Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát giáo dục trẻ tự kỉ tại Tiểu học Trung Hòa hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Thực trạng Giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trường Tiểu học Trung Hòa – Cầu Giấy- Hà Nội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Thực trạng địa bàn, khách thể nghiên cứu
2.1.1. Thực trạng về địa bàn nghiên cứu
Trường Tiểu học Trung Hòa được thành lập năm 1992 và tiền thân là trường liên cấp 1-2 Trung Hòa. Nằm trong khu vực quận Cầu Giấy – Hà Nội, là trường có chất lượng giáo dục tốt, có bề dày truyền thống và nhiều thành tích trong dạy và học. Quận Cầu Giấy là Quận đầu tiên tại TP Hà Nội áp dụng mô hình GDHN cho trẻ mắc hội chứng RLPTK vào năm 2010. Và trường Tiểu học Trung Hòa cũng là 1 trong số những trường tiểu học đầu tiên của quận áp dụng mô hình này từ năm 2010 đến nay và đem lại những hiệu quả nhất định, tạo môi trường thân thiện để trẻ RLPTK có cơ hội tham gia học tập tốt.
Trường đạt chuẩn quốc gia năm 2008, được trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất, đảm bảo cho quá trình học tập và vui chơi của học sinh toàn trường. Nhà trường được thiết kế theo hình chữ U. Ở giữa là khu hiệu bộ, hai bên là hai dãy nhà tầng: 1 dãy nhà 2 tầng, một dãy nhà 3 tầng; ngoài ra còn có các khu liền kề như khu nhà thể chất, khu nhà bếp, thư viện, phòng đồ dùng, phòng tin, phòng tài vụ, phòng y tế, nhà truyền thống, phòng đoàn đội. Và 27 phòng học từ khối 1 đến khối 5.
Trường có 54 cán bộ giáo viên, công nhân viên. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đều tốt nghiệp chuyên ngành Giáo dục tiểu học, ngoài ra đội ngũ giáo viên chuyên biệt cũng khá đông đảo. Năm học 2017-2018, trường có tất cả 1447 học sinh. Số lượng trẻ RLPTK tham gia hòa nhập cũng tăng dần theo từng năm. Hiện tại năm học 2017-2018 trong đó có 46 học sinh RLPTK đang theo học từ khối 1 đến khối 5 với đội ngũ 40 GVHT được Trường Mầm non New Stars cử sang làm công tác can thiệp hỗ trợ trẻ trong quá trình học hòa nhập tại trường. Mỗi lớp học có 1-2 học sinh RLPTK tham gia học hòa nhập. Thông thường, mỗi GVHT sẽ phụ trách 1-2 học sinh và cũng có trường hợp có tới 3 học sinh RLPTK/ lớp/ GVHT, tùy vào sự phân công của cấp trên.
Biểu đồ 2.1. Số năm kinh nghiệm làm việc của đội ngũ giáo viên hỗ trợ làm việc tại trường Tiểu học Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội tính đến năm 2018. Đơn vị %
Qua kết quả khảo sát cho thấy có tới 50% GVHT của trường Tiểu học Trung Hòa có kinh nghiệm từ 1-3 năm và nhóm GVHT có kinh nghiệm trên 3 năm chiếm 38%. Nhóm GVHT có kinh nghiệm dưới 1 năm chiếm 12%. Luận văn: Khái quát giáo dục trẻ tự kỉ tại Tiểu học Trung Hòa
Biểu đồ 2.2. Trình độ học vấn của GVHT trường Tiểu học
Trung Hòa. Đơn vị %
Trình độ học vấn của GVHT: Tại trường Tiểu học Trung Hòa, GVHT chủ yếu có trình độ Cao đẳng chiếm tới 45%, theo sau là tỷ lệ giáo viên có trình độ Trung cấp là 32% và đại học là 23%, chưa có GVHT nào đạt trình độ sau đại học.
Chuyên môn, chuyên ngành của GVHT: Nhận thức, kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ RLPTK của giáo viên nói chung và đặc biệt GVHT còn ít hoặc chưa đúng đắn sẽ gây ra hạn chế cho công tác GDHN. Quan điểm hay cách nhìn nhận có ảnh hưởng rât lớn đến sự phát triển của trẻ ASD. Đặc biệt, GVHT còn là người luôn sát cánh bên trẻ RLPTK và gia đình trẻ nên trình độ học vấn và ngành học, chuyên môn đào tạo của các GVHT là chỉ báo quan trọng, và cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến công tác GDHN cho trẻ RLPTK. Khi GVHT được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn, nghiệp vụ về CTXH, GDĐB các thày cô sẽ hiểu đầy đủ về đặc điểm của trẻ, đặc thù công việc, hỗ trợ trẻ phù hợp, chuyên nghiệp, đúng quy trình và hiệu quả hơn. Ví dụ như cách suy nghĩ, thái độ, cách đối xử sẽ tôn trọng trẻ, xử lý tình huống công bằng, chừng mực hơn, thích hợp với đặc điểm, sự phát triển của trẻ; tham vấn, tư vấn tới gia đình trẻ RLPTK sẽ tốt hơn…Do vậy, để có thể thực hiện được chức năng của GVHT thì đòi hỏi các thày cô cần được đào tạo bài bản, có đầy đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, như phương pháp giảng dạy, kiến thức về tâm lý học, sinh lý học, xã hội học, giáo dục học…
Biểu đồ 2.3. Thực trạng trình độ chuyên môn của GVHT trường Tiểu học Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội năm 2018. Đơn vị % (Nguồn: Khảo sát GVHT tại trường Tiểu học Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội, năm 2018)
Tại trường tiểu học Trung Hòa, số lượng GVHT được đào tạo chuyên ngành Giáo dục mầm non chiếm tỷ lệ cao nhất là 27.5%, theo sau là chuyên ngành CTXH với 25% và tiếp đó là giáo dục tiểu học với 15%, thấp hơn là chuyên ngành sư phạm văn với 5%. Ngoài ra có tới 17% GVHT được đào tạo các chuyên ngành khác: Công nghệ thông tin (2.5%), tâm lý học (2.5%), điều dưỡng (2.5%), kế toán (2.5%), sư phạm nhạc(2.5%), viễn thông, xã hội học (2.5%). Chứng chỉ giáo dục đặc biệt: Trong tổng số 40 GVHT thì có tới 37 người, chiếm 92.7% GV đã được đào tạo và cấp chứng chỉ giáo dục đặc biệt. Tuy nhiên vẫn còn 3/40 GVHT (chiếm 7.5%) chưa được đào tạo và cấp chứng chỉ này.
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ GVHT trường Tiểu học Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội đã được đào tạo và cấp chứng chỉ giáo dục đặc biệt. Đơn vị %
Như vậy, hầu hết các GVHT đã được đào tạo về giáo dục đặc biệt và có chứng chỉ giáo dục đặc biệt. Điều này còn thể hiện ở kết quả khảo sát khi các thày cô được hỏi về khái niệm giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng RLPTK thì có tới (39; 97%) giáo viên trả lời đúng.
Tuy nhiên, khi được hỏi về nhiệm của GDHN thì nhiều thày cô còn chưa đưa ra câu trả lời đúng và đầy đủ.
Bảng 2.1 Nhiệm vụ của giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Như vậy, có 39/40 (97,5%) GVHT cho rằng trang bị kiến thức, kỹ năng cho trẻ và gia đình trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ là nhiệm vụ của GDHN. Và, (37/40; 92.5%) GVHT cho rằng tham vấn cho phụ huynh, gia đình có trẻ rối loạn phổ tự kỷ trong quá trình hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ là nhiệm vụ của GDHN. Với nhiệm vụ là hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ RLPTK thì chỉ có (20/40; 50%) GVHT lựa chọn. Qua đó cho thấy, nhìn chung đa phần các GVHT có hiểu biết và nắm bắt được nhiệm vụ của GDHN, tuy nhiên tỷ lệ GVHT hiểu chưa đầy đủ về GDHN vẫn cao.
Trước thực tế, lượng GVHT làm trái ngành trái nghề chiếm tỷ lệ cao và vẫn còn những GVHT chưa được đào tạo cấp chứng chỉ giáo dục đặc biệt, Trường Tiểu học Trung Hòa cần có biện pháp đào tạo bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn kỹ lưỡng đối với đội ngũ GVHT nói chung và các giáo viên làm trái ngành trái nghề, chưa đúng chuyên môn nói riêng. Bởi đây còn là lực lượng nòng cốt, có vai trò tác động trực tiếp đến việc hỗ trợ trẻ RLPTK phát triển, để quá trình ra quyết định, cũng như tham gia giám sát, lượng giá việc thực hiện những quyết định, vấn đề liên quan đến cuộc sống của các em cũng như việc phản ánh thực tế, tình trạng GDHN, đề xuất các ý kiến, xây dựng chính sách phát triển.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Xã Hội
2.1.2. Thực trạng trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ học hòa nhập tại trường Tiểu học Trung Hòa Luận văn: Khái quát giáo dục trẻ tự kỉ tại Tiểu học Trung Hòa
Số lượng học sinh RLPTK qua các năm học: Kể từ năm 2013 đến 2018, tổng số học sinh học tại trường Tiểu học Trung Hòa tăng nhẹ từ 1464 lên 1492 học sinh. Theo đó, số lượng học sinh RLPTK tăng liên tục từ 23- 46 học sinh. Năm học 2013-2014 Trường có 23 trẻ, năm học 2014-20015 số trẻ này tăng lên là 30 học sinh và năm học 2015-2016 là 39 học sinh, năm học 2016-2017 và 2017- 2018 lượng trẻ chững lại ở mức 46 học sinh.
Bảng 2.2. Số lượng học sinh RLPTK học hòa nhập tại trường Tiểu học Trung Hòa giai đoạn từ năm 2013 đến 2018. Đơn vị: Học sinh.
Cơ cấu giới tính trẻ RLPTK: Trong tổng số 46 trẻ năm 2018 đang theo học tại trường thì học sinh nam chiếm đa số (41; 89.1%) và nữ chiếm tỷ lệ nhỏ là (5; 10,9%).
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ giới tính của nhóm trẻ RLPTK tại trường Tiểu học
Trung Hòa. Đơn vị %.
Giáo dục trong nhà trường cần đào tạo ra những con người, có kỹ năng, thái độ và thiên hướng cần cho xã hội. Trước đây người ta quyết định rằng cần phân loại trẻ càng tỉ mỉ càng tốt. Bằng thang đo trí lực cho biết chỉ số trí tuệ IQ, trẻ em đã được chẩn đoán có thể phát hiện ra các tài năng sớm. Những trẻ em sau khi đã được phân loại cần được dạy theo một chương trình riêng, theo một phương pháp riêng. Người ta cho rằng cách đào tạo này sẽ hiệu quả hơn, Thực tế chỉ ra rằng trẻ em học kiểu này đã không phát triển hết khả năng của mình, thậm chí phát triển lệch lạc.
Và, xu thế giáo dục đa trình độ, đa phương pháp và phát huy tính độc lập hay tự tham gia tích cực của học sinh đã trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả hơn. Được giáo dục trong môi trường hòa nhập, trẻ có những dạng khó khăn khác nhau đều có thể tiến bộ, các tiềm năng của trẻ được khơi dậy và phát triển tốt hơn so với cách giáo dục trong môi trường khác.
Tại trường Tiểu học Trung Hòa, phần lớn trẻ RLPTK có mức độ khả năng trí tuệ ở mức nhẹ và nặng, nhóm trung bình và rất nặng chiếm số ít: 45% trẻ ở mức độ nhẹ, 35% ở mức nặng, 11% là rất nặng và chỉ 9% là ở mức trung bình.
Biểu đồ 2.6. Mức độ trí tuệ của trẻ RLPTK tại trường Tiểu học Trung Hòa năm học 2017-1018
Như vậy, với các con số trên cho thấy, nhóm trẻ RLPTK tại trường Tiểu học Trung Hòa chiếm tỷ lệ không nhỏ và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của lứa tuổi. Chính vì vậy, cần có nhiều hoạt động phát triển nhóm này hài hòa với sự phát triển chung của nhóm trẻ cùng lứa tuổi cũng như sự phát triển của ngành giáo dục nói chung, sự nghiệp giáo dục của trường Tiểu học Trung Hòa và quận Cầu Giấy nói riêng. Luận văn: Khái quát giáo dục trẻ tự kỉ tại Tiểu học Trung Hòa
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng hỗ trợ giáo dục cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