Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Không gian Trần thế.

2.1.1. Không gian núi Hoa quả – Đá tiên. Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Khi giới thiệu tác phẩm Tây Du Ký cho lần xuất bản năm 1988 (Bộ 10 tập do Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch), tác giả Lương Duy Thứ đã xác nhận rằng Ngô Thừa Ân đã chuyển địa vị nhân vật Huyền Trang từ chỗ là nhân vật chủ yếu biến thành nhân vật thứ yếu và ngược lại, nhân vật Tôn Ngộ Không từ địa vị nhân vật hộ tống, biến thành nhân vật quyết định thành bại của cuộc Tây Du. Do địa vị nhân vật quyết định thành bại của cuộc Tây Du, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về cội nguồn sinh thành của nó. thụ khí âm dương …… sinh ra “con khỉ đá”. Như thế, con khỉ trước khi sinh ra đã thụ bẩm được với càn-khôn, tiếp nhận tinh túy từ các lực lượng vũ trụ. Ngay trong việc này, sự xuất phát của nó đã là sinh thành giữa trời cao đất rộng, nghĩa là chỉ thích ứng với tự do, với đại lượng kỳ vĩ. Không chỉ riêng con khỉ đặc biệt này sống giữa trời cao đất rộng, mà còn có cả một số rất đông giống loài của nó. Tất cả chúng đều sinh sống chung trong một không gian mang tính chất vũ trụ. Chúng làm bầu bạn với muông thú, lâm tuyền, gió trăng và không ngừng kiếm tìm phát hiện thiên nhiên kỳ diệu.

Từ đây, cách ghi như thế có nghĩa là Tác phẩm (TP), quyển mấy (ì) và số trang (66)…

Cũng nhờ vậy, chúng đã phát hiện ra “Hoa quả sơn, Thủy liêm động”. Chính cái không gian “Hoa quả sơn phúc địa, Thủy liêm động, động thiên” này ngày càng cố định hóa cho sự tồn tại giống loài của chúng. Tác phẩm có đoạn viết: “Thực là chôn yên thân của bọn ta. Vả chăng nơi đó lại rộng rãi có thể chứa được hàng trăm hàng nghìn già trẻ. Chúng ta đưa nhau vào cả đây, khỏi phải chịu khí trời nóng lạnh. Trong đó:

Gió có nơi ẩn náu

Mưa được chốn trú thân

Sương tuyết không lo sợ

Sấm sét chẳng ngại ngần

Mây đẹp thường soi bóng

Điềm lành vẫn xoay vần

Tùng trúc quanh năm tốt

Hoa lạ ngày càng xuân” (TP.I.70)

Với một địa bàn nhiều thuận lợi như vậy, qua thể nghiệm sống, tất cả loài khỉ đều vui thích thuận cư, và toàn thể chúng, vì thực sự khâm phục con khỉ đá tài năng, đã có công lớn, nên đã bầu con khỉ đá làm Đại vương. Khỉ đá lên ngôi Hoàng đế, dấu chữ đá đi, xưng là Mỹ hầu vương.

Điều đáng nói nhất từ không gian núi Hoa quả, động Thủy liêm nay là, dưới sự bao quát, hướng dẫn của Mỹ hầu vương, toàn thể loài khỉ đã được sống bình yên và sung sướng. Đó là một cuộc sống “nơi núi phúc, đất tiên, động cổ châu thần; không chịu sự cai trị của kỳ lân, không chịu sự cai quản của phượng hoàng và cũng không bị sự câu thúc của ma chúa nhân gian, tự do tự tại, thật là hạnh phúc khôn lường”.(TP.I.72). Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Cuộc sống không chịu và nhất định không chịu mọi sự cai trị, đè nén, câu thúc ở đây, nghiền ngẫm sâu hơn, sẽ là một vấn đề sâu sắc, mang ý nghĩa nhân sinh, nếu sáng tác văn học xét đến cùng là vì nhân sinh mà sáng tạo.

Điều này quả không thể khác hơn. Không thể nói như học giả Hồ Thích rằng Tây Du Ký chỉ là truyện hài hước, đùa cợt với đời. Nghiền ngẫm một cuộc đời bao lận đận, bất đắc chí của Ngô Thừa Ân, Giáo sư Lương Duy Thứ rất có lý khi cho rằng Ngô Thừa Ân không thể không có một mục đích nghiêm túc khi cặm cụi hoàn thành tác phẩm này vào những năm cuối đời mình[5/17]. Cho nên, có thể nói, mô hình cuộc sống không chịu các thế lực đè nén bao giờ cũng là mô hình đẹp đẽ, lý tưởng của những cộng đồng. Mô hình cuộc sống ấy, tác phẩm vừa trích đã khái quát bằng chủ nghĩa “tự do tự tại”, là mô hình của loài khỉ, nhưng nó có ý nghĩa khái quát về xã hội. Đó là khả năng gợi thức của hình tượng văn học.

Tuy nhiên, sống bình yên, hạnh phúc và nhất là tự do vốn lại là vấn đề cực kỳ khó khăn trong việc chiếm lĩnh và hưởng thụ nó. vấn đề này, xem qua lịch sử cuộc sống nơi trần gian trên phạm vi thế giới đều rõ. Ở đây, nhân vật và hoàn cảnh trong tác phẩm lại không phải chuyện của trần gian, mà là chuyện thần thoại kỳ diệu cho sức tưởng tượng của nhà văn tạo nên. Nhưng tại sao Ngô Thừa Ân không trực tiếp viết đúng các vấn đề hiện thực trần trụi của thời đại xã hội mà mình đã và đang sống lúc bấy giờ(?). Trong nhiều lý do có thể cắt nghĩa cho câu hỏi này thì việc “né tránh tai mắt” các thiết chế đang cầm quyền trong xã hội là điều phải nghĩ tới. Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Trở lại chuyện muốn tồn tại tự do của loài khỉ. Đoạn văn trích trên là những câu nói của tập thể lũ khỉ nói với Mỹ Hầu Vương, Nhưng đúng như một thủ lĩnh xứng đáng của giống loài, Mỹ Hầu Vương còn có những ưu tư, hoài bão mang tính chiến lược hơn. Trong cách trả lời của Mỹ Hầu Vương với tất cả lũ khỉ, ta thấy rõ chiều sâu của vấn đề khát vọng tự do. Có lẽ theo Hầu Vương, tự do tự tại còn phải là vấn đề miên viễn trường cửu, thoát hẳn được cái chết nghiệt ngã vốn không bỏ qua ai. Mỹ Hầu Vương nói: “Ngày nay dẫu không phải theo luật lệ của ma chúa, không sợ oai quyền của chim muông, nhưng sau này, tuổi già sức yếu, trong đó có lão Diêm Vương cai tri. Một ngày kia chết đi, chẳng hóa uổng công sinh ở trong- thế gian, không được mãi hưởng phúc trời ư?(TP.I.72). Rồi từ đó, Mỹ Hầu Vương, một mình với bao nhiêu nỗ lực đi tìm các đấng Phật, Tiên, Thần,Thánh để học pháp trường sinh, tránh khỏi luân hồi, trường thọ ngang với trời đất núi sông. Hành trình đi tìm các đấng Phật, Tiên, Thần, Thánh, Mỹ Hầu Vương phải kinh qua nhiều không gian bao la, bí ẩn và kỳ diệu. Điều thú vị là dường như trời đất -Các lực lượng siêu nhiên đã chìa bàn tay thần diệu ra nhằm đỡ đần, che chở cho Mỹ Hầu Vương. Có lẽ vậy, “nên từ khi cưỡi bè ra biển, luôn luôn có gió Đông-Nam, đưa bè tới bờ biển Tây Bắc, chính là địa giới Nam thiên bộ châu”.(TP.I.72). Cuối cùng, Mỹ Hầu Vương qua nhân vật Tiều phu, lần đường, đã tìm đến được Tổ sư ở động “Tà Nguyệt Tam Tinh” thuộc núi “Linh Đài Phương Thốn”. Chưa nói việc chầu lễ, xin học đạo, thì đến được cõi này, Mỹ Hầu Vương đã lênh đênh trên mặt biển, vất vã trên đất liền có đến “mười mấy năm trời”. Thời gian này với không gian ấy, lại cũng chỉ một thân Mỹ Hầu Vương lần dò tìm kiếm, tác phẩm cho thấy nhân vật, từ rất sớm đã có ý nghĩa khai phá và đầy quyết tâm. Khi gặp được Tổ sư ở động “Tà nguyệt tam tinh”, điều có ý nghĩa hơn cả về thi pháp không gian không phải là việc thu nhận, đặt tên của Tổ sư cho Mỹ Hầu Vương, mà là việc tự xác định nguồn gốc của Mỹ Hầu Vương và việc Tổ sư nhận ra mối quan hệ với vũ trụ của Mỹ Hầu Vương. Tác phẩm có đoạn:

“Tổ sư nói:

  • Không phải là tính tình. Tính danh bố mẹ nhà ngươi trước là gì? Hầu vương nói:
  • Con tuy không phải ở trên đây đẻ ra, nhưng lại là ở trong hòn đá sinh ra. Con chỉ nhớ rằng trên núi Hoa quả có một tảng đá tiên. Năm ấy đá vỡ ra và sinh ra con.

Tổ sư nghe nói trong dạ mừng thầm nói:

Như thế là trời đất sinh thành ra ngươi. Hãy lại đây cho ta xem.” (TP.I.83).

Tổ sư vốn là nhân vật của thế giới Phật, Tiên, Thần, Thánh. Mỹ Hầu Vương là nhân vật đang cần tìm đến thế giới ấy. Tác phẩm có chỗ suýt nữa Mỹ Hầu Vương bị Tổ sư đuổi ra khỏi động. Nhưng khi nghe Mỹ Hầu Vương ra đời từ một hòn đá tiên, thì Tổ sư hiểu ngay mối quan hệ từ nguồn gốc của Mỹ Hầu Vương. Đó là mối quan hệ với càn khôn. Sống với thế giới Phật-Tiên-Thần-Thánh, nhân vật bao giờ cũng nhạy cảm với các hiên tượng tương ứng, tương giao. Mỹ Hầu Vương sinh ra từ đá tiên tức là đã tương giao, tương thông với tạo hóa, vũ trụ. Nhờ vậy, việc tiếp nhận của Tổ sư đối với Hầu vương như đoạn đối thoại trên là đầy ân cần, thiện cảm. Chính vị Tổ sư này đã thay mặt cha mẹ của khỉ đá “đặt tên họ cho nó, trao truyền y bát để tự thân nó tìm đường gia nhập vào cuộc sống đầy ảo hóa”[2/28,19]. Tên của nó là Tôn Ngộ Không. Cũng có thể nói với danh xưng này, tác giả đã gán cho khỉ đá chút Phật tính”[2/28,19]. Câu chuyện hãy còn dài dằng dặc nhưng trở lại vấn đề cội nguồn nhân vật, thì quả là không gian – núi Hoa quả – đá tiên, nơi sinh ra Tôn Ngộ Không là không gian đã mang thêm một chất lượng mới: đó là không gian nghệ thuật, một hình tượng có chủ định của quan niệm nhà văn. Nhân vật ấy với khát vọng tự do, tuyệt đối, khát vọng trường sinh bất tử -là chuyện phi thường, lớn lao, chỉ có thể có một cội nguồn xuất phát đầy bí ẩn và kỳ diệu như vậy mới trở nên tương hợp để đem lại cho người đọc cảm nhận lý thú và thôi thúc phải đọc tiếp cuộc hành trình tương lai của nhân vật. Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Chính là nhờ được trời đất sinh ra như đã nói mà Tôn Ngộ Không đã được Tổ sư “Tà Nguyệt Tam Tinh” dạy cho học đạo, truyền cho 72 phép thần thông biến hóa. Sau mười mấy năm trời vất vả cầu tìm Phật -Tiên – Thần – Thánh, năm ba năm kiên nhẫn tu luyện phép thần thông do Tổ sư truyền dạy, Tổ sư đã cho phép Tôn Ngộ Không trở về nơi đã xuất phát ra đi, đó là động Thủy Liêm, núi Hoa Quả, nước Ngạo Lai, thuộc Đông thắng-thần châu. Thật cảm động khi Tôn Ngộ Không “ứa hai hàng nước mắt” (TP.I.99) khi Sư tổ bảo phải trở về. Tôn Ngộ Không vô cùng ân hận khi biết mình đã phạm phải lỗi khoe khoang tài sức, điều mà sư phụ rất phật lòng. Khi chia tay, sư phụ đã dặn dò Tôn Ngộ Không cần khiêm tốn thì mới mong an toàn tính mệnh. Trong những lời cuối cùng của sư phụ nói với Tôn Ngộ Không đã chớm thấy những bất trắc sẵn sàng rình rập đối với Tôn trong thời gian sắp đến. Vốn là người thầy dạy cao kiến, viễn minh, Sư tổ nói: “Ngươi đi chuyến này hẳn gặp điều không hay. Ngươi gây vạ, hành hung thế nào tùy ý, nhưng không được nói là đồ đệ ta. Nếu ngươi nói ra nửa tiếng ta sẽ biết ngay, ta sẽ lột da róc xương ngươi, đem thần hồn ngươi đày vào nơi cửu vi, muôn kiếp không cất mình lên được!” (TP.I.99).

Theo dõi hành trình tiếp tới của Tôn Ngộ Không, điều này quả sẽ không sai!

Và, đã đến thời khắc chia tay, Tôn Ngộ Không từ biệt tất cả, “cất mình, tay bấm quyết, phóng ra phép cân đẩu vân, về thẳng Đông Thắng Thần Châu, chỉ trong chốc lát đã thấy núi Hoa Quả, động Thủy Liêm” (TP.I.100). Từ đây, Tôn Ngộ Không sống lại với giống loài của mình và một thân một mình vẫn không thôi với những khát vọng lớn lao diễn ra ở nhiều không gian thần kỳ phong phú.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngữ Văn

2.1.2. Không gian mặt đất Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Phần không gian này, do có nhiều không gian khác nhau diễn ra trên hành trình đi Tây thiên của thầy trò Đường Tăng và do nhiều lực lượng gây hấn khác nhau, nhiều hành trạng của nhân vật chồng chéo lên nhau, nên việc trình bày của luận văn xin không trích dẫn nhiều về tác phẩm. Dựa theo sự phát triển dần dần của tác phẩm theo hướng đi Tây thiên, chúng tôi cũng phải sử dụng phương pháp miêu tả cho quá trình ấy. Cũng ở phần không gian này, chúng ta sẽ nhận diện các tính cách nhân vật khác nhau được thể hiện. Những không gian bộ phận như chùa chiền, núi cao, hang động, dòng sông, bến bãi… sẽ là nơi hội tụ của những tính cách nhân vật dị thường. Chắc chắn sẽ có tính cách có quan hệ với hoàn cảnh và có tính cách hầu như không có quan hệ gì. Những không gian, hoàn cảnh ở đây có trường hợp là sự tương sánh hòa điệu với tính cách, có trường hợp như không tác động được gì với những tính cách có vẻ “cố thủ”, “bất biến”.

Sau khi chia tay với Bá Khâm (hồi 13) tại núi Lưỡng Giới Sơn (nơi chia hai nước Đại Đường và Thát Đát), Đường Tăng Huyền Trang đi một mình và đã nghe tiếng Tề Thiên Đại Thánh…

Đến núi Ngũ hành, Đường Tăng cứu Tôn Ngộ Không, rồi thu nhận làm đệ tử, cùng đi thỉnh kinh. Từ đây, Tôn Ngộ Không bắt đầu một hành trình mới với một nhiệm vụ mới, nhưng con người quái kiệt này vẫn nguyên vẹn một tính cách, một lý tưởng. Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Có thể xem hồi thứ 13 là hồi đầu tiên hai thầy trò cùng cất bước trên đường đi thỉnh kinh. Trên con đường tiết tháng chạp rét mướt này, thầy trò phải trên đỉnh cao hiểm trở, chập chùng vách đá cheo leo. Núi cao, rừng rậm, khe hiểm, sông sâu… luôn luôn là những địa điểm, không gian chực chờ trước mặt. Tình trạng không gian như thế chỉ có thể là tai ách rập rình mà thôi. Và quả nhiên, con rồng ở khe Ưng Sầu núi Rắn cuốn muốn toan quắp Đường Tăng, nhưng Tôn Ngộ Không đã kịp thời giải cứu cho sư phụ. Thua keo này, bày keo khác, nó lại nuốt chửng con ngựa bạch của Đường Tăng. Tôn Ngộ Không đi tìm đánh nó và nhờ Quan Âm giúp sức bắt con rồng Ngao Thuận này hóa thành ngựa bạch, mang thồ hành lý cùng theo đoàn đi thỉnh kinh. Đoàn đi đã thêm được một nhân vật nữa. Tuy có Quan Âm giúp sức, nhưng ngay ở hồi xuât phát này của hai thầy trò, phải thấy công lao của Tôn Ngộ Không, Ở không gian núi cao, khe hiểm tính chất chiến đấu của Tôn Ngộ Không không hề thay đổi.

Thực ra, hồi thứ 14 liền trước, Tôn Ngộ Không đã giết 6 tên cướp để bảo an sư phụ, tức tính chiến đấu vốn hằng thường trong tính cách Tôn Ngộ Không. Nhưng nếu Tôn Ngộ Không vì nhiệm vụ và cũng là đạo lý mà không thay đổi tính cách mình thì sư phụ Đường Tăng lại mắng nhiếc Tôn Ngộ Không khi Tôn làm nhiệm vụ, gọi là “ác quá, ác quá!” (hồi 14) và mất phương hướng trước “Thiên Sơn Vạn Thủy” (hồi 15), luôn luôn giàn giụa nước mắt. Có thể còn sớm khi nói về tính cách của Đường Tăng ở đây, nhưng dấu hiệu của sự non kém trong bản lĩnh đã lộ ra.

Ba nhân vật tiếp đi đến một không gian ngỡ bình yên là Quan Âm viện, nhưng bọn sư già lại lừa lấy cà sa của Đường Tăng. Thế là tài sức của Tôn Ngộ Không phải trình ra: Tôn đi bằng phép Cân đẩu vân đến núi Hắc Phong đánh nhau cả ngày với Hắc Đại Vương và cuối cùng, bằng Miếng Tứ bình – đánh từ trong bụng Hắc Đại Vương đánh ra, thêm sự giúp sức của Quan Âm, Tôn Ngộ Không chiến thắng, mang áo cà sa về cho sư phụ. Không kể không gian vời vợi của núi Hắc Phong, không gian của những trận đánh từ trong nhà, ra sân, lên núi, về động…, chỉ nói một điểm cũng có ý nghĩa không gian cực hẹp, đó là ổ bụng của Hắc Đại Vương: ở đây, con người phi thường Tôn Ngộ Không hoàn toàn đủ phép lực để vừa thu nhỏ bản thân mình, vừa tung hoành để chiến thắng kẻ thù! Trong những hành trình gian nan về sau, chúng ta còn thấy con người có 72 phép thần thông, nhưng ở hồi thứ 17 này, đó là một điểm thú vị!

Và như vậy, tính cách khổng lồ của Tôn Ngộ Không còn có khả năng ứng hợp một cách phong phú với những không gian khác nhau.

Một trong những loại không gian mà đoàn thỉnh kinh thường gặp trên lộ trình là trang trại, trang viên, thôn trang. Tác phẩm không tập trung miêu tả về cấu trúc của loại không gian này, mà chủ yếu kể việc bình yên hay bất an đang sẵn sàng ở những nơi ấy. Nếu là bất an thì thường trang trại ấy có yêu quái và có liên hệ với một hành động nào đấy. Đó là trường hợp ở hồi 18,19: Từ trang trại Lão Trang đến động Vân Sạn, Tôn Ngộ Không phải đánh nhau với Trư Cương Liệp, cứu thoát Thúy Lan và Trư Cương Liệp đã quy thuận theo đoàn thỉnh kinh. Đoàn đi thêm được một nhân vật nữa và Đường Tăng đặt tên cho Trư Cương Liệp là Trư Bát Giới. Thêm được một nhân vật cho đoàn, giúp cứu con gái của Cao Lão, như ta thấy, tất cả đều do tài sức của Tôn Ngộ Không, còn Đường Tăng không có vai trò gì. Nếu theo dõi kỹ, ta sẽ thấy, từ khi đi thỉnh kinh, tai nạn đến với Đoàn, chủ yếu là đến với Đường Tăng, nhưng người đứng ra giải quyết, trước sau vẫn là người đệ tử đầu tiên theo phò sư phụ – Tôn Ngộ Không. Tai nạn đầu tiên về bản thân Đường Tăng (từ khi đi thỉnh kinh) là Đường Tăng bị Hồ Tiêm Phong bắt đem về động dâng thịt cho Hoàng Phong Đại Vương. Thế rồi, cũng là tài năng của Tôn Ngộ Không. Nhưng lần này, Tôn Ngộ Không có thêm sự trợ chiến của Trư Bát Giới và chính Trư Bát Giới đã đón đường đánh chết yêu quái Hồ Tiên Phong, trong không gian hang động hiểm trở của Hoàng Phong cùng với những cách cứu sư phụ của mình. Đó là nhờ uy lực của Linh Cát Bồ Tát. Nguyên là con chuột ở núi Linh Sơn tư đắc đạo, Hoàng Phong đã chấp nhận thua cuộc và cùng theo về với Linh Cát. Thế là tính mạng của Đường Tăng được giải cứu. Nếu ở hồi 20, 21 này, Đường Tăng chỉ biết bó tay, thụ động trước tai nạn thì Tôn Ngộ Không đã không ngừng quyền biến để chiến thắng phép kim thuyền thoát xác của Hồ Tiên Phong đã kiên nhẫn chữa bệnh đau mắt vì gió độc của Hoàng Phong mà tìm đường cứu nguy cho sư phụ, trong đó, phần công lao của Trư Bát Giới được ghi nhận. Sự vận động của hành động nhân vật ở đây có tính tăng tiến rõ rệt. Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Bốn nhân vật tiếp tục hành trình đến một không gian mới – loại không gian mà người quan trọng bậc nhất về sự bảo an ít có kinh nghiệm, đó là sông, sông nước Lưu Sa (Nhược Thủy), ở đây, yêu Quyển Liêm đại tướng vồ cướp Đường Tăng. Vì đã có thêm người anh em cũng có tài sức, nên Tôn Ngộ Không để cho Trư Bát Giới đánh nhau với con yêu này. Để đảm bảo cho tiến độ cuộc hành trình, Tôn Ngộ Không phải cưỡi mây đi Nam Hải viện đến Bồ Tát và cuối cùng, nhờ một hồ lô đỏ của Bồ Tát, yêu Quyển Liêm đại tướng đã quy thuận rồi theo đoàn đi thỉnh kinh. Đó là Ngộ Tĩnh – Sa Tăng.

Đoàn thỉnh kinh thêm được một nhân vật nữa, tức thành năm và dù “Lưu Sa tám trăm rộng, Nhược Thủy sâu ba nghìn”, nhưng Đoàn thỉnh kinh đã dùng hồ lô đỏ của Bồ Tát đặt giữa với 9 sọ người của Quyển Liêm đại tướng làm thuyền qua sông bình yên, chặng đường tiếp theo của Đoàn là đi đến một tu viện. Vì ham mê sắc dục, riêng Trư Bát Giới đã bị nạn, nhưng cũng được thầy trò giải cứu. Từ hồi 24 đến hồi 26, chỉ vì 2 quả nhân sâm ở núi Vạn Thọ mà cả thầy trò Đường Tăng phải một phen khốn khó. Do (anh em Tôn Ngộ Không) hái trộm nhân sâm ăn và làm chết loại cây thuốc quý này, rồi lại lẳng lặng bỏ đi, nên chủ nhân Đại Tiên đuổi theo Đoàn và hai bên đánh nhau kịch liệt. Thầy trò Đường Tăng đã bị Đại Tiên dùng phép lực thu gọn vào tay áo 2 lần, chỉ trừ Tôn Ngộ Không giàu tài biến hóa nên thoát được chân thân. Cũng nhờ thoát được mà Tôn Ngộ Không cứu được cả đoàn. Làm được những kỳ tích này, Tôn Ngộ Không vẫn tiếp tục thể hiện những tài năng kỳ diệu của mình, trong đó, việc biến hình (hóa gốc liễu, hóa sư tử đá), nhất là phép Cân đấu vân đã làm Tôn Ngộ Không có dịp tung hoành trên không gian mênh mông quen thuộc. Đó là việc Tôn Ngộ Không đi Bồng lai tiên cảnh gặp Thọ Tinh, Phúc Tinh, Lộc Tinh, đi núi tiên Phương trượng gặp Đế Quân và đi Đông Dương Đại Hải cầu Quan Âm để tìm cách chữa sống lại cây nhân sâm cho Đại Tiên. Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Rời Vạn Thọ Sơn, Đoàn tiếp tục đi. Hầu như bao giờ cũng vậy, mỗi khi thấy núi cao, sông sâu, mỗi khi thấy đói lòng, Đường Tăng thường gọi Tôn Ngộ Không. Chính Tôn Ngộ Không là người chuyên chú nhất quán bảo vệ sư phụ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhưng công trạng của Tôn vẫn không được Đường Tăng đánh giá đúng mức, thậm chí Đường Tăng còn tức giận và đuổi Tôn Ngộ Không trở về núi Hoa Quả. Đó là trường hợp Tôn đánh chết ba lần con yêu giả gái, hóa bà già, ông già ve vãn Đường Tăng. Tầm nhìn, sự đánh giá của Đường Tăng đối với Tôn Ngộ Không lại trở nên tệ hại và thiếu bản lĩnh hơn khi Đường Tăng nghe lời xúc Xiểm của Trư Bát Giới. Con người chân tu, một lòng theo Phật có khi còn nói năng thề thốt như kẻ phàm tục: “Nếu còn gặp mi, ta sẽ sa xuống địa ngục A Tụy”. (TP.II. 99). Ở hồi thứ 27 này, người tường thuật còn kể rằng khi về sắp đến núi Hoa Quả, động Thủy Liêm, Tôn Ngộ Không vẫn còn tấm lòng thương nhớ Đường Tăng! Đó là biểu hiện tình nghĩa của Tôn Ngộ Không – một con người sống có đạo lý chứ không phải là “người xấu” như Đường Tăng đánh giá. Đường Tăng – Tôn Ngộ Không, hai thầy trò cùng mục đích, nhưng tính cách của họ không giống nhau.

Có người đồ đệ tài ba như Tôn Ngộ Không mà Đoàn thỉnh kinh suýt có khi không giải cứu được tai nạn. Giờ đây, đường ai nấy đi, biết sẽ ra sao trong chặng đường sắp tới?

Trong khi Tôn Ngộ Không về “Trùng tu Hoa Quả Sơn, phục chỉnh Thủy Liêm Động” thì thầy trò Đường Tăng, Bát Giới, Sa Tăng, ngựa bạch bị nạn yêu quái Hoàng Bào ở núi Hắc Tùng. Không có Tôn Ngộ Không, nên Bát Giới, Sa Tăng phải ra tay đánh yêu quái để cứu Đường Tăng. Nhưng yêu quái Hoàng Bào là con yêu nhiều tài phép hiểm, nên anh em Bát giới, Sa tăng không sao thắng nổi. Đã thế, giữa chừng công việc, Bát Giới lại chui vào bụi ngủ, trong khi Sa Tăng đã bị bọn yêu quái bắt đi. Trước cảnh đau lòng ấy, Long Mã đã biến hình, rồi trực tiếp đánh nhau với yêu quái Hoàng Bào. Cũng không thắng được yêu quái. Long mã bàn với Bát giới và đề nghị Bát Giới đi tìm nhờ Tôn Ngộ Không. Bỏ qua sự tệ bạc, đớn hèn, xấu bụng của Bát Giới, Tôn Ngộ Không nhận lời đi giải cứu Đường Tăng, Sa Tăng. Đánh nhau kịch liệt với Hoàng Bào, Tôn Ngộ Không lừa lấy được ngọc xá lị và lên thẳng Ngọc Hoàng truy tìm tông tích yêu quái. Đó là Khuê Mộc Lang đã xuống hạ giới 13 năm và Ngọc Hoàng sai bản bộ bắt về thượng giới.

Được dịp trở lại thiên đình, Tôn Ngộ Không vẫn ngang tàng như xưa: vào thiên môn, đi thẳng tới điện Thông Minh gặp Ngọc Hoàng hỏi chuyện và khi trở về chỉ chào một câu. Dẫu các thiên sư đòi hỏi bái tạ, Tôn Ngộ Không cũng chẳng làm. Tính cách và tài năng ấy đã làm Ngọc Hoàng phải nói với thiên sư: “cốt sao y được vô sự, trên trời được thanh bình là may”! Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Lại nói về việc cứu Sư phụ Đường Tăng. Yêu quái biến Đường Tăng thành một con hổ, không mở mắt, mở miệng được. Tôn Ngộ Không đọc châm ngôn và phun nước giải cứu Đường Tăng trở lại nguyên hình chân thân. Lần này, Đường Tăng xiết bao cảm tạ công đức của Ngộ Không. Nhưng trong lời lẽ ấy, thực ra cũng đã phơi bày cái bất nhất của vị thủ lĩnh Đoàn đi thỉnh kinh, vậy là Tôn Ngộ Không vì nghĩa đạo mà trở lại với Đoàn, cùng tiếp tục đi thỉnh kinh. Lúc có Tôn Ngộ Không cũng như lúc không có người đồ đệ kiệt xuất này, Đoàn thỉnh kinh cứ phải luôn gặp nạn. Họ đi đến núi Bình Đính Sơn. Bát Giới đánh nhau với Ma Vương Kim giấc và Ngân giấc ở động Liên Hoa, rồi bị chúng bắt. Bằng thần thông của mình, Tôn Ngộ Không biết tất cả sự giả – thật của yêu ma ; nhưng phải nghe lời Đường Tăng, nên Tôn Ngộ Không thua phép di sơn của chúng. Kim đẩu yết đế và Thổ địa, Sơn thần đã hợp lực cứu thoát Tôn Ngộ Không. Vừa thoát núi đè, Tôn Ngộ Không đã tính ngay phương kế giải cứu sư phụ và các đệ Bát Giới, Sa Tăng. Biết yêu quái có 2 bửu bối lợi hại là Hồ lô hồng vàng tía và Bình mỡ ngọc dê, Tôn Ngộ Không qua đối thoại, tìm hiểu, rồi lừa đổi hồ lô gọi là gói trời (đổi hồ lô gói người). Tôn Ngộ Không nhanh trí đi báo Ngọc Hoàng, nhờ Natra giúp sức, đến Bắc thiên môn, nhờ thêm Chân vũ và Natra dùng lá cờ đen làm tối cả trời đất, nên yêu ma kinh sợ. Sau đó, Tôn Ngộ Không làm sáng trời đất lại và đổi lấy được hồ lô thật cùng Bình mỡ ngọc dê, rồi biến đi. Hai yêu ma Quý tinh tế và Trùng linh lợi thí nghiệm hồ lô gói trời thì không có tác dụng, biết ngay là đồ giả. Sợ bị lộ, Tôn Ngộ Không dùng phép thu lại hồ lô giả, nên 2 yêu ma chỉ còn tay không! Khi phải kẹt dưới núi, ngỡ là Tôn Ngộ Không tuyệt đường phò Sư phụ đi thỉnh kinh. Nhưng thoát được rồi thì từ mặt đất, thoắt một cái đã lên thiên đình, chớp một cái lại làm trời đất từ sáng sang tối, biến đổi khôn lường đối với những trở lực diễn ra. Nhưng tài năng ấy vẫn còn phải chiến đấu không ngừng. Ngay như bọn yêu quái đang nói đây, chúng còn những ba bảo bối khác, là Kiếm thất tinh, quạt ba tiêu và dây kim tuyến đang mẫu thân của tên ma em. Nhờ thần thông, nên Tôn Ngộ Không biết cả địa chỉ, mưu kế công việc của yêu ma và đã giết được mẫu thân ma em là một con Hồ ly chín đuôi. Nhưng ma già đã dùng hồ lô bắt được Tôn nhốt vào bên trong. Tôn lại biến thành con bọ mát, rồi nhân lúc ma em sơ hở đưa hồ lô cho Ý Hải Long tức thì Tôn chớp lấy ngay và biến bù lại hồ lô giả. Tôn Ngộ Không thừa thắng tiến đến động đánh với lão Ma Kim Giới đại vương rồi lấy được quạt ba tiêu. Hồ A Thất, cậu ruột của ma em đến đánh trả thù cho anh em nhà lão ma liền bị Bát Giới bổ đinh ba vào lưng phải đâm đầu bỏ chạy. Trong khi đó, Kim Giới đại vương không cẩn thận lại kêu một tiếng (khi nghe Tôn Ngộ Không gọi tên mình) thì lập tức bị cuốn ngay vào tịnh bình! Tôn Ngộ Không dán ngay bùa Thái Thượng Lão Quân vào đấy cho tuyệt đường phục sinh. Chiến thắng xong, Tôn Ngộ Không lần lượt giải cứu cho Sư phụ, tất cả đều vui mừng tạ ơn rồi lên đường. Trên đường đi, gặp Thái Thượng Lão Quân đòi lại tất cả bảo bối mà Tôn Ngộ Không đã tướt đoạt của nhà lão ma, vì đó là của Thái Thượng mà bọn yêu ma đã ăn cắp. Nhân phê phán Lão Quân, Tôn Ngộ Không biết nguồn gốc các bảo bối có liên quan đến Quan Âm thì tính cách vốn dĩ của Tôn liền phán ngay mấy câu về vị Bồ Tát “Thực chẳng ra sao” này. Tính cách ấy không ngừng tung hoành ngang dọc trên tất cả các không gian đã kinh qua của những hồi này, mà ngay khi bị nạn núi đè thì tính cách ấy “hổ rạc hùng tâm vẫn giữ”, vẫn “khí tượng hiên ngang, tiếng nói sang sảng”. (TP.II tr.221). Như thế, rõ ràng, dù bị yểm xuống dưới chân núi, tức là một không gian tồn tại hẹp, đầy u uất, tính cách chống chọi, luôn luôn chiến đấu… vẫn không hề bị đánh mất ở nhân vật. Như ta thấy, có khá nhiều tai nạn xảy ra cho Đoàn thỉnh kinh, mà chủ yếu là xảy ra đối với Đường Tăng. Những tai nạn loại này, các đệ tử phò sư phụ hết lòng giải cứu là đúng. Nhưng tác phẩm cũng cho thấy rằng có những tai nạn thực ra là tai nạn lây, nhất là những trường hợp Đường Tăng nhận lời giúp cho người này, người nọ. Tai nạn ở nước Okê là trường hợp như vậy. Ta không nói những mạch ngầm khác, cứ trên tiến trình công việc và năng lực nhân sự mà xét, thì Đường Tăng hãy con là người phàm mắt thịt, đang tu luyện, chưa có tài thần thông. Ấy vậy mà vẫn nhận lời giúp những việc vượt quá sức mình! Dùng thành ngữ “lực bất tòng tâm” để nói về Đường Tăng có được chăng (?!). vấn đề đáng quý là đồ độ của Đường Tăng đều thuận nghe Sư phụ và “cùng nhau giải cứu cho tai nạn của Đại Vương nước Ôkê. Giải quyết được tai nạn này, Bát Giới cũng có công lớn, nhất là lặn xuống nước, gặp Long Vương, rồi mang về được xác chết đã ướp còn nguyên của Đại Vương nước Ôkê. Còn Tôn Ngộ Không cứu sống linh hồn của xác chết này bằng con đường không trung “trên ba mươi từng trời”, đó là đến viện Đâu Xuất ly hậu thiên cung để nhờ một viên đơn hoàn hồn của Thái Thượng. Cứu được một mạng người, phục hồi được cả một triều đình, thắng được con yêu sư tử lông xanh đã thiến…, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới phải chiến đấu nhiều nơi chốn gian nan, từ không gian cung đường chật hẹp có trà trộn Đường Tăng giả, Đường Tăng thực đến xứ sở Thủy cung của Long Vương rồi đến trên ba mươi tầng trời thăm thẳm…. Không có tài phép và tấm lòng vì Đường Tăng làm sao các đồ đệ có thể thực hiện điều này. Tuy nhiên, tài phép và tấm lòng ấy chừng như không thay đổi gì được về tình cảm, quan niệm và tính cách của Đường Tăng. Chính ở tai nạn vừa kể trên, cũng có lần Đường Tăng nghe lời Trư Bát Giới nên đã niệm chú làm đau đớn Tôn Ngộ Không. Cũng mới đó thôi, khi Đường Tăng cảm tạ công đức Tôn Ngộ Không đã cứu mình từ con hổ câm tiếng trở lại làm người, Tôn Ngộ Không từng nói: chỉ mong Sư phụ đừng niệm chú là đủ rồi – lời mong cầu ấy, Đường Tăng chẳng không nhớ sao?. Tác phẩm kể rằng từ hồi 40 đến hồi 43, đồ đệ của Đường Tăng, nhất là Tôn Ngộ Không đã liên tiếp ứng biến không kể thân mình để cứu Đường Tăng và cả Đoàn thỉnh kinh, Phát hiện ra yêu tinh, Tôn Ngộ Không bàn lui nhưng ý kiến chí hại của Đường Tăng từ ngay khe Thông Héo, núi Hiệu, động Hỏa Vân, nhưng Đường Tăng không những không nghe những ý kiến đúng đắn của Tôn Ngộ Không mà còn luôn tỏ ra giận dữ đối với người đệ tử thành tâm và thông tuệ này. Do không nghe lời đệ tử, quả nhiên Đường Tăng bị nạn lớn. Vậy là tất cả đồ đệ phải lo cứu Sự phụ. Trận kịch chiến này, Bát Giới và Tôn Ngộ Không đều bị nạn. Đồng đội họ cứu giúp lẫn nhau và đã đánh nhau với yếu tinh (Hồng Hài Nhi cùng bọn quái con) từ động Hỏa vân, đến trên không trung, rồi tiếp đánh yêu quái ỏ sông Hắc Sửu là Tiểu Đà đang chiếm ngôi của Hà Thần ở Thủy Phủ… để hoàn thành sứ mệnh bảo an và giải cứu cho Sư phụ cùng cả Đoàn thỉnh kinh. Nếu ở những hồi nói trên ta thấy Bát giới có khi ham mê sắc dục, nói lời xúc Xiểm, tham ăn và sống có tính chất quán tính, bản năng thì những hồi này, hồi 41, Trư Bát Giới đã dùng phép xoa huyệt của nhà chùa, chữa thông khí huyết cho tai nạn tê cứng (vì khói lửa độc của Hồng Hài Nhi) đang hành hạ Tôn Ngộ Không.

Tuy “con người Trư tập trung cao độ những đặc điểm về tính cách phức tạp của con người trong cuộc sống hiện thực”[13/115], nhưng biểu hiện cứu giúp đồng đội đàn anh nói trên là điều đáng ghi nhận. Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Đoàn tiếp tục đi. Đến Xa Trì quốc gặp cảnh ngang trái oan khiên của 500 vị hòa thượng bị bọn đạo sĩ hành xác, Tôn liền động lòng thương cảm và đã cứu nguy cho tất cả họ. Tại không gian Tam Thanh Quán, Tôn hóa gió giải tán bọn đạo sĩ cầu kinh và anh em Tôn Ngộ Không được dịp ăn lễ vật của chúng. Cái đáng quý là sự tung hoành của Tôn Ngộ Không đã thắng được Đại Tiên: Đại Tiên cầu mưa giúp quốc vương, giúp mùa màng nhân dân không được, còn Tôn Ngộ Không đã cầu được mưa với những phép biến hóa diệu kỳ. Những việc làm của Tôn Ngộ Không bao giờ cũng chứng tỏ rằng luôn có lợi cho mọi người. Kết thúc tập II, chúng ta được dịp thấy Tôn Ngộ Không chỉ chuyên chiến đấu với bọn đạo sĩ nhũng nhiễu bằng cách phép biến hình. Tôn Ngộ Không đã biến từ con rết, con bọ mát đến việc mọc được đầu khi bị chém, chuyển nước mát thành nước sôi bỏng để chiến thắng từ Hổ Tiên, Hổ Lực đến Lộc Lực và Dương Lực, nguyên là những con hổ, con hươu, con dê chuyên làm hại các nhà sư và dân lành. Sang đầu tập III, Đoàn đi lại gặp không gian quen thuộc nhưng chưa thể vượt qua, đó là “Thông thiên hà”, “rộng hơn tám trăm dặm, tự cổ ít người qua”. Chưa có phương hướng qua sông, thầy trò đã đồng tâm giúp gia đình họ Trần, đánh Linh cảm đại vương để khử trừ lệ tế người sống hàng năm. Cũng không ngờ quái vật này khi thua trận lại hóa gió trút xuống con sông sâu rộng nói trên và bắt luôn Đường tăng đem về thủy cung chờ ngày thịt. Trước cái không gian không phải sở trường của mình, Tôn đế cho Bát Giới, Sa Tăng nhử đánh, còn Tôn biến thành con cua để tìm nơi bị giam giữ sư phụ. Tình thế khó, Tôn cưỡi mây đi Phổ Đà cầu viện Quan Âm và Quan Âm đã giúp sức, thu được yêu quái. Yêu quái thua, nên Rùa già lấy lại được Thủy Nguyên (trước bị yêu chiếm cứ) và tự giác chở thầy trò Đường Tăng qua sông như là sự đền ơn. (Con rùa này còn nhờ Đường Tăng hỏi phật ở Tây Phương bao giờ nó mới được thay lốt để trở lại làm người). Thì ra, thắng lợi của anh em Tôn Ngộ Không đã được nhân đôi: giúp gia đình họ Trần Gia Trang, khỏi phải tế sống con cái, giúp Rùa già lấy lại được Thủy Nguyên của mình và đúng như Rùa già nói, đó là công ơn “nhất cử nhi lưỡng đắc” (TP.III.trang 65). Thầy trò tiếp tục đi và vì không nghe lời Tôn Ngộ Không, nên Đường Tăng, Bát Giới, Sa Tăng đều bị quân của Độc Giốc Tỉ đại vương bắt tất cả đem về động. Đây là yêu quái cực kỳ lợi hại, đã làm Tôn Ngộ Không nhiều phen điêu đứng. Không thể bỏ Sư phụ và các sư đệ, Tôn Ngộ Không tìm đến tận động Kim Đâu đánh nhau với yêu quái trên dưới 50 hiệp và cuối cùng Tôn Ngộ Không bị thu gậy sắt. Mất vũ khí sống còn, Tôn buộc phải nhiều phen đi về từ mặt đất lên Thiên Đình để nhờ các lực lượng khác nhau trợ giúp. Nhưng tất cả đều thua cái vòng kim cương của yêu quái, một bảo bối cực hiểm. Tôn Ngộ Không bèn dựa vào sở trường biến hình của mình là hóa ra con nhặng xanh, rồi con tinh đầu cầy để vào động lấy cắp bảo bối của yêu và gậy sắt của mình. Không thấy bảo bối cái vòng ; chỉ lấy được gậy sắt, Tôn Ngộ Không lại đi đánh tiếp, lại bị thu gậy sắt lần nữa. Cuối cùng, Tôn Ngộ Không cưỡi mây đi Tây Thiên cầu viện Như lai, rồi đến Thái thượng ở điện Đẩu Xuất Ly hậu thiên mới hàng phục được yêu quái bằng quạt Ba Tiêu của Thái Thượng. Đó là một con trâu xanh đã trốn từ thượng giới xuống trần gian ở động Kim Đâu để quây phá. Vậy là tất cả bọn yêu đều bị giết sạch và thầy trò Đường Tăng đã được giải cứu. Thu lại tất cả binh khí, hành lý cho Đoàn. Nếu chiến đâu với yêu quái Độc Giốc Tỉ Tôn Ngộ Không rất nhiều phen chớp nhoáng đi về từ không gian mặt đất đến không trung, Thiên Đình thì tai nạn ở Sông Tử Mẫu, ở địa giới Tây Lương ở động Tỳ Bà và đoạn trên đường về nhà ông Lão Dương, chủ yếu là những không gian mặt đất. Ở những nơi chốn này sự nguy hiểm cũng không kém gì so với trước đó, nhưng các đồ đệ của Đường Tăng, nhất là Tôn Ngộ Không đã tài tình trong sự biến hóa, trong mọi tình huống khó khăn để thắng được các bọn yêu quái, vượt qua tai nạn bọn cướp đường. những hồi này, nhất là hồi thứ 56, nhân vật trưởng đoàn thỉnh kinh lại hé lộ thêm một nét đạo đức không lấy gì tốt đẹp. Đó là trong lời kinh cầu nguyện cho linh hồn hai kẻ cướp đã bị Tôn Ngộ Không đánh chết, Đường Tăng có bảo chúng đi kiện hành vi của Tôn Ngộ Không. Vì thế mà thầy trò giận nhau. Và ở đoạn cuối, Đường Tăng tiếp đọc chú Cẩn Cô, rồi đuổi Tôn Ngộ Không đi khỏi đoàn, nhưng người đồ đệ tình nghĩa và rất cần thiết này vẫn muốn theo thầy tầm đạo. Ấy vậy mà sư phụ Đường Tăng lại nói những lời như không phải thoát ra từ miệng người chân tu: “Ta đi được hay không đi được, không bận chi đến mi! xéo ngay! xéo ngay! Nhà ngươi hơi chậm một tí, ta sẽ đọc chú, lần này đọc không ngừng miệng, thắt cho mi vãi óc ra!” (TP.III.tr213).

Không bận chi đến mi!” Lời nói rẻ rúng này của Đường Tăng trong các hồi tiếp theo thì ngược lại. Quả là Tôn Ngộ Không muốn hoàn tục, muốn được tháo vòng kim cô, nhưng Quan Âm, rồi Như Lai đều khuyên bảo Tôn Ngộ Không phải theo phò Đường Tăng. Do vậy, mà tai nạn của Đường Tăng do con yêu khỉ sáu tai gây ra, đã làm Tôn Ngộ Không ghi thêm những trận chiến đấu cực kỳ gian khổ. Đó là các trận chiến đấu từ động Thủy Liêm đến núi Bối Âm rồi điện Sâm La ở Âm ty. Sự giả dạng trà trộn song song thành Tôn Ngộ Không của con khỉ sáu tai thực đã kích thích những năng lực xử trí tài tình của Tôn Ngộ Không. Và, cuối cùng, dù Như Lai can ngăn, Tôn Ngộ Không vẫn kết thúc đời yêu quái của nó bằng một gậy sắt đầy căm giận. Trừ khử những yêu ma ác nghiệt như thế, chẳng lẽ lại là hành động bất nhân ư?!.

Giải quyết xong tai ách, như ý kiến của Quan Âm và Như Lai, thầy trò Đường Tăng lại hòa thuận và tiếp tục lên đường đi Tây Thiên.

Tai nạn vẫn chưa buông những người có quan niệm, tính cách dị thường này. Giải quyết những tai nạn kế tiếp cho cả đoàn ở các hồi tiếp theo vẫn là người đồ đệ từng bị Sư phụ Đường Tăng làm cho nhiều lần đau đớn: Tôn Ngộ Không.

Nếu như từ khi bước chân ra đi thỉnh kinh đến lúc này, ba lần Tôn Ngộ Không đánh nhau với Bạch Cốt Tinh là những trận kịch chiến không thể quên, thì giờ đây, Tôn Ngộ Không phải đánh với yêu tinh ba lần để mượn quạt Ba tiêu cũng là những trận kịch chiến phải ghi tâm khắc cốt. Để mượn được Quạt Ba Tiêu thực, Tôn Ngộ Không phải thân chinh đến động Ba Tiêu đánh nhau với La Sát, tìm đến động Ma Vân trong núi Tích Lôi đánh nhau với Đại Lực vương trước sau gần vài trăm hiệp. Trong ba lần mượn quạt Ba Tiêu này, trí lực và sự biến hóa khôn lường của Tôn Ngộ Không luôn luôn làm yêu quái vất vả. Điều thú vị là so với những hồi trước, không gian sông nước vốn không phải lãnh địa sở trường của Tôn Ngộ Không, thì ở những hồi này, Tôn Ngộ Không nhanh chóng hóa thành con cua nặng 36 cân nhảy xuống đầm Bích Ba để dò la và tìm cách chiến đấu. Nhưng có lẽ hấp dẫn hơn cả là phong thái ngạo nghễ của Tôn Ngộ Không trong 7 lần thi tài biến hóa với Đại Lực Vương. Cuối cùng, Đại Lực Vương phải chạy về động Ba Tiêu và tại đấy, nhờ sự vâng chỉ của Phật Như Lai mà tứ phương đều có lực lượng truy bắt Đại Lực Vương, Đại Lực Vương phải thua cuộc, hiện nguyên hình là con trâu trắng rồi theo Natra về nước Phật. Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Rõ ràng, không có tài sức của Tôn Ngộ Không, làm sao lửa ở Hỏa Diệm Sơn chịu im tắt có nghĩa là không có Tôn Ngộ Không thì đoàn thỉnh kinh không thể tiếp tục đi qua núi lửa tai ác này.Sở dĩ nói phong thái ngạo nghễ của Tôn Ngộ Không trong việc thi tài với Đại Lực Vương, vì lần nào, người đệ tử ưu tú này của Đường Tăng cũng biến hóa hơn yêu quái. Ở lần biến hóa cuối cùng, khi Đại Lực Vương hiện rõ nguyên hình là con trâu trắng to dài hơn ngàn trượng thì Tôn Ngộ Không cũng hiên nguyên hình biến cao muôn trượng, đầu như Thái Sơn, mắt như mặt trời, mặt trăng. Khả năng của Tôn Ngộ Không như thế, chỉ có thể là con người khổng lồ, là một hình tượng mang tầm cỡ vũ trụ.

Nếu thử vẽ biểu diễn một ” đồ thị” chiến đấu của Tôn Ngộ Không trong suốt hành trình của Đoàn thỉnh kinh thì đồ thị ấy có những đĩnh cao vời vợi gắn liền với chiến thắng. Nhưng cũng trên đồ thị ấy, có những điểm chướng ngại không đáng kể và Tôn Ngộ Không đã vượt qua nhẹ nhàng. Việc Tôn bắt các con yêu Bôn ba Nhi bá, Bá ba Nhi bá ở chùa Kim Quang, rồi đánh nhau với con yêu Phò Mã của Long Vương, tiếp đến công trạng lấy lại cho tháp chùa tráp Xá Lị, cỏ linh chi ở hồi 62, 63 và chiến thắng bọn tiên ông, Hạnh tiên núi Kinh Cức ở hồi 64 là những ví dụ.

Theo dõi bước chân của Đoàn thỉnh kinh, chúng ta đều thấy Đường Tăng và cả Đoàn gặp phải quá nhiều tai nạn. Điều này không có gì ngạc nhiên. Chính hiện tượng quá nhiều tai nạn này đã góp phần làm rõ sự phong phú trong khả năng phản ánh của Tây Du Ký. Giáo sư Lương Duy Thứ cho rằng “mặt đối lập của tác phẩm vô cùng rộng lớn”[51/14]. Chính sự “rộng lớn” này mới dung chứa tất cả những mặt hiện thực từ nhỏ nhất đến mức lớn có ý nghĩa cả thời đại của nhà văn Ngô Thừa Ân từng sống. Giáo sư Lương Duy Thứ còn chỉ ra cái muôn hình vạn trạng của các loại yêu quái cồ nguồn gốc và “sự tu luyện” khác nhau như sau: “Trong tác phẩm còn biết bao nhiêu ma quỷ, thú dữ, trùng độc cũng nham hiểm, quỷ quyệt chẳng khác gì con người. Nhờ tu luyện giỏi có con biến thành kẻ quân tử, có con biến thành mỹ nữ, có con thành nhà thuyết giáo. Đó chính là hình bóng của bọn cường hào, ác bá, quan lại, vãn nhân, học sĩ nhan nhản trong đời sống hiện thực”[51/15,lổ]. Như vậy, việc mở rộng diện phản ánh, hướng ngòi bút vào, vô số những tai ách, nham hiểm… của Ngô Thừa Ân là việc có quan niệm tính.

Trở lại với con đường đi thỉnh kinh, Đường Tăng, vị thủ lĩnh của Đoàn thỉnh kinh vẫn nguyên vẹn cái ngây thơ của mình khi đến Tiểu Lôi Âm Tự. Đó là việc cứ đòi lễ Phật mà không hề suy xét trước sau. Không có phật nào cả. Ở đấy chỉ toàn là yêu quái giả dạng. Nhờ con mắt thấu suốt của Tôn Ngộ Không mà bọn yêu ở đấy phải hiện thân ra đánh với Tôn Ngộ Không. Con yêu Hoàng Mi đại vương này cũng cực kỳ nguy hiểm, bởi bửu bối cái nạo bạc bằng vàng của nó. Vì bửu bối này mà Tôn Ngộ Không phải vất vả. Từ sự giúp sức của 28 vị tinh tú đến việc thoát thân của Tôn qua lỗ nhỏ trên chóp sừng Can Kim Long; từ sự giúp sức của Đăng Ma Thiên Tôn cho đến mưu cao của Di Lặc, Tôn Ngộ Không mới vượt qua được tai nạn này. So với tai nạn do Hoàng Mi đại vương như vừa nhắc trên thì con yêu chuyên ăn thịt súc vật và con người ở hồi 67 tiếp theo là chuyện nhẹ nhàng trong cách giải quyết của Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới. Ở hồi này, có thể thấy thêm công sức và dục vọng của Trư Bát Giới. Đó là khi gặp đường đi khó khăn, Bát Giới phải dùng mũi chũi đường, dọn dẹp lối đi và bộc lộ tính cách tham ăn nhiều vô kể. Riêng sự tham ăn của Trư Bát Giới là nét đối lập với tính cách của Tôn Ngộ Không. Giáo sư Trần Xuân Đề cho rằng “Ngô Thừa Ân xây dựng nhận vật Trư Bát Giới với mục đích thông qua quan hệ hỗ trợ giữa các hình tượng nhân vật nhằm làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm và những tính cách chủ yếu của các nhân vật”[13/lll]. Quan sát mối tương quan của các nhân vật trong Tây Du Ký, nhận xét này đúng. Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Một điều khác thú vị trong năng lực Tôn Ngộ Không là con người dị thường này đã chữa bệnh cho quốc vương nước Chu Tử. Trong khi sư phụ Đường Tăng chửi mắng và thiếu tin tưởng người đồ đệ đầy bí ẩn về tài năng thì các thái y tại vương triều lại hết lời khen ngợi. Không những thế, Tôn Ngộ Không còn có trí lực đa kế để cứu được Kim Thánh hoàng hậu trả về cho quốc vương Chu Tử và lừa lấy được bảo bối nhạc vàng của con yêu sấu lông vàng. Tuy có Quan Âm Bồ Tát đến giải cứu cho con yêu này (vì đã hết hạn 3 năm), nhưng việc nghĩ ra kỷ vật đôi xuyến vàng của Kim Thánh dùng làm của tin, việc hóa con nhặng xanh, rồi con sâu ngủ, con hầu Xuân Kiều chứng tỏ thần thông của Tôn Ngộ Không luôn luôn được ứng biến sử dụng trong mọi tình huống, mọi không gian.

Vừa xong tai ách nước Chu Tử, Tôn Ngộ Không lại phải chiến đấu với 7 con nhện thành tinh ở động Bàn Ty, suối Trạc cấu. Chiến đấu ở không gian sông nước, Trư Bát Giới mạnh dạn hóa cá trê để cùng tắm với lũ yêu mà chiến đấu, còn Tôn Ngộ Không nhai lông tơ phun thành chim ưng để cắn mồ trừ khử chúng, tức các loại sâu bọ, bồ vẽ, chuồn chuồn được chúng hóa thân. Nhờ vậy mà anh em Tôn Ngộ Không cứu được sư phụ Đường Tăng. Nhưng bảy con yêu lại đi nhờ đại huynh Đạo sĩ, vốn là tay có thuốc độc luyện từ cứt chim trên núi. Cũng do không cẩn thận mà Đường Tăng, Bát Giới, Sa Tăng ăn phải táo nó mời đầy thuốc độc, rồi ngã bịnh tại chỗ, một mình Tôn Ngộ Không chiến đấu với Đạo sĩ và cả một đám tơ nhện do 7 con tinh hóa ra. Bị bưng bít, bị dập đầu, nhưng Tôn Ngộ Không vẫn không rời nhiệm vụ giải cứu, dù phải nhận rằng con yêu Bách nhỡn ma quân này không phải dễ chiến thắng. Nhờ Bồ Tát hiện thân thành người đàn bà góa bụa giúp phương hướng, Tôn đã cầu viện đến Thánh Tỳ Lam ở động Thiên Hoa, núi Tử Vân, Tiên bà Tỳ Lam đã thực lòng giúp, nên bản tướng của con yêu là một con rết thành tinh dài 7 thước phải hiện nguyên hình. Tỳ Lam còn cho thuốc để 3 thầy trò Đường Tăng uống thổ hết độc dược mới được bình an. Sự liên kết của 7 con tinh nhện và đạo sĩ để hãm hại thầy trò Đường Tăng như trên đã chuyển dịch từ không gian sông nước đến cung tiên tuy chỉ với hai ngón độc (lưới nhện và táo có thuốc hiểm) nhưng khá hiểm hóc. Ở các hồi này, phép hóa thân của Tôn Ngộ Không xuất hiện thêm một chiêu độc đáo, đó là hóa thành con Lăng Lý Lân (Xuyên Sơn giáp) để tự cứu lấy mình, rồi mới tiếp tục hành trình giải cứu. Trước sau, Tôn Ngộ Không vẫn thừa sự xử trí nhanh gọn để đi đến thắng lợi. Từ hồi 74 đến hồi 77, cũng năng lực ấy, Tôn đã chiến đấu thắng lợi ba con yêu ma thần thông vô cùng quảng đại. Đó là đoạn chuyện tại núi Sư Đà. Cũng như hầu hết các nơi chốn thầy trò từng đi qua, tại địa điểm mới mẻ này, bọn yêu ma vẫn cứ đòi ăn thịt Đường Tăng để được trường thọ. Vậy là Tôn Ngộ Không phải giết bọn yêu đi tuần núi sau khi đã hỏi cặn kẻ mọi điều, rồi hóa thân thành yêu, tìm đến động của bọn ba yêu ma đánh với chúng. Tổn Ngộ

Không sơ hở nên bị phát hiện là yêu ma giả, nên con ma thứ hai đã bắt được Tôn nhốt vào bình Âm Dương rất lợi hại. Nhưng rồi bình Âm Dương đã bị Tôn Ngộ Không khoan thủng nhờ ba sợi lông cứu mạng của Bồ Tát cho năm xưa. Tôn lại đánh nhau với lũ ma, có cả Trư Bát Giới trợ chiến. Con ma già há họng để nuốt chửng Bát Giới, Bát Giới hoảng sợ, thì Tôn Ngộ Không tiến lên: nó nuốt vào bụng, đắc thắng trở về. Đã có kinh nghiệm miếng tứ bình đánh từ trong bụng đánh ra, lần này, nhân uống rượu (của yêu quái hại Tổn), Tôn ngà ngà say, nên đâm ngang dọc, quậy tan nát ruột gan của con ma già. Nó thua, nhưng cả bọn ma này cũng lắm mưu kế. Biết thế, Tôn Ngộ Không cài kỹ những thủ đoạn để chận đường phản trắc. Mà chúng phản trắc nuốt lời thật, lại đánh nhau và Bát Giới bị ma dùng vòi quắp về động. Tôn Ngộ Không phải đi cứu Bát Giới. Chúng lại bày mưu “chia để trị”, rồi trong khi hỗn loạn của các hiệp đánh lẫn nhau, bọn yêu binh đã bắt được Đường Tăng, ba anh em Tôn Ngộ Không tiếp đánh với con yêu ma nhưng lần lượt bị chúng bắt cả đem về chung chỗ với Đường Tăng để nấu cao. Bèn sự biến hóa, Tôn giải cứu được cả thầy trò nhưng cuối cùng lại bị bắt lại, chỉ trừ Tôn Ngộ Không. Tôn lấy làm đau đớn khi nghe tin bọn yêu ma ăn thịt Đường Tăng. Tôn Ngộ Không liền đi cầu viện Như Lai và Như Lai đã sai Ca Diếp, Anan, Văn Thù, Phổ hiền cùng đến giúp bắt được yêu ma rồi giải cứu cho tất thảy thầy trò. Những hồi trên đây cũng kết thúc thắng lợi, tai qua nạn khỏi, nhưng quả có nhiều vất vả, nhất là Tôn Ngộ Không. Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Trong rất nhiều cuộc chiến đấu của Tôn Ngộ Không, chúng ta thường thấy chiến đấu trước hết là để khử trừ những tai ách trên đường, tạo điều kiện thuận lợi cho hành trình đi thỉnh kinh. Nhưng, cũng có những cuộc chiến đấu mà Tôn Ngộ Không chủ yếu cứu giúp con người. Với ý này, có thể xem cuộc chiến đấu của Tôn Ngộ Không đối với quốc trượng đạo sĩ (nguyên là một con hươu trắng) là một công việc giàu ý nghĩa nhân đạo. Có thể gộp hai hồi 78 và 79 lại thành một tiêu đề đầy nghĩa cử nhân đạo là: Tôn Ngộ Không cứu sống trẻ em nước Tỳ Kheo (bấy giờ đổi tên là Tiểu tử), cố nhiên, trong tác phẩm, hai hồi này vẫn phải nói nhiều về việc chiến đấu của Tôn Ngộ Không đối với quốc trượng từ giữa vương triều nước Tỳ Kheo cho đến động của quốc trượng. Nhưng công việc ấy chính là để cứu sống 1.100 đứa trẻ con đang bị nhốt trong lồng đợi ngày giết thịt, lấy tim gan làm thuốc trường sinh cho vua.

Tóm lại, gọi rằng “Tôn Ngộ Không cứu sống trẻ em nước Tỳ Kheo” là thêm một xác định về chiến công, nhất là thêm một nét phẩm chất của Tôn Ngộ Không, cũng là ý nghĩa nhân đạo trong hình tượng nhân vật.

Thầy trò tiếp tục đi và sư phụ Đường Tăng vẫn nguyên cái tình thương người không biết soi xét như trước: gặp yêu ma giả bị nạn kêu cứu thì động viên học trò cứu ngay. Đó là con yêu

Địa dũng phu nhân (nguyên là con nuôi Lý thiên vương, em nuôi Na Tra). Phải đánh đến hai ba lần với con yêu này ở động Vô Đề của nó, nhưng Tôn Ngộ Không vẫn không thắng được. Lần cuối, Tôn Ngộ Không vào thẳng động đánh nó để cứu sư phụ Đường Tăng thì phát hiện nguồn gốc của nó qua bài vị thờ còn để lại. Nhờ trực giác về quan hệ nguồn gốc này, mà Tôn đã thắng được con yêu Địa dũng phu nhân. Suốt ba hồi từ 80 đến 83 này, căn bản vẫn một mình Tôn Ngộ Không chiến đấu, chuyển dịch không gian từ núi Hắc Tùng, động Vô Đề cho đến Thiên Đình rồi trở lại mặt đất để kết thúc chiến thắng. Ba hồi tiếp theo từ 84 đến đến 87, chúng ta cũng lại chỉ thấy vai trò năng động, xoay xở của Tôn Ngộ Không trước những chướng ngại trên đường thỉnh kinh. Xét về phía đánh nhau với yêu quái, ở các hồi này, Tôn Ngộ Khổng đã chiến đấu căng thẳng với bọn yêu tại núi Ân Vụ, động Chiết Nhạc liên hoàn để mở đường cứu sư phụ Đường Tăng và cuối cùng Tôn Ngộ Không đã thắng, Bát Giới quá giận con yêu quái nên bổ một đinh ba làm nó chết tươi. Nó hiện nguyên hình là một con báo già da vằn lá ngải. Tuy nhiên, cũng ở các hồi này, việc ngỗ nghịch của Tôn Ngộ Không có lẽ là vấn đề đáng nói hơn. Đó là việc đang đêm, Tôn Ngộ Không khoan lỗ hòm chui ra, làm phép vào cung thành nhà vua, biến hóa ra hàng ngàn dao cạo, dao cho các Tôn Ngộ Không giả đi cạo trọc đầu tất thảy bọn vua quan, hoàng hậu, cung phi… Chúng ta đều biết, ở nhiều hồi trước đây, Tôn Ngộ Không từng coi thường tất cả lực lượng quyền uy siêu nhiên, từ Long Cung, Âm Ty đến Thiên Đình. Khi Tôn Ngộ Không trở về với mặt đất, chủ yếu theo phò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh thì việc gặp gỡ các vương triều ở các nước khác nhau để đổi công việc được diễn đi diễn lại nhiều lần.

Nhưng lần này, tại nước Diệt Pháp (sau, Tôn Ngộ Không đổi tên nước cho nhà vua là Kinh Pháp để được bình yên thịnh trị), Tôn Ngộ Không đã tổ chức cạo trọc đầu tất cả bọn chúng. Rõ ràng là một tính cách ngỗ nghịch! Đành rằng các ngỗ nghịch không phải đến bây giờ ta mới thấy. Nhưng cái ngỗ nghịch cạo trọc đầu bọn ma quan là đáng suy nghĩ. Suy cho cùng, đúng như giáo sư Lương Duy Thứ xác định, Tôn Ngộ Không là một kiểu hiệp sĩ chống trời, không thừa nhận bất kỳ một thứ quyền uy nào [3/19]. Và, điều này, có quan hệ với quan điểm chính trị của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Thầy trò tiếp tục lên đường, đến ngoại quân nước Thiên Trúc quận Phượng tiên thấy dân khổ, vì thiếu nước đã ba năm, Tôn Ngộ Không mấy lần từ mặt đất đi thiên đình để giúp quan dân xứ này đạt được nguyện vọng. Thầy trò lại đến nước Phủ Ngọc Hoa phồn vinh, Tôn Ngộ Không nhận dạy võ nghệ cho ba vương tử nước này. Do binh khí của anh em Tôn Ngộ Không khá đặc biệt, luôn chiếu sáng lấp lánh, lại để trong xưởng rèn tập của nhà 3 anh em vương tử, nên đang đêm, có một con yêu đến lấy cắp và thế là, những trận chiến đấu tìm diệt xảy ra. Ba anh em Tôn Ngộ Không lên đường truy tìm binh khí và đã gặp đúng ngay đầu môi của công việc. Đó là bọn yêu cổ quái Điêu Toàn và Điều Toàn cổ quái đang đi mời Cửu Linh nguyên thánh, ông nội của đại vương của chúng ta đến dự tiệc lấy cắp binh khí gọi là hội đinh ba. Tuyệt không bỏ lỡ cơ hội, Tôn Ngộ Không nhổ nước bọt, hóa phép bắt chúng đứng bất động, rồi lấy thẻ bài, thu tiền bạc, rồi về báo cho sư phụ biết. Anh em Tôn Ngộ Không tiếp giả hình dạng bọn chúng đến động Hổ khẩu gặp yêu ma sư tử lông vàng. Sự đánh nhau nổ ra cũng lại do Trư Bát Giới, nhân vật mà tính cách khá dị thường, mang nhiều đặc điểm của con người trần tục: Bát Giới vừa đi qua, thấy đinh ba của mình thì liền nhảy lên lấy lại và Tôn, Sa Tăng cũng phải hiện cả nguyên hình đánh nhau với con yêu có binh khí lưỡi sén lợi hại. Nhưng nó thua và chạy về hướng Đông nam, nơi có ông nội Cửu linh nguyên thánh. Bọn yêu ma dàn binh bố trận trở lại để đánh nhau với anh em Tôn Ngộ Không. Bọn yêu ma này toàn là sư tử: sư tử chín đầu, sư tử lông vàng và nhiều loại sư tử khác. Chúng cũng không vừa gì về năng lực, nên không những ba anh em Tôn Ngộ Không phải vất vả, mà cả Đường Tăng và cha con vương tử đều bị chúng quắp cả về động. Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Tại Động Quanh co, núi Trúc Tiết, Tôn Ngộ Không phải biến hóa, tả xung hữu đột để đánh nhau với yêu ma, giải cứu cho Sư phụ, sư độ. Dù vậy, việc vẫn không hoàn tất, nhờ Thổ địa, Thành hoàng cho biết nguồn gốc của con yêu Sư tử 9 đầu, Tôn Ngộ Không đã cởi mây đến cung Diệu Nham nhờ Thiên Tôn Thái Ất cứu khổ. Thiên Tôn Thái Ất cùng người chăn sư tử và Tôn cùng đến động, Tôn nhử đánh yêu và cuối cùng, Thiên Tôn đọc chú bắt con yêu cưỡi về. Tôn đi giải cứu tất cả, cùng về thành Ngọc Hoa dạy tiếp võ nghệ cho ba vương tử, rồi tiếp tục lên đường.

Thầy trò đến phủ Kim Bình, gặp chùa Từ Vân, có các sư đón tiếp niềm nở. Tại không gian ngỡ Tĩnh tâm đạo vị này, Tôn Ngộ Không lại phát hiện ra bọn yêu giả phật thường xuất hiện trong lễ đèn truyền thống của chùa. Nhờ Công Tào mách bảo Tôn Ngộ Không biết rõ đó 3 con yêu trừ rét, trừ nắng, trừ bụi, hiện ở núi Thanh Long, động Huyền Anh. Tôn Ngộ Không phải đánh với 3 con yêu này đến 150 hiệp để cứu sư phụ Đường Tăng, nhưng sự thể chưa thắng được chúng. Tôn lại cùng Bát Giới, Sa Tăng đi tiếp đánh bọn chúng trong đêm đúng như lời thôi thúc của Bát Giới – anh em Tôn Ngộ Không vừa cứu được Đường Tăng thì bị phát hiện và cuối cùng cả Đường Tăng, Sa Tăng, Bát Giới đều bị chúng bắt. Do tình thế khó khăn Tôn Ngộ Không phải bay đi Thiên Cung gặp Bạch Kim Tinh và Tăng Trường Thiên Vương. Các vị này cho biết bọn yêu ma là Tê ngưu thành tinh, bắt nó chỉ có 4 vị sao Mộc Cầm. Tôn

Ngộ Không lại đi gặp cụ Trường Canh rồi lên Ngọc Hoàng nhờ gọi 4 vị sao Mộc Cầm giúp sức. Bốn vị này cùng Tôn Ngộ Không xuống đánh, Tôn đánh nhử ra ngoài, chúng thấy 4 vị sao nên hoảng sợ, tháo chạy xuống sông. Dạ Xoa gặp chúng nên về báo Long Vương, Long Vương sai Ma Ngang ra tiếp ứng với Tôn Ngộ Không và 4 vị sao, cuối cùng, chúng phải chấp nhận thua cuộc. Anh em Tôn Ngộ Không phải một phen vất vả, nhưng chiến thắng cũng vô cùng lớn, nhất là đem lại sự bình yến cho phủ Kim Bình, xác lập được không gian yên tĩnh đạo vị cho chùa Từ Vân để các sư tu hành. Cũng do công trạng của anh em Tôn Ngộ Không nhiều mà phủ Kim Bình, chùa Từ Vân mời lưu lại thếch đãi hàng tháng cơm chay. Sư phụ Đường Tăng sốt ruột về công cuộc thỉnh kinh chậm trễ, mà Bát Giới thì muốn chậm lên đường để ăn uống cho thỏa thích, nên Sư phụ buộc miệng ra lời ác: rằng Bát Giới không đi thì sư phụ bảo Tôn Ngộ Không đánh cho “gãy răng!”. Người đồ đệ háo ăn uống, nhưng cũng hết lòng với sư phụ này, nghe dọa thế cũng buông một câu phê phán người thủ lĩnh: “Sư phụ bây giờ đổi lòng rồi”. Nhân vật nhiều nhược tật và khá phức tạp về tính cách như Trư Bát Giới phản ứng như vậy với sư phụ Đường Tăng là điều dễ hiểu. Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Thầy trò tiếp tục đi và cũng lại gặp chùa. Đó là Chùa Lát vàng – là chùa vườn cấp cô độc, nước Xá Vệ, nơi chủ Trưởng giả từng mời Phật giáp kinh. Tại đây, qua Dịch thừa, thầy trò Đường Tăng biết vua Di Tông Hoàng Đế, hiệu Tĩnh yến có công chúa xinh đẹp đã bị yêu tinh bắt đi rồi yêu tinh hóa làm công chúa giả. Nay, nghe Đường Tăng qua đấy, yêu tinh liền dựng lầu hoa, gieo cầu thêu để kén Đường Tăng làm chồng. Khi kế sách nó thực hiện được bước gieo cầu (gieo đúng đầu Đường Tăng) thì Tôn Ngộ Không hiểu cả mọi chuyện. Trước khi nó bày trò loan phượng với Đường Tăng, bằng tài phép của mình, Tôn Ngộ Không đã kịch chiến với nó giữa triều đình, nó cỏi bỏ tất cả trang phục, chạy về vườn ngự uyển lấy binh khí chày giã thuốc để chiến đấu với Tôn. Nó nguyên là con Ngọc Thỏ tán thuốc tiên ở cung Quảng Hàn của Thái Âm. Thái Ân Kim Tinh xác định như thế và xin Tôn Ngộ Không tha cho nó. Vậy là công chúa thực, con gái của vua Di Tông được giải cứu và thầy trò được triều thần tạ ơn, vẽ truyền thần để thờ ở điện Hoa Di.

Tuy trên đường đi Tây Thiên của thầy trò Đường Tăng sự may mắn, điềm lành vẫn ít hơn những bất trắc, tai nạn, nhưng quả riêng ở huyện Địa Linh, phủ Đông Đài là nơi chốn may mắn, tử tế hiếm thấy. Đó là nơi phố Nam Bắc, có nhà ông Khấu viên ngoại luôn treo biển: muôn sự không cản, sẽ có cơm chay. Tại đây, thầy trò Đường Tăng đã thực sự được thếch đãi cơm chay hết sức tử tế, long trọng, tràn đầy tình cảm đạo tâm. Rời nhà Khấu viên ngoại, cả đoàn gặp nạn cướp và bị vu oan đến bỏ ngục. Trước sự oan ức không thể nào chấp nhận, một mình Tôn Ngộ Không biến hóa đến bốn năm lần để giải cứu tất cả thầy trò. Từ việc giả hồn viên ngoại đã chết đến mách cho cả nhà nghe, giả hồn ông Bác của viên ngoại để kêu oan đến việc đi Diêm Vương gọi hồn về làm sống lại xác thân Viên ngoại… tất cả đều chỉ một tài năng và công sức của Tôn Ngộ Không. Người đồ đệ ấy của Đường Tăng, trước sau vẫn phò giúp sư phụ và các sư đệ, không một mảy may tư lợi cho riêng mình.

Đến hồi 98 thì cả thầy trò đã thật sự đặt chân lên đất phật. Tại con sông cuối cùng rộng tám chín dặm, Tôn Ngộ Không đã nhận ra Phật vô bảo tràng quan đến đón bằng chiếc thuyền không đáy. Còn Đường Tăng vẫn chưa nhận biết được điều hư thực, thậm chí chính mình đã “xương cốt phàm thai đã thoát thân” mà Đường Tăng chỉ hiểu khi được Tôn Ngộ Không giải thích. Rồi thầy trò lên Linh Sơn, đến chùa Lôi Âm. Phật tổ Như Lai đã cho vô số các vị La Hán, Yết Đế, Già Lam xếp hai hàng đón tiếp thầy trò Đường Tăng. Tại điện Đại hùng, Phật Tổ xem công văn, chỉ giáo và sai Anan, Ca Diếp lo cơm chay rồi trao truyền kinh kệ. Tại đây, Tôn Ngộ Không hết sức bất đồng với Anan, Ca Diếp về việc bảo đưa lễ vật, mới trao kinh và Tôn Ngộ Không đòi báo với Như Lai điều chướng mắt vô lý này. Nhưng thầy trò đã được trao kinh, rồi bái tạ, xuống núi trở về. Tuy nhiên, trong lúc trao kinh, vị Nhiên Đăng Cổ Phật thấy Anan, Ca Diếp giao cho toàn kinh không có chữ, nên bảo Bạch Hùng đuổi theo lấy lại và cùng trở lại lấy chân kinh có chữ. Bạch Hùng hóa phép cỡi gió lốc đuổi theo, cắp hết kinh của Thầy trò Đường Tăng mang đi. Tôn Ngộ Không phải đuổi theo Bạch Hùng, Bạch Hùng ngại gậy sắt của Tôn Ngộ Không nên thả kinh xuống. Thầy trò Đường Tăng cùng đến xem kinh thì thấy không có chữ Tôn Ngộ Không trực giác ngay đến Anan Ca Diếp (vì thầy trò không đưa ra lễ vật trước đó). Do vậy, tất cả đều quay lại để chính thức báo với Phật Tổ Như Lai. Thật bất ngờ cho thầy trò, nhất là Tôn Ngộ Không, vì Phật Tổ bảo rằng đều biết rõ việc ấy. Càng bất ngờ hơn khi Phật Tổ kể lại việc trước đây các tỳ kheo đi đọc kinh cho họ Triệu nước Xá Vệ cũng có lấy của. Như Lai kể: “Chỉ lấy được của nhà ấy ba đấu ba thăng vàng cốm đem về. Ta vẫn còn bảo bọn họ bán rẻ quá, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà dùng”!. Vậy là không còn gì để nói thêm, dù trước khi Phật Tổ Như Lai nói, Tôn Ngộ Không trong lời thưa với Như Lai đã xác định việc Anan, Ca Diếp đòi lễ vật là “thông đồng nhau làm bậy”. Phải chăng đã “hết thiêng” (?) Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

Một lòng phò giúp Đường Tăng, phải chịu đựng trăm ma nghìn quái, không một chút tư lợi cho riêng mình cả trong những công trạng rất xứng đáng được nhận thưởng, đến đây, ta thấy Tôn Ngộ Không tuyệt nhiên “tắt tiếng”. Tư đoạn trình báo Như Lai đến hết hồi 98, ta thấy

Tôn Ngộ Không chẳng phát biểu thêm điều gì. Điều này cũng như trước đây – là con người kỳ quái tung hoành ngang dọc ấy – đã từng thua bàn tay Như Lai Phật Tổ! (ở cuối hồi thứ 7).

Không kể khác hơn, thầy trò nhận năm nghìn linh bốn mươi tám quyển kinh rồi lễ tạ quay về Đông thổ nước Đại đường. cuối hồi 98 và sang đầu hồi 99, thầy trò Đường Tăng lại tiếp tục gánh chịu “những bố trí, quy định” ngặt nghèo trong công cuộc thỉnh kinh. Đó là, dù Đường Tăng đã đi được 14 năm (tính ra mới năm nghìn linh bốn mươi ngày), nhưng vẫn thiếu 8 ngày để hợp với số tạng kinh được nhận. Đó là, trong 14 năm ấy (Công Tào, Già Lam, Yết Đế có ghi chép đủ các tai nạn) chỉ mới đến con số 80 tai nạn là còn thiếu 1 và việc tạo ra thêm một tai nạn nữa cho đủ cái mà Quan Âm gọi là trong đạo phật phải “chín lần chui” mới đủ là giao cho 8 vị Kim cương thực hiện.

Điều thú vị là khi thực hiện những bố trí quy định nói trên, thầy trò gặp lại những không gian – con người tri ân năm xưa. Đó là con rùa chở qua sông và các quan hệ tri âm ở Trần gia trang. Nếu thủ lĩnh của Đoàn thỉnh kinh đánh mất trong ký ức lời hứa hỏi Như Lai về tuổi thọ và việc hóa kiếp của con rùa thì giờ đây chỉ mỗi Đường Tăng phải nhận lỗi bị chìm xuống sông, còn các sư đệ đều an toàn. Nhưng, Đường Tăng cũng đã đắc đạo và tất thảy thầy trò đều được an toàn và cùng đón nhận lễ tạ ơn, thếch đãi của các gia đình họ Trần. Trong tiệc tạ ơn, thếch đãi, chỉ mỗi Trư Bát Giới vẫn nguyên vẹn tính nết đời thường của mình: “Khi chúng tôi còn lận đận, lúc bấy giờ ăn được, nào có mời ăn uống đâu. Ngày nay ăn không được, thì chưa xong nhà này, lại tiếp nhà kia!”. Tâm lý tiếc ăn uống này góp phần cho thấy thêm tính nết của Trư Bát Giới là gần gũi với đời thường và luôn luôn nói thực lòng mình, kể cả những tư lợi cá nhân. hồi cuối cùng, thầy trò Đường Tăng về đến Đại Đường được vua quan nồng nhiệt đón tiếp. Theo ý vua đường, thủ lĩnh đoàn thỉnh kinh cũng kể lại đoạn trường mười vạn tám nghìn dặm đã đi qua, kể về công văn, ấn tín, các nước và nguồn gốc của các đồ đệ trong đoàn. Theo đúng thời gian quy định, 8 vị Kim cương đến gọi thầy trò quay về Tây thiên và tùy theo công trạng của từng người, thầy trò Đường Tăng đều được Phật Tổ Như Lai ban tước:

Đường Tăng là Chiên Đàn Công Đức Phật, Tôn Ngộ Không: Đấu Chiến Thắng Phật, Trư Bát Giới: Tịnh Đàn Sứ Giả, Sa Tăng: La Hán Mình Vàng, Ngựa bạch: Bát Bộ Thiên Long. Họ đều ở lại nước Phật hưởng phúc đời đời.

Nếu ở hồi 99, Trư Bát Giới đã tự nhiên bộc lộ tâm lý tiếc ăn uống của mình thì ở hồi cuối cùng này, Tôn Ngộ Không cũng có dịp nói rõ quan niệm và tình cảm của mình đối với sư phụ Đường Tăng về cái vòng kim cô ác nghiệt. Tác phẩm có đoạn viết: “Tôn Hành Giả nói với Đường Tăng: Sư phụ ạ, bây giờ con đã thành Phật, cũng được như thầy, mà cứ phải đội mãi cái kim cô à? Thầy có còn phải đọc chú khẩn cô nhi để thắt buột con nữa đâu? Xin thầy đọc bài chú mở đai bỏ nó xuống, đập vỡ tan tành, không để cho Bồ Tát lại mang đi bắt hại kẻ khác!” Trong những lời lẽ trên đây, phần đầu có vẻ ôn tồn, đạo vị, nhưng phần sau thì sự phê phán và cái giận dữ vẫn còn như xưa. Biểu hiện trên đây không những không thay đổi, mà còn củng cố thêm thái độ – tình cảm của Tôn Ngộ Không đối với sự triệt buộc của Đường Tăng – cũng là của quyền lực của Bồ Tát, Như Lai đối với con người quái kiệt “ngoại càn khôn” này. Luận văn: Khái quát về không gian Trần thế

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x