Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp phân tích ảnh hưởng đến Cty chứng khoán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tác động của cấu trúc vốn lên chi phí đại diện, bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
4.1 Phân tích CLLN của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay
Theo kết quả bảng 4.1 và phụ lục 8 cho thấy từ năm 2012 đến năm 2017 CLLN thấp nhất 4.29957, CLLN cao nhất 0.14172, CLLN trung bình 0.95421.
CLLN cao nhất năm 2012 là 0.16953 sau đó giảm xuống 0.17401 vào năm 2013, sau đó được cải thiện ở mức 0.16358 vào năm 2014; năm 2015, 2016 CLLN giảm xuống lần lượt là 0.16706 và 0.18728 và được cải thiện năm 2017 là 0.14172.
CLLN trung bình năm 2012 là 0.81469 sau đó thi giảm xuống đến năm 2016 là 1.09041, sau đó được cải thiện ở năm 2017 là 1.02391
Qua việc em xét CLLN cao nhất qua các năm cho thấy CLLN của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam là chưa cao và tăng giảm thất thường qua các năm từ năm 2012 đến năm 2017
Bảng 4.1 Thực trạng CLLN từ năm 2012 đến 2017
Biểu đồ 4.1 Thực trạng CLLN của các công ty niêm yết từ năm 2012 đến 2017
Bảng 4.2 Thực trạng CLLN theo ngành 2012 -2017
Theo số liệu trong bảng 4.2 thì CLLN từ năm 2012-2017 theo ngành như sau: ngành có CLLN cao nhất là ngành Vận tải/ cảng/ taxi với mức 0.14172, ngành có CLLN trung bình cao nhất là ngành Vận tải/ cảng/ taxi với mức 0.81393 cao thứ hai là ngành sản xuất kinh doanh, ngành có CLLN trung bình thấp nhất là ngành thép với giá trị 1.11754 thấp kế tiếp là ngành thủy sản với giá trị 1.05787, ngành CLLN thấp nhất là ngành xây dựng với giá trị 4.29957
Theo số liệu trong bảng 4.3 thì số lượng công ty được thu thập dữ liệu trên sàn HNX là 27 công ty, sàn HOSE là 59 công ty. Sàn có CLLN cao nhất và thấp nhất là sàn HOSE. Do đó sàn HOSE có biến động về CLLN cao hơn so với sàn HNX.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
4.2 Kết quả phân tích hồi quy và tương quan. Luận văn: Giải pháp phân tích ảnh hưởng đến Cty chứng khoán
4.2.1 Lựa chọn mô hình phù hợp
Như đã trình bày trong chương 3 để có thể biết được mô hình nào là phù hợp cho mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện 3 ước lượng hồi quy gồm: mô hình bình phương tối thiểu thông thường Pooled OLS, FEM, REM và thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp
Mô hình bình phương tối thiểu thông thường Pooled OLS
Kết quả ước lượng Pooled OLS trong bảng 4.4 và phục lục 2 cho thấy hệ số R2 = 3,88% cho thấy các biến độc lập giải thích được 3,88% biến phụ thuộc, đồng thời giá trị thống kê Prob > F =0,0001 (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Kết quả hồi quy Pooled OLS cho thấy ước lượng này có thể là ước lượng phù hợp với mô hình nghiên cứu
Bảng 4.4 Bảng kết quả hồi quy mô hình bình phương tối thiểu thông thường Pooled OLS
So sánh Pooled OLS với REM
Theo kết quả của bảng 4.5 và phục lục 4, kết quả Prob > chi2 = 0.000 (có nghĩa thống kê ở mức 1%) và Chibar2 = 81.81 và Prob > Chibar2 = 0.0000 < 0.05, nên chúng ta bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số ui = 0. Trường hợp này cũng cho thấy mô hình REM phù hợp với dữ liệu nghiên cứu hơn mô hình Pooled OLS
Bảng 4.5 Bảng kết quả hồi quy mô hình tác động ngẩu nhiên REM
So sánh Pooled FEM với REM
Tiếp theo tác giả chạy ước lượng FEM và ước lượng REM với kiểm định Hausman để so sánh lựa chọn giữa mô hình FEM và REM để tìm ra mô hình phù hợp nhất cho dữ liệu nghiên cứu. Theo kết quả bảng cho thấy Prob> chi2 = 0.0019 < 0.01 bác bỏ giả thuyết Ho có nghĩa là có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên. Trường hợp cho thấy mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM
Bảng 4.6 Bảng kết quả kiểm định Hausman cho mô hình FEM và REM
b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho ; obtained from xtreg Test: Ho: difference in coefficients not systematic
Chi2(5) = (b-B)’ [ (V_b – V_B) ^(-1) ] (b-B) = 19.01
Prob > chi2 = 0.0019
So sánh Pooled OLS với FEM
Theo kết quả bảng 4.7 và phục lục 3 cho thấy: kết quả thống kê F (5,425) = 8.33 và Prob > F = 0.0000 (có ý nghĩa thống kê ở mức 5%) < 0.05 nên chúng ta bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số ui = 0. Kết quả cho thấy có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp. Như vậy mô hình FEM phù hợp với dữ liệu nghiên cứu hơn mô hình Pooled OLS
Bảng 4.7 Bảng kết quả hồi quy mô hình tác động cố định (FEM)
Bảng 4.8 Tổng hợp các kiểm định lựa chọn mô hình
Kết quả tổng hợp cho thấy trong 3 mô hình Pooled OLS, FEM, REM thì mô hình FEM là mô hình phù hợp nhất cho đề tài nghiên cứu của tác giả về phân tích các nhân tố tác động đến CLLN của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tiếp theo, tác giả sẽ thực hiện kiểm định hiện tượng tự tương quan, đa cộng tuyến và phương sai thay đổi cho mô hình FEM
4.2.2 Kiểm định các khuyết tật của mô hình do vi phạm các giả định. Luận văn: Giải pháp phân tích ảnh hưởng đến Cty chứng khoán
Kiểm định tự tương quan
Để kiểm định hiện tượng tự tương quan tác giả sẽ thực hiện kiểm định Breusch – Godfrey. Kết quả bảng 4.9 kiểm định F (1,85) = 7.687 và Prob > F = 0.0068 (có ý nghĩa ở mức thống 5%) do đó không chấp nhận giả thuyết Ho: không có tự tương quan. Do đó, mô hình có tự tương quan bậc 1
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Breusch – Godfrey cho mô hình FEM
Kiểm định đa cộng tuyến
Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến cho mô hình FEM tác giả sử dụng hệ số tương quan của các biến độc lập và hệ số nhân tử phóng đại phương sai VIF. Kết quả trong bảng 4.10 và 4.11 cho thấy các hệ số của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.8 và giá trị VIF đều nhỏ hơn 10. Như vậy mô hình nghiên cứu không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 4.10 Ma trận tương quan
Kiểm định phương sai thay đổi
Để kiểm định phương sai thay đổi cho mô hình FEM, tác giả tiến hành kiểm định Breusch and Pagan. Kết quả kiểm định bảng 4.12 cho thấy Pro > chibar2 = 0.0000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0: phương sai không đổi. Do đó, mô hình này xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định Breusch and Pagan cho mô hình FEM
Kết luận: Theo các kiểm định đã thực hiện với mô hình, kết quả cho thấy vi phạm hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, còn giả định về đa cộng tuyến không bị vi phạm. Để khắc phục hiện tượng này tác giả thực hiện hồi quy bằng ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi FGLS
Bảng 4.13 Kết quả hồi quy mô hình FGLS
4.2.3 Kết quả hệ số Beta và mức ý nghĩa thống kê Luận văn: Giải pháp phân tích ảnh hưởng đến Cty chứng khoán
Bảng 4.13 là kết quả hồi quy FGLS cho mô hình FEM với biến phụ thuộc là SMOOTH thể hiện CLLN, các biến FOR, BIG4, LEV, INVOL, SIZE là các biến độc lập tác giả đã trình bày trong chương 3
Từ kết quả bảng 4.13 cho thấy trong 5 biến tác giả đưa vào mô hình thì cả biến đều tác động đến CLLN, trong đó có 3 biến: uy tín công ty kiểm toán, đòn bẩy tài chính, quy mô công ty có mức ý nghĩa thống kê 1% và có 2 biến: tỷ trọng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài, cơ hội đầu tư có mức ý nghĩa thống kê 5%.
Hệ số Beta trong bảng 4.13 ký hiệu là Coef thể hiện chiều tác động của biến độc lập với CLLN. Khi hế số Beta có dấu dương cho thấy biến độc lập có tác động cùng chiều với CLLN, dấu âm cho thấy biến độc lập có tác động ngược chiều với CLLN. Theo kết quả hồi quy bảng 4.13 trong 5 biến tác động đến CLLN thì có 3 biến tác động ngược chiều đến CLLN là tỷ trọng cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài và đòn bẩy tài chính và cơ hội đầu tư, 2 biến tác động cùng chiều đến CLLN là quy mô công ty và uy tín công ty kiểm toán.
Từ kết quả kiểm định bảng 4.13 trên tác giả trình bày lại mô hình nghiên cứu như sau:
EQ = 0.126BIG4i,t – 0.207FORi,t – 0.3291LEVi,t + 0.144SIZEi,t – 0.467INVOL – 0.673
Từ kết quả kiểm định bảng 4.13, tác giả tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLLL trong bảng 4.15. Theo đó nhân tố có ảnh hưởng cao nhất đến CLLN là đòn bẩy tài chính, tiếp theo là quy mô công ty, nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất đến CLLN là tỷ trọng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài.
Bảng 4.14 Tổng hợp kết quả kiểm định và giả thuyết
4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu. Luận văn: Giải pháp phân tích ảnh hưởng đến Cty chứng khoán
Luận văn sử dụng phần mềm Stata 12 để phân tích mô hình hồi quy đ ảnh hưởng của 5 nhân tố tác động đến CLLN của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Sau khi phân tích tác giả nhận thấy:
Đối với giả thuyết H1 quy mô công ty công ty càng lớn thì CLLN càng giảm. Theo bảng 4.13 kết quả kiểm định của biến quy mô công ty có hệ số 0.144 có quan hệ cùng chiếu với CLLN. Khi quy mô công ty tăng lên 1 điểm thì CLLN tăng lên 0.144 điểm. Kết quả nghiên cứu không ủng hộ giả thuyết H1 , nghĩa là khi công ty có quy mô càng lớn thì CLLN càng cao. Giả thuyết này được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam quan tâm. Theo các nghiên cứu trước đây thì có nhiều kết quả khác nhau về quy mô công ty tác động tới CLLN. Tìm thấy kết quả cùng chiều giữa CLLN và quy mô công ty ở các nghiên cứu Francis và cộng sự (2004), Giao (2010), Trần Thị Mỹ Trinh (2018) đo lường CLLN dựa trên dữ liệu bị can thiệp (smoothing); kết quả tác động ngược chiều ở các nghiên cứu Jensen và Meckling (1976), Watts và Zimmerman (1986), Trần Thị Mỹ Tú (2014), Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Trần Thị Mỹ Trinh (2018) đo lường CLLN dựa trên tính bền vững và khả năng dự báo; không tìm thấy kết quả tác động ở nghiên cứu Trần Thị Mỹ Trinh (2018) đo lường CLLN dựa trên tính biến động. Kết quả nghiên cứu khác với giả thuyết có thể là do các công ty có quy mô lớn có hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả giúp ngăn chặn sai sót có thể xảy ra. Theo lý thuyết tín hiệu thì những công ty lớn thì nhu cầu vốn càng cao, do đó để có thể thu hút được vốn đầu tư thì những công ty này cần tạo ra tín hiệu tốt về hiệu quả của công ty.
Đối với giả thuyết H2 cho rằng cơ hội đầu tư càng cao thì CLLN càng thấp. Theo bảng 4.13 kết quả kiểm định của biến cơ hội đầu tư có hệ số -0.467 cho thấy biến cơ hội đầu tư có quan hệ ngược chiều với CLLN, cụ thể khi cơ hội đầu tư tăng 1 điểm thì CLLN giảm 0.467 điểm. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết H2 ,nghĩa là công ty có cơ hội đầu tư càng cao thì CLLN càng thấp, kết quả này cũng giống như kỳ vọng. Kết quả này giống với kết của các nghiên cứu của Bhattacharya và cộng sự (2003), Francis và cộng sự (2004). Đối với nghiên cứu Trần Thị Mỹ Trinh (2018) thì không có kiểm định nhân tố cơ hội đầu tư
Đối với giả thuyết H3 cho rằng công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big 4 thì có CLLN cao hơn các công ty không được kiểm toán bới các công ty kiểm toán Big 4. Theo bảng 4.13 kết quả kiểm định của biến uy tín công ty kiểm toán có hệ số +0.126 điều đó cho thấy biến uy tín công ty kiểm toán có quan hệ cùng chiều với CLLN. Khi uy tín công ty kiểm toán tăng 1 điểm thì CLLN tăng 0.126 điểm. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết H3 ,nghĩa là công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big 4 có CLLN cao hơn so với các công ty không được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big 4. Kết quả này giống với kết của các nghiên cứu của Cascino và cộng sự (2010), Van Tendeloo và Vanstralaen (2008), Nguyễn Thị Toàn (2016), Trần Thị Mỹ Tú (2014). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) thì không có mối quan hệ giữa loại công ty kiểm toán và CLLN. Đối với nghiên cứu Trần Thị Mỹ Trinh (2018) thì không có kiểm định nhân tố uy tín công ty kiểm toán. Kết quả nghiên cứu đáng lưu ý cho các cổ đông khi lựa chọn công ty kiểm toán độc lập để kiểm toán BCTC.
Đối với giả thuyết H4 cho rằng công ty có tỷ trọng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài càng cao thì CLLN càng thấp. Theo bảng 4.13 kết quả kiểm định của biến tỷ trọng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài có hệ số -0.207 cho thấy biến cơ hội đầu tư có quan hệ ngược chiều với CLLN. Khi tỷ trọng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài tăng 1 điểm thì CLLN giàm 0.207 điểm. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết H4 , nghĩa là công ty có có tỷ trọng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài cao thì chất CLLN thấp. Kết quả nghiên cứu này đúng với kỳ vọng của tác giả và giống với kết quả nghiên cứu mô hình 2 của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), trái ngược kết quả với các nghiên cứu Parte – Estebe và cộng sự (2014), còn kết quả kết quả nghiên cứu mô hình 1 của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) thì vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không có tác động lên CLLN. Đối với nghiên cứu Trần Thị Mỹ Trinh (2018) thì không có kiểm định nhân tố tỷ trọng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy để có thể thu hút được vốn đầu tư nước ngoài các công ty niêm yết phải có được tín hiệu tốt bằng cách tạo ra được lợi nhuận cao. Luận văn: Giải pháp phân tích ảnh hưởng đến Cty chứng khoán
Đối với giả thuyết H5 cho rằng đòn bẩy tài chính càng cao thì CLLN càng thấp. Theo bảng 4.13 kết quả kiểm định của biến đòn bẩy tài chính có hệ số – 0.329 cho thấy biến đòn bẩy tài chính có quan hệ ngược chiều với CLLN. Khi đòn bẩy tài chính tăng 1 điểm thì CLLN tăng 0.329 điểm. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết H5 , nghĩa là công ty có đòn bẩy tài chính cao thì CLLN thấp. Điều này phù hợp với lý giải của lý thuyết ủy nhiệm và lý thuyết tín hiệu những công ty để vay được nợ thì họ báo cáo lợi nhuận cao hơn lợi nhuận thực để tạo niềm tin với các bên cho vay, vì vậy CLLN của các công ty này sẽ thấp. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Trinh (2018) đo lường CLLN dựa trên khả năng dự báo và tính biến động, trái ngược với kết quả nghiên cứu trong cả hai mô hình của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016). Kết quả nghiên cứu này cũng đáng lưu ý cho các nhà đầu tư và các bên cho vay. Do đó, để có thể được cho vay, các công ty này cần phải có lợi nhuận cao hơn bình thường để tạo niềm tin với bên cho vay. Vì thế mà CLLN sẽ không cao
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Dựa vào phương pháp nghiên cứu trình bày trong chương 3, chương này tác giả trình bày thống kê mô tả dữ liệu và thực hiện phân tích hồi quy từ phần mềm Stata 12 để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến CLLN. Đồng thời, tác giả cũng thực hiện các kiểm định cần thiết để tìm ra mô hình kinh tế lượng phù hợp với mô hình nghiên cứu và cũng để thuyết phục người đọc về kết quả ước lượng thu được là đáng tin cậy. Do đó, dựa trên kết quả nghiên cứu tìm được, tác giả sẽ đề xuất một số kiến nghị hữu ích cho người đọc trong chương 5
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong chương này dựa trên kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương 4, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét chung về kết quả nghiên cứu. Sau đó dựa trên các kết quả nghiên cứu đó, tác giả đưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao CLLN của các công ty niêm yết. Cuối cùng là trình bày những hạn chế của nghiên cứu này và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo. Nội dung chương này bao gồm:
- Kết luận
- Kiến nghị
- Hạn chế
5.1 Kết luận.
Thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, tác giả đã đề xuất mô hình gồm 5 nhân tố tác động đến CLLN của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2012- 2017 với CLLN được đo lường bằng tính ổn định của lợi nhuận. Sau khi thực hiện kiểm định thì cả 5 nhân tố đều ảnh hưởng đến CLLN với mô hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng dến CLLN như sau:
EQ = 0.126BIG4i,t – 0.207FORi,t – 0.3291LEVi,t + 0.144SIZEi,t – 0.467INVOL – 0.673
Kết quả kiểm định bảng 4.13 các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLLN cho ra kết luận như sau:
Đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với CLLN. Vì vậy những công ty có đòn bẩy tài chính cao thì CLLN thấp
Quy mô công ty có mối quan hệ cùng chiều với CLLN. Vì vậy những công ty có quy mô lớn thì có CLLN cao
Uy tín công ty kiểm toán có quan hệ cùng chiều với CLLN. Theo đó những công ty được kiểm toán bới nhóm công ty kiểm toán Big 4 thì sẽ có CLLN cao hơn những công ty không được kiểm toán bới nhóm công ty kiểm toán Big 4
Cơ hội đầu tư có tác động ngược chiều với CLLN. Theo đó những công ty có cơ hội đầu tư cao thì có CLLN giảm xuống
Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ trọng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài với CLLN. Theo đó những công ty có tỷ trọng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài cao thì làm cho CLLN giảm xuống
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLLN của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam theo thứ tự từ lớn đến bé như sau: đòn bẩy tài chính, quy mô công ty, uy tín công ty kiểm toán, cơ hội đầu tư, tỷ trọng cổ phẩn nhà đầu tư nước ngoài (bảng 4.15)
5.2 Kiến nghị Luận văn: Giải pháp phân tích ảnh hưởng đến Cty chứng khoán
Đối với các cơ quan quản lý
Theo kết quả nghiên cứu bảng 4.15 thì đòn bẩy tài chính có tác động lớn nhất và ngược chiều đến CLLN kế đến là quy mô công ty có tác động cùng chiều với CLLN. Do đó các cơ quan quản lý nhà nước như bộ tài chính và ủy ban chứng khoán nhà nước cần có các biện pháp giảm chi phí đi vay và tăng quy mô của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán bằng cách thu hút vốn cho các công ty đại chúng như
Tăng cường tính minh bạch thông tin của các công ty niêm yết thông qua việc có quy định xây các chỉ số công khai minh bạch của các công ty niêm yết.
Bổ sung thẩm quyền cho ủy ban chứng khoán nhà nước trong việc yêu cầu các đơn vị như: tín dụng, dịch vụ viễn thông, cá nhân… cung cấp thông tin tài liệu phục vụ công tác thanh tra giám sát thị trường chứng khoán.
Tạo cơ chế để xử lý các công ty chứng khoán hoạt động kém hiệu quả. Khi có công ty vi phạm thời gian công bố thông tin BCTC các cơ quan quản lý cần có các biện pháp chế tài thích đáng đối với các đối tượng cố tình vi phạm. Đồng thời ủy ban chứng khoán cần bổ sung cơ chế bảo vệ nhà đầu tư như công bố rộng rãi thông tin các doanh nghiệp thường xuyên có số liệu sai lệch trong BCTC trước và sau kiểm toán.
Tiếp theo mức độ tác động theo bảng 4.15 là uy tín công ty kiểm toán có tác động cùng chiều với CLNN có nghĩa là các công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big 4 có CLLN cao hơn các công ty được kiểm toán bởi các công ty không thuộc Big 4. Tuy nhiên ngoài các công ty kiểm toán Big 4 thì cũng có nhiều công ty kiểm toán khác cũng đủ điều kiện kiểm toán cho các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Do đó, Bộ Tài Chính cần có nhiều biện pháp nên nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty đủ điều kiện kiểm toán các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán cần tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng dịch vụ kiểm toán. Ngoài ra, bộ Tài Chính cũng nên hoàn thiện các chuẩn mực kiểm toán vì chuẩn mực kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng của các công ty kiểm toán. Nó cũng giúp cho các công ty kiểm toán giảm thiểu rủi ro khi thực hiện kiểm toán.
Đối với nhân tố cơ hội đầu tư, tỷ trọng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài theo bảng 4.15 thì có tác động ngược chiều với CLLN. Do đó, ủy ban chứng khoán nhà nước có thể tham khảo nhân tố này trong viêc nhận diện khi các công ty này cố tình vi phạm các quy định liên quan đến thời gian công bố BTCT hay số liệu về lợi nhuận thay đổi trước và sau khi kiểm toán để có biện pháp thanh tra, chế tài phù hợp.
Đối với công ty kiểm toán
Kết quả nghiên cứu cho thấy uy tín của các công ty kiểm toán giúp tăng
CLLN cho các công ty được kiểm toán. Do đó, các công ty kiểm toán cần chú trọng đến các đặc điểm nhận diện của các công ty có CLLN thấp như: công ty có tỷ trọng vốn nước ngoài cao, công ty có đòn bẩy tài chính cao và công ty có tốc độ phát triển cao để xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp.
Đối với các đối tượng khác sử dụng thông tin
Đối với các nhà đầu tư: Kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp có tốc độ phát triển doanh thu cao thì CLLN càng giảm bởi vì khi tốc độ phát triển doanh thu cao thì doanh nghiệp cần nhiều vốn lưu động. Do vậy mà có nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ tạo ra tình hình hoạt động kinh doanh tốt để thu hút vốn đầu tư. Do đó các nhà đầu tư cần xem xét vấn đề này trước khi ra quyết định. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể xem xét các kết quả khác của nghiên cứu để hỗ trợ quyết định của mình như: quy mô công ty càng lớn hay các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big 4 thì có CLLN cao hơn.
Đối với ngân hàng: Bảng 4.15 cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với CLLN, do đó các ngân hàng nên thận trọng cho việc cho vay đối với các đối tượng đang vay nợ nhiều nơi. Ngoài ra, trong quá thẩm định tín dụng cho vay các ngân hàng không nên dựa quá nhiều vào chỉ tiêu lợi nhuận và các chỉ số tài chính mà cũng nên xem xét đến các yếu tố khác như uy tín tín dụng doanh nghiệp, tài sản thế chấp, tình hình nộp thuế, hợp đồng mua hàng, hợp đồng bán hàng. Cũng từ kết quả nghiên cứu trên thì những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính càng cao thì CLLN càng thấp, cho nên các ngân hàng cũng nên hạn chế cho doanh nghiệp vay quá nhiều so với vốn điều lệ của doanh nghiệp. Vì khi vay nhiều thì áp lực trả nợ vay và lãi vay đối với doanh nghiệp rất lớn khi tình hình kinh doanh không thuận lợi, điều đó làm tăng động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận của doanh nghiệp để cho ngân hàng thấy doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ vay. Vì vậy, khi ngân hàng không dựa quá nhiều vào chỉ tiêu lợi nhuận để thẩm định cho vay và không cho vay quá nhiều so với vốn điều lệ của doanh nghiệp thì giúp cho doanh nghiệp giảm áp lực điều chỉnh tăng lợi nhuận và ngân hàng cũng giảm được nợ xấu
5.3 Hạn chế
Nghiên cứu chỉ xem xét ảnh hưởng của các nhân tố: quy mô công ty, đặc điểm công ty kiểm toán, cơ hội đầu tư, đòn bẩy tài chính, cổ phần vốn đầu tư nước ngoài đến CLLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX. Các nhân tố này được tác giả tổng hợp và lựa chọn từ các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới, so với các công trình nghiên cứu đó thì các nhân tố này vẫn còn khá ít. Do đó, vẫn còn nhiều nhân tố ảnh hưởng đến CLLN mà không được đưa vào mô hình nghiên cứu
Như đã trình bày trong chương 2 thì có nhiều khía cạnh của CLLN. Trong luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu CLLN trên khía cạnh sự ổn định của lợi nhuận, vẫn còn nhiều khía cạnh khác của CLLN mà tác giả chưa nghiên cứu.
Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai có thể phân tích thêm sự ảnh hưởng của các nhân tố khác đến CLLN trên nhiều khía cạnh khác của CLLN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Chương này tác giả đã đưa ra nhận xét chung về CLLN dựa trên 5 nhân tố là: quy mô công ty, cơ hội đầu tư, tỉ lệ sở hữu cổ phần công ty nước ngoài, đòn bẩy tài chính, đặc điệm công ty kiểm toán. Dựa trên những nhận xét này, tác giả cũng đưa ra những kiến nghị cho các cơ quan quản lý, các công ty kiểm toán, các ngân hàng, nhà đầu tư nhằm nâng cao CLLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam Luận văn: Giải pháp phân tích ảnh hưởng đến Cty chứng khoán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Cty chứng khoán