Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội, giai đoạn 2014-2017 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chn đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia, tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn để phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh. Con người luôn quan tâm đặc biệt tới đất đai vì đất là tài nguyên có hạn, nó gắn liền với cuộc sống của con người, có tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái. Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

Theo đà phát triển kinh tế của đất nước, tốc độ tăng trưởng của các khu dân cư ngày càng mạnh mẽ. Đất đai thực sự có giá và giá rất cao, do đó cần phải có sự kiểm soát của Nhà nước về đất đai. Để kiểm soát được tình hình sử dụng đất, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý và sử dụng đất đai. Tuy nhiên, do sức ép của nhu cầu phát triển và đòi hỏi thực tế của cuộc sống mà thị trường bất động sản vẫn ngấm ngầm diễn ra sôi động hiện tượng mua bán đất, đầu cơ đất, lấn chiếm tràn lan đã đặt ra cho Nhà nước nhiều vấn đề cần được xem xét và giải quyết. Một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay đối với đất đai là phải có một cơ chế quản lý, sử dụng đất sao cho phù hợp với yều cầu phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Để làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung, đất phi nông nghiệp nói riêng thì không thể không đề cập đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở ở đô thị. Đăng ký đất đai tuy chỉ là một thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm thiết lập hồ sơ địa chính cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhưng nó liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp thuộc về cơ sở pháp lý và những quan hệ xã hội bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mọi tổ chức cá nhân.

Hà Nội, là trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học, kinh tế của cả nước. Quận Thanh Xuân là một trong các quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nằm chếch về trục phía Tây Nam của thành phố Hà Nội. Quận Thanh Xuân đang trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá, việc quản lý và sử dụng đất đai ở đây càng phải hợp lý và chặt chẽ. Nhìn lại quá trình lịch sử từ khi thành lập đến nay, quận Thanh Xuân đã có nhiều thành tựu và biến đổi to lớn nhất là trong những năm gần đây, song còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Tình hình khiếu nại của một số hộ gia đình tại Quận về vấn đề nhà cửa kéo dài hàng năm nhưng chưa được giải quyết thoả đáng khiến họ phải chờ đợi. Chính vì thế cần phải đẩy mạnh công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và đất phi nông nghiệp nói riêng, để người dân yên tâm ở, ổn định đời sống. Cũng thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, sẽ giúp cho Nhà nước có cơ sở quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai, để từ đó có những hoạch định chính sách cho phù hợp với thực tế.

Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu, qua thực tiễn thi hành và áp dụng để hoàn thiện cơ chế đồng bộ đảm bảo cho việc thi hành các quy định về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất để đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Đó cũng là lý do khiến tôi chọn đề tài Đánh giá công tác cp giy chng nhquyn s dng đất phi nông nghip trên địa bàn qun Thanh Xuân thành ph Hà Ni, giai đon 2014-2017”.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đất Đai

2. Mc tiêu nghiên cu Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

  • Đánh giá thực trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Thanh Xuân.
  • Đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2017 tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Xác định những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp. Đề xuất giải pháp thích hợp góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCNQSD đất, cũng như hỗ trợ việc quản lý đất đai trên địa bàn quận Thanh Xuân.

3. Ý nghĩa ca đề tài

3.1. Ý nghĩa trong thc tin

Tìm hiểu và đánh giá công tác cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân so sánh với các địa phương khác, đưa ra giải pháp thúc đẩy công tác cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp.

3.2. Ý nghĩa trong khoa hc

Khoá luận tốt nghiệp là một cơ hội tốt để tôi củng cố những kiến thức đã tiếp thu trong nhà trường và áp dụng vào thực tế công việc. Luận văn tốt nghiệp giúp tôi nắm được thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp. Qua đó tôi biết cách thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu, biết cách trình bày một báo cáo khoa học hoàn chỉnh.

CHƯƠNG 1: TNG QUAN TÀI LIU

1.1. Khái quát về đất phi nông nghip và giy chng nhn quyn s dng đất, quyn s hu nhà và các tài sn khác gn lin vi đất Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

1.1.1. Khái quát về đất phi nông nghip

Đất phi nông nghiệp là loại đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp như: đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các h́nh thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

1.1.2. Phân loi đất nông nghip

Theo Luật đất đai năm 2013, Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau [11]

  • Đất ở gồm đất ở nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
  • Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
  • Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.

1.1.3. Khái nim v giy chng nhn quyn s dng đất, quyn s hu nhà và các tài sn khác gn lin vi đất Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân 

Theo luật đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất” [11].

Vì vậy, GCNQSD đất là chứng thư pháp lí xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Đây là một trong những quyền quan trọng được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm. Thông qua GCNQSD đất, Nhà nước xác lập mối quan hệ pháp lí Nhà nước – chủ sở hữu đất đai với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng. Mặt khác GCNQSD đất còn có ý nghĩa xác định phạm vi giới hạn quyền và nghĩa vụ của mỗi người sử dụng đất được phép thực hiện (về mục đích, thời hạn và diện tích sử dụng).

GCNQSD đất luôn bao gồm cả nội dung pháp lí và nội dung kinh tế. Trong một số quan hệ chuyển dịch quyền sử dụng đất, GCNQSD đất có giá trị như một “Ngân phiếu”.

Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên & Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có 04 trang mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền văn hoa trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây:

  • Trang 1 gồm: Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ. Mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA000001, được in mầu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường”.
  • Trang 2 in chữ mầu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở và công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
  • Trang 3 in chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi khi cấp Giấy chứng nhận”.
  • Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi khi cấp giấy chứng nhận”; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất [2].

1.2. Cơ s khoa hc và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cp GCNQSD đất, nhà và tài sn khác gn lin vi đất Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

1.2.1. S cn thiết và vai trò ca cp GCNQSD đất, nhà và tài sn khác gn lin vi đất

S cn thiết cp GCNQSD đất, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đất:

Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mở ra cho đất nước nhiều triển vọng về phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, song song với những thuận lợi đó là hàng loạt những khó khăn và thách thức mà Nhà nước ta phải đối mặt. Để đáp ứng được với quá trình trên, Đảng và Nhà nước ta đang từng bước tiến hành chủ trương, đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước; phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Và việc đảm bảo chế độ sở hữu của Nhà nước về đất đai là hết sức cần thiết, cần được thực hiện và hoàn thiện. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, hộ gia đình và cá nhân (gọi chung là người sử dụng đất) sử dụng một cách ổn định và lâu dài. Khi giao đất, Nhà nước không chỉ giao cho người dân những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với đất được giao mà Nhà nước còṇ bảo hộ cho họ những quyền và nghĩa vụ đó: Đó là việc cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ dân khi họ được giao đất.

Đối với nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao cho các tố chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và mọi người sử dụng đất đều phải tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất. Đây là một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đối với mọi đối tượng sử dụng đất trong các trường họp như: đang sử dụng đất chưa đăng ký, mới được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đất đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng ký và cấp GCN bởi vì:

  • GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong việc sử dụng đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng đất đai trong việc chấp hành luật đất đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm,… đất đai.
  • GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.

Đối tượng của quản lý Nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích trong phạm vi lănh thổ các cấp hành chính. Nhà nước muốn quản lý chặt chẽ đối với toàn bộ đất đai, thì trước hết phải nắm vững toàn bộ các thông tin về đất đai theo yêu cầu của quản lý. Các thông tin cần thiết cho quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm:

  • Đối với đất đai Nhà nước đã giao quyền sử dụng, cần có các thông tin sau: tên chủ sử dụng đất, vị trí, hình thể, kích thước (góc, cạnh), diện tích, hạng đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những thay đổi trong quá trình sử dụng và cơ sở pháp lý.
  • Đối với đất chưa giao quyền sử dụng, các thông tin cần có là: vị trí, hình thể, diện tích, loại đất

Tất cả các thông tin trên phải được thế hiện chi tiết tới từng thửa đất. Thửa đất chính là đơn vị nhỏ nhất mang các thông tin về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý của đất đai theo yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai. Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

GCN đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên thị trường, góp phần hình thành và mở rộng thị trường bất động sản: Từ trước đến nay, ở nước ta thị trường bất động sản vẫn chỉ phát triển một cách tự phát (chủ yếu là thị trường ngầm). Sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường này hầu như chưa tương xứng. Việc quản lý thị trường này còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin. Vì vậy, việc kê khai đăng ký, cấp GCN sẽ tạo ra một hệ thống hồ sơ hoàn chỉnh cho phép Nhà nước quản lý các giao dịch diễn ra trên thị trường, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích. Từ đó góp phần mở rộng và thúc đẩy sự phát triển của thị trường này.

Đối với công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Trước hết kết quả của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động gián tiếp đến công tác cấp GCN thông qua việc giao đất. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chính là căn cứ cho việc giao đất, mặt khác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp GCN vì nó cung cấp thông tin cho việc xác minh những mảnh đất có nguồn gốc không rõ ràng.

Đối với công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất: Nó giúp việc xác định đúng đối tượng được đăng ký, xử lý triệt để những tồn tại do lịch sử để lại, tránh được tình trạng sử dụng đất ngoài sự quản lý của Nhà nước.

Như vậy, việc đăng ký và cấp GCN nằm trong nội dung chi phối của quản lý Nhà nước về đất đai. Thực hiện tốt việc cấp GCN sẽ giúp cho việc thực hiện tốt các nội dung khác của quản lý Nhà nước về đất đai.

Vai trò ca vic cp GCNQSD đất, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đất:

Vai trò của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy GCNQSD đất là chứng thư pháp lý xác định QSD đất đai hợp pháp của người SDĐ. Đây là một trong những quyền quan trọng được người SDĐ đặc biệt quan tâm. Thông qua công tác cấp GCNQSD đất, Nhà nước xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất đai với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng. Công tác cấp GCNQSD đất giúp Nhà nước nắm chắc được tình hình đất đai tức là biết rõ các thông tin chính xác về số lượng và chất lượng, đặc điểm về tình hình hiện trạng của việc quản lý SDĐ. Nhà ở gắn liền với đất ở, việc quản lý Nhà nước về sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở hết sức phức tạp. Nhà ở lộn xộn do quản lý phân tán bị buông lỏng trong một thời gian dài nên trật tự kỉ cương giảm. Tình trạng xây dựng cơi nới trái phép, không phép diễn ra thường xuyên. Người sở hữu nhà ở, sử dụng đất ở muốn làm gì cũng được không theo quy định chung, dẫn đến tình trạng hiệu lực quản lý thấp, nên xẩy ra các vụ kiện tụng, khiếu nại, tố cáo diễn ra thường xuyên đòi hỏi Nhà nước giải quyết kịp thời, dứt điểm. Do đó đòi hỏi công tác đăng ký cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở ngày càng cấp thiết.

Một điểm mới trong hoạt động về nhà, đất ở nước ta là thị trường bất động sản. Đây là một loại hình thị trường mới còn non trẻ, nên chưa được sự quan tâm chú ý của Nhà nước, chưa có quan niệm đúng đắn trong nhân dân. Do đó nó diễn ra một cách tự phát, chưa thống nhất. Hoạt động trao tay và không có sự đảm bảo bằng các văn bản pháp luật nào. Để thị trường bất động sản tham gia vào thị trường một cách đồng bộ đảm bảo sự phát triển hiệu qủa và bền vững yêu cầu Nhà nước phải quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này bằng các đề ra chính sách pháp luật cụ thể, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, xác định chủ sở hữu nhà ở, chủ sử dụng đất ở đích thực là cần thiết và cấp bách.

Kê khai đăng ký, xét cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là cơ sở cần thiết và tạo tiền đề cho việc thực hiện tốt tất cả các nội dung nhiệm vụ quản lý Nhà nước về nhà, đất. Kết quả kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác thực trạng tình hình sở hữu, sử dụng nhà, đất để đánh giá, đề xuất bổ sung hoặc điều chỉnh các chủ trương, chính sách, chiến lược quản lý sử dụng đất, nhà. Hồ sơ địa chính còn làm căn cứ đầy đủ, khoa học và tin cậy nhất cho công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai, công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, thu hồi đất, công tác phân hạng và định giá nhà, đất.

Vai trò của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất:

  • GCNQSD đất là giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng.
  • Cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhằm tạo điều kiện để các chủ sử dụng thực hiện những quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp,…
  • GCNQSD đất là điều kiện để đất đai được tham gia vào thị trường bất động sản.

1.2.2. Cơ s pháp lý để giy chng nhn quyn s dng đất, quyn s hu nhà và các tài sn khác gn lin vi đất Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đất đai, đối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống chính sách đất đai, tạo hành lang pháp lý trong quản lý và sử dụng đất trong phạm vi cả nước. Thông qua hiến pháp, luật đất đai và các văn bản pháp luật về đất đai khác, nhà nước ta thực hiện quyền sở hữu về đất đai bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất của các cơ quan quyền lực, để đảm bảo thực hiện mục tiêu “Nhà nước thng nht qun lý toàn bộ đất đai theo quy hoch và pháp lut” .

Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của chình phủ về quyền sử hữu nhà ở và QSDĐ ở đô thị.

  • Nghị định 176/1999/NĐ-CP 22/12/1999 của chính phủ về lệ phí trước bạ.
  • Nghị định 38/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của chính phủ về thu tiền SDĐ.
  • Chỉ thị 18/1999/CT-TT 01/7/1999 của chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thiện công tác cấp QCNQSDĐ đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000.

Khi đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá kéo theo những phát sinh trong quá trình sử dụng đất, Luật đất đai cũ không còn phù hợp với tính mới của đất nước. Do vậy Luật đất đai năm 2003 ra đời và được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 luật này có hiệu lực từ ngày 01/ 07/ 2004. Luật đất đai năm 2003 đã khẳng định: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai trong cả nước” (luật đất đai 2003). Luật Đất đai 2003 đã sửa đổi, bổ sung từ 7 nội dung quản lý hành chính Nhà nước về đất đai thành 13 nội dung cho phù hợp với tình hình mới, trong đó có những nội dung về cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nghị định số 120/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP;

Nghị định số 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP;

Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT của Bộ TN&MT ngày 21/10/2009 của Bộ TN&MT quy định về GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT Bộ TN&MT ngày 22/10/2010 của Bộ TN&MT quy định bổ sung về GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

Thông tư 16/2011/TT-BTNMT của Bộ TN&MT ngày 20/05/2011 quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai;

Thông tư 09/2007/TT-BTNMT của Bộ TN&MT ngày 02/08/2007 về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC;

Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền;

Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/07/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định, bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ;

Thông tư liên tịch 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người SDĐ thực hiện nghĩa vụ tài chính;

Luật đất đai năm 2013 ra đời và được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 luật này có hiệu lực từ ngày 01/ 04/ 2014. Luật đất đai sửa đổi năm 2013 ra đời đã khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Luật bổ sung từ 13 nội dung quản lý hành chính Nhà nước về đất đai thành 15 nội dung. Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013 là những quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Luật bổ sung quy định về các trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký biến động, đăng ký đất đai điện tử; bổ sung quy định trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của nhiều người thì cấp mỗi người một giấy chứng nhận, hoặc cấp chung một sổ đỏ và trao cho người đại diện.

Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 01/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;

Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 05/07/2014 về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 05/07/2014 về hồ sơ địa chính;

Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 05/07/2014 về bản đồ địa chính;

Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 quy định chi tiết Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

1.2.3. Quy trình cp GCNQSD đất, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vớ đất

Hình 1.1 thể hiện quy trình đăng ký cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp GCNQSD đất có trách nhiệm nộp tại UBND xã nơi có đất hoặc văn phòng một cửa cấp huyện 01 bộ hồ sơ. Văn phòng một cửa tiếp nhận hồ sơ từ hộ gia đình, cá nhận hoặc từ UBND xã, kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện. Trường hợp đủ điều kiện thì gửi qua văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác nhận đủ điều kiện cấp GCNQSD đất, sau đó gửi hồ sơ qua cơ quan thuế. Cơ quan thuế tính thuế theo hồ sơ rồi gửi lại hồ sơ qua văn phòng đăng ký. Văn phòng đăng ký gửi hồ sơ qua phòng tài nguyên và môi trường (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp sở). Tại đây phòng tài nguyên hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp sở trình UBND huyện hoặc sở tài nguyên ký vào GCNQSD đất.

Hình 1.1. Sơ đồ cp GCNQSD đất, quyn s hu nhà và các tài sn khác gn lin vi đất

1.2.4. Căn cứ cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

1.2.4.1. Những quy định về GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất. Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản.

GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.

GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất.

Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ chức đồng quyền sử dụng đất.

Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư thì GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho cộng đồng dân cư và và trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó.

Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.

Chính phủ quy định cụ thể việc cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà chung cư, nhà tập thể.

Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở tại đô thị thì không phải đổi giấy chứng nhận đó sang GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của luật này. Khi chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất đó được cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp Luật.

1.2.4.2. Mục đích, yêu cầu, đối tượng, điều kiện được ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

Mc đích ca ĐKĐĐ, cp GCNQSD đất, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đất

Đăng ký đất đai nhằm giúp cho Nhà nước nắm được đầy đủ chính xác về diện tích, loại đất, hạng đất, người sử dụng đối với từng thửa đất để Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch. Đảm bảo mỗi thửa đất đều có chủ sử dụng hợp pháp, góp phần làm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế.

ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nhằm lập hồ sơ quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất, từ đó điều chỉnh quan hệ cung cầu về đất đai. Chống đầu cơ đát đai và xây dựng thị trường về bất động sản.

Người sử dụng đất yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh trên diện tích đất được cấp. Tù đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tận dụng nguồn lợi từ đất, đảm bảo môi trường sinh thái ổn định.

Yêu cu ca ĐKĐĐ, cp GCNQSD đất, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đất

Chấp hành đầy đủ các chính sách đất đai của Nhà nước theo quy trình, quy phạm hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thực hiện mọi thủ tục pháp lý cần thiết trong quá trình đăng ký đảm bảo sự đầy đủ, chính xác theo đúng hiện trạng được giao.

Đối tượng ca ĐKĐĐ, cp GCNQSD đất, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm [11]:

  • Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
  • Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); 3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
  • Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  • Điu kin được ĐKĐĐ, cp GCNQSD đất, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đất
  • Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây [11].
  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Nguyên tc ĐKĐĐ, cp GCNQSD đất, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đất [11] như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân
  • Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
  • Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
  • Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.

1.2.4.3. Thẩm quyền cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.

1.2.5. Các trường hp không cp Giy chng nhn quyn s dng đất, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đất Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.

Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

1.2.6. Lp và qun lý h sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan [3]

Đối với địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, thành phần của hồ sơ địa chính gồm có các tài liệu sau đây:

  • Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;
  • Sổ địa chính;
  • Bản lưu Giấy chứng nhận.

Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:

  • Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai và bản lưu Giấy chứng nhận dưới dạng giấy và dạng số (nếu có)
  • Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
  • Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.

Cán bộ địa chính (xã, phường, th trn) phòng Tài nguyên và Môi trường huyện (qun, th xã, thành ph trc thuc tnh). Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước UBND cùng cấp, cơ quan địa chính cấp trên về việc thực hiện lưu trữ, quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính theo phân cấp.

Các hồ sơ địa chính được lưu trữ tại cấp xã, huyện là cơ sở pháp lý trực tiếp giúp UBND cấp đó xử lý các mối quan hệ nảy sinh ở mỗi địa phương. Trong những trường hợp phải tra cứu hồ sơ pháp lý gốc lưu lại tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cp giy chng nhn quyn s dng đất Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

Yếu t t nhiên

Như chúng ta đã biết, sự đa dạng của các yếu tố tự nhiên như vị trí, địa hình, khí hậu… đã tạo nên sự đa dạng về điều kiện sinh thái khác nhau giữa các vùng, từ đó hình thành nên những loại đất có độ phì nhiêu khác nhau, với những mục đích sử dụng khác nhau cho nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các loại đất khác nhau đó cũng rất phức tạp.

Có thể khẳng định yếu tố tự nhiên là một trong những yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất. Người ta lại dựa vào độ phì nhiêu để phân loại, định hạng đất, từ đó tính thuế đất, xác định giá cả các loại đất đai phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thông thường, với những loại đất mang lại thế mạnh đặc trưng của vùng thì công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quan tâm và đẩy mạnh hơn.

Bên cạnh đó, các hiện tượng mất đất do thiên tai, lở đất, địa hình gồ ghề… gây khó khăn cho việc thống kê diện tích đất trong quá trình đăng ký quyền sử dụng đất ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, đất đai có đặc điểm là không thể di dời được, nó gắn liền với một trong những yếu tố là điều kiện tự nhiên, làm cho thị trường đất đai mang tính vùng và tính khu vực sâu sắc, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thị trường bất động sản, qua đó ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Điu kin kinh tế xã hi

Trong quá trình phát triển của xã hội, con người dựa vào đất đai và khai thác sử dụng đất đai để sinh sống. Xã hội ngày càng phát triển, của cải ngày càng dồi dào, kinh tế hàng hoá ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Cơ chế thị trường xuất hiện, đất đai ngày càng trở nên có giá trị cao, là đối tượng trao đổi mua bán, chuyển nhượng, và thực sự hình thành thị trường đất đai. Sự phát triển của xã hội làm gia tăng nhu cầu sử dụng đất đai, thúc đẩy các mối quan hệ trong sử dụng đất phát triển như chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Chính những mối quan hệ này đã tạo nên sự biến động trong việc sử dụng đất, cho nên công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phản ánh kịp thời các biến động đó, đây cũng là một trong những công cụ khuyến khích các mối quan hệ đất đai phát triển hơn. Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển làm cho cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo, dân số lao động và sự bố trí dân cư có xu hướng tập trung nhiều ở những nơi có sự phát triển kinh tế cao ảnh hưởng rất lớn tới việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một số loại đất có giá trị sử dụng cao như: đất chuyên dùng, đất khu dân cư, thì công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cần được đẩy mạnh để bảo vệ lợi ích của người sử dụng đất cũng như toàn xã hội.

Như vậy, ta có thể nói rằng các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đã ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng đất, đặc biệt là vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất rõ rệt.

Yếu t pháp lý

Chính sách pháp lut

Trong quản lý nhà nước về đất đai nói chung cũng như trong công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng đều phải chịu sự chi phối của pháp luật.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật như luật đất đai, các nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn thi hành luật, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… Ngoài ra, tuỳ vào điều kiện của từng địa phương còn có các quyết định của UBND được sự cho phép của cấp cao, công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện. Các văn bản pháp lý càng triệt để, chi tiết, rõ ràng thì cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai càng dễ thi hành, việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất càng nhanh chóng hơn, tránh thủ tục rườm rà, người dân dễ hiểu hơn.

Quy hoch, kế hoch s dng đất

Quy hoạch sử dụng đất là căn cứ quan trọng của việc xây dựng quản lý đất đai, là cơ sở để xây dụng kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ hữu hiệu giúp nhà nước cũng như từng địa phương nắm chắc được quỹ đất đai và xây dựng chính sách đất đai đồng bộ, tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá cả cho các loại đất đai, là cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đảm bảo sự lãnh đạo, quản lý tập trung thống nhất của nhà nước, phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai.

Như vậy, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương, nhà nước tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiến hành theo quy định.

Công tác kim kê, điu tra, đo đạc bn đồ

Đây là một trong những công tác có vai trò rất lớn đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc kiểm kê đất đai giúp nhà nước quản lý chặt chẽ được quỹ đất, kết quả điều tra, đo đạc bản đồ là cơ sở khoa học cho việc xác định vị trí, hình thể, kích thước, diện tích, loại đất và tên chủ đang thực tế sử dụng đất để phục vụ yêu cầu tổ chức kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Công tác giao đất, cho thuê đất

Chính phủ hoặc UBND các cấp có quyền ra quyết định giao đất, cho thuê đất. Đây là bước tạo lập cơ sở pháp lý ban đầu để người được giao đất hay thuê đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính, xác định quyền (nguồn gốc) hợp pháp của người sử dụng đất khi đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Các giy t v quyn s dng đất

Một trong những căn cứ để xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là các giấy tờ về quyền sử dụng đất như: giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời, giấy tờ hợp pháp về chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, mua thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất; nếu có các giấy tờ này sẽ giúp cho việc cấp giấy chứng nhận nhanh hơn, giảm thiểu chi phí cho nhà nước và người sử dụng đất.

1.3. Công tác cp Giy chng nhn quyn s dng đất, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đất trong nước Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

Luật đất đai 2013 được ban hành ngày 29/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2014. Đây là cơ sở pháp lý chặt chẽ nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nó đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất.

Cùng với các quy định của Luật đất đai 2013, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đất đai có những bước cải cách quan trọng về thẩm quyền và thủ tục cấp GCNQSD đất. Việc cấp GCNQSD đất được phân cấp giữa UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện, giữa UBND tỉnh và cơ quan quản lý đất đai cùng cấp, thủ tục cấp GCNQSD đất có những thay đổi cơ bản, giảm nhiều phiền hà trong công tác cấp GCNQSD đất. Do vậy công tác cấp GCNQSD đất được đẩy nhanh hơn trong những năm trở lại đây nếu như trước Luật đất đai 2013 ra đời thì tiến độ cấp GCNQSD đất trên toàn quốc vẫn còn chậm, thì theo báo cáo về tình hình cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Đến nay cả nước đã cấp được 41,8 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 23,03ha triệu ha, đạt 93,8% diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận; trong đó 5 loại đất chính của cả nước đã cấp được 39,9 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,1 triệu ha, đạt 93,7% diện tích cần cấp và đạt 95,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận [28].

Tình hình cấp giấy chứng nhận các loại đất chính như sau [28]:

  • Về đất ở đô thị: Cả nước đã cấp được 5.307.900 giấy chứng nhận với diện tích 127.000 ha, đạt 94,8%; trong đó có 43 tỉnh cơ bản hoàn thành đạt trên 85%; còn 20 tỉnh đạt dưới 85%, đặc biệt còn 3 tỉnh đạt thấp dưới 70% gồm: Bình Định, Bình Thuận, Kiên Giang.
  • Về đất ở nông thôn: Cả nước đã cấp được 12.857.500 giấy chứng nhận với diện tích 512.400 ha, đạt 93,8%; trong đó có 50 tỉnh đạt trên 85%, còn 13 tỉnh đạt dưới 85%; đặc biệt vẫn còn 2 tỉnh đạt thấp dưới 70% gồm: Ninh Thuận, Đắk Nông.
  • Về đất chuyên dùng: Cả nước đã cấp được 245.500 giấy chứng nhận với diện tích 552.900 ha, đạt 76,7%; trong đó có 28 tỉnh đạt trên 85%; còn 35 tỉnh đạt dưới 85%. Có 18 tỉnh đạt thấp dưới 70%, gồm: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang.
  • Về đất sản xuất nông nghiệp: Cả nước đã cấp được 19.653.200 giấy chứng nhận với diện tích 8.726.000 ha, đạt 88,9%; trong đó có 51 tỉnh đạt trên 85%; còn 12 tỉnh đạt dưới 85%; chỉ có tỉnh Ninh Thuận đạt dưới 70%.
  • Về đất lâm nghiệp: Cả nước đã cấp được 1.934.800 giấy chứng nhận với diện tích 12.221.800 ha, đạt 97,8%; trong đó có 39 tỉnh đạt trên 85%; còn 16 tỉnh đạt dưới 85% (trừ 8 tỉnh không có đất lâm nghiệp phải cấp giấy chứng nhận); còn 4 tỉnh đạt dưới 70% gồm: Hải Dương, Ninh Bình, Bình Dương, Tây Ninh.

Hà Nam

Năm 2016, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh đã cấp mới và cấp đổi GCNQSD đất cho 328 tổ chức, 5645 hộ gia đình, cá nhân; đăng ký biến động QSD đất cho 87 tổ chức, 7959 hộ gia đình, cá nhân; đăng ký và xóa đăng ký thế chấp cho 97 tổ chức, 5251 hộ gia đình, cá nhân. Thẩm định và trình UBND tỉnh ra quyết định giao đất cho 61 tổ chức (79,6ha); cho thuê đất 55 tổ chức (217,9ha); thu hồi đất của 01 tổ chức (1,98ha) do vi phạm luật đất đai, thu hồi đất của 13 tổ chức (12,89ha) do không còn nhu cầu sử dụng tự nguyện trả lại đất; ký hợp đồng thuê đất với 90 tổ chức kinh tế được thuê đất để đầu tư các dự án; chấm dứt 08 hợp đồng thuê đất do thu hồi đất. Hoàn thành việc đo đạc địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn đổi ruộng đất cho 12 xã trên địa bàn huyện Bình Lục, Kim Bảng, Thanh Liêm và Duy Tiên thuộc Dự án xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Hà Nam. Hoàn thành công tác xây dựng bản đồ giá đất năm 2016 của xã phường thuộc thành phố Phủ Lý (xã Liêm Tuyền, xã Tiên Hiệp, phường Liêm Chính, phường Lương Khánh Thiện, phường Châu Sơn). Tiếp tục đôn đốc, kiểm tra công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp của các địa phương. Hiện nay, toàn tỉnh có 72/88 xã đã hoàn thành dồn đổi ruộng đất nông nghiệp (Huyện Thanh Liêm: 14/17 xã, đạt 82%; huyện Lý Nhân: 11/22 xã, đạt 50%; huyện Duy Tiên: 13/13 xã, đạt 100 %; huyện Kim Bảng: 14/15 xã, đạt 93%; huyện Bình Lục: 17/18 xã đạt 94%) [28].

Hi Phòng

Đến năm 2016, Hải Phòng là một trong 13 tỉnh, thành phố hoàn thành trên 90% việc cấp GCN đối với các loại đất chính: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở.

Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Hải Phòng là 150.748 ha trong đó:

  • Diện tích đất nông nghiệp là 94.265 ha, chiếm 62,53% tổng diện tích đất tự nhiên.
  • Diện tích đất chuyên dùng là 20.932 ha, chiếm 13,88% tổng diện tích đất tự nhiên.
  • Diện tích đất ở là 6.589 ha, chiếm 4,37% tổng diện tích đất tự nhiên.
  • Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 28962 ha, chiếm 19,22% tổng diện tích đất tự nhiên.

Trong số diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì có 90% tổng diện tích đất nông nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tương đương 84.838,50 ha diện tích đất nông nghiệp.

Tổng diện tích đất chuyên dùng đã được cấp giấy chứng nhận không chiếm tỷ lệ cao, có 8.898,19 ha, chiếm 42,51% tổng diện tích đất chuyên dùng.

Tổng diện tích đất ở cả ở nông thôn và thành thị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ cao, là 5.963 ha, chiếm 90.50% so với tổng diện tích đất ở cả thành phố. Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

Tổng số GCN quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn thành phố là 371.312 GCN, chiếm 82,57% so với tổng số hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất.

Tổng số GCN quyền sử dụng đất đã cấp cho tổ chức trong thành phố là 1.833 GCN, chiếm 35,38% so với tổng số tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng [30].

Nhìn chung việc cấp giấy chứng nhận đối với các loại đất chính: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở đã phần nào đáp ứng yêu cầu, kế hoạch của thành phố và cả nước về vấn đề cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, trong thời gian tới, thành phố Hải Phòng cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt đối với đất chuyên dùng để hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra.

Hà Ni

Tính đến ngày 28/2/2017, trên địa bàn Thành phố đã cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư được: 1.299.852 thửa; đã bán nhà ở thuộc quyền sở hữu Nhà nước và cấp GCN được: 154.160 căn (đạt 92%); cấp GCN cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở được: 146.884 căn (đạt 82,4%); cấp GCN cho người mua nhà ở chung cư tái định cư được 9.527 căn (đạt 69,9%); cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân sau dồn điền đổi thửa được: 606.251 GCN (đạt 96,6%); cấp GCN cho tổ chức sử dụng đất, đất tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó: đối với các tổ chức đã cấp: 13.726 GCN (đạt 71,3%), đối với các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đã cấp: 358 GCN (đạt 7,2%) [29].

Tuy nhiên, hội đồng nhân dân Thành phố cũng chỉ rõ công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Thành phố cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa ở một số huyện chưa hoàn thành theo kế hoạch của Thành phố; Công tác đăng ký, kê khai đất đai, cấp Giấy xác nhận đăng ký đất đai tiến độ thực hiện chậm; Công tác bán nhà, cấp GCN cho người mua nhà ở thuộc quyền sở hữu Nhà nước còn chậm; Công tác cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất tại các dự án nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư, nhà ở thu nhập thấp, tuy đã quyết liệt, có nhiều giải pháp tháo gỡ nhưng còn nhiều trường hợp các hộ dân mua nhà đã vào ở hợp pháp, lâu năm chưa được cấp GCN gây bức xúc trong dư luận…

Từ các tồn tại, hạn chế nêu trên, hội đồng nhân dân Thành phố đã đưa ra những kiến nghị về một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp GCN cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố. Cụ thể, đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành, quận, huyện có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục thực hiện hiệu quả 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 1/9/2016 của Thành ủy, Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 11/10/2016 của ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất.

Nhìn chung trong phạm vi cả nước công tác đăng ký cấp GCNQSD đất đã được cơ quan Nhà nước lẫn người sử dụng đất quan tâm, tỷ lệ đăng ký và tỷ lệ cấp được GCNQSD đất thường cao hơn so với năm trước. Từ đó thấy được vai trò sự quan trọng của việc đăng ký cấp GCNQSD đất. Đây là một trong những căn cứ pháp lý của người dân cũng như Nhà nước để giải quyết khi nẩy sinh những tranh chấp, cũng như khi có thu hồi đất.

Từ đó cho thấy công tác đăng ký cấp GCNQSD đất là cần thiết trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai

1.4. Mt s công trình nghiên cu có liên quan Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

Cho đến nay, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức được giới nghiên cứu khoa học pháp lí nghiên cứu khá nhiều với nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình là hàng loạt các công trình, các bài bài viết, các sách chuyên khảo đã và đang là tài liệu nghiên cứu phổ biến như: Nguyễn Quang Học (2004), Các vấn đề pháp lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật, Hà Nội [10]; Ngoài ra có một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến phần nào lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân như: Nguyễn Quang Tuyến (2003), “Địa vị pháp lý người sử dụng đất trong các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai” [20], luận án tiến sĩ luật học, trường Đại học Luật, Hà Nội; Ths. Phạm Thu Thủy (2005), Một số vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003 [21], Luận văn đã hệ thống hoá và góp phần phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng, nhận diện những tồn tại, bất cập của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng trên cơ sở đánh giá thực trạng thi hành đặt trong mối quan hệ so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới về lĩnh vực này, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp khắc phục nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng; Đỗ Thị Anh Thư (2009), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học quốc Gia Hà Nội. Luận văn nghiên cứu và làm rõ các quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đưa ra những phân tích và đánh giá những điểm chưa phù hợp và những vấn đề bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng.

Những công trình đã công bố còn thể hiện tính tản mạn, chưa nghiên cứu vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong một chỉnh thể thống nhất, toàn diện, các khía cạnh thực tiễn chưa được đầu tư nghiên cứu sâu. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả là sự cần thiết và có ý nghĩa quan trọng góp phần tiếp tục làm sáng tỏ những tồn tại, bất cập của của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hiện nay. Qua đó, góp phần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về vấn đề này trong thời gian tới. Luận văn: Sử dụng đất phi nông nghiệp tại quận Thanh Xuân

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại Thanh Xuân

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x