Luận văn: Khái quát về Chi cục Hải quân cửa khẩu Hải Phòng

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về Chi cục Hải quân cửa khẩu Hải Phòng hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Một số biện pháp hoàn thiện quản lý đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 Giới thiệu khái quát về Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II

2.1.1. Quá trình phát triển và chức năng nhiệm vụ của Chi cục Luận văn: Khái quát về Chi cục Hải quân cửa khẩu Hải Phòng

Ngày 14/4/1955, Bộ Công thương ban hành Nghị định số 87/BTC-NĐ-KB về việc thành lập Sở Hải quan Hải Phòng. Năm 1994, Hải quan thành phố Hải Phòng được đổi tên thành Cục Hải quan TP Hải Phòng và trưởng cơ quan được gọi là Cục trưởng theo Quyết định số 91/TCHQ-TCCB ngày 01/06/1994 của Tổng cục Hải quan. Khi đó, Cục Hải quan TP Hải phòng gồm 13 phòng, ban và đơn vị tương đương: Phòng tổ chức cán bộ & đào tạo; Văn phòng; Phòng tài vụ – Quản trị; Thanh tra; Hải quan quản lý KCX & KCN Hải Phòng; Hải quan Bưu điện Hải Phòng; Hải quan Vạn Mỹ; Hải quan Hưng Yên; Hải quan Diêm Điền (Thái Bình); Hải quan Hải Dương; Phòng Giám quản II; Phòng giám quản I; Phòng kiểm tra thu thuế XNK.

Năm 1998 Hải quan Hải Phòng đã chuyển một khâu thủ tục hải quan từ Phòng giám quản ra Hải quan cảng và Hải quan Vạn Mỹ. Thành lập Hải quan cảng I và Hải quan cảng II. Đặt thêm 03 điểm thông quan tại KCX & KCN Hải Phòng, tại Hưng Yên và Hải Dương. Như vậy từ 05 điểm thông quan trong các năm 1996-1997 thì đã tăng lên thành 10 điểm thông quan năm 1998 được duy trì để đáp ứng yêu cầu giải phóng số khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Sau khi Luật Hải quan ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002, bộ máy tổ chức của Chi cục cũng được sắp xếp xây dựng theo quy định của Luật Hải quan và quy trình nghiệp vụ Hải quan.

Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Hải Phòng KVII trực thuộc Cục Hải quan TP Hải Phòng có chức năng nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trong địa bàn hoạt động của Hải quan theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Chi cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn bao gồm:

  • Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện kiểm soát Hải quan nhằm phòng, chống buôn bán ma túy; phòng, chống buôn lậu gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn hoạt động của Chi cục.
  • Thu thuế và các khoản lệ phí theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu , xuất khẩu ; theo dõi, thu hồi snợ đọng; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế và kiểm tra sau thông quan nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách nhà nước. Luận văn: Khái quát về Chi cục Hải quân cửa khẩu Hải Phòng
  • Thực hiện thống kê nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
  • Tổ chức triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan vào hoạt động của Chi cục.
  • Thực hiện thu thập, cập nhật, phân tích thông tin nghiệp vụ Hải quan theo quy định của Cục Hải quan tỉnh và Tổng cục Hải quan.
  • Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung về chính sách quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, các quy định về quy trình thủ tục Hải quan và những vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết của Chi cục.
  • Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài sản, các trang thiết bị của Chi cục Hải quan theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:   

===>>>  Dịch Vụ Luận Văn Thạc Sĩ Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Hải Phòng KVII

Do khối lượng công việc liên tục phát triển và yêu cầu trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật ngày càng cao, tình hình tổ chức cán bộ và sắp xếp bộ máy của Hải quan Hải Phòng nói chung, của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Hải Phòng KVII nói riêng cũng có nhiều biến động tích cực. Bộ máy Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Hải Phòng KVII luôn được củng cố, bổ sung, thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, bố trí hợp lý cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu thông quan hàng hóa nhanh chóng, phục vụ hoạt động XNK một cách tích cực hơn.

Tính đến hết năm 2017, tổng số cán bộ công chức của Chi cục Hải quan Hải Phòng KVII là 102 người, trong đó Lãnh đạo chi cục có 4 người, chiếm tỷ lệ 3,9%; đội tổng hợp có 10 người chiếm tỷ lệ 9,8%; đội giám sát hải quan có 35 người chiếm 34,31%; đội thủ tục hàng hóa xuất, nhập khẩu có 31 người chiếm 30,3%; đội quản lý thuế và kiểm tra sau thông quan có 22 người chiếm 21,56%.

Từ cơ cấu cho thấy, trình độ đào tạo đại học của công chức tại Chi cục ngày càng tăng tuy nhiên tỷ lệ công chức có độ tuổi dưới 40 ngày càng giảm. độ tuổi này, người ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công việc. Tuy nhiên, với những nhiệm vụ được phân công quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu trên các lĩnh vực thì số lượng 102 cán bộ công chức hải quan sẽ gặp khó khăn về trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ.

2.1.3  Cơ cấu, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận

2.1.3.1 Lãnh đạo Chi cục Hải quan Hải Phòng KVII Luận văn: Khái quát về Chi cục Hải quân cửa khẩu Hải Phòng

  • Chi cục Hải quan có Chi cục trưởng và 03 Phó Chi cục trưởng.
  • Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hải quan TP Hải Phòng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục.
  • Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
  • Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Chi cục Hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2.1.3.2 Đội tổng hợp:

Thực hiện công tác tham mưu, tổng hợp; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, năm của Chi cục; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch.

Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật Hải quan thì tiến hành các thủ tục và xử lý theo đúng trình tự quy định của pháp luật; Tham mưu cho Chi cục trưởng về xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Chi cục;

Đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị tài liệu, các thông tin cần thiết phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chi cục trưởng, các buổi giao ban, cuộc họp, hội nghị và làm việc với các cơ quan trong và ngoài ngành.

2.1.3.3 Đội Thủ tục hàng hóa XNK:

  • Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn theo quy trình của ngành Hải quan và quy định của pháp luật.
  • Thực hiện việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu tại Chi cục. Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan.

2.1.3.4 Đội quản lý thuế và kiểm tra sau thông quan: Luận văn: Khái quát về Chi cục Hải quân cửa khẩu Hải Phòng

Thực hiện thu thuế, lệ phí và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Pháp luật. Quản lý, theo dõi số thu ngân sách của Chi cục.

Thực hiện kế toán thuế, theo dõi nợ thuế, đôn đốc thu đòi nợ đọng thuế; thực hiện các thủ tục về miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế, hoàn thuế, bù trừ tiền thuế, thanh toán quyết toán đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế và xử lý vi phạm theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và qui định của pháp luật.

Tham mưu, đề xuất các giải pháp tăng thu ngân sách, đề xuất xây dựng dự toán thu ngân sách của năm tiếp theo.

Thực hiện công tác hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người nộp thuế, thu thập quản lý thông tin về người nộp thuế theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.

Thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan theo quy định; Ấn định thuế đối với các tờ khai đã thông quan.

2.1.3.5 Đội giám sát Hải quan:

Bố trí công chức Hải quan phối hợp với cơ quan chuyên ngành thực hiện việc kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hóa tại cảng;

Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hàng hóa vận chuyển độc lập từ cảng về cảng đích ghi trên vận đơn, đưa hàng hóa về địa điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu;

Đối với các trường hợp hàng hóa phải niêm phong hải quan, công chức Đội Giám sát thực hiện việc kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hóa, đối chiếu số hiệu container, niêm phong của người vận chuyển với thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống để thực hiện niêm phong hải quan; Lập biên bản bàn giao gửi Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định; Trường hợp nếu là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong được, công chức hải quan ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) trên biên bản bàn giao hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa gửi kèm biên bản bàn giao.

Xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, công chức Đội giám hải quan xác nhận trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu. Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hải quan xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, ký tên, đóng dấu công chức trên trang đầu của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu;

Phối hợp với các Chi cục Hải quan giám sát hàng hóa đến khi thực xuất khẩu đối với trường hợp hàng hóa được xuất khẩu qua cửa khẩu khác cửa khẩu lưu giữ hàng hóa.

Kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan theo Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan. Luận văn: Khái quát về Chi cục Hải quân cửa khẩu Hải Phòng

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Luận văn: Thực trạng quản lý hàng hóa tại cảng Hải Phòng

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x