Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng công ty chứng khoán tại Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.2. Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng

2.2.1. Cầm cố thẻ tiết kiệm

2.1.1.1. Bản chất pháp lý cầm cố thẻ tiết kiệm

Khoản 7, Điều 6 về “Giải thích từ ngữ”, Quy chế về Tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13-9-2004 về Ban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN ngày 25-9-2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) quy định về thẻ tiết kiệm như sau: Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

“7. Thẻ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.” [16, khoản 7, Điều 6]

Theo quy định tại khoản 1, Điều 21 về “Sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản bảo đảm tiền vay”, Quy chế về Tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN thì: “Thẻ tiết kiệm được sử dụng làm tài sản cầm cố tại các tổ chức tín dụng theo các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay nếu được tổ chức tín dụng đó chấp thuận.” [16, khoản 1, Điều 21] đây, có thể hiểu rằng việc tổ chức tín dụng nhận cầm cố thẻ tiết kiệm về bản chất là việc tổ chức tín dụng nhận cầm cố đối với khoản tiền gửi tiết kiệm (được ghi nhận thông tin trên thẻ tiết kiệm) thuộc sở hữu của người đứng tên trên thẻ tiết kiệm để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng.

Theo cách hiểu bản chất này, bên nhận cầm cố không “trực tiếp giữ tài sản” cũng không “uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản” theo quy định tại Điều

“Giữ tài sản cầm cố”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm: Sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hợp uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 332 Bộ luật Dân sự và nghĩa vụ khác theo thoả thuận với bên cầm cố. [13, Điều 16]

Tài sản bảo đảm ở đây cũng không được chuyển giao thực tế từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố theo quy định tại Điều 326 về “Cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005. Khi thực tế, khoản tiền gửi tiết kiệm vẫn do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm hay chính là tổ chức phát hành thẻ tiết kiệm quản lý. Bên cầm cố chỉ chuyển giao cho bên nhận cầm cố chứng chỉ xác nhận về quyền sở hữu tài sản cầm cố mà thôi.

Trong trường hợp này, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cũng không thể được xác định là người thứ ba giữ tài sản cầm cố. Vì thế, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cũng không có các nghĩa vụ theo “hợp đồng gửi giữ tài sản” như quy định tại khoản 2, Điều 17 về “Trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP: “Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.” [13, khoản 2, Điều 17]

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Luật học

2.1.1.2. Hiệu lực giao dịch cầm cố thẻ tiết kiệm Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

Giao dịch cầm cố thẻ tiết kiệm có hiệu lực từ thời điểm thẻ tiết kiệm được chuyển giao cho tổ chức tín dụng nhận cầm cố theo quy định chung về hiệu lực giao dịch cầm cố, cụ thể như sau đây.

Điều 328 về “Hiệu lực của cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.” [30, Điều 328]

Điểm b, khoản 1, Điều 10 về “Hiệu lực của giao dịch bảo đảm”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định:

  • Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau đây:
  • Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố; [13, khoản 1, Điều 10]

Ở đây, mặc dù về bản chất các bên hướng tới khoản tiền gửi được thể hiện trên thẻ tiết kiệm, nhưng do đặc thù không thể chuyển giao hẳn số tiền gửi nên các bên chuyển giao cho nhau thẻ tiết kiệm – bằng chứng về việc sở hữu tiền gửi của bên cầm cố.

2.1.1.3. Xử lý tài sản cầm cố

Bên nhận cầm cố thẻ tiết kiệm có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong tỏa tài khoản tiền gửi của bên cầm cố theo quy định tại khoản 1, Điều 19 về “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm: “2. Trong trường hợp nhận cầm cố thẻ tiết kiệm thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong toả tài khoản tiền gửi tiết kiệm của bên cầm cố.”. Điều này bảo đảm cho việc xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ vay của tổ chức tín dụng nhận cầm cố.

Do tính chất đặc thù về bản chất của tài sản cầm cố là khoản tiền gửi nên trong trường hợp phải xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng nhận cầm cố thông thường sẽ sử dụng phương thức nhận chính tài sản cầm cố để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2, Điều 59 về “Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm: 2. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. [13, khoản 2, Điều 59]

Trên cơ sở thỏa thuận của các bên tại hợp đồng cầm cố về quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng nhận cầm cố, cùng những nội dung cam kết khác của bên cầm cố theo quy định tại khoản 2, Điều 21 về “Sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản bảo đảm tiền vay”, Quy chế về Tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN:

  • Khi sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản cầm cố, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm phải cam kết trường hợp đến hạn trả nợ mà không trả được nợ, thì tổ chức tín dụng cho vay có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm chuyển số tiền gửi tiết kiệm của bên vay cho tổ chức tín dụng cho vay để thu hồi nợ. [16, khoản 2, Điều 21]
  • Tổ chức tín dụng nhận cầm cố thẻ tiết kiệm có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm chuyển cho mình khoản tiền gửi tiết kiệm thuộc sở hữu bên cầm cố để khấu trừ nợ vay (có thể là nợ gốc, nợ lãi, phí,… theo thỏa thuận cụ thể của các bên).

2.2.2. Cầm cố giấy tờ có giá Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

2.2.2.1. Bản chất pháp lý cầm cố giấy tờ có giá

Khoản 8, Điều 6 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định về giấy tờ có giá như sau:

Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.” [35, khoản 8, Điều 6]

Khoản 9, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định liệt kê:

Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.” [13, khoản 9, Điều 3]

Tại Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21-9-2011 của Tòa án nhân dân tối cao về Thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cũng đã ghi nhận quan điểm về giấy tờ có như sau:

Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm:

  • Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
  • Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
  • Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
  • Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do

Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);

Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”… [37]

Theo thực tế quy định, với giấy tờ có giá, pháp luật thừa nhận việc sử dụng biện pháp cầm cố. Điều 19 về “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định:

Trong trường hợp nhận cầm cố giấy tờ có giá thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giấy tờ có giá đó.

Trong trường hợp người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán vi phạm cam kết đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố mà gây thiệt hại cho bên nhận cầm cố thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên nhận cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp tài sản cầm cố là các loại chứng khoán thuộc đối tượng phải đăng ký, lưu ký chứng khoán thì việc đăng ký cầm cố tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và việc đăng ký, lưu ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. [13, Điều 19]

Thực tế, trong giao dịch cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, nếu tài sản là giấy tờ có giá thì pháp luật cũng thừa nhận áp dụng biện pháp cầm cố. Khoản 2, Điều 2 về “Giải thích từ ngữ”, Thông tư số 17/2011/TT-NHNN ngày 18-8-2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng quy định như sau:

Cầm cố giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước nắm giữ

bản gốc giấy tờ có giá hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng chuyển khoản giấy tờ có giá vào tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho một hay nhiều khoản vay cầm cố của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước. [18, khoản 2, Điều 2]

Xét về bản chất, với giao dịch cầm cố giấy tờ có giá, tài sản thực tế mà các bên hướng đến là giá trị vật chất đã cụ thể hóa hoặc chưa cụ thể hóa; nhưng giá trị vật chất này không được các bên chuyển giao cho nhau một cách trực tiếp mà thực tế chỉ chuyển giao cho nhau “bằng chứng” xác định giá trị vật chất này mà thôi.

Ví dụ như trường hợp cầm cố giấy tờ có giá là cổ phiếu, với cách hiểu thông thường, theo quy định tại khoản 1, Điều 85 về “Cổ phiếu”, Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì: “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên.” [30, khoản 1, Điều 85] Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

Hay theo quy định tại khoản 1, Điều 120 về “Cổ phiếu”, Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì: “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó” [37, khoản 1, Điều 120]

Theo đó, cổ phiếu sẽ thể hiện quyền sở hữu của cổ đông đối với một phần tài sản của công ty cổ phần. Theo cách hiểu bản chất như đã nêu, nếu tổ chức tín dụng nhận cầm cố cổ phiếu do một công ty cổ phần nào đó phát hành, thì tổ chức tín dụng đó đã nhận cầm cố một phần tài sản của công ty cổ phần đó. Đương nhiên, phần tài sản này chưa thể chuyển giao một cách trực quan, nên bên cầm cố sẽ chỉ có thể chuyển giao cho tổ chức tín dụng nhận cầm cố “bằng chứng” về quyền sở hữu này của mình; nhưng trong trường hợp này, tài sản cầm cố là loại chứng khoán vốn nên về bản chất đã hình thành trên thực tế.

Đối với trường hợp cầm cố trái phiếu, do là loại chứng khoán nợ, nên thông thường giá trị vật chất mà các bên hướng tới sẽ chưa được hình thành toàn bộ trên thực tế. Ở góc độ nào đó, có thể hiểu các bên đang hướng đến một quyền thụ hưởng khoản vật chất nhất định từ nghĩa vụ thanh toán của tổ chức phát hành trái phiếu. Đây là điểm khác biệt với trường hợp cầm cố chứng khoán vốn.

Theo từng cơ sở phân loại giấy tờ có giá, ta sẽ có những góc nhìn đa dạng về cách đánh giá, so sánh bản chất pháp lý của giao dịch cầm cố loại tài sản này; nhưng đa phần với giao dịch cầm cố giấy tờ có giá, tương tự như trường hợp cầm cố thẻ tiết kiệm, các bên không chuyển giao một tài sản vật chất cụ thể (tương ứng với giá trị của giấy tờ có giá) cho nhau mà chuyển giao “bằng chứng” về quyền sở hữu giá trị vật chất.

Đối với tài sản bảo đảm là cổ phần, cổ phiếu, dưới góc độ hoạt động bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng, không phải mọi loại cổ phần, cổ phiếu đều có thể nhận bảo đảm. Khoản 5 và 6, Điều 126 về “Những trường hợp không được cấp tín dụng”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định 2 trường hợp tổ chức tín dụng không được nhận bảo đảm đối với cổ phần, cổ phiếu như sau:

  • Không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.
  • Theo đó, tổ chức tín dụng không được nhận cầm cố đối với cổ phiếu do chính tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng phát hành.

Theo quy định tại khoản 30, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Các tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng được xác định thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết;
  • Tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty con;
  • Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con;
  • Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát việc thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty con.
  • Không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp. Trường hợp này nhằm hạn chế rủi ro có thể dẫn tới việc sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng mà trong trường hợp cho vay với mục đích góp vốn vào tổ chức tín dụng khác, pháp luật cấm sử dụng tài sản bảo đảm là cổ phần, cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp.
  • Các tổ chức tín dụng có thể tự quy định những trường hợp không được nhận cầm cố cổ phần, cổ phiếu khác theo thực tế hoạt động của mình.

2.2.2.2. Hiệu lực của giao dịch cầm cố giấy tờ có giá Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

Trong trường hợp thông thường:

Giao dịch cầm cố giấy tờ có giá đa phần đều có hiệu lực từ thời điểm tài sản cầm cố được chuyển giao cho tổ chức tín dụng nhận cầm cố theo quy định chung về hiệu lực giao dịch cầm cố, theo quy định tại Điều 328 về “Hiệu lực của cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005 và điểm b, khoản 1, Điều 10 về “Hiệu lực của giao dịch bảo đảm”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm như đã nêu.

Vấn đề cần xác định thêm ở đây là thời điểm nào thì được xác định là thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố. Với tài sản cầm cố là giấy tờ có giá dưới dạng chứng chỉ, thì thời điểm các bên bàn giao cho nhau tờ chứng chỉ là thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố.

Nhưng trường hợp tài sản cầm cố là giấy tờ có giá dưới dạng bút toán ghi sổ thì xác định thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố là không hề dễ dàng.

Trong trường hợp đặc biệt:

Ví dụ như trong trường hợp nhận cầm cố tài sản là chứng khoán đã được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).

Chứng khoán được lưu ký tại VSD theo nguyên tắc lưu ký chứng khoán tại Điều 21 về “Nguyên tắc lưu ký chứng khoán”, Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC ngày 22-10-2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 43/2010/TT-BTC ngày 25-3-2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung sửa đổi Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán kèm theo Quyết định 87/2007/QĐ-BTC:

Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại VSD được thực hiện theo nguyên tắc: khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại VSD. [1, Điều 21]

Giao dịch cầm cố chứng khoán lưu ký phải được đăng ký tại VSD theo quy định tại khoản 1, Điều 31 về “Cầm cố và giải tỏa cầm cố chứng khoán”, Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC:Việc cầm cố chứng khoán lưu ký tập trung tại TTLKCK thực hiện căn cứ vào hợp đồng cầm cố và phải được đăng ký giao dịch tại TTLKCK theo các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm. [1, khoản 1, Điều 31]

Cũng theo quy định tại khoản 4, Điều 31 về “Cầm cố và giải tỏa cầm cố chứng khoán”, Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC, giao dịch cầm cố chứng khoán lưu ký chỉ có hiệu lực từ thời điểm VSD thực hiện bút toán ghi sổ chuyển chứng khoán từ tài khoản chứng khoán giao dịch của thành viên bên cầm cố sang tài khoản chứng khoán cầm cố của thành viên bên cầm cố. Cụ thể:Việc cầm cố chứng khoán chỉ có hiệu lực sau khi TTLKCK thực hiện bút toán ghi sổ chuyển chứng khoán từ tài khoản chứng khoán giao dịch của thành viên bên cầm cố sang tài khoản chứng khoán cầm cố của thành viên bên cầm cố. [1, khoản 4, Điều 31]

Ở đây, có thể hiểu việc ghi nhận này của VSD về bản chất chính là ghi nhận phong tỏa tài sản cầm cố là chứng khoán lưu ký, số chứng khoán này không được tự do chuyển nhượng.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 31 về “Cầm cố, giải toả chứng khoán cầm cố”, Quy chế Hoạt động lưu ký chứng khoán Ban hành kèm theo Quyết định số 38/QĐ-VSD ngày 25-4-2012 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thì: Việc xác nhận chứng khoán cầm cố chỉ được thực hiện tại VSD đối với trường hợp bên nhận cầm cố là các tổ chức tín dụng được thừa nhận theo quy định hiện hành. [25, khoản 3, Điều 31]; tức là VSD chỉ thực hiện việc xác nhận đăng ký cầm cố chứng khoán (đăng ký giao dịch bảo đảm) với giao dịch mà bên nhận cầm cố là tổ chức tín dụng.

Với quy định này của VSD cùng thực tế với quy định tại Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC thì có thể hiểu đối với tài sản là chứng khoán lưu ký thì chỉ được phép cầm cố cho tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp.

Hiện tại, Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC đã bị thay thế bởi Thông tư số 05/2015/TT-BTC ngày 15-01-2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán. Thông tư số 05/2015/TT-BTC không quy định trực tiếp về hiệu lực của giao dịch cầm cố chứng khoán như tại Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC; liên quan đến việc phong toả, giải toả chứng khoản cầm cố, Thông tư số 05/2015/TT-BTC quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 33 về “Phong tỏa, giải tỏa chứng khoán” như sau:

Phong tỏa, giải tỏa chứng khoán của nhà đầu tư, thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp:

Trường hợp nhà đầu tư sử dụng chứng khoán của mình làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng, thành viên lưu ký nơi nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký chứng khoán có trách nhiệm phong tỏa, giải tỏa chứng khoán trên tài khoản chứng khoán cầm cố của khách hàng, đồng thời gửi hồ sơ đề nghị phong tỏa, giải tỏa chứng khoán cầm cố cho VSD để hạch toán tương ứng tại VSD. [5, khoản 2, Điều 33]

Theo đó thì có thể xác định đối với giao dịch cầm cố chứng khoán giữa khách hàng của công ty chứng khoán và tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán (thành viên lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam) có nghĩa vụ thực hiện thủ tục thông báo, gửi hồ sơ về giao dịch cầm cố tới Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam để hạch toán ghi nhận chứng khoán cầm cố từ tài khoản giao dịch của khách hàng sang tài khoản cầm cố.

Trong trường hợp này, để xác định thời điểm có hiệu lực của giao dịch cầm cố dựa trên thời điểm chuyển giao tài sản cũng không phải là điều dễ dàng; buộc hai bên trong hợp đồng cầm cố tài sản phải thoả thuận xác định rõ thời điểm này.

2.2.2.3. Xử lý tài sản cầm cố Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

Trường hợp tài sản cầm cố là giấy tờ có giá không ghi danh:

Đặc tính của giấy tờ có giá không ghi danh là việc chủ thể có quyền thụ hưởng lợi ích vật chất là người nắm giữ giấy tờ có giá. Do vậy, nếu nhận cầm cố loại giấy tờ có giá này, tổ chức tín dụng sẽ có những thuận lợi trong việc xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ vay. Tổ chức tín dụng có thể chủ động lựa chọn phương thức xử lý là bán, nhận chính tài sản cầm cố để thay cho nghĩa vụ trả nợ hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

Trường hợp tài sản cầm cố là giấy tờ có giá ghi danh:

Tương tự như những dạng động sản phải đăng ký sở hữu, việc xử lý tài sản cầm cố là giấy tờ có giá ghi danh thông thường phải thông qua một giao dịch dân sự (thường là giao dịch chuyển nhượng, mua bán) để xác lập cơ sở chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá, từ sự chuyển giao sở hữu này mà tổ chức tín dụng nhận cầm cố có thể thu hồi nợ vay. Theo cam kết, thỏa thuận của các bên tại giao dịch này, tổ chức phát hành sẽ tiến hành việc ghi nhận quyền sở hữu của bên nhận chuyển giao (nhận chuyển nhượng) đối với tài sản là giấy tờ có giá này.

Trường hợp tài sản cầm cố là chứng khoán lưu ký:

Với chứng khoán lưu ký, các giao dịch của chủ sở hữu chứng khoán đều được thực hiện thông phương thức giao dịch qua sàn giao dịch chung, mà trong đó, VSD đóng vai trò là tổ chức tiếp nhận và ghi nhận cuối cùng của giao dịch chứng khoán; đây là chức năng bù trừ và thanh toán của VSD.

Để thực hiện bù trừ và thanh toán giao dịch, toàn bộ dữ liệu về kết quả giao dịch chứng khoán của các Sở giao dịch chứng khoán được chuyển sang VSD sau khi kết thúc phiên giao dịch. Việc bù trừ tiền thanh toán chứng khoán được thực hiện cho từng thành viên theo từng thị trường. Đối với các giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu công ty niêm yết và đăng ký giao dịch trên các Sở giao dịch chứng khoán, tiền thanh toán giao dịch của thành viên sẽ được chuyển giao trên cơ sở VSD bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả cho các giao dịch có cùng thời gian, phương thức thanh toán tại các Sở giao dịch chứng khoán. [39] Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

Với vai trò như vậy, việc xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp này cũng phải tuân thủ những quy định nhất định theo yêu cầu của VSD. Thông thường việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán niêm yết sẽ được thực hiện bằng 02 phương thức: Qua hệ thống giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán và Không qua hệ thống giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán.

Trong trường hợp xử lý tài sản cầm cố bằng giao dịch mua bán chứng khoán qua hệ thống giao dịch chứng khaosn tại Sở giao dịch chứng khoán, tại hợp đồng cầm cố chứng khoán, tổ chức tín dụng nhận cầm cố thường yêu cầu xác nhận (hoặc có thể là cam kết) của các công ty chứng khoán nơi bên cầm cố mở tài khoản giao dịch chứng khoán về việc phong tỏa chứng khoán cầm cố và việc thực hiện yêu cầu bán chứng khoán cầm cố để thu hồi nợ của tổ chức tín dụng nhận cầm cố. Đồng thời, tại hợp đồng cầm cố, bên cầm cố cũng cam kết và ủy quyền cho công ty chứng khoán được thay mình đặt lệnh bán chứng khoán cầm cố theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng cầm cố. Trên cơ sở này, công ty chứng khoán khi nhận được yêu cầu bán chứng khoán cầm cố của bên cầm cố (hoặc thêm những điều kiện khác) sẽ tiến hành lệnh bán, tiền thu được sẽ được chuyển cho tổ chức tín dụng nhận cầm cố để khấu trừ nợ vay (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

Trong giao dịch cầm cố mà bên nhận cầm cố là tổ chức tín dụng, căn cứ trên quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BTC ngày 15-01-2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, VSD cũng đã quy định trường hợp chuyển quyền sở hữu chứng khoán do xử lý tài sản cầm cố không qua hệ thống giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán. Song giao dịch cầm cố giữa khách hàng và tổ chức tín dụng phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 46 về “Chuyển quyền sở hữu do xử lý tài sản đảm bảo là chứng khoán trong các giao dịch cầm cố, thế chấp, ký quỹ”, Quy chế hoạt động đăng ký chứng khoán ban hành kèm Quyết định số 22/QĐ-VSD ngày 13-3-2015 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam; cụ thể:

VSD chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán từ tài khoản của bên cầm cố, thế chấp, ký quỹ sang tài khoản của bên nhận cầm cố, thế chấp, ký quỹ trong trường hợptại hợp đồng cầm cố, thế chấp, ký quỹ chứng khoán có quy định phương thức xử lý tài sản đảm bảo là chứng khoán cầm cố, thế chấp, ký quỹ được thực hiện bằng chuyển quyền sở hữu từ bên cầm cố, thế chấp, ký quỹ cho bên nhận cầm cố, thế chấp, ký quỹ qua hệ thống chuyển nhượng của VSD. [27, Điều 46]

Phương thức thực hiện không qua hệ thống giao dịch mua bán chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán này có thể được xác định là biện pháp nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Trường hợp này, các giới hạn pháp lý về hoạt động mua cổ phần đối với tổ chức tín dụng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng năm 2010 cũng sẽ đặt ra. Ví dụ, trường hợp của ngân hàng thương mại, theo quy định tại khoản 4, Điều 103 về “Góp vốn, mua cổ phần”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 thì:

Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:

  • Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng;
  • Lĩnh vực khác không quy định tại điểm a khoản này. [36, khoản 4, Điều 103]

Ngoài các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng, ngân hàng thương mại phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện.

Bởi vậy, việc thực hiện các quy định về phương thức nhận chính chứng khoán cầm cố để thay thế cho nghĩa vụ của bên bảo đảm bằng cơ chế chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán là rất hiếm trên thực tế.

2.2.3. Cầm cố vận đơn Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

2.2.3.1. Bản chất pháp lý cầm cố vận đơn

Theo định nghĩa tại khoản 2, Điều 73 về “Chứng từ vận chuyển”, Bộ luật Hàng hải năm 2005 thì:

Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. [33, khoản 2, Điều 73]

Vận đơn hàng không được định nghĩa tại khoản 1, Điều 129 về “Vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa”, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 như sau: “1. Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng.”.

Về bản chất, vận đơn được hiểu là bằng chứng về quyền sở hữu số lượng hàng hóa được ghi nhận trên vận đơn. Do vậy, tương tự như trường hợp của thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá

Hiện tại, chưa ghi nhận được quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về việc cầm cố vận đơn hàng không. Điều 19 về “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm mới chỉ ghi nhận về giao dịch cầm cố vận đơn hàng hải theo quy định của Bộ luật Hàng hải năm 2005.

Điều 89 về “Chuyển nhượng vận đơn”, Bộ luật Hàng hải năm 2005 liệt kê ba loại vận đơn gồm: Vận đơn theo lệnh, Vận đơn vô danh và Vận đơn đích danh. [33, Điều 89]

Theo quy định tại khoản 1, Điều 19 về “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm có thể hiểu rằng pháp luật chỉ thừa nhận giao dịch cầm cố đối với Vận đơn theo lệnh và Vận đơn vô danh.

Quy định này tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm đi theo mạch quan điểm của Bộ luật Hàng hải năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2005 về khả năng chuyển giao tài sản cầm cố thực tế.

Trong trường hợp cầm cố vận đơn, về bản chất, giá trị vật chất các bên hướng đến không nằm ở tự thân tờ vận đơn (hay bộ chứng từ di kèm) mà chính ở giá trị hàng hóa mà tờ vận đơn đó là bằng chứng cho quyền nhận, thụ hưởng hàng hóa.

Đối với vận đơn đích danh, theo quy định tại khoản 3, Điều 89 về “Chuyển nhượng vận đơn”, Bộ luật Hàng hải năm 2005: 3. Vận đơn đích danh không được chuyển nhượng. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp. [33, khoản 3, Điều 89]. Do vậy, giả sử các bên có chuyển giao cho nhau tờ vận đơn, thì bên nhận bảo đảm cũng không thể tiếp nhận được hàng hóa – vốn là tài sản thực tế mà các bên hướng tới trong giao dịch cầm cố vận đơn; nói cách khác, không có cơ sở pháp lý để bên nhận bảm đảm nhận chuyển giao tài sản trong trường hợp này.

Đối với vận đơn vô danh và vận đơn theo lệnh, chủ thể có quyền nhận hàng hóa chưa được xác định trong vận đơn. Với vận đơn vô danh thì người xuất trình vận đơn là người có quyền nhận hàng hợp pháp (khoản 2, Điều 89 về “Chuyển nhượng vận đơn”, Bộ luật Hàng hải năm 2005). Với vận đơn theo lệnh, người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng là người nhận hàng hợp pháp (khoản 1, Điều 89 về “Chuyển nhượng vận đơn”, Bộ luật Hàng hải năm 2005).

Bên nhận cầm cố vận đơn vô danh, vận đơn theo lệnh có quyền đối với hàng hóa ghi nhận trên vận đơn; khoản 1, Điều 19 về “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định: 1. Trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh (bộ vận đơn đầy đủ) theo quy định tại Điều 89 Bộ luật Hàng hải Việt Nam thì bên nhận cầm cố có quyền đối với hàng hóa ghi trên vận đơn đó. [13, khoản 1, Điều 19]

2.2.3.2. Hiệu lực của giao dịch cầm cố vận đơn Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

Trường hợp cầm cố vận đơn, giao dịch cầm cố cũng sẽ có hiệu lực vào thời điểm vận đơn được chuyển giao cho bên nhận cầm cố theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm như đã nêu.

2.2.3.3. Xử lý tài sản cầm cố

Theo quy định tại khoản 1, Điều 19 về “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm như đã nêu thì với vận đơn hàng hải là vận đơn theo lệnh và vận đơn vô danh, trong trường hợp phải xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ vay, tổ chức tín dụng nhận cầm cố có quyền xử lý theo quy định đối với số hàng hóa ghi trên vận đơn.

Khoản 2, Điều 67 về “Xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, vận đơn, thẻ tiết kiệm”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định:

Bên nhận cầm cố vận đơn có quyền xuất trình vận đơn theo thủ tục được pháp luật quy định để thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hoá ghi trên vận đơn đó. Việc xử lý hàng hoá ghi trên vận đơn được thực hiện theo quy định tại Điều 65 Nghị định này. [13, khoản 2, Điều 67]

Điều 65, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định về “Xử lý tài sản bảo đảm là động sản trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý”, cụ thể:

Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm, thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Riêng đối với tài sản bảo đảm có thế xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì người xử lý tài sản được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có). [13, Điều 65]

Theo đó, với hàng hoá được ghi nhận trên vận đơn, tổ chức tín dụng nhận cầm cố có quyền bán đấu giá hàng hoá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Điều 67, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cũng quy định nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá cho bên nhận cầm cố của người giữ hàng hoá; trường hợp không chuyển giao hàng hoá cho bên nhận cầm cố mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2.2.4. Cầm cố quyền tài sản Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

2.2.4.1. Bản chất pháp lý cầm cố quyền tài sản

Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định riêng Điều 338 về “Cầm cố quyền tài sản” như sau:

Trong trường hợp quyền tài sản được đem cầm cố, thì bên cầm cố giao cho bên nhận cầm cố giấy tờ xác nhận quyền tài sản đó và phải báo cho người có nghĩa vụ về việc cầm cố quyền tài sản đó. [29, Điều 338]

Khoản 1, Điều 330 về “Cầm cố”, Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng ghi nhận:

Quyền tài sản được phép giao dịch cũng có thể được cầm cố. [29, Điều 330]

Bộ luật Dân sự năm 2005 khi quy định về biện pháp cầm cố, không ghi nhận cụ thể về việc quyền tài sản có thể được cầm cố như Bộ luật Dân sự năm 1995, mà chỉ quy định chung tại Điều 322 về “Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, cụ thể:

  • Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
  • Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.
  • Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về tài nguyên. [30, Điều 322]

Theo đó, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định về ba nhóm quyền tài sản có thể được sử dụng làm tài sản bảo đảm gồm: Quyền sử dụng đất, Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên và Quyền tài sản khác thuộc sở hữu bên bảo đảm.

Với thực tế quy định pháp luật, thì quyền sử dụng đất chỉ được thừa nhận áp dụng cho biện pháp thế chấp (theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản có liên quan).

Đối với quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên và các quyền tài sản khác, hiện tại cũng chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng các loại tài sản này để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự; đặc biệt, trong thực tế hoạt động bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, việc nhận cầm cố tài sản là các quyền tài sản như quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền tài sản thuộc về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,… còn rất ít.

Tại Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi (bản dự thảo 5, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII), cầm cố quyền tài sản cũng được cầm cố theo quy định tại khoản 2, Điều 322 về “Xác lập quyền cầm cố”.

Cụ thể khoản 2, Điều 322 về “Xác lập quyền cầm cố”, Tại Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi quy định: “2. Việc cầm cố bất động sản, cầm cố quyền đòi nợ và các quyền tài sản khác có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.” [40, khoản 2, Điều 332].

Tương tự như trường hợp cầm cố giấy tờ có giá, các bên không chuyển giao tài sản vật chất cho nhau mà chỉ chuyển giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu vật chất mà thôi. Việc chuyển giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu này có thể hiểu là tài sản cầm cố đã được chuyển giao cho bên nhận cầm cố. Nhưng nếu phân tích kỹ hơn, thì việc cầm cố quyền tài sản là quyền khai thác khoáng sản, quyền tài sản thuộc về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp là khác đặc thù.

Với quyền khai thác khoáng sản:

Theo quy định tại khoản 7, Điều 2 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Khoáng sản năm 2010: “Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.” [34, khoản 7, Điều 2]

Tổ chức, cá nhân xác lập quyền khai thác khoáng sản trên cơ sở giấy phép khai thác khoáng sản. Quyền khai thác khoáng sản có thể được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 66 về “Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản”, Luật Khoáng sản năm 2010, cụ thể như sau:

  • Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác thì được chuyển nhượng quyền khai tháckhoáng sản.
  • Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng có đủ điều kiện được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
  • Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản chấp thuận; trường hợp được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới.
  • Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. [34, Điều 66]

Về mặt nguyên tắc, cũng như theo quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật Dân sự năm 2005, do có sự chuyển giao tài sản nên hiểu rằng bên cầm cố tài sản không thể khai thác, sử dụng thực tế tài sản cầm cố. Bởi vậy, mà pháp luật cũng đã ràng buộc nghĩa vụ của bên nhận cầm cố “không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý” [30, khoản 3, Điều 332].

Trong trường hợp cầm cố quyền khai thác khoáng sản, theo logic này, các bên có thể thoả thuận về việc bên cầm cố không sử dụng quyền khai thác khoáng sản, nếu hiểu theo hướng xác định giá trị tài sản cầm cố theo giá trị trữ lượng khoáng sản thì trường hợp này giá trị tài sản cầm cố được bảo toàn (vì không được khai thác). Nhưng thực tế việc này sẽ gặp phải giới hạn về thời hạn phải thực hiện khai thác khoáng sản; nếu vi phạm thời hạn này, giấy phép khai thác khoáng sản có thể bị thu hồi, khi đó, tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản cũng sẽ không còn giá trị. Khoản 1, Điều 58 về “Thu hồi, chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác khoáng sản”, Luật Khoáng sản năm 2010 quy định như sau: Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

  • Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
  • Sau 12 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa xây dựng cơ bản mỏ, trừ trường hợp bất khả kháng;
  • Sau 12 tháng, kể từ ngày dự kiến bắt đầu khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa tiến hành khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng;
  • Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều của Luật này mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản;
  • Khu vực được phép khai thác khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản. [34, khoản 1, Điều 58]

Thực tế chủ sở hữu tài sản trong trường hợp này vẫn có thể khai thác, sử dụng tài sản. Nếu các bên thoả thuận việc các khoản lợi tức từ việc khai thác khoáng sản cũng là tài sản bảo đảm thì về nguyên tắc vẫn phải tiến hành thủ tục chuyển giao tài sản cầm cố theo quy định.

Ngay cả trong trường hợp bên cầm cố không khai thác, sử dụng tài sản cầm cố thì thực tế lợi ích của bên nhận cầm cố cũng sẽ bị hạn chế nhiều trong trường hợp xử lý tài sản cầm cố nêu sau đây.

Với quyền sở hữu công nghiệp:

Tương tự như với quyền khai thác khoáng sản, trong trường hợp cầm cố quyền sở hữu công nghiệp, các bên sẽ chuyển giao cho nhau giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của mình. Nhưng vấn đề đặt ra cũng vẫn là việc sử dụng, khai thác quyền tài sản này trên thực tế. Nếu đối tượng sở hữu công nghiệp đã được chủ sở hữu khai thác sử dụng trên thực tế như nhãn hiệu,… thì dù có cầm cố, bên cầm cố cũng khó có cơ sở để quản lý thực tế việc sử dụng tài sản.

Với quyền đòi nợ:

Như đã nêu tại phần đầu của Luận văn này về tài sản cầm cố, quyền đòi nợ đang được mặc định áp dụng cho biện pháp thế chấp. Nhưng xét dưới góc độ đặc điểm quyền tài sản thì quyền đòi nợ cũng tương đồng với các dạng quyền tài sản khác, bởi vậy, ở đây, nếu xác định quyền đòi nợ không thể được nhận cầm cố thì có phần khiên cưỡng và thiếu thuyết phục.

Trong phạm vi Luận văn này, tác giả phân tích các vấn đề pháp lý về quyền đòi nợ dưới quan điểm vẫn có thể nhận cầm cố quyền đòi nợ.

Bản chất của việc sử dụng quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm là việc bên bảo đảm cam kết việc sử dụng phần giá trị vật chất mà một bên thứ ba có nghĩa vụ thanh toán cho mình, đồng thời bên nhận bảo đảm đồng ý và có quyền thụ hưởng phần giá trị vật chất này theo nội dung đã thoả thuận với bên bảo đảm.

Cách thức vận hành giao dịch giữa các bên trong trường hợp này cũng khá giống với giao dịch bảo đảm bằng bảo lãnh. Tức là đều xuất hiện một bên thứ ba có nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền (hoặc tài sản tương đương) cho bên nhận bảo đảm và khả năng thu hồi nợ của bên nhận bảo đảm đều phụ thuộc vào khả năng thanh toán các nghĩa vụ của bên thứ ba này.

Điểm khác biệt có chăng là trường hợp bảo đảm bằng tài sản là quyền đòi nợ thì nghĩa vụ thanh toán của bên thứ ba sẽ giới hạn trong phạm vi nghĩa vụ đã phát sinh theo giao dịch trước đó với bên cầm cố; trong khi trường hợp bảo đảm bằng bảo lãnh, bên bảo lãnh cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ khi đến hạn. Bên cạnh đó, thủ tục pháp lý tiến hành hai loại giao dịch này cũng khác nhau, nhất là giai đoạn xử lý tài sản bảo đảm.

Với các quyền tài sản khác:

Khoản 1, Điều 322 về “Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, Bộ luật Dân sự năm 2005 ghi nhận thêm các dạng quyền tài sản khác có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự gồm:

  • Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả;
  • Quyền đối với giống cây trồng;
  • Quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm;
  • Quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp;
  • Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng;
  • Các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm.

Các quyền tài sản này về bản chất cũng đều tương tự như quyền tài sản khác, bên cầm cố sẽ chuyển giao các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố.

2.2.4.2. Hiệu lực giao dịch cầm cố quyền tài sản:

Do pháp luật không có quy định khác về thời điểm có hiệu lực của giao dịch cầm cố quyền tài sản, nên theo quy định chung tại Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm, giao dịch cầm cố quyền tài sản có hiệu lực từ thời điểm các bên bàn giao cho nhau giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản.

Nhưng do thực tế các bên chỉ có thể chuyển giao cho nhau giấy tờ chứng mình về quyền tài sản nên trong các thoả thuận của mình, các bên cần xác định thống nhất thời điểm chuyển giao tài sản chính là thời điểm chuyển giao những giấy tờ này.

2.2.4.3. Xử lý tài sản cầm cố: Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

Các trường hợp xử lý tài sản cầm cố là quyền tài sản cũng tương tự như những tài sản khác; căn cứ trên quy định của pháp luật, các bên có thể thoả thuận cụ thể trong hợp đồng bảo đảm các trường hợp xử lý tài sản cầm cố.

Về phương thức xử lý tài sản cầm cố, theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm, bên nhận bảo đảm có các phương thức xử lý tài sản bảo đảm như sau:

  • Bán tài sản bảo đảm.
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
  • Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.
  • Phương thức khác do các bên thoả thuận.

Với tài sản cầm cố là quyền tài sản, việc xử lý tài sản là khá đặc thù. Khả năng thực hiện của mỗi phương thức xử lý trên thực tế phụ thuộc vào tính phù hợp của cơ sở pháp lý áp dụng cho từng phương thức xử lý. Như với phương thức bán, chuyển nhượng tài sản bảo đảm, với tài sản là quyền tài sản, về nguyên tắc pháp lý, các bên hoàn toàn có thể bán, chuyển nhượng quyền tài sản dựa trên hợp đồng chuyển nhượng (hoặc tên gọi, hình thức khác theo quy định của pháp luật, thoả thuận của các bên), ví dụ như: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, Hợp đồng chuyển nhượng quyền quyền khai thác khoáng sản,… Với phương thức này, tổ chức tín dụng nhận cầm cố sẽ thu về khoản tiền, giá trị vật chất để khấu trừ nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ được bảo đảm.

Với phương thức nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ, trường hợp tài sản cầm cố là quyền đòi nợ, tổ chức tín dụng có thể thông qua một thoả thuận dân sự để thay đổi bên có nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng. Trường hợp tài sản cầm cố là quyền khai thác khoáng sản, quyền sở hữu công nghiệp, việc tổ chức tín dụng nhận tài sản cầm cố sẽ gặp một số hạn chế về cơ chế pháp lý cũng như về cách thức khai thác thực tế.

Ví dụ như với quyền khai thác khoáng sản, hiện tại Luật Khoáng sản năm 2010 chỉ ghi nhận quyền chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. Theo logic này, trường hợp nhận tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố cần thực hiện thông qua hợp đồng, thoả thuận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Nhưng với đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng, do không có chức năng, kinh doanh trong lĩnh vực khoáng sản nên về nguyên tắc, tổ chức tín dụng không thể tiếp nhận và sử dụng quyền khai thác khoáng sản này trên thực tế.

Trường hợp tài sản cầm cố là quyền sở hữu công nghiệp, hình thức pháp lý để nhận tài sản cầm cố vẫn cần phải dựa trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nhằm bảo đảm tính phù hợp với các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Vấn đề hạn chế sẽ nằm ở phương thức khai thác tài sản thực tế.

Với tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, pháp luật quy định riêng một phương thức xử lý tài sản là bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba. Xét một cách cặn kẽ, trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, dù có áp dụng phương thức xử lý tài sản nào thì cũng sẽ thay đổi chủ thể (hoặc thêm chủ thể trong trường hợp quyền đòi nợ có giá trị lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm) được hưởng quyền lợi vật chất từ bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên bảo đảm sang tổ chức tín dụng nhận bảo đảm. Và hình thức giao dịch được áp dụng về bản chất vẫn là việc chuyển giao quyền yêu cầu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005.

2.2.5. Cầm cố tàu bay Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

2.2.5.1. Bản chất giao dịch cầm cố tàu bay

Khoản 1, Điều 13 về “Đăng ký quốc tịch tàu bay”, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định:

Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất. [32, khoản 1, Điều 13]

Là một dạng động hữu hình, việc nhận cầm cố tàu bay tương tự như việc nhận cầm cố động sản hữu hình khác.

2.2.5.2. Hiệu lực giao dịch cầm cố tàu bay Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

Giao dịch cầm cố tàu bay có hiệu lực từ thời điểm tàu bay được chuyển giao từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố.

Khác với các động sản khác, việc cầm cố tàu bay bắt buộc phải tiến hành thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm đối với giao dịch cầm cố tàu bay là thời điểm việc cầm cố được ghi nhận vào Sổ đăng bạ tàu bay, theo quy định của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về Đăng ký giao dịch bảo đảm.

2.2.5.3. Xử lý tài sản cầm cố

Việc xử lý tài sản cầm cố là tàu bay cũng tuân theo những quy định chung về xử lý tài sản cầm cố như đã nêu.

2.2.6. Cầm cố động sản khác

Động sản đa dạng và có một tỷ lệ lớn hơn nhiều so với bất động sản (không so sánh về tỷ trọng giá trị tài sản bảo đảm trong toàn bộ hệ thống tài sản bảo đảm của một tổ chức tín dụng).

Như đã nêu ở phía trên, có thể phân loại tài sản nói chung và động sản nói riêng thành nhiều nhóm, dựa trên nhiều cơ sở.

Tương tự như trường hợp của động sản là thẻ tiết kiệm, có một số dạng tài sản là động sản mà nếu nhận cầm cố, giá trị lợi ích vật chất thực tế mà bên nhận cầm cố hướng tới không phải nằm ở thực thể nhận chuyển giao mà sẽ tồn tại ở một trạng thái khác; ví dụ như trường hợp của động sản là sim điện thoai và thẻ nạp điện thoại.

Thực tế, đã có thời kỳ, có những tổ chức tín dụng đã ban hành những quy chế riêng về việc triển khai sản phẩm cấp tín dụng nhận cầm cố sim-thẻ điện thoại. Có thể kể tới Quy định số QĐ.TD.011 ngày 16-02-2011 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) về cho vay và cấp bảo lãnh kinh doanh sim thẻ đối với các đại lý cấp 1, cấp 2 của các hàng viễn thông tại Việt Nam.

Điều 10 về “Biện pháp bảo đảm tiền vay”, Quy định số QĐ.TD.011 này quy định các biện pháp bảo đảm tiền vay áp dụng cho sản phầm tín dụng này gồm:

  • Cầm cố sim thẻ hình thành trong tương lai;
  • Cầm cố sim thẻ hiện hữu;
  • Cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm khác: Tài sản bảo đảm là tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, bất động sản theo quy định của Maritime Bank.

Phân tích giao dịch cầm cố sim-thẻ điện thoại này có thể nhận thấy, giá trị vật chất tự thân của sim-thẻ điện thoại không phải là lợi ích vật chất mà tổ chức tín dụng hướng tới; mà tổ chức tín dụng hướng tới quyền thụ hưởng phần giá trị vật chất (hay chính là dòng tiền) bên cầm cố thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm.

Tương tự như vậy, thực tế cũng đã có trường hợp, tổ chức tín dụng nhận cầm cố tài sản là thẻ game (tức là loại thẻ mà khi người chơi nạp mã thẻ thì tài khoản của người đó sẽ nhận được một lượng giá trị ảo tương ứng theo quy đổi của nhà phát hành game và chỉ được sử dụng trong trò chơi đó).

Do tính chất đặc thù mà thực tế việc xử lý tài sản cầm cố dạng này là không hề dễ dàng, ẩn chứa nhiều rủi ro.

2.3. Cầm cố tài sản trong hoạt động của công ty chứng khoán

2.3.1. Cầm cố tiền gửi Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

2.3.1.1. Bản chất giao dịch cầm cố tiền gửi

Như đã trình bày tại Chương I, công ty chứng khoán sử dụng biện pháp bảo đảm với tư cách bên nhận bảo đảm trong giao dịch ký quỹ chứng khoán.

Hiện tại, giao dịch ký quỹ của các công ty chứng khoán được hướng dẫn áp dụng tại Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK ngày 30-8-2011 của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Quyết định số 637/QĐ-UBCK).

Tại Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK.

Trong giao dịch ký quỹ chứng khoán, công ty chứng khoán cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, căn cứ trên tổng giá trị tài sản trong tài khoản giao dịch chứng khoán của Khách hàng (tiền và chứng khoán). Công ty chứng khoán quản lý tài khoản của khách hàng căn cứ vào tỷ lệ ký quỹ mỗi tài khoản. Theo quy định tại khoản 7, Điều 2 về “Giải thích từ ngữ”, Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK, tỷ lệ ký quỹ là “tỷ lệ giữa tài sản thực có so với tổng tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường”. [39, khoản 7, Điều 2]

Mỗi công ty chứng khoán có cách thức quản lý khác nhau, thông thường, công ty chứng khoán chia thành các mốc tỷ lệ chính như sau: tỷ lệ ký quỹ duy trì là mức tỷ lệ mà ở đó khách hàng vẫn đủ điều kiện giao dịch ký quỹ chứng khoán; tỷ lệ ký quỹ bổ sung là tỷ lệ mà ở đó công ty chứng khoán yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản (tiền hoặc chứng khoán) để đưa tỷ lệ ký quỹ về mức duy trì và tỷ lệ ký quỹ xử lý là tỷ lệ mà ở đó, công ty chứng khoán sẽ thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Biện pháp bảo đảm được áp dụng đối với tài sản bảo đảm là tiền gửi và chứng khoán trên tài khoản của Khách hàng được xác định tại Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK là thế chấp.

Xét về tính phù hợp logic pháp luật thực định thì việc xác định giao dịch bảo đảm là giao dịch thế chấp tài sản như tại Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK là không hoàn toàn hợp lý. Cần xác định biện pháp bảo đảm áp dụng trong trường hợp này là cầm cố tài sản với lý do như sau:

  • Thực tế đã có sự chuyển giao tài sản bảo đảm là tiền gửi từ bên bảo đảm là Khách hàng sang bên nhận bảo đảm là công ty chứng khoán.
  • Thực tế triển khai nghiệp vụ giao dịch ký quỹ chứng khoán nói riêng cũng như giao dịch chứng khoán nói chung, nhà đầu tư – khách hàng cần phải mở tài khoản giao dịch (với giao dịch ký quỹ cần phải mở tài khoản ký quỹ) tại công ty chứng khoán trên cơ sở hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ (hoặc dưới tên gọi khác tùy thuộc vào từng công ty chứng khoán). Để có thể mua chứng khoán, nhà đầu tư buộc phải có tiền trong tài khoản. Về mặt quản lý số liệu, tài khoản tiền của nhà đầu tư sẽ được tách riêng với tài khoản chứng khoán. Tài khoản tiền của nhà đầu tư được công ty chứng khoán cấp mã số để theo dõi riêng, nhưng về hình thức, tài khoản tiền của nhà đầu tư vẫn nằm trong tài khoản tổng của công ty chứng khoán mở tại một ngân hàng thương mại. Về danh nghĩa, công ty chứng khoán vẫn là chủ sở hữu tiền gửi trong tài khoản tổng, trong các giao dịch rút, chuyển tiền của nhà đầu tư, công ty chứng khoán vẫn là chủ thể xác nhận các lệnh rút, chuyển tiền này (xác nhận trên các phiếu yêu cầu rút tiền, chuyển tiền,…).
  • Không có cơ sở khi căn cứ vào việc nhà đầu tư vẫn có thể sử dụng tiền trên tài khoản để thực hiện các giao dịch mua chứng khoán để xác định đây là biện pháp thế chấp tài sản.

Như đã nêu, thực tế, công ty chứng khoán là người quản lý tiền trong tài khoản của nhà đầu tư. Nhà đầu tư chỉ có thể rút tiền trong tài khoản trong trường hợp không còn nghĩa vụ trả nợ với công ty chứng khoán, hoặc rút những vẫn phải bảo đảm tỷ lệ ký quỹ theo yêu cầu của công ty chứng khoán.

Điểm e, khoản 3, Điều 8 về “Tài khoản giao dịch ký quỹ”, Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK quy định như sau:

Khách hàng chỉ được rút tiền trên tài khoản giao dịch ký quỹ sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ với công ty chứng khoán hoặc khi trên tài khoản giao dịch ký quỹ có tiền và sau khi rút vẫn phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ ban đầu.” [39, khoản 3, Điều 8]

Điều này cho thấy trong trường hợp này, công ty chứng khoán có quyền quản lý hoàn toàn tiền gửi của khách hàng. Việc khách hàng được sử dụng tiền để mua chứng khoán trong phạm vi giao dịch ký quỹ chứng khoán là thỏa thuận giữa công ty chứng khoán và khách hàng mang tính đặc thù của giao dịch này mà thôi; nó không làm thay đổi bản chất giao dịch cầm cố.

2.3.1.2. Hiệu lực của giao dịch cầm cố tiền gửi Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

Như đã nêu phía trên, để sử dụng dịch vụ giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán, khách hàng cần phải ký hợp đồng mở tài khoản kỹ quỹ. Trong hợp đồng mở tài khoản ký quỹ, thông thường, các bên thoả thuận hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký. Nhưng do đặc thù của giao dịch ký quỹ, khách hàng chỉ chịu ràng buộc của thoả thuận này từ thời điểm phát sinh khoản tiền vay mua chứng khoán từ công ty chứng khoán; khi đó, mặc nhiên tài sản bảo đảm của khách hàng từ tài khoản giao dịch về nguyên tắc sẽ được chuyển sang tài khoản giao dịch ký quỹ để quản lý, hạch toán riêng biệt. Tức là nếu chưa phát sinh nghĩa vụ trả tiền vay mua chứng khoán thì các tài sản của khách hàng không trở thành tài sản bảo đảm.

Ví dụ trong trường hợp: Ông Nguyễn Văn A. ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ với Công ty cổ phần chứng khoán Hoa Phượng ngày 28-7-2015. Ngày 29-7-2015, ông A. nộp 700.000.000 đ vào tài khoản giao dịch. Ngày 30-7-2015, ông A. đặt lệnh mua 50.000 cổ phiếu mã CPP, do tài khoản giao dịch thiếu 300.000.000 đ (Ba trăm triệu đồng), nên mặc nhiên lệnh mua này của ông A. sử dụng một phần tiền vay của công ty chứng khoán Hoa Phượng. Sau khi thực hiện giao dịch, ông A. vẫn bảo đảm tỷ lệ kỹ quỹ duy trì. Ngày 31-7-2015, ông A. tiếp tục nộp thêm 200.000.000 đ (Hai trăm triệu đồng) vào tài khoản.

Trong ví dụ này, vào thời điểm ngày 29-7-2015, mặc dù đã ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch kỹ quỹ, nhưng tài sản là tiền mặt trong tài khoản của ông A. chưa trở thành tài sản bảo đảm do lúc đó nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ trả nợ tiền vay của ông A. cho công ty chứng khoán Hoa Phượng chưa phát sinh. Từ ngày 30-7-2015, do đã phát sinh khoản tiền vay, nên khi đó, mặc nhiên tiền trong tài khoản của ông A. (nếu có) sẽ trở thành tài sản bảo đảm cho khoản vay của ông A. Vì vậy, khoản tiền 200.000.000 đ được nộp thêm ngày 31-7-2015 sẽ trở thành tài sản bảo đảm. Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

Theo quy định tại Điều 328 về “Hiệu lực của cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điểm b, khoản 1, Điều 10 về “Hiệu lực của giao dịch bảo đảm”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì thời điểm có hiệu lực của giao dịch cầm cố là thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

Đối với nghiệp vụ giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán, thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố được xác định theo cách thức đặc thù.

Khoản 1, Điều 20 về “Nghĩa vụ quản lý tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng”, Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK quy định:

Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tiền, chứng khoán trên tài khoản giao dịch ký quỹ với tiền, chứng khoán trên tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường của khách hàng và tiền, chứng khoán của chính công ty chứng khoán.” [39, khoản 1, Điều 20]

Theo quy định này, tiền, chứng khoán trong tài khoản giao dịch thông thường của khách hàng sẽ phải được tách biệt với tiền, chứng khoán trên tài khoản giao dịch ký quỹ. Việc ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ với công ty chứng khoán không quyết định thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố từ khách hàng sang cho công ty chứng khoán. Mà chỉ khi phát sinh khoản vay đối với công ty chứng khoán, thì mặc nhiên tài sản cầm cố mới được chuyển từ tài khoản giao dịch thông thường sang tài khoản giao dịch ký quỹ; tức là thời điểm đó mới có thể xác định là thời điểm giao dịch cầm cố có hiệu lực.

2.3.1.3. Xử lý tài sản cầm cố

Khoản 1, Điều 19 về “Xử lý tài sản thế chấp”, Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK quy định: 1. Công ty chứng khoán phải bán chứng khoán thế chấp trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng khi khách hàng không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ tài sản thế chấp trong thời hạn theo lệnh gọi ký quỹ bổ sung. [39, khoản 1, Điều 19]

Tại các Hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ, các công ty chứng khoán và Khách hàng thoả thuận cụ thể hơn về thời điểm phát sinh quyền xử lý tài sản bảo đảm của công ty chứng khoán. Thông thường, các bên sẽ xác định một mốc tỷ lệ ký quỹ xử lý mà ở đó công ty chứng khoán có quyền xử lý tài sản bảo đảm của Khách hàng để thu hồi nợ vay.

Với trường hợp tài sản cầm cố là tiền thì công ty chứng khoán sẽ khấu trừ trực tiếp từ tài khoản của Khách hàng để bù trừ nợ vay.

2.3.2. Cầm cố chứng khoán Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

2.3.2.1. Bản chất pháp lý của giao dịch cầm cố chứng khoán

Theo quy định tại Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK, không phải mọi loại chứng khoán đều có thể được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong giao dịch ký quỹ.

Điểm c, khoản 3, Điều 8 “Tài khoản giao dịch ký quỹ”, Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK quy định:

Khách hàng chỉ được sử dụng tiền mặt, chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ và các quyền liên quan đến chứng khoán này để làm tài sản thế chấp cho các khoản vay để thực hiện giao dịch ký quỹ” [39, khoản 3, Điều 8]

Điều 10 về “Chứng khoán được giao dịch ký quỹ”, Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK quy định:

Chứng khoán đủ điều kiện giao dịch ký quỹ bao gồm: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, không bao gồm các chứng khoán đăng ký niêm yết giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCom và không thuộc các trường hợp sau:

  • Có thời gian niêm yết dưới 06 tháng tính đến thời điểm công bố danh sách; trường hợp cổ phiếu chuyển sàn niêm yết thì thời gian niêm yết được tính là tổng thời gian niêm yết ở cả hai Sở Giao dịch chứng khoán;
  • Bị đặt trong tình trạng bị tạm ngừng giao dịch, bị đưa vào diện cảnh báo, bị hủy niêm yết, bị đưa vào diện kiểm soát;
  • Kết quả kinh doanh của tổ chức niêm yết chứng khoán là có lỗ căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất đã kiểm toán hoặc có ý kiến soát xét của tổ chức kiểm toán (tùy trường hợp nào gần nhất thời điểm xem xét); Trường hợp tổ chức niêm yết là quỹ đầu tư đại chúng, có tối thiểu một tháng có giá trị tài sản ròng (NAV) tính trên một đơn vị chứng chỉ quỹ nhỏ hơn mệnh giá căn cứ trên báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng hàng tháng xét trong 03 tháng liên tiếp tính đến thời điểm được lựa chọn để giao dịch ký quỹ. [39, Điều 10]

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 12 về “Hạn chế giao dịch ký quỹ”, Quy chế Hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK, một số loại chứng khoán cũng không được cho vay ký quỹ gồm:

  • Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư do chính công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành trong vòng sáu (06) tháng tính từ khi hoàn tất đợt phát hành.
  • Đối với cổ phiếu của công ty niêm yết sở hữu từ 50% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán và đối với cổ phiếu của công ty niêm yết do công ty chứng khoán sở hữu từ 50% trở lên vốn điều lệ.
  • Đối với cổ phiếu của chính công ty chứng khoán phát hành.

Tương tự như đã nêu trên, việc sử dụng chứng khoán làm tài sản cầm cố trong giao dịch ký quỹ với bản chất tài sản là phần giá trị tài sản của tổ chức phát hành chứng khoán đó thuộc sở hữu của khách hàng. Do đặc thù giao dịch ký quỹ, nên các loại chứng khoán được cầm cố đều được thể hiện dưới dạng bút toán điện tử chứ không phải dưới dạng ghi sổ hay chứng chỉ (cổ phiếu).

Nhưng thực tế giao dịch, tại hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán và khách hàng thường thoả thuận thêm về việc sử dụng toàn bộ chứng khoán thuộc sở hữu của khách hàng trên tài khoản mở tại công ty chứng khoán làm tài sản bảo đảm. Ngoài việc không phải là đối tượng chứng khoán giao dịch ký quỹ như quy định tại Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK như đã nêu, thì bản chất pháp lý khi nhận cầm cố loại chứng khoán khác thuộc sở hữu của khách hàng của công ty chứng khoán không có gì thay đổi.

2.3.2.2. Hiệu lực của giao dịch cầm cố chứng khoán Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

Tương tự như đã phân tích phía trên, hiệu lực của giao dịch cầm cố chứng khoán đối với nghiệp vụ giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán không phát sinh từ thời điểm khách hàng và công ty chứng khoán ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ, mà phát sinh từ thời điểm khách hàng sử dụng tiền vay của công ty chứng khoán; cũng chính là thời điểm tài sản cầm cố của khách hàng được chuyển từ tài khoản giao dịch thông thường sang tài khoản giao dịch ký quỹ.

2.3.2.3. Xử lý tài sản cầm cố

Theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm, bên nhận bảo đảm có các phương thức xử lý tài sản bảo đảm như sau:

  • Bán tài sản bảo đảm.
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
  • Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.
  • Phương thức khác do các bên thoả thuận.

Đối với giao dịch bảo đảm áp dụng trong nghiệp vụ giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán, Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK quy định công ty chứng khoán được xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức bán chứng khoán để thu hồi nợ vay.

Điều 56 về “Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm gồm:

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
  • Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. [13, Điều 56]

Trong nghiệp vụ giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán, nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ trả nợ vay của khách hàng. Mặc dù theo quy định tại Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK, thời hạn của khoản vay trong giao dịch ký quỹ là 03 tháng (được gia hạn tối đa 1 lần với thời gian gia hạn tối đa 03 tháng), nhưng do đặc thù của giao dịch nên thời hạn khoản vay không phải là mốc để công ty chứng khoán xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng. Thông thường, công ty chứng khoán sẽ dựa vào tỷ lệ ký quỹ của khách hàng để xác định mốc xử lý tài sản bảo đảm.

Theo Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK, quyền xử lý tài sản bảo đảm của công ty chứng khoán phát sinh khi khách hàng không bảo đảm tỷ lệ ký quỹ duy trì, đồng thời không đưa tỷ lệ ký quỹ về tỷ lệ ký quỹ duy trì theo yêu cầu của công ty chứng khoán bằng cách bổ sung thêm tài sản.

Trước khi thực hiện lệnh bán chứng khoán cầm cố, công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo cho khách hàng. Công ty chứng khoán có trách nhiệm gửi bảng sao kê kết quả giao dịch bán chứng khoán cầm cố cho khách hàng.

Do đặc thù về loại tài sản cầm cố và giới hạn hoạt động của công ty chứng khoán mà những phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác như quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm không phù hợp, hoặc khó áp dụng đối với việc xử lý chứng khoán cầm cố trong nghiệp vụ giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán.

Ví dụ với phương thức nhận chính tài sản bảo đảm để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; theo logic của phương thức này, bên nhận bảo đảm sau khi nhận chính tài sản bảo đảm để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm sẽ trở thành chủ sở hữu (hay người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) của tài sản bảo đảm.

Do chứng khoán cầm cố là chứng khoán niêm yết, nên việc chuyển nhượng phải thực hiện qua các Sở giao dịch chứng khoán bằng phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thoả thuận. Trong trường hợp công ty chứng khoán xử lý tài sản cầm cố, công ty chứng khoán chính là bên đứng ra đặt lệnh bán số chứng khoán này, do vậy, sẽ không có căn cứ pháp lý nếu bên mua số chứng khoán này lại chính là các công ty chứng khoán.

Về nguyên tắc pháp lý, việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không chỉ dựa trên quan hệ chuyển nhượng, mua bán, mà còn dựa trên nhiều quan hệ khác như thừa kế, tặng cho,… Trong lĩnh vực chứng khoán, đối với những chứng khoán đã thực hiện đăng ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (chứng khoán đăng ký nhưng chưa niêm yết, chứng khoán niêm yết) việc chuyển quyền sở hữu được tiến hành qua hai phương thức: Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

Chuyển quyền sở hữu chứng khoán thông qua các giao dịch mua bán thực hiện qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán;

Chuyển quyền sở hữu chứng khoán ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán đối với các giao dịch không mang tính chất mua bán hoặc không thể thực hiện được qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.

Các trường hợp chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua các giao dịch mua bán chứng khoán trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán được quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 19 về “Chuyển quyền sở hữu chứng khoán”, Thông tư số 05/2015/TT-BTC ngày 15-01-2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

Trong đó cũng đã ghi nhận trường hợp chuyển quyền sở hữu do xử lý tài sản bảo đảm là chứng khoán trong các giao dịch cầm cố, thế chấp, ký quỹ.

Nhưng thực tế các quy định hiện tại, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam không tiến hành việc xác nhận phong toả, cũng như xử lý tài sản cầm cố đối với giao dịch mà bên nhận cầm cố là công ty chứng khoán. Các quy định về chuyển quyền sở hữu chứng khoán đăng ký tại VSD do xử lý tài sản bảo đảm hiện tại chỉ áp dụng cho bên nhận bảo đảm là các tổ chức tín dụng.

Trước đây, tại Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán Ban hành kèm theo Quyết định số 38/QĐ-VSD ngày 25-4-2012 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, Điều 31 về “Cầm cố, giải toả chứng khoán cầm cố” đã quy định: “Việc xác nhận chứng khoán cầm cố chỉ được thực hiện tại VSD đối với trường hợp bên nhận cầm cố là các tổ chức tín dụng được thừa nhận theo quy định hiện hành.” [25, Điều 31]

Quyết định 38/QĐ-VSD đã bị thay thế bởi Quyết định số 26/QĐ-VSD ngày 13-3-2015 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam về ban hành Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán. Tại Quy chế mới này, mặc dù không xác định trực tiếp như tại Quy chế cũ. Nhưng theo quy định về việc phong toả, giải toả chứng khoán làm tài sản bảo đảm tại Điều 28 về “Phong tỏa, giải tỏa chứng khoán làm tài sản đảm bảo khoản vay của nhà đầu tư, TVLK, tổ chức mở tài khoản trực tiếp”, Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-VSD đã quy định:

  • Hồ sơ đề nghị phong tỏa chứng khoán gồm:
  • Yêu cầu chuyển khoản phong tỏa chứng khoán của TVLK /tổ chức mở tài khoản trực tiếp (Mẫu 31/LK của Quy chế này) (02 liên);
  • Giấy đề nghị phong tỏa chứng khoán làm tài sản đảm bảo khoản vay của khách hàng/TVLK/tổ chức mở tài khoản trực tiếp (Mẫu 32/LK của Quy chế này);
  • Bảng kê chứng khoán đề nghị phong tỏa làm tài sản đảm bảo khoản vay có xác nhận của tổ chức tín dụng (bên cho vay) (Mẫu 32/LK của Quy chế này).
  • Hồ sơ đề nghị giải tỏa chứng khoán gồm:
  • Yêu cầu chuyển khoản giải tỏa chứng khoán của TVLK /tổ chức mở tài khoản trực tiếp (Mẫu 34/LK của Quy chế này) (02 liên);
  • Bảng kê chứng khoán đề nghị giải toả có xác nhận chấp thuận giải toả của tổ chức tín dụng (bên cho vay) (Mẫu 35/LK của Quy chế này).
  • Thời gian VSD xử lý đề nghị phong tỏa/giải tỏa chứng khoán làm tài sản đảm bảo khoản vay của nhà đầu tư, TVLK, tổ chức mở tài khoản trực tiếp là 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của TVLK/tổ chức mở tài khoản trực tiếp. [26, Điều 28]

Thành phần hồ sơ nêu ra chỉ thấy quy định về việc xác định bảng kê chứng khoán làm tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng. Điều này cho thấy Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thừa nhận và đồng ý phong toả, giải toả chứng khoán cầm cố với bên nhận cầm cố là tổ chức tín dụng. Theo logic đó thì việc hỗ trợ chuyển quyền sở hữu chứng khoán khi xử lý tài sản cầm cố đối với giao dịch cầm cố chứng khoán đăng ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam sẽ chỉ được thực hiện với giao dịch mà bên nhận cầm cố là tổ chức tín dụng.

Hiện tại, các công ty chứng khoán khi xử lý tài sản cầm cố của khách hàng trong giao dịch ký quỹ cũng vẫn tiến hành theo phương thức đặt lệnh bán, sau đó gửi sao kê kết quả giao dịch tới khách hàng theo quy định. Luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Cty chứng khoán

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận văn: Biện pháp khắc phục tín dụng tại các Cty chứng khoán

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x