Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Gian lận thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam thực trạng và giải pháp dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 Thực tế áp dụng thuế GTGT tại Việt Nam, Doanh nghiệp thương mại và nghĩa vụ nộp thuế

2.1.1  Thực tế áp dụng thuế GTGT tại Việt Nam Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

Thành tựu

Pháp luật thuế GTGT là một luật thuế hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử pháp luật tài chính nước ta và trong nhận thức của tầng lớp dân cư. Vì vậy, việc thực hiện các luật thuế mới nói chung và luật thuế GTGT nói riêng sẽ có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội của đất nước và những khó khăn bước đầu là không tránh khỏi.

Sau những năm thực hiện pháp luật thuế GTGT ở nước ta đã cơ bản đáp ứng được những yêu cầu về lý luận của pháp luật thuế GTGT cả về cấu trúc bên trong lẫn những biểu hiện bên ngoài. Các quy định của pháp luật thuế GTGT phản ánh đúng những nội dung, yêu cầu của chính sách kinh tế, tài chính nói chung và chính sách thuế nói riêng cũng như thể hiện được mục tiêu, định hướng cơ bản trong chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Đảng. Pháp luật thuế GTGT cơ bản đã phản ánh được bản chất của thuế GTGT cũng như cơ chế vận hành của thuế GTGT. Các quy định của pháp luật thuế GTGT luôn tính đến các giải pháp qua đó nhằm áp dụng tốt nhất thuế GTGT trong điều kiện thực tế ở Việt Nam như quy định 2 phương pháp tính thuế, quy định khấu trừ khống, mở rộng diện miễn giảm thuế…

Vì vậy, từ khi được áp dụng tại Việt Nam, luật thuế GTGT đã đạt được những thành tựu đáng kể mà thành tựu bao trùm nhất là đạt được những mục tiêu yêu cầu đặt ra trong luật thuế GTGT. Cụ thể:

Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hoá và đẩy mạnh xuất khẩu. Việc thực hiện luật thuế GTGT tạo điều kiện cho giá thành các công trình đầu tư xây dựng cơ bản giảm khoảng 10% vì toàn bộ thuế GTGT của các công trình đầu tư xây dựng cơ bản được hạch toán riêng không tính vào giá thành công trình. Không phải khấu hao tài sản sau này mà được khấu trừ hoặc hoàn thuế. Mặt khác khi nhập khẩu thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dụng, loại trong nước chưa sản xuất được để đầu tư TSCĐ theo dự án thì không thuộc diện chịu thuế GTGT. Đặc biệt khi giảm 50% thuế suất đối với các sản phẩm xây dựng cơ bản thì mức thuế còn phải nộp sau khi khấu trừ đầu vào bình quân chỉ còn khoảng 1% so với 4% so với thuế doanh thu thể hiện khuyến khích đầu tư mạnh. Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

Mặt khác, luật thuế GTGT đã góp phần khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, sắp xếp cơ cấu lại nền kinh tế. Theo quy định của thuế GTGT, hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% tức là toàn bộ thuế GTGT đã nộp ở đầu vào được hoàn lại, việc hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu thực chất là nhà nước trợ giá cho hàng hoá xuất khẩu nên đã giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu và có điều kiện cạnh tranh được với hàng hoá trên thị trường quốc tế.

Bảng 2.1- Giá trị Xuất khẩu phân theo nhóm hàng từ 2006 đến năm 2008

Bảng 2.1 cho thấy tổng giá trị xuất khẩu tăng từ 39.605 triệu USD năm 2006 lên 48.561triệu USD năm 2007 và lên 62.906 triệu USD năm 2008. Điều này cho thấy việc hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu đã khuyến khích xuất khẩu và thuế GTGT đã phát huy đúng vai trò của mình.

Ngoài việc được hoàn thuế GTGT, các dự án đầu tư có giá trị hàng xuất khẩu đạt trên 30% tổng giá trị hàng hoá còn được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 25%, nếu có giá trị hàng hoá xuất khẩu trên 50% tổng giá trị hàng hoá được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung nên đã tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động. Luật thuế GTGT khuyến khích việc sản xuất hàng xuất khẩu thay thế nhập khẩu, đặc biệt luật thuế GTGT đã khuyến khích việc sản xuất kinh doanh những hàng mà Việt Nam có thế mạnh như nông sản, lâm sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ.

Việc triển khai luật thuế GTGT không gây biến động lớn về giá do bản chất thuế GTGT mang tính trung lập về mặt kinh tế. Xét trong nội bộ nền kinh tế, thuế GTGT chỉ đánh vào tiêu dùng cuối cùng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chỉ là khâu trung gian, thu thuế hộ Nhà nước. Chính vì vậy thuế GTGT khắc phục được nhược điểm đánh trùng thuế hay thuế GTGT không làm tăng giá cả hay lạm phát. Thực tế, theo Báo cáo Ngân sách nhà nước các năm 2006, 2007, 2008 thì chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2006 chỉ tăng 1,06% so với tháng 12/2005, năm 2007 tăng khoảng 1,12% so với tháng 12/2006 và năm 2008 tăng khoảng 1,19% so với tháng 12/2007. chỉ số tăng giá tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52%, thấp hơn mục tiêu 7%.

Ngoài ra, luật thuế GTGT đã bắt đầu tác động đến công tác quản lý của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn ở các doanh nghiệp. Do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, tính đúng thu nhập của doanh nghiệp nên những người làm công tác kinh doanh đã bắt đầu chú ý đến công tác mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ. Sự chuyển biến này thể hiện rõ nhất trong các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Thông qua việc chấp hành công tác kế toán, hoá đơn, chứng từ của các doanh nghiệp qua việc kê khai thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế giúp cho cơ quan chức năng của Nhà nước và cơ quan thuế từng bước nắm được sát hơn tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tăng cường kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp. Cũng chính điều này mà việc quyết toán thuế được thực hiện chính xác hơn rất nhiều so với những năm trước đây.

Đồng thời, việc triển khai thực hiện luật thuế GTGT đảm bảo về nguồn thu lớn cho Ngân sách nhà nước, đáp ứng yêu cầu chi Ngân sách nhà nước do thuế GTGT bao quát hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh cả ở khâu nhập khẩu. Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

Bảng 2.2- Ngân sách nhà nước & thu thuế GTGT từ hàng nhập khẩu từ năm 2006 đến năm 2008

Bảng số liệu trên cho thấy qua 3 năm: 2006, 2007 và 2008 tỷ lệ đóng góp thuế GTGT trong nguồn thu của Ngân sách nhà nước luôn tăng từ 7.85% năm 2006 lên 13.36% năm 2007 và 14,85% năm 2008 . Điều này cho thấy việc áp dụng luật thuế GTGT vào nước ta là hợp lý, sự tăng lên trong tỷ lệ đóng góp này cho thấy sự phát triển nhanh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Những tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì pháp luật thuế GTGT ở nước ta cũng có những mặt hạn chế. Luật thuế GTGT ở nước ta hiện nay chưa đủ mạnh để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT. Thể hiện ở những mặt sau:

Một là, đối tượng chịu thuế GTGT chưa phản ánh đúng bản chất của sự vật hiện tượng, việc thuế GTGT phân ra đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế chưa chính xác về mặt khoa học, cùng với việc quy định trực tiếp hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chiụ thuế GTGT nên đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT.

Phạm vi đối tượng nộp thuế GTGT được xác định trong luật là quá rộng, trong đó chủ thể là hộ kinh doanh cá thể chiếm một tỷ lệ lớn nhưng chưa có thói quen lập và sử dụng hoá đơn. Khi thực hiện các cung ứng chịu thuế nên gây nhiều khó khăn phức tạp trong quản lý hành chính thuế.

Hai là, căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất, song thực tiễn thực thi nghĩa vụ thuế GTGT, giá tính thuế được phản ánh trên hoá đơn chứng tử còn có sự khác biệt so với giá thực tế, đặc biệt giá tính thuế của hàng tiêu dùng, nhưng không có đủ cơ sở pháp lý để chứng minh vì vậy trong nhiều trường hợp phạm vi mức độ của thuế GTGT không được xác định đúng. Lại cộng thêm tiêu chí phân định danh mục hàng hoá, dịch vụ dựa trên tính năng công dụng và mục đích sử dụng hàng hoá, dịch vụ để xác định mức thuế suất, nên trong nhiều trường hợp cùng một mặt hàng có thể bị áp dụng các mức thuế khác nhau.

Ba là, việc quy định hai phương pháp tính thuế những tưởng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt nam song thực tiễn thực thi nghĩa vụ thuế GTGT đã đưa đến nhiều bất ổn và không thực tế, nhất là giá tính thuế của hai phương pháp này khác nhau.

Bốn là, quy định khấu trừ khống là thiếu cơ sở khoa học, khó khăn trong quản lý hành chính thuế và mục đích của việc khấu trừ khống cũng không thực hiện được. Các quy định về khấu trừ đối với tài sản cố định còn nhiều bất hợp lý dẫn đến hai xu thế, có thể quyền khấu trừ không được bảo đảm hoặc có thể bị lạm dụng, mà cả hai nguyên tắc này đều không đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong quá trình thực hiện.

Năm là, xác định diện hoàn thuế quá rộng, cộng thêm cơ chế “tiền thoái hậu kiểm” cùng với thủ tục thành lập doanh nghiệp quy định trong luật doanh nghiệp không chặt chẽ, nên tiền của Nhà nước thất thoát bằng con đường này là khá lớn.

Sáu là, cơ chế thực hiện nghĩavụ thuế GTGT còn đan xen nhiều yếu tố của cơ chế quản lý hành chính bao cấp nên nghĩa vụ thuế GTGT chưa được đảm bảo một cách công bằng thoả đáng. Giá trị pháp lý của mã số thuế, tờ khai thuế, thông báo nộp thuế, quyết toán thuế chưa được xác định trong pháp luật thuế GTGT, dẫn đến sự tuỳ tiện trong quá trình thực hiện.

Bảy là, hoá đơn, chứng từ còn thiếu nhiều dữ kiện quan trọng để xác định trách nhiệm pháp lý của các bên, giá trị pháp lý của chúng chưa được xác định rõ ràng, cơ chế quản lý lỏng lẻo, việc lập và sử dụng hoá đơn, chứng từ khi mua hàng hoá, dịch vụ chưa trở thành thói quen nên hiện tượng gian lận hoá đơn để chiếm dụng tiền của ngân sách Nhà nước bằng con đường khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế GTGT đã phát triển tới mức báo động và không chỉ dừng lại ở sự đơn lẻ của từng doanh nghiệp mà có sự móc nối giữa các doanh nghiệp.

Những bất cập trên đã dẫn đến tình trạng gian lận thuế GTGT tại Việt Nam nói chung và các Doanh nghiệp thương mại Việt Nam nói riêng. Do vậy, hoàn thiện luật thuế GTGT là tất yếu và cơ chế đảm bảo thực hiện đồng thời cũng là cơ sở thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế GTGT và cơ chế đảm bảo thực hiện.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2.1.2 Doanh nghiệp thương mại và nghĩa vụ nộp thuế Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

Thương mại là quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá. Nếu hoạt động trao đổi hàng hoá (kinh doanh hàng hóa) vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì người ta gọi nó là ngoại thương (kinh doanh quốc tế). Theo luật thương mại thì các hành vi thương mại bao gồm: Mua bán hàng hoá, đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá, đại lý mua bán hàng hoá, gia công thương mại, đấu giá hàng hoá, đấu thầu hàng hoá dịch vụ giao nhận hàng hoá, dịch vụ giám định hàng hoá, khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hoá và hội trợ triển lãm thương mại.

Doanh nghiệp thương mại: là các tổ chức kinh tế được hình thành hợp pháp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, buôn bán hàng hoá.

Đối với doanh nghiệp thương mại nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung khi đăng ký thành lập và đi vào hoạt động đều phải chịu nghĩa vụ thuế GTGT đối với Nhà nước.

Sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT là sự ra đời, thay đổi hoặc chấm dứt của chủ thể kinh doanh. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ này được xác định kể từ ngày đối tượng nộp thuế được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký thuế phải tuân theo những quy trình thủ tục nhất định gọi là quy trình đăng ký thuế.Kết quả của đăng ký thuế la mỗi đối tượng nộp thuế được cấp một mã số thuế. Kể từ ngày được cấp mã số thuế, cả đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế đều phải có trách nhiệm sử dụng mã số thuế. Đối tượng nộp thuế phải sử dụng mã số thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác có liên quan đến thuế vì vậy phải ghi mã số thuế trên mọi giấy tờ giao dịch, hợp đồng, hoá đơn…, chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ, sổ sách kế toán, tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế.

Nộp thuế GTGT là việc người cung cấp hàng hoá, dịch vụ chuyển số thuế đã thu hộ nhà nước do người tiêu dùng trả thông qua cơ chế giá khi mua hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT vào kho bạc nhà nước. Đây là nghĩa vụ cơ bản của đối tượng nộp thuế.

Với cơ chế tự đăng ký, tự kê khai, tự tính và nộp thuế thì việc quyết toán thuế hàng năm của cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế là hết sức cần thiết. Nghĩa vụ quyết toán thuế phải được quy định một cách chặt chẽ nhằm xác định đầy đủ, chính xác số thuế mà cơ sở kinh doanh thu hộ nhà nước để chuyển vào ngân sách nhà nước một cách kịp thời nhằm tránh hiện tượng chiếm giữ số thuế GTGT thu hộ nhà nước để phục vụ lợi ích riêng cuả mình

2.2 Thực trạng gian lận thuế GTGT tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

2.2.1 Các phương tiện thực hiện gian lận thuế GTGT của các Doanh nghiệp thương mại Việt Nam

Để đạt được mục tiêu trốn số thuế phải nộp theo quy định và chiếm đoạt tiền thuế từ ngân sách nhà nước thông qua hoàn thuế, các Doanh nghiệp thương mại Việt Nam thường sử dụng các phương tiện như : Hoá đơn thuế GTGT, Kế toán và các phương tiện khác.

Hoá đơn GTGT

Hoá đơn GTGT là chứng từ quan trọng trong thực hiện Luật Thuế GTGT. Hóa đơn có những chức năng và vai trò đối với việc mua bán, trao đổi hàng hoá – dịch vụ trong nền kinh tế thị trường như sau:

  • Hoá đơn là một bộ phận ấn chỉ thuế được in theo chỉ định tại các Luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản pháp quy dùng để quản lý thu thuế cho Ngân sách nhà nước.
  • Hoá đơn được sử dụng để mua bán hàng hoá – dịch vụ, là chứng từ để đảm bảo chất lượng hàng hoá – dịch vụ và bảo hành hàng hoá.
  • Hoá đơn được sử dụng để thanh quyết toán tài chính khi mua hàng cho công ty, cơ quan, tập thể…
  • Hoá đơn là chứng từ để thu tiền bán hàng và thể hiện doanh số của một doanh nghiệp.
  • Đối với mối quan hệ giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp thì hoá đơn là chứng từ cơ sở ban đầu dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tế phát sinh, hoàn thuế và xác định chi phí hợp lệ khi tính thuế, nhất là các loại thuế trực thu.

Trong tình hình hiện nay, để tăng cường quản lý sử dụng hoá đơn như một công cụ của Nhà nước trong việc quản lý thuế, quản lý tài chính, đảm bảo công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách nhà nước, chống tham nhũng, góp phần xây dựng trật tự kỷ cương trong lĩnh vực tài chính. Góp phần thu đúng chính sách, thu đủ số thuế phải thu, thúc đẩy các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ – thực hiện hạch toán kinh tế và chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ đi vào nề nếp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Cho nên cơ quan thuế khuyến khích tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh tuỳ theo trình độ, qui mô của đơn vị mình mà ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý sử dụng hoá đơn để lựa chọn hình thức sử dụng hoá đơn cho phù hợp như:

  • Hoá đơn do cơ quan thuế phát hành.
  • Hoá đơn đặc thù tự in sẵn tại một nhà in do cơ quan thuế chỉ định (cuốn hay vi tính liên tục).
  • Hoá đơn đặc thù tự in từ máy laser có lập chương trình.
  • Hoá đơn tự in từ máy tính tiền tại các siêu thị hay cửa hàng bán hàng tự chọn.
  • Hoá đơn có dạng vé đã in sẵn mệnh giá (giá vé).

Ngoài hoá đơn ra thì theo qui định hiện hành còn có một số chứng từ rất quan trọng có tính chất tương đương có giá trị như hoá đơn là các loại bảng kê như: bảng kê bán lẻ hàng hoá – dịch vụ (mẫu 06/GTGT) và bảng kê thu mua hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến; đất, đá, cát, sỏi, phê liệu không có hoá đơn (mẫu 04/GTGT).

Từ vai trò, chức năng cũng như sự đa dạng của hoá đơn và nhất là việc xem bảng kê là một chứng từ như hoá đơn vừa nêu trên, thì trong thời gian vừa qua mọi vấn nạn gian lận trong lĩnh vực khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT cũng bắt đầu từ tờ hoá đơn và bảng kê được thể hiện trên hai hướng cả đầu ra và đầu vào (nhất là bảng kê mẫu 04/GTGT rất dễ bị lợi dụng thông qua việc hợp thức hoá đầu vào).

Hoá đơn đã và đang là phương tiện chủ yếu mà các doanh nghiệp lợi dụng để gian lận thuế. Một số thủ thuật mà các doanh nghiệp thường sử dụng để gian lận thuế là:

Không viết hóa đơn cho khách mua hàng, không kê khai doanh thu.

Theo quy định của Luật Thuế GTGT, các doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi có hóa đơn mua hàng đã ghi số thuế GTGT phải thanh toán. Điều này đã khuyến khích doanh nghiệp thực sự quan tâm đến hoá đơn khi đi mua hàng, như vậy sẽ ràng buộc doanh nghiệp muốn bán được hàng thì phải có hóa đơn. Nhưng đối với người tiêu dùng thì hầu như họ không được hưởng lợi gì từ những tờ hoá đơn. Do đó, họ không quan tâm đến hoá đơn khi mua hàng của doanh nghiệp. Lợi dụng điểm này, nhiều trường hợp doanh nghiệp không viết hoá đơn cấp cho khách hàng, như vậy không xác lập chứng từ chứng minh quan hệ mua bán hàng giữa người mua và người bán theo sự quản lý của nhà nước, và doanh nghiệp bán có thể thực hiện kê khai với cơ quan thuế hoặc không kê khai với cơ quan thế. Tình trạng này xảy ra thường xuyên với các ngành hàng như ăn uống dịch vụ, cung cấp hàng tiêu dùng cho nhân dân, v.v.. Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

Viết hóa đơn cho khách hàng với giá thấp hơn giá thực tế thanh toán.

Người tiêu dùng thường không có thói quen lấy hóa đơn và cũng ít quan tâm đến các thông số ghi trên hóa đơn, nhưng trong một số trường hợp do yêu cầu quản lý nhà nước đối với một số mặt hàng như xe gắn máy, ô tô … người tiêu dùng phải có hóa đơn để thực hiện các thủ tục đăng ký sử dụng nên các doanh nghiệp buộc phải cấp hóa đơn cho người mua. Trường hợp này doanh nghiệp ghi giá trên hóa đơn thấp hơn giá thực tế phải thanh toán. Toàn bộ số tiền chênh lệch giữa giá ghi trên hóa đơn và giá thanh toán doanh nghiệp để ngoài sổ sách kế toán, và doanh nghiệp chỉ kê khai số thuế GTGT theo giá ghi trên hóa đơn.

Lập hoá đơn chênh lệch giữa liên một và liên hai.

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp khi viết hoá đơn cho khách hàng phải viết 3 liên được kê giấy than để đảm bảo nội dung các liên như nhau làm cơ sở pháp lý cho hành vi mua bán hàng và phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện hành vi viết liên 1, liên 3 (để làm chứng từ kê khai thuế, hạch toán kế toán tại doanh nghiệp) khác liên 2 (liên giao cho khách hàng) để trốn thuế.

Sử dụng hoá đơn của người khác để bán hàng.

Theo hệ thống quản lý hóa đơn hiện nay, doanh nghiệp được cung cấp hóa đơn do Bộ Tài chính thống nhất phát hành, được quản lý theo từng doanh nghiệp. Trên thực tế, bằng nhiều cách khác nhau có một số hoá đơn chưa ghi nội dung được mua bán bất hợp pháp trong xã hội. Một số doanh nghiệp hoặc cá nhân đã sử dụng loại hoá đơn bất hợp pháp này cung cấp cho người mua để không phải kê khai thuế.

Sử dụng các hóa đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Như phần trên đã nêu, có một số trường hợp doanh nghiệp đã sử dụng các hóa đơn bất hợp pháp để thực hiện kê khai thuế GTGT đầu vào nhằm giảm số thuế GTGT phải nộp.

Nguồn của các hóa đơn bất hợp pháp có trên thị trường để các doanh nghiệp sử dụng. Các doanh nghiệp có được các hóa đơn bất hợp pháp để thực hiện kê khai thuế GTGT đầu vào từ một số nguồn sau:

Thứ nhất: Một số doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng không lấy hóa đơn đã viết cho các doanh nghiệp cần hóa đơn nhưng thực chất không có hàng hóa.

Thứ hai: Lợi dụng sự thông thoáng của luật doanh nghiệp, một số cá nhân đã xin đăng ký thành lập doanh nghiệp để được mua hóa đơn, rồi mang hoá đơn bán ra thị trường một cách bất hợp pháp. Các trường hợp này không phát sinh thuế GTGT nhưng đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp trốn thuế GTGT.

Kế toán và các phương tiện khác.

Để thực hiện gian dối không kê khai đầy đủ số thuế GTGT phải nộp ngân sách và che dấu các hành vi vi phạm pháp luật trên thì doanh nghiệp phải thực hiện việc phản ảnh trên sổ sách kế toán theo nội dụng sai lệch với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cụ thể là: để ngoài sổ sách kế toán doanh thu, hạch toán khống chi phí, giảm thuế GTGT đầu ra, hạch toán khống hóa đơn đầu vào, v.v.. Tất cả các hành vi hạch toán kế toán không đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh là trái quy định của pháp lệnh kế toán thống kê, song vì mục tiêu gian lận thuế đối tượng nộp thuế vẫn thực hiện

2.2.2 Gian lận thuế GTGT tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam-Con số và sự kiện Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

Những phương thức gian lận thuế GTGT và phương tiện thực hiện đã được nêu ở phần trên là thực tế tồn tại trong các doanh nghiệp thương mại nói riêng và nước ta nói chung hiện nay. Để chứng minh cho những lý luận ở trên tác giả xin được đưa ra những dẫn chứng cụ thể:

Hiện nay, lượng hàng hoá trôi nổi, không có nguồn gốc hợp pháp lưu thông trên thị trường nhiều, đặc biệt là các loại hàng hoá phục vụ thiết yếu đời sống của nhân dân. Một số doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp ngành thương mại kinh doanh xăng dầu và vật liệu xây dựng…Khi bán hàng, tuỳ tiện trong việc ghi chép, quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ mua của hàng hoá đó, bán hàng không xuất hoá đơn giao cho khách hàng, không lập bảng kê, không ghi sổ kế toán, không kê khai tính thuế, và dùng khối lượng hàng hoá này để xé rời liên 2, ghi hoá đơn khống cho đối tượng cần hoá đơn GTGT.

Tình trạng bán hàng không xuất hoá đơn diễn ra phổ biến. Theo quy định, khi bán hàng có giá trị thanh toán trên 100.000 đồng, người bán phải có trách nhiệm xuất hóa đơn cho khách hàng. Việc không lập, không giao hóa đơn, hoặc lập và giao hóa đơn không hợp pháp đều bị xem là hành vi trốn thuế. Thế nhưng, qua điều tra của cục quản lý thị trường hàng loạt công ty, trong đó có không ít các công ty lớn, không hề có “khái niệm” xuất hóa đơn khi bán hàng. Điều ngạc nhiên là rất hiếm trường hợp bị xử lý. Hậu quả là, không chỉ ngân sách nhà nước “thất thu” hàng chục tỷ đồng thuế GTGT mỗi ngày, mà chính kiểu kinh doanh không minh bạch đã tạo điều kiện cho hàng lậu hoành hành. Điển hình là các siêu thị bán lẻ lớn như: Siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Khu mua sắm đệ nhất Phan Khang ở Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Phong Vũ….bán hàng và giao chứng từ thanh toán cho khách hàng là “Phiếu nhận tạm ứng/xuất kho nội bộ” mặc dù trên phiếu ghi rõ “giá đã bao gồm thuế GTGT”. Về giá, có mặt hàng được niêm yết đã có thuế, có mặt hàng không nhắc đến đã có thuế hay chưa, nhưng chung quy chứng từ thu tiền của khách cũng chỉ là cụm từ “đã thu tiền” đóng trên phiếu nhận tạm ứng có logo của cửa hàng.

Không chỉ không giao hóa đơn cho khách khi bán hàng có thuế GTGT, nhiều công ty, cửa hàng còn bán hàng không có thuế GTGT. Nhưng dù có thuế hay chưa thì khách cũng không được giao hóa đơn theo đúng quy định. Thậm chí tại một số công ty, hầu như 100% hàng hóa được bán với giá không thuế GTGT. Tổng mức bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2009 đạt 125.000 tỷ đồng, cả nước là 547.495 tỷ đồng, trung bình mức thuế là 10% thì số tiền thu được gần 55.500 tỷ đồng, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là 12.500 tỷ đồng. Nếu lấy số thuế này chia cho 6 tháng số tiền thuế GTGT thu được mỗi ngày là 300 tỷ đồng, trong đó riêng Thành phố Hồ Chí Minh là 68 tỷ đồng/ngày. Trong thực tế, lãnh đạo Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vẫn chưa thống kê số tiền thuế GTGT mà thành phố thật sự thu được mỗi ngày là bao nhiêu. Nhưng qua điều tra, với việc nhiều cửa hàng lớn bán hàng không xuất hóa đơn như là một cách trốn thuế, rõ ràng số tiền thuế GTGT mà nhà nước thất thu là con số không nhỏ.

Bên cạnh tình trạng bán hàng không xuất hoá đơn cho khách hàng, tình trạng làm giá hoá đơn thấp hơn nhiều so với giá bán thực tế cho khách hàng cũng rất phổ biến, tiêu biểu là các nhà nhập khẩu ôtô. Năm 2009, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã có văn bản số 0912 ngày 19/9/2009 gửi Bộ trưởng Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế kiến nghị siết chặt những hành vi gian lận thuế xe ôtô nhập khẩu. VAMA cho biết một mẫu xe ôtô nhập về có thể được khai thấp đi tới 7.800USD so với giá thị trường, giá trên hóa đơn có thể giảm tới 12.500 USD/xe so với giá bán thực. Theo VAMA, ngày càng có nhiều ôtô mới, nguyên chiếc nhập khẩu về dưới dạng là xe đã qua sử dụng. Đồng thời, các nhà nhập khẩu thường lách luật bằng cách khai báo giá trị xe thấp hơn giá thực tế để gian lận thuế.

Trong tháng 6/2009, VAMA đã có cuộc khảo sát về thị trường xe ôtô nguyên chiếc nhập khẩu tại Việt Nam, xem xét kỹ tình hình giá cả từ năm 2006 trở lại đây. Qua đó, Hiệp hội này đã phát hiện những sự chênh lệch bất thường về giữa giá xe được nhà nhập khẩu khai báo tại cảng Việt Nam và giá thực tế trên thị trường nước sản xuất, đặc biệt là sự chênh lệch lớn giữa giá xe bán ra thực tế cho khách hàng và giá xe bán ra ghi trên hoá đơn

Kết quả khảo sát ngày 19/6 của VAMA cho thấy, mẫu xe GM Daewoo Matiz, 796cc, AT mới 100% sản xuất năm 2009 có giá trên thị trường nước sản xuất là từ 6.065 – 7.072 USD/xe. Tuy nhiên, giá nhập khẩu được khai báo tại cảng Việt Nam chỉ là 2.700 – 3.000USD/xe. Tại thị trường Việt Nam, giá bán thực tế cho khách hàng Việt Nam của loại xe này từ 11.800 – 14.900 USD/xe trong khi, giá xe ghi trên hoá đơn chỉ là 10.400USD/xe

Tương tự, với xe Kia Morning 999cc, loại mới 100% sản xuất năm 2009, giá xe tại nước sản xuất là 5.883 – 7.374 USD/xe nhưng khi về cảng Việt Nam, chỉ được khai báo ở mức giá là 3.000USD. Khi bán cho khách hàng Việt Nam, giá bán thực tế của loại xe này lên đến 15.500 – 17.050 USD/xe, còn trên hoá đơn chỉ ghi 9.300 –10.230 USD/xe, giảm tới 6.200-6.820 USD

Nhãn hiệu xe thứ 3 được VAMA khảo sát là xe Hyundai. Mẫu I30, 1600cc nguyên chiếc mới 100% có giá thị trường tại nước sản xuất là 13.366 – 15.394 USD/xe, về đến cảng Việt Nam, mẫu này được khai báo giảm đi trông thấy, ở mức giá từ 7.000 – 7.500 USD/xe. Để mua xe này, khách hàng Việt Nam đã trả tới mức giá là 29.900 – 31.500 USD/xe, nhưng trong hoá đơn, giá chỉ còn là 17.400 – 18.900 USD/xe, giảm đi 12.500-12.600 USD/xe

Có thể thấy qua bảng so sánh này của VAMA, 1 mẫu xe luôn có 2 mức giá khác nhau, giữa thực tế và giá trên giấy tờ để tính thuế

Nếu các khảo sát trên là xác thực thì đối với mẫu xe GM Daewoo Matiz, 796cc, AT, nhà nhập khẩu đã khai giảm đi 3.365 – 4.072 USD/xe, mẫu Kia Morning 999cc được khai thấp đi 2.883 – 4.374 USD/xe, mẫu Hyundai I30, 1600cc được giảm tới 6.366 – 7.894 USD/xe. Nghiễm nhiên, phần giá trị này của xe nhập về sẽ không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Các doanh nghiệp bán xe cũng đã được lợi khổng lồ khi trung bình mỗi xe, có ít nhất từ 1.400USD lên tới 12.500USD thu về nhưng không phải nộp thuế GTGT

Đối với loại xe ôtô 5 chỗ ngồi nhập khẩu nguyên chiếc, các nhà nhập khẩu có chiêu lách luật trốn thuế tinh vi đó là gỡ hàng ghế phía sau để khai thành xe tải Van 2 chỗ ngồi nhằm hưởng ưu đãi thuế. Tính đến ngày 14/9/2009, Cục Hải quan Hải Phòng đã phát hiện 549 chiếc xe ôtô chở người 5 chỗ ngồi trở xuống của 36 doanh nghiệp nhập về nhưng khai là xe tải Van 2 chỗ ngồi, trong đó, có 405 chiếc Daewoo Matiz và 144 chiếc Kia Morning. Số lượng xe nhập khẩu này đã nộp thuế theo khung thuế của xe tải Van 2 chỗ, thấp hơn khung thuế của xe ôtô 5 chỗ chở người.

Sau khi áp thuế của xe chở người dưới 5 chỗ, các doanh nghiệp này sẽ bị truy thu hơn 25,3 tỷ đồng, trong đó, gần 136 triệu đồng là thuế nhập khẩu, hơn 1,2 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng và hơn 23,98 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt. Trên thực tế, loại xe Daewoo Matiz và Kia Morning không có phiên bản tải Van tại nước xuất xứ là Hàn Quốc

Theo VAMA, các nhà nhập khẩu đã có rất nhiều cách lách luật để trốn thuế như cố tình làm giá hoá đơn thấp hơn nhiều so với giá bán thực tế cho khách hàng hay biến xe 5 chỗ thành xe 2 chỗ…. để giảm tiền thuế phải trả. Và như vậy, Nhà nước sẽ bị thất thu nguồn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và cả thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng này. Như vậy, nếu buông lỏng khâu này, ôtô nhập khẩu nguyên chiếc sẽ gia tăng, các nhà sản xuất ôtô trong nước sẽ đứng trước mối nguy bị ôtô nhập lấn át thị phần của mình tại thị trường nội địa.

Trên thực tế, trong 3 năm qua, thị phần ôtô nhập khẩu tại Việt Nam đang phình ra từ tỷ trọng 20% của năm 2006, đến năm 2007 đã tăng lên 23%, năm 2008 tăng mạnh lên 28% và tính tới 8 tháng đầu năm 2009, thị phần ôtô nhập khẩu là 32%. Dự báo năm nay, số lượng xe ôtô nhập có thể chiếm trên 45% so với tổng sản lượng xe ôtô lắp ráp trong nước được tiêu thụ.

Đặc biệt, theo cam kết WTO, đến năm 2018, thuế nhập khẩu ôtô sẽ trở về mức 0%. Với đà này, nếu không có những biện pháp kiểm soát gắt gao, kịp thời thì ngành công nghiệp ôtô trong nước sẽ không thể phát triển được khi khó lòng cạnh tranh nổi với ôtô nhập khẩu trong tương lai. Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

Tình trạng mua bán hoá đơn do Bộ Tài Chính phát hành được bán cho một đơn vị nhất định nhưng được mua bán trên thị trường một cách bất hợp pháp. Thủ đoạn này có thể được thực hiện bằng cách bán hàng không cấp hoá đơn cho khách hàng sau đó dùng liên trống đem ra bán trên thị trường hoặc trên chợ đen. Nổi bật nhất là vụ xét xử vụ mua bán hoá đơn GTGT lớn nhất toàn quốc của Toà án nhân dân Cần Thơ năm 2007, xét xử Huỳnh Quốc Ngọc (sinh năm 1978, ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh). Từ năm 2002, Ngọc cùng 19 đồng bọn lập nên 39 doanh nghiệp “ma” tại Thành phố Hồ Chí Minhvà Cần Thơ, mua hóa đơn GTGT trắng của Chi cục thuế, sau đó xuất bán khống hàng hóa doanh số trên 1.200 tỉ đồng. Bọn chúng thu lợi bất chính gần 14 tỉ đồng và gây thiệt hại cho thuế Nhà nước gần 70 tỉ đồng.

Một vụ xét xử mua bán hoá đơn GTGT lớn nữa là vào năm 2004, có sự tiếp tay của cán bộ thuế do Toà án nhân dân tỉnh Thái Bình thụ lý. Một trong những kẻ chủ chốt trong đường dây phạm tội này là Nguyễn Thị Thoa. Khi có Luật thuế GTGT, Thoa đã cùng chồng là Trần Văn Sở thành lập 35 doanh nghiệp “ma” trong đó 24 doanh nghiệp ở Thái Bình, 11 doanh nghiệp ở tỉnh ngoài để buôn bán hoá đơn GTGT. Giám đốc các doanh nghiệp phần lớn là người thân trong gia đình, trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp không ổn định. Mặc dù các doanh nghiệp này không hề hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ nhưng vẫn được kê khai hạch toán đầy đủ để được mua bán các quyển hoá đơn GTGT của Cục Thuế Thái Bình. Khi có các hóa đơn GTGT, Thoa- Sở tìm nguồn tiêu thụ chủ yếu ở Hải Phòng. Giá bán hoá đơn loại hàng có thuế suất 5% thu 1,5% trên doanh số, loại hàng có thuế suất 10% thu là 2,5% trên doanh số hàng ghi khống trên hoá đơn. Từ năm 2000 đến tháng 9/2002, các doanh nghiệp trá hình của Thoa và đồng bọn đã mua của Cục Thuế Thái Bình 449 quyển hoá đơn GTGT bằng 22. 450 số, bán 18.796 số với doanh thu hàng hoá khống ghi trên hoá đơn hơn 1.114 tỷ đồng, thu lời bất chính 20,8 tỷ đồng. Riêng Thoa thành lập 6 Doanh nghiệp mua của Cục Thuế Thái Bình 167 quyển, thu lời bất chính gần 5,5 tỷ đồng. Sở dĩ việc làm của Thoa- Sở và đồng bọn thông đồng bén giọt là do có sự tiếp tay của các cán bộ ngành thuế. Bị cáo Thoa đã khai tại phiên toà: “Sau khi bán hoá đơn GTGT, nhờ cán bộ chuyên quản Cục Thuế Thái Bình giúp đỡ để tính lợi nhuận”. Tại phiên toà, Viện kiểm soát nhân dân Thái Bình đã truy tố 7 cán bộ thuế tỉnh Thái Bình về tội nhận hối lộ với số tiền hàng trăm triệu đồng. Trong đó có những người giữ chức vụ cao của Cục Thuế Thái Bình như Lương Duyên Tháp – nguyên Trưởng phòng Quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh và quốc doanh huyện thị, Đặng Văn Vinh, Đỗ Kim Trọng- Phó Trưởng phòng. Tuy nhiên, số tiền mà các bị cáo nhận rất nhỏ so với số tiền mà các đối tượng nộp thuế đã khai đưa hối lộ. Việc 35 doanh nghiệp trá hình hoạt động phạm pháp, riêng tỉnh Thái Bình có 24 doanh nghiệp, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, hàng chục vạn tờ hoá đơn khống đã được đưa ra thị trường là do những lỗ hổng lớn gây hậu quả xấu về kinh tế.

Về vấn đề hoàn thuế GTGT, đây là một vấn đề nổi cộm, một vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý bởi cả tính chất phức tạp của vấn đề cùng với sự mới mẻ cuả nghiệp vụ hoàn thuế GTGT và với sự chắp vá của các văn bản pháp luật. Lợi dụng những kẽ hở trong luật mà doanh nghiệp thường có các thủ đoạn sau: trước hết, doanh nghiệp chế biến tổ chức thu mua nông sản của nông dân để sơ chế sau đó bán lại cho doanh nghiệp xuất khẩu. Khi mua nông sản từ nông dân, doanh nghiệp chế biến sẽ lập bảng kê hàng hoá mua vào trong đó có đầy đủ các thông tin: số lượng, giá trị các mặt hàng đã mua, ngày tháng mua, địa chỉ của người bán. Nhưng những thông tin này đều do doanh nghiệp “tự vẽ ra”và được sắp xếp rất tinh vi như lập hoá đơn qua nhiều khâu nhiều công đoạn ở nhiều địa phương khác nhau để tránh sự kiểm tra kiểm soát, đối chiếu bảng kê, hoá đơn của cơ quan thuế. Khi “bán” nông sản đã qua “sơ chế” cho doanh nghiệp xuất khẩu thì doanh nghiệp chế biến sẽ xuất hoá đơn cho doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó cũng ghi đầy đủ các thông số: giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng giá thanh toán. Những thông tin này là ảo và các doanh nghiệp xuất khẩu đều thực hiện xuất khẩu qua biên giới đất liền.

Tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu mở tờ khai hải quan về hàng nông sản đã xuất khẩu gửi cho cơ quan hải quan kèm theo hợp đồng mua bán nông sản. Ký với bên nhập khẩu, hoá đơn GTGT bán hàng cho nước ngoài, chứng từ thanh toán hoặc xác nhận thanh toán của khách hàng nước ngoài để chứng minh hàng hoá đã được xuất khẩu.Việc chứng minh này được thực hiện bằng cách câu kết với phía nước ngoài lập các hợp đồng kinh tế, các hoá đơn GTGT, chứng từ thanh toán khống. Sau đó sử dụng hàng kém phẩm chất hoặc mượn hàng của tư thương dán nhãn hàng xuất khẩu rồi xuất qua cửa khẩu trước sự làm ngơ của nhân viên hải quan vì đã bị mua chuộc hoặc thậm chí không có hàng nào được xuất khẩu qua cửa khẩu. Sau khi ra khỏi cửa khẩu, số “nông sản xuất khẩu” này có thể được trở lại Việt Nam theo các con đường khác nhau để xuất khẩu tiếp. Sau đó doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ hoàn thuế gồm công văn đề nghị hoàn thuế, bảng kê khai tổng hợp số thuế đầu vào, bảng kê hàng hoá mua vào, bán ra gửi cơ quan thuế.

Tính đến năm 2008, cơ quan thuế đã kiểm tra ngẫu nhiên hơn 30.000 bộ hồ sơ trong tổng số hồ sơ các doanh nghiệp gởi đến cơ quan thuế đề nghị hoàn, thì thấy tổng số tiền thuế đề nghị hoàn chỉ cho số hồ sơ này lên đến 18.054 tỷ đồng.

Cơ quan thuế các cấp đã kiểm tra hồ sơ hoàn thuế tại nhiều sở và đã loại trừ 4.272 hồ sơ không đủ căn cứ hoàn thuế: mắc các sai phạm về hành chính thuế hoặc phát hiện có mâu thuẫn về số liệu kê khai xin hoàn thuế, không đủ độ tin cậy… với số tiền là 3.138 tỷ đồng, bằng 17,4% số tiền đề nghị hoàn.

Đối với các hồ sơ hợp lệ theo quy định: cơ quan thuế đã xử lý hoàn thuế cho 16.341 đơn vị với số tiền hoàn thuế là 14.916 tỷ đồng, trong đó hoàn thuế cho hàng hoá xuất khẩu khoảng 80%. Hoàn thuế cho hàng hoá là nông lâm thuỷ sản chưa qua chế biến, xuất khẩu qua đường biên giới đất liền khoảng 5 – 7% tổng số tiền hoàn thuế.

Tình hình kiểm tra sau hoàn thuế: cơ quan thuế đã tổ chức kiểm tra sau hoàn thuế được 3.521 cơ sở xin hoàn thuế, đã phát hiện 2 loại vi phạm:

  • Loại vi phạm hành chính thuế có 1.490 trường hợp với số thuế được hoàn là 140 tỷ đồng và đã thu hồi 78 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Số còn lại đang áp dụng nhiều biện pháp để truy thu tiếp. Đây là các sai phạm mang tính chất hành chính.
  • Loại vi phạm nghiêm trọng cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự là trên 300 trường hợp chiếm 0,45% số doanh nghiệp. Nhưng do không có chức năng điều tra, khởi tố vụ án như các nước trên thế giới nên cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ cho các cơ quan pháp luật để điều tra khởi tố vụ án.

Cơ quan thuế đã phát hiện chuyển sang cho cơ quan điều tra khởi tố hơn 300 hồ sơ với tổng số tiền hơn 400 tỷ đồng.

Cơ quan Công an điều tra đã phát hiện 13 hồ sơ với số tiền trên 100 tỷ đồng. Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

Đã kết thúc được 12 vụ, số tiền thuế vi phạm theo kết quả điều tra khoảng 80 tỷ đồng. Trong số 12 vụ đã kết thúc điều tra đã có 4 vụ án đưa ra xét xử: tổng số tiền vi phạm xác định là 34,4 tỷ đồng, số tiền đã thu hồi lại cho ngân sách nhà nước là 32,7 tỷ đồng

Ngoài ra còn có hiện tượng các doanh nghiệp thương mại kiếm lời thông qua báo cáo thuế, tức các doanh nghiệp lập báo cáo thuế làm sao để đầu vào lớn, đầu ra nhỏ, miễn “âm” là có lời. Nhìn số lượng hàng hoá bán ra ào ạt quanh năm và lượng khách tấp nập của các siêu thị lớn, ai cũng nghĩ rằng họ sẽ đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước, thế nhưng, thực tế các siêu thị lớn đó đều có báo cáo thuế âm. Điển hình có Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim, doanh thu hàng tháng của Công ty này lên đến 200 tỷ đồng/tháng, vậy mà tính đến nay, số thuế GTGT mà Nhà nước nợ Nguyễn Kim lên đến 8 tỷ đồng. Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã làm cuộc điều tra việc khai báo thuế của Công ty Nguyễn Kim và cho biết: Tháng 11-2008, khai báo thuế VAT âm 5,7 tỷ đồng; tháng 12 dương 11 tỷ đồng nhưng trừ phần âm của tháng trước nên chỉ nộp 5,3 tỷ đồng, tháng 1-2009 nộp 5,6 tỷ đồng và bắt đầu tháng 2 trở đi số thuế luôn luôn âm. Cụ thể, tháng 2 âm 4,6 tỷ đồng; tháng 3 âm 3 tỷ đồng (thành 7 tỷ đồng); tháng 4 âm tiếp 3 tỷ đồng (thành 10 tỷ đồng); chỉ tháng 5 và 6 dương được hơn 2 tỷ đồng. Sau khi cấn trừ với số âm trước, đến nay nhà nước nợ Nguyễn Kim đến… 8 tỷ đồng.

Số thuế âm cao nhất là Công ty Đệ Nhất Phan Khang (đường Hoàng Văn Thụ quận Tân Bình) với số tiền âm đến nay là trên 20 tỷ đồng. Cục thuế mới chỉ nghiên cứu bản khai tháng 6/2009 đã thấy đầu vào được khai là 62 tỷ đồng, nhưng đầu ra chỉ… 29 tỷ đồng.

Theo thống kê của Cục thuế Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2009, cơ quan thuế chỉ mới kiểm tra được 3% số lượng doanh nghiệp, tức khoảng 2.500 doanh nghiệp trong tổng số 80.000 doanh nghiệp trên địa bàn, số tiền vi phạm thu được là 850 tỷ đồng. Về việc xử lý hình sự, cả năm 2008, cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ 20 doanh ngiệp sang cơ quan công an điều tra để xử lý hình sự và 6 tháng đầu năm 2009, đã chuyển tiếp 2 vụ nữa. Nếu so với thực tế hiện nay thì số lượng đó quá ít để “làm sạch” thị trường, chống thất thu ngân sách và tạo sự công bằng trong hoạt động kinh doanh.

Theo thống kê của Tổng cục thuế năm 2009, tổng số hồ sơ đã được ngành thuế kiểm tra là gần 967.000. Số hồ sơ thuế kiểm tra tại trụ sở chiếm trên 90%, còn lại là kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Trong đó, số thuế phát hiện qua kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế là 1.120 tỷ đồng. Số thuế truy thu và phạt khi kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là 1.510 tỷ đồng, tỷ lệ tiền thuế đã nộp/số thuế truy thu và phạt là 36%.

Không xuất hóa đơn, doanh nghiệp khai lỗ, trốn thuế. Không xuất hóa đơn, không xác định sản phẩm đầu ra –đầu vào, tạo điều kiện để hàng giả hoành hành trên thị trường. Không xuất hóa đơn, nơi bán giá có thuế, nơi bán giá không thuế, gây cạnh tranh không lành mạnh, chỉ cạnh tranh về giá có thuế, giá không thuế mà không cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Kết quả là Doanh nghiệp có lợi, nhà nước thất thu, người tiêu dùng không được bảo vệ.

Các con số và sự kiện tiêu biểu trên đây khiến các nhà làm luật và các nhà quản lý không thể khoanh tay đứng nhìn mà cần bắt tay ngay vào việc chống gian lận thuế GTGT một cách tích cực hơn nữa trong thời gian tới.

2.3 Nguyên nhân gian lận thuế GTGT tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam

Kể từ khi ban hành cho đến nay, bên cạnh những tác động tích cực do thuế GTGT mang lại thì một hiện tượng tiêu cực khá nghiêm trọng nảy sinh trong quá trình thực thi thuế GTGT là gian lận và chiếm đoạt tiền thuế mà dưới đây là các nguyên nhân chính:

2.3.1 Về cơ chế chính sách Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

Đối với hoá đơn chứng từ:

  • Do luật doanh nghiệp quá thông thoáng, thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản, không có sự kiểm tra kịp thời sau đăng ký kinh doanh, chưa theo dõi được liên tục tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký. Do vậy, hàng ngàn doanh nghiệp không kinh doanh hoặc đã bỏ kinh doanh nhưng không được phát hiện kịp thời, trong khi cơ quan thuế vẫn bán hoá đơn trên cơ sở hồ sơ đăng ký kinh doanh đã được cấp.
  • Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp: qui định hiện hành là không phải lập bảng kê hoá đơn bán hàng (mẫu 02/GTGT). Do vậy, cơ quan thuế không có cơ sở để kiểm tra, đối chiếu việc sử dụng hoá đơn của các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, trong khi các hoá đơn này được khấu trừ theo tỷ lệ % trên giá mua vào.
  • Theo qui định tại công văn số 6615/TC/TCT ngày 16/7/2001 của Bộ Tài chính: đối với số hàng hoá bán lẻ cho khách hàng không lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị bán hàng phải lập một hoá đơn chung cho số hàng này và liên 2 (giao cho khách hàng) được lưu tại quyển. Nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện qui định này và vẫn xé liên 2, gây thất lạc, mất. Đồng thời một số doanh nghiệp đã lợi dụng việc không phải giao liên 2 cho khách hàng để báo mất những liên 2 này và dùng để xuất hàng hoá, dịch vụ cho các đơn vị hoặc bán cho người khác sử dụng.
  • Việc xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng hoá đơn hiện nay không được qui định tại nhiều văn bản khác nhau, không thống nhất hoặc không cụ thể, gây khó khăn cho việc thực hiện xử lý vi phạm ở các địa phương (Nghị định 49/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ, Thông tư 30/2001/TT-BTC ngày 16/5/2001 của BTC sửa đổi Thông tư 128/1998/TT-BTC ngày 22/9/1998 hướng dẫn thực hiện Nghị định 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ; Quyết định số 31/2001/QĐ-BTC ngày 13/4/2001 của Bộ trưởng BTC sửa đổi Quyết định 885/1998/QĐ-BTC ngày 16/7/1998 của Bộ trưởng BTC…).
  • Hành vi in ấn, mua bán hoá đơn giả chưa được Bộ Luật hình sự xác định là tội phạm nên chưa răn đe, ngăn chặn được các hành vi vi phạm này (điều 164 Bộ luật hình sự chỉ qui định về “tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả”).
  • Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa xây dựng các hệ thống chỉ tiêu chí chuẩn về doanh nghiệp để áp dụng quản lý doanh nghiệp thông qua hệ thống máy tính; Nhà nước chưa có luật qui định bắt buộc các doanh nghiệp kết nối mạng máy tính của doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước trong đó có nội dung nhận, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng); chưa qui định việc khai thác trên mạng về số liệu, thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đối với Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành:
  • Về thuế suất thuế GTGT: hiện đang tồn tại 3 mức thuế suất (0%, 5%, 10%), mức thuế suất đối với một số hàng hoá, dịch vụ vừa phân biệt theo tính chất hàng hoá, vừa phân biệt theo công dụng nên phức tạp trong việc xác định mức thuế suất (ví dụ: thuế suất đối với sản phẩm cơ khí là 5%, sản phẩm cơ khí tiêu dùng là 10%). Đồng thời một số mặt hàng lại chỉ phân biệt theo công dụng hàng hoá nên trong nhiều trường hợp gây ra sự bất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh. Ví dụ: 02 doanh nghiệp cùng mua nhựa hạt để sản xuất, thuế suất thuế GTGT đầu vào là 10%, doanh nghiệp A sản xuất đồ chơi trẻ em, thuế suất thuế GTGT đầu ra là 5%, doanh nghiệp B sản xuất các sản phẩm tiêu dùng khác, thuế suất thuế GTGT đầu ra là 10%. Như vậy, 02 doanh nghiệp cùng sản xuất sản phẩm nhựa, nhưng doanh nghiệp A có lợi thế cao hơn do khả năng được hoàn thuế lớn hơn.
  • Tình trạng xuất khẩu hàng hoá qua biên giới đất liền và một số trường hợp xuất hàng cho công ty của người Việt Nam ở nước ngoài phổ biến thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, không phù hợp với qui định thanh toán hàng hoá xuất khẩu, gây nhiều sơ hở lợi dụng trong kê khai hàng hoá xuất khẩu để lấy tiền hoàn thuế của ngân sách nhà nước.
  • Về hoàn thuế: một số doanh nghiệp lợi dụng các qui định của Luật thuế GTGT, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thành lập nhiều doanh nghiệp thành hệ thống để kinh doanh trốn lậu thuế, lập hồ sơ khống để hoàn thuế rút tiền ngân sách nhà nước. Số lượng các doanh nghiệp lợi dụng lập hồ sơ khống để xin hoàn thuế tuy không nhiều nhưng mức độ vi phạm nghiêm trọng, hoạt động có tổ chức, liên kết giữa nhiều doanh nghiệp ở nhiều địa phương khác nhau, thủ đoạn tinh vi, qui mô lớn. Thậm chí có trường hợp thông đồng với cán bộ quản lý Nhà nước, số tiền chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng/đơn vị, chủ yếu là đối tượng hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu qua đường biên giới đất liền.

2.3.2  Về tổ chức quản lý Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

Đối với cơ quan thuế:

Việc triển khai thực hiện các qui trình quản lý, các văn bản chỉ đạo của

Tổng cục thuế chưa được coi trọng, chưa phát huy được hiệu quả, cụ thể như:

  • Việc phối hợp quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế (bộ phận bán ấn chỉ, các bộ phận quản lý thuế) chưa có quy chế cụ thể, chưa đáp ứng đúng yêu cầu: nhanh, chính xác để phục vụ tốt cho công tác quản lý thuế.
  • Sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý thu với các bộ phận thanh tra – kiểm tra ở cơ quan thuế các cấp chưa chặt chẽ, mang tính rời rạc, riêng lẻ, dẫn đến thông tin và kết hợp kiểm tra khi phát hiện đối tượng nộp thuế có các hành vi khai gian lận, trốn thuế hoặc có hành vi không chấp hành các qui định của cơ quan thuế…. Không được phát hiện kịp thời, số lượng và chất lượng của các cuộc kiểm tra đạt hiệu quả chưa cao.
  • Chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra chưa được xây dựng và thực hiện tốt, nếu có thì cũng chưa rõ ràng, cụ thể, không có trọng tâm, trọng điểm.
  • Hoạt động thông tin, nối mạng giữa các cơ quan thuế còn hạn chế nên không thể nắm được đầy đủ, kịp thời các hoạt động kinh doanh và tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp khi cần thiết. Mặt khác, do công tác xác minh, đối chiếu hoá đơn giữa các địa phương hiện nay vẫn làm theo phương pháp thủ công (xác minh bằng văn thư), vì vậy không phát hiện kịp thời việc sử dụng các hoá đơn đã thông báo mất, thông báo hết hiệu lực sử dụng, hoá đơn mua bán bất hợp pháp…
  • Lực lượng kiểm tra, thanh tra về thuế còn ít, chất lượng cán bộ về chương môn nghiệp vụ chưa cao, chưa có kinh nghiệm nên không thể đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, phục vụ cho công tác quản lý. Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì cơ quan thuế không có chức năng điều tra, từ đó việc quản lý, thanh tra, kiểm tra khi phát hiện có những dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan thuế không thể tiếp tục dùng các biện pháp cho việc điều tra, khai thác sâu hơn để kết luận sai phạm cụ thể, chỉ tiến hành kiểm tra được trên sổ sách, chứng từ kế toán do doanh nghiệp cung cấp do đó hạn chế đến kết quả thanh tra, kiểm tra.
  • Công tác thanh tra, kiểm tra hiện tại được thực hiện chỉ qua 1 khâu, các biên bản thanh tra, kiểm tra về thuế nếu không bị khiếu nại, tố cáo thì hầu như không được phúc tra (xem xét lại) nên dễ dẫn tới việc buông lỏng quản lý, sót nguồn thu hoặc dễ tạo điều kiện cho một số cán bộ thoái hoá thông đồng với doanh nghiệp gây thất thu ngân sách nhà nước.

Sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan quản lý chưa đồng bộ, chưa tốt như: Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

  • Việc cấp giấy phép kinh doanh của cơ quan Bộ, Sở Đầu tư, UBND tỉnh – thành phố các cấp không gắn liền với việc kê khai đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế của các đơn vị với cơ quan thuế, từ đó nhiều doanh nghiệp tuy có quyết định thành lập nhưng địa điểm và hoạt động ở đâu, từ bao giờ, cơ quan thuế cũng như cơ quan ban hành quyết định thành lập doanh nghiệp cũng không tìm ra.
  • Do việc Ngân hàng phải đảm bảo bí mật về thông tin và quyền lợi của người gửi tiền (chủ tài khoản) nên sự phối hợp giữa cơ quan thuế và ngân hàng trong việc thực hiện cưỡng chế để đảm bảo thu đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước của đối tượng nộp thuế theo qui định của pháp luật chưa được thực hiện.

Xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan chức năng còn chậm và chưa nghiêm là một nguyên nhân làm cho việc chiếm dụng tiền thuế ngày càng nghiêm trọng. Cụ thể là một số doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT bị cơ quan thuế và công an phát hiện có sự gian lận, nhưng cho đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm với nhiều lý do như thiếu kinh phí, con người để điều tra, xác minh hoặc tội danh chưa rõ. Đối với những trường hợp đã bị xử lý thì mức phạt chưa nghiêm không có tác dụng răn đe, giáo dục.

Việc cưỡng chế thi hành các quyết định xử lý về thuế, về phạt có nhiều bất cập về lực lượng, tổ chức, các trình tự thủ tục cưỡng chế đảm bảo thu đủ tiền thuế, tiền phạt…

Công tác thống kê, khai thác thông tin kinh tế – xã hội trong công tác quản lý thu thuế bị coi nhẹ dẫn đến các cơ quan quản lý Nhà nước không nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh ở địa phương nên khi kiểm tra không so sánh đối chiếu được thực lực, khả năng nguồn hàng của địa phương cung cấp để từ đó có cơ sở đối chiếu, đấu tranh với các hành vi sai phạm, cũng như hoạch định chính sách kinh tế của địa phương.

Về phía cơ quan pháp luật (Công an, Viện kiểm soát) do lực lượng cán bộ chưa nắm rõ và cập nhật đầy đủ các chính sách, chế độ, nghiệp vụ trong lĩnh vực thuế, chưa quan tâm được nhiều tới việc bố trí lực lượng đủ mạnh để phối hợp thường xuyên với cơ quan thuế trong công tác điều tra xác định rõ hành vi sai phạm của các đối tượng trong lĩnh vực thuế để xử lý công khai kịp thời các tội phạm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, nhằm giáo dục răn đe các đối tượng khác trong việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế.

Việc trao đổi thông tin, uỷ thác điều tra, xác minh giữa Việt Nam và các nước khác trong lĩnh vực thuế còn hạn chế.

2.3.3  Nguyên nhân khác

Một số tổ chức, cá nhân kinh doanh cố tình thực hiện các hành vi vi phạm qui định về quản lý, sử dụng hoá đơn. Một số người mua hàng thông đồng với người bán hàng để mua hoá đơn khống chỉ, nâng giá hàng cao hơn thực tế, lập hoá đơn khống (không có hàng hoá) để trốn thuế, để được khấu trừ, hoàn thuế, hợp lý hoá các khoản chi bất hợp pháp hoặc thanh toán tài chính trong các doanh nghiệp, các cơ quan thụ hưởng ngân sách nhà nước.

Một số tổ chức, cá nhân kinh doanh do hiểu biết không đầy đủ các qui định về quản lý, sử dụng hoá đơn nên đã vô tình có các hành vi vi phạm các qui định về quản lý, sử dụng hoá đơn trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thu tiền.

Từ thực trạng gian lận thuế GTGT và những nguyên nhân gian lận thuế GTGT trên đây cho thấy tình hình gian lận của các doanh nghiệp thương mại thông qua trốn thuế và chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà nước thông qua hoàn thuế thật sự là tinh vi với rất nhiều hình thức khác nhau. Các nguyên nhân chính của tình trạng gian lận này xuất thân cả từ phía cơ chế chính sách của nhà nước, từ bản thân cơ quan thuế và cả từ chính đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp thương mại. Do vậy, để phòng chống gian lận tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam hiện nay, các nhà làm luật và các nhà quản lý cần tiếp tục hoàn thiện luật thuế GTGT và đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật thuế GTGT. Luận văn: Thực trạng gian luận thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Luận văn: Biện pháp phòng chống gian luận thuế GTGT tại VN

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x