Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng phát triển của công ty giày Thái Bình hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình Tỉnh Bình Dương dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
Tiếp theo hai chương trước, chương này sẽ giới thiệu về nền tảng công ty và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này.
Trong phương pháp nghiên cứu với hai phần là thiết kế nghiên cứu và kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê. Phần thiết kế nghiên cứu sẽ giới thiệu về cách xây dựng thang đo, cách thức chọn mẫu, công cụ thu thập thông tin khảo sát và quá trình tiến hành thu thập thông tin. Phần kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê sẽ giới thiệu cách thức kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng xác định cronbach’s alpha, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy tuyến tính.
3.1. Thực trạng
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty Luận văn: Thực trạng phát triển của công ty giày Thái Bình
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: THAI BINH HOLDING & SHOES MANUFACTURING COMPANY.
- Tên công ty viết tắt: TBS’
- Địa chỉ: Số 5A, Xa Lộ Xuyên Á, xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
- Điện thoại: 84 8 7241241, Fax: 848 8960223
- Email: ifo@ thaibinhshoes.com.vn
- Website: http//www.thaibinhshoes.com
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Ngành, lĩnh vực kinh doanh: Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, gia công giày da (thuộc ngành sản xuất giày dép) để xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu là giày thể thao, giày Vải, giày Nữ, Sandal và dép. Bên cạnh đó công ty còn hoạt động trong lĩnh vực đầu tài chính và bất động sản.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Luận văn: Thực trạng phát triển của công ty giày Thái Bình
Tiền thân của công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình với tên viết tắt là TBS’Group ngày nay là do một số các cán bộ sỹ quan thuộc trung đoàn 165, sư đoàn 7 quân khu 4, kết hợp với một số kĩ sư mới ra trường thành lập năm 1989.
Công ty cổ phần giày Thái Bình trước đây là công ty TNHH Thái Bình được thành lập theo quyết định số 141/GP – UB ngày 29/09/1992 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Sông Bé nay là tỉnh Bình Dương.
Các giai đoạn phát triển của công ty có thể chia thành ba giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ năm 1989-1993
- Lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong giai đoạn này là:
- Gieo trồng giống cây bạch đàn cao sản cung cấp cho các tỉnh Miền Đông và miền Nam Trung Bộ.
- Thu mua xuất khẩu cây nguyên liệu giấy
- Kinh doanh bán sỉ và lẻ xăng dầu
Trong những năm đầu thành lập những cán bộ này đã kết hợp với các chuyên gia Pháp của công ty Liksin và công ty Imex Tam Bình, Vĩnh Long trong việc gieo trồng và xuất khẩu cây nguyên liệu giấy. Trong 3 năm (1989-1991) đã gieo trồng được khoảng 3 triệu cây giống, đồng thời tham gia xuất khẩu cây nguyên liệu giấy qua cảng Hải Phòng và Quy Nhơn, thu về cho đất nước khoảng 5 triệu USD. Trên đà phát triển này ngày 06/10/1992 chính thức thành lập công ty TNHH Thái Bình.
Giai đoạn từ năm 1993-1997.
Đây là giai đoạn xây dựng và học hỏi với 2 nhiệm vụ chính:
Học hỏi và hoàn thiện công nghệ sản xuất giày
Hình thành tổ chức và đào tạo cán bộ công nhân viên
Cuối năm 1992 công ty tập trung vào xây dựng nhà máy số 1, xây dựng hệ thống tổ chức tuyển dụng và đào tạo công nhân kỹ thuật ngành giầy. Tháng 07/1993 nhà máy giày đầu tiên chính thức đi vào hoạt động, thực hiện gia công cho công ty ORION TAIWAN khoảng 6 triệu đôi/năm giày nữ các loại với quy mô 10 chuyền may, 2 chuyền đế, 3 chuyền gò. Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động HĐQT và ban lãnh đạo công ty nhận thấy rằng với hình thức gia công thì công ty sẽ khó có thể mở rộng và phát triển được trong tương lai. Đến cuối năm 1995 công ty đã tập trung xây dựng dây chuyền xản xuất giày thể thao mini với quy mô 12 chuyền may, 2 chuyền đế, 3 chuyền gò,và từng bước chuyển từ hình thức “gia công thuần tuý” sang hình thức “mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm”. Gia công thuần tuý có nghĩa là công ty nhận gia công của đối tác trong khi chỉ có trong tay cơ sở hạ tầng như nhà kho, phân xưởng và nhân công còn nguyên vật liệu, dây chuyền máy móc đều do bên thuê gia công (bên nước ngoài) xuất khẩu tạm thời sang thuê công ty làm. Các hình thức nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc này chủ yếu là hình thức tạm nhập tái xuất nên không bị đánh thuế nhập khẩu. Khi gia công xong đợt hàng công ty phải xuất hàng cho đối tác còn máy móc công ty có thể xuất trả hoặc giữ lại để tiếp tục gia công cho các đợt hàng tiếp sau tuỳ sự thoả thuận của đôi bên. Còn hình thức “ mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm” tức là ngoài cơ sở hạ tầng như trên công ty đã có thêm trong tay hệ thống dây truyền máy móc tức công ty đã làm chủ tất cả mà không phải nhập khẩu máy móc của đối tác. Chuyển sang hình thức kinh doanh này công ty đã chủ động hơn trong việc sắp xếp các đơn hàng, giảm thời gian vận chuyển máy móc, năng động hơn trong việc tìm bạn hàng đối tác, tăng doanh thu, lợi nhuận. Có thể nói công ty đã có bước chuyển biến rất nhiều và đánh dấu thời kỳ phát triển mạnh của công ty.
Tiếp theo đó công ty đã đầu tư xây dựng thành công nhà máy số 2 với dây truyền sản xuất hiện đại của USM và ký hợp đồng sản xuất cho tập đoàn ReeBok – một tập đoàn lớn và nổi tiếng lúc bấy giờ. Tuy nhiên, một thời gian sau do thị trường của tập đoàn bị thu hẹp nên tập đoàn đã cắt giảm hợp đồng từ 5 nhà cung cấp trong đó có công ty giày Thái Bình. Trước những khó khăn trên công ty đã tiếp tục đầu tư sang lĩnh vực giày vải đồng thời phát triển hơn trong trong công nghệ sản xuất giày thể thao. Những đôi giày vải đầu tiên được sản xuất cho hãng NOVI của Đức. Từ cuối năm 1996 đến đầu năm 1997 công ty đã kí được hợp đồng trực tiếp với tập đoàn phân phối khổng lồ tại Pháp là DECATHLON và một số khách hàng như STILMAN, DC…
Giai đoạn 1998-2006 Luận văn: Thực trạng phát triển của công ty giày Thái Bình
Giai đoạn này công ty hoàn tất mô hình sản xuất khép kín gồm trung tâm nhu cầu phát triển mẫu, văn phòng tiện nghi đúng tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và một loạt nhà máy sản xuất quy mô lớn có trang bị thiết bị đồng bộ, hiện đại. Cũng trong giai đoạn này với khả năng nhạy bén sáng tạo, nhận biết đúng tình hình nên hội đồng quản trị và ban lãnh đạo công ty đã quyết định chính thức thành lập thêm một số công ty tham gia hoạt động thị trường với lĩnh vực hoàn toàn mới như:
Công ty cổ phần Địa Ốc ARECO, được thành lập vào ngày 24/04/2000. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và hoạt động hoàn toàn độc lập với công ty TNHH Thái Bình.Trong thời gian này tình hình bất động sản trên toàn quốc nói chung và ở Bình Dương, Thủ Đức nói riêng đang ở giai đoạn sôi động. Do vậy tuy mới ra đời nhưng công ty làm ăn rất hiệu quả và phù hợp với xu thế thị trường.
Ngày 08/04/2000 tiếp tục thành lập công ty TNHH giày Thanh Bình chuyên sản xuất đế phục vụ cho sản xuất giày xuất khẩu, với công suất 12 triệu đôi/năm.
Ngày 16/11/2001 ban lãnh đạo công ty quyết định thành lập thêm công ty liên doanh Pacific sản xuất nguyên liệu EVA và giày dép cao cấp với quy mô 8 chuyền gò với công suất 3,5 triệu đôi/năm, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của công ty TBS’ Group.
Tháng 9/2002 thành lập nhà máy sản xuất khuân mẫu kĩ thuật cao TBS’ Group với công suất chế tạo 1200 khuân/năm.
Ngày 13/6/2005 công ty đã đăng ký thay tên lần đầu chuyển đổi từ Công ty TNHH Thái Bình thành Công ty Cổ phần Giày Thái Bình. Ngày 27/6/2006 công ty thay đổi tên lần 2 và trở thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình. Tuy công ty có nhiều công ty con hoạt động trong các lĩnh vực khác nhưng hoạt động chủ yếu của công ty hiện vẫn là sản xuất, gia công giày xuất khẩu. Hiện nay công ty đã trở thành một công ty xuất khẩu giày lớn trong nước và có uy tín với các đối tác nước ngoài, hàng năm công ty có đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. Ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên của công ty đang rất phấn khởi nhìn lại kết quả hoạt động trong những năm qua và chuẩn bị cho một năm mới với những kế hoạch mới, thắng lợi mới.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình thực hiện nghiên cứu này được mô tả bởi bảng dưới đây:
Nội dung cụ thể từng bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu: Tại bước này tác giả xác định vấn đề cần nghiên cứu, những mục tiêu của nghiên cứu. Cụ thể là vấn đề đánh giá sự thỏa mãn công việc của người lao động tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình. Mục tiêu là đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động, các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng thế nào đến sự thỏa mãn công việc; cường độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thỏa mãn tổng thể tới công việc.
Bước 2: Viết chương 1 của luận văn, tại bước này tác giả thực hiện theo hướng dẫn từ STU về các nội dung cần thiết cho phần giới thiệu nghiên cứu bao gồm các phần như: nền tảng nghiên cứu, động cơ thực hiện nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và quy trình thực hiện nghiên cứu. Luận văn: Thực trạng phát triển của công ty giày Thái Bình
Bước 3: Viết chương 2, đây là phần tác giả tập hợp các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc, các định nghĩa, lý thuyết về thỏa mãn công việc, những yếu tố ảnh hưởng và tác động của thỏa mãn công việc với các tổ chức và đánh giá một mô hình phù hợp để lựa chọn làm mô hình nền tảng xây dựng mô hình nghiên cứu.
Bước 4: Viết chương 3, gới thiệu tổng quát về công ty, phương pháp nghiên cứu sẽ căn cứ trên lý thuyết liên quan được đề cập tại chương 2 cùng với việc nghiên cứu định tính để phát hiện và kiểm định các nhân tố qua việc thảo luận nhóm của khách hàng. Sử dụng các công cụ và phương pháp nghiên cứu cho đề tài này như: Phương thức lấy mẫu, lý giải cách chọn cỡ mẫu, các tiêu chuẩn dùng để đánh giá thang đo,¼etc để có thể đảm bảo nghiên cứu có tính tin cậy.
Bước 5: Thiết kế bảng câu hỏi điều tra, bảng câu hỏi điều tra sẽ được thiết kế, tiến hành hỏi thử, kiểm tra và lấy ý kiến từ giảng viên hướng dẫn, các đối tượng điều tra. Sau quá trình điều chỉnh sẽ thu được bảng hỏi điều tra chính thức dùng cho điều tra thực nghiệm.
Bước 6: Thu thập dữ liệu, sau khi hoàn thành bảng hỏi điều tra phục vụ cho việc điều tra bằng thực nghiệm. Các phiếu hỏi sẽ được phát đi tới người lao động để họ trả lời các câu hỏi đặt ra. Dữ liệu thu về sẽ được nhập và làm sạch phục vụ cho việc phân tích dữ liệu.
Bước 7: Phân tích dữ liệu, dữ liệu sau khi được nhập và làm sạch sẽ được phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS bằng các kỹ thuật phân tích thống kê đa biến như đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích khám phá nhân tố, phân tích hồi quy, phân tích phương sai để tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra từ mục đích nghiên cứu.
Bước 8: Kết luận và đề xuất, đây là bước cuối cùng của nghiên cứu. Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu tác giả sẽ đưa ra các kết luận chính của nghiên cứu, đề xuất các giải pháp từ kết quả nghiên cứu, các hướng nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời với bước này tác giả sẽ xem xét hoàn thiện toàn bộ các phần của nghiên cứu và viết hoàn thiện luận văn.
3.2.2. Thiết kế nghiên cứu Luận văn: Thực trạng phát triển của công ty giày Thái Bình
Trong phần thiết kế nghiên cứu này ta sẽ đề cập đến thang đo được sử dụng, độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo, cách thức chọn mẫu, công cụ dùng để thu thập thông tin, qui trình thu thập và xử lý thông tin.
Sau khi đã xác định được mô hình nghiên cứu cũng như các biến quan sát của các nhân tố, bước tiếp theo là lựa chọn thang đo cho các biến. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert năm mức độ cho tất cả các biến quan sát, biến độc lập lẫn biến phụ thuộc.
Công việc tiếp theo là xác định mẫu cho nghiên cứu này. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện đã được sử dụng với quy mô mẫu là khoảng 200 như được trình bày ở phần Chọn mẫu của chương này.
