Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Phương pháp nghiên cứu các mô hình phần mềm hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được mô tả tổng quan theo sơ đồ dưới đây.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14.0 và phần mềm Microsoft Excel 2016 để xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu, các yếu tố thuộc về cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong phương pháp định lượng, học viên phân tích mô hình hồi quy đa biến (Multiple Regression Model). Quá trình phân tích được thực hiện theo các bước như sau:
- Phân tích đơn biến: gồm hai bước là phân tích thống kê mô tả và phân tích tương quan giữa các biến.
- Phân tích đa biến: gồm các bước chọn mô hình xử lý dữ liệu, đánh giá độ phù hợp của phương trình hồi quy, lựa chọn biến giải thích.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh
2.2.1. Thống kê mô tả Luận văn: Phương pháp nghiên cứu các mô hình phần mềm
Số liệu được trình bày dưới dạng bảng thống kê, bao gồm các cột tương ứng với các nội dung: tên biến, số quan sát, trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực tiểu và giá trị cực đại, trung vị. Học viên sẽ phân tích sơ lược dựa trên các số liệu thống kê của các biến quan sát được trình bày trong bảng.
2.2.2. Phân tích tương quan
Để đo lường mối quan hệ giữa tuyến tính giữa hai biến thông thường sẽ sử dụng hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient). Hệ số tương quan Pearson sẽ nằm trong khoảng từ -1 đến 1 để mô tả tương quan của hai biến. Nếu hệ số tương quan mang dấu âm thì mối quan hệ giữa hai biến là ngược chiều. Điều này có nghĩa là khi biến này tăng giá trị sẽ làm giá trị biến kia giảm đ. Nếu hệ số tương quan mang dấu dương thì mối quan hệ giữa hai biến là thuận chiều. Nghĩa là nếu biến này tăng giá trị sẽ làm giá trị biến kia tăng theo. Giá trị của hệ số tương quan thể hiện mức độ tương quan giữa hai biến. Vì thế nếu hệ số tương quan lớn hơn 0.8 thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong phương trình hồi quy. Khi hệ số tương quan bằng 0, có nghĩa là hai biến này không có mối quan hệ tuyến tính với nhau, thay đổi giá trị biến này không ảnh hưởng đến giá trị biến kia.
2.2.3. Lựa chọn phương pháp xử lý dữ liệu
Trong các nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng bảng, các phương pháp thường được sử dụng để ước lượng mô hình dữ liệu bảng đó là phương pháp tác động cố định (Fixed Effects Model, FEM) và phương pháp tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM).
Phương pháp tác động cố định (Fixed Effects Model, FEM): theo phương pháp tác động cố định thì mỗi các nhân có thể có những đặc trưng riêng biệt. vì thế việc ước lượng sẽ phụ thuộc vào các giả định về các đặc trưng riêng biệt như tung độ gốc, hệ số góc và sai số của mỗi cá nhân. Vì thế có thể xảy ra các trường hợp sau: Luận văn: Phương pháp nghiên cứu các mô hình phần mềm
- Tung độ gốc và hệ số góc thay đổi theo từng cá nhân và theo thời gian.
- Tung độ gốc và hệ số góc thay đổi theo từng cá nhân.
- Hệ số góc không đổi nhưng tung độ gốc thay đổi theo từng cá nhân và theo thời gian.
- Hệ số góc không thay đổi, tung độ gốc thay đổi theo từng cá nhân.
- Hệ số góc và tung độ gốc không thay đổi theo thời gian và không gian, sai số thể hiện sự khác biệt theo thời gian của từng cá nhân.
Tung độ gốc của riêng mỗi các nhân có thể khác nhau trong mô hình hồi quy. Do đó để ước lượng với các tung độ gốc khác nhau của các cá nhân, phương pháp này sử dụng các biến giả. Vì thế FEM còn được gọi là mô hình biến giả bình phương nhỏ nhất (Least Square Dummy Variable, LSDV).
Phương pháp tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM): phương pháp tác động ngẫu nhiên hay còn gọi là mô hình ECM (Error Components Model, ECM). Theo mô hình ECM thì tung độ gốc của mỗi đơn vị riêng lẻ trong bảng dữ liệu là đại lượng ngẫu nhiên không phải là một hằng số. Do đó tung độ gốc của cá nhân sẽ là sai lệch giữa giá trị này với giá trị trung bình. Sự khác nhau giữa phương pháp tác động ngẫu nhiên và tác động cố định là sự thay đổi giữa các đơn vị dữ liệu. Và sự thay đổi giữa các đơn vị này được xem là ngẫu nhiên và không ảnh hưởng gì đến các biến độc lập.
Để có thể lực chọn được phương pháp ước lượng phù hợp nhất, học viên sẽ thực hiện ước lượng hồi quy ở cả hai mô hình. Sau đó học viên sẽ sử dụng Hausman, các giả thuyết được đặt ra như sau:
Khi p-value >0,05, chấp nhận giả thiết Ho, điều này cho phép chúng ta đi đến kết luận rằng không có sự khác biệt giữa FEM và REM một cách có ý nghĩa thống kê. Mô hình REM hiệu quả hơn FEM. Khi p-value <0,0, bác bỏ giả thuyết Ho, khi đó có sự khác biệt giữa FEM và REM, mô hình FEM hiệu quả hơn. Đồng thời, học viên cũng sử dụng iể đị VIF nhằm phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến.
Trong mô hình hồi quy sử dụng dữ liệu bảng có thể xảy ra hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi sẽ làm sai lệch các ước lượng. Vì thế tác gỉả sử dụng iể đị Woo rid e để kiểm tra hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation) và iể đị Wa d để kiểm tra lỗi phương sai thay đổi (Heteroskedasticity). Nếu phát hiện các vi phạm, tác giả sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu nhỏ nhất (Generalized least squares, GLS) vì những ưu điểm nổi bật của phương pháp này so với phương pháp O S thông thường.
2.3. Mô hình nghiên cứu
2.3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu Luận văn: Phương pháp nghiên cứu các mô hình phần mềm
Tổng quan lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả đã minh chứng rằng các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu, cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có mối tương quan với nhau. Để làm rõ mối tương quan này, học viên sử dụng mô hình hồi quy đa biến (Multiple Regression Model) để dự báo và giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu, cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Học viên tham khảo mô hình cơ bản trong nghiên cứu của (Mollah et al., 2012) có dạng như sau:
Trong đó:
- Performanceit: hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thứ i trong năm t.
- Ownershipi: cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp thứ i.
- Xi: biến kiểm soát của doanh nghiệp thứ i.
- Zi: các biến quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp thứ i.
- Ɛit: phần dư của không tính to n được của doanh nghiệp i trong năm t.
Dựa trên tổng quan các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về tác động của các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu, cơ cấu quản trị đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, học viên đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: Luận văn: Phương pháp nghiên cứu các mô hình phần mềm
- PERFORMANCE là biến phụ thuộc hiệu quả hoạt độ
Trong đó hiệu quả hoạt động như học viên đã đề cập tại chương 2, hiện tại có nhiều quan điểm về cách đo lường hiệu quả hoạt động và vẫn chưa thống nhất cách đo lường chung. Richard et al. (2009) nhận định rằng các nhà nghiên cứu nên chọn chỉ số thích hợp liên quan đến nghiên cứu của mình và kết luận các kết quả dựa trên sự lựa chọn này. Khi nghiên cứu về cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thang đo hiệu quả hoạt động theo giá trị kế toán (ROA, ROE) và thang đo hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường (Tobin’s Q) thường được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (B. S. Kallamu, 2016; Srivastava, 2011). Vì thế trong nghiên cứu của mình, học viên sử dụng thang đo giá trị kế toán (đại diện là thang đo ROA và ROE) để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Vì thế, mô hình nghiên cứu chi tiết sẽ như sau:
Theo lý thuyết tổng quan, yếu tố nước ngoài trong doanh nghiệp thông thường mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhất là lợi ích trong việc quản lý, tăng khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài, giảm thiểu được vấn đề đại diện cho doanh nghiệp. Do đó, việc có sở hữu nước ngoài trong doanh nghiệp có khả năng giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H1 ở hữu nước ngoài tác động dương đến hiệu quả hoạt động
Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước đây được đề cập ở phần tổng quan, các nhà đầu tư tổ chức thường nắm giữ một lượng lớn cổ phần do đó sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua việc ủy quyền và bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban giám đốc, thành viên Ban kiểm soát và các ủy ban liên quan. Các cổ đông là tổ chức còn là những người có kiến thức chuyên môn cao, họ sẽ tư vấn cho người điều hành hoặc sẽ trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, khi có bất kỳ sự thay đổi nào về tỷ lệ nắm giữ của cổ đông tổ chức cũng tác động đến các nhà đầu tư khác giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc cũng tác động đến các bên liên quan bao gồm chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng khi xem xét các quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp. Do đó, học viên đề xuất giả thiết nghiên cứu:
