Luận văn: Quản trị vốn luân chuyển ròng đến giá trị công ty

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Quản trị vốn luân chuyển ròng đến giá trị công ty hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Quản trị vốn luân chuyển ròng ảnh hưởng như thế nào đến giá trị công ty – Bằng chứng thực nghiệm từ thành quả chứng khoán và hiệu quả đầu tư dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

LỜI MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Bài nghiên cứu mở đầu với các số liệu thống kê từ nghiên cứu khảo sát 996 công ty Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về tình hình sử dụng vốn luân chuyển năm 2015.

Hình 1.1: Tỷ lệ vốn các công ty sử dụng để tài trợ cho vốn luân chuyển năm 2015

Tỷ lệ vốn luân chuyển tài trợ năm 2015

Năm 2015, ở Việt Nam, tỷ lệ vốn luân chuyển được tài trợ bằng khoản phải trả nhà cung cấp hay người bán là 21,2% theo nguồn thu thập dữ liệu chính thức của Ngân hàng Thế Giới (World Bank) về các chỉ số phát triển. Con số này đối với các công ty sử dụng vốn vay ngân hàng để tài trợ vốn luân chuyển của mình là 32.3%. Các công ty còn lại trong mẫu khảo sát đều sử dụng vốn chủ sở hữu củ  mình để mua nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp.

Hình 1.2: Tỷ lệ các công ty thuộc các nhóm ngành sử dụng vốn vay ngân hàng để tài trợ cho vốn luân chuyển (Nguồn: World Bank)

Tỷ lệ công ty vay ngắn hạn ngân hàng

Công ty sản xuất Công ty bản lẻ Công ty dịch vụ

Theo khảo sát của World Bank năm 2015 về các doanh nghiệp ở Việt Nam, 63% các công ty sản xuất ở Việt Nam sử dụng vốn vay ngân hàng ngắn hạn để tài trợ cho vốn luân chuyển của mình, con số tương tự đối với ngành bán lẻ và dịch vụ khác lần lượt là 33% và 38%. Khảo sát của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng các công ty sử dụng các nguồn tài trợ khác nhau để tài trợ cho vốn luân chuyển. Và tuỳ theo từng nhóm ngành và đặc điểm riêng biệt của từng ngành thì nhu cầu vốn luân chuyển đều khác nhau.

Vốn luân chuyển là một chủ đề mà các công ty đều phải đối mặt khi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày. Quản trị vốn luân chuyển là thực hiện các quyết định về số ngày bán chịu hay chính sách tín dụng áp dụng cho từng khách hàng của công ty, các quyết định về mua nguyên vật liệu để nhập kho sử dụng cho sản xuất. Ngoài ra, quản trị vốn luân chuyển còn bao gồm cả việc tính toán nợ phải trả cho người bán hay người cung cấp hàng hoá cho công ty. Khi thực hiện các quyết định về vốn luân chuyển, nhà quản lý công ty phải đánh đổi giữa khả năng sinh lợi (tăng doanh thu do chính sách bán chịu hay mua nguyên vật liệu để sản xuất cho nhu cầu hàng hoá tăng thêm bất thường) và khả năng thanh khoản (do tiền mặt đầu tư vào khoản phải thu và hàng tồn kho). Do đó, quyết định vốn luân chuyển đóng một vai trò quan trọng đối với thành quả hoạt động của công ty và khả năng đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Ngoài ra, việc xác định mức vốn luân chuyển còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn và điều kiện cổ phiếu của công ty được niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán. Ngoài ra, để có thể vay vốn ngân hàng nhằm bổ sung vốn luân chuyển thiếu hụt tạm thời trong kỳ sản xuất kinh doanh, công ty phải thoả mãn một số yêu cầu của ngân hàng về các tỷ số vòng quay vốn luân chuyển. Quyết định vốn luân chuyển phụ thuộc vào chính sách vốn luân chuyển áp dụng trong công ty mà cụ thể là chính sách đối với từng thành phần trong vốn luân chuyển. Trong khi chính sách khoản phải thu là các chính sách quyết định về các điều khoản thanh toán, kỳ hạn khoản phải thu và hạn mức tín dụng thương mại với từng khách hàng thì chính sách hàng tồn kho là tối thiểu hoá lượng hàng tồn kho xuống mức vừa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Còn chính sách phải trả người bán gồm có các điều khoản thanh toán, các điều khoản chất lượng và chính sách bồi thường.

Hơn nữa, một số nhà đầu tư, đặc biệt là các cổ đông đa số cũng có thể đặt ra các yêu cầu về vốn luân chuyển. Do đó, việc xác định mức vốn luân chuyển hợp lý cho công ty là một sự tính toán của nhà quản lý nhằm mục tiêu làm cho thành quả công ty tăng lên, tối đa hoá giá trị tài sản của công ty và cổ đông. Xác định được mức vốn luân chuyển hợp lý trên còn có thể giúp ích rất nhiều cho công ty, ví dụ công ty có thể giảm phụ thuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài và sử dụng lượng tiền mặt giảm đầu tư vào vốn luân chuyển để tài trợ cho các dự án đầu tư tăng trưởng, đặc biệt là các công ty gặp vấn đề hạn chế về mặt tài chính. Lợi ích của điều này là giúp cho công ty giảm chi phí tài chính như chi phí lãi vay, chi phí phát hành cổ phần mới.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn: Quản trị vốn luân chuyển ròng đến giá trị công ty

Bài nghiên cứu tìm kiếm mối quan hệ phi tuyến tính giữa thành quả của công ty thông qua thành quả trên thị trường chứng khoán và quản trị vốn luân chuyển, cụ thể là tìm kiếm mức vốn luân chuyển tối ưu và công ty nào có mức vốn vốn luân chuyển tiệm cận với mức tối ưu này sẽ cải thiện thành quả chứng khoán.

Bài nghiên cứu còn chứng minh là khi công ty giảm đầu tư vào vốn luân chuyển thì lượng tiền mặt này sẽ được sử dụng để đầu tư và mua sắm tài sản cố định và giúp cải thiện thành quả công ty. Nói cách khác, bài nghiên cứu xét xem liệu hoạt động đầu tư công ty có phải là một kênh đầu tư tiềm năng để vốn luân chuyển sẽ cải thiện và làm tăng thành quả công ty.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Có tồn tại mối quan hệ giữa thành quả của công ty thông qua thành quả trên thị trường chứng khoán và quản trị vốn luân chuyển không?

Công ty giảm đầu tư vào vốn luân chuyển để đầu tư và mua sắm tài sản cố định có giúp cải thiện thành quả công ty?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Quản trị vốn luân chuyển ròng đến giá trị công ty

Bài nghiên cứu này sử dụng mẫu dữ liệu bảng bao gồm 66 công ty trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2016. Các công ty trên được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và được phân thành 7 ngành: nhựa – bao bì, công nghệ viễn thông, vật liệu xây dựng, phân bón, thép, cao su và thuỷ sản. Phân loại ngành của các công ty dựa vào ngành nghề hoạt động kinh doanh chính của công ty trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp và đặc điểm kinh doanh sản phẩm tương đồng, dịch vụ tương đương nhau trong các hoạt động của các công ty trong ngành. Dữ liệu trong bài nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được đăng trên các trang mạng về đầu tư và dữ liệu chứng khoán, tài chính như cophieu68, cafef và vietstock. Các công ty trong mẫu dữ liệu không phải là công ty thuộc lĩnh vực tài chính và các công ty trong các ngành có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản hay thương mại. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng tránh thu thập dữ liệu của các công ty thuộc các ngành bị Chính phủ quyết định hay ảnh hưởng đến giá bán hàng hoá hay dịch vụ như: xăng, dầu khí, điện, nước, năng lượng,…Tổng cộng bài nghiên cứu có 66 công ty với khoảng 505 quan sát.

1.5. Ý nghĩa thực tiễn

Việc nghiên cứu và tìm ra mức vốn luân chuyển hợp lý cho công ty có thể giúp ích rất nhiều cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định về chính sách tín dụng thương mại và mua nguyên vật liệu dự trữ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày cũng như tính toán số ngày nợ tiền nhà cung cấp. Các quyết định về vốn luân chuyển này liên quan đến việc tăng doanh thu của công ty trong khi vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. Cụ thể, bài nghiên cứu giúp người đọc có một cơ sở để xác định mức vốn luân chuyển tối ưu là mức vốn luân chuyển ngành. Qua đó, bài nghiên cứu này giúp ích các chủ sở hữu của công ty biết được tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty qua các khoản mục kế toán vốn luân chuyển như khoản phải thu, hàng tồn kho và phải trả người bán và tính toán các tỷ số liên quan đến các khoản mục này. Điều này tạo điều kiện cho nhà đầu tư biết được vị thế tài chính và có các chính sách chỉ đạo cải thiện thành quả công ty. Ngoài ra, các tổ chức tài chính tín dụng như ngân hàng và công ty tài chính cũng có thể dựa vào các chỉ tiêu vốn luân chuyển để quyết định tài trợ vốn, cấp cho công ty hạn mức tín dụng phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh và đề nghị vay vốn của công ty. Các công ty bảo hiểm có cơ sở để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm cho nhà xưởng, máy móc thiết bị đang được sử dụng cho hoạt động sản xuất hàng hoá hằng ngày. Các công ty chứng khoán cũng cần phân tích tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại và đưa ra các dự báo về tăng trưởng của công ty cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Bài nghiên cứu còn đề xuất một hướng dẫn quan trọng cho các nhà quản lý là khi công ty tiết kiệm được tiền mặt không cần thiết trong vốn luân chuyển thì đầu tư tiền mặt này để mua sắm tài sản cố định chính là kênh đầu tư hợp lý để tạo nên thành quả công ty cao hơn. Luận văn: Quản trị vốn luân chuyển ròng đến giá trị công ty

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY   

===>>> Luận văn: Tổng quan về vốn luân chuyển của công ty

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x