Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về công chứng đất tại quận Đống Đa HN hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đánh giá thực trạng công tác công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và quản lý đất đai trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Đống Đa.
Vị trí địa lí:
- Phía Bắc giáp quận Ba Đình
- Phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn)
- Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải Phóng)
- Phía Nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng)
- Phía Tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch)
Quận có địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều ao hồ, kênh mương xen kẽ, trong đó có một số ao hồ lớn như hồ Xã Đàn, hồ Ba Mẫu, hồ Láng Thượng, hồ Văn Chương, …
Thời tiết khí hậu trong địa bàn quận Đống Đa, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Mùa đông lạnh khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
- Mùa hè nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 9
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 170-199 mm/năm, chủ yếu tập trung sau tháng 7,8,9.
- Độ ẩm không khí bình quân năm là 84%, độ ẩm cao nhất vào tháng 3, bình quân 98%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 11,12 (61%)
- Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt: gió đông nam thịnh hành vào mùa mưa, gió mùa đông bắc thịnh hành vào mùa khô.
Di tích:
Trên địa bàn quận có gò Đống Đa, nơi được coi là mộ tập thể của các binh sĩ nhà Thanh Trung Quốc. Quận đặt tên theo chiến thắng trận Đống Đa của nghĩa quân Tây Sơn mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789)
Ngoài ra, trên địa bàn quận Đống Đa còn có một số di tích văn hóa lịch sử khác như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, di tích đàn Xã Tắc, di tích vòng thàng Đại La, Chùa Bộc và tượng đài vua Quang Trung, chùa Láng, đền Bích Câu, ga Hà Nội
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội:
Quận Đống Đa có diện tích tự nhiên 997,64 ha (chiếm 1,08% diện tích tự nhiên toàn thành phố Hà Nội), gồm 21 phường là Cát Linh, Văn Miếu, Hàng Bột, Quốc Tử Giám, Văn Chương, Thổ Quan, Khâm Thiên, Trung Phụng, Trung Liệt, Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Khương Thượng, Phương Mai, Phương Liên, Kim Liên, Trung Tự, Nam Đồng, Quang Trung, Ô Chợ Dừa, Láng Hạ, Láng Thượng. Dân số hơn 3000 dân, hơn 400 cơ quan tổ chức hoạt động trên địa bàn quận.
Quận Đống Đa là một trong những 4 quận nội thành cũ của Hà Nội, đang trong quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh, dân số tập trung đông, mật độ dân cư cao nhất thành phố, thành phần dân cư đa dạng và phức tạp từ CBCNV nhà nước, quân nhân trong quân đội, dân lao động phổ thông và rất đông bà con làm nghề buôn bán nhỏ.
Trong những năm qua quận Đống Đa luôn giữ vững được tốc độ tăng trưởng khá. Hoạt động buôn bán trên địa bàn quận diễn ra cũngh ết sức mạnh mẽ tấp nập.
Với lợi thế nằm ở trung tâm thành phố, trên địa bàn quận Đống Đa lại có các trục giao thông chính của Hà Nội chạy qua hoặc tiếp giáp như: Giảng Võ, Nguyễn Thái Học, đường Giải Phóng, Lê Duẩn, Tây Sơn, Tôn Đức Thắng, Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Nguyễn Chí Thanh, … Mật độ đường xá khá dày dặc, đặc biệt gần đây được nâng cấp tu sửa khang trang. Điều đó là một thuận lợi lớn cho việc giao lưu buôn bán phát triển kinh tế xã hội cũng như giao thông đi lại của nhân dân trong quận.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học
2.1.2 Công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận Đống Đa. Luận văn: Khái quát về công chứng đất tại quận Đống Đa HN
2.1.2.1. Sử dụng đất đai.
Quận Đống Đa hiện nay là một trong 7 quận nội thành của thành phố Hà Nội với diện tích đất tự nhiên là 997,64 ha bao gồm 21 phường. Cơ cấu diện tích tự nhiên các phường như sau
Bảng 2.1. Bảng cơ cấu sử dụng đất quận Đống Đa
Sự phân bố diện tích tự nhiên giữa các phường nhìn chung là đồng đều, tuy nhiên có sự chênh lệch khá lớn giữa phường có diện tích rộng nhất là Láng Thượng chiếm 12,86% diện tích tự nhiên toàn quận, phường Ô Chợ Dừa chiếm 11,4% với phường có diện tích nhỏ nhất là Quốc Tử Giám chỉ chiếm 1,82%, phường Khâm Thiên chiếm 1,93% diện tích tự nhiên toàn quận. Các phường còn lại diện tích nhiên khá đều nhau.
2.1.2.2. Quản lý đất đai. Luận văn: Khái quát về công chứng đất tại quận Đống Đa HN
Trong những năm qua bộ máy Địa chính quận Đống Đa đã thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai trên địa bàn quận, cụ thể là:
- Quận đã thực hiện kiểm kê đất đai hàng năm và tổ chức tổng kiểm kê đất đai 5 năm một lần theo đúng kế hoạch của cấp trên,đảm bảo việc kiểm kê đất đai đúng tiến độ, chất lượng hồ sơ, số liệu và số lượng.
- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc sử dụng đất, nhằm phát hiện những sai trái kịp thời trong quá trình sử dụng đất trên địa bàn.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên môn, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
Tuy nhiên, công tác quản lý sử dụng đất đai còn nhiều tồn tại như:
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai chưa toàn diện, một số nội dung chưa được quan tâm đúng mức, công tác cập nhật, chỉnh lí biến động đất đai chưa kịp thời, phương tiện lưu trữ hồ sơ chưa được đầu tư thích đáng.
- Cán bộ Địa chính còn thiếu kinh nghiệm công tác và thiếu chủ động trong công việc nên chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nhiệm vụ.
Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Trong những năm qua, quận Đống Đa đã chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai theo đúng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua: tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Địa chính, giúp cơ sở triển khai thực hiện tốt các văn bản pháp luật; tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai cho các tầng lớp nhân dân, giúp người dân hiểu và thực hiện đúng luật, các văn bản dưới luật một cách nghiêm túc.
Bên cạnh đó, quận Đống Đa cũng thực hiện tốt các văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các cấp:
- Thi hành Luật đất đai.
- Hàng năm UBND thành phố Hà Nội đều ban hành các khung giá đất vào ngày 1/1 hàng năm, quy định cụ thể giá đất cho từng loại đất.
Thực hiện Quyết định số 117/QĐ-UBND ngày 1/12/2009 về việc ban hành quy định cấp GCN QSDĐ, QSHNO và Tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thực hiện Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 24/4/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và Tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
Tuy nhiên, Luật đất đai 2003 và các văn bản chỉ thị thi hành chính sách đất đai vẫn còn một số tồn tại gây ra những vướng mắc, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Do đó, ý thức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của người dân chưa nghiêm, đặc biệt là vấn đề chuyển nhượng, chuyển đổi, và thừa kế đất đai diễn ra một cách tự phát. Luận văn: Khái quát về công chứng đất tại quận Đống Đa HN
Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ.
Đăng ký đất đai không chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước quản lý đất đai mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của từng chủ sử dụng đất. Trong những năm gần đây,với tốc độ gia tăng dân số nhanh, nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,đô thị hóa làm nảy sinh nhiều vấn đề trong quản lý đất đai. Do đó, cần đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN QSDĐ.
Công tác cấp GCN QSDĐ
GCN QSDĐ là chứng thư pháp lý, xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất. Vì vậy, công tác đăng ký cấp GCN QSDĐ là một công cụ cần thiết giúp Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn tài nguyên đất, đồng thời bảo vệ lợi ích của người sử dụng đất.
Tính từ năm 2003 đến nay, quận Đống Đa đã tiến hành cấp GCN QSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức:
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp kết quả cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trên địa bàn quận Đống Đa
Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính:
Thực hiện Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 hướng dẫn về việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính và Thông tư 9/2007/TT-BTNMT về việc hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính đặc biệt là cần phải chuyển hệ thống hồ sơ cũ theo mẫu hồ sơ mới nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý về đất đai của địa phương, tính đến nay, quận Đống Đa đã hoàn thành việc lập và sử dụng bản đồ địa chính.
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp hồ sơ địa chính 21 phường trên địa bàn quận Đống Đa
Công tác quản lý chuyển quyền sử dụng đất ở .
- Quy trình đăng ký chuyển quyền sử dụng đất
- Làm công văn
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình đăng ký chuyển quyền sử dụng đất
Bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng (hộ gia đình, cá nhân) làm hợp đồng công chứng về việc chuyển quyền sử dụng đất, sau đó nộp hồ sơ tại Phòng một cửa của UBND quận Đống Đa. Phòng một cửa sẽ làm phiếu chuyển, chuyển Phòng TN&MT quận Đống Đa (cơ quan chuyên môn) kiểm tra hồ sơ, gửi chi cục thuế quận Đống Đa thẩm tra và xác định nghĩa vụ tài chính đối với người chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng. Sau đó hồ sơ sẽ được trả về Phòng một cửa để trả cho người dân. Người nhận hồ sơ nhận Thông báo nộp thuế đến Kho bạc nhà nước quận Đống Đa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, sau đó quay lại UBND quận Đống Đa để làm thủ tục sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trên lĩnh vực đất đai theo cơ chế “một cửa” tại quận vẫn còn những hạn chế, thiếu sót: sử dụ mẫu chưa phù hợp, thu thừa một số loại giấy tờ không cần thiết, xác định thời gian hẹn trả hồ sơ chưa đúng hẹn.
Ngoài ra, công tác đăng ký đất đai nhìn chung còn mang nặng tính thủ công và chưa thiết lập thành hệ thống để qua đó có thể kiểm soát được sự chuyển dịch về quyền sử dụng đất.
Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố các các vi phạm trong quản lý dụng đất đai là một biện pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sử dụng đất, đem lại công bằng xã hội, giữ vững an ninh chính trị, góp phần tăng cường đoàn kết trong nhân dân.
Trong những năm qua, việc tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật đất đai là một trong những những vấn đề gây bức xúc ở quận Đống Đa. Việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn quận diễn ra ngày càng phức tạp với số lượng ngày càng tăng. Phòng Tài nguyên Môi trường quận Đống Đa tiếp nhận và giải quyết đơn thư đến từ các nguồn: UBND quận Đống Đa,Văn phòng HĐND Quận Đống Đa, Văn phòng quận ủy quận Đống Đa, Thanh tra quận Đống Đa và qua đường bưu điện. Phần lớn các nội dung trong đơn thư liên quan đến quản lý sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ.
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp số vụ khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Các vụ việc liên quan đến Các vụ việc liên quđất đai rất phức tạp, thường kéo dài, không đáp ứng được theo thời gian giải quyết theo quy định, hầu hết các đương sự khi khiếu nại, tố cáo về nhà đất đều không cung cấp được đầy đủ hồ sơ, tài liệu để chứng minh nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Qua số liệu trên có thể thấy rằng có thể thấy rằng, nhìn chung công tác giải quyết đơn thư của quận được giải quyết kịp thời, dứt điểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đường lối giải quyết các vụ tranh chấp còn khác nhau, chưa đảm bảo đúng nguyên tắc áp dụng thống nhát pháp luật, nhiều vụ phải xử đi, xử lại nhiều lần, nên chưa kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nguyên nhân chủ yếu do:
- Đội ngũ cán bộ Địa chính phường là cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tiếp dân, cũng như công tác giải quyết đơn thư, nên nhiều vụ việc về tranh chấp khiếu kiện chưa được giải quyết dứt điểm.
- Mặt khác, cán bộ địa chính các phường cũng như cán bộ chỉ có khoảng 50% là trình độ Đại học; một số cán bộ địa chính là chuyển từ bộ phận chuyên môn khác sang như cán bộ quản lý trật tự xây dựng, cán bộ đô thị, nên trình độ chuyên môn chưa cao.
- Pháp luật đất đai thường xuyên thay đổi, thiếu nhiều quy định cụ thể, văn bản dưới luật nhiều nhưng chồng chéo, mâu thuẫn nhau.
- Việc quản lý hồ sơ địa chính của cơ quan nhà nước lỏng lẻo, chưa có hệ thống quản lý đồng bộ. Sắp xếp hồ sơ địa chính chưa khoa họ tìm hồ sơ lưu rất lâu và bảo quản không tốt nên dễ xảy ra tình trạng thất lạc hồ sơ.
- Hầu hết các tranh chấp, khiếu kiện phát sinh sau khi hộ gia đình, cá nhân đã được cấp GCN QSDĐ. Luận văn: Khái quát về công chứng đất tại quận Đống Đa HN
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng chứng thực sử dụng đất tại Đống Đa HN