H1 ở hữu tổ chức tác động dương đến hiệu quả hoạt động
Các thành viên hội đồng quản trị độc lập là người giám sát và tư vấn với mục tiêu làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền lực, tư lợi của nhà quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Do đó, sự đóng góp của các thành viên độc lập trong hội đồng quản trị được kỳ vọng sẽ làm cho hội đồng quản trị có thể đưa ra những quyết định công bằng không thiên vị. Hơn thế nữa, sự góp mặt của các thành viên độc lập trong hội đồng quản trị cũng thể hiện sự công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp và giúp các nhà quản lý tiếp cận các nguồn lực bên ngoài. Vì vậy giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
H3 Tính độc lập của hội đồng quản trị l m tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Các nghiên cứu cho thấy quy mô hội đồng quản trị có thể tác động âm hoặc dương đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Một mặt, quy mô hội đồng quản trị lớn cho phép khai thác các lợi thế về chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng thu thập thông tin do đó dẫn đến tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Mặt khác, quy mô hội đồng quản trị lớn lại làm phát sinh chi phí đại diện, dẫn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng bị giảm. Theo nghiên cứu của (Le & Thi, 2016), Việt Nam có quy mô hội đồng quản trị nhỏ, trung bình là 6 thành viên trong hội đồng quản trị. Với số thành viên này thì Hội đồng quản trị đủ khả năng để thực hiện các chức năng chính như quy định. Do đó, học viên giả định rằng đối với các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghiệp tại Việt Nam, quy mô hội đồng quản trị lớn sẽ gây phát sinh chi phí đại diện và hoạt động của doanh nghiệp trở nên kém hiệu quả, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau: Luận văn: Phương pháp nghiên cứu các mô hình phần mềm
H4: Quy mô hội đồng quản trị có tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sự kiêm nhiệm của CEO hiện nay vẫn chưa thống nhất, nhưng các cổ đông, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách vẫn đồng thuận cao khi cho rằng không nên có sự kiêm nhiệm này. Tại Việt Nam, Bộ Tài Chính năm 2012 đã quy định: “chủ tịch hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức vụ giám đốc hoặc tổng giám đốc điều hành trừ khi việc kiêm nhiệm này được phê chuẩn tại đại hội đồng cổ đông thường niên”. Hơn nữa, theo quan điểm của (Fama & Jensen, 1983) mô hình kiêm nhiệm sẽ làm giảm khả năng giám sát nhà quản lý của hội đồng quản trị vì thế sẽ làm tăng chi phí đại diện và làm giảm hiệu quả hoạt động. Từ những lý do trên, giả thuyết nghiên cứu sẽ được đặt ra như sau:
H5: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm nhiệm tổng giám đốc có tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tương tự với quy mô hội đồng quản trị, các nghiên cứu trước đây cũng có nhiều ý kiến trái ngược khi nói đến mức độ thường xuyên diễn ra các cuộc họp hội đồng quản trị. Một thực tế cho rằng, việc họp thường xuyên sẽ giúp thành viên hội đồng quản trị chia sẻ và cùng nhau giải quyết tốt các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp, cùng kiểm soát lẫn nhau tránh những hành động không tuân thủ chuẩn mực nhưng cũng có thể mất thời gian và chi phí. Nghiên cứu của Vafeas (1999) cho rằng số cuộc họp của hội đồng quản trị có tương quan dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lần họp nhiều không thể hiện được hội đồng quản trị hoàn thành tốt các chức năng của mình và không đem lại hiệu quả gì cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động (Rodriguez-Fernandez et al., 2014). Trong nghiên cứu của mình, học viên cho rằng, số cuộc họp của hội đồng quản trị của các công ty niêm yết tại thị trường Việt Nam có tương quan âm đến hiệu quả hoạt động và tác giả để xuất giả thiết như sau:
H6: tần suất họp của hội đồng quản trị trong năm có tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được học viên mô phỏng theo hình 3-2 và hình 3-3 dưới đây.