Bước tiếp theo là lựa chọn công cụ để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Bảng câu hỏi tự trả lời được sử dụng để thu thập thông tin. Nội dung các câu hỏi trong bảng câu hỏi được trình bày ở phần Công cụ thu thập thông tin – Bảng câu hỏi của chương này. Sau khi đã xây dựng được bảng câu hỏi, xác định được số lượng mẫu cần thu thập, bảng câu hỏi đã được gửi đi để thu thập thông tin. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý cho ra kết quả dưới dạng các số liệu thống kê. Thống kê suy diễn sẽ được sử dụng để thể hiện kết quả nghiên cứu. Luận văn: Thực trạng phát triển của công ty giày Thái Bình
Sau đây, chúng ta sẽ xem xét chi tiết cách lựa chọn thang đo, chọn mẫu, chọn công cụ thu thập thông tin và quá trình thu thập thông tin và xử lý số liệu thống kê.
3.2.2.1. Thang đo
Đề tài này nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc của người lao động, đây là một dạng nghiên cứu thái độ của con người về một khía cạnh nào đó trong cuộc sống. Để xem xét đánh giá được thái độ của người trả lời, trong trường hợp này là sự thỏa mãn công việc thì người nghiên cứu có thể lựa chọn hai dạng câu hỏi trong bảng câu hỏi của mình. Dạng câu hỏi đầu tiên là câu hỏi dạng mở, nghĩa là người trả lời có thể tùy theo ý kiến của mình mà trả lời về cảm nhận của họ về sự thỏa mãn công việc của họ. Dạng câu hỏi thứ hai là dạng câu hỏi đóng, nghĩa là người thiết kế bảng câu hỏi sẽ đưa ra luôn những lựa chọn trả lời với các tuyên bố về thái độ của người trả lời như hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không chắc, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý.
Xây dựng thang đo cho nghiên cứu là một công việc cần thiết của mọi nghiên cứu, việc lựa chọn thang đo phù hợp sẽ giúp nhà nghiên cứu dễ dàng trong việc phân tích nghiên cứu và khám phá các vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Về nguyên tắc thang đo càng chi tiết càng chính xác, tuy nhiên đối với thang Likert 5 điểm là mức phù hợp với nghiên cứu này, độ chính xác gần bằng so với thang Likert 7 điểm do đặc điểm phân biệt về ngữ nghĩa mức độ đồng ý trong tiếng Việt không có sự khác nhau lớn giữa thang 5 điểm và thang 7 điểm. Các biến phân loại được xây dựng bằng các thang đo định danh và thang đo thứ bậc. Cụ thể như sau:
3.2.2.2. Chọn mẫu Luận văn: Thực trạng phát triển của công ty giày Thái Bình
Tổng thể
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí cho nghiên cứu nên trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi. Bảng câu hỏi sẽ được phát đến tất cả các phân xưởng của công ty cho đến khi thu đủ số mẫu trả lời cần thiết thì dừng lại.
Phương pháp chọn mẫu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu của đề tài, thiết kế chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi đã được sử dụng và được xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
Theo Cooper và Schindler (1998), lý do quan trọng khiến người ta sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian. Về mặt này thì phương pháp chọn mẫu phi xác suất vượt trội so với chọn mẫu xác suất. Ngoài ra, hai tác giả cũng nhắc nhở rằng chọn mẫu xác suất không phải lúc nào cũng đảm bảo tính chính xác và trong một số trường hợp chọn mẫu xác suất là không thể thực hiện được. Tuy nhiên hai tác giả này cũng khẳng định nhược điểm lớn nhất của phương pháp chọn mẫu phi xác suất là sự chủ quan thiên vị trong quá trình chọn mẫu và sẽ làm méo mó biến dạng kết quả nghiên cứu. Nguyễn Thị Cành (2007) cho rằng chọn mẫu phi xác suất là dễ phác thảo và thực hiện nhưng nó có thể cho kết quả sai lệch bất chấp sự phán đoán của chúng ta, do ngẫu nhiên nên có thể chúng không đại diện cho tổng thể.
Vì đây là nghiên cứu khám phá cùng với phân tích như trên, phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện là phù hợp nhất. Các bảng câu hỏi nghiên cứu sẽ được gửi trực tiếp đến người lao động đang làm việc tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình cho đến khi đạt được số lượng mẫu cần thiết. Luận văn: Thực trạng phát triển của công ty giày Thái Bình
Kích thước mẫu
Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được.
Đối với đề tài này, do các giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc nghiên cứu. Kích thước mẫu dự kiến ban đầu là 200.
Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. MacCallum và đồng tác giả (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần thiết cho phân tích nhân tố. Trong đó, Gorsuch (1983) và Kline (1979) đề nghị con số đó là 100 còn Guilford (1954) cho rằng con số đó là 200. Comrey và Lee (1992) thì không đưa ra một con số cố định mà đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời.
Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố. Gorsuch (1983, được trích bởi MacClallum và đồng tác giả 1999) cho rằng số lượng.
3.2.2.3. Công cụ thu thập thông tin – Bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi tự trả lời đã được sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này. Việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cần nghiên cứu có những lợi ích sau (Ranjit Kumar, 2005):
- Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực.
- Đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau.
Ngoài ra, cũng dễ thấy rằng với công cụ bảng câu hỏi nghiên cứu chúng ta có thể có được những thông tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả. Luận văn: Thực trạng phát triển của công ty giày Thái Bình
Tuy nhiên theo Bless và đồng tác giả (2006) thì bảng câu hỏi tự trả lời có một số hạn chế như sau:
- Trình độ học vấn và sự hiểu biết của người trả lời đối với các thuật ngữ sử dụng trong bảng câu hỏi là không biết trước được.
- Tỉ lệ trả lời đối với các bảng câu hỏi là khá thấp.
Sau khi xem xét nhu cầu thu thập thông tin, những điểm mạnh và điểm yếu của công cụ này cũng như công cụ thu thập thông tin mà các nghiên cứu liên quan đã sử dụng, bảng câu hỏi tự trả lời đã được thiết kế và sử dụng để thu thập thông tin cần thiết.
Bảng câu hỏi này chứa đựng một số thông tin cần thiết cho nghiên cứu như sau:
- Thông tin phân loại người trả lời như họ tên, giới tính, độ tuổi, số năm công tác tại công ty, trình độ học vấn, bộ phận làm việc.
- Thông tin về sự thỏa mãn công việc ở các khía cạnh cụ thể được biểu hiện dưới dạng các câu hỏi phản ánh chỉ số đánh giá từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc gồm thu nhập, đào tạo và thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm tính chất công việc, điều kiện làm việc và chính sách phúc lợi.
- Thông tin về sự thỏa mãn công việc nói chung.
Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi.
Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu.
Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số đối tượng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.
Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử trước khi gửi đi khảo sát chính thức.
3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu được làm sạch và tiến hành phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 18.0 bằng các thủ tục thống kê. Bao gồm:
3.2.3.1. Thống kê mô tả Luận văn: Thực trạng phát triển của công ty giày Thái Bình
Mẫu thu thập được sẽ được tiến hành thống kê phân loại theo các biến phân loại theo các tiêu chí phân loại doanh nghiệp như: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, số năm công tác và vị trí làm việc. Đồng thời tính điểm trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của các câu trả lời trong bảng hỏi thu thập được.
3.2.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Anastasi (1990, dẫn lại từ Luddy, 2005) rằng độ tin cậy là tính thống nhất của điểm số đánh giá thu được của những người tương tự khi kiểm tra lại với những thử nghiệm khác nhau. Nói cách khác độ tin cậy của thang đo nhân tố hay một mô hình nghiên cứu được đánh giá dựa trên các nghiên cứu lặp lại của nó vẫn đảm bảo được tính tin cậy. Để đánh giá độ tin cậy của từng khái niệm nghiên cứu người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: kỹ thuật phân đôi (Split – half technique); phân tích chỉ báo (item analysis) và phổ biến hơn cả là sử dụng hệ số Cronbach Alpha.
Một trong những mục tiêu của đề tài này là xây dựng và kiểm định độ tin cậy của các thang đo của từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc cũng như thang đo sự thỏa mãn công việc nói chung. Hai công cụ xác định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố sẽ giúp chúng ta thực hiện mục tiêu này.
Cronbach’s alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo và sẽ không xuất hiện ở phần phân tích nhân tố.
Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến giữ lại sẽ được xem xét tính phù hợp thông qua phân tích nhân tố EFA. Phân tích nhân tố sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến (chỉ số) dùng để đánh giá sự thỏa mãn công việc có độ kết dính cao không và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét không.
3.2.3.3. Phân tích khám phá nhân tố Luận văn: Thực trạng phát triển của công ty giày Thái Bình
Sau khi các khái niệm (nhân tố) được kiểm định thang đo bằng Cronbach`s Alpha sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích khám phá nhân tố (EFA). Phân tích khám phá nhân tố sẽ giúp tác giả thu gọn các biến quan sát thành các biến tiềm ẩn ít hơn, có nghĩa hơn trong việc giải thích mô hình nghiên cứu.Một số tiêu chuẩn áp dụng khi phân tích EFA trong nghiên cứu như sau:
- Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua giá trị thống kê Kaiser-Meyer-Olkin (KMO). Theo đó, trị số của KMO lớn hơn 0,5 thì phân tích nhân tố là thích hợp (Garson, 2002), ngược lại nếu trị số KMO nhỏ hơn 0,5 thì áp dụng phương pháp phân tích nhân tố không thích hợp với dữ liệu đang có.
- Số lượng nhân tố: Số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu (Garson, 2003).
- Phương sai trích (variance explained criteria): Tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%.(Hair và cộng sự, 1998).
- Độ giá trị hội tụ: Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các hệ số chuyển tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 trong một nhân tố (Garbing & Anderson, 1988).
- Phương pháp trích hệ số yếu tố Principal components với phép xoay Varimax để đảm bảo số lượng nhân tố là bé nhất (Trọng và Ngọc 2008).
3.2.3.4. Kiểm định sự khác nhau của giá trị trung bình của các tổng thể con.
Trong đề tài này các thống kê suy diễn sau đây sẽ được sử dụng:
- Kiểm định xem giá trị trung bình của mẫu về sự thỏa mãn công việc chung có thể suy rộng ra tổng thể hay không.
- Kiểm định sự khác nhau về trung bình của các tổng thể con: Có hay không sự khác nhau về sự thỏa mãn công việc giữa các nhóm giảng viên chia theo giới tính, độ tuổi, loại hình trường, thu nhập bình quân, lĩnh vực chuyên môn, trình độ học vấn, thời gian công tác.
Để kiểm định sự khác nhau của sự thỏa mãn công việc của các tổng thể con chia theo đặc điểm nhất định các kiểm định Independent Samples T-Test và OneWay ANOVA đã được sử dụng. Cụ thể để kiểm định sự khác nhau về sự thỏa mãn công việc giữa nam và nữ phương pháp kiểm định là kiểm định Independent samples T-Test đã được sử dụng. Tương tự, để kiểm định sự khác nhau về sự thỏa mãn công việc giữa các tổng thể con chia theo độ tuổi, loại hình trường, thu nhập bình quân, lĩnh vực chuyên môn, trình độ học vấn và thời gian công tác, phương pháp kiểm định One-Way ANOVA được sử dụng. Ngoài ra, LeveneTest cũng được thực hiện trước đó nhằm kiểm định tính phân phối chuẩn của phương sai của các tổng thể con trước khi tiến hành kiểm định sự khác nhau của giá trị trung bình.
3.2.3.5. Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính Luận văn: Thực trạng phát triển của công ty giày Thái Bình
Trước hết hệ số tương quan giữa sự thỏa mãn công việc chung với các nhân tố của sự thỏa mãn sẽ được xem xét. Nếu Sig. 2-tailed lớn hơn 0.05 thì không có mối tương quan giữa các biến đang phân tích. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal Least Squares – OLS) cũng được thực hiện, trong đó biến phụ thuộc là sự thỏa mãn công việc nói chung, biến độc lập dự kiến sẽ gồm năm biến là sự thỏa mãn đối với công việc, cơ hội đào tạo thăng tiến, thu nhập, lãnh đạo, đồng nghiệp.
Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành. Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.
Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và P-P plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF).
3.3. Tóm tắt
Chương này giới thiệu tổng quan về công ty CPĐT và SX giày Thái Bình và trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và mô hình lý thuyết về các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của người lao động. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước – nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia được dùng cho bước nghiên cứu sơ bộ với nội dung được chuẩn bị trước dựa theo thang đo JDI có sẵn. Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng. Bảng câu hỏi do đối tượng khảo sát tự trả lời và là công cụ chính để thu thập dữ liệu dùng cho bước này với kích thước mẫu n = 200 bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Các thang đo được kiểm định sơ bộ bằng phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau khi điều chỉnh, kết quả cho thấy các thang đo đạt được yêu cầu và sẵn sàng cho nghiên cứu định lượng chính thức. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu, bao gồm việc đánh giá lại thang đo theo phương pháp Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích mô hình hồi quy tuyến tính và phân tích phương sai (T- Test, ANOVA). Luận văn: Thực trạng phát triển của công ty giày Thái Bình
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc