Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến CLLN các Cty chứng khoán

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến CLLN các Cty chứng khoán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lợi nhuận là kết quả từ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì phải có lợi nhuận. Các nhà đầu tư, cổ đông, chủ nợ thường dựa vào lợi nhuận để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định của mình. Theo Schipper and Vincent (2003) và Francis và cộng sự (2004) thì số liệu lợi nhuận là dấu hiệu quan trọng nhất của công ty vì nó cung cấp thông tin hữu ích và ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định. Chính vì tầm quan trọng của nó mà doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thường có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận để đạt được những mục tiêu nhất định.

Việt Nam, các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán phải sửa đổi BCTC sau kiểm toán là khá nhiều. Theo thống kê của Vietstock tính đến 16/4/2018 trên cả sàn HOSE và HNX thì có khoản 76% 1doanh nghiệp phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo tài chính (BCTC) năm 2017 sau kiểm toán. Điển hình trong năm 2017 là việc Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai điều chỉnh lợi nhuận sau thuế giảm 64% sau kiểm toán nguyên nhân là do tăng giá vốn hàng bán, tăng dự phòng các khoản phải thu, tăng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp….Việc điều chỉnh số liệu lợi nhuận sau kiểm toán ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của cổ đông và làm giảm giá trị thông tin của BCTC. Đó là chưa kể đến việc BCTC có sai sót trọng yếu mà nhưng kiểm toán chưa phát hiện được.

Từ đó cho thấy điều đáng lo ngại cho các nhà đầu từ nếu chỉ xem xét, phân tích dựa trên số liệu lợi nhuận của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư mà không xem xét đến chất lượng lợi nhuận (CLLN) (earnings quality) của doanh nghiệp. Theo Dechow and Schrand (2004) CLLN cao thì phản ánh chính xác kết quả hoạt động hiện tại của công ty, là chỉ báo tốt về kết quả hoạt động trong tương lai; và là một biện pháp hữu ích để đánh giá giá trị doanh nghiệp. Do vậy mà các

Thông tin tại trang https://5th.vietstock.vn/2018/04/lech-pha-lai-lo-sau-kiem-toan-co-phai-la-ve-sao-cho-dep-737-597304.htm nhà đầu tư cần phải quan tâm hơn đến CLLN của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định của mình.

Trên thế giới thì khá nhiều các nghiên cứu về CLLN theo nhiều khía cạnh khác nhau. Ở Việt Nam đa số là nghiên cứu CLLN dựa trên khía cạnh quản trị lợi nhuận và các nghiên cứu này có phạm vi trên sàn HOSE hoặc HNX chưa có nghiên cứu trên cả hai sàn HOSE và HNX, và thời gian thu thập dữ liệu là từ 3 đến 5 năm. Gần đây thì có nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) và Trần Thị Mỹ Trinh (2018) đo lường CLLN dựa trên các khía cạnh khác tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu này có khác biệt. Với những lý do nêu trên, tác giả cho rằng nên cần có thêm nhiều nghiên cứu về CLLN đo lường trên các khía cạnh khác trên cả hai sàn HOSE và HNX với thời gian thu thập dữ liệu dài hơn để cũng cố thêm cho kết quả nghiên cứu và là vấn đề cần thiết, mang nhiều ý nghĩa cho nhà đầu tư. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến CLLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam”.Trong luận văn này tác giả sẽ đo lường CLLN dựa trên khía cạnh tính ổn định (smoothing) với 5 nhân tố trong đó có 2 nhân tố có sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) và Trần Thị Mỹ Trinh (2018) là đòn bẩy tài chính và quy mô công ty nhằm cũng cố thêm cho kết quả nghiên cứu và 3 nhân tố còn lại tác giả lựa chọn chủ quan dựa trên việc tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến CLLN các Cty chứng khoán

Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu CLLN và các nhân tố tác động đến CLLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu đưa ra 2 mục tiêu:

  • Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.
  • Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu 

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến CLLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam hiện nay ?

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam như thế nào?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Luận văn nghiên cứu CLLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM – HOSE và Hà Nội – HNX tại Việt Nam, ngoại trừ các công ty thuộc lĩnh vục tài chính, bảo hiểm vì những công ty này mang tính chất đặc thù của ngành nên BCTC có những khác biệt so với các ngành còn lại.

Thời gian: Thời gian thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này là từ năm 2008 – 2017

5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến CLLN các Cty chứng khoán

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu đinh lượng. Phương pháp nghiên cứu đinh lượng được sử dụng dựa trên các lý thuyết nền và kế thừa mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu trước có liên quan đến CLLN để xây dựng mô hình nghiên cứu. Sau đó, tác giả thu thập dữ liệu, thực hiện phân tích hồi quy và các kiểm định giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến CLLN và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này

6. Đóng góp của nghiên cứu

Về mặt lý thuyết: Kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLLN của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trên khía cạnh tính ổn định của lợi nhuận.

Về mặt thực tiễn: Thông qua kết quả kiểm định mô hình hồi quy, nghiên cứu đã cho thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLLN. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để các nhà quản trị, đầu tư, phân tích tham khảo trong việc sử dụng thông tin trên BCTC để đưa ra các quyết định liên quan.

7. Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn chia làm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan các đề tài nghiên cứu liên quan

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Nhận xét và kiến nghị

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Trong chương này tác giả sẽ trình bày một số nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến CLLN và các nhân tố ảnh hưởng đến CLLN mà tác giả sử dụng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu của mình.

1.1 Các nghiên cứu trên thế giới Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến CLLN các Cty chứng khoán

Nghiên cứu “Corpoate citizenship and earnings attributes của I Laksmana Y Yang

Nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ doanh nghiệp công dân và thuộc tính của lợi nhuận. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập tại Mỹ trong năm 2001, 2002. Mẫu nghiên cứu gồm 652 trong đó có những doanh nghiệp công dân được tác giả lựa chọn từ tạp chí đạo đức kinh doanh trong năm 2001, 2002. Thuộc tính của lợi nhuận gồm: tính bền vững, tính ổn định, khả năng dự báo và chất lượng dồn tích. Biến độc lập gồm: doanh nghiệp công dân, quy mô công ty, biến động doanh thu, biến động dòng tiền, lỗ của năm trước, chi phí nghiên cứu phát triển, tỉ lệ giữa giá trị máy móc thiết bị trên tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu tác giả tìm thấy lợi nhuận của những doanh nghiệp công dân có tính bền vững, tính ổn định, khả năng dự báo cao hơn những doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp công dân

Hạn chế: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa trách nhiệm xã hội và thuộc tính của lợi nhuận trong khi đó tác giả không nghiên cứu một cách chính thức cơ chế đứng sau mối quan hệ tích cực này. Nghiên cứu tương lai có thể mở rộng nghiên cứu bằng cách tìm hiểu tại sao những doanh nghiệp công dân tốt báo cáo thuộc tính lợi nhuận đáng ao ước hơn những đối tác của họ.

Bảng 1.1 Kết quả nghiên cứu của I Laksmana Y Yang (2009)

Nghiên cứu: Dechow và cộng sự 2010 “Understanding earnings quality: A review of the proxies, their derterminants and their consequences”.

Bằng cách tổng hợp 300 nghiên cứu trước đó trên thế giới, tác giả đưa ra chỉ dẫn đo lường CLLN gồm: (1) tính nhất quán, (2) tính dồn tích, (3) tính ổn định, (4) tính kịp thời, (5) tránh lỗ, (6) phản hồi của nhà đầu tư, (6) các chỉ số bên ngoài như trình bày và thực thi theo SEC. Đối với mỗi chỉ dẫn đo lường CLLN tác giả cũng tổng hợp các phương pháp đo lường kèm theo. Ngoài ra, tác giả còn tổng hợp 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến CLLN gồm: (1) đặc điềm của công ty, (2) thực tiễn BCTC,(3) quản trị và kiểm soát nội bộ, (4) kiểm toán, (5) động lực của thị trường vốn, (6) các nhân tố bên ngoài và mỗi nhân tố ảnh hưởng đều có các nghiên cứu liên quan. Hạn chế không được tác giả để cập trong bài.

Nghiên cứu  “The  influence  of  firm  characteristics  on  earnings quality” của Parte – Estebe và cộng sự 2014

Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của đặc tính của công ty đến CLLN bằng việc chọn mẫu là các công ty trong lĩnh vực khách sạn. Dữ liệu được thu thập ở Tây Ban Nha từ năm 2000 đến 2011, gồm 1805 công ty.

Mô hình nghiên cứu được tác giả xây dựng gồm: biến độc lập: pháp luật, vị trí, công ty đa quốc gia, cấu trúc vốn, công ty kiểm toán, qui mô, đòn bảy tài chính, lợi nhuận âm, biến động doanh thu, biến động dòng tiền. Biến phụ thuộc được đo lường thông qua giá trị trung bình của 4 thuộc tính: tính bền vững, khả năng dự báo, tính ổn định, tính biến động lợi nhuận. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, tác giả đo lường CLLN của từng công ty trong chu kỳ 5 năm từ năm t-4 đến năm t.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có biến đòn bảy tài chính và vị trí của công ty là không có tác động đến CLLN. Hạn chế chính của nghiên cứu này là dữ liệu của biến độc lập như: cấu trúc sở hữu và công ty kiểm toán không được công bố nên khó thu thập, vì thế làm giảm cỡ mẫu. Các nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét tác động của các nhân tố này tại các nước khác.

Bảng 1.2 Kết quả nghiên cứu của Parte – Estebe và cộng sự (2014)

Nghiên cứu “ Earnings quality in privatized firms: The role of state and foreign owners” của Bennasr và cộng sự 2015

Mục tiêu nghiên cứu của các tác giả là xem xét tác động của vốn nhà nước và vốn của của nước ngoài lên CLLN. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng được tác giả thực hiện ở 45 quốc gia thu thập dữ liệu từ 350 công ty tư nhân. Tác giả đo CLLN dựa trên các đai diện: dồn tích bất thường, hệ số phản hồi lợi nhuận, tính bền vững lợi nhuận.

Kết quả nghiên cứu cho thấy quyền sở hữu nhà nước gắn với dồn tích bất thường cao hơn, thông tin lợi nhuận ít hơn, lợi nhuận ít bền vững hơn vì thế làm giảm CLLN. Trong khi quyền sở hữu nước ngoài gắn với dồn tích bất thường cao hơn, thông tin lợi nhuận cao hơn, lợi nhuận bền vững hơn vì thế làm CLLN tăng lên. Hạn chế của nghiên cứu này không được tác giả đề cập đến.

Bảng 1.3 Kết quả nghiên cứu của Bennasr và cộng sự (2015)

Nghiên cứu “Do auditor and CFO Gender matter to earnings Quality? Eviden from Sweden?” Nasution và Jonnergard, 2017

Nghiên cứu gần đây của Nasution và Jonnergard, 2017 về việc ảnh hưởng của giới tính đến CLLN. Nghiên cứu này được thực hiện ở Thụy Điển nơi mà có xếp hạng cao về bình đẳng giới. Dữ liệu được thu thập từ năm 2007- 2014 trên công ty quan sát, CLLN được tác giả đo lường dựa trên chất lượng dồn tích theo mô hình của Dechow and Dichev (2002). Kết quả cho thấy giới tính kiểm toán viên và giới tính CFO không liên quan đến CLLN. Và sự tương tác giữa kiểm toán viên và CFO ảnh hưởng đến CLLN và không liên quan đến giới tính.

Nghiên cứu này có hạn chế là dữ liệu chỉ thu thập trong một nước nên không thể đưa ra kết luận cho các quốc gia khác. Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ đo lường CLLN trên một khía cạnh, vì vậy cần có thêm những nghiên cứu đo lường CLLN dựa trên các khía cạnh như tính ổn định, thận trọng

Bảng 1.4 Kết quả nghiên cứu Nasution và Jonnergard (2017)

Bảng 1.5 Tổng hợp các nghiên cứu của tác giả trên thế giới

1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến CLLN các Cty chứng khoán

Giáp Thị Liên – 2014 “Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận với hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM”

Nghiên cứu sử dụng mô hình Dechow và các công sự (1995) để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Dữ liệu được thu thập của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2009 – 2013, kết quả nghiên cứu cho thấy chủ tịch HĐQT không đồng thời là tổng giám đốc, tăng tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành, tỷ lệ HĐQT độc lập, tỷ lệ sở hữu cổ phần HĐQT độc lập giúp giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Và các công ty có vốn luân chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh càng lớn thì càng giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Do giới hạn trong việc thu thập dữ liệu nên nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên ban kiểm soát không kiêm chức vụ trong công ty, tỷ lệ thành viên ban kiểm soát có chuyên môn về tài chính- kế toán – kiểm toán, tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban kiểm soát, tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên HĐQT với hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Bảng 1.6 Kết quả nghiên cứu của Giáp Thị Liên (2014)

Nguyễn Thị Toàn – 2016 “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội”

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định và phân tích ảnh hưởng của nhóm nhân tố đặc điểm công ty (bao gồm: (1) quy mô công ty, (2) thời gian hoạt động của công ty, thời gian niêm yết của công ty, (3) loại công ty kiểm toán và (4) tính trì hoãn của BCTC) đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và mô hình của Dechow và các công sự (1995) để đo lường hành vi quản trị lợi nhuận, dữ liệu thu thập 153 công ty từ năm 2014 – 2015 trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: thời gian hoạt động của công ty càng dài, thời gian niêm yết của công ty càng dài, được kiểm toán bởi công ty kiểm toán

Big 4 có tác động làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tính trì hoãn BCTC càng dài, quy mô công ty càng lớn thì mức độ quản trị lợi nhuận càng cao. Nghiên cứu có hạn chế chỉ xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đặc điểm công ty chưa tính đến các nhân tố khác như quản trị công ty, cơ cấu vốn…Ngoài ra nghiên cứu chỉ xem xét hành vi quản trị lợi nhuận thông qua các biến dồn tích mà không xem xét hành vi quản trị lợi nhuận thông qua các giao dịch thực (thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh)

Bảng 1.7 Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Toàn (2016)

Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Phương Hồng – 2016 “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của công ty niêm yết trên sàn chứng khoán – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”

Từ việc tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, tác giả đưa 23 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC được chia làm 5 nhóm bao gồm: nhóm nhân tố liên quan đến cơ cấu vốn chủ sở hữu, nhóm nhân tố liên quan đến cơ cấu quản trị công ty, nhóm nhân tố liên quan đến cơ cấu vốn, nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm thị trường, nhóm nhân tố liên quan đến hiệu quả công

Chất lượng BCTC được tác giả đo lường theo CLLN. CLLN được đo lường dựa trên cơ sở kế toán sử dụng mô hình Jones điều chỉnh và cơ sở thị trường sử dụng mô hình EBO điều chỉnh. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 123 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 3 năm 2012-2014. Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến CLLN các Cty chứng khoán

Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng BCTC dù đã cải thiện hơn trong năm 2014 so với các năm trước, tuy nhiên chất lượng BCTC tại Việt Nam chưa cao so với kết quả nghiên cứu trên các quốc gia khác trên thế giới. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy có 17 nhân tố trong tổng số 23 nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Trong nghiên cứu này tuy tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu khá nhiều nhân tố tuy nhiên vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng có thế ảnh hưởng đến CLLN mà tác giả chưa đưa vào như: nhân tố về thị trường vốn, chính sách nhà nước, chính trị…Ngoài ra còn có nhiều mô hình đo lường CLLN mà tác giả chưa kiểm định.

Bảng 1.8 Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016)

Nguyễn Thị Thủy Tiên – 2017 “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích của các công ty sản xuất kinh doanh trong ngành dầu khí tại Việt Nam”

Bài nghiên cứu áp dụng mô hình Friedlan (1994) để nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích. Mẫu được chọn là các công ty dầu khí đã niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và chưa niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam gồm 162 công ty. Các nhân tố nghiên cứu bao gồm: (1) quy mô công ty, (2) hệ số nợ, (3) đặc điểm công ty kiểm toán, (4) lĩnh vực hoạt động kinh doanh, (5) khủng hoảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng kiểm toán độc lập, quy mô công ty làm giảm hành vi quản trị lợi nhuận, lĩnh vực hoạt

động kinh doanh làm tăng hành vi quản trị lợi nhuận. Cũng giống như các nghiên cứu khác thì nghiên cứu này cũng có hạn chế đó là mới nghiên cứu 1 số ít nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận và chỉ nghiên cứu trong lĩnh vực dầu khí.

Bảng 1.9 Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy Tiên (2017)

Trần Thị Mỹ Trinh – 2018 “Các nhân tố ảnh hưởng đến CLLN của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”

Nghiên cứu nhằm mục tiêu nhân diện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến CLLN của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tác giả xác định và phân tích các nhân tố: (1) quy mô công ty, (2) đòn bẩy tài chính, (3) lợi nhuận âm, (4) biến động doanh thu, (5) biến động dòng tiền, (6) đặc điểm công ty kiểm toán, (7) yếu tố thị trường. CLLN được tác giả đo lường dựa trên 4 khía cạnh: (1) tính bền vững của lợi nhuận, (2) khả năng dự báo của lợi nhuận, độ biến động của lợi nhuận, (4) dấu hiệu dữ liệu bị can thiệp.

Kết quả nghiên cứu: Đối với khía cạnh tính bền vững thì: có 3 nhân tố không tác động đến CLLN: đòn bẩy tài chính, biến động doanh thu, yếu tố thị trường. Đối với khía cạnh khả năng dự báo: thì có 4 nhân tố không tác động đến CLLN: đặc điểm công ty kiểm toán, quy mô công ty, lợi nhuận âm, biến động dòng tiền. Đối với khía cạnh tính biến động thì có 2 nhân tố không ảnh hưởng đến CLLN: đặc điểm công ty kiểm toán, lợi nhuận âm. Đối với khía cạnh dấu hiệu dữ liệu bị can thiệp thì có 3 nhân tố không ảnh hưởng đến CLLN: yếu tố thị trường, biến động dòng tiền, đòn bẩy tài chính.

Trong nghiên cứu này, tuy tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến CLLN trên nhiều khía cạnh nhưng vẫn còn nhiều nhân tố ảnh hưởng đến CLLN mà tác giả nghiên cứu.

Bảng 1.10 Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Trinh (2018)

Bảng 1.11 Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các tác giả tại Việt Nam

1.3 Khe hỏng nghiên cứu Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến CLLN các Cty chứng khoán

Thông qua việc tổng quan các nghiên cứu trên thế giới có liên quan, có thể thấy rằng CLLN là đề tài phổ biến và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chính vì thế mà có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này. Đa số các nghiên cứu này đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đo lường dựa trên các công trình nghiên cứu trước đó. Bảng 1.5 cho thấy CLLN được các tác giả nghiên cứu rất đa dạng dựa trên nhiều khía cạnh như: chất lượng dồn tích, khả năng dự báo, tính ổn định của lợi nhuận, tính nhất quán, tính thích hợp… và được thực hiện trên nhiều quốc gia. Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu về CLLN chỉ dựa trên 1 khía cạnh và thực hiện trong 1 quốc gia.

Các nghiên cứu tại Việt Nam.

Đối với nhóm nghiên cứu về quản trị lợi nhuận. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Toàn (2014) thu thập dữ liệu trên sàn Hose đã tìm ra 3 nhân tố tác động ngược chiều đến quản trị lợi nhuận là: Tách vai trò kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành công ty, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập (bảng 1.6). Tiếp theo là nghiên cứu của Nguyễn Thị Toàn (2016) thu thập dữ liệu trên sàn Hnx đã tìm được 4 nhân tố tác động đến quản trị lợi nhuận: quy mô công ty, thời gian hoạt động của công ty, đặc điểm công ty kiểm toán, Tính trì hoãn BCTC (bảng 1.7). Và cuối cùng là nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy Tiên (2017) thu thập dữ liệu trên sàn Hose đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận trong ngành dầu khí: Quy mô công ty, đặc điểm công ty kiểm toán, lĩnh vực hoạt động kinh doanh (bảng 1.9). Qua việc tổng hợp các nghiên cứu về quản trị lợi nhuận cho thấy các nghiên cứu này đều được thu thập dữ liệu trên sàn Hose hoặc Hnx và thời gian thu thập dữ liệu là từ 3 đến 5 năm (bảng 1.11) và các nghiên cứu sau đã bổ sung thêm cho các nghiên cứu trước về các nhân tố tác động đến quản trị lợi nhuận

Đối với nhóm nghiên cứu về CLLN. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) đo lường CLLN dựa trên 2 khía cạnh là quản trị lợi nhuận và giá trị thích hợp của thông tin kế toán. Đối với khía cạnh quản trị lợi nhuận nghiên cứu tìm được 11 nhân tố tác động (bảng 1.8). Đối với khía cạnh giá trị thích hợp của thông tin kế toán nghiên cứu tìm được 11 nhân tố tác động (bảng 1.8). Tiếp theo là nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Trinh (2018) đo lường CLLN dựa trên 4 khía cạnh: Tính bền vững, khả năng dự báo, tính biến động, dấu hiệu dữ liệu bị can thiệp. Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Trinh (2018) đã bổ sung cho nghiên cứu trước của của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) về các khía cạnh đo lường của CLLN tuy nhiên kết quả của 2 nghiên cứu này cũng có những khác biệt. Cụ thể: đối với nhân tố quy mô công ty kết quả nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Trinh (2018) khác kết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) ở khía cạnh khả năng dự báo và dữ liệu bị can thiệp (bảng 1.8 và bảng 1.10); đối với nhân tố đòn bẩy tài chính thì kết quả nghiên cứu dựa trên các khía cạnh của 2 nghiên cứu cũng có những khác biệt (bảng 1.8 và bảng 1.10).

Tóm lại qua những nhận xét về CLLN và quản trị lợi nhuận cho thấy đa số các nghiên cứu CLLN đo lường dựa trên quản trị lợi nhuận, chưa có nhiều nghiên cứu đo lường dựa trên các khía cạnh khác. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài:

“Các nhân tố ảnh hưởng đến CLLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam”. Trong luận văn này tác giả thực hiện nghiên cứu CLLN dựa trên tính ổn định của lợi nhuận (Smoothing) với 5 nhân tố trong đó có 2 nhân tố có sự khác biệt trong nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) và Trần Thị Mỹ Trinh (2018) là đòn bẩy tài chính và quy mô công ty nhằm cũng cố thêm cho kết quả nghiên cứu và 3 nhân tố còn lại tác giả lựa chọn chủ quan dựa trên việc tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến CLLN trên thế giới và tại Việt Nam. Qua đó, giúp cho người đọc biết được các khía cạnh để đo lường CLLN cũng như những kết quả đã đạt được và những hạn chế cần phải nghiên cứu thêm của các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam. Đồng thời những tổng kết này giúp tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu cho đề tài của mình. Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến CLLN các Cty chứng khoán

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Tổng quan về lợi nhuận của các Cty chứng khoán

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x