- (H1) Tỷ lệ sở hữu nước ngoài
- (H2) Tỷ lệ sở hữu tổ chức
- (H3) Sự độc lập của hội đồng quản trị
- (H4) Quy mô hội đồng quản
- (H5) Sự kiêm nhiệm của CEO
- (H6) Tần suất họp của hội đồng quản trị
- Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
- Tỷ số ROA|ROE
- Biến kiểm soát
- Quy mô công ty
- Đòn bẩy tài chính
- Số năm hoạt động
- Tăng trưởng doanh thu
3.3.2. Định nghĩa các biến trong mô hình
3.3.3. Đo lường các biến độc lập Luận văn: Phương pháp nghiên cứu các mô hình phần mềm
Phương pháp đo lường các biến độc lập được mô tả chi tiết trong bảng sau:
3.3.4. Đo lường biến phụ thuộc
Như đã trình bày ở phần cơ sở lý thuyết trước đó, trong bài viết này, học viên sử dụng các chỉ tiêu ROA và ROE để đo lường hiệu quả hoạt động. Phương pháp đo lường các biến phụ thuộc được mô tả chi tiết trong bảng sau:
Ngoài sự ảnh hưởng của các biến độc lập tới hiệu quả hoạt động được nghiên cứu trong mô hình, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn chịu tác động của môi trường bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Dựa trên các nghiên cứu trước đây, học viên đưa vào mô hình các biến kiểm soát quy mô doanh nghiệp (FSIZE), đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp (FLEV), số năm hoạt động của doanh nghiệp (FAGE) và tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROW). Phương pháp đo lường các biến kiểm soát được mô tả chi tiết trong bảng dưới đây:
3.4. Dữ liệu nghiên cứu
3.4.1. Xác định mẫu nghiên cứu
Thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán tại Việt Nam nói riêng chưa đi vào hoạt động theo quy chuẩn hiện đại, vì thế việc công bố thông tin của các doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế. Do đó, để thu thập được dữ liệu hoàn chỉnh là điều rất khó khả thi. Vì lý do trên, học viên sử dụng mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để đại diện cho ngành công nghiệp của Việt Nam. Giai đoạn nghiên cứu được chọn từ năm 2012 cho tới năm 2016. Tuy nhiên, cũng có các doanh nghiệp mới niêm yết hoặc hủy niêm yết trong giai đoạn thực hiện nghiên cứu. Do đó, sau khi sàng lọc các dữ liệu thu thập được và loại bỏ các dữ liệu không hoàn chỉnh, mẫu dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu của học viên bao gồm 76 doanh nghiệp trong 5 năm từ năm 2012-2016 bao gồm 315 quan sát và được tổ chức theo dữ liệu bảng không cân để việc phân tích đạt kết quả tốt hơn. Dữ liệu được sử dụng trong bài viết được tổ chức thành dạng dữ liệu bảng không cân bằng. Dữ liệu bảng không cân bằng là sự kết hợp dữ liệu chéo và dữ liệu theo thời gian nhưng không có cùng số quan sát theo thời gian của mỗi đơn vị. Chi tiết về dữ liệu phục vụ nghiên cứu và doanh nghiệp niêm yết trong mẫu nghiên cứu được trình bày tại phụ lục C và phụ lục D.
3.4.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu Luận văn: Phương pháp nghiên cứu các mô hình phần mềm
Nguồn thu thập dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu dự kiến được lấy từ các báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm đã được kiểm toán, báo cáo quản trị và báo cáo thường niên của các công ty trong mẫu dữ liệu nghiên cứu. Dữ liệu này được cung cấp bởi công ty dịch vụ tài chính Stoxplus. Chuẩn phân ngành ICB được Stoxplus sử dụng để lọc ra các doanh nghiệp niêm yết thuộc phân ngành cấp 1: ngành công nghiệp (mã ICB:2000). Nguồn thu thập dữ liệu cho các biến được mô tả chi tết trong bảng dưới đây:
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
ROA,ROE để đo lường hiệu quả hoạt động, các biến độc lập dạng định lượng được đưa vào mô hình bao gồm: sở hữu nước ngoài (FORG), sở hữu tổ chức (INTS), tính độc lập của hội đồng quản trị (BIND), quy mô hội đồng quản trị (BSIZE), kiêm nhiệm của CEO (DUAL) và tần suất họp của hội đồng quản trị (BMEET). Các biến kiểm soát được sử dụng bao gồm quy mô doanh nghiệp (FSIZE), đòn bẩy tài chính (FLEV), số năm hoạt động (FAGE) và tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROW) của doanh nghiệp. Các biến sử dụng dựa trên đề xuất các nghiên cứu trước đây được thực hiện ở các thị trường khác nhau. Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy hình thành sau các nước khác trên thế giới nhưng các đặc điểm thị trường không có nhiều khác biệt. Do đó, theo học viên, các biến được xây dựng trong mô hình là phù hợp.
Phương pháp đánh giá tác động cố định FEM (Fixed effect model) và tác động ngẫu nhiên REM (Random effect model) và các phương pháp kiểm định mô hình hồi quy sẽ được áp dụng vào mô hình nghiên cứu. Chi tiết kết quả ước lượng của các mô hình nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương tiếp theo. Luận văn: Phương pháp nghiên cứu các mô hình phần mềm
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam