Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.2. Không gian thần kỳ.
2.2.1. Không gian Long Cung – Âm Ty. Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
Với 72 phép thần thông, với 84 nghìn cái lông trên mình mà cái nào cũng biến hóa được theo ý mình, Tôn Ngộ Không đã thực sự chủ động trong tồn tại của bản thân và bảo an cho giống loài. Đánh tan ma vương ở động Thủy tạng, báo thù cho lũ khỉ những tháng ngày Tôn đi học đạo, Tôn lại tiếp tục lên đường tìm thêm vũ khí vô địch và thực hiện hoài bão trường sinh. Nơi chốn Tôn Ngộ Không tìm đến để thực hiện điều ấy là Long Cung – Âm Ty. Đó là một không gian mà người thường, mắt thường không thể nhìn thấy được. Có lẽ chỉ có con người đạt 72 phép địa sát biến hóa, đủ phép thần thông cân đẩu vân, “ẩn mình, tránh mình, cất mình lên, thu hình lại, lên trời cũng có đường, xuống đất cũng có lối, bước vào mặt trời mặt trăng không có bóng, đi vào vàng đá không vướng mắc, nước không thể làm chìm, lửa không thể cháy” (TP.I.l 10) thì mới có thể chiếm lĩnh được nơi chốn ấy. Và con người ấy, không ai khác, chính là Tôn Ngộ Không. Quả nhiên, Tôn Ngộ Không đã dùng phép, tay bắt quyết, miệng niệm thần chú, mở khóa rẽ nước, đi thẳng xuống đến đáy bể Đông rồi vào gặp Long Vương tại Long Cung.
Gặp Long Vương tại chính Long Cung, thoạt đầu Tôn Ngô Không còn chút ít mềm mỏng, nêu nhu cầu về binh khí của mình, càng về sau, Tôn tiến xa hơn nữa trong các yêu cầu khác. Tác phẩm cho thấy Long Vương từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác đối với Tôn Ngộ Không. Không những Long vương, mà còn có cả các huynh đệ của Long Vương ở Nam Hải, Bắc Hải, Tây Hải cũng đều nhượng bộ, dù rất căm giận trong lòng. Cuối cùng, Tôn Ngộ Không đã lấy được “Gậy như ý bịt vàng, nặng một vạn ba nghìn năm trăm cân”. Cây thiết bổng vô địch này đã thu lại cho vừa ý của Tôn Ngộ Không đã trở thành điều kỳ diệu và kinh ngạc đối với thế giới Long Cung. Tất cả đều bắt đầu từ 72 phép thần thông biến hóa! Tác phẩm cũng có đoạn tường thuật Tôn Ngộ Không múa gậy thoáng qua làm kinh động Long Cung như sau: “Ngộ Không dùng phép thần thông, múa gậy chuyển về cung Thủy tinh, làm cho Long Vương run sợ và đám con rồng cháu rồng hồn bay phách tán, còn các loài thủy tộc rùa, giải ba ba, cá kình, ngao, tôm đều co cổ rụt đầu ẩn nấp” (TP.I.114). Vì trên đà thắng lợi, Ngộ Không lại tiếp tục những đòi hỏi khác. Đến đoạn cuối, Ngộ Không gần như thỏa mãn các nhu cầu. Đó là có thêm “mũ vàng đội, giáp vàng mặc, đi giày văn rất chỉnh tề” (TP.I.117) và như vậy, cùng với cây thiết bổng kỳ diệu kia, Tôn Ngộ Không hoàn thiện hóa về vũ trang một bước từ không gian Long cung. Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
Đọc Tây Du Ký đến đây (cũng như trọn bộ), chúng ta thấy có nhiều động, nhiều cõi, nhiều thành phần và ở mỗi nơi như vậy đều có vị chủ soái toàn quyển, toàn năng riêng. Ở Long Cung, Long Vương quả cũng là Đại vương cai quản đối với muôn loài trong địa hạt của mình. Vậy mà, như ta thấy, Long Vương liên tục nhường bước và thật sự đã run sợ trước tài sức quyền biến khôn lường của Ngộ Không!
Thế giới Long Cung ở đây, trước hết, vẫn là không gian, nơi chốn cho vận hành của nhân vật. Nhưng nếu mọi sự vận hành của nhân vật đều gắn liền với từng nơi chốn cụ thể thì ý nghĩa của nó đã khác. Bản thân việc Ngô Thừa Ân dựng không gian Long Cung đã là một sáng tạo, các nhân vật hoạt động trong trường không gian. Không gian này lại cho ta thấy thêm tính nghệ thuật của không gian.
Nếu không gian lớn đầu tiên của sự ra đời con khỉ đá là không gian vũ trụ, có tính chất tương thông với trời đất thì không gian long cung lại nhỏ hơn về chiều kích, có tính chất bộ phận. Không gian Hoa quả – Đá tiên được miêu tả chi tiết, nhiều sắc màu, còn không gian Long Cung chủ yếu được nhà văn tường thuật. Câu chuyện diễn ra của nhân vật ở đây không có các cuộc chiến đấu, mà là các đối thoại của hai tuyến nhân vật: tuyến riêng một mình Tôn Ngộ Không và tuyến của Long Vương cùng các quan hệ của hắn. Do phương cách đối thoại và tường thuật về đối thoại, nên quan hệ nhân vật ở đây vẫn sinh động. Có điều không gian Long Cung chỉ được tường thuật, mà không chú ý miêu tả, cho nên độ sáng của nhân vật ít tựa vào không gian. Dù vậy, không gian Long Cung vẫn là một không gian nghệ thuật, vì nó góp một “phần nền” có tính chất trừu tượng, bí ẩn cho sự vận động cũng rất bí ẩn mà vô địch của Tôn Ngộ Không. Trở về với không gian núi Hoa quả, động Thủy liêm cùng giống loài của mình, Tôn Ngộ Không thật sự huy hoàng trong chiến thắng. Ngộ Không biểu diễn sức thần tài của cây thiết bổng, phong hàm tước cho một số con khỉ ưu tú, kết giao thêm một số bạn bè và mở yến tiệc linh đình. Say sưa trong chiến thắng, từ giấc ngủ có men rượu say, Ngộ Không mộng thấy được tung hoành ở một không gian hoàn toàn mới mẻ. Đó là không gian Âm ty, nơi của mười vua Diêm Vương ngự trị và quản lý sổ sinh tử của muôn loài.
Cũng bằng vào tài sức kỳ diệu của mình, Ngộ Không đến thẳng điện Sâm La, nơi ngự của Diêm Vương để tìm cách xóa tên tuổi của mình cùng giống loài trong sổ tử. Quá trình này cũng gần như quá trình đòi cho bằng được cây thiết bổng ở Long Cung, là đều không có một cuộc chiến đấu bằng “vũ lực” nào. Chỉ có lời lẽ đòi hỏi và đối thoại, nhưng khôn khéo và nhanh gọn hơn. Kết quả, Tôn Ngộ Không đã xóa được tên tuổi mình cùng giống loài và như vậy là đã được trường sinh. Cũng như ở không gian Long cung, ở không gian Âm phủ này, tác phẩm không tập trung miêu tả, mà chủ yếu kể chuyện và chuyện của nhân vật chính vẫn là đối tượng được người tường thuật hết sức tập trung. Tác phẩm có đoạn lý thú: “Ngộ Không cầm gậy như Ý lên thẳng điện Sâm-La, ngồi ngay gian giữa, quay mặt về nam. Mười vua sai phán quan lấy sổ ra tra. Phán quan vội vàng đến phòng giấy, lấy ra năm sáu quyển sổ và sổ biên tên mười loại chúng sinh, trình Hầu vương xem qua một lượt. Trong các loại khỏa trùng, mao trùng, vũ trùng, côn trung, lân giới trùng đều không thấy tên Tôn Ngộ Không đâu cả. Lại xem đến sổ loài khỉ, nguyên loài khỉ giống như người, nhưng không vào sổ tên người, giống như khỏa trùng mà không ở địa giới nước nào; giống như loài thú chạy song không thuộc kỳ lân cai quản; giống loài chim bay mà không thuộc Phượng hoàng cai quản. Ngộ Không lấy quyển sổ này tự kiểm duyệt lấy, đến mãi số hồn 1350 mới thấy chú tên họ Tôn Ngộ Không là khỉ đá trời sinh ra, thọ đến 342 tuổi là chết. Ngộ Không nói: Ta cũng không biết đã thọ được bao nhiêu năm rồi, bây giờ xóa tên này đi là xong! Đem bút giấy ra đây!’,(TP.I.122),
Thật là quyền uy và hoàn toàn chủ động ở thế bề trên! Kết quả là Tôn Ngộ Không đã xóa xong tên tuổi mình cùng giống loài trong sổ tử do Diêm Vương quản. Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
Đoạn văn tác phẩm trích trên đây không tập trung miêu tả không gian Sâm-La, mà chủ yếu nội chuyện nhân vật chính. Càng về cuối đoạn, hình tượng nhân vật càng rõ dần trong việc thể hiện khát vọng trường sinh. Tuy nhiên, nếu không gian Long cung là loại không gian cùng cấp với những không gian khác trong kiểu tư duy thần thoại thì không gian Âm phủ lại tiến thêm một bước kỳ ảo khác. Sở dĩ thế, vì không gian Âm phủ này (cũng như việc xóa tên họ trong sổ tử của Diêm vương) là không gian có được từ một giấc mơ của Ngộ Không trong những ngày chiến thắng. Cố nhiên, tất cả đều do quan niệm nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn. Nhưng vấn đề là tại sao việc muốn trường sinh chỉ bằng cách xóa tên họ trong sổ tử lại chỉ diễn ra trong giấc mộng của nhân vật? Thực ra, theo kiểu tư duy thần thoại, Ngô Thừa Ân vẫn xây dựng tiếp không gian Âm phủ như kiểu không gian Long Cung, nghĩa là cứ kế tiếp từ Long Cung đến Âm Phủ, không cần phải diễn ra trong giấc mộng. Nhưng ở đây là không gian trong giấc mộng. Có lẽ, vấn đề đòi đoạt vũ khí ở Long Cung vừa là vấn đề dễ hình dung, vừa là vấn đề mà con người bằng nhiều sức mạnh có thể làm được (Tôn Ngộ Không đã chuyển thành người-thần-thánh từ sau khi tu luyện đạt 72 phép thần thông, chứ không còn là con khỉ đá; Còn vấn đề đòi hỏi cho được trường sinh, không bị vòng luân hồi sinh tử trói buộc lại là vấn đề mà con người khó hình dung, khó thực hiện, và như chúng ta đều biết, đó là vấn đề thuộc một quy luật khách quan hết sức nghiệt ngã, không trừ bất cứ ai. Trong khi đó Tôn Ngộ Không không muốn bị quy luật này đào thải! Mà lại không có giải quyết vấn đề. Trước tình hình đó, chuyển khát vọng trường sinh vào giấc mộng của Tôn Ngộ Không chắc chắn là một phương pháp chủ định của nhà văn. Xây dựng không gian âm phủ trong mộng tưởng này, như đã nói, hình thức không gian đã tiến thêm một bước kỳ ảo khác, siêu nhiên hơn mà cũng hấp dẫn và bí ẩn hơn. về phía khát vọng và tính cách của nhân vật thì điều đáng nói là ở chỗ: ngay trong giấc ngủ say, khát vọng được trường sinh, được xóa tên trong sổ tử của Diêm Vương vẫn là một lực ám ảnh, phả vào thế giới tiềm thức của nhân vật. Điều này chứng tỏ thêm rằng nhân vật dù ở trạng thái nào của tâm lý và thần kinh… đều vẫn không thôi từ bỏ những khát vọng lớn lao của chính mình. Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
Có một điều tuy không phải quan trọng, nhưng cần nói thêm ở hồi thứ 3 này, trong tác phẩm, việc Tôn Ngộ Không đại náo Sâm-La đòi xóa tên tuổi trong sổ tử do Diêm Vương quản là việc diễn ra trong một giấc mộng khi Ngộ Không ngủ say. Vậy mà, tác phẩm đoạn tiếp sau có đoạn nói Tần Quảng Vương ở âm phủ cầm tờ biểu của Ư minh giáo chủ Địa Trung Vương bồ tát dâng lên cẩn tấu Ngọc Hoàng về tội đại náo điện Sâm-La của Ngộ Không. Việc cẩn tấu này cũng đi liền sau cẩn tấu của Đông Hải Long Vương Ngao Quảng về tội đại náo Long Cung, lấy cây Thiết bổng của Ngộ Không. Hai việc này, xem ra gần giống nhau (về loại hình sự việc). Trong khi đó, về mặt nội dung cốt lõi của sự việc thì hai sự việc khác xa nhau: một việc có thể làm được ở cõi con người một việc phi thường, ghê gớm, khó có thể làm ở cõi người. Có lẽ, không phải tác giả “vô tình nhập cục vấn đề”, mà là khẳng định thêm, đồ đậm thêm khát vọng trường sinh của nhân vật. Đọc kỹ nội dung của hai lời cẩn tấu nói trên thì sẽ thấy thêm các lượng đối trọng của Ngộ Không đều được “nổi thêm” về tình trạng sợ hãi của họ đối với Ngộ Không. Do cảm nhận như vậy, nên vấn đề cần nói thêm như trên không quan trọng.
Từ ý nghĩa thi pháp không gian nghệ thuật mà nói, thì không gian âm phủ – điện Sâm La (tưởng tượng trong giấc mơ) vẫn là không gian kỳ ảo, lý thú. Nó phù hợp với khát vọng và hành trạng mãnh liệt của nhân vật và chính, khát vọng, hành trạng của nhân vật ở đây là cái có thể “bổ sung cho cái thiếu sót của cuộc sống thực bằng cái ước mong và cái có thể”. Như nhà văn M.Gorki từng nói khi bàn về truyền thuyết và thần thoại. (Xem: Anh hùng ca của Hômerơ Nguyễn Văn Khỏa – NXB ĐH & THCN – HN.1978 – trang 363).
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngữ Văn
2.2.2. Không gian thượng giới. Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
Do kinh động Long Cung & Âm Phủ, Tôn Ngộ Không đã bị cẩn tấu lên Ngọc Hoàng. Lần này, không gian của tồn tại nhân vật là một biến thiên đột ngột với khá nhiều tình tiết ly kỳ, góp phần làm sáng rỡ thêm hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Với không gian Long Cung – Âm Phủ đã là dưới lòng đất, lòng biển, bây giờ lại vút cao lên tận thiên đình, tức tận hai đầu của không gian chiều cao, nhân vật đều vận hành đi tới. Đây cũng là một nét “thay đổi các trục tọa độ” của hình tượng văn hóa trong thể loại tiểu thuyết như Bakhtin từng nói. Chính sự thay đổi các trục tọa độ trong không gian và thời gian trong thể loại tiểu thuyết nói riêng, các thể loại văn học khác nói chung là một nét khu biệt giữa sáng tác văn học với các nghệ thuật khác. Lessing có lý khi cho rằng các sự vật tồn tại kề nhau trong không gian chủ- yếu được miêu tả trong hội họa và điêu khắc[18/l 15-116]. Trong văn học, sự miêu tả các sự vật bất động không chiếm vị trí thứ nhất, mà những sự vật, hiện tượng vận động, sống động mới là đối tượng nhà văn quan tâm. Có thể nói, “vận dụng từ ngữ để chỉ ra các sự vật, nhà văn có khả năng chuyển dịch từ các bức tranh này sang bức tranh khác một cách nhanh chóng lạ thường, dễ dàng đưa người đọc vào những miền khác nhau”[18/115-116]. Sự chuyển dịch nhanh chóng về không gian, về các miền khác nhau này, các hồi đã nói qua của Tây Du Ký, chúng ta đều thấy. Nhưng từ đây, nó càng phong phú và kỳ thú hơn.
Vì các lời cẩn tấu, nên Tôn Ngộ Không phải lên Thiên Đình. Cùng đi với Thái Bạch Kim Tinh, nhưng Ngộ Không đã bỏ xa Kim Tinh trong không trung vời vợi, vì có phép cân đẩu vân kỳ diệu. Khi đã kịp đến cổng trời, Kim Tinh đã hết sức làm lành với Ngộ Không, Ngộ Không mới thuận tình lần lượt vào thiên đình.
Đấy là một không gian được bố trí ngăn nắp với nhiều điện đền ban bệ, tư cửa Nam Thiên đến Linh tiêu bảo điện, rồi đến Chánh điện, tác phẩm cho thấy đấy là không gian của ngọc ngà châu báu, sang trọng và thâm nghiêm. Tất cả nhân sự nơi đây đều cư xử, sinh hoạt có nề nếp đúng đạo, lễ bái tôn vinh… Ấy vậy mà, chỉ riêng Tôn Ngộ Không, ngay từ khi vừa bước thẳng vào trước ngự tọa, đã không lễ bái gì cả! Chỉ một biểu hiện này diễn ra chính ở nơi trang nghiêm đã làm cho thế giới thiên đình trở nên không đáng phải kính trọng. Tuy nhiên, nét biểu hiện của phong thái trên chưa thật rõ về tính cách nhân vật, so với chính ngôn ngữ nhân vật trong đối thoại. Sau đây là đoạn đối thoại gián cách giữa Ngộ Không với Ngọc Hoàng thượng đế. Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
“Thượng đế vẫn rũ rèm, hỏi ra:
Đứa nào là yếu tiên?
Ngộ Không chỉ cúi mình trả lời:
Lão Tôn đây!
(Các tiên chầu ở đấy đều sợ hãi thất sắc, nói: – Loài khỉ kia, sao không phục lạy yết kiến, lại dám ứng đối vô lễ “Lão Tôn đây”, tội đáng chết, đáng chết!).
Thượng đế truyền chỉ:
- Tôn Ngộ Không là yêu tiên ở hạ giới, mới được thành người, chưa biết lễ nghĩa, hãy tha tội cho.
- Các tiên giục:
- Tạ ơn đi!
Ngộ không chỉ trông lên, xướng lên một tiếng thật to:
-Vâng!” (TP.I.130)
Đoạn đối thoại này, xem ra, Ngọc Hoàng còn “bao dung” đối với Tôn Ngộ Không. Nhưng chính trong cách trả lời của Ngộ Không là không hề biết mảy may sự kính trọng Ngọc Hoàng. Đấy là một nét tính cách bất khuất, nên việc Ngọc Hoàng bảo tha tội cho Tôn Ngộ Không là bằng thừa. Cũng trong đoạn đối thoại trên, chúng ta thấy bọn tiên chầu “sợ hãi thất sắc” trước cách nói năng của Ngộ Không, cũng là biểu hiện tôn thêm cái “bất khả kính” của Ngộ Không đối với Ngọc Hoàng và thế giới thiên đình. Và như vậy, một lần nữa, không gian thượng giới có vua của các vị thần ở đây không là gì đối với Tôn Ngộ Không. Nếu hình tượng nhân vật trong văn học bao giờ cũng ký gởi một quan niệm về nhân sinh của nhà văn thì sự coi thường của Ngộ Không đối với Ngọc Hoàng cùng thế giới của y quả là điều có thể gợi thức cho bạn đọc liên tưởng về ý nghĩa xã hội có thể của nó. Theo hướng này, GS. Trần Xuân Đề có lý khi cho rằng: “Có thể xem thái độ ngạo mạn của Tôn Ngộ Không đối với Ngọc Hoàng Thượng Đế là thể hiện thái độ miệt thị của nhân dân lao động đối với chế độ đẳng cấp và bọn quyền quý, thể hiện nguyện vọng yêu cầu bình đẳng của nhân dân”[13/102]. Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
Lại nói tiếp về việc thuận nghe của Ngộ Không, vậy là Ngộ Không nhận chức “Bật mã ôn” tại Thiên đình, nhưng không bao lâu, sau khi biết thực chất hàm chứa và phận sự không ra gì của mình, Ngộ Không “không thèm làm nữa”, rồi “đạp đổ công án, lấy bảo bối trong túi ra múa tít, vừa đi, vừa đánh, ra khỏi ngự mã giám”… (TP.I.132) rồi trở về Hoa quả sơn. Đang ngự trị tại không gian của mình với tên “Tề Thiên Đại Thánh”, Tôn Ngộ Không phải đánh tan Cự Linh thần, rồi Thái tử Na Tra tài giỏi do cách thu phục của Ngọc Hoàng. Từ đây, đòi hỏi chức hàm Tề Thiên Đại Thánh của Ngộ Không đã được Ngọc Hoàng chìu ý. Đọc tác phẩm, ta thấy việc thuận ý của Ngọc Hoàng là đã y lời mưu kế của Thái Bạch Kim Tinh và chính Thái Bạch Kim Tinh thân chinh xuống Hạ giới gặp Ngộ Không. Lời lẽ của Kim Tinh lần này ôn tồn hòa hoãn. Nhưng đọc kỹ, ta thấy đấy chính là sự nhượng bộ tuần tự của Ngọc Hoàng. Đây là một thắng lợi của Ngộ Không. Đây cũng là thắng lợi của một tính cách bất khuất, một khát vọng muốn bình đẳng với các thế lực bề trên. Không lo ngại sự kinh động đột ngột và liên tục trên thế thắng của Ngộ Không, chắc chắn Ngọc Hoàng không nhượng bộ như thế. Ở đoạn cuối hồi bốn, tác phẩm còn cho thấy Ngọc Hoàng sai làm ngay tòa phủ Tề Thiên Đại Thánh ở bên phải vườn đào cho Ngộ Không ngự trị với đầy đủ tiên giúp việc và cả rượu, cả hoa. Dù về sau, Tôn Ngộ Không nhận ra cái “hữu danh vô thực” của chức Tề Thiên Đại Thánh, nhưng chính tòa phủ này là một không gian tự tại của Tôn Ngộ Không. Chỉ một thân một mình mà chống cả thượng giới, không thừa nhận vị chúa tể của các thần, rồi lại có được một không gian tự do tự tại chính nơi thiên đình… rõ ràng là một chiến thắng, một niềm vui của Ngộ Không. Điều này, người tường thuật câu chuyện cũng kể: “Ngộ Không ở lại thiên cung lấy làm vui thích, không nghĩ ngợi, nghi ngại gì, vì tiên danh đã được chứa vào sổ trường sinh, không bị đọa vào vòng sinh tử luân hồi nữa”. (TP.I.147)
Trở lại chuyện tự thức nhận cái “hữu danh vô thực” của Tôn Ngộ Không. Quả là ở Tòa phủ của mình, Tôn Ngộ Không không rõ quan hàm to nhỏ, cũng không biết so sánh bổng lộc thấp cao, chỉ có danh hiệu mà thôi. Vì chỉ biết ăn ngày ba bữa, đêm ngủ một giường, tự do tự tại, chẳng có việc gì” (TP.I.147), nên Tôn Ngộ Không mới tự mình ngao du xa gần, kết bạn muôn nơi, đi mây về gió. Cuộc sống như thế của Tôn Ngộ Không cũng không được bao lâu và khi Ngọc Hoàng nghe lời nghi kỵ xúc Xiểm của Hứa Tịnh Dương thì Ngộ Không lại chuyển sang công việc trông coi vườn đào. Lại một không gian tự do khác, rộng rãi hơn và cũng tự do hơn. Tại đây, bằng thần thông biến hóa của mình, Ngộ Không cũng có những tháng ngày tự tại. Khi biết Vương Mẫu sắp tổ chức “Đại hội Bàn đào”‘ tại Dao Trì, Ngộ Không đã đến ngay. Lừa Xích Cước, Tôn vào thẳng nơi Đại hội Bàn đào sắp thực hiện. Chưa kịp hỏi rằng tại sao mình không được mời dự tiệc, Ngộ Không đã chén sạch đào ngon, rượu quý, sau khi dùng phép cho tất cả chư vị đang có mặt ngủ say trong mệt mỏi. Vì hơi men, Ngộ Không lại ngẫu nhiên đến cung Thái Thượng Lão quân, nơi luyện đan trường sinh. Phải một dịp tốt, Ngộ Không chén luôn năm hồ lô thuốc kim đan, rồi tăng thân, trốn ra cửa tây, một mạch trở về núi Hoa quả.
Vậy là sau một trăm mười năm ở thiên đình, Tôn Ngộ Không mới trở về với không gian địa giới cùng yêu vương bảy mươi hai động của mình.
Hai đầu không gian thiên đình – mặt đất ấy, như đã thấy, Ngộ Không cũng chỉ đi – về bằng phép cân đẩu vân kỳ diệu của mình. Và, ngỡ là xa luôn cái không gian cao xa của chúa tể các vị thần đã không chút đáng trọng kia, nhưng rồi Ngộ Không đã trở lại. Đó là việc bay lên không gian thiên đình lấy rượu ngon quanh về núi Hoa quả chiêu đãi cùng yêu vương loài khỉ.
Tác phẩm kể rằng toàn bộ những hành trang chẳng hề vị nể một ai của Ngộ Không về sau đều bị cẩn tấu đến Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng tức giận, bèn sai mười vạn Thiên kéo xuống núi Hoa quả hỏi tội Ngộ Không. Đoạn cuối của hồi thứ Năm này, ta chứng kiến những trận kịch chiến lừng lẫy như chưa từng thấy giữa quân thiên đình và quân yêu vương loài khỉ động Hoa quả. Kỳ thực đó là cuộc chiến đấu không cân sức giữa thần tướng thiên đình và tài phép của Ngộ Không. Cuộc chiến đấu này còn có nghĩa là cuộc chiến đấu giữa thiên đình và mặt đất, tức cũng là cuộc chiến đấu giữa những lực lượng bề trên và lực lượng cuộc đời thường trong ý nghĩa xã hội của nó. Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
Chiến thắng của Tôn Ngộ Không và tồn tại của Đại Thánh cùng giống nòi của mình vẫn chưa yên, vì các lực lượng của Thiên đình cũng không đơn giản bó tay như vậy. Thế là cuộc chiến đấu đã tiếp tục xảy ra: Cuộc chiến đấu giữa Ngộ Không với Nhị Lang – cháu gọi Ngọc Hoàng bằng cậu. Có lẽ cũng chưa có cuộc chiến đấu nào dai dẳng như cuộc chiến đấu này. Tài sức của Ngộ Không và Nhị Lang chân quân khó phân thắng bại, dù đánh nhau liên tiếp với rất nhiều trận long trời lỡ đất. Nếu tất cả những cuộc chiến đấu trước đây của Ngộ Không hầu như không có sự can thiệp sâu của chính bàn tay các nhân vật bề trên của lực lượng đối lập, thì lần này, phía đối phương đã được nhiều bàn tay bề trên trợ giúp trực tiếp. Đó là Quan Âm bồ tát và Lão Quân, nhất là cái vòng kim cô của Lão Quân. Chính cái vòng kim cương nghiệt ngã này đã rơi vào đầu Ngộ Không, làm cho vị vua của loài khỉ và tự do phải chấp nhận lâm thời sự chiến bại. Sự chiến bại này, như đã thấy, vẫn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, với khát vọng tự do, bình đẳng và tính cách bất khuất đã từng được hun đúc, Tôn Ngộ Không vẫn không từ bỏ lý tưởng của mình. Tác phẩm cho ta biết rằng, khi phải trở lại thiên đình để chịu tội, Ngộ Không đã tự thoát ra lò bát quái của Lão Quân rồi tiếp tục đại náo thiên cung hết sức lẫy lừng.
Như là sự huy hoàng cuối cùng của một tính cách bất khuất, một khí phách ngang tàng, lần đại náo Thiên cung này, quả rằng Tôn Ngộ Không chẳng né tránh bất cứ một nhân vật to lớn uy quyền nào cả. Chính người có vòng kim cương ném vào đầu Ngộ Không và nung Ngộ Không trong lò Bát Quái là Lão Quân, cũng đã bị Ngộ Không đánh cho một đòn trí mạng. Người kể chuyện trong tác phẩm kể rằng Ngộ Không “không kể trên dưới, dùng gậy sắt đánh đông đánh tây, không một thần nào chống lại được. Đại thánh đánh luôn đến điện Thông Minh, điện Linh Tiên” (TP.I.185). Trước sự hùng hổ của gươm, dao, kích, giáo của bọn Lôi thần ở phủ Thiên lôi, “Đại thánh tức thì hóa ra ba đầu sáu tay, biến gậy như ý ra làm ba gậy, sáu tay bay múa giữa rừng vây vù vù quay tít như cái xa quay chỉ. Các lôi thần không dám đến gần” (TP.I.185). Trước sự tái xuất kinh động ghê gớm của Tề thiên đại thánh, Ngọc Hoàng thượng đế phải sai Du lịch linh quan và Dực thánh chân quân sang Tây phương cầu thỉnh Phật Tổ Như Lai. Cũng như chẳng hề sợ hãi đối với Ngọc Hoàng ở Thiên Đình, đoạn Ngộ Không đối thoại với Phật Tổ Như Lai, Ngộ Không cũng không hề chịu lép một bề. Nhưng rồi vì sơ hở, cuối cùng Ngộ Không đã phải đầu hàng với bàn tay của Như Lai, chấp nhận nằm dưới núi Ngũ Hành! “Từ đây, con người quái kiệt ấy đành chia tay với hành trình lên trời” vời vợi của mình! Tác phẩm cũng có một câu văn vần đẫm đầy tình cảm chia sẻ với người anh hùng hết vận: ‘Tấm thân biết đến bao giờ cất lên?”(TP.I.191).
Như vậy, để chiến thắng được Tôn Ngộ Không, thế giới thiên đình đã phải sử dụng khá nhiều lực lượng. Nói gộp lại là ba lực lượng chính: Trời – Phật – Tiên thánh. Ba lực lượng này có chung một không gian tồn tại, đó là cõi cao xa, mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Cõi này tuy mệnh danh là thâm nghiêm thiêng liêng… nhưng thực ra vẫn ấp đầy những sự hưởng lạc không khác gì với cõi phàm tục trần gian. Tác phẩm còn cho biết rằng, chính Tôn Ngộ Không đã biết rất rõ việc con gái Thượng đế nhớ phàm trần xuống hạ giới lấy chồng là Dương quân đẻ được một con trai… (TP.I.175)… và như vậy, người ở cõi thiên đình còn liên hệ tục lụy với người trần gian. Cho nên, nếu nói những con người ở cõi ấy là hoàn toàn thoát tục, chỉ một mực tu hành để phù hộ độ trì cho nhân gian, chuyên tâm công bằng, độ lượng với thế giới trần thế thì không đủ độ tin cậy được không phải ngẫu nhiên mà đoạn đối thoại với Phật Tổ Như Lai, Tôn Ngộ Không nói rất rõ quan niệm của mình về việc bất di dịch của một ngôi vua là điều hết sức phi lý như sau: “Thượng đế tuy tu từ thuở nhỏ, nhưng không nên chiếm chốn thiên đình. Người thường nói “Làm vua phải luân chuyển, sang năm đến nhà ta”. Bây giờ chỉ bảo cho y ra đi đem thiên cung nhường lại cho tôi, thì tôi thôi. Bằng không nhường, tôi sẽ quây rối mãi, không bao giờ thanh bình được” (TP.I.188). Thực ra, theo “truyền thống phong kiến”, “con vua thì phải làm vua”, phải kế tục kế ngôi vị cho nhau trong một gia đình hoặc cùng dòng giống, chứ không thể chuyển ngôi cho nòi dòng khác. Nhưng ở đây, Tôn Ngộ Không lại quan niệm như đã nói – chính là một đổi mới trong quan niệm đối với vấn đề. Điều này đĩ nhiên là không tưởng trong xã hội phong kiến nhưng chính nó đã mang được ý nghĩa xã hội, nếu hình tượng văn học bao giờ cũng hướng tới những vấn đề của nhân sinh. Theo hướng này, nhân vật Lão Quân cùng các hành trạng của y vẫn gợi ra những liên tưởng về nhân sinh ở cái thời Ngô Thừa Ân từng sống và chứng kiến. Cũng không chỉ nhân vật Lão quân, mà vấn đề còn rộng hơn, đó là các đạo giáo, đạo sĩ nói chung với khá nhiều mưu mô pháp thuật, về vấn đề này, các nhà nghiên cứu trong Bộ Biên Tập Nhà xuất bản nhân dân Văn học Bắc Kinh (Trung Quốc) có nói: “Các đạo sĩ được nói đến trong “Tây Du Ký” cơ hồ toàn là nhân vật phản phái cả. Những đạo sĩ ấy thường thường dùng những thủ đoạn như cầu mưa, dùng gái đẹp để làm quốc sư, quốc trượng; mê hoặc quốc vương; mưu toan cướp ngôi vua. Rồi thì triều đình bị đen tối, trăm họ gặp tai ương. “Tây Du Ký công kích đạo giáo và đạo sĩ cũng không phải là do sự “sùng tăng diệt đạo”, mà chính là muốn phê phán cái hiện thực xã hội thời Minh” (Tế Xuân dịch – Lời giới thiệu -TI (bộ 4 tập) trang 27). Cùng với việc phê phán đạo giáo, đạo sĩ, đúng như lời nhận xét vừa nêu, tác phẩm không phải là có thái độ “Sùng tăng”. Như các phần trên đã nói, Tôn Ngộ Không không hề biết nể trong Phật Tổ Như Lai là gì. Cho nên, có thể nói, sự khinh nhờn, bất kính đối với Phật trong Tây Du Ký chính là một thái độ của nhà văn đối với tôn giáo. Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
Như vậy, Ngọc Hoàng, Lão Quân, Phật Tổ Như Lai, hay nói rộng hơn là thế giới của Trời – Phật – Tiên – Thánh ở thiên đình đều đã bị Tôn Ngộ Không coi thường, phỉ báng. Sự coi thường, phỉ báng của Tôn Ngộ Không là đối mặt trực diện tại chính không gian tồn tại của các lực lượng này chứ không phải ở dưới mặt đất trần gian nói vọng lên. Điều này khẳng định thêm tính cách, khí phách cao cường của Tôn Ngộ Không. Mặt khác, nó cũng là một sự chọn lựa mang tính quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa tính cách với hoàn cảnh của nhân vật. Suy ngẫm, ta thấy toàn bộ tính cách ngang tàng, trịch thượng, đại bất kính của Ngộ Không rõ là rất phù hợp với tất cả các không gian lớn nhỏ trên thiên đình. Dĩ nhiên, không gian sẽ chẳng là gì nếu không có quan hệ với con người, ở đây, không gian thượng giới là cõi cao vời, vĩnh hằng, thâm nghiêm, thiêng liêng – thế giới của sự sống các lực lượng siêu phàm. Ấy vậy mà, tất cả đều đã bị Tôn Ngộ Không, nhân vật anh hùng của lý tưởng tự do và khát vọng bình đẳng trực tiếp nhiều lần đến đại náo! Hoàn toàn không thể nói việc đại náo thiên cung của Tôn Ngộ Không là câu chuyện ngẫu nhiên, ở một số nước phương Đông, nhất là Trung Quốc, Việt Nam, thì văn chương thời phong kiến trị vì xã hội , cái quan niệm “thi dĩ ngôn chí”, “Văn dĩ tải đạo” đã từng có vị trí đáng kể trong sáng tác và cảm thụ văn học. Giáo sư Lượng Duy Thứ cho rằng nội dung tư tưởng của Tây Du Ký- cũng không rõ ràng, dễ nhận thấy như tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am, vì nó được thể hiện quanh co, kín đáo dưới hình thức ảo tưởng. Nhưng cũng đúng như giáo sư khẳng định, rằng “Người đọc vẫn có thể chấp nhận các hình tượng và từ đó suy ra lý lẽ của tác giả”. Giáo sư viết tiếp trong sự so sánh Tây Du Ký với Thủy Hử: “Hai tác phẩm gần như cùng thời này đều mượn chuyện lịch sử để bày tỏ thái độ đối với đời sống xã hội. Thủy Hử lấy chuyện bạo động nông dân thời Tống làm đề tài, Tây Du Ký mượn chuyện nhà sư đời Đường đi tìm lý tưởng ở một xứ sở khác. Thoạt nhìn, có thể lầm tưởng tính phản kháng của Thủy Hử cao hơn. Nhưng thật ra, câu chuyện Thủy Hử chỉ đóng khung trong phạm một triều đại – nông dân đời Tống chống lại vua quan đời Tống. Còn Tây Du Ký đả kích, châm biếm, thậm chí lật nhào toàn bộ những thần tượng trong đời sống xã hội – từ Ngọc Hoàng, Diêm Vương, Long Vương đến Nho giáo, Lão giáo, Đạo giáo… Mặt đối lập của tác phẩm vô cùng rộng lớn, tư tưởng phản kháng của tác giả so với Thủy Hử có phần sâu sắc hơn” (Lời giới thiệu Tây Du Ký – TI (bộ l0 tập) -trang 14).
Đồng tình với quan niệm của Giáo sư Lương Duy Thứ, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng hình tượng nhân vật chính Tôn Ngộ Không là nơi chốn gởi gắm quan niệm và thái độ xã hội của nhà văn Ngô Thừa Ân. Sẽ có thể có một câu hỏi đặt ra: thế tại sao Ngô Thừa Ân không trực liếp nói thẳng (cũng bằng văn chương) với triều đình phong kiến thời Minh cùng tất cả nhân sự và thiết chế của nó? Không thể như thế được, vì hai lẽ sau đây. Thứ nhất, chính sách “Văn tự ngục” khét tiếng của giai cấp cầm quyền sẽ không để yên thân nhà văn. Thứ hai, đặc thù của sáng tạo nghệ thuật ngôn từ không cho phép hình tượng văn học can thiệp thô bạo mang tính xã hội học vào đời sống nhân sinh. Còn nếu cần xem xét tính cách phản kháng, nổi loạn của nhân vật sau khi chấp nhận thua bàn tay Phật Tổ có còn được tiếp tục hay không? – thì điều này vẫn cứ còn tiếp diễn về sau, tuy có thể khác về mức độ và tính cách. Và, ngay cả khi có sự khác nhau này thì tính cách nhân vật Tôn Ngộ Không vẫn có một hệ thống. Đó là sự nhất quán của một trường -hành động phản kháng với tất cả những ngang trái, bất công.
Những trang viết trên đây đã hướng về không gian thượng giới. Luận văn cũng xác định không gian thượng giới ấy là có cả Trời – Tiên – Phật, những lực lượng đầy quyền uy ngự trị.
Đối với đối tượng tiên, chẳng hạn ở hội Bàn Đào, hay là nhân vật Thái Thượng Lão Quân với thuật chiêu luyện kim đan trường sinh, chúng tôi cũng đã bàn đến. Để thêm đầy đặn khuôn diện không gian thượng giới và cũng là thấy thêm sự ảnh hưởng có tính chất xuyên suốt của Phật giáo trong Tây Du Ký, sau đây sẽ điểm một số nét về không gian của Bồ Tát, Phật Tổ. Có thể gọi không gian của Bồ Tát, Phật Tổ Như Lai là không gian Tây Thiên cực lạc. Trên đại thể, có thể thấy hai không gian lớn: không gian bộ phận của các bồ tát và không gian ở Tây Thiên cực lạc, nơi có Phật Tổ Như Lai ngự tri. Việc phân thành hai không gian này chỉ có ý nghĩa tương đối. Còn thực ra, đấy là một thế giới chung, một không gian tồn tại chung của Bồ tát, của các Đức Phật. hồi thứ 17, Tôn Ngộ Không đại náo núi Hắc Phong, bị yêu lấy mất áo cà sa, nên đi cầu viện Quan Âm và đã đến Nam Hải. Người tường thuật kể lại cái nhìn không gian Nam Hải của Tôn Ngộ Không: “Bể xa man mác, ngấn nước liền trời. Mây xanh trùm vũ trụ, khí sáng chiếu non sông. Nghìn tầng sáng tuyết thét trời xanh, muôn đợt khói lồng ồn ngày trắng. Nước bay bốn cõi như sấm vang, cuồn cuồn vòng quanh nghe dậy đất. Nói chi thế nước, ngó trời trung gian. Từng núi báu lờ mờ năm sắc, đỏ, vàng, đen, tía, lục và xanh. Mới biết Quan Âm vui thắng cảnh, thử xem Nam Hải lạc già sơn. Tốt đẹp sao! Núi non cao ngất, ngọn chấm từng mây. Trung gian đầy muôn thức hoa thơm, trăm nghìn cỏ đẹp. Gió lay cây báu nắng sen vàng. Điện Quan âm lợp ngói lưu ly, động trào ấm cánh cửa đồi mồi. Dưới bóng dương xanh sáo hát vang, trong khóm trúc tía công múa lộn. Oai nghiêm hộ pháp trên tảng đá hoa. Hùng tráng Mộc tra trước thềm mã thao” (TP.I.tr.311). Không gian ở đây được miêu tả có màu sắc tĩnh tại và tuy có nhắc đến việc Quan Âm vui thắng cảnh, nhưng không thây hình dáng sinh động của nhân vật, cho nên, không gian ở đây chỉ như không gian phong cảnh địa lý, không có ý nghĩa nghệ thuật. Tuy nhiên, đây cũng là một nét thi pháp miêu tả được lập đi lập lại nhiều lần trong tác phẩm. Tính đăng đối, ước lệ trong câu văn khá rõ.
Hồi thứ 26, Tôn Ngộ Không phải đi Đông Dương đại hải để tìm thuốc chữa bệnh cho cây thuốc của Đại tiên Trấn Nguyên Tiêu. Đến Đông Dương đại hải tức là tìm Quan âm. Tác giả chỉ viết : “Hành giả ở trên mây nhảy xuống, tiến thẳng đến trên ngọn Phổ Đà, thấy Quan Âm cùng các vị thiên thần, Mộc Xoa, Long nữ đương giảng kinh thuyết pháp” (TP.I.457).
Không gian Đông Dương đại hải ở đây không được tập trung miêu tả, nhưng ta lại biết được Tôn Ngộ Không đã đến những nơi bồng lai xa cao như thế một cách nhẹ nhàng bằng tài phép của mình.
Thầy trò Đường Tăng tiếp tục đi đến sông Thiên Hà thì Đường tăng bị nạn. Tôn Ngộ Không phải đi tìm Quan Âm giải cứu ở Nam Hải. “Hành giả vội lên mây sáng, rời khỏi cửa sông, thẳng tới Nam Hải. Độ nửa giờ đã nhìn thấy Lạc Già Sơn bèn hạ thấp từng mây, đi thẳng tới sườn núi Phổ Đà” vào bái kiến Quan âm. Ở hồi thứ 49 này, như lời dặn của Quan âm đối với các đồ đệ thì hôm nay sẽ có Tề Thiến đại thánh đến. Quan âm vào rừng trúc ngắm cảnh rồi sẽ trở lại tiếp đại thánh. Quan âm vốn đủ thần thông, nên khi ra tiếp Tề Thiên đại thánh thì đồng thời trong tay xách một cái làn đan bằng trúc tía cùng đi với đại thánh xuống sông Thiên Hà cứu Đường Tăng. Không gian ở đây bị phân cắt nhiều nhưng cũng như nhiều không gian cõi bồ tát khác, chúng ta luôn thấy sự hợp tác, giải cứu của Bồ tát đối với các tai nạn của Thầy trò Đường Tăng. Nếu đối với không gian thiên đình, Tôn Ngộ Không chẳng hề tôn trọng và luôn làm xáo trộn các trật tự cố định thì đối với không gian của Bồ Tát, hầu như Tôn Ngộ Không thường biểu hiện thái độ ghi nhận. Mỗi lần tiếp ứng với không gian Bồ tát đều là mỗi lần tìm sự giúp đỡ. Với mục đích này, nhìn chung, ta thấy đều được giải quyết một cách nhẹ nhàng, về điểm này, có lẽ tính thanh tịnh, và triết học Phật giáo là phải nên như thế chăng(?). Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
Đến hồi thứ 52, khi Tôn Ngộ Không bị con yêu ở động Kim Đâu thu gậy sắt, Tôn đã phải đi Tây Thiên cầu viện Như Lai. Như Lai cẩn thận nói “Vật ấy tuy ta có biết, nhưng không thể nói với nhà ngươi được, e nhà ngươi đi nói chuyện với người khác, nó sẽ không đánh nhau với nhà ngươi nữa, mà bỏ lên Linh sơn vòi vĩnh, lại thêm vạ cho ta. Ta sẽ dùng phép giúp nhà ngươi bắt y là đủ” (TP.II.tr.335). Rồi Như Lai sai mười tám pho La Hán dộng mười tám hạt “kim đơn sa” đi giúp Tôn, đồng thời mách kín một địa chỉ dự phòng để tiếp giải cứu ở Thái Thượng (ở điện Đẩu xuất ly hậu thiên). Không gian Tây Thiên nơi Như Lai đang ngự không được tác giả trình bày. Chúng ta cũng chỉ thấy sự hợp tác, giúp sức của các lực lượng quyền uy (Phật, Đạo) cho yêu cầu của Tôn Ngộ Không. Không gian Tây Thiên cực lạc cố nhiên sẽ được miêu thuật khá đầy đặn ở những hồi cuối của tác phẩm. Nhưng ở đây, nhân vật chính của Tác phẩm đã đến được Tây Thiên! Có lẽ, trừ Đường Tăng, còn lại các nhân vật khác trong đoàn thỉnh kinh, ít nhiều ai cũng có tài phép biến hóa. Chỉ riêng Đường Tăng, khi chưa đắc đạo thì không thể dùng pháp thuật gì cả. Tất cả đồ đệ của Đường Tăng phải có nhiệm vụ hộ tống, bảo vệ sư phụ này đi cho đến Tây Thiên. Thực chất vấn đề là Đường Tăng cùng đồ đệ phải luôn luôn bị thử thách nghiệt ngã và qua đó, phải hiện rõ sự thành tâm, công đức thì mới có thể thành chánh quả. Điều này có ý nghĩa phổ quát đối với các hình tượng nhân vật chí thiện, trung nghĩa trong văn học Phương Đông nói chung. Đọc tác phẩm, có khi ta trực giác nghĩ rằng, Phật Tổ Như Lai hoàn toàn có thể phóng hào quang tuệ nhãn ra để tìm biết được người đi thỉnh kinh ở nước Đại Đường, chứ cần chi phải sai Quan Âm cất công đi tìm ra Trần Huyền Trang(?). Nhưng như thế có phần trái với giáo lý Đạo phật. Một hiện tượng có tính dân gian mà Tây Du Ký đã tiếp thu: con gà đứng trên nong lúa, chân nó phải bươi thì miệng nó mới chịu cúi xuống mổ để ăn. Trong giáo lý Đạo Phật, mọi thành quả đều phải có công lao và nhân duyên, chứ không thể cậy tài sức mà thu ngắn quá trình được. Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
Đọc tác phẩm, chúng ta cũng thấy ở hồi thứ 77, khi sư phụ Đường Tăng bị nạn, Tôn Ngộ Không “lòng rầu rỉ, nghĩ sau nghĩ trước, lòng lại hỏi lòng nói: Đây đều là do Đức Phật Như Lai ngồi ở trên cõi cực lạc không có việc gì, mới làm ra bộ kinh Tam Tạng. Nếu có lòng khuyến thiện, thì cứ gởi sang Đông Thổ, lại chẳng để tiếng muôn đời sao? Chỉ vì không vời mà tống được đi, nên bắt chúng mình đến lấy, biết đâu là chúng mình phải vượt bể trèo non, đến đây bỏ mạng!” (TP.III,tr.224-225). Không kể những suy diễn không đúng của Tôn Ngộ Không trong lời lẽ trên, chúng ta thấy chính nhân vật trong tác phẩm của nhà văn cũng có ý muốn “đốt cháy giai đoạn” như thế. Nhưng như vừa nói, vấn đề ở đây là phải có công lao, có tâm thành chí nguyện thì mới đúng với quan niệm nhà Phật. Cho nên, việc Quan âm cất công đi tìm người thỉnh kinh cũng là cần có thêm công quả mới, chứ bấy giờ, Quan Âm chỉ mới đắc hạnh Bồ tát mà thôi. Xác định như thế, chúng ta cũng sẽ dễ hiểu vì sao trong nhiều tai nạn trên đường thỉnh kinh của Thầy trò Đường Tăng, khi chưa cầu tìm Quan Âm thì Quan Âm đã tự biết và tự do đi giải cứu. Chẳng hạn, ở hồi thứ 55, khi Tôn Ngộ Không đánh thua con yêu ở động Tì bà, quay về sườn núi thì gặp ngay Quan Âm hóa thân bà già đến mách tìm Mão Nhật Tinh quân ở cung Quang Minh để được giúp giải cứu.
Đến hồi thứ 57, 58, nhiều không gian của Ngọc Hoàng, Địa Tạng Vương, Quan Âm, Như Lai cũng được nhắc đến. Tất cả những không gian này cũng không được nhà văn tập trung miêu tả, mà chủ yếu là giới thiệu nó như một cái nền, trong đó, các lực lượng quyền năng này đều đồng tình giúp đỡ Tôn Ngộ Không hoàn thành sứ mệnh bảo hộ Đường Tăng sang Tây Thiên thỉnh kinh.
Hồi thứ 61, có một không gian thật thú vị. Đó là không gian trên tầng không, nơi diễn ra những trận kịch chiến ngoạn mục giữa Tôn Ngộ Không và Đại Lực (chồng của La Sát ở động Ba Tiêu). Không gian này tuy là nơi chốn thi tài của Tôn Ngộ Không và Đại Lực, nhưng tác phẩm cho ta biết rằng, về sau, Phật Tổ Như Lai đã có lệnh sai các lực lượng trợ giúp Tôn Ngộ Không từ bốn phía, nên là một không gian thấm nghĩa ý từ sức mạnh của Phật Tổ. Tác phẩm kể rằng, khi Đại lực hóa thiên nga thì Tôn hóa chim Đông Thanh Hải, khi Đại lực hóa chim cắt vàng thì Tôn hóa con phượng đen, khi Đại lực hóa con hạc trắng bay về Nam thì Tôn hóa con phượng đỏ, khi Đại lực hóa con nai ngơ ngác ăn cỏ thì Tôn hóa con hổ đói, khi Đại lực hóa con beo lớn có vằn thì Tôn hóa Sư tử mắt vàng, khi Đại lực hóa con gấu người thì Tôn hóa con voi to và cuối cùng, Đại lực hiện rõ nguyên hình con trâu trắng to dài hơn một ngàn trượng thì Tôn hiện nguyên hình, biến thành cao muôn trượng, đầu như Thái Sơn, mắt như mặt trời, mặt trăng. Từ đây, hai bên đánh nhau một cách long trời lở đất và cuối cùng, Đại lực thua chạy về động Ba Tiêu. Trong khi đó, quân của Tôn Ngộ Không đổ đến vây chặt núi Thúy Vân. La sát bảo Đại lực hãy đưa quạt Ba tiêu cho Tôn để được yên, nhưng Đại lực vẫn kiên quyết ra đánh tiếp với Tôn. Đây là trận quyết định. Cuối cùng, Đại lực thua, chạy về bên Bắc gặp phải Bát Pháp Kim Cương ngăn lại để bắt; chạy về phía Nam gặp Thắng Chí Kim Cương đón bắt; chạy về bên Đông gặp Đại Lực Kim Cương chận giữ đòi bắt; chạy sang bên Tây gặp Vĩnh Trụ Kim Cương cũng ngăn lại đòi bắt… Tình thế như vậy làm Đại lực hoảng sợ, mất phương hướng. Đại lực bèn nhảy lên mây thì lại gặp Thác tháp Lý thiên vương và Natra thái tử cũng đang đợi bắt. Thấy tất cả các lực lượng đều vâng chỉ Phật Tổ Như Lai đến bắt mình, Đại Lực bèn hóa con trâu trắng to, dùng sừng sắt hức vào Lý Thiên Vương, nhưng cuối cùng Natra đã chém đứt đầu Đại Lực, sự chiến thắng ở đây quả có nhờ các lực lượng bề trên và không gian ở đây cũng là không gian có tính bố trí của Phật Tổ Như Lai. ‘Dù vậy, sự năng động của Tôn Ngộ Không để giải trừ tai nạn là không thể không được khẳng định. Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
Đến hồi thứ 75, 76, 77, thầy trò Đường Tăng gặp đại nạn do ba con ma già lão luyện gây nên. Khi đã kiệt trí cùng sức, Tôn Ngộ Không đã phải đi viện cầu Như Lai Phật Tổ. Lộn người lên mây trong chớp nhoáng Tôn Ngộ Không đã đến Thiên Trúc, núi Linh Sơn, đi đến dưới ngọn núi Thứu Phong ngẩng đầu lên chờ bái kiến phật Tổ. Bấy giờ, Phật Tổ đang tĩnh tọa giảng kinh trên đài sen cửu phẩm cho mười tám pho A La Hán. Kể qua một lượt tai nạn do ba con ma gây ra cho Phật Tổ nghe và Phật Tổ nói “bọn yêu tinh ấy ta có biết”. Giữa không gian trang nghiêm, giữa quan hệ đang cần khẩn cầu sự giúp đỡ cho mình như thế, mà thình lình Tổn Ngộ Không nói: “Bạch Như Lai, tôi nghe thấy người ta nói yêu tinh có họ thân thích với ngài”! Như Lai giải thích thêm về nguồn gốc bọn yêu tinh này thì Tôn Ngộ Không lại nói tiếp: “Bạch Như Lai, nếu đem so sánh ra, người vẫn là cháu ngoại của yêu tinh”. Đối đáp như Tôn Ngộ Không quả là chẳng kiêng nể gì vị giáo chủ của không gian Thiên Trúc. Nhưng rồi Như Lai bỏ qua, tiếp sai Ca Diếp, Văn Thù, Phổ Hiền… rồi tất cả cùng đi đến nước Sư Đà để bắt bọn yêu ma, giải cứu cho Thầy trò Đường Tăng.
Có thể nói, suốt một năm hồi của tác phẩm thì từ hồi thứ 98, đất Phật, không gian Phật đích thực mới dần dần được hiện ra. Nếu những không gian của các Bồ tát, các Chư Phật đã từng xuất hiện như có phần chia cất, không được tập trung miêu tả, ít có tính thuần nhất, thì đến đây, chúng ta sẽ gặp được khổng gian Thiên Trúc cực lạc thực sự. Cũng đến không gian này, không hề có hiện tượng yêu ma giả Bồ Tát, giả Phật như đã từng có ở các hồi 22, 57, 91… đã làm Đường Tăng khốn lụy muôn phần. Mở đầu cho việc đến được cõi Phật, thầy trò Đường Tăng phải qua bến Lăng Vân bằng một chiếc thuyền không đáy. Vì còn ở bên này cõi đời xác thân phàm tục, nên Đường Tăng còn phải một lần té sông mới “Xương cốt phàm thai đã thoát thân”. Khi đã ngộ đạo, cảm nhận được hết trí tuệ rộng lớn của Phật Tổ, Thầy trò lần lượt gặp nhiều không gian cực lạc tuyệt vời mà suốt mười mấy năm qua chưa hề biết đến. Đây là không gian chùa Lôi Âm: “Đỉnh sát tầng Tiêu Hán, chân tiếp mạch Tu Di. Núi khéo.xếp vòng la liệt, đá lạ bài trí lô nhô, cỏ ngọc hoa vàng treo sườn núi, huệ thơm lan tía rợp đường đi. Vượn tiên hái quả báu, thẳng lối vào rừng đào, rang rạc tựa lửa bốc thiếu vàng; hạc trắng đỗ cây tùng, vắt vẻo đầu cành, cuồn cuộn như khói vòng nâng ngọc.
Từng đôi phượng múa, hướng dương vang hót khúc lành nhiều. Từng cặp loan xanh, đón gió xòe tung đời ít có. Lại kìa, mái ngói xếp uyên ương vàng rực rỡ, tường nọ gạch hoa mã não sáng long lanh. Đông một hàng, Tây một hàng, hết thảy đều là vầng cung châu khuyết. Nam một dãy, Bắc một dãy, nhìn không chán những gác báu lầu vàng. Điện thiên vương bên trên tỏa hào quang; nhà Hộ pháp đằng sau phun lửa đỏ, tháp phủ đề nổi rõ, hoa sen vàng ngát lừng. Chính là nơi: “đất cao kỳ, ngỡ trời riêng biệt; mây lơ lững, thấy ngày dài ghê. Bụi hồng không bơn, mọi duyên cắt hết. Muôn kiếp vô cùng nơi đại pháp môn” (TP.III tr.553). Rồi thầy trò được tiếp tục lên không gian núi Linh Sơn và cuối cùng đã ra mắt được với Phật Tổ Như Lai. Những trang văn tự sự ở đoạn này phong phú, đầy đặn, chất chồng đạo vị phật giáo. Từ điện Đại Hùng, đến vô số các vị A la Hán, Kim Cương, Yết Đế, Già Lam… cho đến lời châu ngọc của Phật Tổ Như Lai dạy bảo Đường Tăng… đều góp phần tạo ra một cảm giác hết sức cực lạc của không gian Tây Trúc. Ở hồi này, khi thầy trò Đường Tăng được nhận kinh, A Nan và Ca Diếp có đòi lễ vật. Trước tình huống này, Tôn Ngộ Không, “tức không nhịn được, kêu lên: Sư phụ ạ, chúng mình đi bạch Như Lai, bắt họ tự phải mang kinh đến cho lão Tôn”. Thấy thế, A Nan làm lành và cho nhận kinh, nhưng toàn kinh không có chữ. Việc này Nhiên Đăng cổ Phật ngồi trên gác nghe thấy. Liền đó, Nhiên Đăng cổ Phật sai vị Bạch Hùng Tôn giả đuổi theo đoàn thỉnh kinh lấy lại kinh không chữ và bảo cả đoàn trở lại để lấy kinh có chữ, Sự việc diễn ra đúng như thế. Quay trở lại, Tôn Ngộ Không nói với Như Lai: “Bạch Như Lai’, thầy trò chúng tôi chịu đựng trăm ma nghìn quái, từ bên Đông thổ đến được chốn này, ơn Như Lai truyền trao kinh cho, bị A Nan, Ca Diếp hạch tiền không được, thông đồng nhau làm bậy, cố ý đưa những bản kinh giấy trắng không có chữ cho chúng tôi mang về. Chúng tôi đưa những của nợ ấy về làm gì? Mong Như Lai xét cho!”. Như Lai trả lời bằng việc kể lại lần các tỳ kheo đi đọc kinh cho nhà trưởng giả họ Triệu ở nước Xá Vệ cũng đã có lấy tiền mà vẫn là còn ít! Như thế, ở không gian Tây Thiên, nơi cực lạc Phật đạo vào bậc nhất mà vẫn có chuyện “ra lễ vật”. Tôn Ngộ Không thì nói là “hạch tiền”. Có thể ta không bàn thêm về việc này, nhưng cũng ở đoạn này, tác phẩm cộ. đoạn viết về Đường Tăng biếu dâng bát lộ (của Vua Đường cho để xin ăn dọc đường) thì ANan vẫn lấy: “Vị Anan đỡ lấy, chỉ chúm chím cười nụ. Mấy người lực sĩ coi lầu ngọc, mấy người đầu bếp ở bếp -Hương Tích, thấy Tôn Giả như vậy, người vuốt mặt, kẻ đập lưng, nào xói tay, nào bĩu mồm cười rộ nói: Rõ bêu! Rõ bêu! Lại đi hạch lạc, đòi ăn lễ cả người lấy kinh”. Nội dung đoạn văn nay rồ ràng có giá tri sự tố cáo rất cao. Phải chăng đó cũng là chi tiết lố bịch của không gian trong sạch, thiêng liêng?!). Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
Từ những dòng trên đây về không gian Tây Thiên cực lạc, chúng ta thấy rằng, ở các không gian bộ phận của các Bồ tát, A la hán, tác giả ít tập trung miêu tả toàn vẹn. Phần lớn đấy là những không gian cho những đối thoại, cầu tìm sự giúp đỡ của Bồ tát, chư Phật cho các tai nạn của thầy trò Đường tăng. ở những không gian cụ thể của loại này, tuy Tôn Ngộ Không có khi nói những lời bất kính đối với Bồ tát và cả Như Lai Phật Tổ, nhưng cơ bản là nhân vật vẫn ghi nhận, thuận thành chấp nhận làm theo. Còn đối với không gian Tây Thiên cực lạc đích thực thì nhà văn có tập trung miêu thuật một cách đầy đặn. Dụng công này cũng đem lại được sự tương xứng hòa điệu của các Chư phật với không gian tồn tại của chính các Phật. Tuy nhiên, nếu từ sau khi bỏ đạo tu tiên, một lòng theo Phật, bảo vệ Đường Tăng đi Tây Thiên, Tề Thiên cơ bản vẫn giữ được tính cách, lý tưởng của mình thì khi đến tại xứ Phật, sự ngay thẳng, tính cương trực, không cuối đầu trước những việc sai trái… vẫn tiếp tục thể hiện, mà việc bạch Phật Tổ Như Lai về trò hạch tiền của Anan, Ca Diếp là ví dụ điển hình. Việc đấu tranh của Tôn Ngộ Không có thể không đạt nguyện vọng, nhưng nó là sự biểu hiện của một tính cách không ngừng chống chọi lại với hoàn cảnh. Do vậy, hình tượng của nhân vân trung tâm này ở tất cả các không gian đã kinh qua đều luôn sáng đanh và gợi thức ở người đọc một cảm tưởng khoái trá lạ thường. Đến đây, phần không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký, phần trung tâm của Luận văn, chúng tôi đã phân tích qua. Trong phần trung tâm này, như chúng tôi đã tạm chia ra các không gian bộ phận, vẫn là điều có ý nghĩa tương đối. Nhìn chung, như đã trình bày, không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký có hai không gian lớn là không gian Trần thế và không gian Thần kỳ. Qua nội dung cụ thể của các không gian nói trên, có thể đi đến một số nhận xét như sau. Đối với không gian Trần thế, có hai không gian là không gian Núi Hoa Quả Đá Tiên và không gian mặt đất. Với không gian núi Hoa Quả – Đá Tiên, luận điểm cơ bản, đó là nơi xuất phát, có tính chất cội nguồn của hình tượng nhân vật chính. Với tất cả sự bí ẩn, tính hợp nhất của thiên địa trong quá trình ra đời của nhân vật chính như đã xác định, rõ ràng là điều kiện để cắt nghĩa một cuộc đời đầy, biến hóa của nhân vật. Tuy thuộc về không gian trần thế, nhưng không gian này so với không gian mặt đất với những con đường, hang động, bến bãi… thì nó vẫn kỳ thú và lạ lẫm hơn. Còn không gian mặt đất, như trong trình tự tác phẩm, nó là sự mở dần ra trên hành trình nhân vật thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Không gian này phát triển theo chiều dọc và có vô số những không gian lớn nhỏ khác nhau. Khi dừng lại ở các không gian này, tác giả có miêu thuật, nhưng cái chính vẫn là miêu tả nó với tư cách như một môi trường, hoàn cảnh để các nhân vật hoạt động, thể hiện. Các nhân vật trong đoàn thỉnh kinh, tùy vào đặc trưng tính cách và tài năng riêng mà bộc lộ ỏ các không gian ấy. Đối với riêng nhân vật Tôn Ngộ Không thì ở loại không gian này có thể nói đúng như Giáo sư Lương Duy Thứ là “Tây Thiên thỉnh kinh là lịch sử xây dựng sự nghiệp của Y” [57/19]. Do xem quá trình đi Tây Thiên như là một quá trình xây dựng sự nghiệp của Tôn Ngộ Không, nên có thê nói có vô vàn kỳ tích chiên đâu và chiên thắng của nhân vật. Lịch sử xây dựng sự nghiệp này cùng với các “truyện ký anh hùng” trong đại náo Thiên Cung, Long Cung là những phần cơ bản quyết định diện mạo tinh thần của người anh hùng quái kiệt này. Hai phần cơ bản này của nhân vật cũng có liên hệ đúng như GS. Trần Xuân đề viết: “Tính cách của nhân vật Tôn Ngộ Không trên đường đi lấy kinh đã kế thừa tính cách của người anh hùng trong chuyện “Đại náo thiên cung””. Còn không gian Long Cung – Âm Ty chính là nơi Tôn Ngộ Không đã chiếm lĩnh binh khí và thể hiện khát vọng trường sinh. Các lực lượng đang ngự tri ở không gian này cũng không đơn giản. đối với việc thực hiện. Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
Những ý định của Tôn Ngộ Không ta đã thấy qua các trận chiến kịch liệt giữa Tôn Ngộ Không với các thế lực ấy. Nhưng nếu so với các lực lượng ở Thiên Cung thì sức mạnh (lực) của các lực lượng ở Long Cung – Âm Ty không sánh kịp. Do lực lượng không sánh được nhau, nên không gian Thiên Cung cũng đã được nhà văn miêu tả đầy đặn, chi tiết hơn. Ở không gian Thiên Cung cũng không phải nhà văn chỉ một lần kể việc. Có thể thấy rằng với một trăm mười năm ở Thiên Đình, Tôn Ngộ Không đã nhiều đại náo, đại náo với tất cả. Chính không gian này, hình tượng Tôn Ngộ Không cực kỳ rực rỡ. So với tất cả những không gian khác trong tác phẩm, luận văn chúng tôi vẫn xem đây là không gian quan trọng và có ý nghĩa bậc nhất của hình tượng nhân vật. Qua những trang phân tích về không gian này ở trên, không thể không thấy được một nhân vật phản nghịch vô cùng triệt để. Điều thú vị từ sự cảm nhận văn học của chúng ta ở không gian này chính là sự tương ứng, hòa điệu giữa con người với hoàn cảnh, giữa tính cách nhân vật với không gian nghệ thuật.
Không gian thiên đình vẫn thuộc về không gian thượng giới nói chung. Trong không gian thượng giới nói chung này, chúng tôi cũng điểm qua không gian Tây Thiên cực lạc với hai bộ phận là không gian rời của các bồ tát, chư phật và không gian tại Tây Trúc khi đoàn thỉnh kinh đến đất Phật. So với các không gian nói trên, thì không gian này có phần nhạt hơn trong sự miêu tả của nhà văn. Tuy không gian này tính nghệ thuật không được cao, nhưng với tư cách là không gian địa lý, không gian nền cho các nội dung hoạt động của nhân vật thì vẫn ghi nhận được. Ở phần không gian Thiên đình, khi giới thuyết vấn đề, chúng tôi cũng đã nhắc đến ý kiến của giáo sư G.N.Pospelov về loại không gian này, tức là sự chuyển dịch các bức tranh có thể đưa người đọc vào những miền khác nhau. Không gian Tây Thiên, như đã nói, có thể có ý nghĩa như vậy.
Quan niệm của thi pháp học khi nói về không gian nghệ thuật đều xác nhận rằng không gian trong văn học – không gian nghệ thuật luôn mang dấu ấn của từng dân tộc, tức là tính dân tộc của không gian nghệ thuật, về vấn đề này do không phải là vấn đề trọng tâm của Luận văn, nên chúng tôi không bàn sâu. Dù vậy, có thể có một số nhận xét khái quát như sau.
Có thể thấy những vấn đề như tâm lý, địa bàn cư trú, lịch sử, không gian cuộc đời, ngôn ngữ, tôn giáo, triết học… của một dân tộc thường để lại những dấu ấn trong văn chương. Nếu không có một nhà văn nào không là con đẻ của một dân tộc nhất định thì khi anh ta viết văn – những đề tài về nhân vật và đất nước mình – nhất định bản sắc dân tộc, những dấu hiệu về tính dân tộc sẽ được hiện ra. Điều này hoàn toàn đúng. Viết Tây Du Ký„ Ngô Thừa Ân cũng không tránh khỏi tính đặc thù này. Vấn đề càng dễ hiểu hơn, khi ta biết nhà văn đã sống một cuộc đời tám mươi năm, chứng kiến không biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử dân tộc với khá nhiều đặc điểm trên các lĩnh vực lớn và lại hoàn thành tác phẩm vào cuối đời. Tất cả những hình ảnh thiên nhiên như núi cao, sông rộng, những biến thiên chính trị của các triều đại phong kiến, những hoạt động của bọn Đạo sĩ, kỷ cương của nho giáo, các thời kỳ hưng thịnh, biến thái của Phật giáo… đều để lại dấu ấn rất rõ trong Tây Du Ký. Đấy chính là những biểu hiện của tính dân tộc của tác phẩm. Ở một độ sâu sát hơn với hình tượng nhân vật trong tác phẩm thì có thể nói, Tôn Ngộ Không đã phản ánh tinh thần phản kháng vĩ đại của nhân dân” Trung Quốc đối với triều đình nhà Minh thối nát, mục ruỗng. Tôn Ngộ Không đã “thể hiện những nguyện vọng sâu kín của nhân dân lao động Trung Quốc bao đời nay chịu áp bức, bóc lột”[54/20,21]. Luận văn: Tổng quan về không gian thần kỳ
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Mối QH giữa nhân vật và không gian nghệ thuật