Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Mối quan hệ giữa thông tin kiểm toán trên báo cáo tài chính và tỷ suất sinh lời của cổ phiếu các công ty niêm yết thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
4.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
4.1.1 Giới thiệu về Sở GDCK TP.HCM và Sở GDCK Hà Nội Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển của Sở GDCK TP.HCM:
Thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, từ đầu những năm thập niên 90 Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu đề án xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam. Trên cơ sở đề án của các Bộ, Ngành, ngày 28/11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/1998/NĐ-CP về việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và giao cho đơn vị này chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc ra đời TTCK.
Ngày 11/07/1998, với Nghị định số 48/CP về Chứng khoán và TTCK, TTCK Việt Nam chính thức được khai sinh. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Hai năm sau, vào ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên đã chính thức được tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của TTCK Việt Nam.
Sau 7 năm hoạt động, từ chỗ chỉ có hai, ba doanh nghiệp niêm yết và bốn công ty chứng khoán thành viên, đến thời điểm tháng 08/2007 đã có 111 doanh nghiệp niêm yết và 55 công ty chứng khoán thành viên, 18 công ty quản lý quỹ, 61 tổ chức lưu ký. Cấu trúc thị trường đã được rõ ràng và chuyên biệt hơn với sự tách ra hoạt động độc lập của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam trong năm 2005.
Nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường, đáp ứng quá trình đổi mới nền kinh tế, tái cơ cấu các doanh nghiệp, ngày 11/05/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 599/QĐ chuyển Trung Tâm thành SGDCK TP Hồ Chí Minh (HOSE), hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một Thành viên (100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài chính). Việc chuyển đổi mô hình đã giúp HOSE có một vị trí tương xứng với các Sở Giao dịch khác trên thế giới trong mối quan hệ và hợp tác quốc tế, từ đó, nâng cao vị trí và tầm ảnh hưởng của TTCK Việt Nam.
Trong năm 2011, HOSE đã nghiên cứu và xây dựng chỉ số VN30 bao gồm 30 cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa, chiếm khoảng 80% giá trị vốn hóa toàn thị trường, 60% về giá trị giao dịch và có mức thanh khoản tốt. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thị trường, HOSE cũng đã triển khai lệnh MB và đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng sản phẩm ETF (Exchange Traded Fund) để đưa vào giao dịch.
Lịch sử hình thành và phát triển của Sở GDCK Hà Nội:
SGDCK Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005). Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu.
Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch chứng khoán, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần, tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và vận hành 03 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ: thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) chuyên biệt và thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).
Mục tiêu hoạt động của Sở GDCK Hà Nội là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
4.1.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2014 Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Diễn biến trên sàn HOSE giai đoạn 2009-2014:
Trong giai đoạn 2009-2014, trên sàn HOSE thì chỉ số VN-Index và khối lượng giao dịch biến động qua các năm. Cụ thể chỉ số VN-Index trung bình năm 2009 là 431,29 điểm, tương ứng với khối lượng giao dịch trung bình là 42.217.688 cổ phiếu, sau đó tăng giảm dần các năm sau. Cụ thể năm 2010 chỉ số này tăng 13% so với năm 2009 với 486.05 điểm, tương ứng với khối lượng giao dịch 42.650.869 cổ phiếu. Có thể thấy việc thắt chặt chính sách tiền tệ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Do đó, trong năm 2010 đã có một làn sóng doanh nghiệp niêm yết tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu tăng vốn. Đây cũng là một trong những lý do khiến nguồn cung cổ phiếu gia tăng và tạo áp lực lên đà phục hồi của thị trường .Nhưng ngược lại, qua năm 2011 chỉ số Vn-Index lại giảm 11% với 434.6 điểm, tương ứng với khối lượng giao dịch 26.611.729 cổ phiếu. Năm 2011 có những bất ổn về vĩ mô như lạm phát, lãi vay và chi phí đầu vào mức cao nhất trong nhiều năm trước đó, cộng thêm tín dụng bị thắt chặt trở thành các thách thức lớn cho doanh nghiệp. Dòng tiền vào chứng khoán theo đó cũng kiệt quệ dần. Tới năm 2012, các nhà đầu tư dường như đã quá mệt mỏi khi giá cổ phiếu liên tục giảm, kết quả kinh doanh các doanh nghiệp không mấy khả quan. Chỉ số thấp nhất trong giai đoạn này rơi vào năm 2012, tiếp tục giảm 5% so với năm trước đó với 412,83 điểm, tương ứng khối lượng giao dịch 42.650.869 cổ phiếu. Từ năm 2012 tới 2014 chỉ số Vn-Index tăng đều sau đó, cao nhất với 579.95 điểm vào năm 2014 với khối lượng giao dịch đạt trung bình 114.936.679 cổ phiếu. Trong đó năm 2013, TTCK như được thổi làn gió mới sau thời gian dài chìm trong sắc đỏ. Hàng loạt chính sách vĩ mô được Chính phủ ban hành nhằm cải thiện tìn hình kinh tế tác động không nhỏ đến tâm lý các nhà đầu tư như nới room khối ngoại, tăng biên độ giao dịch hay công ty quản lý tài sản VAMC, gói kích thích 30.000 tỷ đồng. Vn-Index có bước tăng nhanh hơn dự báo của giới chuyên gia khi xuất hiện nhiều giao dịch bùng nổ, có phiên khớp lệnh tới cả trăm triệu cổ phiếu.
Hình 4.1: Vn-Index và khối lượng giao dịch trong giai đoạn 2009-2014
Diễn biến trên sàn HNX giai đoạn 2009-2014:
Trên sàn HNX giai đoạn 2009-2014 cũng chứng kiến sự thay đổi trong chỉ số HNX-Index và khối lượng giao dịch cổ phiếu bình quân. Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã thoát khỏi suy thoái và xác lập đáy trong quý II/2009. Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế nên lượng tiền được bơm vào nền kinh tế khá nhiều. Giai đoạn này bắt đầu với năm 2009 với chỉ số giá 144.09 điểm, tương ứng với khối lượng giao dịch 22.339.873 cổ phiếu. Bước sang năm 2010, thì chỉ số HNX-Index tăng không đáng kể với 1% so với 2009 và 33.086.276 cổ phiếu giao dịch. Kể từ năm 2011, HNX suy giảm mạnh tới 46% so với năm 2010 với chỉ số HNX-Index vào khoảng 78,3 điểm, tương ứng với khối lượng giao dịch 28.464.642 cổ phiếu. Năm 2011, TTCK Việt Nam hầu hết chỉ thấy sắc đỏ. Lòng tin nhà đầu tư bị bào mòn dần theo điểm số của VN-Index và HNX-Index. Đã có những động thái thúc đẩy thị trường từ phía cơ quan quản lý như ban hành Thông tư 74 về việc cho phép hoạt động margin, mua bán cổ phiếu trong phiên, ban hành thông tư về quỹ mở…Tuy nhiên tất cả những cố gắng đó không thể kéo dòng tiền về TTCK khi tín dụng vẫn đang bị thắt chặt. Qua năm 2012 chỉ số giá lại giảm 17% so với năm ngoái, đạt 64.97 điểm với khối lượng giao dịch 44.708.219 cổ phiếu. Năm 2013 cho thấy chỉ số HNX-Index thấp nhất với 62.24 điểm và 39.979.764 cổ phiếu giao dịch. Nhưng sau đó sang năm 2014 thị trường bắt đầu phục hồi trở lại khi chỉ số HNX-Index tăng mạnh 32% so với năm 2013 với đạt mức 82.16 điểm, tương ứng khối lương giao dịch 64.740.285 cổ phiếu.
Hình 4.2: HNX-Index và khối lượng giao dịch trong giai đoạn 2009-2014
4.2 Kết quả nghiên cứu và các kiểm định Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
4.2.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu
Thông qua thống kê các công ty niêm yết trên HOSE và HNX được đưa vào mẫu nghiên cứu sau khi loại trừ các công ty tài chính thì chủ yếu tập trung vào 18 nhóm ngành, được tổng hợp theo bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Số lượng công ty trong mẫu nghiên cứu trên HOSE và HNX.
Nhìn chung trong mẫu các công ty nghiên cứu trên sàn HOSE thì nhóm bất động sản chiếm tỷ lệ cao nhất 18% với 42 công ty trong tổng số 230 công ty được lấy mẫu. Nhóm ngành giáo dục thấp nhất với chỉ 1 công ty được lấy mẫu. Các nhóm ngành còn lại chiếm tỷ lệ từ 2% đến 9% trong tổng số 230 công ty được lấy mẫu trên sàn HOSE.
Trong khi đó, các công ty nghiên cứu trên sàn HNX thì nhóm ngành xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất 18% với 44 công ty trong tổng số 248 công ty được lấy mẫu. Còn nhóm ngành cao su thì không có mẫu nào phù hợp. Các nhóm ngành còn lại chiếm tỷ lệ từ 1% đến 10% trong tổng số 248 công ty được lấy mẫu trên sàn HNX.
Hình 4.3: Thống kê dữ liệu nghiên cứu trên HOSE và HNX
Thống kê mô tả giúp tác giả có các nhìn tổng quan về dữ liệu, phát hiện những quan sát sai biệt trong cỡ mẫu, kết quả trình bày theo bảng thống kê mô tả trong bảng 4.2 dưới đây. Kết quả chỉ ra phạm vi, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến sử dụng trong nghiên cứu này.
Bảng 4.2: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình
Biến Stock_Return có trung bình là 0.07248, biến động trong khoảng từ giá trị nhỏ nhất -1.87351 đến giá trị lớn nhất 2.35928 với độ lệch chuẩn là 0.5083907.
Biến EPS_P có trung bình là 0.157652, biến động trong khoảng từ giá trị nhỏ nhất -2.12911 đến giá trị lớn nhất 1.921596 với độ lệch chuẩn là 0.2442489.
Biến dEPS_P có trung bình là 0.014678, biến động trong khoảng từ giá trị nhỏ nhất -2.17644 đến giá trị lớn nhất 3.329231 với độ lệch chuẩn là 0.2484835.
Biến SIZE có trung bình là 5.723925, biến động trong khoảng từ giá trị nhỏ nhất 4.066922 đến giá trị lớn nhất 7.956578 với độ lệch chuẩn là 0.6516029.
Biến RI có trung bình là 0.50932, biến động trong khoảng từ giá trị nhỏ nhất 0.001982 đến giá trị lớn nhất 0.967392 với độ lệch chuẩn là 0.2161541.
Biến MB có trung bình là 1.449804, biến động trong khoảng từ giá trị nhỏ nhất 0.111776 đến giá trị lớn nhất 67.14286 với độ lệch chuẩn là 2.293892.
Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình theo bảng 4.2 cho thấy, trong mô hình cho thấy các biến có độ lệch chuẩn không quá lớn so với trung bình. Dữ liệu tương đối đồng đều ở các biến. Cỡ mẫu nghiên cứu gồm 2430 quan sát, là cỡ mẫu lớn trong thống kê. Dữ liệu đầu vào phù hợp thực hiện hồi quy
4.2.2 Ma trận hệ số tương quan
Hệ số tương quan dùng để chỉ mối quan hệ giữa các biến trong mô hình. Dựa vào kết quả ma trận tương quan, tác giả sẽ phân tích mối tương quan giữa các biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mô hình và mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau.
Bảng 4.3: Kết quả ma trận tự tương quan
Kết quả phân tích ma trận tự tương quan giữa các biến trong mô hình theo bảng 4.3 cho thấy, không tồn tại các hệ số tự tương quan cặp giữa các biến độc lập lớn hơn 0.8 nên không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa các cặp biến độc lập trong mô hình.
Kết luận: Không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến với tiêu chuẩn tương quan cặp tuyến tính.
4.2.3 Kiểm định đa cộng tuyến Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai
Kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai, cho thấy trung bình VIF của các biến trong mô hình là 1.22 nhỏ hơn 10. Theo Baltagi (2008), không có VIF của biến độc lập nào vượt quá 10 thì mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.
Kết luận: Với tiêu chuẩn nhân tử phóng đại phương sai VIF, mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng trong mô hình.
4.2.4 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư
Phương sai thay đổi ảnh hưởng tới tính hiệu quả của ước lượng, làm phương sai của mô hình lớn. Tác giả tiến hành kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng phương pháp kiểm định Greene (2000) với giả thuyết như sau:
Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi.
Giả thuyết H1: Mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi.
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình
Từ bảng 4.5, kết quả kiểm định Greene (2000) bằng phần mềm Stata cho thấy kết quả với p-value đều bằng 0.0000 < α = 0.05. Suy ra, bác bỏ giả thuyết Ho ở mức ý nghĩa 5% cho thấy tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình.
Kết luận: Tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình ở mức ý nghĩa
4.2.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Để kiểm tra hiện tượng tự tương quan, tác giả sử dụng phương pháp của Wooldridge (2002) và Drukker (2003) và đặt giả thuyết kiểm định như sau:
Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc 1.
Giả thuyết H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan bậc 1.
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình
Kết quả kiểm định bằng phần mềm Stata cho kết quả ở bảng 4.6 cho kết quả với p-value đều bằng 0.0000 < α = 0.05. Suy ra, bác bỏ giả thuyết Ho ở mức ý nghĩa 5% cho thấy tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 1 trong mô hình.
Kết luận: Tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 1 trong mô hình với mức ý nghĩa 5%.
4.3 Kết quả mô hình hồi quy
Tác giả lần lượt tiếp cận các mô hình từ đơn giản đến phức tạp, với mục đích là khắc phục các khuyến khuyết kiểm định của mô hình hồi quy. Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng hiệu ứng tác động cố định (Fixed effect – FEM), hồi quy dữ liệu bảng hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (Random effect – REM), mô hình Pooled là các mô hình phổ biến khi phân tích dữ liệu bảng. Tuy nhiên OLS, FEM và REM không kiểm soát được hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan đã được phát hiện bởi kiểm định Greene (2000), Wooldridge (2002) và Drukker (2003).
Theo kết quả nghiên cứu của Arellano và Bond (1991), phương pháp hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng động (Arellano-Bond linear dynamic panel-data estimation) là một giải pháp hữu hiệu để ước lượng hồi quy trong mô hình trong trường hợp mô hình vừa có hiện tượng phương sai thay đổi, tượng tương quan và nội sinh. Mô hình Arellano và Bond kiểm soát được hiện tượng tự tương quan giữa phần dư, hiện tượng phương sai thay đổi và nội sinh. Ưu điểm tính chất của mô hình GMM cho ước lượng vững và hiệu quả được trình bày ở chương 3.
Tác giả thực hiện phân tích biểu đồ tương quan giữa các biến, dự báo chiều của quan hệ giữa EPS_P và dEPS_P lên STOCK_RETURN trước khi thực hiện phân tích hồi quy định lượng.
Hình 4.4: Biểu đồ tương quan từng cặp biến
Qua biểu đồ tương quan từng cặp biến của hình 4.4 ta thấy tương quan giữa STOCK_RETURN và EPS_P, STOCK_RETURN và dEPS_P có dạng tuyến tính hướng lên, cho thấy quan hệ giữa các biến độc lập lên STOCK_RETURN là cùng chiều.
4.3.1 Kết quả hồi quy mối quan hệ TTKT trên BCTC và TSSL Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy cho mối quan hệ TTKT trên BCTC và TSSL
Theo kết quả hồi quy mô hình ở bảng 4.7 cho thấy mối quan hệ tác động giữa các biến độc lập đến TSSL. Mô hình hồi quy tìm thấy bằng chứng biến EPS_P, dEPS_P có tác động thuận chiều đến lợi nhuận chứng khoán, kết quả này phù hợp với biểu đồ tương quan các cặp biến.
Từ kết quả hồi quy cho thấy các biến EPS_P, dEPS_P đều có ý nghĩa thống kê lên biến STOCK_RUTURN. Với mức ý nghĩa 1%, trong mô hình hồi quy đơn giữa biến EPS_P với STOCK_RUTURN (mô hình 1) và dEPS_P với STOCK_RUTURN (mô hình 2) thì hai biến EPS_P và dEPS_P giải thích tốt được biến STOCK_RUTURN, nhưng với mô hình hồi quy đa biến của mô hình 3 thì biến EPS_P lại không có ý nghĩa thống kê. Khi thêm các yếu tố quy mô, tỷ lệ nợ, sự tăng trưởng ta có mô hình hồi quy 4. Mô hình 4 với ý nghĩa là khi thêm các yếu tố tác động vào để xem xét chiều tác động, mức ý nghĩa có thay đổi so với 3 mô hình trước đó hay không. Với mô hình tổng hợp của mô hình 4 thì các biến dEPS_P, SIZE có ý nghĩa thống kê cao với mức ý nghĩa 1%, biến RI có mức ý nghĩa 5% và biến EPS_P, MB lại không có ý nghĩa thống kê.
Dựa trên kết quả hồi quy được kết xuất từ phần mềm Stata thì ta có các phương trình hồi quy như sau:
Mô hình 1: STOCK_RUTURN = -0.0307 + 0.581* EPS_P
Mô hình 2: STOCK_RUTURN = 0.0465 + 0.512*dEPS_P
Mô hình 3: STOCK_RUTURN = 0.0311 + 0.117* EPS_P + 0.449*dEPS_P
Mô hình 4: STOCK_RUTURN = -5.360 + 0.0506* EPS_P + 0.472*dEPS_P + 0.985*SIZE – 0.570*RI + 0.0304*MB
Trong mô hình 1, hệ số hồi quy của biến tỷ suất thu nhập EPS_P là 0.581, điều này có nghĩa là khi tỷ suất thu nhập tăng hay giảm đi 1 đơn vị thì biến TSSL tăng hay giảm đi 0.581 đơn vị. Trong mô hình 2, hệ số hồi quy của biến tỷ suất thu nhập biến đổi dEPS_P là 0.512, điều này có nghĩa là khi tỷ suất thu nhập biến đổi tăng hay giảm đi 1 đơn vị thì biến TSSL tăng hay giảm đi 0.512 đơn vị. Trong mô hình 3, hệ số hồi quy của biến tỷ suất thu nhập EPS_P là 0.117, của biến dEPS_P là 0.449, điều này có nghĩa là khi tỷ suất thu nhập tăng hay giảm đi 1 đơn vị thì biến TSSL tăng hay giảm đi 0.117 đơn vị, khi tỷ suất thu nhập biến đổi tăng hay giảm đi 1 đơn vị thì biến TSSL tăng hay giảm đi 0.449 đơn vị. Như vậy với mô hình 3 thì biến dEPS_P tác động mạnh hơn biến EPS_P tới biến TSSL. Tương tự, trong mô hình 4 hệ số hồi quy của EPS_P, dEPS_P, SIZE, RI, MB lần lượt là 0.0506, 0.472, 0.985, -0.570, 0.0304.
Về chiều tác động của các biến thì dựa vào bảng 4.7 cho thấy hai biến tỷ suất thu nhập và tỷ suất thu nhập biến đổi trong 4 mô hình đều tác động thuận chiều lên biến TSSL. Điều này đúng với nghiên cứu của Easton và Harris (1991). Như vậy giả thuyết H1 được chấp nhận.
Kết quả kiểm định chấp nhận giả thuyết H1: Tỷ suất thu nhập và sự thay đổi của tỷ suất thu nhập tác động thuận chiều lên TSSL của cổ phiếu.
4.3.2 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng mối quan hệ TTKT trên BCTC và TSSL
Phần này sẽ kiểm tra liệu rằng tác động của các biến EPS_P và dEPS_P tác động đến biến TSSL (STOCK_RUTURN) sẽ thay đổi như thế nào giữa các nhóm có quy mô nhỏ và nhóm có quy mô lớn, giữa nhóm cho tỷ lệ nợ thấp và tỷ lệ nợ cao, giữa nhóm có tăng trưởng thấp và tương trưởng cao. Sau đây tác giả sẽ xem xét chi tiết lần lượt các tác động của từng yếu tố:
4.3.2.1 Tác động của biến quy mô Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy trên 4 mô hình khi chia theo quy mô công ty
Bảng 4.8 tổng hợp 4 mô hình hồi quy khi phân chia các mẫu nghiên cứu thành quy mô nhỏ và quy mô lớn nhằm xem xét liệu các biến đại diện cho TTKT trên BCTC có tác động thay đổi như thế nào giữa nhóm có quy mô nhỏ và quy mô lớn.
Với mô hình 1 thể hiện mối quan hệ giữa biến tỷ suất lợi nhuận (EPS_P) tác động lên biến TSSL (STOCK_RETURN) cho thấy cả hai nhóm quy mô nhỏ và quy mô lớn thì 2 biến đều tác động cùng chiều. Tuy nhiên, độ tin cậy của quy mô nhỏ (99%) cao hơn so với quy mô lớn (95%) và hệ số hồi quy của nhóm quy mô nhỏ (0.84833 ) cũng lớn hơn nhóm quy mô lớn (0.2992), điều này cho thấy biến EPS_P ở nhóm quy mô nhỏ tác động mạnh tới biến STOCK_RETURN hơn nhóm quy mô lớn. Với mô hình 2 thể hiện mối quan hệ giữa biến tỷ suất lợi nhuận biến đổi (dEPS_P) tác động lên biến TSSL (STOCK_RETURN) cho thấy cả hai nhóm quy mô nhỏ và quy mô lớn thì 2 biến đều tác động cùng chiều. Độ tin cậy của biến dEPS ở quy mô nhỏ và quy mô lớn đều cao như nhau (99%). Hệ số hồi quy của nhóm quy mô nhỏ (0.6267) lại lớn hơn nhóm quy mô lớn (0.3388), điều này cho thấy biến dEPS_P ở nhóm quy mô nhỏ tác động mạnh tới biến STOCK_RETURN hơn nhóm quy mô lớn. Tương tự như thế, ở mô hình 3 và mô hình 4 thì biến EPS_P và dEPS_P đều tác động cùng chiều lên TSSL. Tuy nhiên ở nhóm quy mô nhỏ lại tác động mạnh hơn so với nhóm có quy mô lớn.
Tóm lại, khi phân chia thành nhóm quy mô nhỏ và quy mô lớn thì kết quả cho thấy nhóm quy mô nhỏ tác động hơn so với nhóm quy mô lớn. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Freeman (1987), Basu, S. (1983) và Collins và Kothari (1989).
Qua phân tích trên cho thấy giả thuyết H2 được chấp nhận: Quy mô công ty có tác động ngược chiều lên mối quan hệ giữa TTKT và TSSL.
4.3.2.2 Tác động của biến tỷ lệ nợ
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy trên 4 mô hình khi chia theo tỷ lệ nợ
Bảng 4.9 tổng hợp 4 mô hình hồi quy khi phân chia các mẫu nghiên cứu thành nhóm có tỷ lệ nợ thấp và nhóm có tỷ lệ nợ cao nhằm xem xét liệu các biến đại diện cho TTKT trên BCTC có tác động thay đổi như thế nào giữa nhóm có tỷ lệ nợ thấp và có tỷ lệ cao.
Trong cả 4 mô hình với biến EPS_P và dEPS_P đều có độ tin cậy cao và có ý nghĩa thống kê, và đều tác động cùng chiều với biến STOCK_RETURN. Điều này ủng hộ cho việc giả thuyết H1 khi phân chia theo tỷ lệ thấp và tỷ lệ nợ cao. Dựa vào kết quả hồi quy ở bảng 4.9 cho thấy hệ số hồi quy của biến EPS_P và dEPS_P của nhóm có tỷ lệ nợ thấp thì cao hơn so với nhóm có tỷ lệ nợ cao. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Theo Freeman (1987). Như vậy giả thuyết H3 được chấp nhận: Tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều lên mối quan hệ giữa TTKT và TSSL.
4.3.2.3 Tác động của biến sự tăng trưởng Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy trên 4 mô hình khi chia theo sự tăng trưởng
Bảng 4.10 tổng hợp 4 mô hình hồi quy khi phân chia các mẫu nghiên cứu thành nhóm tăng trưởng thấp và tăng trưởng cao nhằm xem xét liệu các biến đại diện cho TTKT trên BCTC có tác động thay đổi như thế nào giữa nhóm có tăng trưởng thấp và tăng trưởng cao. Trong cả 4 mô hình với biến EPS_P và dEPS_P đều có độ tin cậy cao và có ý nghĩa thống kê, và đều tác động cùng chiều với biến STOCK_RETURN. Điều này ủng hộ cho việc giả thuyết H4 khi phân chia theo tăng trưởng thấp và tăng trưởng cao.
Với những biến biến EPS_P và dEPS_P có mức ý nghĩa cao thì hệ số hồi quy của nhóm có sự tăng trưởng cao thì lớn hơn nhóm có sự tăng trưởng thấp. Cụ thể trong mô hình 1, hệ số hồi quy của biến EPS_P nhóm tăng trưởng cao (1.0175) thì lớn hơn hệ số hồi quy của nhóm tăng trưởng thấp (0.3682) với mức ý nghĩa 1%. Tương tự trong mô hình 2, cũng với mức ý nghĩa 1% thì hệ số hồi quy của biến dEPS_P nhóm tăng trưởng cao (0.609) thì lớn hơn hệ số hồi quy của nhóm tăng trưởng thấp (0.4285). Với mô hình 3 và 4 thì cũng cho kết quả tương tự. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Collins và Kothari (1989).
Như vậy giả thuyết H4 được chấp nhận: Sự tăng trưởng có tác động thuận chiều lên mối quan hệ giữa TTKT và TSSL.
4.4 Kết quả hồi quy đối chiếu và mở rộng Daniel Hoechle (2007)
Theo nghiên cứu Daniel Hoechle (2007), trên dữ liệu bảng có phương sai thay đổi, có tự tương quan xảy ra. Để tăng hiệu quả của ước lượng hệ số, giảm độ lệch chuẩn của ước lượng, Daniel Hoechle (2007) sử dụng phương pháp tính độ lệch chuẩn được giới thiệu bởi Driscoll-Kraay (1998). Phương pháp hồi quy robust standard errors trên dữ liệu bảng cho kết quả ước lượng vững và hiệu quả, khắc phục được phương sai thay đổi, tự tương quan và hơn nữa đưa ra hiệu quả ước lượng hệ số tốt hơn, độ lệch chuẩn ước lượng nhỏ hơn.
4.4.1 Kết quả hồi quy đối chiếu mối quan hệ TTKT trên BCTC và TSSL
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình đối chiếu và mở rộng Daniel Hoechle (2007) trên 4 mô hình
Dựa trên kết quả hồi quy mô hình đối chiếu và mở rộng Daniel Hoechle (2007) trên 4 mô hình cho thấy kết quả cũng giống như với kết quả so với mô hình hồi quy theo Arellano và Bond (1991). Cụ thể thì hệ số của biến EPS_P và dEPS_P đều dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 1%. Như vậy thì có thể nói tỷ suất thu nhập và tỷ suất thu nhập biến đổi đại diện cho TTKT trên BCTC có tác động cùng chiều với TSSL. Như vậy, kết quả kiểm tra chéo một lần nữa khẳng định giả thuyết H1 được chấp nhận: Tỷ suất thu nhập và sự thay đổi của tỷ suất thu nhập tác động thuận chiều lên TSSL của cổ phiếu.
4.4.2 Kết quả phân tích hồi quy đối chiếu các yếu tố ảnh hưởng mối quan hệ TTKT trên BCTC và TSSL Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
4.4.2.1 Hồi quy đối chiếu đánh giá tác động của biến quy mô
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình đối chiếu và mở rộng Daniel Hoechle (2007) trên 4 mô hình được phân chia theo quy mô
Theo kết quả hồi quy mô hình đối chiếu và mở rộng Daniel Hoechle (2007) trên 4 mô hình khi phân chia nhóm quy mô nhỏ và lớn cho thấy kết quả cũng giống như với kết quả so với mô hình hồi quy theo Arellano và Bond (1991). Cụ thể thì hệ số của biến EPS_P và dEPS_P đều dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 10%. Tỷ suất thu nhập và tỷ suất thu nhập biến đổi đại diện cho TTKT trên BCTC có tác động cùng chiều với TSSL. Nhưng hệ số hồi quy của nhóm có quy mô nhỏ thì lớn hơn nhóm có quy mô lớn trên cả 4 mô hình. Chứng tỏ những công ty có quy mô nhỏ có tác động mạnh hơn các công ty có quy mô lớn, hay nói cách khác thì mô quy công ty tác động nghịch chiều lên mối quan hệ giữa TTKT và TSSL. Như vậy, kết quả kiểm tra chéo một lần nữa khẳng định giả thuyết H2 được chấp nhận: Quy mô công ty có tác động nghịch chiều lên mối quan hệ giữa TTKT và TSSL.
4.4.2.2 Hồi quy đối chiếu đánh giá tác động của biến tỷ lệ nợ
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình đối chiếu và mở rộng Daniel Hoechle (2007) trên 4 mô hình được phân chia theo tỷ lệ nợ
Theo kết quả hồi quy mô hình đối chiếu và mở rộng Daniel Hoechle (2007) trên 4 mô hình khi phân chia nhóm tỷ lệ nợ thấp và tỷ lệ nợ cao cho thấy kết quả cũng giống như với kết quả so với mô hình hồi quy theo Arellano và Bond (1991). Cụ thể thì hệ số của biến EPS_P và dEPS_P đều dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 1%. Tỷ suất thu nhập và tỷ suất thu nhập biến đổi đại diện cho TTKT trên BCTC có tác động cùng chiều với TSSL. Nhưng hệ số hồi quy của nhóm có tỷ lệ nợ thấp thì lớn hơn nhóm có tỷ lệ nợ cao trên cả 4 mô hình. Như vậy, kết quả kiểm tra chéo một lần nữa khẳng định giả thuyết H3 được chấp nhận: Tỷ lệ nợ có tác động nghịch chiều lên mối quan hệ giữa TTKT và TSSL
4.4.2.3 Hồi quy đối chiếu đánh giá tác động của biến sự tăng trưởng
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy mô hình đối chiếu và mở rộng Daniel Hoechle (2007) trên 4 mô hình được phân chia theo sự tăng trưởng
Theo kết quả hồi quy mô hình đối chiếu và mở rộng Daniel Hoechle (2007) trên 4 mô hình khi phân chia nhóm tăng trưởng thấp và tăng trưởng cao cho thấy kết quả cũng giống như với kết quả so với mô hình hồi quy theo Arellano và Bond (1991). Cụ thể thì hệ số của biến EPS_P và dEPS_P đều dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%. Tỷ suất thu nhập và tỷ suất thu nhập biến đổi đại diện cho TTKT trên BCTC có tác động cùng chiều với TSSL. Nhưng hệ số hồi quy của nhóm có sự tăng trưởng cao thì lớn hơn nhóm có sự tăng trưởng thấp trên mô hình 1 và mô hình 2, với mô hình 3 và 4 thì chỉ có biến EPS_P có hệ số hồi quy nhóm tăng trưởng cao thì lớn hơn nhóm tăng trưởng thấp, còn biến dEPS_P lại ngược lại. Tuy nhiên, nhìn chung trên phương diện tổng thể thì kết quả kiểm tra chéo cũng một lần nữa khẳng định giả thuyết H4 được chấp nhận: Sự tăng trưởng có tác động thuận chiều lên mối quan hệ giữa TTKT và TSSL.
4.5 Kết luận nghiên cứu và bàn luận Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng với 2430 mẫu quan sát thông qua phần mềm Stata 12.0 cho kết quả hồi quy đã khẳng định được mối quan hệ giữa thông tin trên BCTC và TSSL của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Với mô hình hồi quy theo Arellano và Bond (1991) thì kết quả cho thấy biến tỷ suất lợi nhuận ( EPS_P) và tỷ suất lợi nhuận biến đổi (dEPS_P) có ý nghĩa thống kê và có tác động thuận chiều lên biến TSSL (STOCK_RETURN). Kết quả này một lần nữa khẳng định mô hình của Easton và Harris (1991) vẫn đúng và phù hợp với trường hợp của TTCK Việt Nam.
Đồng thời kết quả kiểm định cho thấy các nhân tố quy mô, tỷ lệ nợ, sự tăng trưởng có tác động lên mối quan hệ này. Để khẳng định một lần nữa tác giả đã chạy mô hình của Daniel Hoechle (2007) để đối chiếu với kết quả của mô hình Arellano và Bond (1991). Kết quả đối chiếu cho thấy kết quả vẫn đúng như ban đầu. Như vậy qua kết quả kiểm định thông qua cả hai mô hình định lượng thì các giả thuyết H1, H2, H3, H4 đều được chấp nhận.
Cụ thể thì nhân tố quy mô tác động nghịch chiều lên mối quan hệ giữa TTKT trên BCTC và TSSL, điều này phù hợp với nghiên cứu của Freeman (1987), Easton và Zmijewski (1989), Collins và Kothari (1989). Nhân tố tỷ lệ nợ cũng tác động nghịch chiều lên mối quan hệ giữa TTKT trên BCTC và TSSL, điều này phù hợp với nghiên cứu của Collins và Kothari (1989), Easton và Zmijewski (1989). Trong khi đó nhân tố sự tăng trưởng thì tác động thuận chiều, kết quả này phù hợp với Collins và Kothari (1989), Collins và các cộng sự (1999). Như vậy giữa các công ty có quy mô khác nhau, tỷ lệ nợ khác nhau, sự tăng trưởng khác nhau thì tác động của TTKT tác động đến TSSL sẽ khác nhau.
Cụ thể thì ở những công ty có quy mô nhỏ thì sự tác động của TTKT đến TSSL sẽ mạnh so với các công ty có quy mô lớn và ngược lại. Điều này có thể giải thích là các công ty lớn ít rủi ro hơn vì vậy TSSL mong đợi sẽ thấp hơn và các công ty lớn cũng không phản ứng chậm chạp trước những thông tin mới từ thị trường (Easton và Zmijewski, 1989) và giá cổ phiếu của công ty lớn bị ảnh hưởng trước các công ty nhỏ và độ lớn các biến động TSSL quanh thời điểm công bố thông tin của công ty nhỏ thì lớn hơn so với công ty lớn (Freeman, 1987). Các công ty có tỷ lệ nợ thấp thì sự tác động của TTKT đến TSSL sẽ mạnh so với các công ty có tỷ lệ nợ cao và ngược lại. Vì công ty có tỷ lệ nợ cao thì rủi ro cao và giá trị hiện tại cổ tức mong đợi trong tương lai sẽ nhỏ hơn nếu như rủi ro hệ thống nhỏ hơn do suất sinh lợi mong đợi thấp hơn (Collins và Kothari, 1989) và công ty nào có rủi ro cao hơn thì phản ứng của giá cổ phiếu với các thông tin công bố lợi nhuận cao hơn (Easton và Zmijewski, 1989). Các công ty có sự tăng trưởng cao thì sự tác động của TTKT đến TSSL sẽ mạnh so với các công ty có sự tăng trưởng thấp và ngược lại. Điều này là do sự tăng trưởng đại diện cho cơ hội đầu tư mà mong đợi sẽ mang lại mức lời cao hơn suất sinh lợi bình quân. Vì vậy cổ tức lương lai sẽ cao hơn nếu như đầu tư thành công. Nếu lợi nhuận được đầu tư vào thời điểm hiện tại thì cổ tức sẽ thấp hơn, nhưng một khi việc đầu tư hoàn thành, các hoạt động được mong đợi sẽ tăng trưởng thì cổ tức tương lai sẽ cao hơn (Collins và Kothari, 1989).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương 4, đầu tiên tác giả trình bày tổng quan lịch sử hình thành, diễn biến TTCK VN giai đoạn 2009-2014. Sau đó trình bày về thống kê mô tả, tiến hành các kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi. Tuy nhiên do có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan nên tác giả tiến hành chạy mô hình hồi quy theo phương pháp GMM đề xuất bởi Arellano và Bond (1991). Để có kết quả ước lượng vững và hiệu quả, khắc phục được phương sai thay đổi, tự tương quan và hơn nữa đưa ra hiệu quả ước lượng hệ số tốt hơn, độ lệch chuẩn ước lượng nhỏ hơn thì tác giả một lần nữa kiểm tra đối chiếu theo mô hình Daniel Hoechle (2007). Kết quả thực nghiệm cho thấy các yếu tố đều có tương quan như kỳ vọng nghiên cứu. Cụ thể thì có sự tác động thuận chiều của TTKT đến TSSL cổ phiếu, cũng như những tác động khác biệt giữa các nhóm công ty phân theo quy mô hay tỷ lệ nợ hoặc sự tăng trưởng. Nhân tố quy mô và tỷ lệ nợ tác động nghịch chiều lên mối quan hệ giữa TTKT trên BCTC và TSSL, nhưng nhân tố sự tăng trưởng thì tác động thuận chiều.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
5.1.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Trước tiên tác giả thực hiện nghiên cứu định tính nhằm xây dựng sơ bộ và hoàn thiện hơn về lý thuyết về mối quan hệ giữa TTKT trên BCTC và TSSL cổ phiếu. Sau đó dùng phương pháp định lượng dựa trên mô hình của Easton và Harris (1991) kết hợp với giả thuyết thị trường hiệu quả cùng với phương pháp định lượng thông qua phần mềm STATA để kiểm định mối quan hệ giữa TTKT trên BCTC và TSSL của cổ phiếu trên TTCK. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng để đánh giá mối liên hệ giữa TTKT với thị trường qua dữ liệu thu thập từ 478 công ty được niêm yết trên TTCK trong giai đoạn 2009-2014.
Bài nghiên cứu này là thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng và các bằng chứng cụ thể để nhằm trả lời các câu hỏi chính sau đây:
Câu hỏi thứ nhất: TTKT trên BCTC và TSSL của cổ phiếu các CTNY trên TTCK Việt Nam có mối quan hệ với nhau hay không? Mối quan hệ này là cùng chiều hay ngược chiều nhau?
Câu hỏi thứ hai: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa thông tin trên BCTC và TSSL của cổ phiếu các CTNY trên TTCK Việt Nam? Mức độ tác động của các nhân tố này như thế nào lên mối quan hệ trên.
Trong phần tổng quan lý thuyết thì tác giả đã tổng hợp khái quát sơ lược về có các nghiên cứu liên quan của các tác giả cả trong và ngoài nước, từ đó tác giả đưa ra hướng nghiên cứu cho bài luận văn. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề nghiên cứu thì tác giả đã đưa ra các lý thuyết để làm nền tảng cho nghiên cứu của mình. Bài nghiên cứu dựa trên đề xuất của Easton và Harris (1991) với hai biến độc lập là tỷ suất thu nhập và tỷ suất thu nhập biến đổi. Ngoài ra theo đề xuất của Freeman (1987), Col-lins và Kothari (1989), Easton và Zmijewski (1989), Collins và các cộng sự (1999) thì tác giả đưa thêm 3 biến kiểm soát vào mô hình: quy mô, tỷ lệ nợ, sự tăng trưởng. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu mẫu bao gồm tất cả các cổ phiếu của các công ty niêm yết trên 2 sàn chứng khoán HNX và HOSE từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 3 năm 2015. Dữ liệu thu được thu thập ở trang điện tử http://www.cophieu68.vn/ sau đó tính toán cho các biến và tiến hành điều chỉnh các thông tin cho phù hợp. Vì hồi quy OLS, FEM và REM không kiểm soát được hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan đã được phát hiện bởi kiểm định Greene (2000), Wooldridge (2002) và Drukker (2003). Do đó, tác giả đã hồi quy theo mô hình GMM để cho ước lượng vững và hiệu quả. Ban đầu tác giả thực hiện mô hình GMM theo Arellano và Bond (1991), kết quả xuất ra từ phần mềm Stata đã chấp nhận các giả thuyết của nghiên cứu. Nhưng để đảm bảo tính chính xác, tác giả đã cập nhật thêm mô hình GMM theo đề xuất của Daniel Hoechle (2007). Kết quả đối chiếu cho thấy các giả thuyết nghiên cứu đề ra vẫn được chấp nhận.
5.1.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Trên cơ sở sử dụng mô hình Easton và Harris (1991) luận văn đã đưa ra và kiểm định lại mô hình này để đo lường tác động của TTKT trên BCTC đến TSSL cổ phiếu của 4320 quan sát tại Việt Nam giai đoạn từ 2009-2014. Sau khi thực hiện các phân tích thực nghiệm, luận văn đã tìm ra được bằng chứng để trả lời lần lượt cho các câu hỏi nghiên cứu đó là:
Câu hỏi thứ nhất: TTKT trên BCTC và TSSL của cổ phiếu các CTNY trên TTCK Việt Nam có mối quan hệ với nhau hay không? Mối quan hệ này là cùng chiều hay ngược chiều nhau?
Câu hỏi thứ hai: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa thông tin trên BCTC và TSSL của cổ phiếu các CTNY trên TTCK Việt Nam? Mức độ tác động của các nhân tố này như thế nào lên mối quan hệ trên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có bằng chứng về tác động của TTKT đến TSSL cổ phiếu tại TTCK Việt Nam trong dài hạn và TTKT có tác động thuận chiều đối với TSSL cổ phiếu. Kết quả đầu tiên của nghiên cứu là đã kiểm định được sự thích hợp của mô hình Easton và Harris (1991), tức mô hình về sự tác động của TTKT đến TSSL cổ phiếu. Kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố đại diện TTKT trên BCTC của doanh nghiệp được sử dụng trong luận văn là tỷ suất thu nhập và tỷ suất thu nhập biến đổi đều có tác động thuận chiều đến TSSL cổ phiếu. Đồng thời các nhân tố quy mô, tỷ lệ nợ có tác động nghịch chiều và nhân tố sự tăng trưởng tác động nghịch chiều lên mối quan hệ giữa TTKT trên BCTC và TSSL trên TTCK Việt Nam.
5.2 Kiến nghị
Luận văn này đã chứng minh vai trò giải thích TSSL cổ phiếu của các biến Lợi nhuận kế toán trong bối cảnh TTCK Việt Nam giai đoạn từ 2009-2014. Đặc biệt là luận văn đã chứng minh được vai trò của những đặc tính doanh nghiệp trong mối tương quan giữa lợi nhuận kế toán và TSSL cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định và cung cấp được bằng chứng thực nghiệm cho vai trò quan trọng của các biến lợi nhuận kế toán và cụ thể là EPS trong việc giải thích tỷ suất sinh lời cổ phiếu. Dựa trên kết quả thực nghiệm cũng như thực trạng thông tin BCTC hiện nay, tác giả đưa ra một số gợi ý sau:
5.2.1 Nhà đầu tư Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Thứ nhất, dựa trên gợi ý của mô hình Easton và Harris (1991) luận văn đã tiến hành kiểm định tác động của TTKT trên BCTC đến TSSL cổ phiếu của các CTNY. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy hiện nay có mối tương quan giữa của các biến tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận biến đổi đối với TSSL cổ phiếu. Do vậy, các nhà đầu tư – chủ thể quan trọng nhất của thị trường có thể dựa trên các TTKT để đưa ra quyết định của mình. Tuy vậy, còn có nhiều yếu tố khác có tác động đến Tỷ suất sinh lời cổ phiếu cũng như TTKT được công bố hiện nay vẫn chưa ảnh hưởng mạnh đến biến động cổ phiếu tại TTCK Việt Nam.
Thứ hai, thông qua việc sử dụng biến quan sát cho TTKT trên BCTC là tỷ suất lợi nhuận (EPS_P) và tỷ suất lợi nhuận biến đổi (dEPS_P), kết quả thực nghiệm cũng cho thấy rằng tại TTCK VN, TTKT thường được nhà đầu tư quan tâm là Lãi trên cổ phiếu (EPS) vì nó có ảnh hưởng mạnh đến giá cổ phiếu (Nguyễn Thị Thục Đoan, 2011), cũng đồng thời ảnh hưởng mạnh TSSL cổ phiếu. Như vậy, trong các chỉ tiêu TTKT được thể hiện trên BCTC được công bố, các bên sử dụng BCTC quan tâm lớn là thông tin về EPS, tỷ suất lợi nhuận hay tỷ suất EPS trên giá cổ phiếu (EPS_P), tỷ suất lợi nhuận biến đổi hay sự thay đổi của EPS trên giá cổ phiếu (dEPS_P). Vì hai biến tỷ suất EPS trên giá cổ phiếu và thay đổi của EPS trên giá cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều với TSSL, cho nên sự thay đổi của hai nhân tố này có ảnh hưởng tới TSSL của cổ phiếu mà nhà đầu tư quan tâm. Trước khi đầu tư một cổ phiếu thì nhà đầu tư có thể xem xét tỷ suất EPS trên giá cổ phiếu và thay đổi của EPS trên giá cổ phiếu, nếu hai biến này tăng thì có thể TSSL của cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư thì nhà đầu tư nên tham khảo thêm một số thông tin khác bổ xung để đưa quyết định đúng đắn nhất.
Thứ ba, thông qua kết quả thực nghiệm về tác động khác nhau của các nhân tố khác như quy mô, tỷ lệ nợ, sự tăng trưởng lên mối quan hệ giữa TTKT và TSSL cổ phiếu đã cho gợi ý về sự khác biệt giữa những doanh nghiệp có cùng mức sinh lợi với nhau. Ảnh hưởng TTKT đến TTSL cổ phiếu sẽ mạnh hơn ở những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tỷ lệ nợ thấp hoặc có sự tăng trưởng cao. Ngược lại, ảnh hưởng TTKT đến TTSL cổ phiếu sẽ yếu hơn ở những doanh nghiệp có quy mô lớn, tỷ lệ nợ cao hoặc có sự tăng trưởng thấp. Điều này cũng giải thích cho việc dự đoán TSSL cổ phiếu là phức tạp do sẽ còn nhiều những nhân tố bên trong, bên ngoài khác có thể tác động làm chênh lệch sức mạnh của TTKT khi giải thích TSSL cổ phiếu.
Do đó trong quá trình ra quyết định nên đầu tư vào loại cổ phiếu nào thì nhà đầu tư có thể dựa vào TTKT trên BCTC. Bên cạnh việc có được các thông tin về doanh nghiệp thông qua BCTC thì nhà đầu tư phải đọc các thông tin trong BCTC để tính toán các chỉ số mà nhà đầu tư cho là quan trọng nhất trong việc ra quyết định đầu tư. Nhà đầu tư phải tự trang bị những kiến thức cơ bản về TTCK, kiến thức về kinh tế để phân tích, chọn lọc thông tin để đưa ra quyết định đầu tư. Không nên đầu tư chứng khoán theo hình thức lướt sóng hoặc bị ảnh hưởng bởi tâm lý bầy đàn.
5.2.2 Công ty niêm yết
Thứ nhất, về việc công bố thông tin BCTC: theo kiến nghị cho các nhà đầu tư ở trên thì các nhà đầu tư có thể dựa trên TTKT để đưa ra các quyết định đầu tư cho nên bản thân doanh nghiệp cần tự đảm bảo chất lượng của các BCTC công bố để tạo và giữ vững niềm tin của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp. Điều này không chỉ tạo tiền đề cho sự tin cậy của nhà đầu tư đối với các TTKT hay tài chính mà doanh nghiệp công bố, mà còn giúp doanh nghiệp có được vị trí và nâng cao được giá trị doanh nghiệp để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Mặt khác, việc tuân thủ đúng và đầy đủ những yêu cầu công bố thông tin của Ủy ban chứng khoán Việt Nam cũng góp phần tạo môi trường thông tin hiệu quả, cải thiện tốt hơn nữa tính hữu ích của TTKT nói chung cũng như tạo kênh thông tin hiệu quả nối kết giữa doanh nghiệp và thị trường. Ngoài ra, việc công bố thông tin BCTC chủ động và sớm cũng là một trong những cách nâng cao hình ảnh của công ty niêm yết đến các nhà đầu tư.
Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu đã cho thấy biến độc lập và các biến kiểm soát như quy mô, tỷ lệ nợ và sự tăng trưởng đều có tác động đến TSSL cổ phiếu góp phần củng cố tầm quan trọng của việc quản trị các hoạt động kinh doanh trong nội bộ do-anh nghiệp. Không chỉ quan tâm đến kết quả kinh doanh, doanh nghiệp cần có những hành động để nâng cao sự nhận thức của các nhà quản trị cũng như nhân viên về vai trò của việc cung cấp các TTKT hữu ích ra bên ngoài, cũng như những biện pháp hạn chế và xử phạt những hành vi làm sai lệch TTKT từ nội bộ doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần không ngừng cập nhật và thực hiện các thông tin hướng dẫn, tuân theo những quy định, luật lệ từ UBCKNN, Bộ tài chính… để đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin BCTC hiệu quả của nhà đầu tư.
Thứ ba, cần tăng cường tần suất công bố thông tin kết hợp với việc trình bày các rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và các chính sách quản trị các rủi ro đó. Qua đó, giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu hơn, cụ thể hơn về tình hình thực tế của doanh nghiệp. Cần phân tích thêm các chỉ tiêu chính, hỗ trợ nhà đầu tư có thêm số liệu của ngành, của doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành, để tăng cường dữ liệu, giúp nhà đầu tư có khả năng so sánh tốt nhất.
5.2.3 Sở giao dịch chứng khoán Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Vì theo kết luận nghiên cứu thì các nhà đầu tư có thể dựa trên TTKT để đưa ra các quyết định đầu tư và các TTKT này cần được công bố kịp thời, chính xác nên trước tiên SGDCK cần phải làm rõ trách nhiệm của những CTNY về những chậm trễ hay thiếu tính tin cậy, minh bạch của BCTC.
Các cơ quan quản lý cũng cần cải thiện điều kiện công bố TTKT, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp công bố, cũng như lập quy chuẩn để nhà đầu tư tìm đến như một kênh thông tin chính thống, đảm bảo độ tin cậy các báo cáo tài chính vì các nhà đầu tư bao giờ cũng coi trọng những thông tin được kiểm chứng và họ sẽ yên tâm hơn khi dựa vào đó để đưa ra các quyết định đầu tư. Để đảm bảo thông tin được chuyển tải đến nhà đầu tư đầy đủ, kịp thời, SGDCK cần phải tiếp tục cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý và công bố thông tin. Việc sử dụng hệ thống công bố thông tin điện tử là một giải pháp hữu hiệu. Việc áp dụng hệ thống thông tin điện tử sẽ vừa đảm bảo tính bảo mật, tính pháp lý của thông tin được công bố, đồng thời rút ngắn thời gian công bố thông tin. Ngoài ra, để tăng tính hữu ích, nhà quản lý cũng cần phát hiện và ngăn ngừa các hành vi bóp méo TTKT nhằm sai lệch quyết định của nhà đầu tư, nhằm đảm bảo tính minh bạch của TTKT thông qua kiểm toán độc lập.
Cuối cùng là phải có quy chế thưởng phạt thật nặng những hành vi gian lận TTKT, vừa mang tính cảnh báo, vừa mang tính răng đe và nâng cao ý thức của các CTNY khi công bố TTKT trên BCTC. Khi đó nhà đầu tư sẽ có cân nhắc cần thiết khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu của công ty.
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu
Bài nghiên cứu mặc dù dựa trên những cơ sở lý thuyết khá vững chắc và được kiểm chứng bởi các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nước trong nhiều năm qua nhưng vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định. Các hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cụ thể, có thể tóm tắt một số hạn chế nhất định như sau:
Luận văn chỉ mới xác định và kiểm định 5 nhân tố là tỷ suất thu nhập, tỷ suất thu nhập biến đổi, quy mô, tỷ lệ nợ và sự tăng trưởng để đại diện cho TTKT trên BCTC. Ngoài ra, TTKT trên BCTC còn có nhiều nhân tố khác tác động đến TSSL cổ phiếu.
Luận văn sử dụng dữ liệu có sẵn trên trang điện tử www.cophieu68.vn, nên có thể có những sai sót trong bộ dữ liệu nghiên cứu.
Đề tài sử dụng bộ dữ liệu có kích thước mẫu là 2430 quan sát trong giai đoạn 2009-2014 vì vậy chưa thể đại diện hết cho biến động chung cho cả sàn chứng khoán Việt Nam. Đây là lượng quan sát khá ít nếu so với dữ liệu của các nghiên cứu trước đây trên thế giới. Do số quan sát còn hạn chế có thể làm cho các kết quả ước tính từ mô hình chưa thể giải thích hết mối quan hệ giữa các biến với nhau.
Do điều kiện khách quan là TTCK Việt Nam được thành lập chưa lâu, số lượng công ty niêm yết chưa nhiều, và thời gian các công ty gia nhập sàn chưa lâu nên luận văn chỉ có thể giới hạn nghiên cứu trong giai đoạn 2009 – 2014, nên các kết quả nghiên cứu chỉ mới phản ánh tình hình trong giai đoạn này nhất là do ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 nên các kết quả vẫn chưa thể hiện được xu hướng các doanh nghiệp trước khủng hoảng (trước 2008) thì có đặc điểm gì khác so với giai đoạn bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng (sau 2008) không.
5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Một trong những hướng nghiên cứu trong tương lai quan trọng là việc mở rộng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình Easton và Haris (1991) với nhiều biến để đại diện cho TTKT trên BCTC hơn nữa.
Mô hình bài nghiên cứu chỉ sử dụng 2 biến độc lập chính từ mô hình Easton và Harris là EPS_P và dEPS_P để giải thích cho tỷ suất sinh lời của cổ phiếu (STOCK_RETURN). Trên thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời và nếu có điều kiện có thể mở rộng mô hình thêm nhiều biến khác như: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên giá (CFO_P) và mức thay đổi dòng tiền kinh doanh trên giá (dCFO_P). Ngoài 3 nhân tố tác động như quy mô, tỷ lệ nợ và sự tăng trưởng thì còn có nhiều nhân tố tác động đến mối quan hệ TTKT và TSSL vì vậy cần đưa thêm các nhân tố khác vào.
Cần mở rộng hơn về thời gian nghiên cứu và số mẫu nghiên cứu vì thời gian nghiên cứu càng dài và số mẫu nghiên cứu càng lớn sẽ càng làm tăng tính bền vững của mô hình.
Các nghiên cứu trong tương lai có thể phân chia thời gian nghiên cứu thành trước và sau cuộc khủng hoảng kinh tế để đánh giá xem ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến kết quả nghiên cứu có gì thay đổi hay không. Từ đó đưa ra các nhận định và đánh giá xu hướng của doanh nghiệp thay đổi và thích ứng với cuộc khủng hoảng như thế nào.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trong chương 5, tác giả tổng kết lại các nội dung chính của nghiên cứu, kết luận lại kết quả thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu đã thực hiện ở chương 4. Từ kết quả nghiên cứu cụ thể thì tác giả đưa ra các kiến nghị cho các nhà đầu tư, công ty niêm yết và sở giao dịch chứng khoán. Cuối cùng là các hạn chế trong quá trình thực hiện bài luận văn, qua các hạn chế này thì tác giả đề ra các hướng nghiên cứu trong tương lai nhằm khắc phục, hoàn thiện và nâng cao hơn nữa cho bài luận văn. Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Quan hệ kiểm toán tài chính của các Cty chứng khoán