Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát chung về khách sạn Hương Giang hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đo lường văn hoá doanh nghiệp tại khách sạn Hương Giang Resort & Spa bằng phần mềm CHMA dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Giới thiệu tổng quan về khách sạn Hương Giang
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Luận văn: Khái quát chung về khách sạn Hương Giang
Khách sạn Hương Giang được xây dựng năm 1962, nguyên là một câu lạc bộ sĩ quan của chế độ cũ với cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu. Sau khi hòa bình lập lại, năm 1976 khách sạn đi vào hoạt động trở lại, đến tháng 10 năm 1987 khách sạn trực thuộc Công ty du lịch Bình Trị Thiên. Từ tháng 10 năm 1994 đến tháng 10 năm 1996 là doanh nghiệp Nhà nước có tên là Công ty cổ phần Hương Giang. Từ tháng 11 năm 1996 đến tháng 12 năm 2007 là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Công ty cổ phần du lịch Hương Giang.
Tháng 05 năm 2009, khách sạn đã được Tổng cục du lịch tái công nhận là khách sạn đạt chuẩn 4 sao đồng thời cho phép đổi tên từ khách sạn Hương Giang thành Khách sạn Hương Giang Resort & Spa. Từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 09 năm 2010 trực thuộc Công ty cổ phần du lịch Hương Giang.
Trong nhiều năm liên tiếp, Hương Giang luôn nằm trong danh sách hàng đầu được bình chọn bởi Tổng cục Du lịch Việt Nam (VNAT) & Hiệp hội du lịch Việt Nam (VITA). Vinh dự nhận giải thưởng The Guide Awards bởi tạp chí Kinh teestoon vinh vẻ đẹp đọc đáo về kiến trúc, thiết kế và trang trí nội thất, và về tính cộ guồ , cũng như ý thức về truyền thống, văn hóa Việt Nam và bảo vệ môi trường. Những thành tựu nổi bật bao gồm:
- 10 khách sạn hàng đầu Việt Nam 1999 – 2007 bởi VNAT & VITA.
- Giải thưởng khách sạn phục vụ tốt nhất 2001 – 2007 bởi tạp chí Du lịch, thời báo kinh tế.
- Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2007
- Cúp vàng Việt Nam về chất lượng 1999
- Cúp bạc Việt Nam 1996
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động Luận văn: Khái quát chung về khách sạn Hương Giang
Dịch vụ lưu trú : Hiện n y, khách sạn đã có 163 phòng ngủ với 315 giường phân bổ ở các khu: khu A 34 phòng, khu B 49 phòng và khu C 80 phòng. Trong đó có 16 giường đôi, 149 phòng hai giường đơn và 01 phòng một giường đơn. Trong phòng luôn có đầy đủ các thiết bị hiện đại như: wifi, điều hòa không khí, két ăn toàn,…
Bảng 2. 1: Thống kê phòng ở tại khách sạn Hương Giang giai đoạn 2016 – 2018
Dịch vụ ăn uống: Khách sạn Hương Giang Resort & SPA gồm có 03 nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn Á, Âu và món ăn cung đình Huế. Với tổng sức chứa khoảng 720 khách, phân bổ:
Nhà hàng Cung Đình: Tọa lạc tại tầng trệt khu nhà A, bên cạnh nhà hàng Riverside. Đây là một nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn cung đình. Đặc biệt, đây là nơi đầu tiên ở Huế tổ chức phục vụ cơm Vua theo nghi thức Cung đình triều Nguyễn xưa. Nhà hàng được thiết kế theo phong cách cung đình Huế truyề thống sang trọng. Nhà hàng có sức chứa khoảng 120 khách.
Nhà hàng Riverside ( tầng 1 ): Đây là nhà hàng có sức chứa lớn nhất khách sạn Hương Giang, là một địa điểm lãng mạn cho các buổi tiệ ưới, sinh nhật, buffet, hội nghị khách hàng…Nhà hàng Riverside tự hào có một tầm nhìn toàn cảnh sông Hương ấn tượng. Nội thất của nhà hàng là sự kết hợp tinh xảo của phong cách nội thất truyền thống Việt Nam và phong cách hiện đại. Sức chứa tối đa của nhà hàng lên đến khách.
Nhà hàng Hoa Mai: Tọa lạc tạ tầng ba khu nhà A, nhà hàng Hoa Mai có hai phòng ăn riêng biệt là Antigone Dining room và Mimosa Dining room. Cung cấp các món ăn Á, Âu, đặc biệt còn có các món ăn truyền thống Việt Nam. Tổng cộng sức chứa nhà hàng khoảng 150 khách.
Dịch vụ phòng hội họp: gồm 04 phòng hội nghị với phòng họp lớn, phòng nhánh và phòng VIP với tổng số ghế phục vụ khoảng 690 ghế, phân bổ:
- Phòng hội ghị quốc tế ( tầng 5): Sức chứa 500 ghế
- Phòng họp Sunflower ( tầng 5): Sức chứa 100 ghế
- Phòng họp VIP (tầng 5 ): sức chứa 50 ghế
- Phòng họp Lotus ( tầng 1): Sức chứa 40 ghế
Dịch vụ giải trí và bổ sung: Khách sạn còn có 3 quầy bar luôn sẵn sàng phục vụ du khách.
- Dịch vụ Bar ( tầng 1 ): Gồm Lobby Bar & Pool Bar
- Dịch vụ Massage ( tầng 1 ): Gồm 08 phòng nhỏ bên trong
- Dịch vụ Beauty Salon (tầng 1)
- Dịch vụ Bể bơi ( tầng 1)
Có thể nói với một cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện như trên, khách sạn Hương Giang Resort & Spa cơ bản đã hoàn thiện, đủ khả năng cạnh tranh và phát triển trong thị trường kinh doanh du lịch trên địa bàn, ổn định thu nhập và việc làm cho người lao động.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ Luận văn: Khái quát chung về khách sạn Hương Giang
Chức năng
Khách sạn Hương Giang là đơn vị trực thuộc công ty cổ phần Du lịch Hương Giang có chức năng kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ trong nước quốc tế.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hiện nay khá h sạn Hương Giang đã trở thành một đơn vị kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Việc cung cấp những sản phẩm những dịch vụ du lịch theo nhu cầu của du khách luôn được khách sạn đáp ứng đầy đủ và chất lượng cao, tạ được niềm tin và uy tín từ khách hàng.
Là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, khách sạn có quyền mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi cho phép, mở rộng quan hệ giao dịch. Hiện nay khách sạn tổ chức kinh doanh nhiều hoạt động khác nhau như: phòng ngủ, ăn uống, vận chuyển, dịch vụ tổng hợp (ca Huế, thuyền rồng…), hội nghị.
Nhiệm vụ
Từ nhữ g chức ăng trên, khách sạn đề ra những nhiệm vụ sau:
- Quả lý tài sản: Gồm TSCĐ và TSLĐ do Nhà nước giao và khách sạn tự bổ sung nên phải sử dụng đúng mục đích, hạch toán chính xác và giải quyết hằng năm.
- Quản lý các hoạt động kinh doanh: Xây dựng các chiến lược kinh doanh t ung và dài hạn, theo định hướng của Công ty Cổ phần du lịch Hương Giang. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch hàng năm cho sản xuất kinh doanh đề ra được thực hiện.
- Công tác tài chính: bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao, tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội, thúc đẩy khách sạn ngày càng phát triển.
- Cải tiến cơ cấu quản lí, tăng hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nắm bắt được nhu cầu của thị trường và sử dụng phương án kinh doanh hợp lí, hiệu quả.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của khách sạn Hương Giang Luận văn: Khái quát chung về khách sạn Hương Giang
2.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của khách sạn Hương Giang
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc: là người đứng đầu khách sạn, có thẩm quyền cao nhất và có quyền đưa ra các quyết định cuối cùng trong tất cả các hoạt động kinh doanh trong khách sạn.
Phòng Sales – Marketing: thực hiện chức năng tham mưu và thông tin cho ban giám đốc hoạch định chiến lược kinh doanh đồng thời triển khai và kiểm tra tình hình thực hiện các kế hoạch kinh doanh của khách sạn. Thực hiện đầy đủ cô g tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến các hoạt động tiếp thị quảng cáo nhằm đưa thương hiệu đến với khách trong nước và quốc tế.
Phòng kế toán: giúp quản lý về mặt tài chính, thự hiện các nghiệp vụ kế toán theo đúng theo quy định của pháp luật, thực hiện các báo cáo tài chính, theo dõi các hoạt động thu chi của khách sạn, quản lý vật tư, thiết bị, tài sản của khách sạn, hạch toán kinh tế, kiểm soát thu chi. Kết hợp với lãnh đạo và các phòng ban khác tiến hành kiểm tra, đánh giá phân tích kết quả oạt động kinh doanh.
Phòng tổ chức hành chính: là bộ phận giúp Giám Đốc các công tác về tổ chức nhân sự như quản lý hồ sơ nhân sự, ký hợp đồng lao động, theo dõi các hoạt động thi đua, khen thưởng hằng tháng, hằng quý, theo dõi quản lý các biến động về nhân sự, làm công tác tiền lương, tiền thưởng, quản lý công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ công nhân viên.
Phò kế hoạch vật tư: có chức năng thực hiện công tác quản lý vật tư, thiết bị khách sạ , cụ thể thực hiện các công việc như quản lý các hoạt động mua sắm vật tư cho các bộ phận, tổng hợp đề xuất các kế hoạch mua vật tư. Ngoài ra còn đảm nhận nhiệm vụ sửa chữa, bảo trì các thiết bị tạo khách sạn.
Bộ phận nhà hàng: là một trong những bộ phận lớn và quan trọng của khách hàng với chức năng phục vụ khách đến ăn uống tại nhà hàng. Tổ chức, sắp xếp đơn đặt tiệc, hội nghị, hội thảo, kiểm tra thực phẩm trước khi phục vụ.
Bộ phận bếp: chuẩn bị và cung cấp thực phẩm theo thực đơn hoặc theo yêu cầu trực tiếp từ khách. Bộ phận này cần đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của đồ ăn, và bộ phận bếp có mối liên hệ mật thiết với bộ phận nhà hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm an toàn, ngon miệng và tạo ấn tượng cho khách hàng.
Bộ phận lễ tân: nhiệm vụ chính là đón tiếp khách, nhận đăng ký phòng cho khách lưu trú. Làm thủ tục nhận phòng, trả phòng, hóa đơn thanh toán, đổi tiền, cung cấp những thông tin cần thiết mỗi khi khách có yêu cầu, tiếp nhận các kiếu nại của khách, kịp thời phản hồi cho các bộ phận.
Bộ phận bảo trì: thực hiện các nhiệm vụ như sửa chữa, bảo dưỡ g ững trang thiết bị về điện, nước, máy móc, cây cảnh, và sơn quét lại để làm mớ khách sạn.
Bộ phận buồng: thực hiện nhiệm vụ phục vụ nơi nghỉ ngơi cho khách đảm bảo chất lượng. Thường xuyên kiểm tra tiện nghi các thiết bị trong các phòng để kịp thời báo lại với bộ phận bảo trì cũng như báo cáo lại các phòng trống cho bộ phận lễ tân để có hoàn thiện hơn trong công tác thực hiện lưu trú của khách sạn.
Bộ phận an ninh: nhằm bảo vệ lợi ích cho khách sạn, các nhiệm vụ cụ thể như: bảo vệ tài sản cho khách sạn và khách àng, thực hiện công tác trật tự an ninh trong và ngoài khách sạn, hướng dẫn khách hàng một số điều cần chú ý.
Bộ phận kỹ thuật: nhằm đảm bảo hệ thống trao đổi thông tin liên lạc giữa các bộ phận với nhau trong khách sạn một cách thuận tiện nhất.
2.1.5. Tình hình lao động của khách sạn Luận văn: Khái quát chung về khách sạn Hương Giang
Bảng 2. 2: Tình hình lao động của khách sạn Hương Giang giai đoạn 2016 – 2018
- Quản lí văn phòng
- Quản lí bộ phận
- Nhân viên
2.Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ
3.Phân theo tính chất
Lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp
4.Phân theo trình độ
Nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động khách sạn. Bởi vì, đặc thù của ngành dịch vụ thì con người làm vai trò trung tâm cho tất cả mọi hoạt động, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh khách sạn, tạo ra thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy quy mô lao động của Khách sạn Hương Giang qua 3 năm không có sự biến động quá lớn. Sau một thời gian hoạt động với diện mạo của một khách sạn 4 sao, năm 2016 tổng số lao động của khách sạn là 180 người. Sang năm 2017, con số này là 185 người nhưng đến năm 2018 giảm xuống còn 175 gười. Năm 2017 tăng 5 lao động tương ứng tăng 2,8% so với năm 2016, năm 2018 giảm 10 lao động tương ứng giảm 5,4% so với năm 2017. Sự thay đổi này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là từ lí do hủ quan ủa bản thân người lao động như: tìm được công việc phù hợp hơn, lập gia đình; tiếp tục quá trình học tập để nâng cao kiến thức…Và nó không ảnh hưởng nhiều đến tình hình hoạt động của khách sạn.
Ta thấy rõ hơn nếu đi phân tích theo từng k ía cạnh như sau:
Xét theo giới tính:
Số lượng lao động nữ chiếm đa số và tăng theo thời gian từ năm 2016 đến 2018. Bởi vì khách sạn thuộc lĩnh vực dịch vụ cần sự khéo léo và đòi hỏi ngoại hình nên số lượng nhân viên nữ chiếm số đông và thường làm ở các bộ phận như nhà hàng, lễ tân, buồng phòng. Các nhân viên làm trong bộ phận buồng phòng thì đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Hay tro g bộ phậ nhà hàng hay lễ tân thì cần sự nhanh nhẹn, nhân viên nữ trẻ đẹp, tận tình, chu đáo và năng động trong công việc, tạo nên sự hứng khởi và ấn tượng tốt cho du khách. Cũng không thể phủ nhận trách nhiệm của nhân viên Nam trong khách sạn, họ đảm nhận những công việc đòi hỏi sức khỏe, áp lực và mang tính kỹ thuật cao như đầu bếp, bảo vệ, giặt là, bảo trì…
Cụ thể, lao động nữ có 101 người, lao động nam có 79 người trong năm 2016. Năm 2017 có 103 nữ ,82 nam và có 105 nữ, 70 nam trong năm 2018. Số lao động nam và nữ trong năm 2017 đều tăng so với năm 2016, nam tăng 3 lao động tương ứng tăng 3,8%, nữ tăng 2 người tương ứng tăng 2,0%. Đến năm 2018, số lao động nữ tăng 2 lao động tương ứng tăng 1,9% nhưng số lao động nam giảm 12 lao động tương ứng giảm 14,6 %. Luận văn: Khái quát chung về khách sạn Hương Giang
Xét theo tính chất làm việc
Qua số liệu thu thập được thì ta thấy tỉ lệ lao động trực tiếp qua các các năm đều cao hơn tỉ lệ lao động gián tiếp trong khách sạn. Điều này cho thấy bộ máy quản lý khá phù hợp với tính chất công việc khách sạn. Với số lao động trực tiếp ăm 2016 là 143 người chiếm 79,4% so với tổng số lao động. Năm 2017 số lao độ g trực tiếp tăng nhẹ 2,1% lên 146 người chiếm 78,9% và đến năm 2018 thì giảm xuống 6,2% còn 137 lao động trực tiếp chiếm 78,3%. Có sự phân hóa lao động như vậy là do tính chất công việc chủ yếu của khách sạn là lưu trú và nhà hàng nên ần số lượng nhân viên trực tiếp làm ở các bộ phận như buồng, bếp, nhà hàng, spa, quầy bar, an ninh còn nhân viên gián tiếp thường làm ở các bộ phận hành chính, kế t án, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các công việc văn phòng chiếm tỷ trọng trung bình 20,6%
Qua 3 năm thì lao động trực tiếp luôn c iếm gần 80% trong tổng số lao động bởi vì, Khách sạn Hương Giang hoạt động trong lĩnh vực nghĩ dưỡng nên rất cần những người lao động trực tiếp. Chính vì vậy nên tạo môi trường thuận lợi, thân thiện để nhân viên luôn có được tâm trạng thoải mái nhất để phục vụ du khách. Thái độ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của khách sạn, tạo ấn tượng tốt cho khách, quyết định sự thịnh vượng của khách sạn.
Xét theo trình độ đào tạo
Về trình độ học vấn, phần lớn nhân viên có trình độ đại học chủ yếu làm trong phòng kế toán, sale & marketing, tổ chức hành chính, nhân sự, và quản lý các bộ phận của khách sạn nên nó đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ cao. Còn lại nhân viên đa số thuộc vào nhóm lao động phổ thông và trung cấp, cao đẳng tuy trình độ học vấn không cao nhưng trình độ tay nghề và kinh nghiệm làm việc thì rất cao, phần lớn nhân viên đạt trên 10 năm kinh nghiệm.
Trong năm 2016 số lao động chủ yếu là lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp với 94 người chiếm 52,2% trong tổng số lao động, thứ hai là số lao động phổ thông có 47 người chiếm 26,1%, sau đó là lao động có trình độ đại học hoặc sau đại học với 39 người chiếm 21,7%. Đến năm 2017 thì có sự thay đổi, số lượng lao động đại học tăng thêm 7 người hay tăng 17,9% so với năm 2016, lao động phổ thông giảm đi 4 người tương ứng giảm 8,5% so với năm 2016., lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp vẫn chiếm chủ yếu với con số là 96 người, chiếm 51,9% so với năm 2016. Năm 2018, nhìn chung tất cả lao động ở mọi trình độ đều giảm, riêng số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp tăng 1 người tương ứng tăng 1,0% trong tổng số lao động. Lao động có trình độ đại học hoặc sau đại học giảm 2,2% so với năm 2017. Còn lao động phổ thông giảm 10 người tức giảm 23,2% so với năm 2017.
Xét về cơ cấu tổ chức
Quản lý văn phòng và quản lý bộ phận chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nhưng bộ phận này khá quan trọng không thể thiếu trong khách sạn, là những bộ phận đầu não của khách sạn, đưa khách sạn hoạt động, phối hợp một cách nhịp nhàng nhất. Cụ thể, năm 2016 quản lý văn phòng có 11 người chiếm 5,6%, sang năm 2017 tăng 1 lao động lên 5,9% so với năm 2016, đến năm 2018 tăng 2 lao động lên 7,4% so với 2017. Tương tự, quản lý bộ phận chiếm 7,2%; 8,1%; 9,2% trong tổng số lao động tương ứng qua từng năm 2016, 2017, 2018. Nhìn chung 2 bộ phận này đều tăng nhẹ qua các năm.
Nhân viên chiếm tỉ trọng vô cùng lớn bởi vì đây là bộ phận sẽ tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khách hàng. Quyết định sự thành công của một khách sạn. Năm 2017 có 159/185, chiếm 86% trong tổng số lao động, tăng 2 nhân viên so với năm 2016 có 157/180 chiếm 87,2% trong tổng số lao động, tương ứng giảm 1,3%. Năm 2018 có số nhân viên là 146/175, chiếm 83,4% trong tổng số lao động, giảm 13 nhân viên so với năm 2017, tương ứng giảm 8,2%. Qua đó cho thấy số lượng nhân viên tăng đều qua các năm. Tóm lại, chất lượng lao động là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn. Khách sạn cần có những chính sách để khuyến khích lao động phát huy hết trình độ và khả năng của mình. Điều này không chỉ có lợi cho bản thân mỗi nhân viên mà còn mang lại lợi ích to lớn cho khách sạn, giúp khách sạn hoạt động có hiệu quả, để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách và nâng cao uy tín của khách sạn.
2.1.6. Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn Luận văn: Khái quát chung về khách sạn Hương Giang
TÀI SẢN NGẮN HẠN
- Tiền và các khoản tương đương tiền
- Các khoản phải thu ngắn hạn
- Hàng tồn kho
- Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 2016
Vốn và tài sản đóng vai trò hết sức quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp có được một nguồn vốn mạnh sẽ đảm bảo cho sự hoạt động liên tục cũng như giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt những cơ hội để phát triển doanh nghiệp. Nó là cơ sở, là tiền đề cho một doanh nghiệp bắt đầu khởi sự kinh doanh, là một chỗ dựa vững chắc để doanh nghiệp mạnh dạn trong việc đưa ra những chiến lược sáng tạo và dẫn đầu xu hướng. Không chỉ có vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất cả về chiều rộ g và c iều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm, tă g thu nhập cho người lao động…Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong những năm qua, khách sạn Hương Giang đã không ngừng tăng nguồn vốn của mình để đáp ứng sự phát triển. Để thấy được sự thay đổi, biến động trong tài sản và nguồn vốn của khách sạn trong 3 năm gần đây ta xem xét bảng 2.3
Xét theo tính chất tài sản
- Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng cũng có sự tăng đều qua các năm: Năm 2016 là 4686 triệu đồng, sang năm 2017 tăng thêm 2257 triệu đồng tương ứng tăng 48,2%. Đến năm 2018 tăng thêm 3109 triệu đồng tương ứng tăng 44,8% so với năm 2017. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của các năm 2011, 2012, 2013 tương ứng 10,56%; 16,75%; 23,78%.
- Là đơn vị kinh doanh khách sạn nên tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, khách sạn đã đầu tư vào việc nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất. Cụ thể, năm 2017 tài sản dài hạn là 34.512 triệu đồng giảm so với năm 2016 là 5178 triệu đồng tương ứng giảm 13,0%. Sang năm 2018, tài sản dài hạn giảm 2298 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng giảm 6,7%. Cùng với sự thay đổi của tài sản dài hạn cũng kéo theo sự thay đổi tỷ trọng của nó so với tổng tài sản là 89,44% năm 2016; 83,25% năm 2017 và 76,22% năm 2018.
Xét theo nguồn hình thành vốn
- Nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH) của khách sạn do nhà nước cung cấp ban đầu và do khách sạn bổ sung qua hàng năm do kinh doanh có lãi. Trong quá trình 3 năm hoạt động kinh doanh, NVCSH không có sự thay đổi, từ năm 2016 – 2018 luôn là 38.686 triệu đồng.
- Doanh nghiệp đã trả dần các khoản vay nên nợ phải trả cũng đã giảm cụ thể, năm 2017 giảm 51,3% tương ứng giảm 2921 triệu đồng so với năm 2016. Nhưng đến năm 2018 lại tăng lên 29,3% tương ứng tăng 811 triệu đồng so với năm 2017. Qua đó cho thấy tình hình kinh doanh của khách sạn năm 2018 gặp ít khó khăn.
Tóm lại, qua 3 năm 2016-2018, nguồn vốn kinh doanh của khách sạ Hương
Giang có sự biến động. Tuy nhiên, tài sản dài hạn có xu hướng giảm qua các ăm, điều này chứng tỏ có sự đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, họ đã loại bỏ bớt những trang thiết bị hư hỏng để đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn 4 sao.
Để tồn tại và phát triển thì bất kì một doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động kinh doanh đều đặt ra mục tiêu cuối cùng là đạt được doanh thu cao nhất với chi phí thấp nhất. Doanh thu được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc so sánh các chỉ tiêu khác. Từ đó ta có thể đánh giá được quy mô, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy:
Trong giai đoạn 2016 – 2018, tổng doanh thu của khách sạn liên tục tă g qua các năm. Năm 2017 tổng doanh thu của khách sạn là 42.873 triệu đồ g, tă g 2.961 triệu đồng, tương ứng tăng 7,42% so với năm 2016. Đến năm 2018 tổng doanh thu của khách sạn tăng tiếp tục tăng, tăng 5.690 triệu đồng, tăng 13,27% so với năm 2017. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn có chiều hướng tích cực.
Doanh thu thuần của khách sạn chiếm hơn 95% tr ng tổng doanh thu của khách sạn. Doanh thu của khách sạn đến từ rất nhiều nguồn nhưng trong đó chủ yếu là doanh thu từ dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của khách sạn biến động qua các năm. Cụ thể năm 2016 thì khoản mục này của khách sạn là 39.454 triệu đồng, năm 2017 là 42.758 triệu đồng, tăng 3.304 triệu đồng, tương ứng tăng 8,37% so với năm 2016. Đến năm 2018 tăng 5.596 triệu đồng tương ứng tăng 13,09% so với năm 2017.
Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu từ tiền lãi gửi ngân hàng, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi cho thuê tài chính,… Năm 2016 đạt 157,88 triệu đồng, đến năm 2017 doanh thu này đạt 61,71 triệu đồng giảm 96,17 triệu đồng tương ứng giảm 60,91%. Nhưng đến năm 2018 thì tăng vượt trội, tăng 144.61 triệu đồng ứng tăng 234,34% so với năm 2017. Dấu hiệu này cho thấy khách sạn đang quan tâm mạnh mẽ đến hoạt động tài chính để làm doanh thu của khách sạn tăng lên.
Thu nhập khác của khách sạn là doanh thu từ các hoạt động như cho thuê tài sản, cho thuê mặt bằng, thuê xe theo tour nội địa, bãi đỗ xe,… Năm 2016 khoản mục này là 300,13 triệu đồng. Đến năm 2017 giảm 247,07 triệu đồng, tương ứng giảm 82,32% so với năm 2016. Đến năm 2018 giảm 50,88 triệu đồng, tương ứng giảm 95,89 triệu đồng so với năm 2017. Đây là một dấu hiệu không tốt, tuy chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng nếu cứ để tiếp tục giảm như vậy thì sẽ làm cho tổng doanh thu của khách sạn giảm xuống.
2.1.7.2. Tình hình chi phí hoạt động kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2016 – 2018 Luận văn: Khái quát chung về khách sạn Hương Giang
Tình hình chi phí của khách sạn Hương Giang giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 2. 5: Tình hình chi phí của khách sạn Hương Giang giai đoạn 2016 – 2018
Chỉ Tiêu
- Giá vốn hàng bán
- Chi phí tài chính
- Chi phí quản lí doanh nghiệp
- Chi phí bán hàng
- Chi phí khác
- Chi phí thuế TNDN
Tổng chi phí chưa bao gồm thuế (1+2+3+4) 2016
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp từ quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mỗi sự tăng giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự thay đổi về lợi nhuận. Do đó, sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí, qua đó doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng sử dụng các khoản chi phí, để từ đó có nhữ g biệ p áp nhằm hạn chế sự gia tăng chi phí.
Khách sạn Hương Giang thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang nên thuế TNDN được hạch toán cùng công ty mẹ.
Qua bảng số liệu 2.5, ta thấy:
Tổng chi phí của khách sạn liên tục tăng qua các năm. Năm 2017 tổng chi phí của khách sạn là 42.616 triệu đồng tăng 466,10 triệu đồng, tương ứng tăng 1,11% so với năm 2016. Đến năm 2018 tổng chi phí của k ách sạn tiếp tục tăng 1.772 triệu đồng so với năm 2017. Trong cơ cấu tổng chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng khá lớn, chiếm hơn 55% trong cơ cấu tổng chi phí giai đoạn 2016 – 2018.
Giá vốn hàng bán: Đây là nhân tố quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp và ngược chiều với lợi nhuận, khi giá vốn hàng hoá tăng sẽ làm cho tổng mức lợi nhuận giảm một khoảng tương ứng và ngược lại. Bởi vậy, khách sạn càng tiết kiệm, giảm được giá vốn bao nhiêu thì càng tiết kiệm được chi phí và làm cho tổng mức lợi nhuận của Khách sạ sẽ tă g bấy nhiêu. Luận văn: Khái quát chung về khách sạn Hương Giang
Qua bảng số liệu 2.5 giá vốn hàng bán năm 2016 là 27.826 triệu đồng. Năm 2017 thì khoản mục này đạt 24.236 triệu đồng giảm 3.590 triệu đồng, tương ứng giảm 12,90% so với năm 2016. Đến năm 2018 giá vốn hàng bán tăng mạnh trở lại, tăng 9.230 triệu đồng, tương ứng tăng 38,08% so với năm 2017. Mặc dù giá vốn hàng bán biến động mạnh trong giai đoạn 2016 – 2018 nhưng khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 55%) trong tổng chi phí của khách sạn.
Chi phí tài chính: Chi phí tài chính của khách sạn đến từ chi phí lãi vay. Năm 2016 chi phí tài chính đạt 60,11 triệu đồng, năm 2017 là 16,14 triệu đồng giảm 43,97 triệu đồng, tương ứng giảm 73,15% so với năm 2016. Đến năm 2018 tiếp tục giảm 15,76 triệu đồng, tương ứng giảm 97,66% so với năm 2017.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Trong giai đoạn 2016 – 2018 chi phí quản lý doanh nghiệp có sự biến động không ngừng. Khoản mục này vào năm 2016 chiếm hơn 30% trong cơ cấu tổng chi phí, đến năm 2018 chỉ chiếm gần 20%. Năm 2017 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 3.254 triệu đồng, tương ứng tăng 24,62% so với năm 2016. Đến năm 2018 thì giảm mạnh so với năm 2017, giảm 7.679 triệu đồ g, tương ứng giảm 46,62%. Đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy khách sạn đã cắt giảm bớt hững loại chi phí không cần thiết để tối thiểu hóa chi phí.
Chi phí bán hàng: Khoản mục này trong giai đoạn 2016–2018 mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí nhưng lại tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2016 giá trị này là 947,18 triệu đồng, đến năm 2017 giá trị này tăng 944,82 triệu đồng tương ứng tăng 99,75%. Sang năm 2018 tiếp tục tăng 237 triệu đồng so với năm 2017.
Chi phí khác: Chi phí khác của khách sạn chỉ chiếm chưa đến 0,5% vào năm 2016. Đến năm 2017 thì khoản mục này giảm hoàn toàn 100,00% so với năm 2016.
2.1.7.3. Kết quả hoạt động kinh do nh của khách sạn
Bảng 2. 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hương Giang giai đoạn 2016 – 2018
Qua bảng phân tích 2.6 ta thấy:
Lợi nhuận sau thuế của Khách sạn biến động tăng trong giai đoạn 2016 – 2018. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận sau thuế là âm 2.238 triệu đồng, đến năm 2017 thì khoản mục này tăng 2.495 triệu đồng, tương ứng tăng 111,47% so với năm 2016. Sang năm 2018 thì khoản mục này đạt 4.174 triệu đồng, tăng 3.917 triều đồng, tươ g ứ g tăng 1526,51% so với năm 2017. Mặc dù năm 2016 khách sạn hoạt động không thành công nhưng đến năm 2017, năm 2018 thì lợi nhuận sau thuế đã tăng mạnh. Nguyên nhân chính của việc tăng lợi nhuận sau thuế là do tốc độ tăng doanh thu trong năm 2017 (7,42%), năm 2018 (13,27%) cao hơn tốc độ tăng của hi phí (1,11% năm 2017; 4,16% năm 2018) điều đó đã làm cho lợi nhuận của khách sạn tăng. Điều này cho thấy sự trở lại mạnh mẽ của khách sạn và hoạt động kinh d anh tốt hơn. Luận văn: Khái quát chung về khách sạn Hương Giang
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển KD của khách sạn Hương Giang