi quy tuyến tính theo phương pháp FEM cho cả hai mô hình với biến phụ thuộc ROA và ROE từ chương trình Stata. Kết quả hồi quy của hai mô hình ROA và ROE sau khi đã khắc phục lỗi phương sai thay đổi được trình bày trong bên dưới.
Kết quả ước lượng cho mô hình hồi quy được thể hiện trong bảng thống kê trên đây cho thấy, các biến độc lập (FORG), (INTS), (DUA ), (BMEET) đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, các biến còn lại là (BIND) và (BSIZE) không có ý nghĩa thống kê. Trong đó, cả bốn biến độc lập kể trên đều có tương quan dương với hiệu quả hoạt động. Kết quả này chứng minh được một số yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động mà doanh nghiệp công nghiệp cần xem xét nhằm đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đó là các yếu tố: sở hữu ước ngoài, sở hữu tổ chức, kiêm nhiệm và tần suất họp của hội đồng quản trị.
Ngoài ra, các biến kiểm soát được học viên đưa vào mô hình cũng thể hiện mối quan hệ tương quan với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, các biến (FSIZE), (F EV), (FAGE) và (GROW) đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.
3.2.5. Phân tích kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu xác định tác động của cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016, được học viên thực hiện phân tích hai mô hình hồi quy đa biến, một mô hình áp dụng phương pháp FE c o biế p ụ t uộc ROA và một mô hình áp dụng phương pháp FE c o biế p ụ t uộc ROE.
Mặc dù khác nhau về cách đo lường của hai biến phụ thuộc nhưng hai mô hình hồi quy đều cho kết quả ước lượng khá tương đồng với nhau. Kết quả hồi quy của hai mô hình so với giả thuyết ban đầu được trình bày trong bảng dưới đây:
Nước ngoài có ảnh hưởng tích cực đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với hệ số tương quan mang dấu dương và có ý nghĩ thống kê tại mức 1% ở cả hai mô hình. Kết quả này hàm ý rằng khi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tăng thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng tăng. Kết quả này cũng thống nhất với nghiên cứu của tác giả khác (Ghahroudi, 2011; Li et al., 2011; Wang & Wang, 2015) và cũng tương đồng với nghiên cứu trước đây của các tác giả (Le & Thi, 2016) cho trường hợp Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp tại Việt Nam, mối tương quan cùng chiều này càng có ý nghĩa thực tiễn, bởi vì yếu tố nước ngoài trong doanh nghiệp thông thường mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: (i) Thứ nhất là lợi ích trong việc tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; (ii) Thứ hai là khả năng tiếp cận được với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến hơn; (iii) Thứ ba là tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài; (iiii) Cuối cùng và không kém phần quan trọng là giảm thiểu được vấn đề đại diện cho doanh nghiệp.
Tỷ lệ sở hữu tổ chức (INTS): mối tương quan dương giữa sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp được tìm thấy từ kết luận ở mô hình ước lượng với biến phụ thuộc là ROA. Kể cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn đều ủng hộ kết quả bài viết này. Hầu hết các kết quả thực nghiệm đều cho thấy việc sở hữu bởi các tổ chức sẽ làm doanh nghiệp được giám sát tốt hơn, làm giảm chi phí đại diện và tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Kết quả này được khẳng định trong nghiên cứu của các tác giả (Chen et al., 2008; Cornett et al., 2007; Elyasiani & Jia, 2010; Lin & Fu, 2017; Zhong et al., 2017). Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy hình thành sau các nước khác trên thế giới nhưng các đặc điểm thị trường không có nhiều khác biệt. Do đó, đi cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán là sự tham gia của các nhà đầu tư có chuyên môn cao, kinh nghiệm đầu tư cũng như khả năng giám sát tốt, đó là các nhà đầu tư tổ chức. Sự tham gia của họ vào doanh nghiệp góp phần làm giảm chi phí đại diện và tăng hiệu quả hoạt động.
CEO kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị (DUAL): không đúng theo như giả thuyết ban đầu, kiêm nhiệm của CEO có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động với mức ý nghĩa thống kê 1% trong mô hình ROA. Kết quả này cho thấy, CEO đồng thời cũng là chủ tịch hội đồng quản trị sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả trên cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu của các tác giả (Pillai Rekha & Al-Malkawi, 2017b; Rostami et al., 2016; Srivastava, 2011). Mối tương quan dương giữa kiêm nhiệm của CEO và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013) tại thị trường Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp trong bài nghiên cứu, kết quả này một lần nữa ủng hộ quan điểm cho rằng việc kiêm nhiệm sẽ gia tăng quyền lực cho CEO, giúp cho việc ra quyết định được nhanh chóng, thống nhất chỉ huy từ trên xuống và đảm bảo các mệnh lệnh được thực thi.
Tần suất họp của hội đồng quản trị (BMEET): Trái ngược với giả thuyết ban đầu của học viên về mối quan hệ tương quan âm, kết quả hồi quy cho thấy tần suất họp của hội đồng quản trị có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả này cũng phù hợp với lý thuyết đại diện, bởi vì tần suất họp của hội đồng quản trị càng cao ứng với mức độ giám sát hoạt động của doanh nghiệp càng cao, hạn chế khả năng tư lợi của ban quản lý doanh nghiệp, giảm chi phí đại diện và qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Điều này không chỉ đúng riêng cho trường hợp các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghiệp trong mẫu nghiên cứu, mà còn thống nhất với kết quả nghiên cứu trước đó (Mayur & Saravanan, 2017). Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Quy mô doanh nghiệp (FSIZE) v tă trưởng doanh thu (GROW): Quy mô doanh nghiệp và tăng trưởng doanh thu có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả này cũng phù hợp với giả thuyết nghiên cứu ban đầu và thống nhất với kết quả nghiên cứu tại Việt Nam của Nguyễn Quang Khải (2015). Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, mối tương quan cùng chiều này càng có ý nghĩa thực tiễn, bởi vì quy mô của doanh nghiệp gắn liền với khả năng tạo ra lợi nhuận nhiều hơn do tính kinh tế theo quy mô. Điều này hàm ý rằng doanh nghiệp công nghiệp đứng trước cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động khi gia tăng quy mô và tăng trưởng trong doanh thu.
Đò bẩy tài chính (FLEV): Kết quả hồi quy cho thấy, cơ cấu vốn có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp. Ước lượng ở cả hai mô hình đều cho hệ số tương quan mang dấu âm. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đại diện, mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu và người quản lý sẽ dẫn đến việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao hơn mức độ phù hợp làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp. Jensen (1986) cho rằng, vấn đề mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu và người quản lý đã dẫn đến vấn đề đầu tư quá mức. Nhà quản lý thường có xu hướng thích mở rộng quy mô công ty và thực hiện các dự án gây thiệt hại cho cổ đông.
Tuổi doanh nghiệp (FAGE): kết quả hồi quy cho thấy, thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mối quan hệ nghịch chiều này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Skandalis và Liagovas (2005). Tại thị trường Việt Nam, có thể giải thích mối quan hệ nghịch chiều này cho trường hợp các doanh nghiệp ngành công nghiệp là do tác động của việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động với thời gian lâu đời hơn thường có xu hướng bảo thủ và chậm thay đổi, còn các doanh nghiệp mới thành lập những năm về sau thường có xu hướng phát triển nhanh và giành thị phần bằng việc đầu tư công nghệ mới. Do đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không tăng lên theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
Phân tích nhóm yếu tố không có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
Tí độc lập của hội đồng quản trị (BIND): Không theo như giả thuyết ban đầu của học viên, tính độc lập của hội đồng quản trị không có ý nghĩa thống kê cả hai mô hình. Kết quả này ủng hộ cho quan điểm của các tác giả (Liu et al., 2015; Wei, 2007; Zabri et al., 2016) khi cho rằng thành viên độc lập trong hội đồng quản trị không đóng góp gì trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với trường hợp các doanh nghiệp ngành công nghiệp tại Việt Nam, kết quả này có thể được giải thích bởi hai lí do sau: (i) Thứ nhất, việc xác định thành viên hội đồng quản trị độc lập tại các doanh nghiệp niêm yết nói chung và doanh nghiệp niêm yết ngành công nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng là rất tùy tiện. Đọc qua một lượt các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết có thể dễ dàng nhận thấy, một số doanh nghiệp không chỉ rõ đích danh thành viên độc lập trong hội đồng quản trị, thậm chí có doanh nghiệp còn không có thành viên độc lập trong hội đồng quản trị mặc dù đã có các quy định đề cập rất rõ ràng. (ii) Thứ hai, việc xác định thành viên độc lập trong hội đồng quản trị đã khó, việc xác định tính độc lập còn khó hơn. Bởi vì, khi một thành viên được xác định là thành viên hội đồng quản trị độc lập, tính độc lập còn phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm độc lập của chính thành viên đó. Rõ ràng là rất khó có được quan điểm độc lập nếu một cá nhân là đại diện hoặc có quan hệ lợi ích nhóm với một số cổ đông lớn hoặc cổ đông có quyền chi phối trong doanh nghiệp. Tóm lại, một khi tính độc lập chỉ là hình thức thì tính độc lập đó không có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Quy mô của hội đồng quản trị (BSIZE): Tuy giả thuyết ban đầu đưa ra quy mô sẽ có tác động ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực, nhưng ở cả hai mô hình, quy mô của hội đồng quản trị lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này đi ngược lại các nghiên cứu thực nghiệm cả trên thế giới và tại Việt Nam. Tuy nhiên, có thể giải thích kết quả này cho trường hợp các doanh nghiệp ngành công nghiệp tại Việt Nam là do đặc thù chung trong phong cách quản lý tại các doanh nghiệp Việt Nam là không chú trọng chia sẻ quyền lực. Do đó, số lượng thành viên hội đồng quản trị nhiều không tương đồng với khả năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn để dẫn đến hiệu quả hoạt động tốt hơn.
3.2.6. Các kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình nghiên cứu Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Nguồn: học viên tổng hợp từ phần mềm Stata Kết quả kiể định VIF cho thấy giá trị hệ số VIF của các biến độc lập trong mô hình đều khá nhỏ (đều nhỏ hơn hoặc bằng 2). Do đó, học viên đi đến kết luận không phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong các mô hình nghiên cứu. Kiểm định sự phù hợp giữa FEM và REM
Để kiểm định sự thích hợp giữa 2 phương pháp REM và FEM cho mô hình nghiên cứu, học viên sử dụng kiể định Hausman. Kết quả kiểm định trình bày ở bảng dưới đây cho thấy P-value<0.05 ở cả hai trường hợp. Do đó, mô hình FEM là mô hình phù hợp cho cả 2 mô hình nghiên cứu ROA và ROE.
Học viên sử dụng kiể định Wald để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả kiểm định cho thấy giá trị P-value<0.05 ở cả hai trường hợp. Do đó, học viên đi đến kết luận dữ liệu nghiên cứu của mô hình ROA và mô hình ROE đều có hiện tượng phương sai thay đổi.
Nguồn: học viên tổng hợp từ phần mềm Stata Kiể định Woolridge được học viên sử dụng để kiểm tra vấn đề tự tương quan. Kết quả cho thấy giá trị P-value>0.05 ở cả hai mô hình nghiên cứu, tương ứng với kết luận cả hai mô hình nghiên cứu không bị hiện tượng tự tương quan.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Học viên đã thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu, phân tích hệ số tương quan giữa các biến. Sau đó, học viên tiến hành phân tích mô hình hồi quy đa biến, sử dụng phương pháp FEM cho cả hai mô hình ROA và mô hình ROE. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy từ hai mô hình đưa đến các kết luận sau:
- Sở hữu tổ chức, sở hữu ước ngoài có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp.
- Kiêm nhiệm của CEO và tần suất họp của hội đồng quản trị có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp.
- Quy mô độc lập của hội đồng quản trị chưa cho thấy tác động ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp. Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Cấu trúc hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường