Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát Marketing mix tại Ngân hàng VRB hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu hoạt động Marketing mix tại Ngân hàng liên doanh Việt – Nga dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Quy trình nghiên cứu Luận văn: Khái quát Marketing mix tại Ngân hàng VRB
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả đã thực hiện nghiên cứu theo 4 bước sau (thể hiện rõ trong sơ đồ nghiên cứu):
Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi điều tra
Bước 2: Thu thập thông tin từ 2 nguồn
Dữ liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn chuyên gia và ban lãnh đạo bộ phận phụ trách marketing ngân hàng, điều tra khảo sát khách hàng thông qua mẫu điều tra
Dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu tại bàn qua các tài liệu sẵn có
Bước 3: Phân tích, xử lý, tổng hợp dữ liệu thu thập được dựa vào các phương pháp:
- Phương pháp phân tích xử lý thông tin
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp so sánh tổng hợp
Bước 4: Dựa vào kết quả thu thập được, tác giả xác định được mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động Marketing Mix của ngân hàng Liên doanh Việt Nga từ đó xác định thực trạng và đưa ra giải pháp cho đề tài.
Sơ đồ: Quy trình nghiên cứu của đề tài như sau
Xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi điều tra
Thu thập thông tin
Phân tích, tổng hợp dữ liệu thu thập
Xác định thực trạng maketing mix Ngân hàng liên doanh Việt Nga
Đưa ra giải pháp
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing
2.2. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn: Khái quát Marketing mix tại Ngân hàng VRB
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn chuyên gia
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nhất định
Việc thực hiện thu thập thông tin bằng phương pháp này đòi hỏi người làm công tác thu thập thông tin phải thực sự hiểu mục đích của việc thu thập thông tin, nắm được thông tin mình cần là những gì, từ đó thiết kế bản câu hỏi sao cho phù hợp. Bản câu hỏi được lập phải đảm bảo nguyên tắc: rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời đối với người được hỏi, dễ dàng tổng hợp đối với người thu thập thông tin sau khi thu lại bản câu hỏi điều tra
Ưu điểm: Đây là phương pháp điều tra dễ thực hiện, chi phí thấp và thông tin thu được dễ xử lý do đã được định hướng sẵn theo bản câu hỏi.
Nhược điểm: Tính hữu dụng của thông tin phụ thuộc rất nhiều vào việc lập phiếu điều tra (bảng câu hỏi) và trình độ nhận thức (sự hiểu biết) của đáp viên đối với câu hỏi.
2.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn Luận văn: Khái quát Marketing mix tại Ngân hàng VRB
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình được định sẵn dựa trên những cơ sở luật số lớn của toán học.
Ưu điểm
Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể thu thập và tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu thông qua việc hỏi trực tiếp đáp viên.
Nhược điểm
Khó thực hiện, đòi hỏi người phỏng vấn phải có kỹ năng phỏng vấn thì phỏng vấn mới có hiệu quả. Đôi khi kết quả điều tra lại phản ánh ý chí chủ quan của chủ thể được phỏng vấn.
Tiến hành phỏng vấn
Tác giả chọn đại diện lãnh đạo Ban Dịch vụ khách hàng hội sở chính của ngân hàng tại Tòa nhà số 75 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam để tiến hành phỏng vấn, bổ sung những thông tin còn thiếu sót, chưa thu thập được đầy đủ qua bảng câu hỏi điều tra.
Mục đích: Câu hỏi phỏng vấn tập trung điều tra mục tiêu, kế hoạch, chính sách marketing của ngân hàng, các điểm mạnh, yếu của hoạt động này cũng như phương hướng, chiến lược của ngân hàng trong việc đẩy mạnh hoạt động marketing mix, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng
Số lượng câu hỏi đưa ra: 2
Thời gian phỏng vấn: Từ 8/2/2021 đến 15/3/2021
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Luận văn: Khái quát Marketing mix tại Ngân hàng VRB
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập dữ liệu tại bàn. Dữ liệu có được thông qua việc thống kê, ghi nhận thông tin có sẵn được cung cấp bởi các bộ phận phòng ban của đơn vị nghiên cứu.
Ưu điểm
Dễ dàng, tiện lợi cho người nghiên cứu trong công tác thu thập thông tin. Những dữ liệu thu được bằng phương pháp này là những thông tin có độ tin cậy cao do đã được thu thập bằng các phương pháp khoa học được tập thể áp dụng thực hiện.
Nhược điểm
Thông tin đã được xử lý để phục vụ cho người thu thập trước đó nên tính khách quan của thông tin ít nhiều bị giảm đi.
Trong luận văn này, tác giả tổng hợp thông tin chủ yếu từ các báo cáo thống kê, báo cáo thường niên trong ngân hàng Liên doanh Việt Nga, đặc biệt là các bảng tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm, các thông tin từ trang web của ngân hàng: https://vrbank.com.vn/ ,v.v… Ngoài ra còn sử dụng các thông tin thống kê của ngành được đăng trên các báo, tạp chí, phương tiện truyền thông khác…để phân tích và đánh giá về hoạt động maketing mix của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga.
2.2.3. Phương pháp phân tích xử lý thông tin
Phương pháp phân tích xử lý thông tin là phương pháp sử dụng, phân tích các dữ liệu sau khi đã thu thập được thông tin, số liệu cần thiết. Phương pháp này tập trung phân tích, xử lý các thông tin, dữ liệu thu thập được tùy theo mục đích của người sử dụng.
Trong luận văn này, từ những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được về hoạt động marketing mix tại ngân hàng Liên doanh Việt Nga, tác giả thu thập rất nhiều thông tin, trong đó có những thông tin nhiễu với những ý kiến đánh giá trái chiều. Do vậy, tác giả đã sàng lọc, phân tích, xử lý kỹ càng để loại bỏ những thông tin nhiễu, chọn ra những thông tin phù hợp nhất phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và đánh giá vấn đề.
2.2.4. Phương pháp phân tích thống kê Luận văn: Khái quát Marketing mix tại Ngân hàng VRB
Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng. Nói cụ thể phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.
Dựa vào phiếu điều tra thu thập được, tác giả thống kê được số lượng phiếu thu được tương ứng với từng thang đo trên mỗi tiêu chí để đánh giá về thực trạng hoạt động marketing mix tại ngân hàng Liên doanh Việt Nga theo từng hạng mục từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện.
2.2.5. Phương pháp so sánh tổng hợp
Phương pháp so sánh tổng hợp trong nghiên cứu khoa học là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu, dữ liệu nghiên cứu được của các mẫu điều tra so với nhau hoặc các chỉ số tương đương của tổng thể từ đó tổng hợp lại quá trình nghiên cứu.
So sánh có thể là so sánh song song hai mẫu điều tra hoặc so sánh giữa một với nhiều mẫu điều tra hoặc so sánh giữa mẫu điều tra với chỉ tiêu tổng thể.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp so sánh giữa nhiều phiếu điều tra với nhau, so sánh giữa điểm trung bình của các tiêu chí trong chính sách marketing với nhau để xác định thế mạnh, bất cập trong chính sách marketing của ngân hàng.
Điều kiện để so sánh: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian,
thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.
Tóm lại sau khi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn kết hợp nghiên cứu tài liệu tại bàn để thu thập thông tin về đánh giá của khách hàng đối với hoạt động marketing mix tại ngân hàng Liên doanh Việt Nga, tác giả đã tiến hành phân tích xử lý thông tin để chọn lọc dữ liệu phù hợp và phân tích thống kê để có được kết quả nghiên cứu định lượng và tiến hành so sánh chúng với các chỉ tiêu trung bình của ngành. Từ đó tổng hợp và đánh giá kết quả nghiên cứu được nhằm đưa ra những kết luận về thực trạng hoạt động marketing mix tại ngân hàng Liên doanh Việt Nga để từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.
2.3. Thiết kế nghiên cứu Luận văn: Khái quát Marketing mix tại Ngân hàng VRB
Bảng hỏi được thiết kế và đưa vào khảo sát 100 khách hàng của Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga.
2.3.1. Xác định vấn đề, đối tượng và mục đích nghiên cứu
Vấn đề được đề cập đến: Điều tra thăm dò ý kiến phản hồi của các khách hàng về thực hiện chương trình marketing của ngân hàng
Đối tượng nghiên cứu: Các khách hàng đã dùng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Liên doanh Việt – Nga
Mục tiêu khảo sát:
Xác định được ưu, nhược điểm trong chính sách marketing của ngân hàng thông qua đánh giá khách quan từ khách hàng
Từ những nhược điểm trong chính sách marketing, đề ra giải pháp để hoàn thiện chính sách đó
2.3.2. Xác định mẫu nghiên cứu Luận văn: Khái quát Marketing mix tại Ngân hàng VRB
Mẫu nghiên cứu được hiểu là khi tiến hành nghiên cứu thống kê, chúng ta sẽ chọn một số đơn vị cụ thể trong tổng số các đơn vị trong tổ chức để nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của số lượng mẫu, ta sẽ đưa ra được đặc điểm và tính chất của toàn tổ chức.
Tổng thể quá trình nghiên cứu: các khách hàng đã dùng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Liên doanh Việt – Nga
Phương pháp chọn mẫu điều tra: Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phi xác suất.
Kích thước mẫu: Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA (exploratory factor analysis) là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên. Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1, một số nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ này nên là 20:1. “Số quan sát” hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết; “biến đo lường” là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát.
Bảng khảo sát của bài nghiên cứu có 16 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (tương ứng với 16 biến quan sát thuộc các nhân tố khác nhau), 16 câu này được sử dụng để phân tích trong một lần EFA. Áp dụng tỷ lệ 5:1, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 16 × 5 = 90. Kích thước mẫu này lớn hơn kích thước tối thiểu 50 hoặc 100, vì vậy chúng ta cần cỡ mẫu tối thiểu để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA là
- Do đó, tác giả dự kiến quy mô mẫu phục vụ cho nghiên cứu này là 100 phiếu cho 100 khách hàng ngẫu nhiên của ngân hàng
Tiêu chuẩn mẫu: các khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
2.3.3. Cách thức, thời gian tiến hành nghiên cứu
Cách thức phát phiếu: phát phiếu trực tiếp
Thời gian thành phát phiếu điều tra, khảo sát Số lượng phiếu điều tra phát ra: 100 phiếu
Số lượng phiếu hợp lệ thu về: 100 phiếu Thời gian phát phiếu: 8/2/2021 – 28/2/2021
Thời gian thu thập và xử lý dữ liệu: 2/3/2021– 15/3/2021.
Thời gian xử lý, tổng hợp dữ liệu đưa vào báo cáo: 2/3/2021– 31/3/2021.
2.3.4. Xây dựng thang đó và thiết kế bảng hỏi Luận văn: Khái quát Marketing mix tại Ngân hàng VRB
2.3.4.1. Xây dựng thang đo
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo 05 bậc/mức để đo lường đánh giá ý kiến của khách hàng về chính sách marketing của ngân hàng Liên doanh Việt Nga
Các câu hỏi điều tra sẽ được đánh giá năm mức độ sau: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý với các yếu tố liên quan đến hoạt động marketing mix của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga.
Bảng 2.1: Bảng xây dựng thang đo
2.3.4.2. Thiết kế bảng hỏi Luận văn: Khái quát Marketing mix tại Ngân hàng VRB
Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời của đáp viên được sắp xếp theo một trình tự logic và hợp lý. Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế phù hợp với mục đích của công trình nghiên cứu. Để thiết kế một bảng hỏi logic và hợp lý cần các bước sau:
Bước 1: Xác định các dữ liệu cần tìm.
Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tượng phỏng vấn
Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn.
Có rất nhiều cách phỏng vấn, tuy nhiên với mỗi khách hàng mà chúng ta phải chọn cách phỏng vấn nào phù hợp, đem lại hiệu quả nhất. Có rất nhiều cách phỏng vấn như gọi điện thoại, gửi mail, phỏng vấn trực tiếp… Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi và qua google docs.
Bước 3: Phác thảo nội dung bảng hỏi
Phác thảo câu hỏi có nội dung phù hợp với mục đích nghiên cứu. Sắp xếp các câu theo trình tự hợp lý.
Bước 4: Chọn dạng câu hỏi
Trong quá trình điều tra, có rất nhiều loại câu hỏi. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và phương pháp thống kê để có thể lựa chọn dạng câu hỏi logic nhất. Dạng câu hỏi được sử dụng trong Bảng hỏi là câu hỏi đóng.
Bước 5: Xác định từ ngữ cho thích hợp với nội dung bảng hỏi. Tác giả sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để thuận lợi cho việc trả lời câu hỏi của khách hàng.
Bước 6: Xác định cấu trúc bảng hỏi Bảng hỏi bao gồm các phần sau:
Phần mở đầu: Nêu lên nội dung của cuộc điều tra.
Phần thông tin khách hàng: Gồm 4 câu hỏi định tính – xác định đối tượng được phỏng vấn (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp của khách hàng)
Phần nội dung câu hỏi phỏng vấn: Gồm 16 câu hỏi đặc thù – có tác dụng nêu rõ nội dung cần nghiên cứu về các tiêu chí trong chính sách Marketing của ngân hàng Liên doanh Việt Nga (các tiêu chí vế sản phẩm, giá, kênh phân phối, xúc tiến hỗn hợp, con người, quy trình, phương tiện hữu hình)Luận văn: Khái quát Marketing mix tại Ngân hàng VRB
Bước 7: Thiết kế trình bày bảng hỏi (Phụ lục 01)
2.3.5. Thu thập dữ liệu
Bằng các phương pháp thống kê, so sánh tổng hợp, xử lý thông tin
2.3.6. Phân tích số liệu
Bằng cách tổng hợp dữ liệu thu được thông qua bảng hỏi tác giả tiến hành phân tích dữ liệu dựa trên phần mềm Excel từ đó đưa ra số liệu phiếu, điểm trung bình theo thang điểm ứng với từng tiêu chí và đánh giá được những thế mạnh và bất cập trong chính sách marketing của ngân hàng Liên doanh Việt Nga dựa vào đánh giá của khách hàng.
2.3.7. Kết luận và kết quả nghiên cứu
Sau khi phân tích số liệu thu thập được của quá trình điều tra, tác giả sẽ nhận thấy các nhân tố nào có yếu tố quyết định tới vấn đền nghiên cứu để đánh gia thực trạng Marketing Mix tại ngân hàng Liên doanh Việt Nga trong chương 3. Từ kết quả đó, tác giả sẽ đưa ra giải pháp hợp lý cho chương 4 và rút ra kết luận cho đề tài về hoạt động Maketing Mix tại ngân hàng Liên doanh Việt Nga.
Kết luận chương 2
Chương 2 luận văn đã đưa ra được phương pháp nghiên cứu cho toàn luận văn như: Quy trình nghiên cứu; Các phương pháp nghiên cứu; Thiết kế nghiên cứu và định hướng kết quả nghiên cứu cho chương 3,4.Luận văn: Khái quát Marketing mix tại Ngân hàng VRB
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: