Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán – Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Công ty niêm yết

Theo Điều 25, Luật chứng khoán số 70/2006/QH ngày 29/06/2006 quy định như sau: Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau:

  • Công ty đã thực hiện chào bán giá cổ phiếu ra công chúng;
  • Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;
  • Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Do đó, một công ty niêm yết được xem là thỏa mãn đủ ba điều kiện trên.

Bên cạnh đó tại Điều 53 của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 quy định các điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM như sau:

  • Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Như vậy, để trở thành công ty niêm yết thì công ty đó trước hết phải là công ty cổ phần, tức là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
  • Có ít  nhất 02 năm hoạt động dưới  hình  thức  công  ty  cổ phần tính đến  thời điểm đăng ký niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm; không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính;

Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;

Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất ba trăm (300) cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu domình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại điện nắm giữ;

Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.

Đáng chú ý, tại Điều 3 Thông tư 202/2015/TT-BTC ngày 18/12/2015 bổ sung thêm một số quy định được cho là khắc khe hơn có liên quan đến hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán như sau:

“Các thông tin, số liệu trong hồ sơ, bản cáo bạch phải căn cứ vào báo cáo tài chính được kiểm toán, cụ thể như sau:

Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán đối với khoản mục vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ đã góp của tổ chức đăng ký niêm yết (thay đổi đăng ký niêm yết) phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Đối với các tổ chức liên quan khác tham gia hợp nhất, sáp nhập, hoán đổi, báo cáo tài chính phải được kiểm toán theo quy định pháp luật về kiểm toán độc lập;

Ý kiến kiểm toán đối với khoản mục vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ đã góp phải là “Ý kiến chấp nhận toàn phần”. Trường hợp ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính là chấp nhận có ngoại trừ, thì yếu tố ngoại trừ không phải là khoản mục vốn chủ sở hữu và khoản mục trọng yếu khác như: tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản phải thu, nợ phải trả;

Tùy thuộc vào thời điểm nộp hồ sơ niêm yết, thay đổi niêm yết, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập sau quá trình sáp nhập hoặc công ty niêm yết sau hoán đổi được lựa chọn báo cáo tài chính được lập và đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất, nhưng không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ, bao gồm báo cáo tài chính lập ngay sau thời điểm hợp nhất, sáp nhập, hoán đổi; hoặc báo cáo tài chính quý, hoặc báo cáo tài chính bán niên, hoặc báo cáo tài chính năm lập sau thời điểm hợp nhất, sáp nhập, hoán đổi.”

Như vậy, để trở thành công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM, các công ty phải thỏa mãn các tiêu chuẩn liên quan đến tất cả các điều kiện bên trong lẫn bên ngoài của công ty. Các yếu tố bên trong như: quản trị công ty, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thể hiện qua các số liệu công bố trên Báo cáo tài chính hằng năm, mức độ công bố thông tin của công ty. Và các điều kiện bên ngoài, đó chính là ý kiếm kiểm toán đối với các thông tin và số liệu công bố trên Báo cáo tài chính của công ty. Từ đó cho thấy rằng, thông tin công bố trên báo cáo tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong thị trường chứng khoán hiện nay và vai trò của kiểm toán độc lập trong việc tăng cường niềm tin của công chúng vào tính minh bạch và độ tin cậy của các thông tin này là không thể phủ nhận.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

2.2. Báo cáo tài chính Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

2.2.1. Khái niệm về Báo cáo tài chính

Để hiểu rõ tầm quan trọng của các thông tin trên Báo cáo tài chính đối với các bên liên quan trong nền kinh tế thị trường. Đầu tiên, tác giả trình bày sơ lược các khái niệm liên quan đến Báo cáo tài chính, Mục đích và Vai trò của Báo cáo tài chính.

Dưới góc độ thông tin kế toán, Báo cáo tài chính được xem là kết quả đầu ra của một quá trình thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích các thông tin kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ hoạt động của một đơn vị. Là nguồn dữ liệu quan trọng cho người có nhu cầu sử dụng thông tin để đưa ra các quyết định thích hợp.

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 năm 2002 (VAS01)- Chuẩn mực chung, “Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, Thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinh doanh.” Theo Luật kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015, định nghĩa “Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán, bao gồm các loại báo cáo sau: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính và các Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.”

Từ đây cho thấy, khái niệm về Báo cáo tài chính theo Luật kế toán (2015) của đơn vị kế toán được mở rộng ra so với chỉ bao gồm các thông tin trên: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như VAS01 trình bày.

Khái niệm về Báo cáo tài chính cũng được làm rõ trong các quy định liên quan đến ngành kiểm toán. Cụ thể, tại Đoạn 13, Chuẩn mực kiểm toán số 200 (VSA200)- Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, thì “Báo cáo tài chính được định nghĩa là sự trình bày một cách có hệ thống về các thông tin tài chính quá khứ, bao gồm các thuyết minh có liên quan, với mục đích công bố thông tin về tình hình tài chính và các nghĩa vụ của đơn vị tại một thời điểm hoặc những thay đổi trong một thời kỳ, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính. Các thuyết minh liên quan thông thường là phần tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng và các thông tin diễn giải khác. Thuật ngữ “Báo cáo tài chính” thường có nghĩa là một bộ báo cáo tài chính (đầy đủ) theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Thuật ngữ “báo cáo tài chính riêng lẻ” được sử dụng để chỉ một báo cáo trong bộ báo cáo tài chính (đầy đủ).”

Từ việc tìm hiểu khái niệm về Báo cáo tài chính trong các quy định, chuẩn mực có liên quan, giúp tác giả nắm rõ phạm vi thông tin về báo cáo tài chính mà kiểm toán viên cần xác định và trách nhiệm của kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho một công ty.

2.2.2. Mục đích của Báo cáo tài chính Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

Theo quan điểm của IASB, tại Chuẩn mực chung IFRS(2010)- Khuôn mẫu lý thuyết về báo cáo tài chính, cho rằng mục đích của việc lập và trình bày báo cáo tài chính nhằm chung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo tài chính: họ có thể là những nhà đầu tư, chủ nợ, tổ chức cho vay hiện tại hay tiềm năng, người sử dụng những thông tin này để ra các quyết định kinh tế như mua, bán hay nắm giữ các công cụ vốn, nợ; đồng thời đưa ra các quyết định tài trợ hay cho vay các đơn vị khác dưới hình thức tín dụng. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính không chỉ giúp người sử dụng đánh giá triển vọng luồng tiền thu được của một đơn vị trong tương lai mà còn là công cụ giúp người sử dụng đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả các hoạt động của nhà quản lý, những người thay mặt cho chủ sở hữu của công ty thực hiện trách nhiệm của mình đối với các hoạt động hằng ngày trong công ty,….

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 năm 2003 (VAS21)- Trình bày báo cáo tài chính, thì “Mục đích của Báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt được mục đích này, BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

  • Tài sản;
  • Nợ phải trả;
  • Vốn chủ sở hữu;
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ;
  • Các luồng tiền.

Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh BCTC giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền Như vậy, mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin kế toán. Thông tin kế toán là những thông tin có được do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Thông tin kế toán có những tính chất sau: là thông tin hiện thực, đã xảy ra; là thông tin có độ tin cậy vì mọi số liệu kế toán đều phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ; là thông tin có giá trị pháp lý. Để thông tin kế toán hữu ích với nhà đầu tư trong quá trình ra các quyết định kinh tế, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có kiến thức và am hiểu về ý nghĩa của các số liệu kế toán.

Thông tin kế toán cung cấp cho cả đối tượng sử dụng bên trong và bên ngoài. Tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin kế toán là cơ sở quan trọng để bảo vệ nhà đầu tư cũng như tính ổn định của thị trường chứng khoán. Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, vấn đề quan trọng và mong muốn của nhà đầu tư là nắm được những thông tin tài chính trên thị trường.

2.2.3. Vai trò của Báo cáo tài chính

BCTC luôn hướng đến việc cung cấp thông tin hữu ích cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng nhu cầu thông tin của các nhóm đối tượng trong nền kinh tế:

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, BCTC là một phương tiện trợ giúp và cũng là một công cụ pháp lý uan trọng để đảm bảo các lợi ích trực tiếp và gián tiếp của Nhà nước qua việc cung cấp những thông tin đáng tin cậy, thống nhất về hoạt động kinh tế, tài chính của mọi doanh nghiệp để từ đó các cơ quan nhà nước có thể thực hiện được các chức năng hoạch định, điều hàng, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định.

Đối với các nhà đầu tư vốn, lợi ích của việc sử dụng thông tin trên BCTC mang lại cho nhà đầu tư khá đa dạng, có thể biểu hiện qua hai khía cạnh cơ bản của thông tin lả giá trị dự báo và giá trị so sánh của thông tin, cho phép nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn khi xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình đầu tư xuyên quốc gia.

Đối với các chủ nợ, mối quan tâm của họ biểu hiện qua hai khía cạnh: an toàn và hiệu quả mang lại đối với các khoản cho vay, nợ; thông tin cung cấp phải đảm bảo đáng tin cậy để các chủ nợ có thể đặt niềm tin khi ra quyết định tài trợ, cho vay hay cho nợ đối với các doanh nghiệp khác.

Đối với các nhà quản trị công ty, thông tin từ BCTC là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định, điều hành, kiểm soát và ra quyết định của các cấp quản lý. Đặc biệt là, các thông tin khả quan về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền của đơn vị. Và đây cũng chính là thước đo về hiệu quả hoạt động của công ty và năng lực quản lý của nhà quản trị. Một tín hiệu tốt sẽ làm gia tăng hình ảnh của nhà quản lý trước công chúng và thu hút các nguồn tài trợ, cho vay từ các chủ thể khác trong nền kinh tế.

2.3. Kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

2.3.1. Khái niệm về Kiểm toán Báo cáo tài chính

Theo Luật kiểm toán độc lập (2011), “Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.”

2.3.2. Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính

Tại Điều 4, Luật Kiểm Toán (2011), “Mục đích hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác; làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.”

Đoạn 3, Chuẩn mực kiểm toán số 200 (VSA200)- Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, cho rằng “Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Một cuộc kiểm toán được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan sẽ giúp kiểm toán viên hình thành ý kiến kiểm toán đó.”

2.3.3. Chất lượng kiểm toán và các quy định về sự luân chuyển kiểm toán viên Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

Chất lượng của cuộc kiểm toán được cho là khả năng các kiểm toán viên có đủ năng lực phát hiện ra các vi phạm trong hệ thống kế toán của công ty khách hàng và báo cáo những sai sót này đến các bên có liên quan một cách độc lập (DeAngelo, 1981). Chất lượng kiểm toán được đo lường thông qua hai yếu tố nền tảng, đó chính là: (a) Uy tín của kiểm toán viên. Mamillan và cộng sự (2004) cho rằng uy tín là sự công nhận rộng rãi của công chúng về những thành quả của kiểm toán viên trong quá khứ có liên quan đến các tiêu chuẩn chất lượng kiểm toán và thực hành các chuẩn mực nghề nghiệp một cách nhất quán trong quá trình kiểm toán. Và (b) Các kiểm toán viên có kiến thức chuyên sâu cho từng lĩnh vực ngành nghề, Mayhew và Wilkins (2003) phát biểu rằng các kiểm toán viên được biết là có những kiến thức chuyên môn đặc thù trong từng ngành sẽ dễ dàng nhận diện và phát hiện các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán các doanh nghiệp có ngành nghề đặc thù, từ đó mang lại chất lượng kiểm toán cao.

Do đó, hai thành phần cấu thành quyết định đến chất lượng kiểm toán đó chính là “Năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên”- khả năng phát hiện các sai sót trọng yếu và “Tính độc lập của kiểm toán viên”- báo cáo các sai sót trong yếu.

Sridharan và cộng sự (2002) cho rằng tính độc lập của kiểm toán viên là thái độ không thiên vị khi ra quyết định trong suốt cuộc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. Tính độc lập của kiểm toán viên được đo lường thông qua bốn chỉ số sau: (a) Mức độ cạnh tranh trên thị trường kiểm toán, phản ánh qua việc cạnh tranh giảm giá phí kiểm toán bằng cách cung cấp dịch vụ kiểm toán kém chất lượng (Beattie, 1999); (b) Sự phụ thuộc về mặt kinh tế, sự phụ thuộc quá lớn về mặt kinh tế tại một công ty khách hàng có thể dẫn đến nguy cơ kiểm toán viên bị chi phối hành xử theo ý muốn của nhà quản trị, nguy cơ mất hợp đồng kiểm toán, gây ra áp lực cho kiểm toán viên từ đó làm giảm tính độc lập của kiểm toán viên (Deis và Giroux, 1992); (c) Sự cung cấp dịch vụ phi kiểm toán, gây ra mối quan hệ mật thiết hơn giữa KTV và khách hàng (Ashbaugh, 2004); (d) Mối quan hệ lâu năm tại một công ty khách hàng, Dye (1991) cho rằng sẽ làm giảm tính độc lập của KTV, bởi mối quan hệ khăng khít giữa nhà quản lý và kiểm toán viên.

Trong khi đó, Lasmahadi (2002) cho rằng Năng lực nghề nghiệp thiên về các thuộc tính cá nhân mà dựa vào đó họ có khả năng thực hiện công việc được giao một cách hiệu quả và thành công. Tương tự như tính độc lập của kiểm toán viên, các nhà học thuật nhận ra rằng, năng lực nghề nghiệp cũng bao gồm các thành phần cơ bản sau:

Lập kế hoạch, bất kỳ cuộc kiểm toán nào, nếu được lập kế hoạch một cách cẩn thận sẽ giúp kiểm toán viên có nhiều khả năng phát hiện các sai sót trọng yếu hiện hữu tại công ty khách hàng, bởi vì trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên đã có cái nhìn và đánh giá tổng quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, đánh giá rủi ro kiểm toán và bước đầu xác định các thủ tục kiểm toán cơ bản cần thực hiện (Dikolli, 2004); (b) Kiến thức, Tan và Libby (1997) cho rằng kiến thức là một trong những yếu tố chủ chốt quyết định đến năng lực về mặt kỹ thuật của kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán; (c) Kinh  nghiệm, Colbert (1989) cho rằng các kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm có khả năng xét đoán cao hơn so với các kiểm toán viên ít kinh nghiệm. Và (d) Sự giám sát, Malone và Roberts (1996) nhận thấy hệ thống giám sát hữu hiệu từ công ty kiểm toán sẽ giúp ngăn chặn việc các kiểm toán viên không thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm toán làm giảm chất lượng kiểm toán và quá trình kiểm toán được giám sát sẽ đảm bảo mang lại các ý kiến đúng và chất lượng kiểm toán cao.

Trong hơn một thập kỷ qua hàng loạt các vụ bê bối gian lận thông tin tài chính xảy ra dẫn đến sự sụp đổ của hàng loạt các Tập đoàn hàng đầu thế giới (Enron, Worldcom,…) và đặc biệt, là sự ra đi của một trong các hãng kiểm toán lớn- Arthur Andersen. Các chuyên gia cho rằng, Công ty kiểm toán Arthur Andersen đã thực hiện kiểm toán cho Enron trong nhiều năm; do đó, họ không duy trì được tính độc lập đủ để phát hiện và báo cáo hành vi gian lận tại công ty này. Còn tại Việt Nam, vào năm 2011, dư luận chấn động bởi thông tin Công ty lớn ngành dược- Công ty dược Viễn Đông (DVD) hủy niêm yết và chất dứt hoạt động vào tháng 05/2011. Hàng loạt các sai phạm tại công ty này từ năm 2008 đến năm 2011 được phát hiện: các khoản doanh thu ảo, lợi nhuận bị thổi phồng, sự thông đồng vụ lợi cá nhân của các nhà quản lý cấp cao thông qua các giao dịch nội bộ,… Đáng kể đến, báo cáo tài chính năm 2008 và 2009 lần lượt được kiểm toán bởi hai công ty kiểm toán có uy tín Công ty TNHH Kiểm toán Ernst and Young và A&C, nhưng mãi đến năm 2011 các sai phạm nghiêm trọng mới được phát hiện.

Đến giữa năm 2016, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến hai vụ bê bối về số liệu kế toán nghiêm trọng, khi hai Công ty niêm yết Gỗ Trường Thành (TTF) và NTACO (ATA) lần lượt công bố các khoản lỗ nghìn tỷ đồng so với số liệu kế toán đã được kiểm toán trong năm trước. Bên cạnh đó các nhà đầu tư, giới chuyên gia, hội nghề nghiệp và các cơ quan lập pháp không khỏi bất ngờ trước thông tin khoản mục tồn kho tại các công ty này bỗng nhiên bị “bốc hơi” chóng vánh, cùng với sự ra đi của các nhà quản lý cấp cao trong công ty. Được biết trước đó, NTACO đã bất ngờ chuyển đổi công ty kiểm toán từ Công ty TNHH kiểm toán tư vấn Đất Việt sang Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C, và Gỗ Trường Thành cũng có hành vi tương tự khi quyết định thay đổi từ Công ty TNHH Kiểm toán DFK sang Công ty TNHH Kiểm toán E&Y Việt Nam.

Qua các trường hợp bê bối gian lận kế toán xảy ra trong thời gian qua, gây tổn thất đáng kể đến các thành phần tham gia trong nền kinh tế. Đã phần nào làm giảm niềm tin của công chúng vào nghề nghiệp kiểm toán cũng như các sản phẩm mà dịch vụ kiểm toán mang lại. Các nhà làm luật và cả giới chuyên gia luôn hướng đến việc tìm ra các giải pháp giúp nâng cao chất lượng kiểm toán và tăng cường niềm tin của công chúng vào nghề kiểm toán. Quy định về sự luân chuyển kiểm toán bắt buộc là một trong những công cụ được các nhà làm luật cho là hữu hiệu vì họ cho rằng việc luân chuyển kiểm toán viên định kỳ sẽ làm giảm nguy cơ quen thuộc nhằm bảo vệ tính độc lập của kiểm toán viên, từ đó nâng cao chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này vào thực tiễn còn gặp nhiều quan điểm trái chiều. Nhóm ủng hộ, thường là các nhà học thuật, công ty kiểm toán, cho rằng việc luân chuyển kiểm toán viên gây ra một số gián đoạn mang tính hệ thống, phát sinh các khoản chi phí khởi sự, đánh mất kiến thức đặc thù về ngành nghề của khách hàng và bị chèn ép giá phí kiểm toán, do đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kiểm toán. Quy định về luân chuyển kiểm toán viên gồm hai cấp độ: Luân chuyển kiểm toán viên và Luân chuyển công ty kiểm toán. Một số quốc gia áp dụng quy định này ở cả hai cấp độ, một số chỉ áp dụng ở cấp độ luân chuyển kiểm toán viên và một số quốc gia không áp dụng.

Bảng 2.1 Quy định về luân chuyển kiểm toán viên và công ty kiểm toán bắt buộc tại các quốc gia trên thế giới

Tại Việt Nam, Luân chuyển kiểm toán viên bắt buộc được quy định tại Khoản 5, Điều 45, Nghị định 105/2013/NĐ-CP ngày 16/09/2013, với nội dung “ Kiểm toán viên không được phép ký báo cáo kiểm toán quá ba năm liên tục cho một đơn vị được kiểm toán” và “Đình chỉ hành nghề kiểm toán đối với KTV hành nghề thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng trong năm năm tài chính liên tục”. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có quy định về luân chuyển bắt buộc ở cấp độ công ty kiểm toán.

Qua đó, cho thấy quy định này không được áp dụng nhất quán tại các quốc gia trên toàn thế giới. Vẫn còn nhiều tranh cãi về những thuận lợi và bất lợi khi áp dụng quy định này, nhất là khi nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy chi phí phát sinh khi các công ty quyết định thay đổi kiểm toán viên có thể vượt quá các lợi ích mà nó mang lại. Dước góc độ công ty kiểm toán, việc luân chuyển giúp họ duy trì tính độc lập, nâng cao chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, dưới góc độ công ty được kiểm toán, sự thay đổi công ty kiểm toán có thể là dấu hiệu của sự bất đồng quan điểm trong việc lựa chọn các chính sách kế toán giữa công ty khách hàng và công ty kiểm toán, hay mục đích che giấu đi tình hình tài chính thực tế tại công ty nhằm tìm kiếm ý kiến kiểm toán có lợi hơn, làm hài lòng các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Điều này gây ra các rủi ro thông tin tiềm ẩn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sử dụng báo cáo tài chính và ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng, phát sinh rủi ro pháp lý liên quan đến kiểm toán viên tiền nhiệm và cả kiểm toán viên kế nhiệm.

2.4. Sự thay đổi công ty kiểm toán Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

2.4.1. Khái niệm

“Sự thay đổi công ty kiểm toán” là việc một công ty được kiểm toán quyết định chuyển đổi việc sử dụng dịch vụ kiểm toán sang một công ty kiểm toán khác (Syahtiadi và Medyawati, 2012). Việc thay đổi công ty kiểm toán bao gồm hai dạng: một là kiểm toán viên quyết định từ nhiệm và hai là quyết định thay đổi công ty kiểm toán từ phía công ty khách hàng (Turner và cộng sự, 2005). Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc công bố các thông tin liên quan đến sự thay đổi công ty kiểm toán của các công ty niêm yết.

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng, hiện tượng thay đổi công ty kiểm toán của các công ty Niêm yết có mối liên quan mật thiết đến mức độ tin cậy của báo cáo tài chính và chi phí liên quan đến hoạt động giám sát của nhà quản trị (Huson và cộng sự, 2000). Kể từ những năm 1970, các nhà học thuật, những người hành nghề và các chuyên gia có sự quan tâm đến hiện tượng này, nhiều nghiên cứu sâu được thực hiện với mong muốn xác định đâu là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến quyết định thay đổi công ty kiểm toán.

2.4.2. Các chi phí phát sinh khi quyết định thay đổi công ty kiểm toán

DeAngelo (1981) tổng kết có ba dạng chi phí phát sinh khi một công ty quyết định thay đổi công ty kiểm toán, bao gồm: chi phí liên quan đến “lợi ích kinh tế” mà nhà quản trị có được nếu vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ với công ty kiểm toán tại nhiệm, chi phí giao dịch khi thay đổi công ty kiểm toán và chi phí công bố thông tin thay đổi công ty kiểm toán theo yêu cầu của pháp luật.

2.4.2.1. Chi phí liên quan đến lợi ích kinh tế của nhà quản trị Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

DeAngelo (1981) nhận thấy rằng lợi ích kinh tế của công ty khách hàng có được từ công ty kiểm toán sẽ bị mất đi do phát sinh các chi phí “khởi sự” (star-up costs) khi thực hiện cuộc kiểm toán năm đầu tiên. Cụ thể, Arens và Loebbecke (1984) nhận ra rằng kiểm toán năm đầu tiên cần thực hiện nhiều thủ tục với phạm vi kiểm toán rộng hơn, nhất là đối với khoản mục số dư đầu kỳ đã được kiểm toán bởi một công ty khác, so với việc kiểm toán lặp lại. Vì kiểm toán viên kế nhiệm cần nhiều thời gian và sự hỗ trợ từ công ty khách hàng để hiểu rõ hơn đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Và độ lớn của chi phí khởi sự phụ thuộc rất nhiều vào quy mô cũng như đặc điểm ngành nghề của công ty khách hàng. Hơn thế nữa, lợi ích kinh tế có được khi đơn vị sử dụng dịch vụ kiểm toán tại một công ty kiểm toán quen thuộc xuất phát từ việc cả hai phía- công ty kiểm toán và công ty khách hàng luôn muốn duy trì mối quan hệ đã thiết lập. Để duy trì khách hàng các kiểm toán viên luôn tìm cách hạn chế các sự bất đồng và tránh đưa ra ý kiến kiểm toán bất lợi đáp ứng các mong muốn của công ty khách hàng.

2.4.2.2. Chi phí giao dịch của việc thay đổi công ty kiểm toán

Chi phí này liên quan đến các khoản phí phát sinh khi tìm kiếm một công ty kiểm toán mới. Các nhà quản trị người quyết định thay đổi công ty kiểm toán vì họ đã đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần đối với BCTC của đơn vị, luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến việc làm thế nào có thể tìm được một công ty kiểm toán thay thế sẵn lòng đưa ra ý kiến kiểm toán có lợi (Clean Report) đối với BCTC của họ. Đôi khi, chi phí này cao hơn cả chi phí của ý kiến kiểm toán bất lợi.

2.4.2.3. Chi phí liên quan đến việc công bố thông tin thay đổi công ty kiểm toán

Các khoản phí liên quan đến việc công bố chi tiết các thông tin thay đổi công ty kiểm toán theo luật định. Theo Luật công ty tại Anh, việc sa thải công ty kiểm toán phải được trình bày và lưu trữ bằng văn bản. Đồng thời giải thích lý do vì sao thay đổi và phương hướng, giải pháp bổ nhiệm công ty kiểm toán mới đến các cổ đông của công ty. Quy định này cũng được áp dụng tại Mỹ, khi Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ yêu cầu các công ty buộc phải công bố đầy đủ các tình huống xoay quanh vấn đề bãi nhiệm công ty kiểm toán, bao gồm các vấn đề liên quan đến bất kỳ sự bất đồng ý kiến giữa nhà quản trị và kiểm toán viên. Các quy định này dẫn đến các chi phí hành chính mà đơn vị phải gánh chịu khi quyết định thay đổi công ty kiểm toán.

Quyết định thay đổi công ty kiểm toán của nhà quản trị có thể gây ra các khoản chi phí không mong muốn. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn thường xảy ra, vậy đâu là động cơ dẫn đến hành vi này, phần kế tiếp sẽ trình bày rõ hơn về các động cơ dẫn đến sự thay đổi công ty kiểm toán.

2.4.3. Sơ lược các mô hình nghiên cứu tác động của các nhân tố đến sự thay đổi công ty kiểm toán Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

Để hiểu rõ hơn về dòng nghiên cứu tác động của các nhân tố đến khả năng các công ty niêm yết thay đổi công ty kiểm toán, sau đây tác giả trình bày cụ thể các mô hình nghiên cứu đã được công bố trước đây. Thông qua đó, các nhân tố tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán dần được thấy rõ hơn.

2.4.3.1. Mô hình nghiên cứu của Chow & Rice (1982)

Với mục tiêu nghiên cứu tác động của “Ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần” đến Sự thay đổi công ty kiểm toán, nhóm tác giả chỉ tập trung phân tích mối quan hệ giữa hai biến “Ý kiến kiểm toán” và “Sự thay đổi công ty kiểm toán”. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố “Ý kiến kiểm toán”, nhóm tác giả cho rằng tồn tại một số nhân tố khác có ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán, mà việc đưa thêm các nhân tố này vào mô hình sẽ giúp giải thích rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến Sự thay đổi công ty kiểm toán. Do đó, từ việc kế thừa các nghiên cứu trước của Burton & Roberts (1967) và Carpenter & Strawser (1971), Chow & Rice đã đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm các thành phần sau:

S= a + b1 Q+ b2 Mg+ b3 Mr+ b4 N+ b5 X

Trong đó:

S: Biến phụ thuộc “Sự thay đổi công ty kiểm toán”. (=1: có thay đổi; =0: không thay đổi)

Biến Ý kiến kiểm toán. (=1: Ý kiến không chấp nhận; =0: Ý kiến chấp nhận) Mg: Biến Sự thay đổi trong quản lý. (=1: có thay đổi; =0: Không thay đổi).

Mr: Biến Trong năm có phát sinh hoạt động mua bán, sát nhập (=1: có phát sinh; =0: Không có phát sinh).

Biến Nhận được các nguồn tài trợ tài chính mới (=1: có phát sinh;=0: không phát sinh).

Các lý do khác (trừ các lý do trên) có khả năng dẫn đến sự thay đổi công ty kiểm toán.

Mô hình nghiên cứu của Chow&Rice (1982) chỉ bao gồm 5 nhân tố, trong đó chủ yếu phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố “Ý kiến kiểm toán” đến “Sự thay đổi công ty kiểm toán”. Bên cạnh đó, các tác giả chưa trình bày được cơ sở đưa các biến….vào trong mô hình nghiên cứu.

2.4.3.2. Mô hình nghiên cứu của Williams (1988) Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

Bằng cách lược khảo và tổng hợp các nghiên cứu trước đây, tác giả Williams nhận thấy rằng các nghiên cứu trước chỉ tập trung chủ yếu vào các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên (bao gồm: Phí kiểm toán, Bất đồng quan điểm về việc áp dụng các chính sách kế toán và Ý kiến kiểm toán) và một số yếu tố liên quan đến kiểm toán viên. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa thiết lập được khung lý thuyết tổng quát làm cơ sở lựa chọn và đưa các biến vào mô hình nghiên cứu. Do đó, dẫn đến việc kết quả nghiên cứu tìm được chưa mang tính thuyết phục cao. Nghiên cứu của Williams (1988) được xem là nghiên cứu tiên phong đưa ra được khung lý thuyết tổng quát cho dòng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán. Bằng cách vận dụng Lý thuyết người đại diện (Jensen & Meckling, 1976), Williams đưa ra ba nhóm nhân tố có khả năng dẫn đến sự thay đổi công ty kiểm toán, dựa vào đó tác gỉa nhận diện được mười yếu tố có khả năng dẫn đến quyết định thay đổi công ty kiểm toán. Mô hình nghiên cứu của Williams (1988) được trình bày như sau:

Z= f(X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10)

Với:

Biến phụ thuộc Z: là biến Sự thay đổi công ty kiểm toán, nhận giá trị bằng 1 nếu Công ty niêm yết có thay đổi công ty kiểm toán hay bằng 0 nếu không có thay đổi công ty kiểm toán;

Các biến độc lập thuộc ba nhóm nhân tố có khả năng dẫn đến sự thay đổi công ty kiểm toán:

Nhóm 1: Các nhân tố liên quan đến sự thay đổi trong các mối quan hệ hợp đồng và môi trường kinh doanh, gồm:

  • X1: Sự thay đổi quản lý cấp cao;
  • X2 :Tỷ lệ phần trăm sự thay đổi khối lượng của cổ phiếu phổ thông;
  • X3 :Tỷ lệ phần trăm thay đổi trong doanh thu.

Nhóm 2: Các nhân tố liên quan đến tính hiệu quả của kiểm toán viên, bao gồm hai yếu tố:

  • X4 : Thị phần của công ty kiểm toán trong thị trường dịch vụ kiểm toán;
  • X5 : Số năm thực hiện kiểm toán cho cùng một khách hàng.

Nhóm 3: Các nhân tố có ảnh hưởng đến hình ảnh, danh tiếng của công ty được kiểm toán, thể hiện qua năm nhân tố sau:

  • X6 : Công ty được kiểm toán đang vướng vào các vụ bê bối, gian lận, vi phạm pháp luật, ….
  • X7 : Công ty được kiểm toán nhận được ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trong năm đầu tiên.
  • X8 : Công ty được kiểm toán có sự thay đổi các chính sách kế toán.
  • X9 : Tỷ lệ phần trăm sự thay đổi lợi nhuận trên tổng tài sản.
  • X10 : Tỷ lệ phần trăm sự thay đổi Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.

So với các nghiên cứu trước, nghiên cứu của Williams (1988) đã khám phá, phân loại và đưa vào mô hình nghiên cứu nhiều nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến Sự thay đổi công ty kiểm toán. Các biến trong mô hình không chỉ bao gồm các biến định tính mà còn bao gồm các biến định lượng được đo lường dựa vào dữ liệu thứ cấp trên Báo cáo tài chính năm của các công ty niêm yết trên hai Sàn chứng khoán NYSE và AMEX.

2.4.3.3. Mô hình nghiên cứu của Woo & Koh (2001) Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

Nếu nghiên cứu của Williams (1988) phân loại các biến trong mô hình nghiên cứu theo ba nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến Sự thay đổi công ty kiểm toán, thì trong nghiên cứu của mình năm 2001, Woo & Koh phân loại các nhân tố thành hai nhóm như sau: các nhân tố liên quan đến kiểm toán viên, công ty kiểm toán và các nhân tố liên quan đến công ty được kiểm toán. Tương tự như các nghiên cứu trước, Woo & Koh cũng chọn mô hình hồi quy Logit để biểu diễn mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Sự thay công ty kiểm toán và các nhân tố có liên quan:

Trong đó:

Biến phụ thuộc P(AudChg = i): Khả năng các công ty niêm yết thay đổi công ty kiểm toán, với i là 4 chiều hướng thay đổi công ty kiểm toán: (1) Chuyển từ Big-6 sang công ty kiểm toán khác cũng thuộc nhóm Big-6; (2) Chuyển từ Big-6 sang công ty kiểm toán không thuộc nhóm Big-6 (Non-Big-6); (3) Từ Non-Big-6 sang Big-6 và (4) Từ Non-Big-6 sang Non-Big-6.

Biến độc lập Xi (i=1,….,16): bao gồm 16 nhân tố liên quan đến đặc điểm công ty kiểm toán và công ty được kiểm toán, lần lượt: Phí kiểm toán (AudFee), Sự thay đổi tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý (MgtOwn), Sự thay đổi Tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn (LgOwn), Hành vi chi phối thu nhập (IncMani), Đòn cân nợ (Lev), Quy mô công ty (FirmSize), Số lượng công ty con (Subsi), Ngành nghề hoạt động (Ind), Lợi nhuận (Profit), Sự tăng trưởng (Growth), Tỷ lệ cổ phiếu phát hành mới sau khi thay đổi công ty kiểm toán (Issue), Ý kiến kiểm toán (AudOp), Chất lượng kiểm toán (AudQual), Sự thay đổi quản lý cấp cao (MgtComp), Hoạt động mua bán- sát nhập (Merger) và Sàn chứng khoán niêm yết (ExchMem).

So với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu của Woo & Koh (2001) tập hợp đến 16 nhân tố có khả năng dẫn đến sự thay công ty kiểm toán. Bên cạnh đó, để phân tích sâu mối quan hệ giữa các nhân tố và khả năng thay đổi công ty kiểm toán, nhóm tác giả còn phân chia biến sự thay đổi công ty kiểm toán thành bốn trường hợp thay đổi.

2.4.3.4. Mô hình nghiên cứu của Lin & Liu (2009) Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

Mô hình nghiên cứu của Lin & Liu (2009) tập trung diễn giải mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến cơ chế quản trị công ty (Mức độ tập trung quyền sở hữu, Quy mô của Hội đồng quản trị và Sự bất kiêm nhiệm trong quản lý) và Sự thay đổi công ty kiểm toán của các công ty niêm yết. Nhóm tác giả phân loại Sự thay đổi công ty kiểm toán chỉ gồm hai dạng: (1) Dạng chuyển đổi sang công ty kiểm toán lớn hơn (Upward Switching-US) và (2) Dạng chuyển đổi sang công ty kiểm toán nhỏ hơn (Downward Switching-DS).

Trong đó:

Biến phụ thuộc Sự thay đổi công ty kiểm toán (DS): nhận giá trị là 1 nếu công ty niêm yết chuyển đổi sang công ty kiểm toán nhỏ hơn, và bằng 0 nếu ngược lại.

Biến độc lập trong mô hình gồm các biến thuộc hai nhóm sau:

Nhóm các biến liên quan đến cơ chế quản trị công ty: Mức độ tập trung quyền sở hữu (LSH), Số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị (SB) và Sự bất kiêm nhiệm trong quản lý (CEOCHR), trong đó:

  • LSH: là được đo lường bằng Tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn trên tổng số cổ phiếu.
  • SB: tương ứng với số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị.
  • CEOCHR: nhận giá trị là 1 nếu có sự kiêm nhiệm giữa hai chức danh Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị, bằng 0 nếu ngược lại.

Nhóm các biến liên quan đến công ty được kiểm toán: Sở hữu nhà nước (GOV), Ý kiến kiểm toán (OPI), Quy mô công ty (LNASSET), Đòn Cân Nợ (LEV), Tỷ lệ giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MB), Khả năng sinh lời (LOSS) và Phát hành cổ phiếu mới (NWISS), trong đó:

  • GOV: nhận giá trị bằng 1 nếu thuộc sở hữu nhà nước, ngược lại bằng 0.
  • OPI: nhận giá trị bằng 1 nếu trong năm trước nhận được Ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần, ngược lại bằng 0.
  • LNASSET: Logarit tổng tài sản tại thời điểm cuối năm trước.
  • LEV: Tỷ lệ Nợ dài hạn trên tổng tài sản tại thời điểm cuối năm trước.
  • MB: Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách tại thời điểm cuối năm trước.
  • LOSS: nhận giá trị bằng 1 nếu công ty bị lỗ trong năm trước, ngược lại, bằng 0.
  • NWISS: nhận giá trị bằng 1 nếu công ty có đợt phát hành cổ phiếu mới trong khoảng thời gian hai năm sau khi quyết định thay đổi công ty kiểm toán, và ngược lại, bằng 0.

Nghiên cứu của Lin & Liu (2009) đã bổ sung thêm các nhân tố liên quan đến quản trị công ty, mà các mô hình nghiên cứu trước chưa đề cập đến.

Qua việc tổng hợp một số mô hình nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy có rất nhiều nhân tố có khả năng giải thích sự thay đổi công ty kiểm toán dần được khám phá qua các năm. Việc đo lường biến phụ thuộc (Sự thay đổi công ty kiểm toán) và các biến độc lập có sự đa dạng giữa các nghiên cứu, đây là cơ sở kế thừa và phát triển cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

2.4.4. Động cơ thay đổi công ty kiểm toán của nhà quản trị Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

2.4.4.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Angency Theory)

Lý thuyết ủy nhiệm được đề xướng bởi Jensen và Meckling trong “Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure” năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (Principal-Người chủ) và bên được ủy nhiệm (Agent-Người đại diện). Mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm là mối quan hệ thông qua hợp đồng. Trong đó, bên được ủy nhiệm sẽ thay mặt bên ủy nhiệm thực hiện một số công việc nhất định trong phạm vi thẩm quyền được giao. Trong một công ty, thì mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm chủ yếu là mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Vấn đề là làm sao cho bên được ủy nhiệm hành xử theo hướng tối đa hóa lợi ích của bên ủy nhiệm. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và chức năng quản lý gây ra các vấn đề về người đại diện. Các nhà quản lý thường có xu hướng hành xử vì lợi ích của bản thân. Kết quả nghiên cứu của Healy (1985) và sau đó là Holthausen (1995) cung cấp bằng chứng cho thấy nhà quản lý có hành vi lựa chọn các phương pháp kế toán có lợi cho bản thân mình, nhằm gia tăng các khoản thưởng cho chính bản thân mình.

Các vấn đề trên làm phát sinh chi phí ủy nhiệm (Agency Cost). Chi phí ủy nhiệm về cơ bản là số tiền mà bên ủy nhiệm mất đi do sự tách rời lợi ích của họ với lợi ích của bên được ủy nhiệm. Jensen và Meckling chia chi phí ủy nhiệm thành ba loại: chi phí giám sát (monitoring costs), chi phí liên kết (bonding costs) và các chi phí khác (residual costs). Trong đó:

Chi phí giám sát là các khoản chi phí phát sinh để giám sát hành vi của người được ủy nhiệm, nhằm phục vụ cho lợi ích của người ủy nhiệm. Bao gồm: chi phí kiểm toán theo luật định, chi phí duy trì các hoạt động kiểm soát và báo cáo,…

Chi phí liên kết: là chi phí được thiết lập và duy trì cho một cơ chế nhằm bảo đảm người đươc ủy nhiệm đại diện cho người ủy nhiệm. Bao gồm: chi phí cung cấp tự nguyện các báo cáo tài chính hàng quý cho cổ đông,… do người quản lý phải dành nhiều thời gian hơn cho các báo cáo quý.

Chi phí khác: là các ảnh hưởng làm giảm lợi ích của bên ủy nhiệm ngay cả khi đã có chi phí giám sát và chi phí liên kết, nhưng hành vi của người được ủy nhiệm cũng không hoàn toàn vì lợi ích của người ủy nhiệm.

2.4.4.2. Vận dụng lý thuyết ủy nhiệm vào việc giải thích quyết định lựa chọn và thay đổi công ty kiểm toán của các công ty niêm yết Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

Xung đột lợi ích phát sinh trong mối quan hệ hợp đồng giữa người quản lý (người đại điện) và cổ đông (người chủ), các thành phần khác trong xã hội (chủ nợ, ngân hàng, cơ quan quản lý,…). Các vấn đề về đạo đức do thông tin bất cân xứng gây ra rủi ro thông tin cho người sử dụng thông tin khi ra các quyết định kinh tế. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi, nhà quản lý là người có khả năng tiếp cận với các thông tin quan trọng có liên quan đến thành quả hoạt động của họ, trong khi đó, cổ đông được cho là không có khả năng giám sát liên tục các hoạt động của nhà quản lý. Do đó, các nhà quả lý sẽ hành xử nhằm tối đa hóa lợi ích bản thân gia tăng chi phí mà các cổ đông phải gánh chịu. Do đó, nhu cầu về thông tin minh bạch và đáng tin cậy là không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Các cổ đông cần một bên thứ ba độc lập và đủ năng lực đưa ra ý kiến về các thông tin tài chính được công bố trên BCTC. Vai trò của kiểm toán độc lập trong kiểm toán BCTC là không thể phủ nhận.

Các nhà quản lý luôn nỗ lực tìm kiếm các kiểm toán viên, những người mang lại sự đảm bảo cao cho các cổ đông của công ty về các thông tin kinh tế, tài chính. Các cổ đông mong muốn các kiểm toán viên có đủ năng lực thực hiện các cuộc kiểm toán theo đúng yêu cầu của các chuẩn mực nghề nghiệp, phát hiện được các sai sót trọng yếu và đưa ra các lời khuyên đúng về tình hình kinh doanh của đơn vị. Từ đó, ta nhận thấy rằng, ở góc độ cổ đông, họ luôn mong muốn người quản lý lựa chọn công ty kiểm toán có chất lượng cao.

Đồng nhất với những giả thuyết trong Lý thuyết ủy nhiệm, các nhà quản lý có xu hướng chọn lựa các kiểm toán viên được cho là khá dễ tính, họ luôn sẵn lòng trong việc chấp thuận các yêu cầu của nhà quản lý, như chọn lựa các chính sách kế toán nhằm đạt được mục tiêu nào đó hoặc là mong muốn có được ý kiến kiểm toán có lợi, vì thông tin này có thể giúp nâng cao hình ảnh của họ với cổ đông và công chúng.

Dựa trên những kiến thức nền tảng trong Lý thuyết ủy nhiệm, Williams (1988) lần đầu tiên đưa ra ba nhóm nguyên nhân để giải thích về khả năng các công ty niêm yết thay đổi công ty kiểm toán:

  • Sự thay đổi trong các mối quan hệ hợp đồng: Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng mối quan hệ giữa kiểm toán viên và khách hàng là một mối quan hệ nhân quả. Một sự thay đổi công ty kiểm toán xảy ra có thể xuất phát từ một sự thay đổi lớn trong mối quan hệ hợp đồng giữa người chủ và người đại diện. Mối quan hệ hợp đồng mới giữa các cổ đông và nhà quản lý được hình thành khi một trong hai bên có sự thay đổi: thuê một nhà quản lý mới hay xuất hiện một người chủ mới. Khi có sự thay đổi trong quản lý, người điều hành thường yêu cầu một sự thay đổi công ty kiểm toán bởi vì kiểm toán viên tiền nhiệm có mối quan hệ mật thiết với các nhà quản lý cũ và mong muốn tìm kiếm những ý kiến mới mẻ hơn. Hơn thế nữa, khi công ty có bất kỳ sự thay đổi về chủ sở hữu luôn tiềm ẩn những sự thay đổi về hợp đồng ủy nhiệm, từ đó dẫn đến sự thay đổi những yêu cầu về cơ chế giám sát.
  • Hiệu quả hoạt động của công ty kiểm toán: trong một cuộc khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp, Deloitte, Haskins và Sells (1978) chứng minh rằng năng lực nghề nghiệp là yếu tố quan trọng nhất được các công ty khách hàng xem xét khi quyết định chọn lựa kiểm toán viên. Điều này cho thấy, các công ty kiểm toán hoạt động không hiệu quả sẽ dễ dàng bị thay thế. Hiệu quả hay không hiệu quả, phụ thuộc vào mức độ phức tạp về đặc điểm ngành nghề kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Thứ nhất, đối với các công ty kiểm toán có được các kiểm toán viên có kiến thức chuyên biệt sẽ dễ dàng đạt được tính hiệu quả trong cuộc kiểm toán do họ nắm bắt rõ những ảnh hưởng có liên quan trong môi trường kinh doanh của khách hàng (Arnett và Danos, 1979). Thứ hai, các kiểm toán viên này có khả năng cung cấp các dịch vụ kiểm toán nâng cao bằng cách nâng cao sự hiểu biết của mình về đặc điểm hoạt động của khách hàng. Bên cạnh đó, mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và công ty kiểm toán cũng là một trong những thước đo mức độ hiệu quả trong hoạt động kiểm toán. Bởi vì, trải qua khoảng thời gian gắn bó dài, công ty kiểm toán trở nên quen thuộc với các hoạt động của khách hàng và hiểu rõ môi trường kinh doanh của họ. Khách hàng luôn mong muốn duy trì mối quan hệ với công ty kiểm toán bởi sự trung thành, sự hài lòng với các dịch vụ đã cung cấp, cùng với sự nhất quán giữa hai bên về các chính sách kế toán qua nhiều năm. Nếu một công ty kiểm toán mới được thuê, sự bất đồng tiềm tàng có thể phát sinh giữa kiểm toán viên kế nhiệm và nhà quản lý. Tuy nhiên, điều mà các cổ đông mong muốn là kiểm toán viên có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng của mình. Do dó, bất kỳ sự thay nào liên quan đến công ty kiểm toán đều gây nghi ngờ cho các cổ đông.
  • Danh tiếng của công ty được kiểm toán: các nhà quản trị có xu hướng tìm kiếm một công ty kiểm toán mới, khi họ nhận thấy rằng danh tiếng của họ đang bị xấu đi. Danh tiếng của nhà quản lý có thể bị giảm sút bởi các nguyên nhân sau đây: các hành vi vi phạm pháp luật, gian lận hay việc chi phối các thông tin tài chính được công bố, việc nhận được ý kiến kiểm toán không mong muốn về báo cáo tài chính của đơn vị hoặc là tình hình hoạt động kinh doanh tồi tệ.

Nhà quản lý có liên quan đến các hành vi phạm pháp, gian lận sẽ làm đánh mất lòng tin của các cổ đông. Do đó, quyết định thay đổi công ty kiểm toán được thực hiện bởi các cổ đông hay nhà quản lý mới, với mong muốn cải thiện hệ thống giám sát và khôi phục lại niềm tin của công chúng vào báo cáo tài chính của đơn vị.

Các nhà quản lý thường có xu hướng thay đổi công ty kiểm toán ngay sau khi họ nhận được ý kiến kiểm toán không mong đợi. Họ thường nỗ lực tạo nên hình ảnh đẹp về chính mình với vai trò là một người quản lý tốt các khoản đầu tư của các cổ đông. Do đó, bất đồng xảy ra khi họ không hài lòng với công ty kiểm toán đã đưa ra ý kiến kiểm toán bất lợi làm mất uy tín của họ đối với các bên liên quan.

Và cuối cùng, các khách hàng có dấu hiệu đang lâm vào tình trạng khủng hoảng có động cơ thay đổi công ty kiểm toán khá cao, nhằm tìm kiếm ý kiến kiểm toán có lợi, duy trì danh tiếng của nhà quản lý. Ví dụ, suốt thời kỳ khủng hoảng, các công ty thường chọn lựa các chính sách kế toán có khả năng làm tăng lợi nhuận trong kỳ hơn là tập trung cải thiện hoạt động công ty (Schwartz, 1982). Họ luôn nỗ lực tìm kiếm công ty kiểm toán mới với mong muốn che giấu các thông tin bất lợi ra khỏi báo cáo tài chính (Stricharchuck, 1983) và có nhiều trường hợp phá sản sau ba năm xảy ra hiện tượng thay đổi công ty kiểm toán (Schwartz và Menon, 1983).

2.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

Dựa theo sự phân loại và định nghĩa của William (1988) về ba nhóm nhân tố có thể gây ra sự thay đổi công ty kiểm toán, cùng với việc lược khảo kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trước về các nhân tố tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán (Phụ lục 1), tác giả khám phá và tổng hợp các nhân tố có liên quan đến sự thay đổi công ty kiểm toán theo từng nhóm và phát triển các giả thuyết như sau:

2.4.5.1. Nhóm các nhân tố liên quan đến sự thay đổi trong các mối quan hệ hợp đồng

a) Sự thay đổi nhân sự cấp cao trong bộ máy quản lý (Management Changes):

Sự thay đổi trong bộ máy quản lý có thể gây ra ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi công ty kiểm toán. Một khi nhận thấy sự yếu kém trong bộ máy quản lý các cổ đông thường có xu hướng tìm kiếm nhà quản lý mới đủ năng lực điều hành, khôi phục và tạo nên sự thịnh vượng cho công ty. Tuy nhiên, nhà quản lý mới thường không hài lòng với chất lượng cũng như chi phí kiểm toán của công ty kiểm toán tại nhiệm, do đó dẫn đến hành vi thay đổi công ty kiểm toán. Nhà quản lý mới mong muốn tìm kiếm một công ty kiểm toán mới, được cho là có cùng quan điểm với nhà quản lý trong việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán làm cho các thông tin tài chính, số liệu kế toán đẹp hơn. Công ty kiểm toán tiền nhiệm có thể bị bãi nhiệm bởi vì họ đã có mối quan hệ khá thân thiết và quen thuộc đối với các nhà quản lý cũ. Do đó, các nhà quản lý mới quyết định thay đổi công ty kiểm toán vì muốn thay thế vào công ty kiểm toán khác đã từng có mối quan hệ quen thuộc với họ trước đây.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy, sự thay đổi trong quản lý bao gồm các thay đổi nhân sự cấp cao như sau: sự thay đổi của Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành hay Trưởng ban kiểm soát. Kết quả tất yếu của sự thay đổi là các nhà quản lý mới đòi hỏi một sự thay thế công ty kiểm toán tiền nhiệm bằng một công ty kiểm toán mới, người sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cũng như gián tiếp cho nhà quản lý mới (Hudaib & Cooke, 2005; William, 1988). Nghiên cứu của Schwartz & Menon (1985) và Firth (2002) chứng minh rằng sự thay đổi trong bộ máy quản lý dẫn đến quyết định thay đổi công ty kiểm toán, bởi vì họ muốn loại trừ các mối quan hệ quen thuộc giữa các quản lý cũ và công ty kiểm toán tiền nhiệm và xây dựng mối quan hệ mới giữa những người mà họ cho là phù hợp với họ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty (Burton & Robert, 1967; Carpenter & Strawser, 1971; Beattie & Fearnley, 1995). Trong một nghiên cứu khác của Beattie & Fearnley năm 1998 cung cấp bằng chứng thuyết phục hơn về mối quan hệ giữa sự thay đổi quản lý và sự thay đổi công ty kiểm toán như sau: kết quả khảo sát cho thấy 35% công ty thuộc nhóm có thực hiện thay đổi công ty kiểm toán nhận định rằng sự thay đổi các nhà quản lý cấp cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi công ty kiểm toán (đứng thứ ba sau phí kiểm toán (49%) và sự không hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán (41%)). Kết quả nghiên cứu của Carpenter và Strawser (1971), Beattie & Fearnley (1995, 1998b) và Woo & Koh (2001) đều cho thấy rằng sự thay đổi trong quản lý có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê đối với sự thay đổi công ty kiểm toán. Hudaib & Cooke (2005) chứng minh rằng tồn tại mối quan hệ tương quan dương giữa sự thay đổi công ty kiểm toán và sự thay đổi trong quản lý. Trong khi đó, nghiên cứu của Chow & Rice (1982), Schwartz & Menon (1985) và Williams(1988) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa hai sự thay đổi này. Dựa vào những phân tích lý thuyết nền và kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ các nghiên cứu trước, tác giả đưa ra giả thuyết sau về mối quan hệ giữa sự thay đổi quản lý và sự thay đổi kiểm toán viên:

H1: Sự thay đổi trong quản lý cấp cao có mối quan hệ tương quan cùng chiều đối với khả năng thay đổi công ty kiểm toán.

b. Sự tăng trưởng của công ty được kiểm toán

Sự tăng trưởng của một công ty được xem là một trong những yếu tố gây ra các thay đổi môi trường hoạt động của công ty. Khi hoạt động kinh doanh được mở rộng, các mối quan hệ mang tính hợp đồng cũng thay đổi và có chiều hướng gia tăng, vì với tình hình thực tế công ty đòi hỏi cần có những người quản lý đủ năng lực hơn chèo lái hoạt động và định hướng cho sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên tăng lên đáng kể để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của công ty. Tuy nhiên, việc quản lý sẽ trở nên khó khăn hơn vì hệ thống quản lý trải qua nhiều cấp bậc, nhiều chi nhánh người quản lý cấp cao không thể trực tiếp giám sát các hoạt động chi tiết của từng bộ phận mà phải thông qua một cơ chế hệ thống báo cáo. Đồng thời, sự mở rộng hoạt động của công ty cũng đồng nghĩa với việc, số lượng giao dịch, nghiệp vụ kế toán trở nên nhiều hơn và phức tạp hơn, do đó các công ty thường tìm kiếm các công ty kiểm toán lớn hơn, có khả năng cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao (DeAngelo, 1981b). Nhiều nghiên cứu cho thấy các công ty đang tăng trưởng thường có khuynh hướng chuyển đổi sang các công ty kiểm toán lớn-Big8 (DeAngelo, 1981b và Danos & Eichenseher, 1986). Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Woo & Koh (2001) chứng minh các công ty đang tăng trưởng ít có khả năng chuyển đổi từ công ty kiểm toán có chất lượng cao sang nhóm các công ty kiểm toán có chất lượng thấp. Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

Nghiên cứu của Haskins & Williams (1990) và Johson & Lys (1990) cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa giữa Sự tăng trưởng của công ty với quyết định thay đổi công ty kiểm toán. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của William (1988), Krishnan và cộng sự (1996), Hudaib & Cooke (2005) không tìm thấy mối quan hệ giữa sự tăng trưởng của công ty với sự thay đổi công ty kiểm toán.

Từ các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy sự tăng trưởng của công ty thường dẫn đến nhu cầu thay đổi công ty kiểm toán, nhằm tìm kiếm dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao hơn đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty. Do đó, trong bài nghiên cứu của mình, tác giả giả thuyết rằng có mối quan hệ có ý nghĩa giữa sự tăng trưởng của đơn vị và sự thay đổi công ty kiểm toán.

H2: Tốc độ tăng trưởng của công ty có mối quan hệ tương quan cùng chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán.

c. Mức độ phức tạp của công ty được kiểm toán

Công ty được kiểm toán có nhiều công ty con, cũng như hệ thống các chi nhánh phân bố rải rác tại nhiều nơi trong nước hay ngoài nước sẽ dễ gây ra hiện tượng “Mất kiểm soát” (“Loss of Control”). Đặc biệt là các công ty con thường hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau (Woo & Koh, 2001). Khi quy mô công ty gia tăng, mức độ phức tạp của đơn vị cũng tăng theo, làm phát sinh nhiều hơn các mối quan hệ đại diện, gây khó khăn cho các chủ sở hữu trong việc giám sát hoạt động của nhà quản lý các cấp, cũng như cho các chủ nợ trong việc nắm bắt tình hình, kế hoạch sử dụng vốn của con nợ, nhà quản lý (Palmrose, 1984). Do đó, đòi hỏi cần có một bên thứ ba độc lập giúp các cổ đông, chủ nợ đánh giá khách quan tình hình hoạt động thực tế của đơn vị.

Nghiên cứu của Woo & Koh (2001), Palmrose (1986) cho thấy số lượng các công ty con và chi nhánh có mối quan hệ có ý nghĩa với khả năng thay đổi công ty kiểm toán, hệ thống hoạt động kinh doanh càng phức tạp, khả năng thay đổi công ty kiểm toán càng cao. Kết quả từ hai công trình nghiên cứu của Ismail thực hiện trong năm 2012, cho thấy tồn tại mối tương quan thuận chiều giữa Mức độ phức tạp của công ty được kiểm toán với sự thay đổi công ty kiểm toán, và các công ty có hệ thống hoạt động phức tạp có xu hướng chọn lựa các công ty kiểm toán lớn- Big4, nhằm tìm kiếm chất lượng kiểm toán cao hơn. Giả thuyết H4 được đặt ra cho bài nghiên cứu là:

H3: Mức độ phức tạp của công ty được kiểm toán có mối quan hệ tương quan cùng chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán.

d) Sự kiêm nhiệm trong quản lý của công ty được kiểm toán

Công bố đầu tiên vào năm 1999 và được điều chỉnh lại vào năm 2004, Bộ nguyên tắc về thực hành quản trị công ty tốt của OECD được xem là cẩm nang quan trọng cho các công ty trong nền kinh tế thị trường đang có nhiều biến đổi. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy việc áp dụng mô hình quản trị công ty tốt có ảnh hưởng tích cực đến đến tính hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt động của một công ty (Bushman & Smith, 2001; Anderson & cộng sự, 2004). Do đó, các nhà đầu tư luôn sẵn lòng tài trợ, đầu tư cho các công ty đã và đang thực hành quản trị công ty tốt (Lemmon & Lins, 2003; Steen, 2005). Một cơ chế quản trị công ty tốt bao gồm nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa hai vị trí quan trọng: Chủ tịch hội đồng quản trị – người đại diện cho cổ đổng giám sát hoạt động trong công ty và Giám đốc điều hành (CEO)- Người được ủy quyền thay mặt các cổ đông điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty. Điều này, giúp Hội đồng quản trị thực hiện đúng chức năng của mình với vai trò giám sát và đánh giá kịp thời hiệu quả quản lý của Ban giám đốc. Nghiên cứu trước đây cho thấy các công ty thực hành quản trị tốt thường chọn các công ty kiểm toán có chất lượng cao (Abbott & Parker, 2000). Tuy nhiên, nếu có sự kiêm nhiệm giữa CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ gây ra sự thống trị quá trình ra quyết định trong công ty (Abbott & cộng sự, 2000; Dunn, 2004). Nhà quản lý sẽ có cơ hội thực hiện các hành động kém minh bạch vì lợi ích cá nhân, trong đó bằng quyền lực của mình họ có động cơ chọn các công ty kiểm toán có chất lượng kém để có thể tối đa hóa lợi ích của mình hơn là vì lợi ích của công ty. Theo nghiên cứu của Lin & Liu (2009) và Hatef & cộng sự (2012), các công ty có sự kiêm nhiệm giữa hai vị trí này thường chọn lựa các công ty kiểm toán nhỏ thay vì các công ty kiểm toán lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị công ty và sự thay đổi công ty kiểm toán của Abidin & cộng sự (2016) và Salehi & Alinya (2016) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa biến Sự kiêm nhiệm của CEO-Chủ tịch hội đồng quản trị và Sự thay đổi công ty kiểm toán. Giả thuyết về mối quan hệ giữa hai biến này được tác giả phát biểu như sau:

H4: Sự kiêm nhiệm giữa hai vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành có mối quan hệ tương quan cùng chiều đối với sự thay đổi công ty kiểm toán.

2.4.5.2. Nhóm các nhân tố liên quan đến tính hiệu quả trong hoạt động của kiểm toán viên Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

a) Danh tiếng công ty kiểm toán

Các nhà nghiên cứu cho rằng các công ty khách hàng luôn yêu cầu ở một mức nhất định nào đó về chất lượng dịch vụ kiểm toán mang lại, điều này phụ thuộc vào mức độ hài hòa lợi ích giữa nhà quản lý và lợi ích của các cổ đông (Francis & Wilson, 1988; Defond, 1992). Dopuch và Simunic (1982), cho rằng do chất lượng kiểm toán là nhân tố không thể quan sát trực tiếp, nên sự cảm nhận của người sử dụng về sự khác nhau ở chất lượng kiểm toán giữa các công ty kiểm toán khác nhau phụ thuộc vào danh tiếng của công ty kiểm toán đó. Phương thức đo lường tiêu biểu danh tiếng của công ty kiểm toán được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu học thuật trong thời gian qua dựa vào việc phân loại các công ty kiểm toán thành hai nhóm: nhóm các công ty kiểm toán Big5 và nhóm các công ty kiểm toán không thuộc Big5 (Colbert & Murray, 1998). DeAngelo (1981) nhận định rằng các công ty kiểm toán lớn mới có đủ các nguồn lực mang lại các cuộc kiểm toán có chất lượng và có khả năng giảm thiểu các hành vi vụ lợi làm giảm chất lượng kiểm toán của các nhà quản trị tại công ty khách hàng. Do đó, dịch vụ cung cấp bởi các công ty kiểm toán lớn được cho là đáng tin cậy hơn so với các công ty kiểm toán khác (Simunic, 1980) tạo nên tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư cũng như tăng cường niềm tin của các cổ đông. Simunic & Stein (1996) cho rằng các công ty kiểm toán quốc tế (Big8/6/5/4) là những công ty có danh tiếng và họ luôn nỗ lực bảo vệ danh tiếng của mình bằng nhiều cách khác nhau. Do đó để đảm bảo mang lại các cuộc kiểm toán có chất lượng, các công ty kiểm toán lớn luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn lực kiểm toán viên thông qua các chương trình giáo dục, đào tạo và diễn đàn trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp (DeAngelo, 1981). Bên cạnh đó việc kiểm toán các công ty có quy mô lớn, các công ty đang tăng trưởng luôn đòi hỏi cần phải đầu tư nhiều nguồn lực (về nhân lực và kỹ thuật), và chỉ có các công ty kiểm toán lớn mới đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu này (Dopuch & Simunic, 1982). Sự không hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ kiểm toán được cung cấp bởi công ty kiểm tại nhiệm có thễ dẫn đến sự thay đổi công ty kiểm toán(Beattie & Fearnly, 1995). Do đó, danh tiếng công ty kiểm toán được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc công ty được kiểm toán có thay đổi công ty kiểm toán(Haskins & Williams, 1990; Woo& Koh, 2001; Ismail, 2012). Dựa vào những phân tích trên, tác giả đưa ra giả thuyết cho bài nghiên cứu của mình như sau:

H5: Danh tiếng của kiểm toán viên có mối quan hệ tương quan ngược chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán.

b) Quy mô của công ty được kiểm toán

Các công ty có quy mô lớn thường ít khi quyết định bãi nhiệm công ty kiểm toán mà họ đang sử dụng dịch vụ (Francis & Wilson, 1988; Haskins & Williams, 1990; Krishnan, 1994). Bởi vì các nhà đầu tư, các chuyên gia tài chính và các bên liên quan có sự quan tâm sâu sắc và thường bị ảnh hưởng trước các thông tin thay đổi công ty kiểm toán của các công ty lớn; do đó, các công ty này không thường xuyên thay đổi công ty kiểm toán như các công ty có quy mô nhỏ khác (2002). Các công ty có quy mô nhỏ thường dễ dàng thay đổi công ty kiểm toán khi không hài lòng về chất lượng dịch vụ so với công ty quy mô lớn, bởi vì họ dễ dàng tìm được một công ty kiểm toán phù hợp do nguồn cung luôn sẵn có (Robert & cộng sự, 1991). Quy mô công ty được cho là yếu tố có ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán theo nghiên cứu của Johson & Lys (1990), Haskins & Williams (1990), Huson (2000), Hudaib & Cooke (2005) và Ismail (2012). Tuy nhiên, nghiên cứu của Schwartz & Menon (1985) không tìm thấy mối quan hệ giữa yếu tố Quy mô công ty được kiểm toán và sự thay đổi công ty kiểm toán. Tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa Quy mô công ty được kiểm toán và Sự thay đổi công ty kiểm toán cho bài nghiên cứu của mình như sau:

H6: Quy mô của công ty được kiểm toán có mối quan hệ tương quan ngược chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán.

2.4.5.3. Nhóm các nhân tố liên quan đến danh tiếng của công ty được kiểm toán Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

a) Ý kiến kiểm toán viên

Một trong những nhân tố được cho là mang tính quyết định đến khả năng thay đổi công ty kiểm toán đó chính là ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán,. Ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính đề cập đến việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Dạng ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên là mục tiêu mà các nhà quản trị mong đợi. Bởi vì, các dạng ý kiến kiểm toán không mong đợi khác đều có khả năng làm cho nhà quản trị gặp rủi ro không tiếp tục được bổ nhiệm trong các nhiệm kỳ sắp tới và đều này dẫn đến sự thay đổi lớn trong hệ thống quản lý. Do đó, các nhà quản trị thường có động cơ tránh các dạng ý kiến kiểm toán bất lợi bằng cách bãi nhiệm công ty kiểm toán hiện tại (Lennox, 2002).

Các nhà quản lý thường tìm kiếm các công ty kiểm toán mới khi họ nhận thấy rằng đang tồn tại các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của họ (William, 1988).Việc nhận được ý kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần được cho là một yếu tố bất lợi làm xấu đi hình ảnh của nhà quản trị. Hệ quả là đánh mất lòng tin của các cổ đông vào hoạt động của nhà quản lý hiện tại và khả năng xảy ra những thay đổi trong bộ máy quản lý là điều tất yếu. Nhà quản lý, là những người chịu trách nhiệm chính trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, thường có động cơ thay đổi công ty kiểm toán nếu trong năm trước các kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phải là chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính, với mong muốn công ty kiểm toán mới sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Mặc khác, nhà quản lý luôn mong muốn tìm kiếm thay thế công ty kiểm toán khác để khôi phục niềm tin của công chúng vào báo hệ thống báo cáo tài chính, cũng như là thiết lập một hệ thống giám sát hữu hiệu hơn. Thông tin về ý kiến kiểm toán bất lợi được cho là có tác động tiêu cực đối với giá cổ phiếu của các công ty (Chow & Rice, 1982) và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thu hút các nguồn đầu tư tài chính mới vào công ty (Schwartz & Menon, 1985). Để nghiên cứu mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và sự thay đổi công ty kiểm, toán, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào mức độ ảnh hưởng của báo cáo kiểm toán đến quyết định thay đổi công ty kiểm toán. Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến bất lợi về báo cáo tài chính của một đơn vị thường dẫn đến khả năng thay đổi công ty kiểm toán (Roberts & cộng sự, 1990; Chow & Rice, 1982 và Johnson & Lys, 1990). Theo kết quả nghiên cứu sâu của Chow & Rice (1982) khi điều tra thêm các dạng ý kiến kiểm toán của một công ty có thực hiện thay đổi công ty kiểm toán trong những năm tiếp theo sau thời điểm xảy ra sự thay đổi, cho thấy các công ty này không có ý định tiếp tục thay đổi công ty kiểm toán, vì ý kiến kiểm toán sau đó là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý. Động cơ thay đổi công ty kiểm toán sau khi nhận được ý kiến kiểm toán bất lợi, bởi vì mục tiêu của nhà quản lý là đạt được ý kiến kiểm toán tốt hơn và việc hoán đổi công ty kiểm toán có thể mang lại lợi ích cho chính nhà quản lý. Nghiên cứu của Chow & Rice (1982), Schwart & Menon (1985), William (1988), Robert & cộng sự (1990), Krishnan (1996), Woo & Koh (2001) và Lennox (2002), cho thấy tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa ý kiến kiểm toán và khả năng thay đổi công ty kiểm toán. Tuy nhiên các nghiên cứu của Williams (1988), Schwart & Menon (1985), Huson & cộng sự (2000), Ismail & cộng sự (2012) cho cùng kết quả là không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa hai biến ý kiến kiểm toán và sự thay đổi công ty kiểm toán. Dựa vào việc phân tích các lý thuyết và kết quả nghiên cứu khác nhau của các công trình nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và sự thay đổi công ty kiểm toán. Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H7: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần có mối quan hệ tương quan cùng chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán.

b. Khả năng sinh lời của công ty được kiểm toán

Để đo lường hiệu quả hoạt động của một công ty cũng như đánh giá năng lực điều hành của nhà quản lý, các nhà đầu tư và các chuyên gia thường dựa vào các thông tin trình bày và công bố trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Chỉ số Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) là một tỷ số tài chính được sử dụng để đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận thuần của một đơn vị tài sản của công ty. Do đó, tỷ số này thường được sử dụng để đo lường thành quả hoạt động của một công ty. Hơn thế nữa, sự thay đổi của ROA được xem là chỉ số thể hiện tình hình tài chính về những triển vọng trong tương lai của công ty. Giá trị ROA càng cao, càng cho thấy việc sử dụng và quản lý tài sản càng hiệu quả. Ngược lại, ROA thấp có thể dẫn đến quyết định thay đổi kiểm toán viên. Vì ROA thấp là biểu hiện của hoạt động quản lý không hiệu quả thậm chí là dấu hiệu của sự khủng hoảng tài chính trong tương lai, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của nhà quản lý và khả năng tồn tại của một công ty gây nên tổn thất nghiêm trọng cho các cổ đông. Do đó, họ có xu hướng tìm kiếm một công ty kiểm toán mới người có thể giúp họ che giấu đi tình hình kinh doanh thực tế của đơn vị khỏi tầm nhìn của các bên có lợi ích liên quan (Williams, 1988); Schwartz & Menon, 1985). Kết quả nghiên cứu của Huson & cộng sự (2000) cho thấy mối quan hệ trái chiều có ý nghĩa giữa hai biến, tuy nhiên nghiên cứu của Robert & cộng sự, Khasanah (2013) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai biến. Giả thuyết H8 được phát biểu như sau:

H8: Khả năng sinh lời của công ty được kiểm toán có quan hệ tương quan ngược chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán.

c. Nguy cơ phá sản của công ty được kiểm toán

Nhiều nghiên cứu cho thấy hành vi thay đổi công ty kiểm toán phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính thực tế của một công ty. Sự khủng hoảng về mặt tài chính là tình trạng một công ty đang gặp khó khăn về mặt tài chính và có nguy cơ phá sản khi mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ. Tình hình tài chính tồi tệ có thể đe dọa khả năng hoạt động liên tục của một công ty. Nhiều chi phí phát sinh nếu tình trạng khánh kiệt tài chính đưa công ty đến bờ vực phá sản. Trong trường hợp này các công ty kiểm toán thường đưa ra ý kiến không phải chấp nhận toàn phần đối với BCTC của đơn vị (Haskins & Williams, 1990). Các nhà quản lý thường có động cơ thay đổi công ty kiểm toán với mong muốn công ty kiểm toán mới có khả năng mang lại các lời khuyên hữu ích giúp họ tìm ra phương án kiểm soát tình hình tài chính hiện tại (Chow & Rice, 1982; Shwartz & Menon, 1985). Các chuyên gia phân tích và các nhà đầu tư luôn tìm kiếm phương thức dự báo hiệu quả nhất về tình trạng khủng hoảng tài chính của một công ty mà không phải tốn quá nhiều công sức để phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ các thông tin định tính và định lượng. Trong một công bố vào năm 1968, Altman & cộng sự đã đề xướng một chỉ số tương đối đơn giản, có khả năng giúp dự đoán khả năng một công ty kiệt quệ tài chính sắp phá sản và một công ty lành mạnh, đó chính là chỉ số Z-score. Với nhiều ưu điểm được thừa nhận, chỉ số Z-score được đại đa số các nhà học thuật sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu của Schwartz & Menon (1985); Hudaib & Cooke (2005) và Ismail (2012) cho thấy các công ty đang lâm vào tình trạng tài chính xấu thường có nhiều khả năng thay đổi công ty kiểm toán hơn các công ty có tình hình tài chính ổn định.

H9: Nguy cơ phá sản của công ty được kiểm toán có mối quan hệ tương quan cùng chiều với sự thay đổi công ty kiểm toán.

d) Rủi ro tài chính của công ty được kiểm toán

Theo Lý thuyết ủy nhiệm, Jensen và Meckling (1976) nhận định rằng các nhà quản lý và chủ sở hữu thường có nhiều cơ hội chuyển các giá trị lợi ích kinh tế từ các chủ nợ sang chính mình. Sự gia tăng các khoản nợ, cũng đồng nghĩa với việc các cổ đông có khả năng chiếm hữu các giá trị lợi ích từ các khoản nợ này càng cao. Vấn đề ủy nhiệm phát sinh, làm phát sinh các khoản chi phí ủy nhiệm nếu như các nhà quản lý (người đại diện cho cổ đông) hành xử vì lợi ích của mình. Và để bảo vệ chính mình, các chủ nợ thường có những biện pháp bảo vệ thông qua lãi suất hay hợp đồng vay với các điều khoản hạn chế (kiểm soát việc chia cổ tức, kiểm soát chính sách tài trợ, kiểm soát các hoạt động đầu tư, yêu cầu cung cấp thông tin). Việc sử dụng các điều khoản hạn chế điều phải dựa trên các số liệu kế toán của doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu về thông tin đáng tin cậy và kịp thời là rất cần thiết. Các công ty có tỷ lệ nợ gia tăng cao thường chuyển sang các công ty kiểm toán lớn với chất lượng dịch vụ kiểm toán cao, chuyên môn cao trong việc phân tích, đánh giá tình hình thực tế cũng như gia tăng sự tin cậy của báo cáo tài chính. Tỷ số đòn bẩy tài chính (Leverage) được nhiều nhà học thuật chọn để đánh giá mức độ rủi ro tài chính của một công ty. Một số nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa Đòn bẩy tài chính và khả năng các công ty chọn lựa các công ty kiểm toán lớn (Eichenseher & Shields, 1989; DeFond, 1992). Nghiên cứu Woo & Koh (2001), cũng tìm thấy mối quan hệ tương quan dương giữa tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản và sự thay đổi công ty kiểm toán tại Singapore. Tương tự, nghiên cứu của Huson & cộng sự (2000) và Ismail (2008) cũng tìm thấy mối quan hệ giữa Tỷ số nợ và Sự thay đổi công ty kiểm toán. Tuy nhiên, các nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ của Palmrose (1986) và Healy & Lys (1986) không tìm thấy mối quan hệ giữa Tỷ số nợ và chiều hướng thay đổi công ty kiểm toán. Dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H10: Rủi ro tài chính của công ty được kiểm toán có mối quan hệ tương quan cùng chiều với khả năng thay đổi công ty kiểm toán.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày một số vấn đề chung và cơ sở lý thuyết có liên quan đến Công ty niêm yết, Báo cáo tài chính, Kiểm toán báo cáo tài chính và sự thay đổi công ty kiểm toán như: Khái niệm về công ty niêm yết, các điều kiện bắt buộc để trở thành công ty niêm yết tại Việt Nam; khái niệm, mục đích và vai trò của BCTC; khái niệm, mục đích và vai trò của kiểm toán BCTC; Khái niệm về sự thay đổi công ty kiểm toán. Trong đó, tác giả đã tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến hành thay đổi công ty kiểm toán như: các chi phí phát sinh khi thay đổi công ty kiểm toán, dựa vào lý thuyết ủy nhiệm (Jensen & Meckling, 1976) để phân tích các động cơ cũng như các nhân tố cụ thể dẫn đến hành vi thay đổi công ty kiểm toán.

Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu ở chương 1 và cơ sở lý thuyết chương 2, tác giả nhận thấy, chưa có khung lý thuyết hoàn chỉnh để lý giải về sự thay đổi công ty kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng. Do đó, tác giả chọn cách phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán được Williams công bố năm 1988, gồm 3 nhóm nhân tố: các nhân tố liên quan đến sự thay đổi các mối quan hệ hợp đồng, các nhân tố liên quan đến tính hiệu quả của cuộc kiểm toán và các nhân tố liên quan đến danh tiếng công ty được kiểm toán. Dựa vào khung phân tích trên và kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trước, tác giả chọn lọc và phân loại các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán, đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố và sự thay đổi công ty kiểm toán dựa trên lý thuyết nền. Từ đó, đưa ra các giả thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự thay đổi công ty kiểm toán và các nhân tố tác động. Luận văn: Khái quát yếu tố ảnh hướng đến Cty niên yết

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Thực trạng nghiên cứu các công ty kiểm toán

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x